Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống hoa đào và biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất giống hoa đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.52 MB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGÔ THỊ PHONG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG HOA ĐÀO VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG HOA ĐÀO GL 2-3
TRỒNG TẠI ĐÌNH BẢNG - TỪ SƠN - BẮC NINH






CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VĂN ĐÔNG
PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG




HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn



Ngô Thị Phong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

PGS.

TS. Vũ Quang Sáng và T.S. Đặng Văn Đông, người đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực
vật, Khoa Nông học, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ Trạm Khuyến Nông - Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh đã động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành khoá học cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình chú Thủy, trang trại hoa Thu Thủy
- Đình Bảng - Từ Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.

Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia
đình và bạn bè. Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn



Ngô Thị Phong


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục chữ viết tắt x
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt Vấn Đề 1
2 Mục đích và yêu cầu. 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Giới thiệu chung về cây hoa đào 4
1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ 4
1.1.2 Phân loại 5
1.2 Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa đào 7
1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đào 10
1.3.1 Chuẩn bị đất 11
1.3.2 Thời vụ trồng 11
1.3.3 Chọn cây giống 11
1.3.4 Mật độ khoảng cách 11
1.3.5 Cách trồng 11
1.3.6 Chăm sóc và bón phân 12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.3.7 Thu hoạch và bảo quản 13

1.4 Một số biện pháp kỹ thuật cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán 14
1.5 Cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ, tuốt lá đào để điều
khiển ra hoa 16
1.5 Tình hình sản xuất Hoa đào trên thế giới và Việt Nam 17
1.5.1 Tình hình sản xuất Hoa đào trên thế giới 17
1.5.2 Tình hình sản xuất Hoa đào tại Việt Nam 18
1.6 Tình hình nghiên cứu Hoa đào trên thế giới và Việt Nam 21
1.6.1 Tình hình nghiên cứu Hoa đào trên thế giới 21
1.6.2 Tình hình nghiên cứu Hoa đào ở Việt Nam 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 27
2.1.1 Đối tượng 27
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 27
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các giống hoa đào GL 2-1,
GL 2-2, GL 2-3 28
2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật làm tăng
chất lượng của giống hoa đào GL 2-3 trồng tại Đình Bảng - Từ
Sơn - Bắc Ninh 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.4.2 Điều kiện thí nghiệm 31
2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


2.4.4 Xử lý số liệu 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đào
trồng tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh 36
3.1.1 Tỷ lệ sống và thời gian bật mầm của các giống hoa đào trồng
tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh 36
3.1.2 Đặc điểm hình thái của các giống hoa đào nghiên cứu 37
3.1.3 Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa đào nghiên cứu 40
3.1.4 Chất lượng hoa của các giống hoa đào nghiên cứu 52
3.1.5 Tình hình sâu bệnh của các giống hoa đào nghiên cứu 55
3.1.6 Hạch toán kinh tế của các giống hoa đào nghiên cứu 58
3.2 Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của giống đào bạch GL 2-3 tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc
Ninh. 59
3.2.1 Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường
kính thân, tán của giống hoa đào bạch GL 2-3 59
3.2.2 Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều
dài và đường kính cành lộc của giống hoa đào bạch GL 2-3 61
3.2.3 Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến chất lượng hoa của giống
hoa đào bạch GL 2-3 65
3.3 Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và chất
lượng cành hoa của giống đào bạch GL 2-3 tại Đình Bảng-Từ
Sơn-BắcNinh. 66
3.3.1 Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến động thái tăng trưởng
chiều dài và đường kính cành lộc của giống hoa đào bạch
GL2-3 sau khi khoanh vỏ 67
3.3.2 Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến khả năng phân hoá mầm
hoa và ra hoa của giống hoa đào bạch GL 2-3 69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


3.3.3 Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng hoa của
giống đào bạch GL 2-3 71
3.4 Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến khả năng ra hoa và chất
lượng cành hoa của giống hoa đào bạch GL2-3 73
3.5 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết hoa
nở cho giống đào bạch GL 2-3 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Đề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua một số năm 19
1.2 Diện tích trồng hoa đào tại các vùng Miền Bắc Việt Nam 20
3.1 Tỷ lệ sống và thời gian bật mầm của các giống hoa đào nghiên
cứu 37
3.2 Đặc điểm hình thái thân, lá, hoa của các giống hoa đào nghiên cứu 39
3.3 Động thái tăng trưởng đường kính thân, tán của các giống hoa
đào nghiên cứu 41
3.4 Động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc và đường kính cành
lộc của các giống đào sau cắt tỉa lần cuối 45
3.5 Động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc và đường kính cành
lộc của các giống hoa đào sau khi khoanh vỏ 48

3.6 Thời gian xuất hiện mầm hoa và nở hoa của các giống hoa đào
sau khi khoanh vỏ. 51
3.7 Chất lượng hoa của các giống hoa đào nghiên cứu 53
3.8 Tình hình sâu bệnh hại của các giống hoa đào nghiên cứu 57
3.9 Hạch toán kinh tế các giống hoa đào nghiên cứu (đồng VN) 58
3.10 Động thái tăng trưởng đường kính thân và đường kính tán của
các công thức giống đào GL 2-3 sau khi cắt tỉa lần cuối 60
3.11 Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành lộc của
giống hoa đào bạch GL 2-3 sau khi cắt tỉa lần cuối 63
3.12 Chất lượng hoa của giống đào bạch GL 2-3 sau các chế độ cắt tỉa 66
3.13 Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành lộc của
giống hoa đào bạch GL2-3 sau khi khoanh vỏ 68
3.14 Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến khả năng phân hoá mầm
hoa và ra hoa của giống hoa đào bạch GL 2-3 70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.15 Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng hoa của
giống hoa đào bạch GL 2-3 71
3.16 Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến thời gian sinh trưởng nụ
hoa và nở hoa của giống đào Bạch GL2-3 73
3.17 Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến chất lượng hoa của
giống đào bạch GL2-3 75
3.18 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng đến
thời gian sinh trưởng nụ hoa và nở hoa của giống đào Bạch
GL2-3 77
3.19 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng đến
chất lượng hoa của giống đào Bạch GL2-3 78













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa đào
nghiên cứu 44
3.2 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống hoa đào
nghiên cứu 44
3.3 Động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc của các công thức
sau lần cắt tỉa cuối 65





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Từ viết tắt
1 GL2-1 Giống đào Bích GL2-1
2 GL2-2 Giống đào Phai GL2-2
3 GL2-3 Giống đào Bạch GL2-3
4 ĐP Giống đào Phai địa phương
5 GA3 Chế phẩm Gibberellic acid
6 CT Công thức
7 CD Chiều dài
8 ĐK Đường kính
9 Đ/C Đối chứng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt Vấn Đề
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người cũng được nâng cao.
Đặc biệt là đời sống tinh thần, nhất là thưởng ngoạn hoa cây cảnh, hòa mình
vào thiên nhiên của con người luôn được quan tâm, đây chính là yếu tố giúp
con người cân bằng cuộc sống.
Ở Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về có một loài hoa mà thiếu nó như
thiếu cả mùa xuân trong mỗi gia đình miền Bắc, đó là Hoa đào. Hoa đào
(tên khoa học là Prunus persica (L.) Batsch) có nguồn gốc từ Trung Quốc
và xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, mang đậm nét sinh hoạt văn hóa đặc
sắc trong ngày Tết của dân tộc, đặc biệt là người dân miền Bắc. Hiện nay,

miền Bắc đã hình thành và phát triển nhiều vùng trồng hoa đào nổi tiếng
như: Nhật Tân (Hà Nội), Dĩnh Kế - Dĩnh Trì (TP Bắc Giang), Gia Lộc (Hải
Dương), Đồng Thái (An Dương - Hải Phòng), Đông Hưng (Thái Bình),
Cam Giá (TP Thái Nguyên), Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh).
Phường Đình Bảng - Từ Sơn là nơi phát triển nhất Bắc Ninh về nghề
trồng hoa cây cảnh, đặc biệt có truyền thống lâu đời về trồng hoa đào.
Hàng năm, cây hoa đào mang về cho người dân nơi đây nguồn thu nhập
cao nhất trong tất cả các ngành nghề đang phát triển tại địa phương như:
làm bánh Phu Thê, làm giấy, nấu Rượu. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua,
cây hoa đào ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Các
giống hoa đào đang được trồng ngoài khu sản xuất, qua quá trình nhân
giống vô tính nhiều lần đang có nguy cơ bị thoái hóa, sâu bệnh phá hại
nhiều, chất lượng hoa giảm. Tình hình chung này đã ảnh hưởng rất lớn tới
việc sản xuất hoa ở Đình Bảng, toàn bộ diện tích hoa đào trên đồng ruộng
đều là giống cũ, kém chất lượng, chưa tìm được giống thay thế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Xuất phát từ thực tiễn địa phương, với mong muốn tìm ra được giống
hoa đào có chất lượng cao thay thế các giống hoa đào đã trồng lâu năm tại
đây, đồng thời muốn xác định được thời điểm thích hợp nhất tác động các
biện pháp kỹ thuật điều tiết hoa nở trên giống hoa đào GL 2-3, tôi tiến hành
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống
hoa đào và biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất
giống hoa đào GL 2-3 trồng tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh”.
2. Mục đích và yêu cầu.
2.1. Mục đích
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, khả năng thích nghi của các giống
hoa đào Bích GL 2-1, Phai GL 2-1, Bạch GL 2-3, so sánh, đối chiếu với

giống hoa đào đã trồng lâu năm tại địa phương, từ đó xác định giống hoa
đào thích hợp, mang lại lợi nhuận kinh tế cao để khuyến cáo người dân
thay thế các giống hoa đào kém chất lượng.
- Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất, chất lượng hoa của giống hoa đào GL 2-3 để đề xuất hướng sử dụng
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người
dân vùng Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển và ra hoa của các giống
hoa đào GL 2-1, GL 2-2, GL 2-3 trồng tại Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Xác định được biện pháp cắt tỉa thích hợp cho sự sinh trưởng, phát
triển, ra hoa của giống hoa đào GL 2-3.
- Xác định được thời điểm khoanh vỏ hợp lí cho giống đào GL 2-3 .
- Xác định được thời điểm tuốt lá hợp lí cho giống đào GL 2-3 .
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp để điều tiết nở
hoa cho giống hoa đào GL 2-3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
các đặc điểm sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật tác động ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng phát triển, ra hoa của các giống hoa đào mới trồng tại
Đình Bảng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo, phục vụ công
tác nghiên cứu và giảng dạy trong các Viện, Học viện nông nghiệp.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc định hướng
phát triển và chuyển đổi cơ cấu giống hoa đào trồng tại Đình Bảng - Từ
Sơn - Bắc Ninh, phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết, mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người trồng hoa cây cảnh.
- Bổ sung vào quy trình trồng, chăm sóc các giống hoa đào mới về
một số biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ, tuốt lá nhằm điều khiển ra hoa
và chất lượng hoa.











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu chung về cây hoa đào
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ
Cây Hoa đào có tên khoa học là Prunus persica (L.) Batsch, được
trồng lâu đời tại Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Người châu Âu thì cho
rằng Đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (nay là Iran). Tuy nhiên,
hiện nay phần lớn các nhà thực vật đều nhất trí coi cây Hoa đào có nguồn
gốc từ Trung Quốc, được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải

theo con đường tơ lụa. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012).
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, từ 1973-1976, đã phát hiện ra
rất nhiều tài nguyên di truyền của đào hoang dã, loại đào vẫn đang được
trồng phổ biến ở các khu vực rộng lớn của Trung Quốc. Trong đó có cả
Tây Tạng, Cam Túc, phía đông Thiểm Tây, phía đông nam Tây Tạng.
Trong lịch sử trồng trọt của Trung Quốc, cây hoa đào được trồng và thuần
hoá cách đây 4000 năm. (Đặng Văn Lãm, 2012).
Ở Việt Nam, cây Hoa đào có từ lâu đời, tại Nhật Tân cây đào được
trồng từ xuân Kỷ Dậu năm 1789. Có truyền thuyết kể rằng, vua Quang
Trung sau một trận đánh đại thắng quân Thanh, khi tiến vào Thăng Long
ông đã sai người đến Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay), mang một cành
đào đưa hỏa tốc đến Phú Xuân tặng cho Ngọc Hân công chúa để báo tin
thắng trận. Công chúa Ngọc Hân là người chơi đào sành nhất đất Thăng
Long, nhìn sắc hoa công chúa có thể biết ngay được xuất xứ của nó. Hoa
đào Nhật Tân bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày
nay. Sang đầu thế kỷ XX, Nhật Tân bắt đầu trồng một số loại Hoa đào
mới như đào Bích, loại hoa đào này cho năng suất và chất lượng hoa
đẹp. Nói đến kỹ thuật trồng đào thì Nhật Tân đạt đến trình độ rất cao mà
ít nơi nào theo kịp. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.1.2. Phân loại
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) thì Hoa đào có vị trí phân
loại như sau:
Giới (regnum): Thực vật (Plantae)
Ngành (divisio): Thực vật có hoa (Magnoliophyta)
Lớp (class): Thực vật 2 lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ (ordo): Hoa hồng (Rosales)

Họ (familia):
Họ phụ:
Hoa hồng (Rosaceae)
Mận (Prunoideae)
Chi (genus): Mận mơ (Prunus)
Phân chi(subgenus) : Amygdalus
Loài (species): P. persica

Phân chi Amygdalus gồm 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiều
nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Việt Nam). Cây Hoa đào thuộc loài Prunus persica và có tên khoa
học là Prunus persica (L.) Bastch, là một loài lưỡng bội (2n = 16).
Dựa vào đặc điểm màu sắc hoa và hình thái thân cành, ở Việt Nam
hoa đào được chia thành 4 nhóm giống khác nhau: nhóm đào Bích, nhóm
đào Phai, nhóm đào Bạch, nhóm đào Thất Thốn.
- Nhóm đào Bích: nhóm giống này được trồng phổ biến nhất ở nước
ta, đào Bích hoa kép đỏ thắm, nhuỵ vàng, hoa có trên 16 cánh, cánh hoa
dầy. Hiện nay đào Bích đang được trồng nhiều ở Nhật Tân, Đông Anh (Hà
Nội), Hải Dương, Bắc Giang.
- Nhóm đào Phai: cánh hoa có màu trắng hồng, nhị và nhuỵ hoa
màu vàng. Dựa vào đặc điểm của hoa để chia thành các loại giống khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

nhau như: phai đơn cánh, phai bán kép, phai cánh kép. Hiện nay, đào Phai
được trồng ở một số tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh miền
núi phía Bắc. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
- Nhóm đào Bạch: hoa trắng, nhuỵ vàng, cánh mỏng, thường xuất
hiện ở vùng núi của tỉnh Lạng Sơn.
- Nhóm đào Thất Thốn: hoa mọc đôi rất đặc biệt, hoa thưa phân bố

không đều trên cành, hoa kép, to, nhuỵ vàng, cánh hoa to dày. Tán cây rậm
vì nhiều lá chen nhau, lá to xanh thẫm. Khoảng cách 2 lá của đào Thất
Thốn rất ngắn, trên đốt cây cứ 1cm thì có 5-7 lá. Nhóm đào Thất Thốn có
các giống khác nhau theo màu sắc hoa hoặc màu sắc lá: giống có hoa màu
đỏ, trắng, hồng; giống lá đỏ và lá xanh. Hiện nay, giống đào quý này chỉ
còn thấy ở một vài tư gia giàu có. (Đặng Văn Đông và CS, 2010)
- Nhóm đào Mãn Thiên Hồng: đây là nhóm giống hoa đào mới
được Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với công ty TYC Quảng Châu
nhập về trồng thử nghiệm năm 2006. Giống hoa đào Mãn Thiên Hồng ra
hoa nhiều, cánh dày, màu hồng đậm hoặc phớt hồng, độ bền cao. Đến nay,
diện tích trồng đào Mãn Thiên Hồng được trồng và mở rộng ở một số tỉnh
thành như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.
(
Đặng Văn Đông, Nguyễn
Thị Thu Hằng, 2010).
Theo Đặng Văn Đông và CS (2009), bổ sung vào nguồn giống hoa
đào còn có 3 giống hoa đào mới, đào Bích GL 2-1, đào Phai GL 2-2, đào
Bạch GL 2-3 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh -
Viện nghiên cứu rau quả tuyển chọn thành công từ năm 2009-2012. Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận giống sản xuất thử theo
QĐ 511/QĐ-TT-CLT, ngày 12/11/2013. Trong đó:
- Giống đào Bích GL2-1: có hoa màu đỏ, mật độ hoa/cành dày,
đường kính hoa (>3,5cm), số lượng cánh/hoa từ 20-22 cánh, tỷ lệ nở hoa
cao (>95%), hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 15-16 ngày, được người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

tiêu dùng ưa chuộng. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống
chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm. Hiệu quả kinh tế thu được từ
việc trồng giống hoa đào Bích GL2-1 cao hơn so với giống hoa đào bích

đang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 15-30% .
Giống đào Phai GL2-2: có hoa màu hồng, đường kính hoa to
(>4cm), số lượng cánh/hoa từ 20-22 cánh, tỷ lệ nở hoa cao (>90%), hoa nở
tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày. Hiệu quả kinh tế thu được từ việc
trồng giống hoa đào phai GL2-2 cao hơn so với giống đào phai đang được
trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 20-50% .
Giống đào Bạch GL2-3: có hoa màu trắng, đường kính hoa to
(>3,5cm), số lượng cánh/hoa từ 18-20 cánh, tỷ lệ nở hoa cao (>90%), hoa
nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày. Giống hoa đào Bạch GL2-3 có
đường kính hoa và độ bền hoa cao hơn hẳn giống hoa đào bạch đang được
trồng hiện nay. Hiệu quả kinh tế thu được cao hơn so với giống hoa đào
bạch đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất từ 30-50%.(Đặng Văn Đông,
Nguyễn Thị Thu Hằng, tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt
Nam, số 3 (42)/2013, trang 72-81).
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa đào
*Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng phát
triển, nở hoa và chất lượng hoa của cây hoa đào. Nhiệt độ thích hợp nhất
cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20
o
C-30
o
C. Nếu mùa hè gặp nhiệt độ
cao kéo dài cây sẽ ngừng sinh trưởng. Tuy nhiên, cây hoa đào cũng cần có
một khoảng thời gian sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ lạnh từ 10°C-
15°C để phá ngủ của mầm hoa và mầm lá, giúp cây ra hoa. Đối với các
giống hoa đào cận nhiệt đới, yêu cầu số giờ lạnh là 150giờ-250giờ, còn đối
với một số giống đào nhiệt đới cần số giờ lạnh là 600giờ-1000giờ. Trong
điều kiện không đủ lạnh, cây phát triển yếu, mầm chồi ra hoa ít. Các chồi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8

hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ từ -15°C đến -25°C. Nếu mùa
đông trời lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp dưới 7
o
C thì chồi hoa sẽ nở chậm hoặc
không nở, người ta gọi hiện tượng đó là “đào mù”. (Đặng Văn Lãm, 2012).
*Ánh sáng:
Cây hoa đào là cây ưa nhiều ánh sáng, thời gian chiếu sáng trung bình
6giờ-8giờ/ngày. Nếu thiếu ánh sáng, tán cây sẽ bị khuyết về phía đó. Do vậy,
cần đốn tỉa tạo bộ tán thông thoáng để tất cả các cành đều nhận được ánh sáng
đầy đủ. Cây hoa đào là loại cây rụng lá, hàng năm vào mùa đông do nhiệt độ
thấp, ánh sáng ngày ngắn khiến sinh lý của lá bị rối loạn tạo thành ly tầng ở
chân lá làm lá bị đỏ rồi rụng. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
*Đất:
Cây hoa đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu úng, nếu trồng đào ở nơi
đất trũng, có nước nhiều thì rễ sẽ bị thối, cây dễ chết. Trồng hoa đào trong
bóng dâm, ít ánh nắng, lá sẽ xanh tốt quanh năm, nhưng hoa lại rất ít. Vì
vậy chọn đất trồng đào nên chọn nơi cao ráo, có chỗ thoát nước tốt, đặc biệt
nên tạo các rãnh to, thoát nước ngay trên ruộng sản xuất. Tuy nhiên, cây
hoa đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc có độ cao 700m - 900m, sống
được trên đất Feralit đỏ vàng, hơi chua, đất cát, sỏi nhiều.
*Lượng mưa và độ ẩm:
Độ ẩm của không khí, đất, lượng mưa đều ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của hầu hết các loại cây trồng. Riêng đối với việc sản xuất cây
hoa đào thì lượng mưa dao động từ 1250mm-1500 mm, độ ẩm không khí
80-85%, độ ẩm đất 60-70% là điều kiện lí tưởng nhất cho năng suất và chất
lượng hoa đẹp. (Đặng Văn Đông, 2010).
Cây hoa đào cần được cung cấp nước đầy đủ và cần tăng lượng nước
lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả. Hương thơm

của hoa đào chỉ có được khi cây được tưới nước đầy đủ trong suốt cả vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

*Dinh dưỡng:
Trong suốt quá trình sống, thực vật lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ
môi trường đất. Vì thế, để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển cho
năng suất, chất lượng sản phẩm cao, cần bổ sung thêm dinh dưỡng vào đất
cho cây sử dụng.
Theo Đặng Văn Đông (2009), đối với việc trồng cây hoa đào, để cây
cho năng suất, chất lượng hoa đẹp, cần phải bổ sung đầy đủ, cân đối hàm
lượng NPK hợp lí (đặc biệt là lượng phân chuồng, phân hữu cơ):
- Phân hữu cơ: đây là loại phân chứa hầu hết các nguyên tố đa
lượng và vi lượng mà cây cần, tạo sự cân đối về dinh dưỡng cho cây, đồng
thời cải tạo đất, tăng độ mùn và độ tơi xốp của đất. Phân hữu cơ thường
được sử dụng để bón lót (phân hoai mục) hoặc ngâm ủ với nước để tưới.
- N: Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá
phát triển. Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, chồi lộc
phát triển mạnh, chồi hoa không được hình thành, thân, cành mềm yếu.
Thiếu đạm lá màu xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất
màu, cây còi cọc, thân lá nhỏ bé, cây ra hoa sớm, hoa bé thậm chí thiếu đạm
còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa.
- P: Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp,
tăng cường quá trình hút N. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ (kích
thích rễ cây phát triển. Tuy nhiên, lân vẫn đóng vai trò quan trọng trong thời
kỳ hình thành nụ và hoa. Thiếu lân lá đào trở nên già, màu xanh tím, hoa
nhỏ, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt mất màu đặc trưng của giống. Do
lân khó tiêu nên thường bón lót trước khi trồng.
- Kali: tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như diệp lục, sắc tố,

protein, kích thích hoạt động các enzim, tham gia quá trình vận chuyển các
chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp. Kali còn làm tăng khả năng
chống chịu với điều kiện bất thuận như: tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

chống chịu sâu bệnh hại. Trong quá trình sinh trưởng cây đào cần Kali vào thời kì
kết nụ và nở hoa. Nếu thiếu Kali màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh hoa mềm,
hoa chóng tàn. Người trồng đào sử dụng Kali như một biện pháp thúc cho
hoa nở đều và đẹp, độ bền hoa cao.
Theo Đặng Văn Lãm (2012), phân vi lượng cũng là yếu tố mà cây
trồng không thể thiếu được để sinh trưởng cân đối. Trong số các nguyên tố vi
lượng (Mg, Fe, Mn, B, Zn…) thì B và Zn được coi là 2 nguyên tố quan trọng
nhất. Bo (Bo) có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hoá hoa, quá trình thụ
phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực. Nếu thiếu nhiều Bo, phần
chóp ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt ngắn. Nếu thừa
nhiều Bo, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến màu vàng. Kẽm
(Zn) có vai trò tổng hợp Prôtein, kích thích sự giải phóng CO
2
trong diệp lục,
hình thành kích tố sinh trưởng. Nếu thiếu kẽm, chất kích thích sinh trưởng
khó hình thành, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, đốt ngắn, lá và gân lá
từ màu xanh nhạt sau đó chuyển sang vàng, trắng và chết khô.
Như vậy, trong quá trình trồng hoa đào cần cung cấp đầy đủ và cân
đối tất cả các loại phân đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây sinh
trưởng thuận lợi, ra hoa đẹp và hoa nở đúng dịp lễ Tết.
1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đào
Cây hoa đào là một trong những loại hoa cây cảnh được trồng phổ biến
đối với người dân miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, để có được cành đào đẹp
trong ngày Tết cổ truyền thì người trồng đào gặp rất nhiều khó khăn, mất rất

nhiều công sức, tỉ mỉ nhiều công đoạn, đôi khi kết quả vẫn không như mong
muốn. Đặc biệt, để điều khiển hoa nở theo ý muốn đòi hỏi phải có kỹ thuật,
kinh nghiệm cao. Đây cũng là vấn đề trăn trở và khó khăn nhất của các nhà
nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp và người dân trồng đào.
Đặng Văn Đông (2014) đã xây dựng hoàn thiện quy trình trồng và
chăm sóc cho cây hoa đào, quy trình cần thực hiện nghiêm ngặt các khâu từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

chọn đất đến thu hoạch. Đặc biệt là việc xác định thời điểm khoanh vỏ, tuốt
lá hợp lí và đúng kỹ thuật. Bao gồm:
1.3.1. Chuẩn bị đất
Do cây hoa đào chịu úng nên khi trồng phải chọn khu đất cao ráo,
quang đãng và phải lên luống cao. Vườn trồng đào nên bố trí gần nguồn
nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước
chống úng trong mùa mưa lũ.
Đất phải được phay đập nhỏ, dọn sạch cỏ trước khi trồng 1 tháng.
Lên luống rộng 60-70cm, chiều cao luống từ 30-35cm, chiều rộng rãnh
40cm. Bố trí trồng đào theo hướng Đông - Tây để cây có thể nhận được
đầy đủ ánh sáng nhất.
1.3.2. Thời vụ trồng
Trồng cây đào tháng 2 dương lịch hàng năm.
1.3.3. Chọn cây giống
Chọn cây giống được ươm trong túi bầu nilon, chiều cao 30cm - 50cm,
đường kính gốc 1 - 1,5cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, dập nát và vỡ bầu.
Có thể chọn cây gốc ghép (1-2 năm tuổi) để trồng, cây khỏe, sạch
bệnh, sinh trưởng phát triển tốt.
1.3.4. Mật độ khoảng cách
Trung bình 1ha có thể trồng được khoảng 3.100 - 6.000cây, tùy thuộc
vào tuổi cây khi trồng là cây đào cổ thụ, đào thế hay đào trồng cắt cành.

Đối với cây đào mới ghép (trồng ra ruộng sản xuất): khoảng cách cây
cách cây 1,0m; hàng cách hàng 1,5m (tương đương 6.000 cây/ha).
Đối với cây đào thế hay đào cổ thụ: cây cách cây 1,6m và hàng cách
hàng 2m (tương đương 3.100 cây/ha).
1.3.5. Cách trồng
- Đào hố, bón lót:
+ Kích cỡ hố 0,4 x 0,4m. Khi đào hố, cần lưu ý đổ riêng lớp đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

mầu phía trên mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.
+ Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố.
+ Lượng phân bón cho 1ha: phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha +
1.100kg phân lân + 600kg vôi bột.
Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy xuống trước, tiếp đến hỗn hợp
(phân chuồng + lân + vôi bột) và sau cùng lớp đất trên bề mặt. Vun
thành vồng cao hơn mặt luống 15-20 cm để khi đất lún cây không bị
trũng, không bị úng nước, tránh được bệnh nghẹt cổ rễ và bệnh lở cổ rễ.
- Trồng cây:
+ Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phía bên túi bầu, bỏ túi bầu ra,
đặt thẳng cây xuống chính giữa hố.
+ Lấy ngay phần đất vừa đào lên lấp lại cho kín và nén nhẹ đất
xung quanh gốc.
Chú ý: cây cần trồng nông vừa bằng cổ rễ, thường xuyên xới xáo để đất
luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ gây hại. Các cây trên hai luống kề
nhau nên trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.
1.3.6. Chăm sóc và bón phân
- Tưới nước: cây sau khi trồng xong phải được tưới nước ngay,
15 ngày đầu tưới nước 2 lần/ngày, những ngày tiếp theo tuỳ thuộc vào
độ ẩm đất để điều chỉnh lượng nước thích hợp cho cây (luôn đảm bảo

độ ẩm đất 60%).
- Tủ gốc: tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ là thích hợp nhất nhằm hạn chế
thoát hơi nước từ đất, làm mát gốc cây khi trời nắng nóng, không mất
công làm cỏ dưới vùng tán. Nên tủ gốc dày khoảng 7-10cm lớp tủ trên
mặt luống.
- Cắt tỉa: tùy theo mục đích tạo dáng, tạo thế cho cây mà thời
gian đầu sau trồng có hình thức cắt tỉa khác nhau. Tuy nhiên, trong sản
xuất phần lớn cứ sau trồng 2 tháng, bắt đầu cắt tỉa và cắt tỉa liên tục 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tháng 1 lần, đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều
chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.
- Bón phân: cho 1ha
+ Bón thúc tổng lượng phân cần: phân tổng hợp NPK
(13:13:13+TE): 2.700kg + phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê
theo tỷ lệ 10:1 để bón.
+ Bón thúc chia làm 5 lần:
- Sau trồng 1tháng: rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần
đầu. Lượng bón: 300kg NPK + 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung
quanh gốc.
- Số còn lại chia đều cho 4 lần bón, mỗi lần bón cách nhau
khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét dọn
luống. Ngoài ra, phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atonik
nhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xuê.
1.3.7. Thu hoạch và bảo quản
*Thu hoạch.
Đối với đào dùng để chơi cành: khi thu hoạch phải dùng cưa, nếu
chặt sẽ làm lay gốc đứt rễ. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi
nilon, đặt gốc đào vào rồi buộc chặt lại.

Đối với đào thế: chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều
rễ và vỡ bầu. Khi cần vận chuyển đi xa nên đánh cây và trồng cây vào
chậu trước đó 1-2 tháng, hoặc bao gói bầu thật chặt và tránh va dập.
* Bảo quản.
- Đối với đào dùng để chơi cành: sau khi mua cành đào về phải
đốt gốc cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80
o
C, để nhựa
của cành đào không chảy ngược xuống và các chất dinh dưỡng dự trữ
nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài. Để đào tươi lâu
nên thay nước 2-3 ngày/lần và mỗi lần thay nước nên cho 1 viên aspirin
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, làm tàn hoa. Sau khi mua về nhà,
nếu thấy hoa đào nở nhanh cho một vài viên nước đá vào đó để giữ
lạnh, có tác dụng kìm hãm hoa nở rất hiệu quả.
- Đối với chậu đào thế: trung bình 4-5 ngày tưới nước một lần.
Khi nào thấy đất trên miệng chậu khô thì phải tưới nước. Không nên
tưới quá nhiều nước, làm cây bị úng, sinh ra khí độc gây thối rễ, cây
đào sẽ nhanh chết. Chậu đào phải được đặt ở nơi đầy đủ ánh sáng,
không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiều
dẫn đến héo hoa và nụ. Không nên để đào nơi quá tối vì sẽ không đủ
ánh sáng làm màu sắc hoa bị phai, hoa nhanh tàn hoặc nụ sớm rụng.
Tránh để đào ở gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ
cao cũng làm cho hoa nở nhanh. Nếu thấy hoa nở muộn, người chơi có
thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, làm như vậy thì chỉ sau 1 đêm
hoa đào sẽ nở tung, cũng có thể tưới nước ấm hoặc dùng đèn điện nhấp
nháy chăng xung quanh cây đào vừa trang trí cho cây cũng vừa kích
cho hoa nở sớm.

1.4. Một số biện pháp kỹ thuật cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán
Để cây hoa đào cho hoa nở đúng dịp Tết, cần phải có các biện pháp kỹ
thuật xử lý khác nhau. Trong đó, biện pháp khoanh vỏ và tuốt lá là các biện
pháp chung áp dụng bắt buộc cho tất cả các loại giống hoa đào.
Khoanh vỏ (còn gọi là "thiến đào"): được tiến hành vào tháng 8 âm
lịch, dùng dao sắc khoanh 1 vòng ở phần cổ cây (phần phân nhánh) cho đứt
vào tận phần gỗ. Cây khoẻ làm trước, cây yếu làm sau. Sau 1 tuần khoanh, lá
đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu thiến
phạm vào thân gỗ sâu, cây bị vàng lâu thì phải chăm sóc thêm cho cây
nhanh hồi phục. Nếu sau thiến khoảng 1 tuần lá vẫn xanh tươi thì ta phải làm
lại, lần sau vết cắt phải nằm dưới vết cắt cũ. Sau khi bóc vỏ xong cần dùng
túi nilón buộc chặt vết khoanh lại để nước mưa đọng lại làm thối vỏ. Cũng

×