Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.03 MB, 95 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
************




NGUYỄN THỊ MAI LY



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN ĐAI CHÂU
(RHYNCHOSTYLIS) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MAI THƠM


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích
dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mai Ly

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều
mặt của các cấp lãnh đạo, tập thể, cá nhân của Trung tâm Thực nghiệm và Đào
tạo nghề, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Nguyễn
Mai Thơm, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ
những bước nghiên cứu ban đầu và trong quá trình thực hiện viết luận văn. Tôi
xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực
tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, người
thân, và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cỗ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Mai Ly
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng v
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về cây lan 3
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử, vị trí, phân loại và đặc điểm thực vật của cây lan 3
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lan 8
1.1.3. Các điều kiện cơ bản để trồng lan 13
1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lan trên Thế giới và Việt Nam 18
1.2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất, phát triển lan trên Thế giới 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa lan ở Việt Nam 20
1.3. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất hoa lan của Hà Nội 25
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội 25
1.3.2. Hiện trạng sản xuất hoa lan tại Thành phố Hà Nội 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. Địa điểm và thời gian 28
2.1.1. Địa điểm 28
2.1.2. Thời gian 28
2.2. Vật liệu nghiên cứu 28
2.2.1. Mô tả đặc điểm của ngọn hoa lan dùng làm vật liệu nghiên cứu 28
2.2.2. Các vật liệu thí nghiệm 28
2.2.3. Các yếu tố phi thí nghiệm 29
2.3. Nội dung nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 32
2.5. Xử lý số liệu 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Nghiên cứu các đoạn mắt ghép phù hợp khi ghép lan lên giá thể của lan
Đai châu (Rhynchostylis) 34
3.2. Ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng và phát triển của lan Đai
châu (Rhynchostylis) 41
3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển
của lan Đai châu (Rhynchostylis) 45
3.4. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng và phát triển của lan
Đai châu (Rhynchostylis) 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1. Kết luận 60
2. Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 65



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT: Công thức
ĐC: Đối chứng
NPK: Đạm - Lân - Kali
TCN: Trước công nguyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1 : Đặc điểm thực vật của một số giống lan Đai châu 6
1.2. Một số loại lan được nuôi trồng phổ biến ở Hà Nội 26
3.1. Tỷ lệ cây sống, chết của các đoạn mắt ghép của lan Đai châu 34
3.2. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến động thái ra rễ lan Đai châu 35
3.3. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến tăng trưởng chiều dài rễ mới lan
Đai châu 36
3.4. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lá
lan Đai châu 37
3.5. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến chỉ tiêu sinh trưởng của bộ lá
lan Đai châu 38
3.6. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến chỉ tiêu sinh trưởng của hoa lan
Đai châu 39
3.7. Mức độ nhiễm bệnh hại của cây lan Đai châu 40
3.8. Tỷ lệ cây sống, chết của lan Đai châu khi ghép lên các giá thể khác

nhau 41
3.9. Ảnh hưởng của một số giá thể đến các chỉ tiêu sinh trưởng của rễ và
thân lan Đai châu 41
3.10. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ lá
lan Đai châu 43
3.11. Ảnh hưởng của một số giá thể đến các chỉ tiêu sinh trưởng của hoa lan
Đai châu 44
3.12. Mức độ nhiễm bệnh hại của cây lan Đai châu 45
3.13. Tỷ lệ cây sống, chết của lan Đai châu khi ghép lên các giá thể khác
nhau 46
3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra rễ mới lan
Đai châu 46
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.15. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài rễ
lan Đai châu 48
3.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra lá lan Đai
châu 49
3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của bộ lá lan Đai châu 50
3.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của hoa lan Đai châu 51
3.19. Mức độ nhiễm bệnh hại của cây lan Đai châu 52
3.20. Tỷ lệ cây sống, chết của lan Đai châu ở các mức che sáng khác nhau 53
3.21. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến động thái ra rễ lan Đai châu 53
3.22. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng của bộ rễ lan Đai
châu 55
3.23. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến động thái ra lá lan Đai châu 56
3.24. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ

lá lan Đai châu 57
3.25. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của hoa
lan Đai châu 58
3.26. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây lan Đai châu 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến động thái ra rễ lan Đai châu 36
3.2. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến tăng trưởng chiều dài rễ mới lan
Đai châu 37
3.3. Ảnh hưởng của các đoạn mắt ghép đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lá
lan Đai châu 39
3.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự tăng trưởng rễ và thân lan
Đai châu 42
3.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tăng trưởng chiều dài rễ lan Đai
châu 43
3.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra rễ lan Đai
châu 47
3.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài rễ lan
Đai châu 49
3.8. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến động thái ra rễ lan Đai châu 54
3.9. Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng của bộ rễ lan Đai
châu 56






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một loài kỳ hoa dị thảo, cấu hình lạ
màu sắc đẹp, hương thơm độc đáo và được người đời coi là hoàng hậu của các
loài hoa. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của
các loại hoa. Hoa lan không chỉ là một loài hoa có vẻ đẹp rực rỡ về màu sắc mà
còn đẹp cả về hình dáng, đường nét của cánh hoa tao nhã, đến những hình dạng
thân, lá cành duyên dáng, ít có hoa nào sánh nổi. Hơn nữa, hoa lan là một loài
hoa đẹp có giá trị kinh tế, văn hoá cao và được nhiều người ưa chuộng. Chính vì
thế, hoa lan không chỉ chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của con người mà
chúng trở thành một mặt hàng mang lại nguồn thu lớn.
Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó
thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia… trong đó Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt
cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu
USD, Singapore thu lợi nhuận từ hoa cắt cành mỗi năm là 10 triệu USD.
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống
của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, nên nhu cầu thưởng thức về hoa lan nhất
là các giống lan bản địa truyền thống có màu sắc đẹp, có hương thơm tăng rất cao
so với những năm trước đây.
Lan Đai châu (Rhynchostylis) là một loại lan khá phổ biển ở Việt Nam,
được nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc vì nó luôn nở hoa vào dịp tết, do vậy nó
còn có tên gọi khác là Lan Nghinh Xuân (đón xuân).
Đất nước ta là một trong những khu vực xuất phát các loài lan quý trên thế

giới. Do vị trí địa lý, khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng của nước ta rất
thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan. Trên thực tế, trồng lan Đai
châu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng chưa có nhiều địa phương, cá nhân
làm được. Một nguyên nhân cơ bản là người trồng lan chưa hiểu hết các đặc tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

sinh trưởng, phát triển của lan. Về mặt khoa học chưa có biện pháp kỹ thuật phù hợp
để nuôi trồng, chăm sóc và sản xuất một cách có hệ thống cho loài hoa này.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển
của cây lan Đai châu (Rhynchostylis) tại Gia Lâm Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển và quá trình phát hoa nhằm góp phần xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, ra
hoa và nhân giống cây lan Đai châu, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng
2.2. Yêu cầu
- Xác định số mắt ghép phù hợp khi ghép lan lên giá thể.
- Xác định giá thể phù hợp với sinh trưởng và phát triển của lan Đai châu.
- Xác định phân bón lá thích hợp với sinh trưởng của lan Đai châu.
- Xác định mức che sáng phù hợp với sinh trưởng, phát triển của lan Đai châu.
3. Ý nghĩa
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các tài liệu khoa học về khả
năng sinh trưởng, phát triển của lan Đai châu tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu về
các loài lan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả đề tài góp phần giải quyết nhu cầu thực tế sản xuất của các hộ
nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn chủng loại hoa lan thích
hợp với điều kiện sinh thái và nâng cao giá trị hàng hóa.
- Tạo ra mô hình kiểu mẫu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng
nông nghiệp đô thị và ven đô thị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây lan
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử, vị trí, phân loại và đặc điểm thực vật của cây lan
1.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Hoa lan (Orchidaceace) là một trong loài hoa đỉnh cao của sự tiến hoá của
các loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết đến từ rất sớm.
Theo Bretchneider, từ đời vua Thuần Nông – Trung Quốc (2800 TCN)
trong một tài liệu về cây thuốc còn ghi lại hai loại lan được dùng làm thuốc trị
bệnh. Tiếp đến đời nhà Tần (255 - 206 TCN), đời nhà Tống – Trung Quốc (906 -
279) cây hoa lan vẫn được coi là vị thuốc để chữa bệnh. Ở phương Đông lan
được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm của hoa do đó Khổng
Tử đề cao lan là vua của những loài cỏ cây có hương thơm. Đến đời nhà Minh –
Trung Quốc (1278 - 1368) cây hoa lan mới được biết đến, hoạ thành tranh và
tranh hoa lan là tranh nghệ thuật đẻ trang trí nội thất thời bấy giờ (Trần Hợp,
1990).
Theo Trần Hợp (1990), người đặt nền tảng cho môn học về lan là John
Lindley (1799 - 1856), ông đã công bố sắp xếp các tông họ lan và tên họ lan do
ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay.
Ngày nay, các loại lan đã xếp thành một họ trong hệ thống phân loại
chung gọi là Orchidaceace, xác định được khoảng 750 giống và hơn 25.000 loại

và có hơn 300.000 loại lai (Trần Hợp, 1990)
Ở Việt Nam, hoa lan được biết đến từ những bông hoa đẹp, từ những vị
thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian. Hoa lan là một loài hoa cao
quý, đối với người Việt Nam hoa lan tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao,
số người hiều biết về lan và tuy còn ít ỏi và những người chơi hoa lan trước đây
chủ yếu là những người giàu có, những Nho sĩ…
Từ thời vua Trần Anh Tông, nhà vua thích sưu tầm các loại hoa, các cây
cảnh uốn thế và các loại hòn non bộ. Đặc biệt là đã sưu tập được 500 loài cây lan
quý, lập nên “Ngũ bách viên” – niềm kiêu hãnh của một ông vua hào hoa phong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

nhã. Các xứ thần Trung Quốc và các nước mỗi khi đến Việt Nam, vua Anh Tông
thường đích danh dẫn họ đi xem vườn. Ai cũng tấm tắc khen và cho rằng Đông
phương có một không hai, không ai có được vườn lan quý như vậy.
Phạm Hoàng Hộ (1972) trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” (quyển II) đã mô tả
kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, các nhà
khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu về
những giống lan tại Việt Nam. Gunnar Seidenfaden (1972) đã phát hành cuốn
“Hoa lan tại Đông Dương” gồm 200 giống và 2.000 loài, trong đó có khoảng 136
giống và 720 loài của Việt Nam. Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), ở Việt Nam có
tới 755 loài lan.
1.1.1.2. Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tuyết đến sa mạc
nóng bỏng khô cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình Nguyên và
ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho đến ngày nay,
người ta đã biết họ lan có một số lượng loài rất lớn khoảng 15.000 – 35.000 loài
phân bố chủ yếu ở 68 độ vĩ Bắc đến 56


độ vĩ Nam (nằm gần cực Bắc như Thụy
Điển, Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam ở Australia.
Theo Briger (1971) vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài,
Bắc Mỹ có 170 loài. Họ lan (Orchidaceae) thuộc vào một loài hoa đông đảo với
khoảng chừng 750 chi và 30.000 loài nguyên thủy và khoảng một triệu loài lai; là
loài hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae).
Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.801 loài
trong đó chi Dendrobium có 1.400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi
Phalaenopsis có 35 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài. Trên
thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có 1.300 loài, Tân
Ghinê có 1.450 loài (Phan Thúc Huân, 2005).
Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 100 loài,
Paphipoedium có 10 loài, chi Aerdes có 7 loài, chi Cymbidium có 20 loài, chi
Phalaenopsis có 6 loài… (Trần Hợp, 1990).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.1.1.3. Phân loại hoa lan
Theo Trần Hợp (1990), Nguyễn Tiến Bân (1997), Võ Văn Chi – Dương
Đức Tiến (1978), Phạm Hoàng Hộ (1992), Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn
Thịnh (1991) và Koopwitz (1986), cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), ở
trong lớp 1 lá mầm (Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan – thực vật hạt kín
Magnoliophyta, phân lớp hành Lilidae, bộ lan Orchidales.
Gần đây do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền, các
nhà khoa học đã chia họ phong lan thành 6 họ phụ.
1. Apostasioideae 4. Orchidioideae
2. Cypripedicideae 5. Epidendroideae
3. Neottioideae 6. Vandoideae
Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rải trên trái đất. Họ lan của Việt Nam

cũng phong phú, theo thống kê sơ bộ có 140 chi, trên 800 loài. Như vậy, hoa lan
đã trở thành một đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam,
chẳng những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà còn đóng góp nhiều về
mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên việc phân loại cây trồng
hết sức phức tạp, cho đến nay hầu như chưa có các khóa phân loại cho các đơn vị
dưới loài và việc phân loại cho các đơn vị dưới loài là hết sức quan trọng, nhất là
trong họ lan cũng gặp những khó khăn này (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997).
1.1.1.4. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật của cây lan Đai châu
Lan Đai châu (Rhynchostylis gigantean) thuộc chi lan Ngọc điểm
(Rhynchostylis Blume) là một loài lan thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa
vào dịp Tết. Lan Đai châu là một loại lan có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các
vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và
Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng.
Lan Đai châu – Rhynchostylis được phát hiện trong chuyến viếng thăm
Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người
Đức đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài
Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này dùng theo tiếng La

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

tinh gồm 2 chữ: Rhynchos (mỏ) và stylos (cột trụ) để tả theo hình dáng của trụ
hoa (Trần Hợp, 1990).
Bảng 1.1 : Đặc điểm thực vật của một số giống lan Đai châu
TT

Tên
giống
Đặc điểm hình thái
Thân Lá Rễ Hoa

1 Đai
châu
thường

Đơn thân,
mập (1,5-
1,8 cm)
cao 50-70
cm, thân
có nhiều
cuống lá
bao bọc.
Lá thuôn, hình
dải, dày, cứng,
màu xanh đậm,
mặt dưới lá nhìn
rõ các vân trắng
kẻ dọc. Lá dày
xếp đều đặn trên
thân. Đầu lá chia
2 thuỳ không
đều, đôi khi vắt
chéo. Kích
thước (20 - 40
cm) x (5 – 6,5
cm).
Rễ to,
mập,
phân
nhánh

mạnh,
đường
kính
1,1-1,3
cm.
Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 15 -
25 cm, đường kính 7 - 8
cm. Mỗi cây ra 1 - 4
chùm hoa , mỗi chùm
hoa gồm nhiều hoa nhỏ
xếp dày xít trên cuống
chung. Hoa màu trắng
đốm tím, kích thước hoa
2 – 2,2 cm, môi có sọc
tía, đỉnh chia 3 thuỳ nhỏ,
mỏng, dài 8 mm, màu
trắng. Hoa thơm, bền 15
- 20 ngày.
2 Đai
châu
trắng
đốm
Đơn thân,
mập (1,5
-1,8 cm)
cao 50-70
cm, thân
có nhiều
cuống lá

bao bọc.
Ở mặt trên và
mặt dưới có
nhiều chấm đốm
màu đỏ đậm và
xếp thưa dần về
phía đầu lá.
Kích thước lá
(20 - 40) x (5 –
6,5 cm).
Rễ to,
mập,
phân
nhánh
mạnh,
đường
kính
1,1 –
1,3 cm.

Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 15 -
25 cm, đường kính 7 - 8
cm. Mỗi cây ra 1 - 4
chùm hoa , mỗi chùm
hoa gồm nhiều hoa nhỏ
xếp dày xít trên cuống
chung. Hoa màu trắng
đốm tím đậm, kích
thước hoa 2 - 2,2cm,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

môi có sọc tía, đỉnh chia
3 thuỳ nhỏ, mỏng, dài 8
mm, màu trắng. Hoa
thơm, bền 20 - 25 ngày.
3 Đai
châu
đỏ
(Nhập
nội)
Đơn thân,
cao10 –
15 cm,
đường
kính 2,5
– 3,2 cm.
Thân
màu tím
đậm.
Lá dài, hẹp, đầu
lá hơi cong
xuống, phân
thuỳ lệch, nông.
Kích thước (32
– 35 cm) x (3,3
– 3,5 cm). Lá
xanh sọc tím ở

cả 2 mặt và nhạt
dần từ gốc lá lên
ngọn lá.
Rễ to,
buông
dài
hoặc
bám
vào giá
thể,
đường
kính rễ
0,7 cm.

Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 15
– 25 cm, đường kính 7 –
8 cm. Mỗi cây ra 1 - 4
chùm hoa , mỗi chùm
hoa gồm nhiều hoa nhỏ
xếp dày xít trên cuống
chung. Hoa màu đỏ đậm,
kích thước hoa 2 – 2,2
cm, đỉnh chia 3 thuỳ
nhỏ, mỏng, dài 8 mm,
màu trắng. Hoa thơm,
bền 20 -30 ngày.
4 Đai
châu
trắng

(nhập
nội)
Đơn thân,
cao 10 –
20 cm,
đường
kính 3 –
3,5 cm.
Thân
xanh sọc
trắng.
Phiến lá cứng,
kích thước lá
(32 – 35 cm) x
(5,6 – 6 cm). Lá
xanh đậm, sọc
trắng, đầu lá xẻ
lệch, sâu.
Rễ dài,
đường
kính
0.75
cm, rễ
xanh,
đầu rễ
trắng.
Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 25
– 40 cm, 40 - 45
bông/chùm Hoa màu

trắng tinh khiết, kích
thước hoa 2 – 2,2 cm,
đỉnh chia 3 thuỳ nhỏ,
mỏng, dài 8 mm. Hoa
thơm, bền 25 - 30 ngày.
5 Đai
châu
cam
Đơn thân,
cao 10 –
12 cm,
Lá mọc cách
dọc 2 bên thân,
phiến lá cứng,
Rễ to,
khoẻ.
Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 15
– 20 cm. Hoa màu cam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

(Nhập
nội)
đường
kính 2,4
– 2,7 cm.
Thân có
đốm màu

cam.
kích thước lá
(25 – 30 cm) x
(4,5 – 5 cm). Lá
xanh đậm, sọc
trắng, chia thuỳ
lệch.
đốm trắng. Cánh môi
thẳng, đầu lưỡi gấp lên
trên màu vàng cam, đốm
đỏ ở giữa. Hoa rất thơm,
bền 25 – 30 ngày.
6 Đai
châu
trắng
đốm
đỏ
(Nhập
nội)
Đơn thân,
mập (1,5
– 1,8 cm)
cao 50 –
70 cm,
thân có
nhiều
cuống lá
bao bọc.
Lá thuôn, hình
dải, dày, cứng,

màu xanh đậm,
mặt dưới lá nhìn
rõ các vân trắng
kẻ dọc. Lá dày
xếp đều đặn trên
thân. Ở mặt trên
và mặt dưới có
nhiều chấm đốm
màu đỏ đậm và
xếp thưa dần về
phía đầu lá.
Rễ to,
mập,
phân
nhánh
mạnh,
đường
kính
1,1 –
1,3 cm.

Hoa chùm mọc từ nách
lá, buông xuống, dài 15
– 25 cm. Mỗi cây ra 1 -
4 chùm hoa , mỗi chùm
hoa gồm nhiều hoa nhỏ
xếp dày xít trên cuống
chung. Hoa màu trắng
đốm tím đậm, kích
thước hoa 2 - 2.2 cm,

môi có sọc tím, đỉnh
chia 3 thuỳ nhỏ, mỏng,
dài 8 mm, màu trắng.
Hoa thơm, bền 25 -30
ngày.
(Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả, 2009)
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lan
Muốn cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển tốt, trước hết chúng ta
cần phải tìm hiểu kỹ tập tính sinh trưởng của nó, người xưa khái quát cây lan
thích ẩm sợ ướt, thích sáng sợ nắng, thích ấm sợ nóng, thích thoáng sợ gió
(Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
1.1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố, sinh
trưởng, phát triển của các loài lan trên thế giới. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa
của lan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Căn cứ vào từng vùng xuất xứ, nhiệt độ nuôi trồng hoa lan, theo Charles
Marden Fitch (1981) chia làm ba loại:
+ Lan ôn đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 18 – 24
0
C, ban đêm 13-
18
0
C: Cymbidium…
+ Lan cận nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 21 – 30
0
C, ban đêm từ

16 – 21
0
C: Cattleya, Oncidium, Dendrobium.
+ Lan nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ từ 21 – 35
0
C, ban đêm 18
– 24
0
C: Vanda, Phalaenopsis…
Ngoài yêu cầu về nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của lan. Biên độ nhiệt độ ngày
đêm càng lớn thì trồng lan càng lý tưởng, vì cây tăng trưởng nhanh do nhiệt độ
ban đêm thấp làm giảm cường độ hô hấp và nhiệt độ ban ngày tăng làm tăng
cường độ quang hợp, cây tích luỹ chất khô nhiều hơn.
1.1.2.2. Ánh sáng
Cây lan sống không thể thiếu ánh sáng vì ánh sáng cung cấp năng lượng
cho cây tạo lập thức ăn thông qua quá trình quang hợp, ánh sáng còn ảnh
hưởng đến sự hình thành hoa và nở hoa, hầu hết các loài thuộc chi Cattleya,
Dendrobium… Nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa, nhưng nhu cầu về ánh
sáng lại khác nhau tùy thuộc vào từng loại lan (Lin, WC và CS, 1983), (Wang-
YT 1995).
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loại người ta chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ưa sáng: cần ánh sáng ≈ 100% ánh sáng trực tiếp như các loài
Vanda, Renanthera…
- Nhóm ưa sáng trung bình: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng
58 – 80% như các loài Cattleya, Denrobium (Widiastaety và cộng sự, 1995).
- Nhóm ưa ánh sáng yếu: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30
– 40% như Phaleanopsis, Paphiopedilum…
Như vậy tùy theo từng loại lan cụ thể mà ta bố trí giàn che khác nhau.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.1.2.3. Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây lan, đa số các loài lan thích hợp ở mức ẩm độ tương đối, tối thiểu
70%, ở Việt Nam ẩm độ tương đối trung bình hàng năm thay đổi 80 – 90 %. Tuy
nhiên trong từng mùa vụ cụ thể ẩm độ tương đối có sự thay đổi đã làm ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng ra hoa của lan, do đó
khi đề cập đến ẩm độ với hoa lan, người ta chú ý đến 3 ẩm độ sau:
• Ẩm độ của vùng: là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập
vườn lan, ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình quyết định.
• Ẩm độ vườn: là ẩm độ của chính vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo theo
ý muốn như đào ao, xây bể, làm mương…
• Ẩm độ trong chậu trồng lan: gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá thể,
thể tích chậu, số lần tưới, ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật của người
trồng lan.
Sự hài hòa của ẩm độ vùng, ẩm độ vườn giúp cho người trồng lan có thể
sáng tạo sử dụng giá thể, lượng nước tưới, thiết kế giàn che hợp lý… cần chú ý
ẩm độ trong vườn cao sẽ tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao bởi cây lan ít bị
chết do ẩm độ trong vườn cao mà thường bị chết do ẩm độ cục bộ trong chậu
cao, do đó việc lựa chọn giá thể là biện pháp hữu hiệu để điều tiết ẩm độ thích
hợp cho cây lan.
1.1.2.4. Độ thông thoáng khí
Độ thông thoáng là yếu tố quan trọng giúp cho cây lan sinh trưởng, phát
triển bình thường, bản xứ của các loài lan là mọc ở rừng và môi trường sống
thường ở trên cây cao và thông thoáng, đặc biệt đối với những loài lan có hệ rễ
cộng sinh với nấm và phát triển vươn dài trong không khí. Vì vậy, vườn trồng lan
đòi hỏi phải có độ thông thoáng nhất định đảm bảo không khí luôn mát mẻ, nếu
vườn lan không thông thoáng, khi gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ tăng cây dễ

bệnh. Ngược lại nếu vườn quá trống trải, gió thổi mạnh sẽ làm cây mất nước
cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lan.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.1.2.5. Dinh dưỡng
Theo Ajchara – Boonrote (1987), Richard – HW (1985), Soebijanto và
cộng sự (1988), dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, nó không đòi hỏi số
lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.
Khi cây không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ còi cọc, kém phát
triển, không ra hoa hoặc ít ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc kém đặc trưng và nhanh tàn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tùy thuộc vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển của
chúng.
Vai trò các nguyên tố sinh dinh dưỡng đối với cây lan:
* Nhóm 1: gồm các nguyên tố cacbon (C), hydro (H), oxy (O), những
nguyên tố này có sẵn trong tự nhiên, mà cây có thể sử dụng được thông qua quá
trình quang hợp.
* Nhóm 2: gồm các nguyên tố đa lượng
- Vai trò của nitơ (N): N là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ tạo diệp
lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Là nguyên tố giúp cây tăng trưởng
và phát triển các mô sống.
- Vai trò của photpho (P): P có vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi
năng lượng và protein… là thành phần tất yếu của aminoaxit, adenosine
triphotphat, nó cần thiết cho sự phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc
thể, kích thích rễ phát triển, P cần thiết cho sự phát triển mô phân sinh, kích thích
ra hoa và khó hồi phục.
- Vai trò của kali (K): K giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào,
điều chỉnh pH và lượng nước ở khí khổng. Hoạt hóa enzym có liên quan đến

quang hợp và tổng hợp hydratcacbon, giúp vận chuyển hydratcacbon, tổng hợp
protein, cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi gặp điều kiện bất lợi
- Vai trò của canxi (Ca): Ca là thành phần của màng tế bào dưới dạng
canxi pectate, cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường, giúp cho màng
tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa nhiều enzym như:
phospholipase, agnine, triposphate.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

- Vai trò magie (Mg): Mg là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, thúc đẩy
sự vận chuyển lân của cây, là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa
hydratcacbon và tổng hợp axit nucleic
- Vai trò của lưu huỳnh (S): S là thành phần của các axit amin chứa lưu
huỳnh cũng như các aminoaxit liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin,
thiamin, biotin và coenzym A giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.
- Vai trò của kẽm (Zn): Zn có liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit
indolacetic, là thành phần thiết yếu của một số men, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein; tăng cường khả năng sử dụng
lân và đạm.
- Vai trò của đồng (Cu): Cu là thành phần của men cytochrome oxydase
và thành phần của nhiều enzym: ascorbic, axit oxidase… xúc tiến quá trình hình
thành vitamin.
- Vai trò của sắt (Fe): Fe cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp lục
tố trong cây là thành phần chủ yếu của nhiều enzym, đóng vai trò chủ yếu trong
sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa axit ribonucleic hoặc
diệp lục.
- Vai trò của mangan (Mn): Mn làm xúc tác trong một số phản ứng enzym và
sinh lý trong cây, là thành phần của pyruvate carboxydase, liên quan đến quá trình
hô hấp của cây, hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và tổng hợp

diệp lục tố, kiểm soát thế oxy hóa khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
- Vai trò của bo (B): B ảnh hưởng đến hoạt động một số enzym, B có khả
năng tạo phức và các hợp chất polyhydroxy khác nhau, tăng khả năng thấm ở
màng tế bào, B liên quan đến quá trình tổng hợp lignin và sự phân chia tế bào, sự
tổng hợp protein….
- Vai trò của molypden (Mo): Mo làm xúc tiến quá trình cố định đạm và
quá trình sử dụng đạm của cây, Mo tham gia vào thành phần của men khử nitrat
và men nitrogenase.
Nói tóm lại, hầu hết các loài lan đều sống tự dưỡng, một số loài cộng sinh
với nấm nên việc lấy dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài khá thuận lợi, lan là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

loài cây không cần nhiều dinh dưỡng do đó, bón phân cho lan tốt nhất là bón
thường xuyên với liều lượng thấp, tùy loài lan khác nhau mà bón với liều lượng ở
các giai đoạn cũng khác nhau (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
1.1.2.6. Nhân giống lan
Cũng như các loại cây trồng khác nhau, hoa lan có 2 phương pháp nhân
giống đó là nhân giống hữu tính và vô tính.
Nhân giống hữu tính: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo ra
hợp tử sau đó phát triển thành hạt và hạt phát triển thành cây con, trong tự nhiên
hạt lan nẩy mầm được là nhờ nhiễm nấm.
Nhân giống vô tính: là sự phân chia, tăng trưởng liên tục của các tế bào từ
một tế bào ban đầu hoặc của các cây từ cây mẹ ban đầu nên chúng giống nhau về
mặt di truyền, có mấy phương pháp nhân giống vô tính sau:
- Tách chiết: là quá trình tách các cây lan từ những tổ hợp lan thuộc chi đa
thân (Cattleya, Dendrobium…), nhưng lượng cây nhân giống không nhiều.
- Nhân giống bằng nuôi cấy tế bào: Phương pháp này có ưu điểm là hệ số
nhân giống cao, quần thể tạo đồng đều, rút ngắn thời gian sản xuất cây giống và

có thể áp dụng nhân giống trên quy mô công nghiệp.
1.1.3. Các điều kiện cơ bản để trồng lan
1.1.3.1. Cây giống
Cần tuyển chọn những giống lan, loài lan đang được ưa chuộng trên thị
trường và có giá trị kinh tế cao, chọn những cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh.
Hiện nay có một số loài, chi đang có giá trị thương mại cao như chi
Rhynchostylis, Dendrobium, Vanda, Cattleya…
Có thể nhân giống vô tính và hữu tính hoa lan, tuy nhiên phương pháp vô
tính được sử dụng nhiều hơn. Các kỹ thuật tách cụm, tách củ, tách cây con
(keili), nuôi cấy mô, tách ngọn… thể hiện những ưu điểm vượt trội so với nhân
giống hữu tính bằng hạt. Tuỳ từng loại lan, từng nhóm lan cụ thể mà sử dụng
từng phương pháp cho phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.1.3.2. Chậu và giá thể
Tùy theo loài lan và ở các độ tuổi khác nhau mà có loại, cỡ chậu cho phù
hợp, có rất nhiều loại chậu, chậu đất nung, chậu nhựa… trong đó, chậu nhựa hay
dùng hơn vì rẻ và bền, ngoài ra còn có chậu gỗ hoặc gắn vào các thân cây như:
Vanda, Aerides…
Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng,
việc sử dụng giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt với cây trồng nhất là cây ở giai
đoạn vườn ươm, hiện nay các giá thể được sử dụng: than củi, gạch nung, rêu, rễ
bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, xơ dừa… các giá thể khác nhau có những ưu nhược
điểm khác nhau, tùy theo mục đích trồng và các loài lan khác nhau thì trồng trên
các nền giá thể tương ứng.
Với các loại lan có bộ rễ lớn như Đai châu, Giáng hương… giá thể có thể
là những thân cây gỗ đã chết, chậu đất nung có các lỗ thoáng có bổ sung vỏ cây
hoặc than hoa vào chậu để giữ ẩm (Trần Văn Bảo, 2001). Các loại gỗ thường

được dùng để ghép cây như gỗ nhãn, vải, ổi, sung…
1.1.3.3. Thiết kế vườn
Nếu chỉ trồng vài giò để làm cảnh ta có thể treo chúng vào các chỗ râm
mát, các gốc cây quanh nhà. Tuy nhiên với mục đích kinh doanh, cần phải thiết
kế một nhà lưới chắc chắn với bộ khung giàn có thể làm bằng sắt hay hợp kim.
Trên mái giàn dung lưới đen che để làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cây,
tránh ánh sáng trực xạ. Xung quanh phải làm hàng bảo vệ có thể dùng các tấm
lưới thép để che. Khi bố trí treo lan trong vườn cần chú ý chọn hướng treo để
tránh ảnh hưởng của gió lộng và tránh ánh nắng trực tiếp từ buổi trưa đến khoảng
15h buổi chiều chiếu vào vườn cây. Vườn được làm theo hướng Bắc – Nam
(Trần Văn Bảo, 2001).
1.1.3.4. Tưới nước
Nước cần cho sự sống của cây lan nhất là lúc nó đang ở giai đoạn phát
triển dinh dưỡng, thiếu nước lan sẽ khô héo dần và chết, nhưng thừa nước lại làm
cho chúng dễ thối và chết, người ta thường nói rằng cây lan bị chết do tưới nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

không đúng hơn bất kỳ lý do nào khác do đó khi tưới nước cho lan cần quan tâm
đến lượng nước tưới và chất lượng nước tưới.
+ Lượng nước tưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Theo mùa: mùa mưa ẩm độ không khí tương đối cao thích hợp cho sự
phát triển của cây lan.
- Theo loài lan: cây có nhiều lá và lá lớn, cần tưới nhiều nước, còn cây
mập và dày thì tưới ít nước hơn, những cây có rễ giả nhiều thì cần phải tưới
thường xuyên vào thời kỳ tăng trưởng, còn thời kỳ nghỉ thì cần ít nước.
- Theo giá thể, chậu trồng và môi trường trồng: cường độ ánh sáng, giá
thể, loại chậu và độ thông thoáng. Tất cả đều liên quan đến độ ẩm ở cây lan giúp
chúng ta quyết định lượng nước tưới cho cây lan.

+ Chất lượng nước tưới: nước tưới với lan cực kỳ quan trọng, do đó nước
phải sạch, không nhiễm mặn, phèn và pH phải thích hợp.
- Nước mưa: là nguồn nước lý tưởng cho lan, nước mưa có pH = 6 – 7, tuy
nhiên ngày nay nước mưa chỉ tốt ở những vùng không bị ô nhiễm môi trường, còn
những vùng công nghiệp thường có mưa axít do đó rất nguy hiểm đến cây trồng.
- Nước sông suối: rất tốt cho lan, chỉ cần đến độ phèn, độ mặn, phù sa.
- Nước máy: phải để bay hơi Clo.
- Nước giếng: phải chú ý đến hàm lượng kim loại nặng như: Mg, Mn, Fe…
+ Dụng cụ tưới: vòi tưới bông sen + máy bơm nước hợp với những vườn
lan lớn, khi tưới, lật ngược vòi phun thành hình cầu vòng hạt nước rơi xuống nhẹ
nhàng, còn đối với những vườn lan nhỏ ta dùng bơm tay, khi tưới không phải
tưới đậm ngay một khu vực mà tưới đi tưới lại cho giá thể ngấm.
+ Thời gian tưới: tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, nếu trời nắng nóng,
độ ẩm không khí thấp vào buổi trưa ta nên phun môi trường xung quanh.
1.1.3.5. Bón phân
Rễ là cơ quan chính giúp lan hấp thụ nước và muối khoáng, ngoài ra lá và
thậm chí là thân cũng có khả năng này. Khi tưới phân ở dạng dung dịch, dung
dịch ấy bám vào rễ, lá và giá thể, các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên
qua màng tế bào để vào bên trong nguyên sinh của tế bào, cho nên phun phân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào. Ngược lại, tưới phân không lâu
đã thấy chúng khô đọng lại các vết trắng ở ngoài lá thì chỉ ít phân được hấp thụ
vào lá, vấn đề được đặt ra là tưới làm sao cho ướt toàn bộ cây mà vẫn tiết kiệm
phân bón và người ta đã làm như sau: trước khi tưới phân nên tưới qua một lượt
nước để giúp cây hấp thụ phân bón được dễ dàng hơn. Thường tưới phân và dinh
dưỡng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tuyệt đối tránh tưới vào buổi trưa.
Phân tưới cho lan nên ở dạng dung dịch, tuỳ theo điều kiện khí hậu, giá thể… mà

khoảng cách giữa các lần tưới phân cần điều chỉnh phù hợp.
* Chọn phân bón:
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001) hiện nay ở Việt Nam có khoảng 4.000 loại
phân bón khác nhau, trong đó phần lớn là phân bón vô cơ ngoại nhập hoặc sản
xuất liên doanh với nước ngoài như Growmore (Mỹ), Yogen (Nhật)… do có rất
nhiều chủng loại như vậy cho nên cần phải xác định nên bón phân loại nào cho
phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Phân bón thường có 2 loại:
- Phân vô cơ:
Lan Hồ Điệp con từ trong ống nghiệm tới 3 tháng tuổi: thời kỳ này chủ
yếu dùng NPK (Đạm – Lân - Kali) rất loãng.
Thời kỳ từ 4 tháng – 10 tháng, tỷ lệ bón (N : P : K = 3: 1: 1)
Thời kỳ từ 10 tháng – 24 tháng, tỷ lệ bón (N : P : K = 1: 2: 2)
Thời kỳ kích thước và có cụm dầy, tỷ lệ bón (N : P : K = 1: 2: 3)
Còn theo Trần Duy Quý (1996) đối với lan Vũ Nữ và Vanda; khi cây còn
bé nên bón phân hóa học theo NPK có tỷ lệ 30 : 10 : 10 hoặc 20 : 20 : 20 cho tới
khi cây có bao hoa thì đổi sang NPK có tỷ lệ 6 : 30 : 30, khi hoa rụng thì đổi sang
NPK có tỷ lệ 30 : 10 : 10, trong quá trình đó ta có thể phun xen kẻ nước tiểu pha
loãng, nước ốc ngâm, nước đậu tương.
Nói tóm lại để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần đáp ứng lượng phân
tối ưu ở từng giai đoạn.

×