Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây cao su ghép tại phú hộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.91 MB, 143 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THU CÚC




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ
XUẤT VƯỜN CỦA CÂY CAO SU GHÉP
TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ






LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THU CÚC





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ
XUẤT VƯỜN CỦA CÂY CAO SU GHÉP
TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 60.62.01.10





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH





HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Cúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là:
TS. Nguyễn Đình Vinh đã hết sức chỉ bảo, hướng dẫn để tác giả có thể hoàn
thành được bản luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Nông lâm kết hợp – Viện Khoa học
kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện và giúp đỡ về địa
điểm triển khai các thí nghiệm cho tác giả.
Cảm ơn Khoa Nông học, bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc.
Công trình được hoàn thành có sự động viên của gia đình, bạn bè động
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Cúc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và trong nước 5
1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây cao su trên thế giới 7
1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây cao su trong nước 16
1.5. Tình hình phát triển cao su tại vùng miền núi phía Bắc 24
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống
và tỷ lệ xuất vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4 28
2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ
lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4 28
2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ
sống và tỷ lệ xuất vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4 29
2.4.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân vô vơ đến
sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây cao su 10 tháng tuổi 30
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 31
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 33

3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của giống VNg 77-2 và
VNg 77-4 33
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ bật chồi sau cắt ngọn 35
3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến chiều cao chồi ghép của giống VNg
77-2 và VNg 77-4 37
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến đường kính chồi ghép của giống VNg
77-2 và VNg 77-4 39
3.1.5. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng tầng lá của cây cao su 42
3.1.6. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây
giống xuất vườn 45
3.2. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ xuất vườn
của giống VNg 77-2 và VNg 77-4 47
3.2.1. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ ghép sống của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 47
3.2.2. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ bật chồi sau cắt ngọn . 50
3.2.3. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều cao chồi ghép của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 51
3.2.4. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính chồi ghép của
giống VNg 77-2 và VNg 77-4 54
3.2.5. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến sinh trưởng tầng lá 56
3.2.6. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng
cây giống xuất vườn của giống cao su VNg 77-2 và VNg 77-4 59
3.3. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của
giống VNg 77-2 và VNg 77-4 60
3.3.1. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến khả năng cho mắt ghép hữu hiệu
của giống VNg 77-2 và VNg 77-4 61
3.3.2. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ ghép sống của giống VNg
77-2 và VNg 77-4 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


3.3.3. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến thời gian bật chồi của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 66
3.3.4. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến chiều cao chồi ghép của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 67
3.3.5. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến đường kính chồi ghép của giống
VNg 77-2 và VNg 77-4 69
3.3.6. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến sinh trưởng tầng lá 71
3.3.7. Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây
giống xuất vườn của giống cao su VNg 77-2 và VNg 77-4 73
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng của cây cao su 10
tháng tuổi 74
3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến chiều cao của cây cao su 10
tháng tuổi 75
3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến đường kính của cây cao su
10 tháng tuổi 78
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng tầng lá của cây
cao su 10 tháng tuổi 80
3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng
cây giống xuất vườn của cây cao su 10 tháng tuổi 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Đề nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG


3.1: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của mắt ghép cao su 34
3.2: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ bật chồi sau cắt ngọn 36
3.3: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến chiều cao chồi ghép 37
3.4: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến đường kính chồi ghép 40
3.5: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng tầng lá của cây cao su 43
3.6: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây giống 45
3.7: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống của mắt ghép 48
3.8: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ bật chồi sau cắt ngọn 50
3.9: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến chiều cao chồi ghép 52
3.10: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính chồi ghép 54
3.11: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến sinh trưởng tầng lá của chồi
ghép 57
3.12: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ xuất vườn của cây ghép 59
3.13: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến khả năng cho mắt ghép hữu hiệu 61
3.14: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ sống của mắt ghép 64
3.15: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ bật chồi sau cắt ngọn 66
3.16: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến chiều cao chồi ghép 67
3.17: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến đường kính chồi ghép 69
3.18: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến sinh trưởng tầng lá của chồi ghép 71
3.19: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ xuất vườn của giống cao
su VNg 77-2 và VNg 77-4 73
3.20: Ảnh hưởng của lượng phân bón vô cơ đến chiều cao chồi ghép 75
3.21: Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến đường kính chồi ghép 78
3.22: Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng tầng lá của chồi
ghép 80
3.23: Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tỷ lệ xuất vườn và chất
lượng cây giống xuất vườn 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC HÌNH

3.1: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến chiều cao chồi trên 2 giống VNg 77-
2 và VNg 77-4 38
3.2: Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống của 2 giống VNg
77-2 và VNg 77-4 48
3.3: Ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ sống của 2 giống VNg 77-
2 và VNg 77-4 64
3.4 : Ảnh hưởng của lượng phân bón đến chiều cao chồi của 2 giống VNg
77-2 và VNg 77-4 76



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

C1, C2, C3

Cành gỗ ghép 5 tháng tuổi; 7 tháng tuổi; 9 tháng tuổi

DVT


Dòng vô tính
Đ/C

Đối chứng
Đ1, Đ2, Đ3 Đường kính gốc ghép 6-7,9mm; 8-10mm; 10,1-12mm

G1

Giống VNg 77-2
G2

Giống VNg 77-4

P1, P2, P3

Liều lượng phân bón theo quy trình; tăng 10%; tăng
20% so với quy trình
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ
QT Quy trình
RRIM Viện nghiên cứu cao su Mã Lai
SOD Superoxide dismutase
T1, T2, T3, T4, T5 Thời vụ ghép tháng 6, 7, 8, 9, 10


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây đa tác dụng, trồng cao su không chỉ

mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh
thái. Diện tích cây cao su đang được phát triển ra ngoài vùng truyền thống (Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên) tới các tỉnh miền núi phía Bắc càng minh chứng cho
giá trị của nó.
Diện tích cao su vùng miền núi phía Bắc khoảng hơn 28 nghìn ha (tính
đến năm 2014). Theo quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 toàn vùng có khoảng 50.000 ha cao su. Vì
vậy, nhu cầu về giống trồng cho vùng là rất lớn.
Vùng miền núi phía Bắc có điều kiện khí hậu, đất đai khác biệt so với vùng
cao su truyền thống ở nước ta (Đông Nam bộ): đất trồng chủ yếu là loại đất đỏ
vàng được phân vào hạng III trong phân cấp đất trồng cao su, thành phần cơ giới
nhẹ, hàm lượng mùn thấp, do đó hiệu quả bón phân chưa cao; mùa Đông lạnh
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây
cao su, thời kỳ mẫn cảm nhất là giai đoạn vườn ươm, tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn
của cây cao su ghép chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, việc xác định giống có khả
năng chịu lạnh và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp là tiền đề cho phát
triển cao su bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hai giống cao su VNg 77-2 và VNg 77-4 được xác định có ưu điểm vượt
trội so với các giống đang khuyến cáo trồng ở vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt
là khả năng chịu lạnh. Hiện nay, tại Phú Hộ, Phú Thọ có 1 ha vườn nhân gỗ ghép
giống VNg 77-2 và VNg 77-4 được xây dựng nhằm phục vụ nghiên cứu và sản
xuất giống cao su chịu lạnh cho vùng miền núi phía Bắc.
Ở nước ta hiện nay, cây giống chủ yếu được sản xuất tại vùng Đông Nam
bộ. Kỹ thuật nhân giống được áp dụng theo quy trình của Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam. Việc vận dụng quy trình nhân giống cây cao su trong điều kiện
vùng miền núi phía Bắc gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của điều kiện sinh
thái khác xa với vùng Đông Nam bộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của
cây cao su ghép tại Phú Hộ - Phú Thọ” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây
giống tại vùng miền núi phía Bắc.
Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng, phát
triển của cây cao su trong giai đoạn vườn ươm nhằm xác định thời vụ ghép,
đường kính gốc ghép, tuổi cành ghép và lượng phân bón vô cơ phù hợp để nâng
cao sức sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây cao su ghép giống cao su VNg 77-
2 và VNg 77-4 tại Phú Hộ, Phú Thọ.
Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá được ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất
vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4.
- Đánh giá được ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống và tỷ
lệ xuất vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4.
- Đánh giá được ảnh hưởng của tuổi cành gỗ ghép đến tỷ lệ sống và tỷ lệ
xuất vườn của giống VNg 77-2 và VNg 77-4.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng và tỷ lệ
xuất vườn của cây cao su 10 tháng tuổi VNg 77-2 và VNg 77-4.
Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học, làm cơ
sở bước đầu để xây dựng kỹ thuật nhân giống hợp lý cho giống VNg 77-2 và
VNg 77-4 tại Phú Thọ và những khu vực có điều kiện sinh thái tương tự.
Kết quả của đề tài sẽ làm tài liệu phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về
cơ sở khoa học của kỹ thuật nhân giống cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cây cao su ghép ở tỉnh Phú Thọ và
trong điều kiện vùng miền núi phía Bắc.
Kết quả của đề tài sẽ được khuyến cáo cho các địa phương và các công ty

cao su tại khu vực và các vùng lân cận thực hiện, nhằm nâng cao hệ số nhân giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cơ sở khoa học của kỹ thuật ghép mắt cao su
Ghép cây là phương pháp nhân giống vô tính bằng cách cho tiếp xúc 2 bộ
phận sống của cây với nhau sao cho chúng có thể liên hợp, sinh trưởng, phát triển
như cây bình thường. Hai bộ phận của cây ghép được gọi là cành ghép (mắt
ghép) và gốc ghép. Ghép cây cao su là thay thế phần thân của cây gốc ghép bằng
một mầm của dòng vô tính đã được tuyển lựa với các đặc tính sinh trưởng, năng
suất và chống chịu tốt hơn gốc ghép.
Cây ghép mang các đặc tính giống hệt dòng vô tính đã cung cấp mắt ghép.
Kỹ thuật ghép cao su nhằm khắc phục các nhược điểm của cây trồng bằng hạt, đó
là sự khác biệt rất lớn giữa các cá thể về đặc tính sinh trưởng, năng suất và chất
lượng mủ không ổn định. Việc nhân giống bằng ghép mắt đã giúp vườn cây sinh
trưởng đồng đều và năng suất mủ tăng lên rõ rệt.
Mặt cắt ngang của thân cây cao su bao gồm các bộ phận cơ bản sau: phần
gỗ, libe và tượng tầng. Phần gỗ: Các tế bào gỗ non tạo thành các ống mạch, các
ống mạch này làm nhiệm vụ dẫn nước và dinh dưỡng khoáng từ rễ lên nuôi các
bộ phận bên trên. Libe: Dẫn các sản phẩm đồng hóa trên tán cây (sản phẩm
quang hợp) xuống các bộ phận bên dưới. Tượng tầng: Là mô phân sinh bên có
thể sinh ra tế bào mới. Tượng tầng chủ yếu phân sinh ngang, sinh ra gỗ mới,
mạch gỗ mới vào phía trong, sinh ra libe mới, vỏ mới ra phía ngoài. Tượng tầng
sinh trưởng mạnh trong mùa sinh trưởng của cây.
Ghép cao su là việc đưa tượng tầng của một mảnh vỏ có chứa mắt ghép
tiếp xúc với tượng tầng của gốc ghép, nơi mà lớp vỏ gốc ghép đã được bóc ra.
Đối với ghép mắt, quan trọng nhất là sự tiếp xúc giữa tượng tầng của cành ghép
và tượng tầng của gốc ghép. Nhờ sự tiếp xúc này cùng với quá trình phân chia

liên tục của tượng tầng mà cành ghép và gốc ghép nối liền được với nhau, trao
đổi chất của cây diễn ra, giúp cây phát triển bình thường. Vì vậy, yêu cầu khi
thao tác ghép là tượng tầng của cành ghép và gốc ghép phải trùng khít nhau.
Tượng tầng gốc ghép và mắt ghép sẽ hoạt động, kết hợp và hàn gắn nhau giúp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

cho mắt ghép phát triển thành một chồi, đó là cây ghép (dẫn theo Đỗ Xuân Tuấn,
2010).
Cơ sở khoa học của kỹ thuật bón phân cao su
Cây cao su cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát
triển. Các chất dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi
lượng và các nguyên tố cần thiết, chúng đều có trong đất và được hấp thụ qua hệ
thống rễ. Tuy nhiên, số lượng các nguyên tố này trong đất không có khả năng
cung cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng, do đó phải bón phân bổ
sung. Việc bón phân phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để tạo điều
kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo Nguyễn Xuân Quát, để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt,
vẫn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách
bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt
quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia (dẫn theo Đào Thị Thắm, 2011).
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan
trọng bậc nhát. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất
tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất
quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B
1
, B
2
,

B
6
…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp
mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ
và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm, cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã,
nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều.
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có
tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ.
Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của
rễ, ra hoa, sự phát triển của quả và hạt. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu
thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh
đậm, sau chuyển dần sang vàng, thân cây mềm, thấp, năng suất chất khô giảm.
Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình
đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng
đạm ở dạng NH
4
+
, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu
bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy, thiếu kali thì cây có biểu hiện về hình thái rát rõ
như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lụ tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện
những chấm đỏ, lá bị khô rồi rủ xuống (dẫn theo Đào Thị Thắm, 2011).
Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến,
thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên, bón phân cần phải cân đối để
cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp,
thời gian bón phân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ

cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và trong nước
Trên thế giới:
Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế, sản lượng và tiêu thụ cao
su thiên nhiên trên thế giới năm 2013 lần lượt là 11,7 và 11,3 triệu tấn, dư thừa
0,4 triệu tấn. Trong năm 2014 ước tính sản lượng và tiêu thụ lần lượt là 12,1 triệu
tấn và 11,9 triệu tấn, dư thừa giảm xuống còn 0,2 triệu tấn. Nhu cầu cao su bắt
đầu hồi phục do tình hình kinh tế tại các thị trường lớn (Mỹ, Trung Quốc) bắt đầu
khởi sắc trở lại.
Năng suất thu hoạch mủ cao su từ 2007 đến 2013 đang sụt giảm từ 1,23
tấn/ha xuống còn 1,14 tấn/ha và là mức thấp nhất trong 6 năm qua. Châu Á
chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm tỷ trọng khoảng 93% tổng nguồn cung và 72%
tổng nguồn cầu cao su thế giới. Kế đến, Châu Mỹ và Châu Âu chiếm lần lượt
15% và 10% tổng cầu cao su thế giới. Nhóm các nước sản xuất cao su thiên
nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam (chiếm 82%
sản lượng sản xuất của thế giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn
nhất thế giới là Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản
(6,6%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu
thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên
nhiên toàn cầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Tại Việt Nam:
Tổng diện tích gieo trồng cây cao su trong nước đạt 983,3 nghìn ha năm
2013. Hiện nay, diện tích trồng cao su tập trung phân bố tại một số vùng chính:
Đông Nam Bộ (45%), Tây Nguyên (30%), Bắc Trung Bộ (11% ), Tây Bắc (6%),
Duyên Hải Nam Trung Bộ (8%). Ngoài diện tích gieo trồng trong nước, trong
những năm qua nhiều doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cũng đã phát
triển các rừng cao su tự nhiên trên đất các quốc gia láng giềng như Lào,

Campuchia và tổng diện tích gieo trồng tại hai nước bằng khoảng hơn 10% diện
tích tại Việt Nam (Đỗ Bảo Ngọc, 2014).
Năm 2013, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 3 trên
thế giới với sản lượng 949.000 tấn, chiếm 7,9% tổng sản lượng của thế giới
(Thanh Thủy, 2014). Năng suất cây cao su năm 2013 ước đạt 1.737 kg/ha, tăng
nhẹ 1% so với năm 2012. Đây là năm thứ tư liên tiếp kể từ năm 2010, cao su Việt
Nam giữ được năng suất trên 1,7 tấn/ha và là một trong 3 nước có năng suất cao
nhất trên thế giới cùng với Ấn Độ và Thái Lan. Tổng sản lượng cao su khai thác
và nhập khẩu đạt 1.228,4 nghìn tấn. Trong đó, mục đích xuất khẩu chiếm tỷ trọng
từ 69,6% - 87,8%, tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng từ 12,2% - 30,4% tổng sản
lượng cao su khai thác và nhập khẩu. Sản lượng nhập khẩu cao su của Việt Nam
năm 2013 đạt 313 nghìn tấn. Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Đài Loan, Thái
Lan là các thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải Quan, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong
năm 2013 đạt khoảng 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư thế giới với
giá trị đạt 2,5 tỷ USD, tăng 5,2% về khối lượng nhưng giảm khoảng 12,9% về
giá trị. Xuất khẩu cao su vẫn đứng trong nhóm 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu cao nhất trong nhóm hàng nông sản, sau gạo và cà phê (Trần Tuấn Anh,
2014).
Giá xuất khẩu cao su bình quân năm 2013 đạt khoảng 2.316 USD/tấn
giảm khoảng 17,2% so với năm 2012. Nguyên nhân chính khiến giá cao su giảm
sâu trong năm 2013 là do nguồn cung cao su thiên nhiên liên tục vượt cầu, bên
cạnh đó khủng hoảng nợ công ở Châu Âu kéo dài làm ảnh hưởng nặng nề đến
nền kinh tế khu vực này, dẫn đến thu hẹp mức tiêu thụ cao su của ngành sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

lốp xe, và một số ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế chậm tại
những nước quốc gia tiêu thụ chính như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng
khiến nhu cầu sụt giảm (Nguyễn Xuân Quý, 2014).

Về thị trường xuất khẩu, mặt hàng cao su của Việt Nam được xuất khẩu
tới 73 thị trường khác nhau trên thế giới, giảm 5 thị trường so với năm 2012.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, lượng xuất
khẩu năm 2013 đạt 507,1 nghìn tấn với kim ngạch 1,4 tỷ USD (tăng 3,0% về
lượng nhưng giảm 14,3% về kim ngạch so với năm 2012). Lượng cao su xuất
khẩu sang thị trường này chiếm 47,0% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Tiếp theo là thị trường Malaysia (chiếm 21%) với lượng xuất khẩu đạt 223,6
nghìn tấn, kim ngạch 517,9 triệu USD (tăng 11,6% về lượng, giảm 8,2% về kim
ngạch); thị trường Ấn Độ đạt 86,4 nghìn tấn (tăng 20,6% về lượng); thị trường
Hoa Kỳ đạt 28,9 nghìn tấn (tăng 23,4% về lượng); thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đạt
16,2 nghìn tấn (tăng 16,3%) Đáng chú ý trong năm 2013, lượng cao su xuất
khẩu sang một số thị trường như Băng la đét, Bê la rút, Ba Lan, Bungari,
Urugoay,… tuy không nhiều nhưng lại đạt mức tăng trưởng đột biến so với năm
2012 (Trần Tuấn Anh, 2014).
1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây cao su trên thế giới
Nghiên cứu về tuyển chọn các dòng cao su vô tính
Những dòng vô tính đầu dòng ở Brazil từ nguồn IRRDB81 đã được Viện
nghiên cứu Cao su Thái Lan đánh giá. Thí nghiệm được tiến hành năm 1988 ở
trung tâm dịch vụ kỹ thuật sản xuất Phuket, tỉnh Phuket, Thái Lan. 96 dòng vô
tính đầu dòng có nguồn gốc Brazil cùng với các dòng vô tính RRIC 121, BPM
24, GT1 và RRIM 600 được so sánh trong một thí nghiệm bố trí theo kiểu bình
phương la tinh với 2 lần nhắc. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về
sinh trưởng và sản lượng, nhiều dòng vô tính Brazil cho sản lượng thấp. Chỉ có
MT/I/215 là có mủ trong thí nghiệm này. Ba dòng vô tính có sản lượng cao nhất
là RRIC 121, RRIM 600 và MT/I/215. Khi cây ở 17 năm tuổi, có 20 dòng vô tính
Brazil có mức sinh trưởng cao hơn dòng vô tính đối chứng RRIM 600 (76,63cm).
Những dòng vô tính sinh trưởng nhanh trước khi được mở cạo và trong khi cạo là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


CNSAM 7701 (102,14 cm; 4,56cm/năm); RO/I/6386 (94,23cm; 3,85cm/năm) và
RO/I/2461 (91,56; 3,94cm/năm). Hầu hết các dòng vô tính này đều mẫn cảm với
bệnh rụng lá mùa mưa (Wang Zeyun et al., 2001).
Theo Adi Daslin and Sekar Woelan (2006), khi đánh giá những dòng cao
su mới tại Indonesia cho thấy: Một số dòng vô tính series IRR 100 và 200 như
IRR 104, IRR 112, IRR 118, IRR 211 và IRR 220 có tiềm năng sản lượng mủ và
gỗ thích hợp khuyến cáo cho sản xuất. Các dòng vô tính IRR 104, IRR 211 và
IRR 220 có sản lượng cao nhưng tiềm năng gỗ trung bình. Các dòng vô tính mủ
gỗ như: IRR 112 và IRR 118. Các dòng vô tính này có tiềm năng cao về sản
lượng mủ và gỗ, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn (hơn 4 năm).
Yêu cầu đầu tiên của Viện Nghiên cứu cao su Campuchia là kiểm tra
những dòng vô tính chọn lọc từ nước ngoài để tìm vật liệu trồng phù hợp nhất.
Chương trình chọn tạo giống tại Campuchia mới chỉ bắt đầu những năm gần đây.
Các thí nghiệm qui mô lớn đã được thiết lập tại viện nghiên cứu cao su
campuchia. Kết quả so sánh về sinh trưởng và sản lượng của 29 dòng vô tính thu
được những kết quả khác biệt so với các nước khác: PB 235, PB 280, PB 330,
IRCA 111 và IRCA 230 ở giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng khỏe. Ngược
lại PB 260, PB 314 và IRCA 109 sinh trưởng kém hơn GT1. Sinh trưởng của
dòng vô tính PB 217 tương đối tốt để cho phép phát triển dòng vô tính này ở
Campuchia. Ở giai đoạn đầu, dòng vô tính PB 217 chưa cho thấy có tiềm năng
sản lượng mủ cao. Hai dòng vô tính PB 330 và IRCA 230 là những dòng vô tính
có thể phát triển cao su tiểu điền (Chetha and Bunthuon, 2006).
Vùng Đông Bắc Ấn Độ phải chịu nhiều điều kiện bất lợi như nhiệt độ
thấp, nhiều gió, cao trình cao và sự hoành hành của nấm Oidium hevea. Các
chương trình nhân giống cho khu vực này bao gồm: đánh giá dòng vô tính, nhân
giống tái tổ hợp, đánh giá con lai đa giao và đánh giá đa dạng di truyền. PB 235,
RRIM 600, RRII 2003, RRII 208, RRIM 703, RRII 118 và Haiken 1 được xem là
những dòng vô tính cao sản ở Trpura. Kết quả so sánh với cùng dòng vô tính
trồng ở Assam (cao trình thấp) và Meghalava (cao trình cao) cho thấy có sự biểu
hiện rất khác biệt: các dòng vô tính RRIM 600, RRII 118 và RRII 105 có thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

tích cao tại Assam nhưng chỉ là những dòng vô tính có tiềm năng tại Meghalava.
Nhân giống bằng phương pháp tái tổ hợp ở Tripura sử dụng nguồn vật liệu
Wickam và Amazon đã tạo được 52 và 642 con lai tương ứng trên cả hai nguồn
vật liệu. Kết quả đánh giá con lai tại Tripura đã thu được 10 con lai có sản lượng
cao và có đặc tính phụ mong muốn như khả năng kháng bệnh rụng lá phấn trắng
và kháng gió (Priyadarshan et al., 2006).
Kết quả nghiên cứu của Sekar Woelan et al. tại Indonesia chỉ ra rằng: Sản
lượng bình quân của các DVT thuộc nhóm giống cho mủ qua 10 năm cạo đạt
2.050kg/ha/năm, trong đó, DVT IRR 104 và PB 260 cho năng suất mủ cao nhất,
đạt 2.193 kg/ha/năm. Sản lượng bình quân của các DVT thuộc nhóm giống cho
mủ - gỗ qua 10 năm cạo đạt 1.720 kg/ha/năm, trong đó các DVT IRR 32, IRR 39
và IRR 42 có năng suất mủ khá thấp (1.200 kg/ha/năm). DVT IRR 112 cho năng
suất cao nhất, đạt 2.177 kg/ha/năm. Nhóm giống mủ - gỗ và giống cho gỗ có
trung bình vanh 15 năm tuổi khá cao, từ 92-139cm. Sản lượng gỗ nhóm giống
cho gỗ đạt trung bình 2,22m
3
/cây. Các DVT IRR 5, IRR 32, IRR 39, IRR 42 và
IRR 112 trong nhóm giống mủ - gỗ có sản lượng gỗ trung bình cao từ 0,79-
0,98m
3
/cây (dẫn theo Hoàng Thị Liễu, 2010).
Trung Quốc là nước trồng cao su trong điều kiện bất thuận so với các
nước khác. Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền
thống từ vĩ tuyến 18
0
B đến 24
0

B và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam,
Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây
cao su có hiệu quả trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với
cây cao su. Các yếu tố bất lợi cơ bản đối với cây cao su ở Trung Quốc là khí hậu
mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường
xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố này
Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo
hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ thể.
Chương trình cải tiến giống cao su ở Trung Quốc được thực hiện do South
China Academy of Tropical Crops nay là China Academy of Tropical Science ở
đảo Hải Nam và Yunan Reaserch Institute and Tropical Crops ở tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc đã tạo tuyển một số dòng vô tính chịu lạnh, đạt năng suất cao và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

được khuyến cáo diện rộng: Yunan 2777-5 (2.036 kg/ha/năm), SCATC 7-33-97
(1.977 kg/ha/năm), Dfeng 95 (1.619 kg/ha/năm), SCATC 88-13 (1.592
kg/ha/năm). Và đến năm 1999, Ủy ban kiểm tra đánh giá giống cây trồng Trung
Quốc đã công nhận và cho phép mở rộng sản xuất hai giống mới là Vân Nghiên
77-2 và Vân Nghiên 77-4.
Vân Nghiên 77-2 là giống do Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam lai từ
giống GT 1 x PR 107. Trong thí nghiệm, Vân Nghiên 77-2 biểu hiện sinh trưởng
nhanh, chịu rét, cao sản. Kết quả đánh giá sau 6 năm cạo mủ tại Viện cây trồng
nhiệt đới Vân Nam cho thấy: Năng suất mủ bình quân đạt 1.475 kg/ha
(3,6kg/cây/năm), hàm lượng cao su khô trung bình đạt 33,4%. So với đối chứng
tăng từ 164 - 179,7%.
Giống Vân Nghiên 77- 4 do Viện cây trồng nhiệt đới Vân Nam lai từ
giống GT 1 x PR 107. Vân Nghiên 77- 4 có khả năng sinh trưởng nhanh, sản
lượng cao, chịu rét. Kết quả đánh giá sau 6 năm cạo tại Viện cây trồng nhiệt đới
Vân Nam cho thấy: Năng suất mủ bình quân 1.119 kg/ha (2,65 kg/cây/năm), hàm

lượng cao su khô là 33,6%. Năng suất mủ vượt so với đối chứng GT1 từ 128 -
136% (dẫn theo Nguyễn Văn Niệm, 2010).
Trong vài thập niên qua, các nhà tạo giống cao su Trung Quốc đã tạo ra
một số lượng lớn các dòng kháng lạnh. DVT sinh trưởng nhanh, năng suất cao,
kháng lạnh khỏe như Zhanshi 327-13; DVT năng suất trung bình, kháng lạnh cao
như 93-114, Nam China 1; DVT năng suất thấp, kháng lạnh cao như Five-star I-3
và Zhan trial 485-1; DVT năng suất cao, kháng lạnh trung bình như Reyan 7-33-
97 và Yunyan 77-2. Trung Quốc đã nhập nội một số giống như IAN 873, RRIM
2025 có năng suất cao và kháng lạnh trung bình và GT 1 có năng suất và kháng
lạnh trung bình. Một vài DVT trong số này đã được dùng để phát triển sản xuất
đại trà và số khác dùng làm vật liệu tạo giống kháng lạnh (dẫn theo Lê Thị Thùy
Trang, 2012).
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cao su bằng ghép mắt
Giống như các loài cây thân gỗ khác, cải tiến di truyền cây cao su là một
quá trình lâu dài. Vì vậy, để nhân nhanh các giống có năng suất, khả năng chống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

chịu vượt trội, kịp thời cung cấp vật liệu trồng mới cho các thí nghiệm quy mô
lớn và sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phương pháp nhân giống cao su
đại trà phổ biến hiện nay là ghép mắt. Mắt ghép của các DVT được tuyển lựa để
ghép vào thân cây cao su non được nẩy mầm từ hạt.
Tại Trung Quốc, tùy thuộc vào phương pháp ghép mà lựa chọn cành gỗ
ghép cho phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống của mắt ghép. Mắt ghép màu nâu: Cành
thường lấy cành loại 1 tuổi, thường lấy những cành không có cuống lá mà đã hóa
gỗ hoặc nửa gỗ. Mắt ghép màu xanh: Cành lấy mắt ghép lấy ở tầng lá thứ 1-2 của
cành phụ nhỏ, cành phụ ở tầng lá 3-4, đường kính 0,6cm trở lên. Theo Lưu
Thông Tuyền, cây gỗ ghép trồng 1 năm, cắt thân, sau 45 ngày có thể lấy được 9
cành bên, thu được 76 mắt ghép. Từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kỳ cây con sinh
trưởng tốt và thời kỳ ghép thích hợp. Từ tháng 11 đến tháng 4 ôn độ thấp, mầm

cao su vừa nhú không thích hợp ghép. Bình quân ôn độ dưới 20
0
C và thấp tuyệt
đối dưới 15
0
C không nên ghép. Tháng 4 tuy ghép được, gốc ghép và cành ghép lá
tương đối ít, dịch cây không nhiều, bóc vỏ khó, ghép không thuận lợi (dẫn theo
Nguyễn Văn Niệm, 2010).
Kỹ thuật nhân giống vô tính được hiệp hội cao su Ấn Độ và Đại học nông
nghiệp Kerala nghiên cứu cho thấy: tùy thuộc vào màu sắc và độ tuổi của mắt
ghép cũng như độ tuổi của cây gốc ghép được sử dụng, hai loại mắt được sử
dụng chủ yếu: mắt màu nâu, mắt màu xanh. Ghép mắt nâu thường được thực hiện
bằng cách ghép mắt màu nâu lấy từ cành gỗ ghép 1 năm tuổi trên vườn nhân vào
cây gốc ghép 10 tháng tuổi trong vườn ươm có chu vi là 7,5 cm ở vùng cổ rễ là lý
tưởng cho ghép mắt. Ghép mắt xanh: Mắt xanh được thu hoạch sau 6-8 tuần tuổi,
ghép vào gốc ghép từ 5-7 tháng tuổi, chu vi khoảng 2,5 cm ở gốc, với vỏ màu
nâu lên đến độ cao khoảng 15 cm, có thể được sử dụng đưa vào ghép. Ở Ấn Độ,
khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 thường thích hợp cho ghép mắt màu
nâu.
Ở Ấn Độ, phương pháp ghép mắt xanh trên gốc ghép thực sinh 4-6 tháng
tuổi để đạt được dạng stump bầu hoặc bầu 2 tầng lá ổn định trong vòng 10-12
tháng được ưa chuộng và phổ biến. Gần đây, Ấn Độ đã đưa vào sản xuất một loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

cây giống có tầng lá chất lượng cao, gọi là cây luyện rễ. Cây luyện rễ là cây có
tầng lá được đặt trong chậu thể tích nhỏ, rất nhẹ, cây được phát triển trên nền cơ
chất là bột xơ dừa đã qua xử lý, bộ rễ của cây được tôi luyện để rễ phát triển
nhanh và sớm nhằm tăng sức chống chịu của cây trong những vùng khô hạn và
vườn cây nhanh ổn định. Sau nhiều năm đưa vào sản xuất, cây luyện rễ có thể rút

ngắn thời gian kiến thiết cơ bản xuống một năm, giảm được 2/3 chi phí khi trồng
mới nhờ giảm được chi phí vận chuyển, rải bầu và trồng, vườn cây nhanh ổn định
hơn và chống chịu khô hạn tốt hơn nhờ vào bộ rễ đã được tôi luyện (dẫn theo Lê
Thị Thùy Trang và cs., 2013).
Nghiên cứu vi nhân giống và cải tiến kỹ thuật nhân giống cao su bằng
phương pháp ghép non
Vi nhân giống, vi giâm cành là ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để tạo
ra cây cao su hoàn chỉnh từ các bộ phận như chồi đỉnh, chồi nách lá. Cây sinh
trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc bình nuôi cấy khác.
Ghép non cây cao su là kết hợp gỗ ghép non với gốc ghép non. Gỗ ghép
non được nhân giống in vitro với kích thước đường kính thân từ 0,2 - 0,3 cm.
Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, Viện Nghiên cứu Cao su Mã
Lai (RRIM) đã khởi xướng việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật ghép non cây cao
su (Hurov, 1960) và đạt được một số thành tựu đáng kể. Năm 1985, Viện RRIM
công bố đã thực hiện thành công trên gốc ghép từ 2 đến 4 tháng tuổi, phương
pháp này có ưu điểm là rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong việc sản xuất
cây con giống.
Áp dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cao su cũng được nghiên
cứu tại Bờ Biển Ngà. Theo Carron và cs. (1997), khi đánh giá 700 cây được nhân
dòng vô tính bằng ghép mắt và vi giâm cành đã chỉ ra rằng: Sau 8 năm trồng, cây
ghép non và cây vi giâm cành biểu hiện sự phát triển tương đương, dạng cây vi
giâm cành đạt được ưu thế về vanh thân từ khi 6,5 năm tuổi. Năng suất của 2
nghiệm thức tương đương sau 2 năm cạo.
Vi nhân giống và cải tiến kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép non
đã được các tác giả Trung Quốc nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu tại Hải Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

khi sử dụng cây con phát triển từ phôi soma sơ cấp qua quá trình nuôi cấy túi
phấn đã khẳng định cây ghép non tốt hơn cây ghép truyền thống về sinh trưởng

và sản lượng (Liu Songquan et al., 1990; Hao and Wu, 1996; Wang et al., 1989;
Xie-Hui et al., 1998).
Nghiên cứu của Wang Shoufeng cho thấy: kỹ thuật ghép non cao su được
thực hiện khi đường kính thân gốc ghép đạt đến kích thước 0,3 cm (gốc ghép
non) và đường kính thân gỗ ghép đạt đến kích thước từ 0,5 - 1,2 cm. Tuy nhiên,
việc này cũng rất khó thực hiện vì mắt ghép có kích thước lớn hơn gốc ghép nên
phải cắt tỉa mắt ghép cho thật nhỏ để vừa với gốc ghép và chỉ sử dụng các mắt
ngủ hoặc vừa rụng lá nhưng tỷ lệ cây ghép sống cũng rất thấp (Huang Shoufeng
et al., 1989; Lin Weifu et al., 1998).
Kết quả nghiên cứu nhân giống cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô
(Chen Xiongting et al., 1998; Wang Zheyun et al., 2001) chỉ ra rằng cây con sản
xuất bằng phương pháp này cho sản lượng cao hơn 10 - 35%, tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn 5% và thời gian mở miệng cạo cũng sớm hơn nửa năm so với cây con
sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Chen et al. (2001) so sánh sinh trưởng và năng suất của cây tự ra rễ gồm
cây phát sinh trực tiếp từ phôi soma và cây vi giâm cành từ cây phát sinh soma
với đối chứng là cây ghép mắt truyền thống của 2 DVT là Haiken 1 và Haiken 2.
Về sinh trưởng cho thấy trung bình vanh thân của cây vi nhân giống là 109,1-
135,2% so với đối chứng. Năng suất trung bình trong 4 năm cạo đầu tiên của cây
vi nhân giống là 129,9-146,3% so với đối chứng. Mức chênh chênh lệch về sinh
trưởng và sản lượng của cây vi nhân giống và đối chứng biến biên tùy DVT.
Kế tiếp nghiên cứu trên, Chen et al. (2004) so sánh sinh trưởng và năng
suất của 4 dạng vật liệu trồng mới gồm: cây phát sinh trực tiếp từ phôi soma, cây
vi giâm cành từ chồi đỉnh và chồi chồi nách lá của cây phát sinh từ phôi soma,
cây ghép non với mắt ghép là cây phát sinh từ phôi soma và cây ghép mắt truyền
thống của các DVT tương ứng. Biểu hiện cả về sinh trưởng và sản lượng của các
dạng vật liệu có trải qua quá trình phát sinh phôi soma đều vượt hẳn đối chứng.
Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên là cây phát sinh trực tiếp từ phôi soma, cây vi giâm
cành, cây ghép non với sinh trưởng vượt đối chứng là 24,7%, 20,2% và 9,1%;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14

năng suất vượt đối chứng lần lượt là 46,3%, 29,9% và 22,6%. Ở cây ghép non,
gốc ghép có bản chất biến thiên giống như gốc ghép của phương pháp ghép
truyền thống, vì vậy ưu thế sinh trưởng và sản lượng của cây ghép non được quy
cho sự trẻ hóa của phần thân ghép do quá trình phát sinh phôi soma đem lại.
Nhiều tiến bộ trong công nghệ sinh học áp dụng cho cây cao su ở Ấn Độ
bao gồm phát triển các quy trình vi nhân giống cây cao su thông qua việc phát
sinh phôi soma, phát triển những cây chuyển gen có khả năng chịu đựng những
yếu tố bất lợi. Các nghiên cứu về Marker phân tử ở cao su cho thấy tiềm năng
ứng dụng của các Marker DNA trong cải tiến di truyền như phân tích di truyền
và đánh giá đa dạng di truyền (Varghese and Mydin, 2006).
Các ưu điểm của phương pháp ghép non so với phương pháp ghép truyền
thống đã được nêu bởi Chen et al. (2007). Ghép non được thực hiện dễ dàng và
nhanh chóng, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cho tỷ lệ sống cao, chồi
nẩy mầm mạnh và tiết kiệm được chi phí vận chuyển cành gỗ ghép và diện tích
vườn ươm, vườn nhân. Phương pháp ghép non hoàn toàn có thể thay thế ghép
truyền thống nếu có vật liệu cung cấp ghép mắt từ vi nhân giống.
Năm 1994, nhóm nghiên cứu người Pháp thiết lập một thí nghiệm khác
với DVT RRIM 600 được trẻ hóa bằng phương pháp phát sinh phôi soma sơ cấp
và nhân bằng vi giâm cành. Trong những năm tiếp theo, những dòng vô tính khác
được trẻ hóa bằng phôi soma sơ cấp (BPM 24, PB 254, PR 107, PB 314) hay
bằng phôi soma được lưu giữ phôi thứ cấp (PB 260, RRIM 703). Kết quả tổng
hợp số liệu cho thấy rằng toàn bộ DVT được trẻ hóa bằng phôi soma sơ cấp (đôi
khi bằng vi giâm cành) hoàn toàn giống với dòng mẹ trong mọi trường hợp và
biểu hiện tốc độ sinh trưởng ngang bằng hoặc cao hơn cây ghép theo phương
pháp truyền thống (Carron và cs., 2007). Cây ghép non với mắt ghép đã được trẻ
hóa bằng quá trình phát sinh phôi soma là dạng vật liệu trồng mới cao su hữu
hiệu với tính khả thi cao vì chúng là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp vi
nhân giống và ghép mắt truyền thống.

Việc ghép non giải quyết được vấn đề không tương xứng giữa gốc ghép và
gỗ ghép (do vỏ của gốc ghép quá mỏng trong khi vỏ của gỗ ghép lại quá dày)
bằng cách kết hợp gỗ ghép non với gốc ghép non. Kết quả nghiên cứu cho thấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

phôi sôma phát triển từ việc nuôi cấy bao phấn hoặc nhị hoa in vitro, qua quá
trình phân chia và tổng hợp, sẽ phát triển đầy đủ thành chồi non tương tự như sự
phát triển của phôi hợp tử. Gỗ ghép được nhân giống in vitro theo cách này được
gọi là gỗ ghép non với kích thước đường kính thân từ 0,2 - 0,3 cm (dẫn theo Phan
Hoàng Sơn, 2009).
Nghiên cứu nhân giống cao su bằng chuyển nạp gen
Viện nghiên cứu Cao su Mã Lai đã sử dụng mô sẹo hình thành từ việc
nuôi cây túi phấn non làm vật liệu khởi đầu để xây dụng quy trình chuyển nạp
gen cho cây cao su (Arokiaraj and Wan, 1991).
Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ cũng đã sử dụng kỹ thuật nuôi cấy túi phấn
non cây cao su để tạo ra mô sẹo nghiên cứu sự biểu hiện gen mã hóa enzyme
Superoxide dismutase (SOD) (Sobha et al., 2001). Tiếp theo đó, Ấn Độ đã thành
công trong việc tạo cây cao su chuyển gen mang gen SOD nhằm tăng tính kháng
khô miệng cạo. Gen homeobox trên cây cao su đã được phân lập và giả định có
tham gia vào sự biệt hóa tế bào tượng tầng để tạo nên ống mủ (Arokiaraj et al.,
2002). Đây là cơ hội để cải thiện chất lượng gỗ cao su bằng phương pháp chuyển
nạp gen.
Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật nuôi cấy túi phấn trong dự án tạo ra cây
cao su kháng lạnh bằng phương pháp chuyển nạp gen (Ming, 2008).
Theo Hadi, kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng mà cách thức đơn giản và
nhanh hơn là kỹ thuật ghép sớm. Thí nghiệm được thực hiện bằng cách ghép gốc
ghép trồng bằng hạt PB 260 với chồi nách có độ tuổi từ 3 và 6 tuần của DVT
RRIC 100. Ở nghiệm thức thứ nhất, cây con 3 tuần tuổi trong vườn ươm hạt
được nhổ lên và đem ra ngoài ghép rồi sau đó được trồng lại vào líp để tiếp tục

phát triển. Nghiệm thức thứ hai, gốc ghép sau khi nảy mầm trong túi bầu 10 x 20
cm từ 4-6 tuần tuổi được ghép trực tiếp trong bầu mà không cần nhổ gốc ghép
lên. Cây ghép được bao lại bằng túi nilon trong suốt và được đặt ở nơi có 50%
cường độ ánh sáng mặt trời trong 1 tháng. Kết quả là nghiệm thức thứ nhất có tỷ
lệ ghép sống 48% và nghiệm thức thứ hai có tỷ lệ ghép sống 69% (dẫn theo
Huỳnh Thị Minh Tâm và Lê Thị Thùy Trang, 2011).

×