Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè xanh, chè đen của một số dòng chè mới lai tạo tại phú hộ, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.61 MB, 94 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ BÌNH






NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CHÈ XANH, CHÈ ĐEN CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ
MỚI LAI TẠO TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ







LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI, NĂM 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ BÌNH





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CHÈ XANH, CHÈ ĐEN CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ
MỚI LAI TẠO TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH





HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Đình Vinh
(Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là người đã định hướng đề tài và trực tiếp
hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo Bộ môn cây
công nghiệp – Khoa nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Luận văn này sẽ không thể thực hiện đuợc nếu không có sự giúp đỡ nhiệt
tình của tập thể anh chị em Bộ môn chọn tạo giống – Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Chè - Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi,
khích lệ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Học viên


Nguyễn Thị Bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Nguồn gốc và phân loại cây chè 5
1.2.1. Nguồn gốc 5
1.2.2. Phân loại 7
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước. 8
1.3.1. Diện tích và sản lượng chè trên thế giới. 8
1.3.2. Tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu 10
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam 10
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống 12
1.4.1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè 18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
1.4.2.1. Nghiên cứu về giống 20
1.4.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam 24
1.5. Đánh giá tổng quan 28
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Vật liệu nghiên cứu 30
2.2. Phạm vi nghiên cứu 31
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 31
2.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 31
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Đặc điểm hình thái của các dòng chè lai tạo 37
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè lai tạo 37
3.1.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè lai tạo 38
3.1.3. Đặc điểm hình thái, kích thước búp của các dòng chè lai tạo 41
3.1.4. Đặc điểm hình thái hoa của các dòng chè lai tạo 44
3.2. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng chè lai tạo 45
3.2.1. Khả năng sinh trưởng thân cành của các dòng chè lai tạo 45
3.2.2. Khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè lai tạo 47
3.2.2. Khả năng sinh trưởng lá của các dòng chè lai tạo 50
3.3. Mức độ sâu bệnh hại của các dòng chè lai tạo 52
3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè lai tạo 54
3.5. Chất lượng của các dòng chè lai tạo 57
3.5.1. Tỷ lệ búp mù xòe của các dòng chè 57
3.5.2. Thành phần cơ giới búp của các dòng chè 58
3.5.3. Thành phần sinh hóa của các dòng chè 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1: 1
PHỤ LỤC 2: Các hình ảnh thí nghiệm 2
PHỤ LỤC 3: Bảng số liệu khí tượng tại trạm khí tượng Phú Hộ 6

PHỤ LỤC 4: Kết quả phân tích phương sai 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng chè trên thế giới 9
Bảng 1.2: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trường 11
Bảng 2.1: Nguồn gốc bố mẹ các cặp lai 30
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè 37
Bảng 3.2: Đặc điểm kích thước lá của các dòng chè 39
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè 41
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái, kích thước búp của các dòng chè 42
Bảng 3.5: Đặc điểm cấu tạo hoa của các dòng chè 44
Bảng 3.6: Tình hình sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu 46
Bảng 3.7: Thời gian sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu 47
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè nghiên cứu 48
Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng búp của các dòng chè nghiên cứu 49
Bảng 3.10: Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu 51
Bảng 3.11: Một số sâu hại chính trên các dòng chè nghiên cứu 52
Bảng 3.12: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 54
Bảng 3.13: Năng suất thực thu của các dòng chè nghiên cứu (Tuổi 3) 56
Bảng 3.14: Tỷ lệ mù xòe của các dòng chè nghiên cứu (%) 57
Bảng 3.15: Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dòng chè nghiên cứu (%) 59
Bảng 3.16: Thành phần sinh hóa của các dòng chè ưu tú 60
Bảng 3.17: Đánh giá chất lượng chè xanh bằng phương pháp thử nếm cảm quan 67
Bảng 3.18: Đánh giá chất lượng chè đen bằng phương pháp thử nếm cảm quan 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài búp

của các dòng chè nghiên cứu 48
Hình 3.2: Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều dài búp

của các dòng chè nghiên cứu 49
Hình 3.3: Năng suất thực thu của các dòng chè nghiên cứu 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CS Cộng sự
Đ/c Đối chứng
FAO Food Agriculture Oganization
KHKT NLN Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản
PP Page paper
PTS Phó Tiến sỹ
TB Trung bình
TS Tiến sỹ
TCNN Tiêu chuẩn Nông nghiệp
ThS Thạc sỹ
Tr Trang


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích và
có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng
phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của
nước nhà, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông thôn vùng
Trung du miền núi phía Bắc. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng
và phong phú về nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp, có nhiều mô hình năng
suất cao, nhiều vùng chè có chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc
Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Các giống chè Shan bản địa năng suất cao,
chất lượng tốt có thể chế biến chè vàng, chè Phổ nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá
trị cao.
Có một nghịch lý là Việt Nam có sản lượng chè đứng thứ 5 thế giới nhưng
giá trị xuất khẩu lại chỉ đứng thứ 10. Với nhiều tiềm năng sẵn có nhưng ngành
chè của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất,
khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô,
chưa qua chế biến nên giá trị thấp. Thứ hai, chất lượng của sản phẩm chè xuất
khẩu chưa cao, do đó giá trị xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng chung của thế
giới. Thứ ba, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu
trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời
lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt

là vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
Hiện nay ở Việt Nam những giống chè mới chọn tạo chủ yếu phù hợp cho
chế biến chè đen. Một số giống chế biến được chè xanh nhưng chất lượng chỉ đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

loại khá. Chúng ta đã nhập nhiều giống từ Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản
vào Việt Nam. Song những giống cho chất lượng chè xanh và Ôlong cao, đa
phần là sinh trưởng yếu và sâu bệnh nhiều, không thể phát triển được. Có một số
giống nhập nội phát triển được như Kim Tuyên, Thuý Ngọc và Phúc Vân Tiên,
nhưng những giống này chưa phải là các giống tốt nhất của nước nguyên sản.
Chính vì những lý do trên, đứng trên phương diện các nhà chọn tạo giống
thì việc làm cần thiết là chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực, áp dụng nhiều
phương pháp chọn tạo để trong thời gian tới có thể chọn tạo được các giống chè
với chất lượng cao nổi trội so các giống chè cũ và làm phong phú hơn cho sản
phẩm chè của nước nhà. Bằng phương pháp lai tạo, Viện KHKT Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc đã có một số thành tựu như tạo ra các giống chè LDP1,
LDP2, PH8, PH9, là các giống có năng suất và chất lượng tốt … Tiếp tục sử
dụng phương pháp lai tạo, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
hiện nay đã tạo ra một số dòng chè ưu tú: dòng 13, dòng 14, dòng 15, dòng 17,
dòng 20, dòng 25. Các dòng chè này đã được đánh giá và trồng khảo nghiệm trên
diện rộng. Trên cơ sở đó, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Vinh chúng
tôi thực hiện đề tài: ‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng chè xanh, chè đen của một số dòng chè mới lai tạo tại Phú Hộ,
Phú Thọ”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của các dòng chè
để tìm ra dòng chè có năng suất cao, chất lượng phù hợp để chế biến các sản
phẩm chè xanh, chè đen có chất lượng tốt.

2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được các đặc điểm hình thái thực vật học, khả năng sinh trưởng
phát triển và năng suất của các dòng chè ưu tú.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè ưu tú.
- Đánh giá chất lượng của các dòng chè ưu tú để làm nguyên liệu chế biến
chè xanh và chè đen.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ thu thập được các thông tin cần thiết để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, chọn lọc các dòng, giống chè mới có khả năng cho năng
suất cao, chất lượng tốt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu, năng suất và
chất lượng của một số dòng chè mới lai tạo trong điều kiện Phú Thọ sẽ xác định
được dòng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thích hợp cho sản xuất chè
chất lượng cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè của Phú Thọ nói riêng và
của Việt Nam nói chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, những đặc điểm sinh trưởng phát triển
của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa các đặc điểm của giống với những
điều kiện ngoại cảnh. Chu kỳ phát triển của cây chè được chia làm hai: chu kỳ

phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính từ khi tế bào
trứng thụ tinh bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi, chết.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), chu kỳ phát triển lớn của cây chè chia
làm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai
đoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
+ Giai đoạn phôi thai: là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi của các mầm dinh
dưỡng. Giai đoạn phôi hạt là quá trình hình thành hạt: từ lúc cây ra hoa thụ phấn
cho đến lúc quả chín, quá trình này đòi hỏi một năm. Giai đoạn phôi mầm của
các mầm dinh dưỡng là từ lúc mầm phát dục phân hoá cho đến khi hình thành
một búp (cành mới), nếu tách rời cây mẹ thì nó có khả năng mọc rễ để hình thành
một cá thể mới. Quá trình này cần 60 – 80 ngày.
+ Giai đoạn cây con: từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa kết quả
lần đầu tiên, cần trên dưới 2 năm. Trong điều kiện của Việt Nam thường là cuối
năm thứ nhất. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng phát triển mạnh, tán cây vươn
theo chiều cao mạnh hơn phân cành, đặc điểm sinh trưởng là ưu thế đỉnh ở hai
đầu.
+ Giai đoạn cây non: từ lúc cây ra hoa kết quả lần đầu tiên cho đến lúc cây
được định hình (cây có một bộ khung tán rõ), khoảng 2 – 3 năm. Trong điều kiện
của Việt Nam: từ năm thứ hai đến năm thứ tư. Thời kỳ này sinh trưởng dinh
dưỡng vẫn chiếm ưu thế, thân chè đã có một số cành nách, bộ rễ cũng đã phát
triển, có nhiều rễ bên.
+ Giai đoạn chè lớn: sự phát dục của các khí quan trong cá thể cây trồng
đạt mức cao nhất. Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực mạnh nhất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

biểu hiện những đặc trưng tốt xấu của giống. Thời kỳ này khoảng 20 – 30 năm,
dài ngắn tuỳ theo điều kiện giống, đất đai, trình độ quản lý, chăm sóc và khai
thác. Đây là giai đoạn cho năng suất và chất lượng chè tốt nhất, khả năng chống

chịu với điều kiện ngoại cảnh cao nhất trong cả đời sống cây chè.
+ Giai đoạn chè già: Các khí quan của cá thể cây trồng đã bắt đầu già yếu,
cơ năng sinh lý giảm, khả năng ra hoa kết quả ở thời kỳ đầu nhiều, sinh trưởng
dinh dưỡng kém. Bộ phận tán cây có hiện tượng chết dần. Khả năng sinh thực ở
thời kỳ cuối cũng giảm thấp. Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt, lóng dài, da
đỏ, dấu hiệu của sự thay đổi bộ khung cũ, nếu đốn trẻ lại thì cây có khả năng
phục hồi sinh trưởng.
Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) là chu kỳ bao gồm hai quá trình sinh
trưởng song song: sinh trưởng dinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực. Tùy theo từng
điều kiện ngoại cảnh và bản chất di truyền của giống mà cây chè có những ưu thế
sinh trưởng dinh dưỡng hay sinh trưởng sinh thực khác nhau. Tuy nhiên giữa
sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè luôn có quan hệ
chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Thông qua việc nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của các dòng chè mới
trong điều kiện vùng sinh thái khác nhau chúng ta sẽ đánh giá được khả năng
thích ứng cũng như khả năng chống chịu của các dòng chè, từ đó lựa chọn ra các
dòng chè có khả năng sinh trưởng tốt để đưa vào sản xuất diện rộng, góp phần
vào công việc chọn tạo ra giống chè có chất lượng cao.
1.2. Nguồn gốc và phân loại cây chè
1.2.1. Nguồn gốc
Theo hai nhà thực vật học Condolk và Vavilov trên thế giới có 7 trung
tâm phát sinh và phát triển cây trồng, trong đó có 3 trung tâm ở châu Á, 2 trung
tâm ở châu Mỹ, 1 trung tâm ở châu Phi và 1 trung tâm ở địa trung hải. Trong các
cây công nghiệp thì cà phê có nguồn gốc từ châu Phi, ca cao có nguồn gốc từ
châu Mỹ và cây chè có nguồn gốc từ châu Á (Lê Tất Khương, 1997; Đỗ Ngọc
Quỹ và Đỗ Thị Kim Oanh, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè dựa trên những

cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều
người công nhận đó là:
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc.
Một số nhà khoa học Trung Quốc như Su-Chen-Pen, Jao-Dinh đã giải thích sự
phân bố của cây chè như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt con sông
lớn chảy qua Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện, do đó đầu tiên cây chè
được mọc từ Vân Nam sau đó hạt được di chuyển theo các con sông đến các
nước khác và từ đó lan ra cả vùng rộng lớn (Lê Tất Khương, 1997).
Một quan điểm nữa có cơ sở khoa học dựa trên ‘‘Trung tâm khởi nguyên
cây trồng’’ của Vavilov thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố ở các
khu vực phía Đông và phía Nam, phía Đông – Nam men theo cao nguyên Tây
Tạng.
Nhiều công trình nghiên cứu khác cho thấy: cách đây trên 4000 năm
người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu, sau đó dùng chè để uống
(Nguyễn Ngọc Kính, 1979).
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam - Ấn Độ: Năm
1823 Robert Bruce đã phát hiện được những cây chè hoang dại, lá to hoàn toàn
khác với cây chè Trung Quốc và ở tất cả những nơi theo các tuyến đường giữa
Trung Quốc và Ấn Độ. Từ đó ông cho rằng Ấn Độ là nơi nguyên sản của cây chè
(Nguyễn Ngọc Kính, 1979)
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam: Djemukhatze
(1982) đã đưa ra quan điểm nguồn gốc cây chè ở Việt Nam. Từ năm 1961 đến
năm 1976 ông đã tiến hành điều tra cây chè dại tại Hà Giang, Nghĩa Lộ, Lào Cai,
Tam Đảo và tiến hành phân tích thành phần sinh hoá để so sánh với loại chè
thường được trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến hoá của cây chè làm cơ sở xác định
nguồn gốc. Ông thấy rằng: những cây chè hoang dại chủ yếu tổng hợp nhiều
catechin đơn giản, cây chè tiến hoá tổng hợp nhiều catechin phức tạp. Cây chè ở
Việt Nam chủ yếu tổng hợp (-) epicathechin và (-) epigalo cathechin galat (chiếm
70% tổng số các loại catechin), trong khi đó chè ở Tứ Xuyên và Quý Châu -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7

Trung Quốc chỉ chiếm 18 - 20%. Từ đó ông cho rằng nguồn gốc cây chè chính là
ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của
cây chè là cả một vùng từ Assam - Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam - Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía
Nam, và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. Điều
kiện khí hậu ở đây rất lý tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm (Nguyễn
Ngọc Kính, 1979; Trần Thị Lư và Nguyễn Văn Toàn, 1994; Lê Quốc Doanh,
2006).
1.2.2. Phân loại
Tên gọi đầu tiên của cây chè được nhà khoa học Thụy Điển Linne đặt là
Thea sinensis vào năm 1753, sau đó có rất nhiều cách đặt tên cho cây chè. Đến
nay tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận nhất là : Camellia
sinensis (L) O. Kuntze.
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây chè được xếp như sau:
Ngành: Hạt kín (Angiospermae)
Lớp: Hai lá mầm (Dicotilennae)
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Chè (Theaceae)
Chi: Chè (Camellia) (Thea)
Loài: Camellia (hoặc Thea) sinensis
Cây chè còn được chia thành những thứ chè căn cứ vào đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và tính chống chịu, Có nhiều cách phân loại
nhưng bảng phân loại của Cohen Stuart được nhiều người công nhận nhất, ông đã
chia Camellia Sinensis ra làm 4 thứ (Varietas), theo Nguyễn Ngọc Kính (1979),
Đỗ Ngọc Quỹ (1980) đó là:
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis var. Macrophylla): Cây thân
bụi hoặc gỗ nhỏ cao 5 - 7 m, phân cành trung bình, lá hơi tròn, có diện tích

khoảng 30 cm
2
, có 8 - 9 đôi gân lá, lá mầu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5 - 0,6g.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var. Bohea): Cây bụi, phân
nhiều cành, lá nhỏ (10 - 15 cm), phiến lá dày, giòn, mầu xanh thẫm, 6 - 7 đôi gân
(không rõ), búp nhỏ, hoa nhiều, chịu rét tốt.
- Chè Shan (Camellia Sinensis var. Assamica): Cây thân gỗ cao 6 - 10 m,
diện tích lá lớn hơn 50cm
2
, lá hình thuyền, răng cưa sâu, có khoảng 10 đôi gân lá,
búp to nhiều tuyết, khối lượng búp khoảng 1 - 1,2 g.
- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica): Thân gỗ cao trên 10m,
phân cành thưa, lá hơi tròn, mặt lá gợn sóng gồ ghề, diện tích lá khoảng 40 cm
2
,
có 12 - 15 đôi gân lá. Búp lớn có khối lượng 0,9 - 1g, búp giòn, chống chịu rét
kém và thích đất tốt.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước.
1.3.1. Diện tích và sản lượng chè trên thế giới.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không
đáng kể. Năm 2011 khoảng 3,41 triệu ha và năm 2012 khoảng 3,52 triệu ha, đến
năm 2013 thì diện tích hầu như không thay đổi so với 2012.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 nước trồng chè, nhưng diện tích tập
trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi. Ba nước có diện tích lớn nhất thế
giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka. Diện tích trồng chè trên thế giới được phân
bổ như sau: Châu Á với 18 nước chiếm khoảng 88,9%, Châu Phi với 18 nước
chiếm khoảng 9,7%, châu Mỹ với 9 nước chiếm khoảng 1,3%, và châu Đại

Dương có 2 nước.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước sản xuất chính, trong
năm 2013 Trung Quốc là quốc gia có sản lượng chè lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 36,28% tổng sản lượng chè trên thế giới. Tiếp đó là Ấn Độ với thị phần
là 22,61%, và Srilanka 6,36%. Với 3 quốc gia sản xuất chè này, Châu Á chiếm vị
trí chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm chè. Tuy nhiên sản
lượng chè Châu Phi có xu hướng tăng lên do các nước Châu Phi có tiềm năng lớn
trong việc phát triển chè.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng chè trên thế giới

TT Quốc gia
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản

lượng
(tấn)
1
Trung
Quốc
1.514.000 1.640.310 1.748.508 1.804.655 1.763.500 1.939.457
2 Ấn Độ 600.000 966.733 605.000 1.135.070 563.980 1.208.780
3 Srilanka 221.969 327.500 221.969 330.000 221.969 340.230
4 Kenya 187.855 377.912 190.600 369.400 198.600 432.400
5 Indonesia 123.300 150.200

121.600


143.400


122.400


148.100

6 Việt Nam 114.399 206.600 115.964 216.900 121.649 214.300
7
Thổ Nhĩ
Kỳ
75.890 221.600 75.860 225.000 76.426 212.400
8 Nhật Bản 46.200 82.100 45.400 84.800 45.400 84.800
9 Argentina


36.989


96.572


39.322


82.812


38.000


105.000

10 Iran 23.937 103.890 24.000 158.000 24.500 160.000

Thế giới 3.412.539 4.771.205 3.517.384 5.034.967 3.521.220 5.345.523
(Nguồn: FAOSTART, 2014)
Phân bố về sản lượng chè theo các khu vực trên thế giới năm 2012 như
sau: Châu Á: 84,66%; Châu Phi: 13,08%; Châu Mỹ: 2,17%; Châu Âu: 0,006%;
Châu Đại Dương: 0,09%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.3.2. Tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu
Sản phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới

nhiều hình thức khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Con người uống
chè không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon độc đáo của nó mà còn do
uống chè rất có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu các
loại thực phẩm chức năng chế biến từ chè đã khẳng định uống chè có tác dụng bổ
dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm
nhiễm, Do chè có tác dụng tốt, lại là đồ uống phổ biến phù hợp với mọi đối
tượng nên số người uống chè trên thế giới ngày càng tăng. Trung bình mỗi người
dân trên thế giới tiêu thụ 0,75kg chè/năm, đứng đầu là Úc với mức tiêu thụ chè
bình quân đầu người là 2,7kg chè/người/năm, Iran (2,4kg chè/người/năm), Thổ
Nhĩ Kỳ (2,15kg chè/người/năm), Xrilanka (1,45 kg chè/người/năm) và Pakistan
1kg/người/năm. (Lê Thu Quỳnh, 2014).
5 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới: Kenya, Srilanka, Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam; 5 quốc gia nhập khẩu chè lớn nhất thế giới: Nga, Anh,
Mỹ, Tiểu vương quốc Ả rập (UAE), Ai Cập. Những nước xuất khẩu chè hàng
đầu thế giới như Srilanka, Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc đã chiếm tỷ trọng khoảng
70% khối lượng chè của thế giới. Trong đó, Kenya đây là một nước có bước
nhảy vọt trong ngành chè và được đánh giá là một nước có rất nhiều triển vọng.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn tuy nhiên việc xuất khẩu chè của hai
nước này không ổn định do phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ nội địa.
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong các cái nôi của ngành chè thế giới, có
điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại chè có chất lượng cao, có nền văn
hóa trà lâu đời, tuy nhiên mức tiêu thụ chè trong nước lại quá thấp. Theo thống
kê, nước ta hiện có khoảng 90 triệu dân, sản lượng chè bình quân đứng thứ 6 trên
thế giới, nhưng mức tiêu thụ chè trong nước chỉ đạt 30.000 tấn chè/năm, nếu tính
bình quân theo đầu người chỉ đạt 300g chè/người/năm (Lê Thu Quỳnh, 2014).
Con số này quá thấp so với tiềm năng của thị trường trong nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Chè Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 110 nước, thương hiệu chè Việt
đã được đăng ký và bảo hộ tại 77 thị trường quốc gia và khu vực. Về chủng loại,
chủ yếu Việt Nam xuất khẩu chè đen, ngoài ra còn có chè xanh và các sản phẩm
từ chè.
Bảng 1.2: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trường
TT Thị trường
2011 2012 2013
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)

Tổng Xuất
khẩu
204.017.965

100 224.589.666

100 229.719.055


100
1
Pakistan 32.502.018 15,93 45.304.840 20,17 45.949.795 20,00
2
Đài Loan 26.177.159 12,83 29.589.578 13,17 30.916.744 13,46
3
Nga 22.157.739 10,86 21.614.800 9,62 19.251.300 8,38
4
Trung Quốc 14.811.542 7,26 19.307.247 8,60 18.989.666 8,27
5
Indonesia 11.714.496 5,74 14.804.749 6,59 12.479.622 5,43
6
UAE 6.363.281 3,12 7.788.131 3,47 8.027.844 3,49
7
Ả rập Xê út 6.999.782 3,43 6.809.974 3,03 5.659.168 2,46
8
Đức 5.560.404 2,73 5.135.604 2,29 4.501.131 1,96
9
Hoa Kỳ 4.937.160 2,42 8.968.641 3,99 11.741.015 5,11
10
Ấn Độ 1.442.088 0,71 1.179.704 0,53 1.337.201 0,58
11
Ba Lan 3.339.019 1,64 4.849.635 2,16 5.570.366 2,42

Các nước
khác
68.013.277 33,33 59.236.763 26,38 65.295.203 28,42
(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2014)
Thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan,

Nga, Trung Quốc và Indonesia. Trong những năm trở lại đây, Pakistan luôn giữ
vị trí là đối tác nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch bình quân về
giá trị đạt trên 40 triệu USD/năm, chiếm trên 20% tổng sản lượng chè xuất khẩu
của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan năm 2012
đạt 45,3 triệu USD, tăng 39,38% so với năm 2011. Loại chè được xuất khẩu chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây biến động mạnh và
bước đầu được cải thiện. Theo số liệu của tổng cục hải quan, giai đoạn 2010 –
2012, trung bình giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng tịnh tiến theo
năm, sản xuất chè đang dần chú trọng đến chất lượng. Trung bình giá chè xuất
khẩu năm 2010: 1.469,7 USD/tấn, năm 2011: 1.523,5 USD/tấn, năm 2012:
1.530,8 USD/tấn. Tuy nhiên, mức giá trên vẫn còn thấp chỉ bằng khoảng 60 %
giá chè bình quân thế giới. Nguyên nhân có nhiều, trong đó một trong những
nguyên nhân cơ bản là do sản phẩm chè của ta kém đa dạng về mặt hàng và chất
lượng chưa cao. Chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam chưa đảm bảo, nhiều sản
phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Vì vậy cần làm
tốt công tác từ khâu thu mua nguyên liệu đúng tiêu chuẩn với giá hợp lý, đầu tư
đổi mới công nghệ, thiết bị, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phấn đấu
đưa giá chè xuất khẩu ngang bằng với giá bình quân của thế giới. Trong khi trên
thế giới, tỷ lệ giống phù hợp cho chế biến chè đen ít (chỉ chiếm khoảng 10% diện
tích), giống cho chế biến chè cao cấp chiếm gần 25%, diện tích còn lại gồm
những giống chế biến được cả chè đen và chè xanh, thì cơ cấu giống chè của Việt
Nam phần lớn là các giống phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống chè phù
hợp cho chế biến các sản phẩm chè chất lượng cao rất thấp. Chính vì vậy chú
trọng đầu tư nghiên cứu tạo ra các giống có chất lượng cao là việc làm cần thiết
giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè của Việt Nam.

1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu về giống

Để chọn tạo ra các giống chè mới, hiện nay trên thế giới cũng áp dụng
nhiều phương pháp khác nhau như: nhập nội giống, chọn lọc cá thể, lai hữu tính,
gây đột biến, công nghệ sinh học, trong đó phương pháp lai hữu tính và chọn
lọc cá thể được chú ý và đạt được nhiều thành công.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Trong lai hữu tính để chọn tạo giống chè mới thì lựa chọn các cặp bố, mẹ
có tính trạng tốt để tiến hành lai tạo nhằm thu được con lai có tính trạng vượt trội
bố, mẹ của chúng là vấn đề rất cần thiết và cấp thiết. Để tuyển chọn cặp bố, mẹ
trong lai tạo đòi hỏi phải có sự đánh giá và phân tích kỹ về tiềm năng di truyền
của chúng đối với các tính trạng khác nhau như: khả năng chống chịu sâu bệnh,
tính thích ứng, chất lượng sản phẩm, năng suất, đặc trưng hình thái, (Nguyễn
Văn Toàn và Nguyễn Thị Minh Phương, 2006; Nguyễn Văn Toàn và Trịnh Văn
Loan, 1994).
Sau nhiều năm nghiên cứu thông qua lai hữu tính, Viện sỹ viện hàn lâm
khoa học Liên Xô cũ Бахтадзе (1971) đã rút ra được những kết quả về các phép
lai như sau: Lai dạng chè có hạt nhỏ với nhau sẽ cho ra dạng chè thế hệ F1 có hạt
nhỏ; nếu như lai từng cặp bố mẹ có kích thước chóp lá dài khác nhau thì thế hệ
con sẽ có chóp lá ngắn; nếu cặp lai bố mẹ có hoa màu đỏ, màu trắng thì thế hệ
con sẽ có hoa màu trắng, Những đúc rút của Viện sỹ Бахтадзе là cơ sở khoa
học quý giá trong công tác chọn tạo giống chè truyền thống bằng phương pháp
lai hữu tính.
Theo Ngô Phúc Liên và cs. (2006), Viện nghiên cứu chè thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu chọn giống chè hiện
nay là: chất lượng tốt, ra búp sớm (để chế biến chè xuân), tính kháng sâu bệnh

cao. Các giống chế biến chè xanh cần đạt hàm lượng axit amin >3%, các giống
chế biến chè đen cần đạt hàm lượng tanin >35%. Trong chọn giống, chủ yếu tập
trung vào lai tạo, mỗi năm có từ 6 - 8 tổ hợp lai với khoảng 3 vạn hoa được lai.
Các giống do Viện chọn tạo được trồng nhiều ở tỉnh Chiết Giang, Quý Châu, Hồ
Bắc và Sơn Đông.
Viện nghiên cứu chè Quế Lâm - Quảng Tây – Trung Quốc thành lập năm
1939, là cơ quan nghiên cứu ứng dụng chè từ trồng trọt đến chế biến và xây dựng
thương hiệu sản phẩm chè xanh, chè Ôlong. Trong chọn tạo giống, nhiều phương
pháp chọn nhanh đã được áp dụng (thu thập các giống chè sẵn có trong nước đưa
vào khảo nghiệm để tuyển chọn ra giống tốt phù hợp với địa phương, chọn cặp
bố mẹ trong tập đoàn theo mục tiêu chọn giống để tiến hành lai tạo ). Trong đó,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

chọn giống bằng phương pháp lai tạo là chủ yếu. Giống Quế Lục 1 do Viện tạo ra
là giống có thể chế biến được cả chè xanh, chè Ôlong và chè đen. Đây là giống ra
búp sớm nhất ở Trung Quốc dùng chế biến chè vụ xuân, có sản lượng cao, chất
lượng chè xanh vào loại tốt nhất của Trung Quốc (chế biến chè Long Tỉnh). Lá
của giống Quế Lục 1 thuộc loại trung bình, hàm lượng axit amin 3,7- 3,9%. Hiện
nay được trồng ở các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Quý Châu,
Tác giả GUO Jichun (2005), Trung Quốc, khi phân tích 97 giống và đời
lai F1 của các giống chè Ôlong ở An Khê và Vũ Di (Trung Quốc) đã thu được
kết quả: hàm lượng axit amin trung bình là 2,94% và nằm ở giữa trong khoảng
các giống làm chè đen và các giống làm chè xanh (cao hơn các giống chè đen và
thấp hơn các giống chè xanh). Qua kết quả này, tác giả cho rằng chỉ tiêu axit
amin có thể coi là đặc điểm của chọn giống chè Ôlong và chè xanh.
Cũng theo GUO Jichun (2005), chọn giống theo hướng làm thay đổi chất
lượng chủ yếu là bằng phương pháp lai tạo. Khi kiểm tra chất lượng (hương
thơm) ở đời cây bố mẹ và F1 cho thấy:
+ Khi cây bố mẹ giống nhau, chất lượng hương của đời lai F1 có 3 dạng:

loại giống với bố mẹ, loại trung bình và loại mới. Loại trung bình luôn kết hợp
các đặc điểm hương của bố mẹ, giống như có 2 loại hương.
+ Phần trăm của loại giống bố mẹ và loại trung bình ở một cặp lai cụ thể
là 62%, còn lại là loại mới. Điều này chứng tỏ rằng việc kết hợp cây bố mẹ là rất
quan trọng.
+ Chất lượng của chè Ôlong liên quan mật thiết với màu sắc của búp chè.
Có sự khác biệt giữa các giống có màu xanh - vàng, xanh tía, xanh tía nhạt, đỏ
tía.
+ Kết quả phân tích thành phần hương thơm có trong đời lai F1 cho thấy:
hàm lượng hương chính nằm trong khoảng giữa cây bố và cây mẹ.
Tác giả
Li Xinghui
et al. (2005), khi lai xa giữa 2 giống chè “Yunnan
Daye” có hàm lượng axit amin tự do là 2,67% với “Rucheng Baimao” có hàm
lượng axit amin 2,38%, thế hệ con lai thu được có hàm lượng axit amin 3,02%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Như vậy, khi tiến hành lai xa, con lai cũng có thể cho hàm lượng axit amin cao
hơn bố mẹ ban đầu.
Sở Nghiên cứu chè Tứ Xuyên Trung Quốc trong năm 1960 bắt đầu
nghiên cứu lai hoa thụ phấn nhân tạo, đã bồi dục thành hai giống chè Thuộc Vĩnh
số 1 và số 2 đã được công nhận là giống chè quốc gia. Sở Nghiên cứu chè Hồ
Nam, Trung Quốc từ năm 1975 trở lại đây, đã tiến hành 525 tổ hợp lai tạo thụ
phấn nhân tạo và thu được một số giống chè mới có triển vọng. (Nguyễn Văn
Toàn và Nguyễn Thị Minh Phương, 2006)
Tại Trung Quốc, phương pháp chọn tạo giống chè sử dụng hệ thống chọn
tạo giống lai tạp giao là chính. Năm 1994 đã thẩm định 25 giống chè tốt trong đó
chiếm 40% giống thông qua việc sử dụng phương pháp lai tạp giao. Mục tiêu
chọn tạo giống chè của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là: chất lượng tốt (hương

nhiều), thành phần công hiệu (Catechin, theamin) đặc thù của giống và cao sản,
giống có tính đề kháng cao (kháng hạn, kháng lạnh, kháng sâu bệnh). (Pr Dong
Lijuan, 2008)
Vấn đề nghiên cứu sử dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà
khoa học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc
đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn. Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại
Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về trước đều là những
giống chè chiết cành (Nguyễn Văn Toàn, 1994). Đến năm 1966, Trung Quốc đã
có 50 giống chè tốt được đưa vào sản xuất. Hiện nay công tác giống chè ở Trung
Quốc được chú trọng đặc biệt theo hướng chọn các giống chè chất lượng cao để
cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến, tạo ra những sản phẩm chè
đặc biệt, nổi tiếng trong nước và thế giới. Tính đến năm 2006, Trung Quốc có
229 giống chè đã qua kiểm tra và đánh giá. Hiện nay có 97 giống chè quốc gia,
196 giống chè vô tính, trong đó có 175 giống vô tính đã được nhân giống thành
công. Giống chè vô tính ở cấp độ địa phương là 1 giống. Dựa vào tính thích nghi,
các giống chè được phân thành các giống sau: thích hợp cho chế biến chè đen (>
23 giống), thích hợp cho chế biến chè xanh (67 giống), thích hợp cho chế biến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

chè Ôlong (35 giống) và thích hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen (71
giống) (Pr Dong Lijuan, 2008).
Nhật Bản, lần đầu tiên trong năm 1929 cũng đã xây dựng thành công trong
việc thụ phấn lai tạo nhân tạo giống chè Assam và giống Nhật Bản tạo nên cơ sở
ổn định cho việc tuyển chọn bồi dục thành một loạt giống chè đen. Hiện ở Nhật
Bản các dòng chè vô tính được tạo ra gần đây toàn bộ là những dòng vô tính
dùng phương pháp thụ phấn lai tạo nhân tạo bồi dục thành (Nguyễn Văn Toàn và
Nguyễn Thị Minh Phương, 2006). Tại Nhật Bản, công tác chọn dòng cũng được
đặc biệt quan tâm, nhiều giống chè mới đã được đưa vào sản xuất, trong đó giống
Yabukita được trồng phổ biến nhất chiếm tới 70% diện tích chè ở Nhật Bản (Lê

Tất Khương và Hoàng Văn Chung, 1999). Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2000), bắt đầu từ
những năm 1952, Nhật Bản đã xây dựng chế độ đăng ký các giống chè tốt. Qua
đó các Sở Nông Lâm của các tỉnh đã đăng ký 33 giống tốt, trong đó giống chủ
lực cũng là giống Yabukita. Hiện nay, Nhật Bản có 52 giống quốc gia, trong đó
có 10 giống phù hợp cho chế biến chè đen và 42 giống phù hợp cho chế biến chè
xanh. Tỷ lệ giống mới chiếm 91% trong cơ cấu giống chè của cả nước (Pr Dong
Lijuan, 2008).

Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2000),

tại Ấn Độ, từ những năm 50 của thế kỷ 20, đã
thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống chè được
nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003, Ấn Độ đã có trên 80% diện tích
chè được trồng bằng giống tốt, chủ yếu là giống chè Assamica được chọn lọc
bằng phương pháp chọn lọc cá thể.
Trạm Nghiên cứu chè Tocklai của Ấn Độ, trong thời kỳ 1936 - 1977 đã
tiến hành nghiên cứu lai hữu tính, thụ phấn nhân tạo, trên 40 vạn hoa của 115
dòng chè vô tính. Ở Ấn Độ hiện nay ngoài áp dụng phương pháp lai hữu tính,
chọn lọc các giống chè mới còn áp dụng kĩ thuật “vườn sản xuất giống gốc” (the
seed bari) (Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Thị Minh Phương, 2006). Họ thường
trồng một số giống chè có năng suất, chất lượng cao theo tỷ lệ đã thiết kế trước
(như trồng giống TS378 với giống TS379) với tỷ lệ 1:4 (1 cây làm bố không lấy
hạt, 4 cây để lấy hạt trồng theo ô vuông) trong một khu vực để các giống chè

×