Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NORFOLK HATEXCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.02 KB, 28 trang )

Lời mở đầu
Sau 4 năm học tập nghiên cứu trong trường Đại học, mỗi sinh viên chúng
ta đã tích lũy được khối lượng kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế. Đó
là hành trang cơ bản, là nền móng vững chắc để mỗi chúng ta khi bước ra
thực tế có thể sẵn sàng đương đầu với những khó khăn của công việc thực
tế. Với những kiến thức đó, mỗi người chúng ta cần biết vận dụng linh
hoạt, sáng tạo nó để có thể đem lại hiệu quả công việc tốt nhất. Muốn vận
dụng tốt lý thuyết với thực tiễn nên nhà trường đã sắp xếp cho tất cả sinh
viên có một thời gian để có thể chập chững những bước đi ban đầu vào
thực tế. Đó chính là giai đoạn thực tập.Việc tìm kiếm, lựa chọn một công
ty, một doanh nghiệp, một cơ quan đơn vị để học hỏi và bước đầu tiếp cận
với những công việc thực tế đòi hỏi mỗi người cần có những xem xét, tìm
hiểu kĩ lưỡng trước khi quyết định xin vào thực tập. Sau khi suy nghĩ và
tìm hiểu thì em đã quyết định xin vào Công ty liên doanh Norfolk Hatexco,
công ty chuyên về lĩnh vực may mặc xuất khẩu. May mặc vốn là một lĩnh
vực kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được
những lợi thế như nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù chịu khó, giá
nhân công rẻ… Công ty Norfolk Hatexco đã và đang tiếp tục khai thác lợi
thế đó của môi trường Việt Nam để từng bước khẳng định vị thế của mình
trên thị trường trong và ngoài nước, ngay cả những thị trường khó tính nhất
như Mỹ và EU.
Trong một khoảng thời gian ngắn cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ
công nhân viên trong Công ty nhất là sự giúp đỡ trực tiếp của phòng xuất
nhập khẩu của công ty và sự hướng dẫn tận tình của TS. Tạ Văn Lợi thì em
đã tìm hiểu, thu thập tài liệu để hoàn thành được báo cáo thực tập của
mình. Em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Báo cáo thực tập của em được kết cấu làm 3 phần với tổng số 25 trang
Phần I : Tổng quan về Công ty liên doanh NORFOLK HATEXCO
Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh
doanh ở Công ty Norfolk Hatexco.


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH
NORFOLK HATEXCO.
I) Tổng quan về Công ty.
*Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Norfolk Hatexco.
Từ năm 1992 Công ty là một thành viên trong Tập đoàn sản xuất hàng
dệt may 19/5(liên doanh với Công ty dệt 19/5 Hà Nội thuộc Sở Công
Nghiệp Hà Nội, là đơn vị liên doanh với nước ngoài đầu tiên về hàng may
mặc xuất khẩu tại Hà Nội).
Do nhu cầu phát triển và căn cứ vào khả năng, Công ty đã tách riêng ra
khỏi Tập đoàn và đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội cấp giấy
phép thành lập vào tháng 07/2002 có tên giao dịch là Công ty liên doanh
Norfolk Hatexco(tên giao dịch bằng tiếng Anh là NORFOLK HATEXCO
JOINT VENTUR COMPANY) có trụ sở và xưởng sản xuất đặt tại số 203
Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Là thành viên
hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân có con dấu riêng và hoạt động kinh
doanh phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ năm 2002 đến nay, hoạt động sản xuất của Công ty luôn tăng trưởng
hàng năm vào khoảng 15%. Công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, tình hình kinh doanh của Công ty ổn định với mức tăng
trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam.
Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của
khách hàng, mở rộng ra nhiều thị trường mới. Diện tích nhà xưởng, số
lượng thiết bị, công nhân tăng khoảng từ 50% đến 100%: lao động từ 250-
500 người đến nay 1.150 người, thiết bị từ 200-800 đơn vị nay là 1.100 đơn
vị…Cùng với yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm Công ty
đã đảm bảo được các tiêu chuẩn ISO 9001/2000 và SA 8000 và đã được
khách hàng Hoa Kỳ, EU xác nhận và đặt hàng.
Trong năm 2005 vừa qua Norfolk Hatexco đã lọt vào danh sách 53
doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong ngành Dệt may. Đó là những mốc
quan trọng để làm động lực cho Công ty tiếp tục đà phát triển, ngày càng

khẳng định vị thế của mình tại những thị trường đầy tiềm năng nhưng đầy
khó khăn, thách thức đòi hỏi toàn Công ty cần nỗ lực đưa Công ty phát
triển hơn nữa trong thời gian tới.
II.Đặc điểm Công ty
1.Đặc điểm về thời vụ
Do đặc thù là ngành may mặc xuất khẩu nên tính thời vụ thể hiện khó
rõ. Về mùa đông thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là mặt
hàng áo len, áo nỉ, quần nhung…Còn vào mùa hè thì mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu là quần áo nam nữ chất liệu bông, áo sơ mi, váy, quần áo trẻ em…
Cũng do hoạt động kinh doanh của Công ty là xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài là chính nên tuỳ vào lượng hàng đặt của khách hàng nên có
những lúc phải tăng ca, tăng giờ làm để đáp ứng đúng thời hạn cho các đơn
đặt hàng của khách hàng. Khác với nhiều Công ty Dệt may khác, Công ty
dường như không có thị trường trong nước nên kế hoạch sản xuất kinh
doanh không thể nào ổn định, xác định chính xác trước đựợc lượng hàng
hóa. Vì vậy đặc điểm thời vụ cần được Công ty chú trọng xem xét để có
những sự chuẩn bị trước tốt nhất để đáp ứng được những yêu cầu của
khách hàng, vẫn đảm bảo thời gian giao hàng mà chất lượng sản phẩm
không hề giảm sút điều đó càng khẳng định vị thế, uy tín của Công ty.
2.Đặc điểm về cơ cấu lao động.
Giống như rất nhiều công ty dệt may khác thì lao động trong Công ty đa
phần là lao động nữ, lao động nữ chiếm đến 80% số lao động của toàn
Công ty. Trong Công ty, độ tuổi người lao động rất trẻ độ tuổi từ 18-20
chiếm 60%. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, số lượng cán bộ công nhân
viên cũng tăng tương ứng: ban đầu khi mới thành lập nhân viên văn phòng
chỉ có khoảng hơn 30 người, trình độ ở mức trung cấp, cao đẳng, đại học
rất ít nhưng đến nay nhân viên văn phòng là hơn 50 người và đại bộ phận
có trình độ đại học và cao học. Số lượng công nhân cũng tăng đáng kể:
ngày mới thành lập chỉ có từ 250-500 công nhân đến nay là 1.000 công
nhân. Trình độ tay nghề của công nhân đựơc nâng cao, họ đã có thể sử

dụng những máy móc hiện đại hơn, họ được rèn luyện thói quen và tác
phong công nghiệp, họ đã quán triệt và thực hiện có kỉ luật những thói
quen, tác phong đó nên đã đem lại hiệu quả công việc rất cao.
3. Đặc điểm trang thiết bị, máy móc
Trong xu hướng tiến lên của xã hội, con người bây giờ không chỉ còn có
nhu cầu “ ăn no, mặc ấm” như trước nữa mà tiến tới “ăn ngon, mặc đẹp”.
Do đó, ngành dệt may cũng có cơ hội phát triển mạnh để có thể đáp ứng
những nhu cầu ngày càng cao đó của con người. Việt Nam là một nước còn
nghèo trên thế giới vì vậy mà những đòi hỏi của khách hàng nội địa không
cao và khắt khe như khách hàng ở một số nước phát triển. Chính điều đó đã
càng đòi hỏi những Công ty dệt may xuất khẩu có những sản phẩm có chất
lượng và đạt được những tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế mà thị trường Hoa Kỳ
và EU đặt ra. Nắm bắt được những điều đó ngay từ đầu Công ty đã đầu tư
mua sắm các thiết bị hiện đại tiên tiến đảm bảo chất lượng sản phẩm.Hiện
tại thì các thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất như: máy may,
máy cắt, máy thêu, máy là, máy đơm khuyết…đều được nhập từ nước
ngoài. Bên cạnh đó hệ thống nhà xưởng cũng đảm bảo tiêu chuẩn an tòan
vệ sinh làm việc của những nhà xưởng hiện đại, Công ty cũng đã hợp tác
với khoảng 20 công ty vệ sinh để luôn đảm bảo một môi trường làm việc
tốt nhất cho nhân viên. Hệ thống đèn điện, quạt công nghiệp được công ty
quan tâm đảm bảo cho công nhân làm việc hiệu quả nhất.
Đối với các cán bộ nhân viên văn phòng, tất cả các phòng ban đều được
trang bị máy móc hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp hiện đại.
Công ty đã trang bị cho mỗi nhân viên văn phòng có một không gian làm
việc thoải mái, thiết bị hiện đại ai cũng có một laptop tinh thể lỏng có nối
mạng để họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin xử lí và trao đổi thông tin dễ
dàng hiệu quả công việc từ đó mà đã được nâng lên một cách đáng kể.
Hàng năm Công ty đã dành một phần lợi nhuận đầu tư vào trang thiết bị
máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngày
đầu Công ty chỉ có từ 200-800 đơn vị đến nay chỉ tính máy may đã có

khoảng 1.500 máy, ngoài ra thì Công ty còn đầu tư mua máy thuê màu hiện
đại để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú hơn của khách
hàng.
4.Đặc điểm về tổ chức
Công ty liên doanh Norfolk Hatexco đã lựa chọn tổ chức bộ máy quản trị
của mình theo mô hình tổ chức quản trị theo kiểu trực tuyến – chức năng.
Đó là kiểu mô hình mà ở đó người lãnh đạo ở mỗi cấp có sử dụng các bộ
phận chức năng để tham mưu cho riêng mình trong việc ra quyết định quản
lý lại được truyền xuống theo chiều dọc. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức
bộ máy của Công ty liên doanh Norfolk Hatexco. (xem sơ đồ trang 6)
Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:
• Tổng Giám đốc là người được giao trách nhiệm quản trị công ty,
người chỉ huy cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các
vấn đề của công ty. Đồng thời, Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm về
mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, kĩ thuật và đời sống của cán bộ công nhân
viên trong công ty.
• Các phòng kế toán, phòng Marketing, phòng nhân sự là các bộ phận
chuyên trách tham mưu chức năng cho công ty
• Bộ phận kinh doanh là bộ phận tham mưu chức năng của công ty có
chức năng và nhiệm vụ sau:
- Phân tích đơn hàng
- Đặt mua vải và phụ kiện
- Làm mẫu và duyệt mẫu
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật
Hình 1.1.: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
(Nguồn Công ty Norfolk Hatexco)
- Họp trước khi sản xuất với bộ phận kiểm tra chất lượng và /
PDM
• Bộ phận quản lý chất lượng có chức năng và nhiệm vụ:
- Kiểm tra tất cả tài liệu theo QCG

- Báo cáo OA/PD phát hiện hàng ngày
- Kiểm tra trên chuyền và lập báo cáo
• Bộ phận xuất nhập khẩu có chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lý tất cả thủ tục xuất nhập
- Cung cấp tài liệu xuất nhập khẩu
• Bộ phận kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lý tất cả máy móc thiết bị xuất nhập khẩu
- Bảo quản tất cả máy móc đang sử dụng cũng như không sử
dụng
- Bảo quản hệ thống sản xuất eton
- Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị đèn, điện
Với mô hình tổ chức mà Công ty đã lựa chọn và hoạt trong thời gian qua
đã mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nó đã và đang
đưa Công ty từng bước khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường
trong, ngoài nước. Công ty liên doanh Norfolk Hatexco đề ra “Tiêu chuẩn
làm việc” cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nhằm nâng cao hiệu
quả công việc cũng như chất lượng quản lý.
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY NORFOLK
HATEXCO TRONG THỜI GIAN QUA.
I) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Sau khi tách ra khỏi Tập đoàn 19/5 thì Công ty đã từng bước hoạt động
kinh doanh hiệu quả, Công ty luôn tăng trưởng hàng năm ổn định vào
khoảng 15%-20% năm. Nó được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1: Bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm
gần đây
Đơn vị: USD
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
(+,-) %

1 Doanh thu 4,180,510 9,633,730 8,999,478 634,252 -6,58
2 Chi phí
3 Lợi nhuận 146,616 186,456 200,000 13,544 7,26
( Nguồn Công ty liên doanh Norfolk Hatexco)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty qua các năm đều có hiệu quả, năm 2003 doanh thu là 4,180,510
USD sang năm 2004 doanh thu đã là 9,633,370 USD tăng 5,453,220 USD
tương ứng tăng hơn gấp đôi. Còn lợi nhuận mà công ty thu được cũng tăng
khá ổn định. Đến năm 2005 vừa qua mặc dù doanh thu có phần giảm hơn
so với năm 2004 nhưng lợi nhuận đem lại cho Công ty vẫn tăng điều đó
chính tỏ rằng hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn : lợi nhuận
trong năm 2004 là 186,456 USD đến năm 2005 là 200,000 USD tăng
13,544 USD tương ứng tăng 7,56%. Trong năm 2005 vừa qua thị trường
thế giới luôn có sự biến động về giá cả nhất là giá dầu thế giới tăng kỉ lục
từ trước đến nay làm cho chi phí vận tải tăng 15% vì vậy mà doanh thu của
công ty bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của
hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglades…Mặc dù gặp nhiều khó khăn về môi
trường kinh doanh nhưng Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn ổn định
việc làm cho người lao động, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Bước vào năm 2006 cùng với những thách thức mới Công ty đã có những
kế họach sẵn sàng để tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình trên
thị trường, tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường
xuất khẩu.
2.Thị trường, thị phần và các mặt hàng của Công ty
2.1.Thị trường, thị phần
Khách hàng truyền thống của Công ty là Hoa Kỳ và EU. Đây là thị
trường chính đem lại doanh thu và lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
So với các thị trường khác như Nhật Bản, EU, Tây Âu thì thị hiếu tiêu
dùng của người Mỹ tương đối đa dạng và dễ tính hơn. Với sức mạnh kinh

tế của mình thì Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, thể
hiện ở số lượng dân số đông 280 triệu người, thu nhập bình quân 37-38
nghìn USD. Sức mua của người tiêu dùng Mỹ lớn nhưng đòi hỏi về chất
lượng lại không quá khắt khe như thị trường Nhật Bản và EU. Đây thực sự
là những thuận lợi lớn cho hàng hóa của các nước đang phát triển thâm
nhập vào thị trường này. Trong đó, hàng dệt may là một mặt hàng hứa hẹn
sẽ tiêu thụ mạnh ở đây. Nắm bắt đựơc những thuận lợi mà thị trường này
mang lại, Công ty Norfolk Hatexco đã thiết lập mối quan hệ bạn hàng và
từng bước thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ đó. Hiện nay, kim ngạch nhập
khẩu của Mỹ vào khoảng trên 1.000 tỷ USD chiếm khoảng 1/6 tổng kim
ngạch buôn bán trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao mà bất kỳ doanh nghiệp
của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng muốn hàng hóa của mình góp
mặt tại thị trường này. Nhưng bên cạnh đó thì để vào được thị trường này
các sản phẩm đòi hỏi phải có mẫu mã, bao bì sản phẩm đa dạng phong phú
và đạt các tiêu chuẩn khá ngặt nghèo của Mỹ như trên sản phẩm phải ghi rõ
nơi sản xuất, nước sản xuất, đảm bảo hàng loạt các quy định về môi trường,
độ an toàn…
Khác với Mỹ, EU lại là một thị trường khá khắt khe về chất lượng sản
phẩm. Đây là nơi quy tụ rất nhiều kinh đô thời trang nổi tiếng trên thế giới,
là cái nôi của ngành công nghiệp dệt may. Đó là thuận lợi để công ty từng
bước hoàn thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để có thể được khách hàng
chấp nhận. Nhưng đồng thời nó tạo ra không ít thách thức buộc công ty
phải xác định đúng đắn hơn về hướng phát triển của mình trong tương lai.
Ngoài hai thị trường trên thì hiện nay công ty còn tiếp tục mở rộng thị
trường sang Canada và nhiều thị trường khác nữa. Dưới đây là bảng số liệu
về thực hiện xuất khẩu năm 2004 của Norfolk Hatexco.
Bảng 2.2: Bảng số liệu về thị trường và giá trị FOB trong xuất khẩu
của công ty năm 2004
STT Thị trường Số lượng
(chiếc)

Trị giá FOB
(USD)
1
Hoa Kỳ
a. Các Cat áp dụng hạn ngạch 1,627,020 5,873,984.51
b. Các Cat không áp dụng hạn ngạch 1,402,812 3,606,252.18
2
EU
1,121,945 3,363,388.78
3
Canada
72 474.48
(Nguồn: Công ty Norfolk Hatexco)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể vẽ biểu đồ thị trường của Norfolk
Hatexco như sau:
Hình 2.1: Biểu đồ thị trường của Công ty Norfolk Hatexco

(Nguồn Công ty Norfolk Hatexco)
Nhìn vào biểu đồ trên, rõ ràng Hoa Kỳ là thị trường chính của
công ty, chiếm tới 68% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Tiếp đó là thị
trư EU chiếm 26%, còn lại 6% là giá trị xuất khẩu mang lại từ các thị
trường khác. Như vậy hiện tại Hoa Kỳ đang là thị trường mang lại cho
công ty giá trị tương đối lớn, giá trị FOB mà thị trường này mang lại năm
2004 là 9,510,236.69 USD, điều đó chứng tỏ Công ty đang khai thác rất tốt
thị trường này. Trong những năm tới, Công ty vẫn coi đây là một thị trường
hấp dẫn. Nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn nữa và một lần
nữa chứng minh rằng hàng hóa của Công ty đã được người tiêu dùng Mỹ
chấp nhận. Hy vọng trong tương lai thì tên tuổi Công ty sẽ có chỗ đứng cao
không chỉ tại thị trường Mỹ mà sẽ là thị trường của các nước trên toàn thế
giới.

2.2.Các mặt hàng của Công ty.
Như trên đã phân tích thị trường của Công ty là Hoa Kỳ và EU nên
Công ty đã có các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này là các
mặt hàng dệt may thông dụng chứ chưa thể xuất khẩu các mặt hàng thời
trang cao cấp. Dưới đây là danh sách các mặt hàng của Công ty đã xuất
khẩu năm 2004.
Bảng 2.3: Bảng số liệu về tên mặt hàng Công ty xuất khẩu năm 2004:
ST
T
Tên hàng Đơn vị Cat Số lượng Trị giá FOB
(USD)
1 Quần áo nam nữ chất liệu
bông
Tá 347/348 49,839 2,046,962.12
2 Áo sơ mi dệt kim nam nữ
chất liệu bông
- 338/339 50,520 1,896,206.10
3 Áo khoác nam nữ chất
liệu bông
- 334/335 10,316 719,676.03
4 Áo sơ mi dệt kim nam nữ
CL sợi nhân tạo
- 638/639 13,920 727,106.66
5 Quần áo nam nữ CL sợi
nhân tạo
- 647/648 5,332 142,805.60
6 Váy ngắn CL bông và sợi
nhân tạo
- 342/642 3,825 53,697.00
7 Áo sơ mi nữ dệt thoi CL

bông & sợi nhân tạo
- 341/641 2,035 2,091,755.60
8 Quần áo trẻ sơ sinh - 239 79,233 472,597.50
9 Áo nữ - 636 15,753 51,288.12
10 Quần yếm - 237 1,521 356,340.00
11 Váy trẻ em - 336 5,939 601,579.40
12 Áo jacket - 634/635 9,961 8,407.16
13 Quần áo yếm - 359/659 4,003 24,284.40
14 Quần nam chất liệu sợi
nhân tạo
- 847 490 1,417,136.60
15 T-shirt. Polo shirt Chiếc 4 644,153 481,913.18
16 Áo len, áo nỉ - 5 111,881 285,226.00
17 Sơ mi nữ - 7 142,613 1,031,635.00
18 Áo choàng ngủ - 24 171,888 45,140.00
19 Váy dài nữ - 26 12,200 102,333.00
20 Quần dệt kim - 28 39,210 145,231.29
(Nguồn Công ty Norfolk Hatexco)
Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đại đa số là các mặt hàng may mặc
thông dụng, Công ty đã có lượng mặt hàng tương đối đa dạng, phong phú
chứ không chuyên về mặt hàng chủ yếu nào. Các mặt hàng của Công ty
phục vụ rất nhiều lứa tuổi từ quần áo trẻ sơ sinh, váy áo cho các em bé đến
quần áo, váy cho người lớn. Trong thời gian tới khi mà khách hàng đã chấp
nhận các sản phẩm của Công ty thì Công ty sẽ tiến tới tập trung mở rộng
sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp, bởi lẽ các mặt hàng thời trang cao
cấp sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho Công ty, đồng thời nó càng khẳng
định tên tuổi của Công ty trong làng dệt may thế giới.
3.Cơ cấu lao động của Công ty
Qua một thời gian hoạt động, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công
ty nguồn lao động của Công ty cũng tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng.

Hiện tại thì cơ cấu lao động được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Bảng số liệu cơ cấu lao động
TT Danh mục Số lượng (người)
1
2
Tổng số cán bộ công nhân viên
Trong đó:
• Nam giới
• Nữ giới
• Độ tuổi từ 18-25
• Độ tuổi 25-35
• Độ tuổi 35-45
• Trên 45 tuổi
Trình độ chuyên môn:
• Trên đại học
• Đại học, cao đẳng
• Trung cấp
• Sơ cấp và công nhân kỹ thuật
• Tốt nghiệp PTTH
1150
230
920
700
250
135
65
02
80
20
756

92
(Nguồn Công ty Norfolk Hatexco)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể vẽ biểu đồ biểu thị cơ cấu độ tuổi
trong cơ cấu lao động của công ty như sau:
Hình 2.2: Cơ cấu độ tuổi của Công ty Norfolk Hatexco.
(Nguồn Công ty Norfolk Hatexco)
Qua biểu đồ trên ta thấy cột độ tuổi từ 18 – 25 tuổi cao nhất, điều đó
chứng tỏ đội ngũ lao động trẻ của Công ty chiếm đại đa số. Đó là lợi thế
giúp Công ty khai thác được tài năng, tính sáng tạo của các nhân viên trẻ
tuổi. Họ sẽ cùng với Công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh trong một thời
gian dài trước mắt. Đây là đặc điểm của hầu hết các công ty may Việt Nam.
Họ là những người gắn bó với Công ty trong suốt quá trình phát triển. Do
đó Công ty đã và đang đầu tư nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn
cho những công nhân này.
Trong cơ cấu lao động của Công ty sự phân bố các cán bộ vào bộ phận
hợp lý đã phát huy tối đa hiệu quả làm việc. Tại đây những cán bộ có trình
độ Đại học, trên Đại học thường giữ chức vụ quản lý, điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn mở các lớp đào tạo tại chỗ hoặc
cử cán bộ tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn để áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao trong
công việc.
Với đội ngũ công nhân - những người trực tiếp làm ra sản phẩm cũng
được chú trọng đào tạo để có thể sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc
hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động đem lại lợi ích cho cả người lao
động lẫn công ty.
Công ty Norfolk Hatexco luôn thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân
lực. Nguồn nhân lực là bộ phận quan trọng để Công ty có thể tồn tại và
phát triển. Do đó Công ty đã và đang quan tâm đến đời sống cán bộ công
nhân viên của mình, thể hiện ở mức lương đảm bảo tốt đời sống của họ.
Mức lương công nhân từ 1.8 – 2.5 triệu đồng / người / tháng, với cán bộ

văn phòng 3 – 5 triệu / người / tháng. Bên cạnh đó Công ty luôn chăm lo
đến sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của nhân viên bằng những khoản
tiền thưởng vào các dịp lễ, tết…
4.Trang thiết bị
Công nghệ hiện đại của khoa học thế giới giúp quá trình sản xuất trở
nên dễ dàng, tạo ra các sản phẩm tiện ích phục vụ đời sống con người. Do
thấy được sự cần thiết của công nghệ, Công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị
tiên tiến phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tất cả các trang thiết bị được bộ phận kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên
để chúng có thể vận hành tốt, kéo dài tuổi thọ. Đó cũng là một phần góp
vào việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh
tốt trên thị trường. Hiện nay do yêu cầu ngày càng cao về mặt hàng thêu
trên máy nên Công ty đã đầu tư một loạt các máy thêu hiện đại có thể thêu
đồng thời từ 9 – 15 màu. Năm 2004 công ty mới chỉ có 8 máy, năm 2005
đã tăng lên 17 máy và dự kiến năm 2006 sẽ nhập thêm từ 5 đến 10 máy
nữa.
Như vậy có thể nói Công ty hiện nay đã có thể đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của khách hàng, chính nhờ trang thiết bị đồng bộ, hiện đại,
đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao.
5.Tình hình tài chính
Vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp liên doanh là: 1.000.000 USD
Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh là: 625.000 USD trong đó:
Bên Việt Nam Công ty dệt 19/5 Hà Nội góp 250.00 USD chiếm 40%
vốn pháp định, bằng quyền sử dụng đất và giá trị nhà xưởng, điều kiện hạ
tầng
Bên nước ngoài góp 375.000 USD chiếm 60% vốn pháp định, bằng
tiền mặt
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty thì nguồn vốn của công ty
tăng dần lên cùng với sự phát triển đó.Nguồn vốn hiện tại của Công ty đã
tăng gấp rưỡi so với ban đầu tuy nhiên thì do việc lập thanh toán chứng từ

chậm nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn của Doanh nghiệp.
Khả năng thu hồi vốn chậm sẽ làm cho vòng quay sử dụng vốn lớn sẽ tác
động không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh nguồn vốn tự ban đầu cộng với sự gia tăng vốn từ lợi nhuận
hàng năm, để đáp ứng tốt hơn nữa vào đầu tư sản xuất kinh doanh Công ty
đã chủ động liên hệ với Ngân hàng huy động vốn khi cần thiết nhằm phục
vụ tốt khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh.
II) Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.Những mặt đạt được.
Trong thời gian hoạt động vừa qua công ty đã đạt được sự tăng trưởng
tương đối ổn định năm sau cao hơn năm trước và tăng từ 15-20% tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu.
Hai thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức Hoa Kỳ và EU
đã được Công ty xác định là bạn hàng truyền thống, các sản phẩm đã đựơc
khách hàng chấp nhận, tiến tới một số mặt hàng thời trang cao cấp có giá trị
xuất khẩu cao sẽ được đưa vào thị trường này.
Mặc dù năm 2005 là một năm có những biến động mạnh về giá cả
nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất như biến động của giá dầu
thế giới làm cho chi phí sản xuất tăng cao nhưng với sự chủ động khắc
phục những khó khăn đó thì kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn đạt được
mức như dự kiến.
Công ty đã tạo ra một lượng việc làm khá ổn định cho cán bộ công nhân
của mình, đảm bảo đời sống tốt cho họ. Đây là một phần góp vào vấn đề
giải quyết việc làm cho lao động trong nước.
Hiện nay công ty đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác, các mặt
hàng sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú được sản xuất trên các dây
chuyền công nghệ hiện đại.
2.Hạn chế tồn tại
Không thể phủ nhận những mặt đạt được của Công ty trong thời gian
vừa qua nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số hạn chế tồn tại cần khắc

phục trong tương lai.
Thứ nhất là việc Công ty vẫn đang sản xuất mà nhãn mác sản phẩm là
của khách hàng chứ không mang nhãn mác của Công ty. Đây là một hạn
chế làm cho tên tuổi của Công ty sẽ không được biết đến.Nó không những
làm cho khách hàng biết đến Công ty, mà nó còn ảnh hưởng đến giá trị
mang lại cho Công ty. Với nhãn mác của khách hàng Công ty chỉ nhận
đựơc giá trị thấp vì chỉ như mặt hàng gia công tại công ty mà thôi. Thông
thường giá trả cho công việc gia công thì thường thấp hơn thực tế giá trị mà
hàng hóa đó mang lại từ người tiêu dùng.
Thứ hai là thị trường trong nước của Công ty dường như không được quan
tâm chú trọng. Chỉ có khoảng 15% sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tại
thị trường nội địa, mà thị trường trong nước với dân số hơn 80 triệu dân,
đời sống người dân được nâng cao đáng kể thì đây là thị trường tiềm năng
mà Công ty có nhiều thuận lợi để khai thác.
Các mặt hàng của Công ty vẫn chỉ đang là các sản phẩm may mặc thường
ngày không mang lại giá trị cao như các sản phẩm có đẳng cấp.Việc đầu tư
để có bộ phận thiết kế, sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp là một
hướng đi mới mà Công ty cần quan tâm, thực hiện trong thời gian tới.
Giá cả mặt hàng của Công ty còn cao hơn so với các sản phẩm của
Trung Quốc, Ấn Độ do đó khả năng cạnh tranh của hàng hóa của chúng ta
còn kém nên đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Việc Marketing quảng bá các mặt hàng chưa được quan tâm đúng mức
nên dường như các sản phẩm của Công ty không có nhiều người biết đến
đặc biệt là kể cả những người tiêu dùng trong nước.
3.Nguyên nhân.
3.1.Nguyên nhân chủ quan
Do còn chưa chủ động phát triển Công ty theo hướng phát triển thương
hiệu của mình mà toàn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của các hãng lớn
trên thế giới nên Công ty chỉ như nhà gia công các sản phẩm của họ mà
thôi. Việc gia công đó chỉ đem lại phần lợi nhuận béo bở cho các hãng đó

vả lại không phát triển được thương hiệu uy tín của mình mãi chỉ núp đằng
sau các hãng lớn.
Công ty cũng chưa biết giải quyết hạ chi phí bằng cách nào nên chi phí
xuất khẩu hiện nay của Công ty tăng 30% so với năm 2004. Chính vì vậy
mà khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thấp hơn các mặt hàng của
Trung Quốc hay Banglades
Việc nghiên cứu và phát triển thị trường cũng chưa được Công ty đầu tư
quan tâm đúng mức nên thị trường của Công ty vẫn chỉ bó hẹp trong một
số ít các nước mà thôi. Nếu việc nghiên cứu này mà được chú trọng hơn
nữa thì mở ra cho Công ty những cơ hội mới cho quá trình phát triển của
mình.
3.2. Nguyên nhân khách quan
Trong những năm gần đây do biến động lớn của giá dầu thế giới đã làm
ảnh hưởng đến rất nhiều ngành sản xuất kinh doanh trong đó cũng có cả
ngành dệt may. Giá dầu tăng làm chi phí vận chuyển tăng và như vậy tất
yếu làm cho giá cả sản phẩm tăng theo, hiện nay thì cước vận tải đã tăng
15% .
Nguyên nhân tiếp theo đó là thủ tục xuất nhập khẩu tại Việt Nam :
- Mặc dù các thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã cải tiến nhưng
còn qua nhiều khâu nên chi phí cao
- Việc trả lại tờ khai xuất nhập khẩu sau khi xác nhận đã xuất khẩu tại cảng
Hải Phòng, để xin Visa thường mất 7-10 ngày. Do đó việc lập chứng từ
thanh toán chậm trễ, Doanh nghiệp chậm thu hồi vốn gây thêm khó khăn
thêm về tài chính.
Nguyên nhân tiếp nữa đó là vấn đề hạn ngạch : Với Hoa Kỳ, chỉ đảm
bảo được khoảng 25% so với năng lực.Doanh nghiệp phải tìm kiếm thêm
các mặt hàng không áp dụng hạn ngạch như quần áo trẻ em…có nhiều chi
tiết phải thêu trên máy, chi phí lao động cao, năng suất lao động thấp, giá
thành hạ, lãi suất thấp.


PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NORFOLK
HATEXCO TRONG THỜI GIAN TỚI.
I).Phương hướng và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới
1. Phương hướng phát triển của Công ty
• Phát triển mặt hàng xuất khẩu: Do yêu cầu đòi hỏi ngày càng đa
dạng phong phú về mẫu mã kiểu dáng sản phẩm cũng như ngày càng nhiều
mặt hàng mới nên Công ty sẽ tăng cường các mẫu mã của mình. Công ty đã
và đang đầu tư vào nhiều trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ lao động
có trình độ chuyên môn cao sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu đó. Ngoài đầu tư
máy móc và con người thì công ty còn có kế hoạch xây dựng thêm xưởng
in và một xưởng giặt công nghiệp để hoàn chỉnh sản phẩm đến công đoạn
cuối cùng.
• Phát triển thị trừơng xuất khẩu: Ngoài các khách hàng truyền
thống là Hoa Kỳ, EU sẽ tiếp tục thị trường Canada, Úc và xa hơn nữa là thị
trường của rất nhiều nước trên toàn thế giới
2. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới
Mục tiêu trước mắt của Công ty vẫn là việc duy trì mức độ tăng trưởng
các năm ổn định từ 15-20% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Và mục tiêu đến
năm 2010 doanh nghiệp sẽ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam trong làng dệt may xuất khẩu.
Công ty phấn đấu trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hiệp hội
ngành dệt may Việt Nam góp một phần giá trị thu được vào sự phát triển
của ngành. Đồng thời từng bước khẳng định uy tín của Doanh nghiệp nói
riêng ở thị trường quốc tế đó cũng góp vào việc tạo vị thế ngành Dệt may
Việt Nam trên thị trường thế giới.Phấn đấu trở thành một doanh nghiệp
vững mạnh, năng động, sáng tạo trong kinh doanh, đóng vai trò nòng cốt
trong làng dệt may nước nhà.
II) Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công
ty Norfolk Hatexco

Qua một thời gian hoạt động tại Việt Nam, Norfolk Hatexco đã thu
được những kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Nhìn lại chặng đường đi của
mình tuy chưa phải là dài nhưng nó cũng có những thuận lợi và khó khăn
mà tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty phải đối mặt vượt
qua. Những cơ hội mới và thách thức mới lại đặt ra sau mỗi năm hoạt động,
biết nắm bắt cơ hội, chủ động đối mặt với thách thức sẽ làm cho hoạt động
kinh doanh của Công ty ngày càng tốt hơn. Dưới đây là một số giải pháp
thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của Norfolk Hatexco trong thời
gian tới
1.Giải pháp về nâng cao hiệu quả.
Muốn nâng cao hiệu quả của Công ty, trước hết ta cần quan tâm đến
việc tăng doanh thu. Doanh thu có tăng thì lợi nhuận sẽ có cơ hội tăng nếu
chi phí có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Việc tăng doanh thu
có thể thực hiện được bằng việc tăng doanh số bán, muốn vậy hàng hóa của
Công ty cần có sức cạnh tranh tốt trên thị trường bằng cạnh tranh về giá:
Việc hạ giá thành sản phẩm mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của
Công ty là một bài toán khó đối với tất cả những doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh chứ không riêng gì Norfolk Hatexco. Vậy thì phải làm thế nào
đây để giảm chi phí sản xuất? Đây là bài toán khó cần có lời giải phù hợp
với từng điều kiện hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp. Với Norfolk Hatexco
thì cần bố trí sắp xếp quá trình sản xuất hợp lý tiết kiệm tối đa chi phí, tận
dụng những phụ kiện thừa để sản xuất một số mặt hàng sử dụng từ vải thừa
đó. Thực hiện các thủ tục xuất khẩu một cách nhanh chóng tránh tình trạng
lưu kho tại các bến cảng sẽ mất thêm chi phí lưu kho và không đảm bảo
thời gian giao hàng cho khách hàng.
Việc tổ chức lại bộ máy điều hành, sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý tránh
tình trạng bộ máy cồng kềnh hoạt động không có hiệu quả. Đây là một giải
pháp mà rất nhiều doanh nghiệp thực hiện vì nó không mất thêm chi phí mà
vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Giảm chi phí quản lý sẽ góp một phần
đáng kể cho việc giảm giá thành sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả, Công ty cần tăng cường việc sử dụng vốn một cách
hiệu quả trành tình trạng hệ số quay vòng vốn hiện nay còn chậm. Việc thu
hồi vốn chậm làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty
nhiều khi làm mất đi những cơ hội tốt mà trong kinh doanh chậm một phút
thì tổn thất cũng rất lớn.
2. Nhóm giải pháp thị trường
* Xây dựng thương hiệu cho Công ty
Thương hiệu là một vấn đề được dư luận nói đến rất nhiều trong thời gian
gần đây với các sản phẩm của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Không phải
đơn giản để có một thương hiệu mà phải qua quá trình lâu dài với uy tín
chất lượng sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận. Thương
hiệu quan trọng nó tạo ra sự khác biệt về thói quen tiêu dùng của khách
hàng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng bỏ tiền ra mua hàng của Công ty
chúng ta chứ không phải là các sản phẩm của Công ty khác. Hiện nay
Norfolk Hatexco vẫn đang sản xuất và xuất khẩu hàng hóa theo nhãn mác
sản phẩm của khách hàng mà chưa có được nhãn mác riêng của mình và
như vậy người tiêu dùng không biết đến thực chất hàng hóa đó là của
Norfolk Hatexco chứ không phải là của các hãng nổi tiếng có ghi trên nhãn
mác sản phẩm. Đây là một bất lợi mà Norfolk Hatexco cần từng bước xây
dựng cho mình thương hiệu và nhãn mác sản phẩm riêng mình để có thể có
những sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn mang nhãn mác Norfolk
Hatexco.
* Đẩy mạnh khuyếch trương quảng bá sản phẩm
Khi mà cuộc sống hiện nay, quảng cáo khuyếch trương đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu để đưa doanh nghiệp đến với khách hàng hiệu quả
nhất. Vì vậy, Công ty cần chú trọng đầu tư vào quảng cáo để khách hàng
trong và ngoài nước biết và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ của
công ty. Trong thời gian vừa qua thì công tác quảng cáo và khuyếch trương
của công ty chưa được làm tốt do đó mà một lượng lớn khách hàng chưa sử
dụng và chưa thu hút khách hàng đến với công ty. Công ty nên đưa các sản

phẩm của mình tham gia các hội chợ triển lãm dệt may trong và ngoài nước
đó là kênh thông tin mà khách hàng dễ dàng đến với công ty nhanh và hiệu
quả.
*Tăng cường nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới
Đây là giải pháp mà doanh nghiệp đang từng bước hoạt động. Thị trường
mới mở ra đồng nghĩa với việc lượng việc làm sẽ được tăng lên đảm bảo ổn
định công ăn việc làm cho lao động trong công ty giúp họ yên tâm làm việc
và gắn bó lâu dài với công ty. Có nhiều thị trường mới cũng đồng nghĩa với
việc vị thế và uy tín của công ty sẽ đựơc nhiều bạn hàng biết đến, Công ty sẽ
càng ngày càng lớn mạnh hơn.
III) Dự kiến đề tài
Sau một thời gian ngắn đựơc tiếp xúc, tìm hiểu về Công ty Norfolk
Hatexco em đã hiểu phần nào đó về tình hình hoạt động của Công ty những
mặt đạt được cũng như những mặt chưa được thì có một vấn đề thu hút sự
chú ý, và làm em thắc mắc là:” Tại sao hiện nay Công ty vẫn chỉ sản xuất
các mặt hàng mang nhãn mác nước ngoài mà không phải là nhãn mác của
Công ty và trong thời gian tới thì Công ty có tìm chỗ đứng cho thương hiệu
của mình trên thị trường dệt may xuất khẩu không?” Để giải đáp được rõ
thắc mắc của mình nên em sẽ chọn vấn đề đó làm đề tài cho bài Chuyên đề
thực tập chuyên ngành của mình. Dự kiến đề tài Chuyên đề của em là: “Phát
triển thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của Công ty Norfolk
Hatexco”
KẾT LUẬN

Dệt may đang là mặt hàng có lợi thế với Việt Nam nên hiện tại đã có rất
nhiều doanh nghiệp đang hoạt động thành công trong ngành dệt may xuất
khẩu. Công ty Norfolk Hatexco là một trong số đó, tuy mới được thành lập
nhưng công ty đã lọt vào danh sách 53 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt
may uy tín năm 2005 do Bộ thương mại công bố. Điều đó chứng tỏ hoạt
động sản xuất kinh doanh không những hiệu quả mà còn từng bước khẳng

định vị thế và tên tuổi của mình trong làng dệt may. Những kết quả đã đạt
được trong năm 2005 đã tạo động lực cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong công ty tích cực lao động sản xuất hơn nữa trong thời gian tới để tiếp
tục phát triển Công ty và vươn ra khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Mặc dù vậy thì Công ty cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục để
vươn cao vươn xa hơn nữa, phát triển Công ty trở thành một tập đoàn dệt
may xuất khẩu với thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Với một khoảng thời gian ngắn với những bỡ ngỡ trong những ngày
đầu phải tiếp xúc làm việc thực tế thì được sự giúp đỡ tận tình của các cán
bộ trong Công ty Norfolk Hatexco mà trực tiếp là phòng xuất nhập khẩu và
sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Tạ Văn Lợi thì em cũng đã hoàn thành được
báo cáo thực tập của mình. Do thời gian và lượng kiến thức có hạn, bài báo
cáo của em còn nhiều thiếu sót em mong được sự xem xét chỉ bảo thêm của
thầy để ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp
đỡ quý báu đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thương Mại (2006), “WWW.MOT.GOV.VN”
2.Công ty Norfolk Hatexco (2004), “Báo cáo thực hiện xuất khẩu năm
2004”.
3. Công ty Norfolk Hatexco (2005), “Báo cáo tài chính của Công ty”
4. Công ty Norfolk Hatexco (2005), “Phiếu đăng kí xét chọn doanh nghiệp
xuất khẩu uy tín năm 2005”
5.Lê Văn Tâm, PGS.PTS,1998, “ Quản trị doanh nghiệp ” , NXB Giáo
Dục.
6. Nguyễn Thị Hường, PGS.TS, (2004) “ Quản trị dự án và doanh nghiệp
có vốn FDI”, NXB Thống Kê, tập I
7. Nguyễn Thị Hường, PGS.TS, (2003) “ Kinh doanh quốc tế”, NXB Lao
động – Xã hội, tập I
8. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS, (2002) “Quản trị chiến lược trong các công
ty kinh doanh” , NXB Thống Kê.

9. Nguyễn Thị Hường, PGS.TS, (2004) “ Quản trị dự án và doanh nghiệp
có vốn FDI”, NXB Thống Kê, tập II.
10. Nguyễn Thị Hường, PGS.TS, (2003) “ Kinh doanh quốc tế”, NXB Lao
động – Xã hội, tập II
11.Trần Thị Hòa Bình,TS, Trần Văn Nam, TS, “Luật thương mại quốc tế”,
NXB Lao động - Xã hội.
12. Vũ Hữu Tửu, (2002), “ Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, NXB Giáo
Dục

×