Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Học thuyết ngang giá sức mua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.62 KB, 15 trang )

TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

I.
Luật một giá
1. Định nghĩa
Khi thị trường là cạnh tranh hoàn hảo và bỏ qua các rào cản thương mại, chi phí
vận chuyển, bảo hiểm…, thì các hàng hố giống hệt nhau trên các thị trường khác
nhau sẽ có giá như nhau khi quy về cùng một đồng tiền hoặc nếu hai nước sản xuất
cùng một loại hàng hóa, giá của hàng hóa này phải giống nhau trên tồn thế giới,
khơng quan trọng nước nào sản xuất ra nó.
Ví dụ 1:

• 1 điện thoại iphone 6 bán ở Mỹ sẽ có giá bằng với giá bán ở Việt Nam
• 1 lượng vàng ở Mỹ bằng giá một lượng vàng ở Việt Nam

2. Công thức luật một giá

Với:
S

tỷ giá giao ngay

Pi là giá hàng hoá i ở trong nước
P*i là giá hàng hoá i ở nước ngồi.
Ví dụ 2:
Giả sử:
Giá lúa sản xuất tại Mỹ là 200$/tấn, giá lúa sản xuất tại Việt Nam là 4.000.000 VND/tấn.
Vậy
Nếu S = 20.000 VND/$, giá lúa sẽ là:


lúa Mỹ

lúa Việt Nam

Ở Mỹ

200$

200$

Ở Việt Nam

4.000.000 VND 4.000.000 VND

Nếu S = 10.000 VND/$, giá lúa sẽ là:
lúa Mỹ

lúa Việt Nam

1
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

Ở Mỹ

200$


400$

Ở Việt Nam

2.000.000 VND 4.000.000 VND

Quy luật một giá ⇒ S = 20.000/$
Như vậy, theo quy luật một giá thì nếu như lúa của Mỹ được sản xuất với giá 200
USD/tấn, còn lúa Việt Nam được sản xuất ra với giá 4.000.000 VND/tấn thì có nghĩa là 1
USD = 20.000 VND, tỷ giá USD/VND = 20.000
Giả sử tỷ giá USD/VND = 10.000 thì điều đó có nghĩa: lúa Việt Nam bị đắt tương đối
so với lúa của Mỹ. Khi đó nhu cầu lúa của Việt Nam sẽ giảm xuống cho đến khi giá lúa
của Việt Nam còn 2.000.000 VND/tấn hoặc tỷ giá phải nâng lên USD/VND = 20.000 (tức
là giảm giá đồng Việt Nam).

3. Trong chế độ tỉ giá cố định
Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập thơng qua q trình chu chuyển hàng
hoá từ nơi thấp đến nơi cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay đổi và trở nên
cân bằng với nhau.
Trường hợp:

→Gíá trong nước cao hơn nước ngoài và do S là cố định, nên kinh doanh chênh lệch giá
hàng hoá làm giá cân bằng ở hai quốc gia

4. Trong chế độ tỉ giá thả nổi
Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi tỉ giá hơn là
giá cả. Quá trình này nhanh và hiệu quả hơn.
Trường hợp:


2
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

→S sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lên

II.

Học thuyết ngang giá sức mua

Ý tưởng căn bản của thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế
học cổ điển David Ricardo vào thế kỷ 19. Nhưng chính Gustar Cassel, một nhà kinh tế
người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Trong những năm này, rất nhiều nước như Đức, Hungary, Nga phải trải qua thời kỳ lạm
phát lớn vì sức mua đồng tiền của các nước đó giảm rất mạnh, bị mất giá quá nhiều so với
các đồng tiền ổn định như USD. Lúc này quan niệm về thuyết PPP trở nên phổ biến trước
thực trạng lịch sử như vậy.
Ta thấy khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một
nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu của nước đó giảm. Ngồi ra,
người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập
khẩu. Như vậy, cả hai lực lượng này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát
cao.Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mẫu mậu dịch
quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối . Đó chính là tiền đề của
là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát – tỷ giá hối đoái.

1. Một số định nghĩa của học thuyết ngang giá sức mua

Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng
hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển một đơn vị nội
tệ ra ngoại tệ và ngược lại.
Sức mua đối nội là số lượng hàng hóa mua được bằng một đơn vị nội tệ ở trong
nước. Nó thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong nước.
Sức mua đối ngoại là số lượng hàng hóa mua được ở nước ngồi khi chuyển đổi
một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ. Nó thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động
của tỷ giá và lạm phát ở nước ngồi.
Ví dụ 3:
Một rổ hàng hóa Trung Quốc = 1000 NDT

3
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nơng

Học thuyết PPP

Một rổ hàng hóa tương tự ở Việt Nam= 3.500.000 VND

1 NDT = 3500 VND
1.1. Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tuyệt đối
1.1.1. Định nghĩa
Biểu hiện tương quan sức mua giữa hai đồng tiền tại một thời điểm
Theo quy luật ngang giá sức mua (PPP) dạng tuyệt đối, ta thấy thuyết PPP là sự phát
triển của quy luật một giá.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hồn hảo, giá của một hàng hóa bán ở bất kỳ
quốc gia nào cũng sẽ như nhau nếu được tính bằng một đồng tiền chung. Và nếu có một
sự chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung thì mức cầu sẽ dịch

chuyển để các giá cả này trở nên cân bằng.
Ví dụ 4:
Nếu cùng một sản phẩm được Mỹ và Việt Nam sản xuất mà giá ở Việt Nam thấp
hơn khi được tính bằng một đồng tiền chung , cầu của sản phẩm này sẽ tăng ở Việt Nam
và giảm đi ở Mỹ.
Vì vậy, giá thực tế tính ở mỗi nước hoặc tỷ giá hối đối có thể điều chỉnh lại hoặc
2 nhân tố này bị tác động đồng thời. Cả hai lực này sẽ làm cho giá của các sản phẩm sẽ
giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự hiện hữu của chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và hạn
ngạch có thể ngăn cản quy luật ngang giá sức mua tuyệt đối.

1.1.2. Công thức học thuyết sức mua (PPP) dạng tuyệt đối
Nếu đẳng thức Pi = S * P*i là đúng cho mọi hàng hố và dịch vụ, thì khi tính giá một
rổ hàng hố và dịch vụ giống nhau ta cũng có:

Với:

4
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

S

Học thuyết PPP

tỷ giá giao ngay

P là giá rổ hàng hoá và dịch vụ ở trong nước

P* là giá rổ hàng hoá và dịch vụ ở nước ngoài
Ý nghĩa học thuyết ngang giá sức mua(PPP) dạng tuyệt đối: Giải thích tại một thời
điểm, tại sao tỷ giá của một đồng tiền nhất định so với một đồng tiền này là cao, còn với
đồng tiền khác là thấp.

1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm học thuyết ngang giá sức mua(PPP) dạng tuyệt
đối
Ưu điểm
Giải thích sự thay đổi tỉ giá một cách đơn giản.
Nhược điểm

• Độ chính xác khó kiểm chứng vì rổ hàng hố ở mỗi quốc gia là khác nhau và tỉ
trọng hàng hoá trong rổ hàng hoá cũng khác nhau.
• Chỉ dựa trên giá cả của một hàng hóa cụ thể mà đưa ra kết luận chung cho cả nền
kinh tế
• Dựa trên giả định về thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thực tế vẫn tồn tại chi phí
vận chuyển, thuế, hạn ngạch
• Chi phí vận chuyển, những hạn chế trong lưu chuyển hàng hóa (thuế nhập khẩu,
hạn ngạch), hỗ trợ xuất khẩu gây khó khăn cho kinh doanh chênh lệch giá nhằm
đảm bảo PPP
• Sự phân biệt về giá cả do cạnh tranh khơng hồn hảo (độc quyền...)
• Chỉ tính đến hàng hóa tham gia vào ngoại thương (tradable goods)
• Cách đo lường chỉ số giá cả giữa các nước khác nhau
Kết luận:

5
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông


Học thuyết PPP

Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tuyệt đối chỉ là mơ hình lý thuyết áp dụng
cho trường hợp cạnh tranh hoàn hảo và khơng thể áp dụng như là mơ hình lý thuyết để
dự đoán tỷ giá.

1.2. Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tương đối
1.2.1. Định nghĩa
Biểu hiện sự thay đổi của PPP qua thời gian, dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá. Thông
thường kỳ hạn là 1 năm.
Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tương đối đã khắc phục những nhược điểm
của PPP tuyệt đối, PPP tương đối xem xét mối quan hệ giữa giá cả các quốc gia trong
điều kiện của thị trường khơng hồn hảo với đủ các yếu tố: chi phí vận chuyển, thuế quan
và hạn ngạch, đồng thời dùng chỉ số giá đại diện cho giá cả hàng hóa mỗi nước. Học
thuyết PPP chỉ ra rằng, tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ sẽ điều chỉnh để phản ánh những
thay đổi trong mức giá cả giữa hai nước
Hình thức tương đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng
bất hồn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch. Hình thức
này cơng nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống
nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng
tiền chung.
Do các yếu tố của thị trường khơng hồn hảo nên giá cả của những sản phẩm giống
nhau ở các nước khác nhau có thể khơng bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung.
Tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ phần nào
giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các
hàng rào mậu dịch là không thay đổi.Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong
giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là
chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.


6
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

1.2.2. Công thức học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tuyệt đối
Giả sử
ΔS tỉ lệ phần trăm tỉ giá thay đổi sau một năm
ΔP tỉ lệ phần trăm thay đổi giá cả trong nước
ΔP* tỉ lệ phần trăm thay đổi giá cả ở nước ngồi
Ta có:
Ví dụ 5: lạm phát ở Việt Nam là 10%, lạm phát ở Mỹ là 4% sau 1 năm, S là tỉ giá giao
ngay:

Vậy, đồng USD tính bằng VND tăng giá 5,77%
Nhận xét: Quốc gia nào có tỉ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trong
tương lai.
Ví dụ 6:
Giả sử:
Nếu S = 20.000 VND/$, giá lúa sẽ là:
lúa Mỹ

lúa Việt Nam

Ở Mỹ

200$


220$

Ở Việt Nam

4.000.000 VND 4.400.000 VND

Nếu S = 22.000 VND/$, giá lúa sẽ là:
lúa Mỹ

lúa Việt Nam

Ở Mỹ

200$

200$

Ở Việt Nam

4.400.000 VND 4.400.000 VND

Như vậy, lúa Việt Nam tăng giá 4.400.000 VND/tấn, lúa Mỹ vẫn ở giá 200
USD/tấn, tỷ giá cũ là 20.000 VND/USD, thì lúc đó thuyết ngang giá sức mua PPP nói
rằng tỷ giá sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm giá đồng VND, tức là bằng 22.000

7
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách



TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

VND/USD. Việc vận dụng thuyết PPP chỉ cung cấp cho ta một hướng dẫn lâu dài về sự
vận động của tỷ giá.
Trường hợp: ΔP* rất nhỏ thì vậy =
Ví dụ 7: lạm phát ở Việt Nam là 10%, lạm phát ở Mỹ là 4% sau 1 năm, S là tỉ giá giao
ngay:

1.2.3. Ý nghĩa học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng tương đối
• Dùng để xác định đồng tiền bị đánh giá cao hay thấp giá trị
• Dùng để so sánh thu nhập, GDP, lương giữa các quốc gia
• Dùng để dự đốn tỷ giá trong dài hạn
• Quan trọng khi có sự chênh lệch lớn về lạm phát giữa hai nước
• Nhấn mạnh tác động của lạm phát lên tỷ giá

1.3. Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) dạng kỳ vọng
1.3.1. Định nghĩa
Phản ảnh mối liên quan giữa tỉ giá giao ngay và mức giá hàng hố dự tính trong tương
lai ở trong nước và nước ngồi.
Hình thành trên cở sở:


Thị trường hiệu quả



Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa


Vậy nếu các nhà kinh doanh hoạt động trên thị trường hàng hoá là những người trung
lập với rủi ro và các thị trường hàng hoá là các thị trường hiệu quả thì mức lợi nhuận trên
hai thị trường phải như nhau

1.3.2. Công thức học thuyết sức mua (PPP) dạng kỳ vọng
Giả sử:
ΔSe tỉ giá kỳ vọng thay đổi
ΔPe tỉ lệ %/năm dự tính thay đổi giá trong nước

8
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

ΔPe* tỉ lệ %/năm dự tính thay đổi giá nước ngồi
Mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng (ΔSe) bằng với mức chênh lệch lạm phát kỳ vọng

Ví dụ 8: lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam năm sau là 9%, lạm phát kỳ vọng năm sau ở Mỹ là
4% sau 1 năm, ΔSe là tỉ giá kỳ vọng thay đổi:

2 Chỉ số Big Mac
Big Mac Index là một chỉ số sử dụng giá bánh kẹp Big Mac của McDonald’s ở từng
quốc gia để so sánh tỷ giá giữa các đồng tiền.
Bảng chỉ số Big Mac (Big Mac Index) được tạo ra bởi chuyên trang kinh tế uy tín
Economist. Theo đó, dựa trên mức giá của những chiếc bánh Big Mac ở mỗi quốc gia,
bảng này đưa ra sự chênh lệch về việc định giá tiền tệ giữa chúng. Nó dựa trên lý thuyết
về sức mua mà trong tỷ giá hối đoái lâu dài sẽ được dịch chuyển để cân bằng giá trị của

các mặt hàng và dịch vụ cơ sở giữa hai quốc gia.
Ví dụ, giá của 1 chiếc Big Mac tại Việt Nam là 60.000 VNĐ, tương ứng với 2,84 USD
ở thị trường Việt Nam theo như tỷ giá được sử dụng để quy đổi là 21.090 VND/USD.
Nếu lấy đồng USD là đồng tiền cơ sở thì đồng tiền của Việt Nam bị định giá thấp hơn
39% so với đồng USD vì giá 1 chiếc Big Mac được bán ở thị trường Mỹ là 4,62 USD.
Nếu muốn Big Mac ở Việt Nam có mức giá bằng với giá ở Mỹ, thì tỷ giá giữa tiền đồng
Việt Nam và USD phải ở mức 12.975 VND/USD. Đây cũng là mức tỷ giá mà Big Mac
Index cho là “phù hợp”.
Tuy nhiên, Economist nhấn mạnh rằng, cách tính này khơng được coi là phản ánh
chuẩn xác những gì có trên thực tế, mà chỉ nhằm mục đích giúp lý thuyết về tỷ giá trở nên
dễ hiểu hơn.

9
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

Tương tự, giá Big Mac tại Mỹ vào tháng 1/2014 là 4,62 USD, còn ở Trung Quốc chỉ là
2,74 USD dựa trên tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và USD cùng thời điểm.Với tỷ
số này, đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 41%.
Theo ví dụ mà Economist đưa ra, giá Big Mac tại Mỹ vào tháng 1/2014 là 4,62
USD, còn ở Trung Quốc chỉ là 2,74 USD. Chỉ số Big Mac Index cho thấy, đồng Nhân dân
tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực 41%.
Economist cũng cho biết, ngồi đồng USD, cịn có 4 đồng tiền khác là Euro, Yên
Nhật, Bảng Anh vàNhân dân tệ được sử dụng để làm đồng tiền cơ sở cho Big Mac Index.

10

Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

Nếu dùng đồng Nhân dân tệ làm đồng tiền cơ sở, thì mức giá Big Mac ở Việt Nam
hiện nay là 60.000 đồng/chiếc tương đương 17,43 Nhân dân tệ với tỷ giá 3.442
đồng/Nhân dân tệ. Big Mac Index cho thấy, tiền đồng của Việt Nam đang được định giá
cao hơn giá trị thực 1,3% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, và mức tỷ giá hợp lý
phải là 3.488 VND/Nhân dân tệ.
Còn nếu sử dụng đồng Euro là đồng tiền cơ sở cho Big Mac Index, giá loại bánh kẹp
này ở Việt Nam hiện tương đương 2,1 Euro, so với mức 3,68 Euro ở khu vực Eurozone.
Chỉ số cho thấy, tiền Việt Nam đồng đang được định giá thấp hơn giá trị thực 34,2% ở
mức 24.772 đồng/Euro, và tỷ giá phải là 16.304 VND/Euro mới hợp lý.

III. Ứng dụng của học thuyết ngang giá sức mua (PPP)
1. Dự báo tỷ giá hối đoái tương lai
Việc sử dụng PPP dự đoán tỷ giá hối đối tương lai có ý nghĩa quan trọng để ngân
hàng nhà nước có quyết định thực hiện các giải pháp kiểm sốt tỷ giá, nhà đầu tư có quyết
định mua bán chính xác,..v..v. Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng mặc dù chênh lệch
lạm phát khơng phản ánh hồn tồn chính xác sự biến động tỷ giá hối đối trong dài hạn
(có thể do sai sót trong đo lường lạm phát ...) nhưng vẫn có thể sử dụng chênh lệch lạm
phát để dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đối trong dài hạn.

2. Tính GDP theo P.P.P
Theo CIA world Factbook, GDP tính theo P.P.P của một số quốc gia vùng và lãnh thổ
năm 2008 như sau :


11
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

IV.

Học thuyết PPP

Những nguyên nhân làm cho học thuyết ngang giá sức mua (PPP) không
đúng trong thực tế

Có thể nêu những lý do làm cho học thuyết ngang giá sức mua (PPP) khó xuất hiện
trong thực tế như sau:

• Chi phí vận chuyện và những hạn chế mậu dich
Lý thuyết ngang giá sức mua giả định trong điều kiện hồn hảo là khơng có thuế và
chi phí vận chuyển giữa 2 thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, điều này lại khơng thể xảy
ra. Chi phí vận chuyển có thể làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu khiến cho hàng hóa nhập
khẩu vẫn có mức giá cao hơn hay bằng so với hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, những

12
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP


hàng rào mậu dịch như hạn ngạch và thuế quan cũng là những thứ khiến cho hàng hóa
nhập khẩu tăng giá. Vậy, cho dù là hàng hóa nước ngồi có rẻ hơn hàng hóa trong nước
thì khi nhập khẩu vào trong nước, với chi phí vận chuyển và hàng rào mậu dịch phát sinh
thì hàng hóa nhập khẩu vẫn có mức giá cao hơntrong nước. Điều này làm cho người dân
trong nước không mua hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn.

• Thơng tin bất cân xứng
Ngang giá sức mua cũng dựa trên nền tảng là thông tin hoàn hảo với mọi người, nghĩa
là nhà xuất khấu sẽ biết xuất khẩu hàng của họ đến nơi giá cao và ngược lại, nhà nhập
khẩu biết nhập khẩu hàng từ nơi có gia thấp. Tuy nhiên trên thực tế thì thơng tin khơng
cân xứng. Liệu tồn bộ nhà xuất khẩu có biết rõ nơi nào có giá cao để họ đưa hàng đến đó
hay tất cả những nhà nhập khẩu đều biết nơi nào đang có giá thấp để họ nhập hàng. Thực
tế chỉ có 1 số hay 1 nhóm người biết. Chính vì vậy mà ngang giá sức mua khơng thiết lập.

• Rỗ hàng hóa ở các nước là khác nhau
Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị mà ở mỗi nước sẽ có mỗi rỗ hàng hóa
khác nhau. Như ta đã biết, ngang giá sức mua được thực hiện dựa trên ý tưởng rỗ hàng
hóa giống nhau giữa các nước. Nhưng thức tế, mỗi nước lại chọn cho mình một rỗ hàng
hóa khác nhau. Điều này đã gây khó khăn khi muốn so sánh sức mua ở mỗi nước và chính
nó đã làm cho việc xác định PPP gặp khó khăn trong thực tế.

• Hàng hóa độc quyền ( khơng có hàng hóa thay thế)
Tại sao ở Việt Nam, một chiếc máy nghe nhạc Ipod có giá khá cao nhưng người ta
vẫn mua nó? “Tại không ai ở Việt Nam sản xuất máy nghe nhạc nên tơi phải mua nó về
xài.” Đó là lý do tại sao dù giá cao nhưng người trong nước vẫn tiếp tục tiêu dùng hàng
nước ngồi.
Ngồi ra, cịn có thể xuất phát từ lý do chuộng hàng ngoại của những người tiêu
dùng trong nước.

13

Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

Tất cả những lý do đó đã làm cho PPP khó ứng dụng trong thực tế.

Kết luận
Vậy ta thấy trong ngắn hạn học thuyết ngang giá sức mua(PPP) nó khơng được
hồn hảo vì thị trường là khơng hồn hảo, nó tồn tại nhiều loại chi phí vận chuyển, bảo
hiểm, thanh tốn, thơng tin và nhiều hàng rào thương mại khác, do đó ta thấy thuyết PPP
tuyệt đối hiếm khi thấy trong thực tế, nhưng thuyết PPP tương đối lại khá phổ biến.
Thuyết ngang giá sức mua PPP tương đối được duy trì, dù cho sức mua của đồng tiền
không giống nhau ở mọi nơi, thay đổi mức giá cả giữa hai quốc gia được hấp thụ bởi sự
biến động của tỷ giá, do đó, quan hệ PPP được duy trì khơng thay đổi.
Việc tính được thuyết ngang giá sức mua(PPP) giúp ta có thể dự đốn được tỷ giá
hối đối trong tương lai từ đó nhà nước quyết định thực hiện các giải pháp kiểm sốt tỷ
giá, nhà đầu tư có thể quyết định kinh doanh chính xác.

14
Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách


TS Nguyễn Văn Nông

Học thuyết PPP

15

Học viên: Nguyễn Đăng Xuân Bách



×