THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA PPP – THỰC TẾ VÀ ỨNG DỤNG
( POWER PURCHASING PARITY )
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hồng Ngọc
Nhóm 4 Lớp ca3 thứ 5 H309
I, Tại sao phải nghiên cứu thuyết ngang giá sức mua PPP?
1,Khái niệm :
Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số
lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ở nước ngoài
khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. Ngang giá sức mua
giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội
tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế,
thuế quan…
Một cách tổng quan, Lý thuyết ngang giá sức mua phân tích mối quan hệ giữa
lạm phát và tỷ giá hối đoái, cụ thể lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi
như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước. khi nghiên cứu
học thuyết ngang giá sức mua ta sẽ giải thích được cơ sở nào để hình thành tỷ giá
hối đoái giữa các quốc gia và xu hướng biến động của tỷ giá, mối quan hệ giữa tỷ
giá và ngang giá sức mua.
Thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển
David Ricardo vào thế kỉ 19. Nhưng chính Gustar Casel, một nhà kinh tế người
Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của TK XX.
2, Tại sao phải nghiên cứu PPP?
Page 1
Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có
đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng
tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia
mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay mượn và
trao đổi quốc tế …. Các nước, các tổ chức, cá nhân, các đối tác phải thanh toán với
nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo một
tương quan, tỷ lệ nhất định. Như chúng ta đã được tìm hiểu và biết về tỷ giá hối
đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong thời đại
ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của các tiền tệ. Mà một trong những
cơ sở hình thành nó chính là thuyết ngang giá sức mua (PPP), một trong những lí
thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế.
Nghiên cứu PPP nhằm phục vụ mục đích gì?
Vai trò của ngang giá sức mua:
- Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai
loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất
định.
- Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh
chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia
khác nhau.
- Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả
quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó.( Tuy nhiên việc điều
chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ
hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng
khó khăn.)
- Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất
nhiều người tin rằng tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự
cân bằng về giá trị trong dài hạn.
- Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có
thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi
Page 2
thương mại ở các nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các
nước phát triển
- Tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị
trong dài hạn
II, Thực tế áp dụng PPP ở Việt Nam
1, PPP có tồn tại ở Việt Nam không?
Dưới đây là bảng số liệu tính tóan GDP ở Việt Nam theo phương pháp PPP và thực tế
Thời gian Tỷ giá đầu
năm
(USD/VND)
Chỉ số lạm phát(%) Theo tính
toán
Thực tế
Việt Nam Hoa Kỳ
2008 16.112 8,1 1,8 17.109 16.995
2009 16.973 6,8 1,8 17.806 18.500
2010 18.544 11,75 0,7 20.578 18.932
2011 18.932 18,60 2,3 21.948 20.828
2012 21030 12,12 (8
tháng đầu
năm)
1,3 (8 tháng
đầu năm)
23,548 20828
Page 3
,
Rõ ràng ta thấy tỷ giá theo PPP đã khác hẳn so với tỷ giá trên thực tế ở Việt
Nam. Hơn nữa, PPP chỉ tồn tại trong điều kiện là:
- Không tồn tại chi phí vận chuyển quốc tế
- Không tồn tại hàng rào thương mại thuế quan
- Kinh doanh thương mại quốc tế không có rủi ro
- Hàng hóa là giống hệt nhau
- Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo
Nhưng thực tế ở Việt Nam thuế nhập khẩu thường rất lớn, hàng hóa sản xuất trong
nước và hàng hóa xuất nhập khẩu là không giống nhau…. Do đó PPP không áp
dụng được ở Việt Nam là hoàn toàn dễ hiểu.
2, Lý do học thuyết ngang giá sức mua không tồn tại ở việt nam là vì:
- Tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác đến tỷ giá hối đoái: ngoài
chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
khác như: chênh lệch lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát
của chính phủ… các nhân tố này có nhân tố tác động làm tăng tỷ giá
nhưng cũng có nhân tố tác động ngược lại. Do đó, khi các nhân tố này
tác động đồng thời thì rất khó có thể kiểm định được tính hiệu lực của
PPP trong thực tế.
- Thị hiếu của người tiêu dùng: Tuy một số mặt hàng ở trong nước có
mức giá đắt tương đối so với mặt hàng tương tự ở nước khác khi quy về
một đồng tiền chung, nhưng do thị hiếu của người tiêu dùng chỉ thích sử
dụng sản phẩm ở trong nước thì tỷ giá danh nghĩa có thể sẽ không dịch
chuyển về mức tỷ giá cân bằng theo PPP.
- Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu thì dù lạm phát của
nước xuất khẩu tăng tương đối so với nước nhập khẩu, tức là giá hàng
hóa dịch vụ nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn tương đối nhưng do trong
Page 4
nước không có hàng hóa thay thế nên nước nhập khẩu vẫn phải tiếp tục
nhập khẩu, tỷ giá danh nghĩa giữa hai đồng tiền không giảm như theo lý
thuyết ngang giá sức mua.
- Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn như: thuế quan, hạn
ngạch và các rào cản kỹ thuật (yêu cầu về chất lượng hàng hóa, áp thuế
chống bán phá giá…). Chính những hàng rào mậu dịch này làm tăng
chênh lệch giá của những mặt hàng giống nhau tại các quốc gia trên thế
giới.
- Tỷ trọng nhập lượng (yếu tố đầu vào) phi mậu dịch trong hàng hóa
lớn. Đây là những hàng hóa không thể xuất nhập khẩu giữa các nước dù
là đồng nhất vì các lý do như đặc điểm của sản phẩm – dịch vụ, vị trí địa
lý…
- Thông tin bất cân xứng. Quy luật một giá và lý thuyết ngang giá sức
mua đều được xây dựng trên giả định các nhà kinh doanh chênh lệch giá
đều nắm bắt tất cả các thông tin hoàn hảo về giá trên thế giới nên có thể
nắm bắt cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, tác động làm cho tỷ giá hối
đoái danh nghĩa biến động về mức tỷ giá ngang bằng sức mua. Tuy
nhiên, trong thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Do đó, đây cũng là
một nguyên nhân làm cho PPP không duy trì liên tục.
- Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào
rổ hàng hóa. Đây là các yếu tố để tính chỉ số giá ở các quốc gia. Nếu
các yếu tố này khác nhau thì cách tính chỉ số giá ở các quốc gia sẽ khác
nhau, ảnh hưởng đến cách tính lạm phát của các quốc gia không chính
xác. Do đó, yếu tố này cũng là nguyên nhân làm cho PPP không duy trì
liên tục.
Page 5
III, Ứng dụng của PPP
1, Tính tóan GDP :
Ngày 17/12/2007, Ngân hàng Thế giới đã công bố lại tính toán về tổng sản
phẩm nội địa (GDP) trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP - Purchasing Power
Parity) cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, GDP của Việt
Nam năm 2005 tính bằng PPP đã được điều chỉnh giảm 30% từ 255,6 tỷ USD xuống
còn 178,1 tỷ USD. Tương ứng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP năm
2005 là 2.142 USD, chứ không phải là 3.076 USD như đã công bố trước đây.
Trên thế giới, có ba cách để nhìn nhận về GDP của mỗi nền kinh tế.
Page 6
Cách thứ nhất : là sử dụng thường xuyên nhất, dùng đồng tiền trong nước để tính
– chỉ số đại diện cho quy mô kinh tế của mỗi quốc gia. Cách này chỉ cho chúng ta
biết quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu, và tính toán
tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước. Nhưng các số liệu này không thể
dùng để so sánh giữa với các nền kinh tế dùng các loại tiền khác nhau.Trong khi
đó, mỗi người, mỗi quốc gia đều có nhu cầu phải biết “vị thế chúng ta đang ở đâu
trên thế giới này”.
Cách tính như sau:
- Phương pháp tính theo chi tiêu:
GDP= C+I+G+X-M
- Phương pháp tinh theo thu nhập:
GDP= W+In+R+Dp+Pr trước thuế + Te
với:
C : chi tiêu hàng hóa dịch vụ của dân cư
I: chi đầu tư của các doanh nghiệp
G: chi tiêu hàng hóa dịch vụ của chính phủ
X: Tổng giá trị xuất khẩu
M: Tổng giá trị nhập khẩu
W: tiền lương
In: Thu nhập từ vốn cho vay
R: thu nhập từ tiền thuê đất đai
Dp: khấu hao tư bản
Pr trước thuế: Lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi nộp thuế thu nhập
Te: Thuế gián thu
=> theo cách tính này thi GDP của Việt Nam năm 2010 là 1,98 triệu tỷ đồng.
Cách thứ hai, để có thể so sánh với các nước, người ta quy đổi GDP và GDP bình
quân đầu người sang đô-la Mỹ, dựa trên tỷ giá hối đoái thị trường.
Công thức: GDP(USD)
¿
GDP(VND)
E (
USD
VND
)
Ví dụ,
Page 7
Tính theo tỷ giá hối đoái thị trường đầu năm 2010 là 1USD = 18.932VND, tức là
E (USD/VND) = 18.932
GDP(VND) = 1,98 triệu tỷ đồng
GDP(USD)
¿
1,98 tri ệ ut ỷ đ ồ ng
18.932
=104,6 t ỷ USD
Tuy nhiên, ở mỗi nơi trên thế giới thì đồng đô-la Mỹ lại có sức mua khác nhau.Một
lần đi cắt tóc ở Nhật hết ít nhất 10 đô la, nhưng cắt tóc ở Việt Nam thì chỉ hết nửa
đô la. Ngược lại, trong khi một chiếc xe Toyota Camry ở Mỹ giá 20-25 ngàn USD,
thì cũng chiếc xe đó ở Việt Nam lại có giá trên 60 ngàn USD.
Như thế để so sánh chính xác hơn sự khác nhau về mức sống thì lại phải cần
đến cách thứ ba. Đó là quy đổi đồng đô-la sang sức mua tương đương (PPP), sử
dụng một “rổ” hàng hóa và dịch vụ làm đại diện. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới tính
toán thấy để mua được một rổ hàng hóa điển hình có giá 1 USD ở Việt Nam thì
một người dân ở Mỹ phải bỏ ra 3,4 USD.
Cụ thể: Cách đơn giản nhất để tính GDP theo tỷ giá so sánh là dùng công thức:
GDP theo PPP (USD) =
GDP (VND)
E (
USD
VND
)
∗t ỷ gi á PPP
= GDP(USD) * tỷ giá PPP
Vì vậy, để so sánh trên cơ sở ngang bằng sức mua của đồng đô-la, GDP của Việt
Nam phải được điều chỉnh tăng lên 3,4 lần. Kết quả là năm 2005, thu nhập bình
quân đầu người của ta tính theo tỷ giá hối đoái là 637 USD, còn tính theo PPP là
2.142 USD.
Lý thuyết về PPP thì đơn giản, nhưng thực tiễn tính toán lại phức tạp hơn nhiều vì
đòi hỏi không những việc xác định rổ hàng hóa điển hình cho mỗi nền kinh tế mà
còn cả nỗ lực khảo sát giá cả một cách chi tiết.
Page 8
Trong những năm qua, công tác ước lượng PPP cho các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, của Ngân hàng Thế giới chỉ được dựa trên những phỏng
đoán tương đối.
Chỉ đến gần đây, Chương trình So sánh Quốc tế (ICP) của Ngân hàng Thế giới mới
triển khai một cách toàn diện hoạt động thu
thập số liệu giá cả tại 146 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Dựa trên thông tin mới này với mốc
thời gian là năm 2005, ước lượng PPP của rất
nhiều quốc gia đã được tính lại với những mức điều chỉnh lớn, trong đó đáng kể
nhất là việc GDP của Trung Quốc và Ấn Độ đều giảm đi gần 40%.
Page 9
So sánh thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của một số nền
kinh tế (Nguồn: WorldBank)
Ví dụ về sự chênh lệch tính tóan GDP của Việt nam thep GDP và
thực tế :
Page 10
Năm GDP Việt Nam GDP Việt Nam (PPP)
2004 $45,427,860,000 $164,212,000,000
2005 $52,917,300,000 $178,075,000,000
2006 $60,913,520,000 $192,728,000,000
2007 $71,015,600,000 $209,026,000,000
2008 $91,094,050,000 $222,217,000,000
2009 $97,180,300,000 $234,047,000,000
2010 $106,427,000,000 $249,923,000,000
Ví dụ về sự khác biệt về mức giá cả hàng hóa giữa 1 số quốc gia :
Việt Nam Nhật
Bản
Singapore Thụy Sĩ Hồng
Kông
Giá thuê nhà/tháng 400-1000 4848 3588 4818 7092
1 cốc cà phê 1-3 8,29 5,18 6,57 6,83
1 gallon xăng ( 3.9 l
)
3,5-4 7,34 6,55 7,46 8,36
Đồ ăn nhanh 3-4 8,29 5,66 12,59 3,54
Kết luận : để so sánh 1 cách chính xác mức sống của người
dân các nước ta nên quy đổi GDP theo 1 thước đo chung
theo PPP.
2, Tính tỷ giá hối đoái kỳ vọng theo PPP
Cơ sở tốt nhất để dự báo tỷ giá hối đoái trong
dài hạn là nguyên tắc cân bằng sức mua (PPP): tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái hàng
năm giữa đồng nội tệ và ngoại sẽ bằng chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát nội tỷ và tỷ
lệ lạm phát ngoại tệ:
Page 11
Trong đó, Et là tỷ giá hối đoái kỳ vọng VND/USD vào năm t; Et-1 là tỷ giá hối
đoái vào năm t-1, tVND và tUSD là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của VND và USD
vào năm t.
Ví dụ, vào năm 2009, tỷ giá hối đoái Et-1 là 18.000 VND/USD. Tỷ lệ lạm phát kỳ
vọng của VND và USD vào năm 2010 lần lượt là 6,8% và 0,8%. Sử dụng công
thức PPP, ta tính được tỷ giá hối đoái kỳ vọng năm 2010 là Et =18.000*(1+6,8%)/
(1+0,8%) = 19.071 VND/USD.
Khi đưa lạm phát vào mô hình tài chính, ta đã phải dự báo lạm phát đối với nội tệ
và ngoại tệ trong suốt vòng đời của dự án, để rồi tính chỉ số giá hàng năm theo các
đồng tiền này. Dựa trên các chỉ số giá, ta có thể tính ngay được tỷ giá hối đoái kỳ
vọng cho các năm.
Từ công thức PPP, ta có thể suy ra rằng:
Ta biết chỉ số giá của VND và USD được tính theo công thức sau:
Vậy, tỷ giá hối đoái kỳ vọng vào năm t sẽ bằng:
Page 12
Page 13