Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 79 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐỖ THỊ NHỰT THANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201







CẦN THƠ, 11/2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



ĐỖ THỊ NHỰT THANH
MSSV: 3082696

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ TẤN NGHIÊM

CẦN THƠ, 11/2013



i
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại Học Cần Thơ,
đƣợc sự chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô trong trƣờng, em đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy
cô của trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nâng cao cả về tri
thức và lối sống.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn với Ban chủ nhiệm khoa cùng tất cả các
thầy cô thuộc Khoa kinh tế - QTKD đã quan tâm, giảng dạy và truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em đặc biệt cảm ơn thầy Lê Tấn Nghiêm
đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em thực hiện và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại đơn
vị. Cám ơn cô Đào, cô Hồng, chị Khanh, chị Tâm, chị Phƣợng, chị Nguyên,
chị Yến và chị An đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại phòng
giao dịch Ninh Kiều.
Cảm ơn cha mẹ, gia đình đã tạo điều kiện cho con học tập, chỉ bảo,
khích lệ con hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các bạn thực tập cùng phòng
giao dịch và các bạn cùng lớp đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến để
luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp là thƣớc đo chất lƣợng học tập của sinh viên trong
thời gian học tập căng thẳng. Tuy rằng luận văn này đƣợc thực hiện với sự cố
gắng hết sức nhƣng với khả năng và lƣợng kiến thức còn hạn chế, lại thiếu
kinh nghiệm thực tiễn nên chắc rằng sẽ không có ít sai sót. Rất mong đƣợc sự
quan tâm, đóng góp ý kiến cũng nhƣ chỉ bảo của Quý thầy cô để luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Cần thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Đỗ Thị Nhựt Thanh

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
cứ đề tài khoa học nào.
Trân trọng!
Cần thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện



Đỗ Thị Nhựt Thanh

iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP





















…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Ban giám đốc

iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên hƣớng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

vi
MỤC LỤC
Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái quát về ngân hàng thƣơng mại 4
2.1.2 Khái quát về nguồn vốn của ngân hàng 4
2.1.3 Vai trò của công tác huy động vốn 5
2.1.4 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng 6
2.1.5 Lãi suất huy động 9
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn 9
2.2 Phƣơng pháp nghiên cúu 13
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phƣơng pháp xử lí số liệu 13
Chƣơng 3: KHÀI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 15
3.1 Sơ lƣợc về NH TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần thơ 15
3.1.1 Vài nét về NH TMCP Công thƣơng Việt Nam 15
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Công thƣơng Viêt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ 16
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của VietinBank Chi nhánh cần Thơ 17
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lí 18

vii
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 18
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 19
3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 và

6 tháng đầu năm 2013 21
3.3.1 Thu nhập 23
3.3.2 Chi phí 24
3.3.3 Lợi nhuận 25
3.4 Mục tiêu phát triển và phƣơng hƣớng nhiệm vụ kinh doanh trong tƣơng lai
của VietinBank Cần Thơ 26
3.4.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động chung của VietinBank Cần thơ 26
3.4.2 Mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2013 của VietinBank Cần Thơ
28
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 30
4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NH TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi
nhánh Cần Thơ 30
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của NH TMCP Công thƣơng Việt Nam
– Chi nhánh Cần Thơ 33
4.2.1 Tình hình huy động vốn theo thời hạn 33
4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank Cần thơ từ 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 36
4.2.3 Nguồn vốn huy động theo loại tiền 43
4.3 Đáng giá công tác huy động vốn của NH TMCP Công thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ 46
4.3.1 Tổng vốn huy động/Tổng nguồn vốn 46
4.3.2 Tổng dƣ nợ/Tổng nguồn vốn 47
4.3.3 Chi phí lãi HĐV/Tổng HĐV 48
4.3.4 Chi phí phi lãi HĐV/Tổng VHĐ 49
4.3.5 Thu nhập lãi/Tổng VHĐ 49

viii
4.3.6 Chênh lệch thu chi lãi HĐV/Chi phí lãi HĐV 50
4.3.7 Tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong tổng nguồn VHĐ 50

4.3.8 Phân tích lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của
ngân hàng 52
4.4 Đánh giá một số rủi ro có liên quan đến công tác huy động vốn 53
4.4.1 Rủi ro thanhh khoản 54
4.4.2 Rủi ro lãi suất 55
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NH TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 57
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 57
5.2 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng 58
5.2.1 Quản trị tốt rủi ro lãi suất 58
5.2.2 Chủ động da dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm 59
5.2.3 Mở rộng quy mô hoạt động 60
5.2.4 Tạo niềm tin đối với khách hàng 61
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 Kết luận 62
6.2 Kiến nghị 63
6.2.1 Kiến nghị đối với NHNN 63
6.2.2 Kiến nghị đối với NH TMCP Công thƣơng Việt Nam 64
Tài liệu tham khảo 65

ix
DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh donh của VietinBank Cần Thơ từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 22
Bảng 4.1 Nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ từ 2010 - 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 31
Bảng 4.2 Nguồn vốn huy động theo thời hạn của VietinBank Cần Thơ từ 2010
– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 34

Bảng 4.3 Tiền gửi của dân cƣ trong cơ cấu nguồn vốn huy động VietinBank
Cần Thơ 37
Bảng 4.4 Tiền gửi của các tồ chức kinh tế trong cơ cấu nguồn vốn huy động
của VietinBank Cần Thơ 40
Bảng 4.5 Nguồn vốn do phát hành GTCG trong cơ cấu nguồn vốn huy động
của VietinBank 42
Bảng 4.6 Nguồn vốn huy động theo loại tiền của VietinBank Cần Thơ từ 2010
– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 44
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu đánh giá các loại chi phí có liên quan đến hoạt động
huy động vốn 46
Bảng 4.8 Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân
hàng 52
Bảng 4.9 Chỉ tiêu đánh giá các loại rủi ro liên quan đến công tác huy động
vốn
54

x
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VietinBank Cần Thơ .18
Hình 4.1 Tỷ trọng phần trăm từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của
VietinBank Cần Thơ 51

xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTMU
Ngân hàng Tokyo Mitsubishi
UFJ
NVNCLS

Nguồn vốn nhạy cảm
lãi suất
CKH
Có kỳ hạn
RRLS
Rủi ro lãi suất
CP
Chi phí
TCKT
Tổ chức kinh tế
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
TCTD
Tổ chức tín dụng
DN
Doanh nghiệp
TG
Tiền gửi
DTBB
Dự trữ bắt buộc
TGDC
Tiền gửi dân cƣ
ĐVT
Đơn vị tính
TGKKH
Tiền gửi có kỳ hạn
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
TGKKH
Tiền gửi không kỳ hạn

GTCG
Giấy tờ có giá
TGTCKT
Tiền gửi tổ chức kinh tế
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
TGTK
Tiền gửi tiết kiệm
HĐQT
Hội đồng quản trị
TGTT
Tiền gửi thanh toán
HĐV
Huy động vốn
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
KKH
Không kỳ hạn
TN
Thu nhập
LSBQ
Lãi suất bình quân
TP
Thành phố
NH
Ngân hàng
TSNCLS
Tài sản nhạy cảm lãi
suất
NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc
TT
Thông tƣ
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
TTTK
Rủi ro thanh khoản
NHTMCP
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
USD
United States Dollars
NHTW
Ngân hàng trung ƣơng
VHĐ
Vốn huy động
NVHĐ
Nguồn vốn huy động
VNĐ
Việt Nam đổng




1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, có nhiều tổ chức tín dụng với nhiều hình thúc khác nhau đang
thực hiện cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Không thể phủ nhận một điều rằng
các Ngân hàng luôn là kênh cung ứng vốn quan trọng nhất. Với chức năng là

trung gian tài chính, Ngân hàng thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi để cung cấp
đến những nơi có nhu cầu sử dụng. Và để làm được nhiệm vụ này, đáp ứng nhu
cầu sử dụng vốn rất lớn của nền kinh tế thì huy động vốn luôn là vấn đề cấp thiết
được đặt ra đối với mỗi Ngân hàng.
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của các Ngân hàng thương mại. Bất
kỳ Ngân hàng nào, dù mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm đều phải tập trung
đẩy mạnh hoạt động này. Một khi nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu
cầu phát triển hoạt động tín dụng, thì các Ngân hàng thương mại có thể đi vay
trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao để cho vay lại, khi đó hiệu quả sẽ
giảm. Nếu sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay thì ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Ngân hàng. Vì vậy hoạt động huy động vốn rất quan trọng, luôn được
các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Và tuy nhiên, lãi suất huy động luôn có tầm
quan trọng lớn trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
Giai đoạn 2010 – 2013 lãi suất huy động vốn có nhiều diễn biến phức tạp.
Ngân hàng nhà nước nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động từ năm 2012 đến nay.
Cụ thể, ngày 27/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký các Thông tư số
14 và 15/2013/TT-NHNN quy định lãi suất mới với lãi suất tối đa áp dụng cho
tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là
1,2%/năm (mức cũ 2%). Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
tháng đến dưới 6 tháng là 7%/năm (mức cũ 7,5%) và giảm 2% so với tháng
6/2012. Với mức lãi suất này cũng gây khó khăn nhiều hơn trong công tác huy
động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Mặt khác, trên địa bàn thành phố Cần
Thơ các phòng giao dịch của Ngân hàng ngày càng nhiều làm tăng tính cạnh
tranh trong hệ thống Ngân hàng. Từ đó, cũng góp phần khó khăn trong công tác
huy động vốn của Ngân hàng.
Vì thế, làm thế nào để bổ sung nguồn vốn thực hiện hoạt động tín dụng và
cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế là rất quan trọng. Vấn đề huy động vốn và sử

2
dụng vốn như thế nào để mang lại lợi nhuận cao, đó cũng là mục tiêu của các

Ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
một trong những Ngân hàng tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước, mang lại
niềm tin cho khách hàng và có nguồn vốn huy động dồi dào. Với những lý do
trên, tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy
mạnh khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng huy động vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động
huy động vốn tại Ngân hàng.
- Phân tích một số rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng huy động vốn cho Ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Trong hệ
thống các tổ chức tín dụng, tính đến cuối tháng 5 năm 2013 tổng nguồn vốn huy
động của các tồ chức tín dụng trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL đã đạt 220.120 tỷ
đồng tăng gần 6% so với năm 2012. Kinh tế thành phố Cần Thơ đang phát triển
mạnh với hệ thống Ngân hàng dày đặc thì khả năng huy động vốn của các Ngân
hàng càng cao. Trong đó VietinBank Chi nhánh Cần Thơ cũng góp phần không
nhỏ về nguồn vốn huy động trên địa bàn. Mặt khác, VietinBank Chi nhánh Cần
Thơ còn góp phần trở thành một trong những NHTM hàng đầu của Cần Thơ với
những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế TP. Cần Thơ nói riêng
và sự phát triển kinh tế cả nước nói chung. Với chuyên môn nghiệp vụ và luôn
làm hài lòng khách hàng tôi chọn VietinBank Chi nhánh Cần Thơ làm không gian
nghiên cứu đề tài. Để nghiên cứu thực trạng huy động vốn, thấy được sự biến
động nguồn vốn qua các năm tôi sử dụng số liệu do Chi nhánh cung cấp trong

giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian này có nhiều biến

3
động về lạm phát cũng như biến động về lãi suất làm ảnh hưởng đến hoạt động
huy động vốn của Ngân hàng.


4
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, luật số:
47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, được Quốc
Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 16 tháng 6 năm 2010, Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau:
“Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Theo Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có nêu: “Hoạt động
Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản.”
2.1.2. Khái quát nguồn vốn của Ngân hàng
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ tiền tệ do Ngân hàng huy
động, tạo lập được, dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay
(Thái Văn Đại, 2012, tr.135).
Đối với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của Ngân
hàng bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ (VĐL), các quỹ dự trữ và một số

nguồn vốn khác của Ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Trung ương
(NHTW).
Các chức năng của vốn chủ sở hữu:
+ Chức năng bảo vệ người gửi tiền.
+ Chức năng hoạt động Ngân hàng.
+ Chức năng điều chỉnh hay góp phần thỏa mãn yêu cầu của cơ quan quản
lí Ngân hàng.
Đối với vốn huy động: Vốn huy động là quỹ tiền tệ được hình thành từ hoạt
động Ngân hàng tiếp nhận tiền nhàn rỗi từ các TCKT và dân cư dưới nhiều hình

5
thức khác nhau, nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
Thực tế ở Việt Nam, các NHTM có các hình thức huy động vốn chủ yếu là huy
động vốn tiền gửi và huy động vốn bằng các giấy tờ có giá (GTCG).
Nguồn VHĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh,
Ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tư. Đồng
thời nó góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Vốn đi vay và vốn khác: Khi cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để
bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc NHTM phải đi vay của các TCTD khác
hoặc của NHTW.
2.1.3. Vai trò của công tác huy động vốn
Đối với NHTM: Hoạt động huy động vốn có một vai trò rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nó là nguồn vốn chủ yếu
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, thông qua hoạt động
huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín và sự tín nhiệm của khách
hàng đối với Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng có những biện pháp không ngừng
hoàn thiện mọi hoạt động của mình để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách

hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của
Ngân hàng.
Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một
kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có
thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Đồng thời, Ngân hàng là một nơi đầu tư an
toàn và hiệu quả vì một số khách hàng có nhu cầu đầu tư để sinh lời, nhưng họ rất
sợ rủi ro, không biết lựa chọn đầu tư của mình có sinh lời hay không. Khi gửi tiền
vào Ngân hàng thì họ rất an tâm vì Ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, sẽ đem số tiền huy động được đi đầu tư hoặc cho vay.
Dù hoạt động đầu tư có lời hay không thì Ngân hàng vẫn phải trả tiền lãi
trên số vốn khách hàng đã gửi. Hoặc là khách hàng có thể nhờ nhân viên Ngân
hàng tư vấn về việc nên đầu tư như thế nào, sau đó tự mình quyết định. Nghiệp vụ
huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách
hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của Ngân hàng như dịch vụ thanh

6
toán qua Ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh
doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng…
2.1.4. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng
2.1.4.1. Huy động vốn tiền gửi
Tiền gửi là số tiền của khách hàng tại Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền
gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi
tiền. Tiền gửi huy động của Ngân hàng được chia theo nhóm khách hàng là:
a) Tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế
Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Tiền gửi thanh toán là tiền gửi
không kỳ hạn mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào
không cần thông báo trước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu
đó của khách hàng.

Đây là loại tiền mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc
thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch
của mình. Khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để
được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng như ủy nhiệm
thu, séc…
Đối với bộ phận vốn này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và
rút ra liên tục nên Ngân hàng phải thường dự trữ với số lượng rất lớn để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng.
Tiền gửi theo kỳ hạn: Đối với tiền gửi theo kỳ hạn thì đây là loại tiền gửi
mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền
theo các kỳ hạn thích hợp nhất định.
Theo qui định, người gửi tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn, nhưng trên
thực tế do yếu tố cạnh tranh để thu hút được tiền gửi, các Ngân hàng thường cho
phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ
hạn hoặc hưởng mức lãi suất thấp hơn, thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Nguồn vốn này có tính ổn định, vì biết trước khách hàng rút tiền khi nào,
vì vậy Ngân hàng có thể sử dụng tối đa vào nghiệp vụ đầu tư sinh lời mà không
cần dự trữ quá nhiều. Để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường
đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp nhu cầu gửi tiền của khách hàng, mỗi
kỳ hạn có một mức lãi suất khác nhau. Thông thường để thu hút nguồn vốn trung

7
và dài hạn các Ngân hàng thường áp dụng lãi suất cao cho các loại tiền gửi có
thời hạn dài (Thái Văn Đại, 2012, tr.6)
b) Tiền gửi nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình: Là khoản tiền được
cá nhân hộ gia đình gửi vào tài khoản tiết kiệm được xác nhận bằng thẻ hoặc sổ
tiết kiệm, được hưởng lài suất và bảo hiểm tiền gửi theo qui định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống và tạo cho Ngân
hàng nguồn vốn ổn định, tiền gửi từ cá nhân thường là nhỏ nhưng do huy động từ
số đông cá nhân và hộ gia đình nên đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn lớn để

kinh doanh.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau cuối kỳ:
+ Tiện ích của sản phẩm: Khách hàng có thể rút vốn trước hạn, cầm cố sổ
tiết kiệm để vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba tại bất kỳ Chi nhánh nào của
Ngân hàng, dùng xác nhận khả năng tài chính của khách hàng khi khách hàng yêu
cầu… Nếu đến hạn khách hàng không đến nhận lãi thì Ngân hàng sẽ tự cập nhật
lãi nhập gốc gửi tiếp cho khách hàng thêm 1 kỳ nữa thời hạn bằng với thời hạn
mà khách hàng đã chọn.
+ Kỳ hạn gửi tiền cụ thể có các kỳ hạn sau:1,2, 3, 6, 9,12 (tháng)
+ Cách thức trả lãi: Lãi được trả sau mỗi định kỳ.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng:
+ Khách hàng có thể lĩnh lãi hàng tháng hoặc lĩnh lãi vào cuối kỳ lãnh
nhưng không có lãi nhập gốc theo từng tháng, tiện ích cũng tương tự như tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau cuối kỳ.
+ Kỳ hạn gửi tiền cụ thể có các kỳ hạn sau: 6, 9, 12 (tháng)
+ Cách thức trả lãi: Lãi được trả sau mỗi tháng hay cuối kỳ.
Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác, tiền gửi của các kho bạc nhà nước
2.1.4.2. Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
a) Vay từ các TCTD khác
Đó là nguồn các NHTM vay lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị
trường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các Ngân hàng thường xây dựng

8
các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay
NHTW. Đây là hình thức cho vay, nhưng thực chất nó là hình thức tương trợ giữa
các Ngân hàng để có được sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Các Ngân hàng đang
có dự trữ vượt yêu cầu có thể cho các Ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất
cao. Ngược lại, các Ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức

thời để đảm bảo thanh khoản. Ưu điểm của nguồn vốn này là giúp Ngân hàng tận
dụng được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhưng có nhược điểm là phải trả
lãi suất cao hơn vốn huy động.
b) Vay từ NHTW
Trong vai trò là người điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia, NHTW
cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các Ngân hàng trung gian trong vai trò
điều tiết lượng tiền cung ứng tiền. Vì vậy, khi có nhu cầu, NHTM sẽ được
NHTW cho vay vốn.
Các hình thức cho vay của NHTW với các NHTM:
- Tái cấp vốn
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dung: Là hình thức tái cấp vốn của NHTW
cho các NHTM đã cho vay đối với khách hàng.
+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG.
- Chiết khấu các GTCG ngắn hạn (Thái văn Đại, 2012, tr.9)
2.1.4.3. Huy động vốn bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong
đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động vốn lớn trong thời
gian ngắn thì Ngân hàng có thể phát hành các loại GTCG như kỳ phiếu, trái phiếu
và chứng chỉ tiền gửi.
Giấy tờ có giá ngắn hạn là GTCG có thời hạn đến 1 năm bao gồm kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các GTCG ngắn hạn khác.
Giấy tờ có giá dài hạn là GTCG có thời hạn từ 1 năm trở lên kể từ khi phát
hành đến hết đáo hạn và các GTCG dài hạn khác.
Huy động bằng các loại GTCG, Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn
vào Ngân hàng với thời gian ngắn. Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư,

9
đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì Ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền

gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với Ngân hàng, nguồn vốn có được
từ phát hành các GTCG khi đã có kế hoạch nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát
hành GTCG phải được NHNN phê duyệt.
2.1.5. Lãi suất huy động vốn
Lãi suất huy động vốn là công cụ mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho tiền
gửi của khách hàng bao gồm: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất có kỳ hạn,
lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất thường
được các Ngân hàng thay đổi cho phù hợp với quan hệ cung cầu và tỷ lệ lạm phát
trên thị trường. Lãi suất huy động được các Ngân hàng tự ấn định để thu hút vốn
nhàn rỗi từ công chúng nhưng không được vượt quá mức lãi suất huy động trần
mà NHNN quy định
.
2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn
2.1.6.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ số này được xác định bằng công thức như sau:
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
Vốn huy động

Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho ta biết cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong đó vốn huy
động chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa trên doanh thu, lợi nhuận của Ngân hàng
và chi phí, tính thanh khoản của mỗi loại nguồn vốn mà Ngân hàng sẽ có những
chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược huy động vốn nói riêng.
2.1.6.2. Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi
Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Mỗi loại tiền
gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… do dó việc xác định rõ
cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và
tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho Ngân hàng (Thái văn Đại, 2012, tr.142)
Tỷ trọng % từng loại tiền gửi =
Số dư từng loại tiền gửi

x 100%
Tổng vốn huy động
2.1.6.3. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư
của một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay

10
của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ
đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng
thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu
quả trong việc cho vay.
Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động =
Tổng dư nợ

Tổng vốn huy động
2.1.6.4. Tổng chi phí huy động vốn trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này được viết lại với công thức như sau:
Tổng chi phí HĐV/Tổng vốn huy động =
Tổng chi phí HĐV

Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh giá thành của một đồng vốn huy động mà Ngân
hàng huy động được. Trong đó tổng chi phí huy động vốn bao gồm chi phí lãi và
chi phí phi lãi, vì vậy chỉ tiêu này có thể chia nhỏ ra làm hai tiêu chí khác:
- Chi phí lãi/ tổng vốn huy động: Cho thấy để huy động được một đồng
vốn thì Ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách
hàng.
- Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động: Cho thấy một đồng vốn huy động
được Ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,
Chi phí lãi là chi phí là Ngân hàng bỏ ra để có được nguồn vốn. Chi phí

này được tính dựa trên số vốn huy động và lãi suất áp dụng để huy động vốn. Nếu
thu nhập lãi là nguồn thu chính thì chi phí lãi chính là chi phí chính của Ngân
hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lãi lớn có thể làm giảm lợi
nhuận của Ngân hàng. Vì thế đây là yếu tố Ngân hàng cần giảm trong hoạt động
huy động vốn.
Khi xem xét kết quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý,
đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho
Ngân hàng.
2.1.6.5. Chênh lệch thu chi lãi / Chi phí lãi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy Ngân
hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình để cho vay. Chỉ tiêu
này được thể hiện theo công thức sau:

11
Chênh lệch thu chi lãi /Chi phí lãi =
Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Chi phí lãi
Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử
dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, để
đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịp thời
các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì
các Ngân hàng cũng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi trên chi phí lãi
để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt
động huy động vốn.
2.1.6.6. Thu nhập lãi trên vốn huy động
Chỉ số này cho biết lãi suất nhận được từ tín dụng so với vốn huy động, qua
đó thể hiện quy mô vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ số này được viết lại với
công thức sau:

Thu nhập lãi trên vốn huy động =
Thu nhập lãi

Vốn huy động
Thu nhập lãi là thu nhập mà Ngân hàng nhận được khi cho khách hàng vay.
Khoản thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào số tiền và lãi suất cho vay. Đây cũng
là nguồn thu nhập chính trong hoạt động kinh doanh cuản Ngân hàng. Nếu Ngân
hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn sẽ tạo ra nguồn vốn để tài trợ cho vay,
góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng.
2.1.6.7. Lãi suất bình quân đầu ra
Lãi suất bình quân đầu ra là lãi suất bình quân Ngân hàng thu được từ hoạt
động đầu tư, kinh doanh.
Lãi suất bình quân đầu ra =
Tổng thu nhập lãi
x 100%
Tổng tài sản sinh lời
Tài sản sinh lời: các khoản đầu tư tạo thu nhập như các khoản cho vay, góp vốn,
liên doanh, mua cổ phần, đầu tư thị trường chứng khoán…
2.1.6.8. Lãi suất bình quân đầu vào
Lãi suất bình quân đầu vào là lãi bình quân mà Ngân hàng phải trả cho các
nguồn vốn đang sử dụng cho các hoạt động của Ngân hàng.

×