Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊKÔNG PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.81 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯƠNG QUỐC NGUYỄN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG-PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
Long Xuyên tháng 5 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên đề năm 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG-PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN
Chuyên Ngành : Tài chính –ngân hàng
SVTH :Lương Quốc Nguyễn
Lớp : DH8NH1
MSSV : DNH073254
GVHD : Nguyễn Thị Vạn Hạnh
Long Xuyên háng 5 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................1
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................2
2.1. Khái niệm NHTM.....................................................................2
2.2. Nguồn vốn của NHTM.............................................................2
2.3. Khái niệm vốn huy động...........................................................2


2.4. tầm quan trọng của việc HĐV đối với NHTM.........................3
2.5. Các hình thức HĐV của NHTM...............................................3
2.5.1 Tiền gửi của khách hàng..................................................3
2.5.2 Phát hành giấy tờ có giá...................................................3
2.5.3 Nguồn vốn đi vay.............................................................4
2.6. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình HĐV....................4
Chương 3 : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN.............................................5
3.1. Giới thiệu...................................................................................5
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG.............................................5
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Phòng Giao Dịch
VĨNH AN.......................................................................6
3.2. Thuận lợi và khó khăn..............................................................8
Chương 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐV TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN.....10
4.1 Cơ cấu nguồn vốn PGD VĨNH AN........................................10
4.2 Phân tích tình hình HĐV của PGD VĨNH AN.......................11
4.2.1 Tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp........................14
4.2.2 Phân tích tiền gửi dân cư.............................................14
4.3 Đánh giá tình hình HĐV của PGD.........................................15
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV....................16
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận...................................................................................17
5.2 Kiến nghị.................................................................................17
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MDB-
PGD Vĩnh An giai đoạn 2007-2009...................................................7
Bảng 4.1 : Cơ cấu nguồn vốn của PGD Vĩnh An............................10

Bảng 4.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động...........................................12
Bảng 4.3 : Cơ cấu tiền gửi dân cư....................................................14
Bảng 4.4 : Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn...............................15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức PGD Vĩnh AN...............................................6
Biểu đồ 1 : Biểu đồ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3
năm của MDB_PGD Vĩnh An...........................................................8
Biểu đồ 2: Biểu đồ tổng nguồn vốn qua 3 năm MDB – PGD Vĩnh
An.....................................................................................................11
Hình 1 : cơ cấu HĐV năm 2007.......................................................13
Hình 2 : cơ cấu HĐV năm 2008.......................................................13
Hình 3 : cơ cấu HĐV năm 2009.......................................................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PGD : phòng giao dịch
H ĐV : huy động vốn
NHTM : ngân hàng th ương mại
NHTMCP : ngân hàng thương mại cổ phần
NV : nguồn vốn
TC, DN : tổ chức, doanh nghiệp
VH Đ : vốn huy động
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay thì sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt, tất cả cũng vì sự sinh tồn và
muốn vậy thì các doanh nghiệp phải cần vốn để để hoạt đông. Và ngân hàng
cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển thì ngân hàng rất cần yếu tố quan

trọng đó là vốn, vì vậy nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt
động của ngân hàng .
Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ tiền lãi cho vay của các món
vay của các cá nhân và tổ chức. Nhưng để có số vốn cho vay này thì ngân hàng
cần huy động vốn từ bên ngoài, do vậy ngân hàng muốn hoạt động được và có
nhiều lợi nhuận sinh ra từ nguồn vốn cho vay thì cần phải ra sức tìm kiếm nguồn
tiền huy động một cách hiệu quả nhất. Từ tầm quan trọng của việc huy động vốn
để đảm bảo ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả nên em chọn đề tài “ phân
tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển
MÊKÔNG-phòng giao dịch Vĩnh An “.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu :
- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2007 đến
2009
- Sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan đến tình hình huy động vốn
của ngân hàng để biết được tình hình huy động vốn có hiệu quả hay
không
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoạt động huy động vốn của
ngân hàng có hiệu quả hơn.
-
1.3 Phương pháp nghiên cứu :
- Thu thập số liệu trực tiếp từ ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát
Triển MÊKÔNG-Phòng Giao Dịch Vĩnh AN
- Phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối
- Thu thập số liệu từ báo chí, internet,…
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần phát triển MÊKÔNG-phòng giao dịch Vĩnh An
trong giai đoạn 2007-2009
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 1 -

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại:
- Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan. Mà hoạt động ngân hàng là các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi,sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán( theo khoản 2 và 7 điều 20
của luật các tổ chức tín dụng)
- Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán( theo pháp lệnh ngân hàng ngày 25/03/1990
của Hội Động Nhà Nước).
2.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại:
- Vốn tự có của ngân hàng là tổng của vốn điều lệ và các quỹ và một số
tài sản nợ khác theo quy định của NHNN, trong đó:
+ Vốn điều lệ hình thành do ngân sách nhà nước cấp 100%, ban đầu
phải cấp ít nhất 50%, số còn lại sẽ dần dần bổ sung sau (đối với ngân hàng
thương mại quốc doanh)
+ Vốn điều lệ hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức
vốn cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải tham gia tối thiểu 20% vốn cổ phần
(đối với ngân hàng thương mại cổ phần).
- Vốn huy động: đây là nguồn vốn chính của NHTM, là nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi của khách hàng mà NHTM tạm thời quản lý và sử dụng với nghĩa
vụ hoàn trả ngay khi khách hàng yêu cầu.
- Vốn vay là một trong những nguồn vốn quan trọng của NHTM, vốn
vay gồm:

+ Vay trong nước: vay NHNN thông qua các hình thức chiết khấu,
tái chiết khấu, vay các TCTD khác.
+ Vay ngân hàng ngoài nước.
2.3 Khái niệm vốn huy động:
- Vốn huy động: đây là nguồn vốn chính của NHTM, là nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi của khách hàng mà NHTM tạm thời quản lý và sử dụng với nghĩa
vụ hoàn trả ngay khi khách hàng yêu cầu.
2.4 Tầm quan trọng của việc huy động vốn đối với NHTM:
- Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của
các NHTM, nó góp phần tạo ra nguồn phục vụ cho các hoạt động khác của
ngân hàng. Ngoài ra, nghiệp vụ này còn thể hiện uy tín của các NHTM trên thị
trường, thể hiện chính sách huy động vốn của các NHTM trong từng giai đoạn
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 2 -
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
khác nhau và cũng thể hiện tính cạnh tranh giữa các NHTM trong việc thu hút
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
- Ngoài ra nghiệp vụ này còn góp phần vào việc tạo thói quen cho các tổ
chức và cá nhân tham gia vào việc thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó
giúp nhà nước kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế thuận lợi hơn.
- Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là
“tiền tệ” với đặc thù “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn đối với ngân hàng là
hết sức quan trọng. Ngoài vốn điều lệ thì ngân hàng muốn hoạt động được thi
họ phải huy động thêm vốn. Nguồn vốn ngân hàng huy động được nhiêu hay ít
quyết định khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng.
2.5 Các hình thức huy động vốn của NHTM:
2.5.1 Tiền gửi của khách hàng:
- Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên, ngân hàng đã
huy động được một nguồn vốn lớn từ khách hàng.
- Tiền gửi của khách hàng chia làm hai loại : tiền gửi của tổ chức và tiền

gửi của cá nhân.
- Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể lấy
ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách
hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn: khách hàng gửi tiền và chỉ được rút ra sau một thời
gian đã được thỏa thuận khi gửi tiền.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại tiền này người gửi có thể rút ra
một phần hoặc toàn bộ số tiền bất cứ lúc nào nhưng người gửi không
được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi có kỳ hạn: khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng thì họ chỉ được
rút ra khi đến hạn đã thỏa thuận khi gửi nhưng trên thực tế khách hàng
có thể rút trước thời hạn và hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất tiền
gửi có kỳ hạn.
2.5.2 Phát hành giấy tờ có giá:
- Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD
và người mua
- NHTM phát hành GTCG theo hai phương thức trực tiếp và phát hành
qua TCTD làm đại lý hoặc ủy thác phát hành.
- Tổ chức tín dụng được phát hành GTCG ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ
các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của luật
các TCTD, luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật các TCTD và hướng
dẫn của NHNN.
- Tổ chức tín dụng được phát hành GTCG dài hạn khi tuân thủ đầy đủ
các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của luật
các TCTD, luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật các TCTD và hướng
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 3 -
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN

- dẫn của NHNN và có tình hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của
thanh tra ngân hàng
2.5.3 Nguồn vốn đi vay:
- NHTM có thể vay vốn từ NHTW hoặc các NHTM khác và vay từ
người dân bằng cách phát hành các chứng từ có giá hoặc của tổ chức
tài chính tiền tên quốc tế
2.6 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình huy động vốn:
- Tổng VHĐ/ tổng NV
- Tổng VHĐ có kỳ hạn/ tổng VHĐ
- Tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp/ tổng VHĐ
- Tổng VHĐ/ tổng dư nợ
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 4 -
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Chương 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÊKÔNG –
PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH AN.
3.1 Giới thiệu:
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP PHÁT
TRIỂN MÊKÔNG:
- Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển MÊKÔNG.
- Tên viết tắt: Ngân Hàng Phát Triển MÊKÔNG.
- Tên tiếng Anh: Mekong Development Joint Stock Commerical Bank.
- Tên viết tắc tiếng Anh: MDB.
- Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng.
- Lĩnh vực hoạt động: ngân hàng.
- Hội sở: số 248 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh
An Giang.
- Điện thoại: +84 076 3841706.

- Fax: +84 076 3841006.
- Email:
- Website: www.mdb.com.vn
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân MDB là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn mỹ xuyên
(thành lập ngày 12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông
thôn hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện
thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 được Ngân Hàng Nhà Nước chấp thuận
chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện
thuận lợi hơn để ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn
quốc. ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực tín dụng trong lĩnh
vực nông nghiệp - nông thôn vì đây là thế mạnh của ngân hàng đã được khẳng
định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/11/2009: ngân hàng được Ngân Hàng Nhà Nước chấp nhận đổi
tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và
thương hiệu phù hợp với chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở
rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực
chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư
phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 5 -
1
2
3
4
5
6
7
Khách hàng

đăng ký vay
vốn
Lập tờ trình
thẩm định
Lập tờ trình
thẩm định
Thẩm định
Xét duyệt Giám
đốc
Phòng Kế
toán
Giải ngân
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊKÔNG-PGD VĨNH AN
Hiện nay ngân hàng TMCP Phát Triển MÊKÔNG đã có một hệ thống mạng
lưới hoạt động rộng lớn bao gồm 5 chi nhánh, 11 phòng giao dịch, 8 quỹ tín
dụng và 1 công ty trực thuộc.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phòng Giao Dịch VĨNH AN:
- Tên phòng giao dịch: Phòng Giao Dịch VĨNH AN.
- Ngành nghề kinh doanh:
 Hoạt động ngân hàng
 Hoạt động tín dụng (tiền gửi và cho vay).
 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Địa chỉ: cụm dân cư cầu số 8, ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
- Điện thoại: 0763 839433.
- Fax: 076 3839565.
Phòng Giao Dịch Vĩnh An là phòng giao dịch đầu tiên của ngân hàng
TMCP Phát Triển MÊKÔNG được thành lập năm 1999. Qua nhiều năm hoạt
động kinh doanh, phòng giao dịch Vĩnh An ngày càng góp phần tăng lợi nhuận

cho ngân hàng TMCP Phát Triển MÊKÔNG, thúc đẩy nền nông nghiệp phát
triển và ổn định đời sống người dân ở khu vực.
Hình 1 : sơ đồ tổ chức PGD Vĩnh AN
SVTH: LƯƠNG QUỐC NGUYỄN GVHD: NGUYỄN THỊ VẠN HẠNH - 6 -
Giám Đốc
Quỹ Tiết
Kiệm Cần Đăng
Kế Toán
Ngân Quỹ
Tổ Tín Dụng
Hành Chánh
Bảo Vệ
Phó giám đốc

×