Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình – tỉnh vĩnh long phòng giao dịch song phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.14 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM HÀ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH
HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG
PHÒNG GIAO DỊCH SONG PHÚ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 12, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KIM HÀ
MSSV: 4104428

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ
TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH
HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG
PHÒNG GIAO DỊCH SONG PHÚ



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. ĐOÀN TUYẾT NHIỄN

Tháng 12, 2013

ii


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được trang bị
những kiến thức cơ bản với sự dạy dỗ tận tâm của thầy cô Khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh và sự hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian thực tập của
các anh chị trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Chi nhánh huyện Tam Bình Phịng giao dịch Song Phú đã giúp em
hồn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng vốn vay của nông hộ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Chi nhánh huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long - Phịng giao dịch
Song Phú”.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian qua, đồng thời ln tìm ra những phương pháp giảng dạy mới
để cho chúng em học tập đạt hiệu quả nhất. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn cơ Đồn Tuyết Nhiễn đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và toàn thể cơ quan của
NHNo&PTNT PGD Song Phú đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết và chỉ dẫn
góp ý cho em hồn thiện luận văn này.
Cuối lời, em xin kính chúc cơ Đồn Tuyết Nhiễn cũng q thầy cơ khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh lời chúc sức khỏe và gặt hái được nhiều thành

công trong sự nghiệp trồng người của mình. Em cũng xin kính chúc Ban Giám
Đốc cùng tồn thể cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, ngày
càng thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Em Nguyễn Thị Kim Hà là sinh viên lớp Tài chính ngân hàng 1 khóa 36
trường Đại học Cần Thơ. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện Tam Bình – Phịng giao dịch Song
Phú, em đã chấp hành tốt nội qui sinh hoạt của cơ quan, đảm bảo giờ giấc làm
việc, thái độ vui vẻ hịa nhã, có tinh thần học hỏi các nghiệp vụ về tín dụng –
kế tốn.
Trong luận văn tốt nghiệp của em Nguyễn Thị Kim Hà đã sử dụng số
liệu được cập nhật tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chi
nhánh Huyện Tam Bình cùng với số liệu thu thập được do phỏng vấn khách
hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện
Tam Bình Phịng giao dịch Song Phú. Bên cạnh đó, những ý kiến đề xuất của
em rất đáng quan tâm, hy vọng sau thời gian thực tập tại Ngân hàng, em sẽ rút
ra được những kinh nghiệm thực tế về cơng rác tín dụng của Ngân hàng cũng
như bổ sung thêm một số kiến thức về nghiệp vụ Ngân hàng từ đó giúp em tự
tin hơn trong cơng tác sau này.
Song Phú, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

`


ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Nguyễn Thị Kim Hà

iii


MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU………………………………...……………….…..1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu……………………………………………….......1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………….…...2
1.2.1 Mục tiêu chung…………………………………………………….…...2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………....2
1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………….........2
1.3.1 Phạm vi về không gian……………………………………………........2
1.3.2 Phạm vi về thời gian……………………………………….…………...2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………….……….3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..4
2.1 Cơ sở lý luận……………………………….…………………………...…4
2.1.1 Các khái niệm về cho vay………….………………………………....…4
2.1.1.1 Khái niệm cho vay………………………………………………...…..4
2.1.1.2 Các phương thức cho vay……………………………………………...4

2.1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng…………………………..5
2.1.2 Khái quát về nơng hộ……………………………………………….…...6
2.1.2.1 Khái niệm nơng hộ………………………………………………….....6
2.1.2.2 Vị trí, vai trị và đặc điểm của kinh tế nơng hộ………………………..7
2.1.3 Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng………………………………………10
2.1.3.1 Sơ lược về các nghiên cứu liên quan…………………………………10
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng……………………………………………….14
a) Tuổi của chủ hộ……………………………………...………………14
b) Trình độ học vấn…………………………………………………….14
c) Thu nhập của nơng hộ……………………………………………….14
d) Chi phí sản xuất………………………………………..……………15
e) Giá trị tài sản đảm bảo…………………………………..…………..15
f) Nợ vay bên ngồi ………………….......…………………………….15
g) Diện tích đất sản xuất …………………………………………...….16
h) Nghề nghiệp ……………………………………...…………………16
i) Số lần vay ……………………………………….………………….16
k) Mục đích sử dụng vốn..……………………………………………..16
l) Giới tính của chủ hộ.............................................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................................18
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH PHỊNG
GIAO DỊCH SONG PHÚ………………………………………………......20

iv


3.1 Khái quát về huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long…………………………..20
3.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………….20


3.1.2 Điều kiện tự nhiên…………………………………………...…………20
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................21
3.2 Khái quát về Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chi nhánh
Tam Bình Phịng giao dịch Song Phú………………………………………..21
3.2.1 Lịch sử hình thành…………………………………………………..….21
3.2.2 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................24
3.2.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi Nhánh
Tam Bình PGD Song Phú................................................................................26
3.2.4 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển……………….………...…31
3.2.4.1 Thuận lợi..............................................................................................31
3.2.4.2 Khó khăn..............................................................................................31
3.2.4.3 Định hướng phát triển..........................................................................31
Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG
VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP &
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH
PHỊNG GIAO DỊCH SONG PHÚ…………………………………….….34
4.1 Phân tích hoạt động tín dụng nơng hộ…………………………...............34
4.1.1 Phân tích tỷ trọng cho vay nông hộ........................................................34
4.1.2 Phân loại cho vay nông hộ......................................................................37
4.1.2.1 Doanh số cho vay phân theo tài sản đảm bảo......................................37
4.1.2.2 Doanh số cho vay phân theo mục đích sử dụng..................................39
4.1.2.3 Doanh số thu nợ phân theo tài sản đảm bảo........................................41
4.1.2.4 Doanh số thu nợ phân theo mục đích sử dụng.....................................43
4.1.2.5 Dư nợ phân theo tài sản đảm bảo.........................................................45
4.1.2.6 Dư nợ phân theo mục đích sử dụng.....................................................47
4.1.2.7 Nợ xấu phân theo tài sản đảm bảo.......................................................49
4.1.3 Đánh giá hoạt động tín dụng nơng hộ qua một số chỉ số tài chính.........51
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nơng hộ tại Ngân
hàng No&PTNT Chi nhánh Tam Bình Phịng giao dịch Song Phú………….56

4.2.1 Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ....…56
4.2.1.1 Thông tin nơng hộ...………………………………………………….56
a) Tuổi của chủ hộ..................................................................................56
b) Diện tích đất sản xuất.........................................................................57
c) Tổng thu nhập của nơng hộ................................................................57
d) Chi phí sản xuất trên vụ của nông hộ.................................................57
e) Giá trị tài sản đảm bảo........................................................................57
f) Giới tính của chủ hộ............................................................................58

v


g) Học vấn của chủ hộ..........................................................................59
h) Nghề nghiệp của chủ hộ...................................................................59
4.2.1.2 Các thông tin vay vốn của nông hộ…………………………......…..59
a) Số lần vay vốn của nơng hộ..............................................................59
b) Mục đích sử dụng vốn của nơng hộ..................................................60
c) Nợ vay bên ngồi của nơng hộ..........................................................60
d) Lý do nông hộ chọn vay vốn tại NHNo&PTNT PGD Song Phú......61
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn Chi nhánh Tam Bình PGD
Song Phú………………………………………………………………..........61
4.2.2.1 Kiểm định mơ hình……………………………………………..........61
4.2.2.2 Kết quả hồi quy và giải thích các biến………………………………63
Chương 5 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NƠNG
HỘ....................................................................................................................66
5.1 NHĨM GIẢI PHÁP TĂNG DOANH SỐ CHO VAY, KHAI THÁC
KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG........................................................................66
5.2 NHÓM GIẢI PHÁP GIẢM RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NÔNG HỘ....................................................................................67

Chương 6 KẾT LUẬN……………………………………………………...69
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….70
PHỤ LỤC……………………………………………………………………72

vi


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến để tài phân tích…..12-13
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các biến trong mơ hình nghiên cứu...………....…18-19
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Tam
Bình giai đoạn 2010-2012………………………………………...27
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Tam
Bình 6 tháng đầu năm 2011-2013……………………………..….30
Bảng 4.1: Tỷ trọng cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
giai đoạn 2010-2012……………………………………….……...34
Bảng 4.2: Tỷ trọng cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6
tháng đầu năm 2011-2013………………………………….…..…36
Bảng 4.3: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo……………………….……37
Bảng 4.4: Doanh số cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
6 tháng đầu năm 2011-2012 phân theo tài sản đảm bảo…….……37
Bảng 4.5: Doanh số cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
2010-2012 phân theo mục đích sử dụng………………………..…39
Bảng 4.6: Doanh số cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
6 tháng đầu năm 2011-2012 phân theo mục đích sử dụng…….….39
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
2010-2012 phân theo tài sản đảm bảo…………………………….41
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6
tháng đầu năm 2011-2012 phân theo tài sản đảm bảo…………….41

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình
2010-2012 phân theo mục đích sử dụng……………………….….43
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6
tháng đầu năm 2011-2012 phân theo mục đích sử dụng………….43
Bảng 4.11: Dư nợ nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012
phân theo tài sản đảm bảo…………………………………………45
Bảng 4.12: Dư nợ nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6 tháng
đầu năm 2011-2012 phân theo tài sản đảm bảo………..………….45
Bảng 4.13: Dư nợ nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 2010-2012
phân theo mục đích sử dụng………………………………………47
Bảng 4.14: Dư nợ nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6 tháng
đầu năm 2011-2012 phân theo mục đích sử dụng………….….….47
Bảng 4.15: Nợ xấu nơng hộ tại NHNo&PTNT CN Tam Bình 2010-2012 phân
theo tài sản đảm bảo...……………………………….................…49
Bảng 4.16: Nợ xấu nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Bình 6 tháng
đầu năm 2011-2013 phân theo tài sản đảm bảo…………………...49

vii


Bảng 4.17: Bảng thể hiện tình hình cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi
Nhánh Tam Bình 2010-2012…………………………………………………51
Bảng 4.18: Bảng thể hiện tình hình cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi
Nhánh Tam Bình trong 6 tháng đầu năm từ 2011-2013……………………...54
Bảng 4.19: Tuổi, diện tích đất sản xuất, tổng thu nhập, chi phí sản xuất và giá
trị tài sản đảm bảo của nơng hộ.............................................................56
Bảng 4.20: Giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tổng thu nhập và tài sản
đảm bảo của nông hộ.....................................................................58
Bảng 4.21: Số lần vay của nông hộ……...……………........................……...59
Bảng 4.22: Mục đích sử dụng vốn của nơng hộ…………...............................60

Bảng 4.23: Nợ vay bên ngồi của nơng hộ……………..................................60
Bảng 4.24: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ…...…...63

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo&PTPT: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn
CN: Chi nhánh
PGD: Phịng giao dịch
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
CP: Chính phủ
TCTD: Tổ chức tín dụng
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
THPT: Trung học phổ thông
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
VAC: Vườn ao chuồng

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống và lâu đời, ngày nay mặc
dù nước ta dang hiện đại hóa – cơng nghiệp hóa đất nước thì vẫn cịn hơn 50%
số hộ gia đình ở nước ta gắn bó với nghề nơng, vì thế nơng nghiệp ln được

quan tâm và chú trọng để đảm bảo cho cuộc sống của các nông hộ cũng như là
sự phát triển đất nước. Trên thực tế, nơng dân nước ta cịn nghèo khơng có
nhiều vốn luyến nên những chi phí sản xuất như phân bón, hạt giống, thức
ăn,…hầu hết đều ứng trước trả sau. Do đó, người nông dân thật sự rất cần sự
hỗ trợ về vốn nhưng sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cịn nhiều hạn chế, thị
trường vốn phi chính thức thường có lãi suất rất cao nên khi cần vốn họ chỉ có
thể tìm đến các ngân hàng mà gần gũi với họ nhất là Ngân hàng Nông Nghiệp
& Phát Triển Nơng Thơn. Mặc dù Ngân hàng Nhà Nước đã có nhiều chỉ đạo
và chính sách ưu đãi vốn ưu tiên cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông
thôn như nghị quyết 26-NQ/TW năm 2008 phát động chương trình “Tam
nơng”, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, gần đây là Quyết định 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng
đối với hộ cận nghèo có phương án sản xuất kinh doanh và Ngân hàng Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn luôn dẫn đầu trong việc hưởng ứng chủ
trương của Ngân hàng Nhà Nước nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu vay
vốn của nơng hộ vì không phải nông hộ nào cũng đủ điều kiện được ưu tiên
vay vốn.
Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nơng thơn Việt Nam
(VARHS) 2006 - 2012, có 50% số hộ nơng dân được khảo sát có vay nợ, 60%
trong số đó ghi nhận có vay của ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô vay rất thấp,
chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay trong khi nhu cầu vay vốn thực tế của
các hộ nông dân khá lớn. Tại sao lại như vậy? Có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến lượng vốn vay của nông hộ và ảnh hưởng như thế nào? Hiểu rõ được vấn
đề này có thể từ đó có những phương án, chiến lược phù hợp từ phía Ngân
hàng nhà nước nói chung và những giải pháp hợp lý từ ngân hàng Nông
nghiệp & Phát Triển Nông thơn nói riêng trong hoạt động cho vay nơng hộ
nhằm hồn thành sứ mệnh của mình cũng như mục tiêu chung của đất nước.
Nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sơng Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có
địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu với địa hình tương đối bằng
phẳng, khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa khá dồi dào đều là những điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hơn nữa lại ít bị ảnh hưởng bởi
bão, lốc xoáy,… Và huyện Tam Bình kế thừa những ưu thế về điều kiện tự
nhiên và khí hậu thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp trở thành thế


mạnh của huyện, đặc biệt là lúa và cây ăn trái, điển hình có cam sành nối tiếng
trên khắp thị trường cả nước với vị ngọt và thơm hơn so với cam sành ở vùng
lân cận. Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt khoảng 59,8
triệu đồng/năm/ha. Ngày nay, mặc dù huyện cịn có tiềm năng về công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng Tam Bình vẫn là một huyện nơng thơn
của tỉnh Vĩnh Long, kinh tế của huyện chưa phát triển bằng các huyện bạn như
Bình Minh, Long Hồ,… Ở đây, hầu hết người dân cịn gắn bó với nghề nơng,
nơng nghiệp là lĩnh vực chính và là cơ sở đề phát triển các lĩnh vực khác nên
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ ở
đây là việc làm cần thiết để có những giải pháp thúc đẩy kinh tế huyện. Do đó,
tơi quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
vay của nông hộ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Chi
nhánh Huyện Tam Bình – Tỉnh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Song Phú”
làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại
Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn Chi Nhánh Huyện Tam
Bình Phịng Giao Dịch Song Phú. Từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng
hoạt động cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tam Bình
Phịng giao dịch Song Phú.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình cho vay nơng hộ tại NHNo&PTNT Chi Nhánh
Huyện Tam Bình Phịng Giao Dịch Song Phú;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ là

khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tam Bình PGD Song Phú;
- Đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho vay nông hộ tại
NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tam Bình PGD Song Phú.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long bao gồm 1
thị trấn và 16 xã, tuy nhiên, do điều kiện tài chính và thời gian có giới hạn nên
đề tài chủ yếu thực hiện nghiên cứu tại 4 xã: Song Phú, Long Phú, Phú Thịnh
và Tân Phú.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ 2010-2012 và 6 tháng năm 2013;
- Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 23.09.2013 đến
ngày 31.10.2013;

2


- Đề tài được thực hiện trong 3 tháng từ ngày 08.2013 đến 11.2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động cho vay nông hộ tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Tam
Bình PGD Song Phú;
- Lượng vốn vay của nơng hộ cư ngụ tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh
Long, cụ thể là ở 4 xã: Song Phú, Phú Thịnh, Long Phú và Tân Phú đồng thời
là khách hàng của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Tam Bình PGD Song
Phú.

3


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về cho vay
2.1.1.1 Khái niệm cho vay
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày
16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa như sau:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả
gốc và lãi;
Trong đó, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun
tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác;
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái kinh tế hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định. (Thái Văn Đại, 2012, trang 36)
2.1.1.2 Các phương thức cho vay
 Cho vay từng lần
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín
dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Hình thức cho vay từng lần được áp dụng đối với những khách hàng sau:
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn khơng thường xun hoặc vay vốn
theo thời vụ;
- Cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời của
các doanh nghiệp.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà NHTM và
khách hàng thỏa thuận một số tiền tối đa cho khách hàng có thể sử dụng trong

một thời gian nhất định.
Hình thức cho vay này được áp dụng đối với những khách hàng sau:
- Khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng;
- Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh thường xuyên và nhất
định. (Thái Văn Đại, 2012, trang 64 - 65)
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ
cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, khơng vì tình hình

4


thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải từ chối các khoản vay khác để
giữu cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho
việc duy trì hạn mức dự phịng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng và
số thực vay.
 Cho vay theo dự án
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định
dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận
dụng bổ sung phương thức cho vay theo phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và các dự án phục vụ đời sống.
 Cho vay trả góp
Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kì hạn trong
thời hạn cho vay.
 Cho vay thơng qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ và
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của
TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức và khách hàng

phải tuân theo các quy định của CP và NHNN Việt Nam về phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù
hợp với các quy định của CP và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.
 Cho vay hợp vốn
Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương
án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp,
phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định
của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành. (Thái Văn Đại, 2012, trang 47-48)
2.1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Chỉ số 1: Tổng dư nợ/ Vốn huy động (%, lần)
 Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó
giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn
vốn huy động.

5


Chỉ số 2: Tổng dư nợ/ Tổng tài sản (%)
 Đây là chỉ số tính tốn mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của
NHTM hay nói cách khác chỉ số này cịn giúp nhà phân tích xác định quy mơ
tín dụng của ngân hàng.
Chỉ số 3: Hệ số rủi ro tín dụng = Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)
 Chỉ số này đo lường nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân
hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.

Chỉ số 4: Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình qn (vịng)
 Chỉ số này cịn được gọi là chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng. Nó đo
lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ vay nhanh hay
chậm.
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Trong đó: Dư nợ bình qn =
2
Chỉ số 5: Doanh số thu nợ tới hạn trong năm/ Doanh số cho vay tới hạn
trong năm (%)
 Hệ số này còn gọi là hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay
của ngân hàng. Hệ số này càng gần 1 thì càng tốt.
(Thái Văn Đại, 2010, trang 138-139)
2.1.2 Khái quát về nông hộ
2.1.2.1 Khái niệm nông hộ
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press - 1987) định nghĩa hộ
như sau: "Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà.
Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người
làm ăn chung". (English Dictionary, 1964)
Về khái niệm nơng hộ, có một số định nghĩa sau:
Theo Giáo sư Frank Ellis (1988) Trường Đại học tổng hợp Cambridge:
"Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên
các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ
thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ khơng
hồn hảo vào hoạt động của thị trường". Theo ông các đặc điểm đặc trưng của
đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nơng dân với những người làm
kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố
hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài
đời sống của gia đình nơng dân trước những thiên tai.


6


Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một
đặc tính kinh tế nổi bật của người nơng dân. Người “lao động gia đình” là cơ
sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “Người nơng dân
làm cơng việc của gia đình chứ khơng phải làm cơng việc kinh doanh thuần
túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư
dưới dạng lợi nhuận.
Đào Thế Tuấn (1997) định nghĩa nông hộ như sau: “Nông hộ là những
hộ chủ yếu hoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt
động phi nơng nghiệp ở nơng thơn”.
Cịn theo Lê Đình Thắng (1993): “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nơng thơn”.
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về nơng hộ (hộ gia đình nơng
dân) nhưng có thể hiểu nông hộ là: là những hộ sống ở nông thơn, có nơng
nghiệp là ngành lao động sản xuất và là nguồn thu chủ yếu, lao động là những
thành viên trong gia đình (có th mướn bên ngồi nhưng chỉ mang tính chất
ngắn hạn).
2.1.2.2 Vị trí, vai trị và đặc điểm của kinh tế nông hộ
a) Khái niệm kinh tế nông hộ
Về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn phát triển nông nghiệp
hàng trăn năm của các nước trên thế giới đều khẳng định kinh tế hộ gia đình
nơng dân (nơng hộ) tồn tại là một tất yếu, là hình thức tổ chức kinh tế phù hợp
với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp.
Kinh tế hộ gia đình nơng dân là một hình thức tổ chức kinh tế, là đơn vị
kinh tế cơ sở, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp, vừa có
những đặc trưng của một đơn vị kinh tế (một doanh nghiệp) vừa có những đặc

trưng của một hộ gia đình.
Với tư cách là một hộ gia đình nên các thành viên tham gia sản xuất là
những người có quan hệ với nhau về hơn nhân và huyết thống (có thể có thành
viên ngồi gia đình nhưng chỉ có tính tạm thời – lao động thời vụ), họ cùng
sống chung trong một mái nhà (trong một căn hộ), có chung một nguồn thu
nhập (chung ngân quỹ) và thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người – sức
lao động tương lai. (Nguyễn Đình Lợi, 2004, trang 107)
b) Vai trị kinh tế nơng hộ
Từ xưa đến nay, nơng nghiệp ln đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế cũng như là đời sống của người dân, mặc dù ngày nay kinh tế đã phát
triển đa dạng và hiện đại nhưng nông nghiệp vẫn là nền tảng và có vị trí chiến

7


lược. GS. Finn Tarp – Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cũng đã phát biểu tại
buổi công bố “Báo cáo Đặc điểm kinh tế hộ nông thôn Việt Nam”: “Hoạt động
nông nghiệp vẫn luôn là mặt trận quan trọng. Đôi khi chúng ta mới chỉ nghĩ
đến việc chuyển đổi mà bỏ qua yếu tố nông nghiệp là nền tảng của sự phát
triển. Trên thế giới đã có quốc gia phải trả giá vì sai lầm này”. Và kinh tế nơng
hộ chính là cơ sở hợp thành nền kinh tế nông nghiệp, vai trị của kinh tế nơng
hộ cũng là một phần vai trị của kinh tế nơng nghiệp.
Đối với nước ta, kinh tế nơng hộ ngày càng khẳng định vị trí quan trọng
của nó trong sản xuất nơng nghiệp, trở thành hình thức tổ chức sản xuất cơ
bản, có hiệu quả cao trong nông nghiệp. Kinh tế nông hộ nước ta hiện nay
cũng như sau này sẽ là khu vực chủ yếu sản xuất và cung cấp nông sản cho xã
hội (kể cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu). Vai trị của kinh tế nơng hộ thể
hiện qua một vài điểm sau:
- Sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người như lương thực, thực

phẩm, phục vụ nhu cầu cơ bản nhất của con người. Con người có thể thiếu
nhiều loại sản phẩm nhưng không thể nào thiếu lương thực, thực phẩm. Do đó,
kinh tế nơng hộ trở thành điều kiện tiên quyết góp phần ổn định kinh tế xã hội,
đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước tạo điều kiện phát triển các ngành
kinh tế khác cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Từ đó, có thể ý nghĩa to
lớn của việc sản xuất nơng nghiệp và chưa có ngành nào có thể thay thế được
dù nó có hiện đại đến đâu.
- Sản xuất ra những tư liệu sản xuất khơng thể thay thế đồng thời nơng
nghiệp cịn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phát
triển như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ
ăn uống, giải khát,… Ngoài ra, kinh tế nơng hộ cịn cung cấp ngun liệu cho
các ngành tiểu thủ công nghiệp như đan lát, lục bình,… Qua đó, giúp tạo thêm
việc làm cho người dân ở nông thôn, tăng thêm thu nhập.
- Nông nghiệp là nơi sản xuất và cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá
trị, tạo nguồn tích lũy ban đầu và thường xuyên cho nền kinh tế. Thông qua
xuất khẩu nông sản, nơng nghiệp đã đóng góp tích lũy ngày càng nhiều và
mang lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế. Nông sản là mặt hàng
xuất khẩu chủ đạo và là thế mạnh của nước ta, như gạo, cà phê, cao su,…Khối
lượng nông sản phần lớn đều do kinh tế nơng hộ sản xuất và cung cấp.
(Nguyễn Đình Hợi, 2008, trang 225-226)

8


c) Đặc điểm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng biệt:
- Đối tượng của sản xuất nông hộ là những cơ thể sinh vật bao gồm cây
trồng, vật nuôi, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học
riêng và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Do đó, kinh tế nơng hộ thường
phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố tự nhiên và phụ thuộc vào sự thay đổi của các

yếu tố đó. Vì vậy, trong q trình phát triển kinh tế nơng hộ, con người không
thể ngăn cản hay can thiệp thô bạo vào quá trình sinh vật, tái lại phải nghiên
cứu và nhận thức được các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào q trình
sản xuất.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể
thiếu và không thể thay thế được: khác với các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ
là công cụ mà trong kinh tế nông nghiệp, đất đai trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm nơng nghiệp. Nó khơng chỉ là điều kiện vật chất
để tồn tại kinh tế nơng hộ mà cịn là tư liệu sản xuất cơ bản. Tuy nhiên, tài
nguyên đất thường bị giới hạn về diện tích do đất được sử dụng trong hầu hết
các lĩnh vực bao gồm cả sản xuất và phi sản xuất mà đất thì khơng thể tăng
thêm nhưng bù lại độ phì nhiêu của đất có thể tăng thêm nhờ vào con người và
tự nhiên. Do đó, người nơng dân cần sử dụng và khai thác hợp lý để nâng cao
năng suất.
- Kinh tế nông hộ mang tính thời vụ rất lớn: Do cây trồng vật ni trong
nơng nghiệp có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng nên sản xuất nơng
nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt. Tính thời vụ của sản xuất nơng nghiệp thể
hiện ở thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch của mỗi loại cây trồng rất khác
nhau. Đây là nét đặc thù điển hình nhất của kinh tế nơng hộ, đặc biệt là ngành
trồng trọt do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu và đặc điểm sinh trưởng và độ
thích ứng của mỗi loại cây trồng khác nhau.
- Chu kỳ sản xuất dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng vật
nuôi: Do đối tượng sản xuất của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật
nên kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng, phát
triển của từng loại cây trỗng vật nuôi. Đối với những cây trồng ngắn ngày (cây
lương thực, rau, đậu,…) hay những vật ni chóng cho sản phẩm (gia cầm)
cũng phải từ 2 đến 3 tháng. Còn đối với những cây lâu năm (cây công nghiệp,
cây ăn quả…), các loại gia súc lớn (trâu, bị,…) thì phải từ 3-5 năm hoặc lâu
hơn nữa và cho thu hoạch trong nhiều năm.
(Nguyễn Đình Hợi, 2008, trang 218-223)


9


2.1.3 Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng
2.1.3.1 Sơ lược về các nghiên cứu liên quan
Tính đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của nông hộ ở các địa bàn khác như
An Giang, Đồng Tháp,… Sau đây xin lược khảo một số nghiên cứu làm cơ sở
nghiên cứu:
- Bùi Văn Trịnh (2010), “Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vay vốn của
người Chăm”. Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ 60 hộ người Chăm
trong vùng nghiên cứu và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary
Logistic để phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như
trình độ của nơng hộ người Chăm cao hơn, diện tích đất lơn hơn, hộ làm nghề
nơng nghiệp (biến nghề nghiệp) và hộ nghèo (biến loại hộ) thì có xác suất vay
vốn tăng lên. Riêng biến số thành viên trong gia đình có tác động ngược chiều
nhưng khơng lớn đến quyết định có vay vốn;
- Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín
dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(2010)”. Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ 306 nông hộ sản xuất
lúa ở các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. Nghiên cứu này sử dụng
phần mềm SPSS để hỗ trợ việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích hồi
quy tương quan đa biến được sử dụng để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy lượng cầu tín dụng chính thức của nơng hộ có tương quan thuận với trình
độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc tham gia vào tổ
chức đoàn thể địa phương và tổng diện tích đất của nơng hộ;
- Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010), “Các yếu tố quyết định
lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ ở Hậu Giang”, nghiên cứu sử
dụng số liệu được thu thập từ 333 nông hộ ở tỉnh Hậu Giang và sử dụng mơ

hình hồi quy Tobit để xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố
như học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, số lần vay, mục đích, chi phí vay, điện
thoại, tài sản khác và số lượng tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn. Có tác
động thuận chiều với lượng vốn vay của nông hộ. Chỉ có 1 nhân tố là khoảng
cách huyện có ảnh hưởng ngược chiều đến lượng vốn vay của nông hộ ngụ ý
rằng các hộ ở vùng sâu, vùng xa sẽ khó vay được tín dụng chính thức. Ngồi
ra, các biến quan hệ xã hội, dân tộc và diện tích đất ko có ý nghĩa thống kê.
- Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011), “Phân tích các yếu tố
quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nơng dân ở An Giang”,
nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ 480 nông hộ ở An Giang. Kết quả
phân tích từ mơ hình Tobit cho thấy các yếu tố như giới tính của chủ hộ, trình
độ học vấn, địa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ, thu nhập, giá trị
tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn và số lần vay có ảnh hưởng thuận

10


chiều đến lượng vốn vay chính thức của nơng hộ. Bên cạnh đó, việc vay phi
chính thức thì làm cho các hộ nơng dân ít vay vốn tín dụng chính thức hơn.
Ngoài ra, các yếu tố như tuổi của chủ hộ, số nhân khẩu trong gia đình, dân tộc,
thời gian cư trú ở địa phương hay khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm
huyện hay thị tứ khơng có tính quyết định đối với lượng vốn vay chính thức
của nơng hộ;
- Nguyễn Văn Thép (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ huyện Vĩnh Thuận –
Kiên Giang”. Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ 76 nông hộ ở
huyện Vĩnh Thuận – Kiên Giang và dùng mơ hình Probit để phân tích số liệu.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố trình độ học vấn, tuổi, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng tài sản có mối tương quan thuận với khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ và chỉ có một nhân tố có

mối tương quan nghịch là khoảng cách huyện, những nhân tố khác như giới
tính, mối quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích, nghề nghiệp thì khơng có ý
nghĩa thống kê;
- Trần Bá Duy (2009), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
vay của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Nghiên cứu sử dụng số liệu
được thu thập từ 152 nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy tương quan qua hai mơ hình Probit và Tobit để phân
tích số liệu. Kết quả nghiên cứu theo mơ hình Probit, các nhân tố tuổi, học vấn
của chủ hộ càng cao, tổng tài sản càng lớn, nợ bên ngồi càng tăng thì khả
năng tiếp cận vốn tín dụng càng cao, cịn lại các nhân tố thành viên trong gia
đình và thu nhập trước khi vay thì làm giảm khả năng vay vốn khi chúng càng
tăng. Kết quả nghiên cứu theo mơ hình Tobit, các nhân tố có tương quan thuận
với lượng vốn vay của nơng hộ là trình độ học vấn, thu nhập của hộ trước khi
vay, giá trị tài sản đem thế chấp và nhân tố có tương quan nghịch là diện tích
đất của hộ. Các nhân tố khác như tuổi của chủ hộ, nợ bên ngồi, thành viên
trong gia đình và tổng tài sản thì khơng có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu;
- Nguyễn Thị Phương (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
vay của nông hộ tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu”. Nghiên cứu sử dụng số
liệu thu thập từ 200 hộ tại huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu và mơ hình hồi quy
tuyến tính với kỹ thuật biển giả dạng tổng quát để phân tích số liệu. Kết quả
cho thấy các biến tổng thu nhập, bằng khoán, tổng diện tích đất, vị trí xã hội
và số lao động chính có tác động thuận chiều với lượng vốn vay của nơng hộ.
Nhân tố tổng diện tích đất có quan hệ nghịch biến với lượng vốn vay của nông
hộ. Các biến trình độ học vấn, tuổi và tổng chi tiêu khơng có ý nghĩa trong mơ
hình nghiên cứu.

11


- Bùi Thị Nguyệt Minh (2009), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

nhu cầu vốn vay của nông hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang”. Nghiên cứu sử dụng số
liệu được thu thập của 30 nông hộ huyện Chợ Mới tỉnh An Giang và dùng mơ
hình hồi quy tương quan để phân tích số liệu. Theo nghiên cứu, các nhân tố
tổng chi phí sản xuất/vụ, trình độ học vấn của chủ hộ có sự tương quan thuận
với nhu cầu vốn vay của nông hộ, ngược lại, các nhân tố vốn tự có và số vụ
canh tác có sự tương quan nghịch với nhu cầu vốn vay của nông hộ.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến để tài phân tích
Tác giả
Đề tài
Mơ hình
Ảnh hưởng của các nhân tố
Tích cực
Tiêu cực
Bùi Văn Trịnh
Nhân tố nào ảnh Hồi
quy Trình độ của nơng Số
lượng
hưởng đến việc vay Binary
hộ, diện tích đất, hộ thành
viên
vốn của người Chăm Logistic
làm nơng nghiệp và trong
gia
(2010)
hộ nghèo.
đình.
Nguyễn Quốc Nghi Các nhân tố ảnh hưởng Hồi
quy Trình độ học vấn, Ứng
dụng

đến lượng cầu tín dụng tương quan kinh nghiệm sản tiến bộ khoa
chính thức của nông đa biến
xuất, việc tham gia học kỹ thuật
hộ sản xuất lúa ở Đồng
vào tổ chức đoàn thể và vay phi
bằng Sơng Cửu Long
địa phương và tổng chính thức.
(2010)
diện tích đất.
Lê Khương Ninh “Các yếu tố quyết định Tobit
Học
vấn,
nghề Khoảng cách
và Phạm Văn Hùng lượng vốn vay tín
nghiệp, thu nhập, huyện
dụng chính thức của
điện thoại, số lần
nơng hộ ở Hậu Giang”
vay, tài sản khác, số
(2010)
lượng TCTD, mục
đích, chi phí vay.
Lê Khương Ninh “Phân tích các yếu tố Tobit
Giới tính của chủ Vay vốn phi

Phạm
Văn quyết định lượng vốn
hộ, trình độ học vấn, chính thức
Dương
vay tín dụng chính

địa vị xã hội của chủ
thức của hộ nông dân
hộ hay thành viên
ở An Giang” (2011)
trong hộ, thu nhập,
giá trị tài sản thế
chấp, mục đích sử
dụng vốn và số lần
vay.

12


Tác giả
Nguyễn Văn Ngân

Trần Bá Duy

Nguyễn Thị
Phương

Nguyễn Văn Thép

Bùi Thị Nguyệt
Minh

Đề tài

Mơ hình


Xác định các nhân tố Probit
ảnh hưởng đến lượng
vốn vay của nông hộ
huyện Châu Thành A
– Cần Thơ (2003)
Phân tích các nhân tố -Probit
ảnh hưởng đến lượng
vốn vay của nông hộ
trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang (2009)
-Tobit

Ảnh hưởng của các nhân tố
Tích cực
Tiêu cực
Chi tiêu của hộ, diện Giới tính
tích đất, vị trí xã hội
và giấy chứng nhận
quyền sử dụng
Đất.

- Tuổi, học vấn của -Thành viên
chủ hộ, tổng tài sản trong gia đình
và nợ bên ngồi;
và thu nhập
trước khi vay;
- Trình độ học vấn,
- Diện tích
thu nhập của hộ
đất.

trước khi vay, giá trị
tài sản thế chấp.
Các nhân tố ảnh hưởng Hổi quy Tổng thu nhập, bằng Tổng tài sản.
đến lượng vốn vay của tương quan khốn, tổng diện
nơng hộ tại huyện đa biến
tích đất , vị trí xã hội
Vĩnh Lợi tỉnh Bạc
và số lao động chính
Liêu (2010)
Phân tích các yếu tố Probit
Trình độ học vấn, Khoảng cách
ảnh hưởng đến khả
tuổi, giấy chứng huyện.
năng tiếp cận nguồn
nhận quyền sử dụng
tín dụng chính thức
đất, tổng tài sản.
của nơng hộ huyện
Vĩnh Thuận – Kiên
Giang (2011)
Phân tích các nhân tố Hổi quy Tổng chi phí sản Vốn tự có và
ảnh hưởng đến nhu tương quan xuất/vụ, trình độ học số vụ canh
cầu vốn vay của nông đa biến
vấn.
tác.
hộ tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông Nghiệp &
Phát Triển Nông Thôn
Huyện Chợ Mới tỉnh
An Giang (2009)


13


2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng
a) Tuổi của chủ hộ
Theo nghiên cứu của Trần Bá Duy thực hiện năm 2009, tuổi của chủ hộ
là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ.
Theo tác giả, ở nông thôn, mọi người thường cho rằng tuổi của chủ hộ càng
lớn thì càng có uy tín, có trách nhiệm, nắm giữ tài chính gia đình càng bền
vững do đó, khi các TCTD sẽ dễ dàng chấp nhận khoản vay khi xét duyệt. Bên
cạnh đó, tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều nền khả năng thất bại trong
sản xuất nhỏ, khả năng không trả được nợ thấp hơn những hộ khác. Nghiên
cứu của Nguyễn Văn Ngân thực hiện năm 2003 cũng cho rằng chủ hộ trẻ gặp
khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng do họ có kinh nghiệm và uy tín
thấp. Kết quả của các nghiên cứu trên đều cho thấy, biến này có quan hệ thuận
chiều với khả năng tiếp cận vốn vay của nơng hộ, do đó, biến này có kì vọng
sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn vay khi vay vốn tại ngân hàng tức là chủ hộ càng
lớn tuổi thì có khả năng sẽ vay được nhiều vốn hơn so với chủ hộ trẻ.
b) Trình độ học vấn
Người có học vấn càng cao thì khả năng sản xuất đạt hiệu quả và thành
cơng hơn những người có trình độ văn hóa thấp, do những người này có thể
nắm bắt, tiếp cận và ứng dụng thơng tin có ích cho sản xuất nông nghiệp như
khoa học – kĩ thuật, phương pháp canh tác, con giống mới, chất lượng thức ăn,
phân bón,… giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cường khả năng trả nợ
do đó, dễ dàng được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn nhiều hơn. Theo đề tài
nghiên cứu do Nguyễn Quốc Nghi thực hiện năm 2010 kết luận trình độ học
vấn của chủ hộ có tương quan thuận với lượng cầu tín dụng chính thức của
nơng hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu của Trần Bá
Duy thực hiện năm 2009 cũng cho rằng học vấn của chủ hộ mang dấu dương

với biến phụ thuộc là lượng vốn vay của nông hộ trong mơ hình nghiên cứu.
c) Thu nhập của nơng hộ
Thu nhập của nông hộ phản ánh khả năng trả nợ vay cho ngân hàng của
họ, do đó, nếu thu nhập của hộ càng cao thì số tiền vay được ngân hàng chấp
nhận càng nhiều hơn những hộ có thu nhập thấp. Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương thực hiện năm 2010, thu nhập có tác động đến lượng vốn
vay của nơng hộ bởi vì thu nhập của nơng dân chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp, thu nhập càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay càng cao. Khi
thu nhập cao, nông dân trả nợ đúng hạn, giữ được uy tín đối với ngân hàng thì
việc vay vốn ngân hàng càng dễ dàng hơn. Theo nghiên cứu của Trần Bá Duy
thực hiện năm 2009 cũng có kết luận tương tự, tác giả cho rằng ngân hàng
phục vụ cho nơng thơn cấp tín dụng chủ yếu dựa trên nguồn lực của nông hộ

14


×