Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người về pháp luật từ đấy, hướng mỗi người đến ý thức thực hiện tốt pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.31 KB, 8 trang )

I. TÊN TÌNH HUỐNG
Trong giờ học Giáo dục công dân, khi cô giáo đang nói về “Nhà nước
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam“, một học sinh đã đưa ra câu hỏi: “Tại sao mỗi nhà
nước cần có hệ thống pháp luật? Và với hệ thống pháp luật đó, liệu rằng mỗi
công dân sẽ cảm thấy tự do hay bị hạn chế?”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người về pháp luật. Từ đấy, hướng
mỗi người đến ý thức thực hiện tốt pháp luật.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG
1. Nói về nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
2. Những khái niệm cơ bản nhất của pháp luật ( Trả lời cho câu hỏi “
Pháp luật là gì ? ’’
3. Nói sơ qua về Bộ luật giao thông đường bộ
4. Pháp luật quy định quyền cho công dân như thế nào ?
5. Pháp luật quy định nghĩa vụ cho công dân như thế nào ?
6. Pháp luật quy định những việc không được làm của công dân như
thế nào ?
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Môn học Nội dung của cách giải quyết
Văn Hệ thống những luận điểm logic, những lập luận
chắc chắn để hướng đến giải quyết tình huống đã
đưa ra
Sử Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
Địa Nói về đường quốc lộ
Giáo dục công dân Hệ thống luật pháp: những điều, chương, khoản
Lý Nói về lý do tại sao lại có quy định về tốc độ tiêu
chuẩn
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG


Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng chính trị - xã hội phức tạp, cùng
có nguồn gốc phát sinh, phát triển và tiêu vong. Chúng tồn tại song hành và có
mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Chính vì vậy, khi mỗi Nhà nước hình
thành lại có một hệ thống pháp luật riêng để thể hiện ý chí Nhà nước của giai
cấp thống trị và bảo vệ các quy phạm pháp luật phù hợp với các giá trị xã hội
tích cực được số đông trong xã hội chấp nhận.
Trước khi nói về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật Việt Nam
nói riêng, ta hãy nói về nguồn gốc của Nhà nước. Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin, chế độ Cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu
tiên của xã hội loài người không tồn tại giai cấp và chưa có nhà nước. Cơ sở
kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy đặc trưng là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải, không ai có tài sản riêng, không
có người giàu người nghèo, không có giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
Tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy còn rất đơn giản. Tuy rằng
trong xã hội có sự phân chia lao động nhưng đó là sự phân chia trên cơ sở tự
nhiên, theo giới tính hoặc lứa tuổi nhưng chưa mang tính xã hội. Như vậy,
trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực thực tế cao, nhưng đây
là quyền lực xã hội chứ không phải là quyền lực đặc biệt do một giai cấp hay
một cá nhân tổ chức ra.
Xã hội Cộng sản nguyên thủy tuy chưa có nhà nước nhưng chính trong
lòng xã hội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội khiến
cho hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng khiến sản phẩm làm ra ngày càng
nhiều, dư thừa. Từ đó làm xuất hiện hiện tượng chiếm hữu của cải dư thừa dẫn
đến chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp. Trước tình hình đó, để quản lí một
xã hội mới, ta cần một tổ chức khác. Tổ chức đó phải do những điều kiện nội
tại của nó quy định, nó phải là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về
kinh tế và nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt các xung đột giai cấp,
giữ cho các xung đột đó nằm trong vòng trật tự, đó chính là nhà nước.
Ở các nước phương Đông và Việt Nam, nhà nước xuất hiện khi chế độ

tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội chưa đến mức gay gắt. Nguyên
nhân thật sự là do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Nhà nước Việt
Nam đầu tiên là Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
Vào thời kì tồn tại xã hội cộng sản nguyên thủy thì vẫn chưa có pháp
luật. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội,
người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội là các tập quán và tín điều tôn
giáo. Tuy nhiên, khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp,
thì những quy phạm xã hội đó trở nên không phù hợp nữa. Vì vậy, xã hội đòi
hỏi phải có những quy tắc mới để thiết lập một một “trật tự”, loại quy phạm
mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị. Đáp ứng nhu cầu đó,
pháp luật đã ra đời.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và lợi
ích của giai cấp thống trị trong xã hội, để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
mục đích duy trì xã hội ổn định trong một trật tự nhất định. Pháp luật quy định
các điều được làm, điều phải làm và điều không được làm. Pháp luật do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào
đó vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế. Pháp
luật có tính quy phạm phổ biến được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả
mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, nó bảo đảm được
sự công bằng. Pháp luật mang bản chất giai cấp. Nó phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nó giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích của nhà nước. Pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng
các quyền tự do, dân chủ, nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho
lợi ích của giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai
cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động. Giống như bất
kì một nước xã hội chủ nghĩa nào khác, pháp luật do nhà nước Việt Nam ta xây
dựng và ban hành đều thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao
động. Vì vậy, pháp luật nước ta bảo đảm được tính dân chủ. Vậy là với hệ
thống luật pháp đảm bảo được sự công bằng và dân chủ như vậy thì mỗi công

dân sống trên đất nước Việt Nam chắc chắn đều cảm thấy tự do, bình đẳng.
Để tránh cho bạn tham gia giao thông không bị nguy hiểm cũng như
không gây nguy hiểm cho người khác, nhà nước đã ban hành ra bộ luật giao
thông đường bộ. Ở chương II- Quy tắc giao thông đường bộ, theo điều 11, bạn
không được vượt quá tốc độ tiêu chuẩn vì khi bạn đi quá nhanh, khoảng cách
giữa xe của bạn với xe đi đằng trước sẽ là quá gần. Điều này khiến cho thời
gian hãm phanh không đủ. Và bạn có thể đâm vào xe đằng trước. Còn theo
điều 60 của bộ luật này, bạn sẽ biết khi nào mình đủ độ tuổi, sức khỏe để điều
khiển phương tiện giao thông. Ví dụ:“Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn
máy với dung tích xi lanh dưới 50 cm3. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe ô
tô trở người đến 9 chỗ, và được lái máy kéo có trọng tải dưới 3500kg.” Ngoài
ra, bộ luật này còn cho biết về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ví dụ như
quốc lộ là gì? Thì tại điều 39 quy định: “Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà
Nội và trung tâm hành chính cấp tỉnh. Là đường nối liền từ cảng biển quốc tế,
cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế…” Vậy là không những bộ
luật giao thông đường bộ cung cấp cho bạn thông tin liên quan tới lĩnh vực giao
thông mà còn cho bạn biết về những việc bạn được làm, không được làm và
phải làm.
Pháp luật quy định những việc bạn được làm. Đó là quyền của bạn. Bạn
có quyền nhân thân (điều 24); quyền lao động (điều 49); quyền tự do đi lại, cư
trú (điều 48); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, … ngoài ra, bạn còn có quyền
bầu cử khi đủ 18 tuổi và có quyền đi ứng cử khi tuổi của bạn trên 21. Không ai
được xâm phạm quyền này của bạn. Nếu xâm phạm, tuỳ theo mức độ, họ sẽ bị
phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Pháp luật luôn cho bạn quyền phù hợp để bạn có
thể làm những gì bạn muốn mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Với các
quyền đó, chắc chắn bạn sẽ luôn cảm thấy tự do. Vì khi bạn làm đúng quyền
của mình, không ai có thể ngăn cản hay cấm bạn được. Nếu họ xâm phạm đến
các quyền của bạn thì bạn được phép kiện họ và bắt họ phải chịu tội.
Ngoài những quyền cơ bản của mỗi con người ra, pháp luật còn thể hiện
tính nhân đạo dối với những người phạm tội. Đó là sự giảm án, sự xoá án tích.

Vì thế mọi người nói pháp luật cũng có sự khoan hồng. Khoản 4 điều 8 bộ luật
hình sự quy định “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính
chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được
xử lý bằng các biện pháp khác”. Ví dụ:
Một thanh niên 17 tuổi nếu giết người thì chỉ bị phạt 18 năm tù. Trong
khi với người 20 tuổi lại có thể bị tù chung thân hoặc tử hình. Ở đây không
phải là pháp luật làm sai hay thiên vị ai cả. Theo khoản 5 điều 69 bộ luật hình
sự thì pháp luật quy định không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) phạm tội. Và theo điều 74 bộ
luật hình sự quy định thì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm
tội, nếu điều luật áp dụng với mcwcs hình phạt là tù chung thân thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Ngoài ra, pháp luật còn quy
định những tình tiết làm giảm nhẹ hình phạt.
Bên cạnh những quyền bạn có bạn còn có nghĩa vụ. Và đó là những
việc bạn phải làm. Nếu bạn kinh doanh, bạn phải đóng thuế và hoạt động kinh
doanh đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo
điều 9, bộ luật kinh doanh. Nếu bạn không làm theo, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 50 triệu đồng, theo khoản 1 điều 159 Bộ luật hình sự. Với tội
chốn thuế bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Bạn có quyền
đi học nhưng bạn phải đóng tiền. Là con trai khi đến 18 tuổi bạn phải đi nghĩa
vụ quân sự. Quyền và nghĩa vụ của mỗi người luôn gắn liền với nhau. Đó là hai
phạm trù không thể tách rời. Nếu bạn có quyền nhận sự chăm sóc từ thành viên
trong gia đình thì bạn phải có nghĩa vụ kính trọng, yêu thương, giúp đỡ những
thành viên khác.
Bên cạnh những việc được làm thì pháp luật còn quy định những việc
không được làm. Những hành vi này chính là sự xâm hại đến quyền lợi cá nhân
của người khác. Cụ thể như là: tội giết người; tội xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác; tội phản bội Tổ Quốc; ….với mỗi tội sẽ có những khung
hình phạt khác nhau cho mức độ khác nhau.Ví dụ như A cầm gậy đánh B. B
chạy và thấy một cây gậy sắt liền cầm lấy và quay ra đánh lại. B đánh A với

mức thương tật là 60%. Nếu căn cứ vào quy định của pháp luật mà khẳng định
B đánh A là vô ý thì B sẽ được giảm nhẹ hình phạt.
Với việc pháp luật quy định những việc không được làm, mọi người sẽ
cho rằng mình bị hạn chế quyền lợi. Nhưng bạn thử nghĩ xem, nếu như không
có những điều luật này, liệu bạn có được an toàn khi làm các việc mà bạn muốn
? Hay nếu như không có những điều luật này, bạn liệu có sống như một người
tốt. Bạn vượt đèn đỏ và bị phạt. Bạn thấy khó chịu với hình phạt mà Cảnh sát
giao thông đưa ra. Nhưng hãy nghĩ xem, nếu vượt đèn đỏ trở thành thói quen
của bạn thì bạn sẽ gây nguy hiểm cho biết bao người đang điều khiển phương
tiện giao thông trên đường. Pháp luật không cho người phạm tội tự do. Nhưng
pháp luật sẽ bảo vệ lợi ích chung của tất cả mọi người.
Để trở thành một công dân tốt, không phải bạn chỉ cần tài giỏi là được.
Bạn cần phải tìm hiểu pháp luật và tuân thủ quy định của nhà nước, đừng làm
những gì mà Pháp luật cấm và hãy chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
Có như vậy, pháp luật mới cho bạn các quyền để bạn có thể tự do thực hiện
những điều bạn muốn. Làm việc trong hệ thống Pháp luật, bạn không bao giờ
thấy mình bị gò ép hay hạn chế về mọi mặt. Thay vào đó, bạn sẽ thấy an toàn
và thoải mái. Đừng cố gắng “lách luật” vì mọi cố gắng đó của bạn chỉ đưa đến
sự vô nghĩa và làm bạn sống trong sự lo lắng.
Bởi vì mỗi công dân luôn cần được bảo vệ. Bởi vì trật tự xã hội luôn
được duy trì. Bởi vì mỗi quốc gia luôn cần được vững mạnh. Nên ngay khi
hình thành Nhà nước thì cần phải có pháp luật.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG
Với tình huống đã được giải quyết này, bạn học sinh nói trên cũng như
tất cả mọi người đều hiểu lý do tại sao mỗi nhà nước lại cần có hệ thống pháp
luật. Với hệ thống luật pháp đó, bản thân mỗi công dân sẽ được bảo vệ và từ đó
đất nước mới phát triển. Và chúng ta cũng nhận ra rằng: chúng ta không hề bị
hạn chế quyền hạn. Thay vào đó, chúng ta luôn cảm thấy được tự do và công
bằng.

×