Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết thập tam bộ của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.62 KB, 86 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI



ĐINH THỊ THÚY



NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
THẬP TAM BỘ CỦA MẠC NGÔN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Ngữ Văn
Hệ đào tạo: chính quy
Khóa học: 2013 – 2015



Đồng Hới, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI



ĐINH THỊ THÚY




NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
THẬP TAM BỘ CỦA MẠC NGÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Sư phạm Ngữ Văn
Hệ đào tạo: chính quy
Khóa học: 2013 – 2015
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh


Đồng Hới, 2015



LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.s
Nguyễn Thị Quế Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực
hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã giảng dạy và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học Xã hội, Phòng
Đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
khóa luận.

Tác giả

Đinh Thị Thúy






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả
Đinh Thị Thúy





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử vấn đề 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc khóa luận 7
Chương 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN 8
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn. 8
1.1.1. Cuộc đời 8
1.1.2. Sự nghiệp 9
1.2. Thập tam bộ - một thành công trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn 15
Chương 2. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT 18
2.1. Các kiểu trần thuật 19
2.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba 20
2.1.2. Trần thuật ngôi thứ hai 28
2.1.3. Sự kết hợp, chuyển dịch các ngôi trần thuật 35
2.2. Điểm nhìn trần thuật 38
2.2.1. Trần thuật đa điểm nhìn 39
2.2.2. Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật 43
Chương 3. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 50
3.1. Giọng điệu trần thuật 50
3.1.1. Giọng bỡn cợt 50
3.1.2. Giọng lạnh lùng 58
3.2. Ngôn ngữ trần thuật 66
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 67
3.2.2. Độc thoại nội tâm 70
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trung Quốc không chỉ được biết đến là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà

còn được xem là cái nôi văn hóa tư tưởng của phương Đông huyền bí, cũng là nơi sinh
ra những tài năng lớn, nhân cách lớn như: Đào Tiềm, Đỗ Phủ, Lý Bạch; Lỗ Tấn, Cao
Hành Kiện, Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn…Với bề dày văn hóa và văn học
đồ sộ, Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực và thế giới, trong đó có
Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận kết quả và những thành công của
cha ông ta trong việc tiếp thu và học hỏi sự đa dạng của những hình thức sáng tác tạo
nên nét độc đáo cho văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu văn hóa, văn học Trung
Quốc có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc khai thác và tìm hiểu kho tàng văn
học Việt Nam cũng như hiểu được chiều sâu của nó.
1.2 Tháng 10 - 2012, giải Nobel văn học đã trao cho một nhà văn Trung Quốc – Mạc
Ngôn, người được xem là “hiện tượng lạ” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ông là
cây bút xuất sắc của văn học đương đại Trung Quốc với tâm hồn không lúc nào bình
lặng, luôn vật lộn gay gắt và chiến đấu cho những lý tưởng thiện lương trong con
người. Mạc Ngôn là hiện tượng độc đáo bởi tác phẩm của ông chứa đựng những điều
mới mẻ, đặc biệt là “sự bùng nổ cảm giác” [2, tr.7] giúp độc giả như nghe thấy, nhìn
thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị cuộc sống qua mỗi trang viết của ông. Trong mỗi trang
văn của Mạc Ngôn người ta cũng tìm thấy những trạng phức tâm hồn đại chúng muốn
phá bỏ mọi khuôn phép, lề lối, quy chuẩn đạo đức xã hội để đạt trạng thái hoàn toàn tự
do cả về thể xác lẫn tâm hồn, bởi phương châm sáng tác của ông là không bao giờ tự
lặp lại mình. Ông đã góp thêm một tiếng nói mới, phong cách mới trong việc tái hiện
hiện thực cuộc sống và con người trong xã hội hiện đại bằng những cách nhìn khác
nhau, xen lẫn giữa tốt với xấu, thiện với ác, cao quý với thấp hèn, đơn giản và phức tạp
trong bản thân mỗi con người.
1.3 Mạc Ngôn viết rất nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến truyện vừa, truyện dài đến
tiểu thuyết… Ở mỗi thể loại, tác phẩm của ông đều mang dấu ấn riêng. Trong đó tiểu
thuyết là thể loại thành công nhất và tạo nên phong cách cũng như tên tuổi của ông.
Nói tới tiểu thuyết Mạc Ngôn, người ta đánh giá cao thành công của ông về lối biểu
hiện của văn học dân gian Trung Quốc kết hợp với văn học hậu hiện đại phương Tây.
Trong đó nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện tạo nên sức hấp dẫn,


2

nét riêng cho phong cách Mạc Ngôn. Với lối trần thuật xen lẫn giữa thực và ảo, giữa
hiện tại và quá khứ rồi đến tương lai, sự luôn phiên và thay đổi người kể chuyện khó
xác định khiến cho người đọc như đang lạc vào ma trận nhân vật mà nếu không tập
trung chú ý, xâu chuỗi các sự kiện trong toàn bộ tác phẩm thì khó mà hiểu được tác
phẩm và con người Mạc Ngôn. Trong mười một tiểu thuyết Mạc Ngôn đã xuất bản,
Thập tam bộ là tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm với chúng tôi và cũng tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật mà tác giả dày công nghiên cứu, xây dựng. Qua tác phẩm, một
phần đời sống bi kịch của tầng lớp tri thức nói chung và nhà giáo nói riêng được tái
hiện chân thực bằng nghệ thuật trần thuật tài tình của nhà văn. Vì vậy chúng tôi chọn
đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn” làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn khám phá thêm tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn.
Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp về nội dung, nghệ thuật trong sự nghiệp
văn chương của Mạc Ngôn đối với nền văn học đương đại Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tên tuổi, tác phẩm Mạc Ngôn đã
thu hút được sự chú ý của công chúng và giới nghiên cứu trong nước cũng như trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Mạc Ngôn được đông đảo
bạn đọc đón nhận là Báu vật của đời; Đàn hương hình; Sống đọa thác đày; Tứ thập
nhất pháo; Thập tam bộ và gần đây nhất là tiểu thuyết Ếch xuất bản năm 2009 gây xôn
xao cộng đồng bạn đọc. Ông là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay,
nhà văn thẳng thừng và dấn thân, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” ở châu Á với
hơn 40 giải thưởng và danh hiệu. Đặc biệt là sự kiện giải Nobel văn học năm 2012
được trao cho Mạc Ngôn càng làm cho tên tuổi của ông có sức hút mạnh mẽ đối với
giới nghiên cứu và phê bình văn học. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên
cứu có những cách tiếp nhận riêng về nhà văn và tác phẩm của ông. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tổng hợp được một số vấn đề sau.
Ngày 12 tháng 8 năm 2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” được thành
lập tại tỉnh Sơn Đông. Hội là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi khoa học chuyên về các

sáng tác của Mạc Ngôn bởi “Mạc Ngôn là niềm kiêu hãnh của Cao Mật. Địa vị của
ông trên văn đàn Trung Quốc ngày một nâng cao, ảnh hưởng trên văn đàn thế giới
ngày càng lớn” (Mạc Ngôn nghiên cứu hội). Hội có tạp chí “Nghiên cứu Mạc Ngôn”,
website “Cao lương đỏ”, “Bảo tàng văn học Mạc Ngôn”. Bảo tàng là nơi giới thiệu

3

cuộc đời và thành tựu nghệ thuật của Mạc Ngôn, trình bày một cách sinh động quá
trình trưởng thành và phong cách đỉnh cao của một tác gia nổi tiếng bao gồm các bộ
phận chính là: “thành tựu văn học”, “con đường trưởng thành”, “vương quốc văn
học”, “gắn bó với quê hương”, “giao lưu văn học”. Ngoài ra còn có nhà chiếu phim,
phòng sáng tác, phòng trưng bày thư pháp và bản thảo, phòng tư liệu tác phẩm Mạc
Ngôn…
Trong cuốn sách Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu, tác giả Dương Dương đã
tổng hợp rất nhiều bài nghiên cứu về sáng tác của Mạc Ngôn được đăng tải trên các tờ
báo, tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Đánh giá chung về nghệ thuật tự sự Mạc
Ngôn, Tôn Đông trong Quái tài Mạc Ngôn đã đưa ra mô thức tự sự như sau: “Sinh
mệnh, cảm giác, hình ảnh là ba trụ cột lớn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng chống
đỡ mô thức tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn” (Dương Dương, Mạc Ngôn nghiên cứu tư
liệu).
Đứng trên lập trường chính trị, xã hội, nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã
phê phán mạnh mẽ các tiểu thuyết Mạc Ngôn. Khi tác phẩm Báu vật của đời xuất hiện,
bàn về tiểu thuyết này, trên báo Tiền phong, Nguyễn Khắc Phê trong bài viết “Tài phù
phép của Mạc Ngôn” đã nói đến thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, mà Báu
vật của đời được xem là thể hiện tập trung nhất. Đây là tác phẩm có sức thu hút mạnh
mẽ sự quan tâm của độc giả và giới phê bình văn học ở Việt Nam. Bàn về nghệ thuật
tiểu thuyết Mạc Ngôn trong Báu vật của đời, dịch giả Trần Đình Hiến đã cho rằng
trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn khai thác tối đa chất liệu dân gian truyền thống, chứ
không phải chịu ảnh hưởng của Marquez hay Faulkner. Chia sẻ quan điểm ấy, Phạm
Xuân Nguyên trong bài Sự sinh, sự sống, sự chết đăng trên tanviet.net, ngày

04/08/2005 cho rằng, về nghệ thuật viết tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn
không hẳn là xuất sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể
chuyện mang tính cổ truyền Trung Quốc. Theo ông, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết
này là “Cái nhìn nghệ thuật – lịch sử, tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn”. Trong khi đó,
Nguyễn Thanh Sơn lại nói đến sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp tiểu thuyết truyền
thống và tiểu thuyết hiện đại. Có cùng cách nhìn ấy, Võ Thị Hảo lại nói đến “Một bút
pháp hiện đại vượt khỏi những lối mòn”… Tiếp đó, nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã
được dịch, giới thiệu như: Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Cao lương đỏ, Cây tỏi
nổi giận, Ếch…

4

Trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết
liên quan tới nội dung tác phẩm. Mạc Ngôn cũng được giới thiệu với độc giả Việt Nam
thông qua cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn
sách là tập hợp các bài phỏng vấn của nhà văn, qua đó tác giả trình bày những quan
niệm của mình về sáng tác văn học, bật mí những thủ pháp nghệ thuật thường dùng và
dấu ấn tuổi thơ trong sáng tác. Có thể nói cuốn sách đã cho người đọc nhìn nhận nhiều
chiều về con người và sáng tác của Mạc Ngôn.
Trên báo Văn nghệ, số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc
Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ Hiệp. Có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu phê
bình của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng rãi ở Việt Nam, trong đó phải kể
đến bài đăng trên báo Trung Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề Chín nhà
văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch. Bài viết tổng kết những bước đường
sáng tạo của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Tiếp đó, bài viết của Lê Huy
Tiêu “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn” in trong cuốn “Cảm nhận
mới về văn hóa văn học Trung Quốc”, đã khái quát đặc điểm nghệ thuật trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn ở các phương diện: hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự,
ngôn ngữ, bản sắc dân gian. Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy trên tạp chí sông
Hương số 285 với tựa đề Mạc Ngôn - người vinh danh làng quê Cao Mật bằng bút

pháp hậu hiện đại kiểu Trung Quốc đã nêu lên ba vấn đề chính: Cao Mật – Trung
Quốc – nhân loại: duy nhất và tất cả, kết hợp đặc trưng tự sự truyền thống của Trung
Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, tái sinh những sách lược tự sự cổ
xưa nhất của Trung Hoa”.
Dưới ánh sáng của nghệ thuật tự sự, những vấn đề như: người kể chuyện, điểm
nhìn, kết cấu, không - thời gian, ngôn ngữ với hàng loạt các thủ pháp của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo để lật đổ thủ pháp tự sự truyền thống đã bước đầu được nói tới.
Trong luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thị Bích Hồng về Nghệ thuật trần thuật trong
phong cách tiểu thuyết Mạc Ngôn, tác giả đã đề cập đến nghệ thuật miêu tả cảm giác
và những thủ pháp kì ảo với hiệu quả gián cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn. Trong luận văn Thạc sỹ Nghệ thuật tự sự trong 41 chuyện tầm phào của Mạc
Ngôn (Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006), Trần Thị Thanh Thủy cho rằng yếu tố
quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào chính là ở
chỗ tự bên trong tác phẩm chứa biết bao điều mới lạ. Tác giả đã phân tích những sáng

5

tạo và đổi mới của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết này ở các phương diện: kết cấu, nghệ
thuật trần thuật, ngôn ngữ tự sự.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, Nguyễn Thị Tịnh
Thy với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã khảo sát đề tài trên ba
phương diện: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết
cấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Từ đó, tác giả đã chỉ ra
những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như chỉ ra vị trí của Mạc
Ngôn trong dòng tiểu thuyết Trung Quốc đương đại. Chúng tôi xem những nghiên cứu
trên đây là tài liệu quý báu có tính định hướng cho việc thực hiện đề tài khóa luận này.
Có thể thấy, dù chưa nhiều nhưng nhìn chung các sáng tác của Mạc Ngôn, nhất là
tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam quan tâm. Trong đó, các
tiểu thuyết nổi tiếng của Mạc Ngôn như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương
hình, Tứ thập nhất pháo…đã được nhiều người đề cập trong những bài viết của mình.

Song việc nghiên cứu về nhà văn cũng như tác phẩm của ông vẫn chưa nhiều, đặc biệt
là những nghiên cứu về tiểu thuyết Thập tam bộ. Nghiên cứu về tiểu thuyết Thập tam
bộ tiêu biểu có luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hà với đề tài Dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn đã nêu rõ tâm thức hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn: có cái nhìn mới về xã hội, về con người và cách viết của Mạc
Ngôn. Tác giả đã đề cập tới những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thập tam bộ
trên một số phương diện: cốt truyện và kết cấu phân mảnh, pha trộn, đan xen nhiều sắc
thái giọng điệu; phá vỡ thời gian tự sự từ điểm nhìn bên trong. Tuy nhiên, tác giả mới
chỉ nhấn mạnh về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết chứ chưa đi sâu phân tích nghệ
thuật trần thuật trong tác phẩm Thập tam bộ.
Từ những ý kiến trên đây, có thể thấy tuy đã có nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu, phê bình của các tác giả ở Trung Quốc và thế giới trong đó có Việt Nam về tiểu
thuyết Mạc Ngôn, song có thể nhận thấy các bài viết, bài nghiên cứu chỉ mới khái quát
chung và tập trung ở những tiểu thuyết như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn
hương hình, Sống đọa thác đày; vấn đề nghệ thuật trần thuật tuy đã được nhắc đến
trong các bài viết nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích nghệ thuật trần thuật
của tiểu thuyết Thập tam bộ. Những bài viết, nghiên cứu trên là những ý kiến quý báu
có tính định hướng và cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình.


6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn,
khóa luận tập trung khảo sát trên các bình diện: ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật,
ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn dựa theo bản dịch của
Trần Trung Hỷ, nhà xuất bản văn nghệ phát hành năm 2007. Ngoài ra chúng tôi còn

khảo sát một số tiểu thuyết khác của ông để so sánh và đánh giá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Giúp người viết chỉ ra những biểu hiện cụ thể
của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn và có cái nhìn
khái quát về những thành công của nhà văn trong sự nghiệp sáng tác.
- Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Thập
tam bộ của Mạc Ngôn phải dựa trên hệ thống các phương diện thuộc về nghệ thuật tác
phẩm, đặt các phương diện đó trong một hệ thống, một chỉnh thể. Phương pháp hệ
thống giúp người viết hệ thống hóa các đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn nói
chung và tiểu thuyết Thập tam bộ nói riêng.
- Phương pháp loại hình: người viết sử dụng phương pháp này để phân loại, khu
biệt các hiện tượng về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: để làm nổi bật những đặc điểm về nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết Thập tam bộ của Mạc Ngôn, đồng thời góp phần khẳng định cống
hiến của tác giả về phương diện này. Đối tượng so sánh là tiểu thuyết Thập tam bộ với
những tác phẩm có cùng nội dung khác.
- Phương pháp xã hội học: để nghiên cứu sự tác động của xã hội đến tác phẩm.

5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý thuyết
Từ kết quả nghiên cứu về một số phương diện của nghệ thuật trong tiểu thuyết
Thập tam bộ, khóa luận đưa ra một cách tiếp cận mới về nghệ thuật trần thuật, góp
phần làm nổi bật vị trí và những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đương đại
Trung Quốc và nhân loại.

7

- Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Thập tam bộ

và phong cách tiểu thuyết Mạc Ngôn.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai
thành ba chương:
Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN
Chương 2: PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT


8

Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn.
1.1.1. Cuộc đời
Mạc Ngôn là một nhà văn lớn của Trung Quốc và Thế giới. Giải Nobel văn học
năm 2012 thuộc về ông đã khẳng định vị trí và tài năng của Mạc Ngôn trên văn đàn
quốc tế. Để có được thành quả ấy, không chỉ có tài năng, mà ông đã trải nghiệm bằng
chính con người mình trong cuộc sống gia đình, quê hương; bằng sự nỗ lực không biết
mệt mỏi trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tại
huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Quê hương Cao Mật vốn là một huyện
nghèo nàn, lạc hậu nhưng chính nơi đây đã hun đúc cho tâm hồn và nguồn cảm hứng
một “cái bao tải khổng lồ” tất cả các sáng tác của Mạc Ngôn. Ông sinh ra trong một
gia đình nghèo khổ nhưng rất yêu văn chương. Những người lớn trong nhà là cả kho
truyện kể. Cứ đêm đêm Mạc Ngôn và các anh chị thi nhau kể chuyện. Và cho tới bây
giờ nhà văn vẫn nhắc tới được 300 câu chuyện, cứ mỗi câu chuyện ấy sau này là một
tiểu thuyết. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương và nguồn tài liệu
khổng lồ cho nhà văn sáng tác.
Từ khi là một đứa trẻ, Mạc Ngôn đã nếm trải những vất vả, cực nhọc, nghèo khó.

Ông đã kể về tuổi thơ của mình: “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nào bụng cũng đói, bị
mệt bèn nằm dài ra đất ngẩn ngơ nhìn mây trắng trên trời, bởi vì tôi cảm thấy đám
mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái bánh bao rơi vào mồm tôi. Giờ
nhìn thấy đường chân trời, tôi lại nhớ tới thời niên thiếu nghèo khó của mình Tôi
đứng bên cửa sổ, nhìn dòng nước lớn lững lờ trôi mà cảm thấy vừa rợn ngợp vừa
tráng lệ. Một ấn tượng sâu đậm nữa chính là tiếng kêu của hàng trăm ngàn con ếch,
inh tai nhức óc, có khi ngay trong đêm khuya, nghe như tiếng ma quỷ. Nước lũ và
tiếng ếch kêu là hai nỗi ám ảnh lớn nhất quanh tuổi thơ tôi ” [34]. Từ rất sớm, Mạc
Ngôn đã thể hiện rõ là một đứa trẻ thông minh, lém lỉnh, ham học và có khiếu văn
chương. Đi học lúc sáu tuổi và biết đọc, chín tuổi đã đọc nhiều quyển sách có được
trong thôn: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Ông lão đánh cá và con cá vàng , Cô bé
bán diêm của Andersen, Quán nhà Lâm của Mao Thuẫn, Tường lạc đà của Lão Xá,
Khuất Nguyên của Quách Mạc Nhược Ông say mê sách như những vụn sắt bị nam

9

châm hút. Nội dung những cuốn sách ấy vô cùng hấp dẫn đã để lại trong lòng ông ấn
tượng khó quên và ảnh hưởng ít nhiều trong sáng tác của ông sau này. Cách mạng văn
hóa diễn ra, Mạc Ngôn đang học giở tiểu học (lớp 5) đành phải nghỉ học, đi làm nhiều
việc khác nhau ở nông thôn để mưu sinh.
Năm 1976 Mạc Ngôn gia nhập quân đội. Luôn ấp ủ trong mình giấc mơ học Đại
học để trở thành nhà văn, Mạc Ngôn đã giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu
sách về lí luận và chính trị rồi tập tành sáng tác. Năm 1984, Mạc Ngôn đã trúng tuyển
vào khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật quân giải phóng. Năm 1986 ông tốt nghiệp.
Năm 1988, Mạc Ngôn trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh khoa lí luận sáng tác thuộc học
viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học sư phạm Bắc Kinh, lấy bằng thạc sĩ năm 1991.
Hiện nay ông đang là sáng tác viên của cục chính trị - Bộ tổng tham mưu quân giải
phóng Nhân Dân Trung Quốc. Những kiến thức học được ở hai viện trên đã giúp sự
nghiệp sáng tác văn học của ông thăng hoa.
1.1.2. Sự nghiệp

Có thể nói, Mạc Ngôn là người đã lao động cật lực trong suốt cuộc đời cầm bút
của mình để tạo ra số lượng lớn tác phẩm phục vụ độc giả trong nước và thế giới. Đọc
những tác phẩm của ông, ta có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng,
tình cảm cũng như những trăn trở, tìm tòi, đổi mới cách tiếp cận, nhìn nhận đời sống
và sự điêu luyện trong việc sử dụng nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Mạc Ngôn đã từ
bỏ những lý luận văn nghệ xã hội học khô cứng. Ông viết vì nhân dân, ông không coi
mình là “kỹ sư tâm hồn” răn dạy dân chúng mà chỉ coi mình là thành viên của đại
chúng để nói lên tâm tư, nguyện vọng và nỗi đau của mình mà thôi. Có người nói, nếu
như Mạc Ngôn không phải là nông dân trải nghiệm bao nỗi vui buồn ở nông thôn thì
cũng không có Mạc Ngôn – nhà văn. Phần lớn những tác phẩm của ông phản ánh đời
sống của nông dân trong các giai đoạn lịch sử. Hiện thực nông thôn mà ông phản ánh
là lịch sử chân thực nhưng được lạ hóa, mang đậm dấu ấn của chủ thể nhà văn. Những
cảnh bom rơi đạn nổ, máu chảy đầu rơi, thù hận và yêu thương, thú tính và nhân tính
hòa quyện vào nhau lại rất ly kì, hấp dẫn. Tác giả đã dẫn dắt người đọc vào giữa lòng
lịch sử khiến chúng ta như nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy mùi vị tanh tưởi,
cảnh tượng thần bí của cánh đồng cao lương vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mảnh đất ấy
thể hiện linh hồn của lịch sử đồng thời cũng thể hiện linh hồn của nông dân Trung
Quốc.

10
Mạc Ngôn thành công nhất ở nhiều thể loại nhưng thể loại ghi danh tên tuổi của
ông với độc giả thế giới vẫn là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một thể loại quá quen thuộc
với mỗi chúng ta, song khi đọc tiểu thuyết của Mạc Ngôn vẫn luôn cuốn hút người đọc
bởi các yếu tố thực ảo cứ hòa quyện vào nhau, tạo nên sự hấp dẫn bởi các chi tiết,
nhân vật Để có được thành công ấy, ngoài sự đam mê, tìm tòi, đó còn chính là sự trải
nghiệm, quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung.
Tất cả những gì tiểu thuyết phản ánh đều xuất phát từ cuộc sống thực tại. Mạc
Ngôn đã từng đưa ra nhiều định nghĩa về tiểu thuyết: tiểu thuyết đó là sự ghi chép
“những tưởng tượng ngông cuồng của nhà văn hay đó là sự kết hợp giữa cõi mộng với
sự thật, cũng có lúc nó là cái thùng chứa đựng những tình cảm của nhân loại. Tiểu

thuyết là lát cắt có tính sinh lý đời sống tinh thần của nhà văn…” . Trong bài phát biểu
Bài ca cây tỏi thiên đường, nhà văn đã từng viết: “Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với
hiện thực xã hội, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi dám
hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm
xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho
bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội Có thể là do tôi
từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá sâu sắc
về tính người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì.
Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn
tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác… Chỉ cần là
một tác phẩm mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo đầy những mâu thuẫn ấy, thì
cũng tất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những phẩm chất văn học ưu tú.”
(Trích trong Diễn từ Nobel, bản dịch của Nguyễn Hải Hoành ngày 13 tháng12 năm
2012).
Theo Mạc Ngôn, đã là tiểu thuyết thì ít nhất về ngôn ngữ tác phẩm sau phải khai
thác những yếu tố của tác phẩm trước, cốt truyện phải đa dạng và không thể là sự lặp
lại. Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo ra những
phong cách tiểu thuyết riêng. Tuổi thơ sống trong nghèo đói, trong những lo lắng và
tủi nhục về miếng cơm manh áo càng khiến cho Mạc Ngôn có cái nhìn về cuộc đời
chân thực hơn: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp thấp kém, nên tác phẩm của tôi
chứa đầy quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng
trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế

11
nào nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ cái đói
rét cơ hàn, đã từng chứng kiến nhiều cảnh khổ đau và bất công trên đời, trong lòng tôi
tràn đầy cảm thông đối với nhân loại và phẫn nộ với sự bất công. Do đó tôi chỉ có thể
viết ra những tác phẩm như vậy” [19, tr.150].
Trong quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tiểu thuyết không chỉ có mùi vị mà
còn có cảm giác của sự sống. Nhìn chung, tiểu thuyết Mạc Ngôn bị ảnh hưởng bởi

trường phái cảm giác mới. “Khi viết văn nhà văn phải huy động mọi giác quan của
mình: Vị giác, thính giác, khứu giác hoặc là một cảm giác kỳ diệu vượt qua tất cả mọi
cảm giác kể trên” [ 24, tr.19]. Nhiều người xem tiểu thuyết Mạc Ngôn là tiểu thuyết
mới. Nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác,
đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể nhằm tạo ra một hiện thực mới mẻ. Ngoài
ra, tác giả còn thể hiện nhiều chi tiết, sự kiện khác thường, độc đáo và khả năng kích
thích hứng thú cho người đọc. Khi miêu tả về cái chết, người ta tránh nói nhiều thì
người kể chuyện ở đây lại kể với cảm giác và truyền cảm giác ghê rợn cho người đọc
chứ không phải là nỗi đau trước cái chết thông thường. Cảm giác không tồn tại thực tế
mà tồn tại một cách siêu nhiên do thị giác, thính giác, xúc giác tạo thành trong một
hoàn cảnh đặc biệt. Tạo ra một thế giới mùi vị bằng cảm giác là sở trường trong miêu
tả của nhà văn xuất phát từ trực giác và di chuyển vào tâm linh, sáng tạo ra một thế
giới mới mẻ. Năng lực nắm bắt cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn gắn với quan
niệm nghệ thuật về một thế giới vừa có chiều sâu tâm linh vừa sống động. Hầu như khi
sáng tác nhà văn luôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám phá hiện thực. Dù là
một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương, một giọt nước trong cũng được
miêu tả có hồn, mang đậm chất chủ thể hóa. Tác giả mượn nhân vật trong truyện Hồng
Hoàng để nói lên ý đồ sáng tác của mình: “Sẽ có ngày tôi soạn một vở kịch chân
chính, trong đó có mộng ảo và hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma
quỷ, ái tình và mại dâm, cao quý và ti tiện, mỹ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại
đều được đan xen với nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia tạo thành một thế
giới hoàn chỉnh”. [32]. Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết, Mạc Ngôn luôn tìm cho
mình một lối đi riêng. Ông đã từng mong muốn viết ra những thứ thuộc về mình. Nó
khác với những người khác, và cũng khác với các nhà văn phương Tây. Chính niềm
khát khao ấy là động lực giúp nhà văn không ngừng đổi mới trong quan niệm và sáng
tạo trong văn chương. Sự sáng tạo ấy theo ông không phải sự chen nhau chạy theo mốt

12
mà là cách viết những gì quen thuộc, với ngòi bút tả thực cùng sự tưởng tượng của nhà
văn để tạo ra những “mùi vị” không tồn tại và những sự thực không có thực, làm cho

tiểu thuyết có cảm giác của sự sống.
Ngòi bút của Mạc Ngôn là ngòi bút của văn chương “phá cách”. Trong tác phẩm
của ông, chỗ nào cũng thể hiện tư tưởng vừa kế thừa vừa phát huy truyền thống. Trung
Quốc là đất nước mang nặng tư tưởng Nho giáo, có truyền thống kính lão trọng già
nhưng những nhân vật lớn tuổi trong các tác phẩm của Mạc Ngôn lại rất phong tình, ân
ái với nhau ngay ở trong ruộng cao lương (Cao lương đỏ). Các nhân vật của Mạc
Ngôn không bị ràng buộc bởi những quan niệm về sự sống và cái chết, giữa linh hồn
và thể xác, giữa bản năng và đạo đức. Mỹ học truyền thống phương Đông rất coi trọng
sự “tao nhã”, “trung hòa”, rất kiêng kị đưa những cảnh máu me tanh hôi, hành động
thú tính tàn bạo vào trong văn chương. Nhưng Mạc Ngôn lại không e dè, mở toang cửa
để “cái ác” tràn vào. Nào cảnh giết người theo kiểu Đàn hương hình, cảnh hãm hiếp
phụ nữ, cảnh đại tiện ô uế, cảnh xẻ thịt và ngũ tạng người chết…tất cả cứ trần trụi phơi
bày ra như những gì nó vốn có.
Nhiều độc giả tán thưởng Mạc Ngôn ở chỗ ông đã học tập, tiếp nhận văn học
nước ngoài một cách sáng tạo. Đọc tác phẩm của ông, người ta thấy dấu ấn Trăm năm
cô đơn của Marquez, Hóa thân của Kafka, Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner.
Nhưng ngoài cái tài biết chắt lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài ra, Mạc Ngôn còn rất
coi trọng phương thức thẩm mỹ của văn học truyền thống Trung Quốc. Do vậy, đọc
tác phẩm ông người ta thấy vừa hiện đại nhưng cũng rất dân tộc.
Tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi Mạc Ngôn là truyện vừa Cao lương đỏ.
Đây là mốc son trên chặng đường văn học của ông. Cao lương đỏ đưa độc giả trở về
thập niên 1920 - 1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật
của tỉnh Sơn Đông. Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống
ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao
Mật. Đây là nét tính cách điển hình của người dân Cao Mật mà chúng ta sẽ gặp lại
trong rất nhiều các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn. Cao lương đỏ ca ngợi tình yêu và
sự tự do. Tác phẩm vừa khốc liệt, vừa bay bổng, vừa rất thực mà lại hòa trộn cả những
yếu tố kỳ ảo, phi thường.
Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời, 1995) là một bích họa lịch sử miêu tả Trung
Quốc thế kỷ XX qua lăng kính cuộc sống của một gia đình. Báu vật của đời là một tác


13
phẩm nổi tiếng khác trong vốn liếng văn chương của Mạc Ngôn. Nó từng là hiện
tượng của nền văn học Trung Quốc. Tác phẩm được Hội Nhà văn Trung Quốc trao
giải nhất ở thể loại tiểu thuyết năm 1995. Báu vật của đời đem lại cái nhìn khái quát về
giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc. Vẫn lấy bối cảnh chính là huyện Cao Mật,
Mạc Ngôn đã đưa tới cho người đọc những mảng sáng – tối, khuất – tỏ của lịch sử
Trung Quốc trong vòng 100 năm. Tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng
tác dựa trên đề tài lịch sử của ông.
Đàn hương hình (2004) là câu chuyện về sự tàn bạo thuở đế chế phong kiến đang
sụp đổ. Sử dụng chất liệu văn học dân gian làm phông nền, tác giả đã thành công trong
việc khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1895 - 1915. Khi
đó Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé.
Triều đình Mãn Thanh thối nát, bất lực, quan lại đương thời hoặc tiếp tay cho giặc
hoặc ươn hèn, thối chí, đời sống nhân dân vô cùng rối loạn. "Lãnh tụ" của cuộc khởi
nghĩa chống quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó chỉ là một ông bầu gánh hát. Tác phẩm
này đã đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất tại
Trung Quốc thời bấy giờ. Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong Đàn hương
hình là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng đông bắc Cao
Mật. Tiểu thuyết một lần nữa khắc họa tính cách ngang tàng, khí khái, lạc quan của
người dân Cao Mật trên cái nền là những sự kiện Cách mạng nóng hổi. Đàn hương
hình ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang còn cho người đọc biết
về lịch sử các ngón đòn tra tấn, tử hình ở Trung Quốc.
Tiểu thuyết Sống đọa thác đày (2006) sử dụng bút pháp trào phúng để mô tả cuộc
sống thường nhật và những biến chuyển dữ dội ở nước Cộng hòa Nhân dân non trẻ lúc
bấy giờ.
Thập tam bộ (2007) là một cuốn tiểu thuyết để lại ấn tượng sâu đậm với người
đọc. Trong tác phẩm, một phần đời sống đầy bi kịch của tầng lớp trí thức nói chung và
nhà giáo nói riêng được đề cập tới qua nhân vật không xác định, cốt truyện không xác
định, ngôn ngữ không xác định, không- thời gian không xác định, bởi tất cả là hư vô,

là những ẩn ức bị xáo trộn như chính sự phức hợp của đời sống phản ánh vào tư duy.
Tác phẩm là sự mơ hồ, đầy những hoài nghi bởi sau cùng ta không thể nhận ra ai là
nhân vật ngồi trong chuồng sắt kể về câu chuyện đời chua chát của những thầy giáo
dạy Vật lý.

14
Ếch (2009) tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn kể về truyền thống trọng nam
khinh nữ ở Trung Quốc, dẫn tới việc phá thai và bỏ mặc những bé gái kéo dài tới ngày
nay ở nhiều vùng nông thôn. Ếch là câu chuyện kể về một cô vợ lẽ ở nông thôn Trung
Quốc bị buộc phải phá thai và triệt sản. Đồng thời phác họa những hệ lụy của chính
sách một con độc đoán của Trung Quốc.
Có thể nói, Mạc Ngôn đã có một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với 11 bộ tiểu
thuyết dài, 30 truyện vừa, 100 truyện ngắn, 5 tập tản văn, 9 kịch bản phim, 2 kịch bản
kịch nói. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đạt nhiều giải trong và
ngoài nước. Qua sự pha trộn vừa hư ảo vừa thực tế, vừa mang tính lịch sử vừa mang
tính xã hội đương đại, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới khiến người ta nhớ đến những
sự phức tạp của cuộc sống như trong các tác phẩm của William Faulkner (Nobel Văn
học 1949) và Gabriel García Márquez (Nobel Văn học 1982) trong khi vẫn giữ phong
cách văn chương Trung Hoa cổ và văn hóa dân gian truyền thống. Ngoài tiểu thuyết,
Mạc Ngôn còn xuất bản nhiều truyện ngắn và tản văn về những đề tài khác nhau. Mặc
dù ông giương mũi nhọn chỉ trích đối với xã hội đương thời nhưng trên quê hương của
mình ông vẫn được xem là một trong những tác giả đương đại xuất sắc nhất.
Con đường đến với nghệ thuật của Mạc Ngôn không phải là thuận chèo mát mái
như nhiều người tưởng mà là quanh co, trắc trở. Song nhờ có ý chí, nghị lực, kiên trì
và có ước mơ, ông đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình trên văn đàn văn học
Trung Quốc và Thế giới. Bằng cách viết về quá khứ, chọn phong cách hiện thực huyền
ảo, phương thức trần thuật độc đáo và khéo léo, Mạc Ngôn đã tạo cho mình một phong
cách riêng khác với các nhà văn đương thời.
Các giải thưởng văn học mà ông đã giành được :
• Giải nhất hội nhà văn Trung Quốc cho tiểu thuyết Báu vật của đời tháng 12

năm 1995.
• Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn Hương hình.
• Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ tư 1987 cho Cao Lương Đỏ, Trương Nghệ
Mưu dựng thành phim và được giải Con gấu vàng ở Liên hoan phim Berlin 1998.
• Giải văn học liên hiệp (Đài Loan).
• Giải văn học nước ngoài Laure Batlin của Pháp.
• Giải thưởng lớn cho văn hóa Châu Á (Nhật ).
• Huân chương kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa Pháp tháng 3 năm 2004.

15
• Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học công khai Hồng Công trao tặng
tháng 12 năm 2005.
• Tiểu thuyết Ếch mới nhất đạt giải văn học Mao Thuẫn 2010.
• Giải Nobel văn học tháng 10 năm 2012 .
1.2. Thập tam bộ - một thành công trong nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn
Các tác phẩm của Mạc Ngôn luôn chuyển tải những chủ đề nóng bỏng nhất của
lịch sử và thời đại. Sở dĩ như thế là vì ông sống trong một bối cảnh đầy những biến
động, mang tính bi kịch. Đó là sự trói buộc chính trị, là cuộc “Đại cách mạng văn hóa
vô sản” và còn là vấn đề nhận thức lại cuộc sống. Trong số các nhà văn ở Trung Quốc,
có thể nói yêu quê hương và viết về chính quê hương của mình thành công nhất phải
kể đến Mạc Ngôn. Độc giả Việt Nam đã biết đến Mạc Ngôn với hàng loạt tác phẩm
như Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ Nhưng
người ta biết đến Thập tam bộ với nhiều ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Đây là tiểu thuyết
ấn tượng của nhà văn Mạc Ngôn trong việc hướng ngòi bút vào một vấn đề có tính
thời sự của xã hội Trung Quốc những năm tám mươi của thế kỷ trước. Trong Thập tam
bộ không hề có vũ khí giết người hàng loạt, những chiến dịch đẫm máu nhưng để được
sống, con người cũng phải giãy giụa, phải đấu tranh.
Câu chuyện chỉ diễn ra vỏn vẹn có mười lăm ngày nhưng đó là mười lăm ngày
đảo điên làm vỡ tung những ung nhọt ẩn chứa trong cuộc đời. Xoay quanh số phận của
hai nhân vật chính: Phương Phú Quý và Trương Xích Cầu – hai thầy giáo dạy Vật lý ở

trường trung học tại một thành phố nhỏ. Bắt đầu là việc thầy Phương kiệt sức và ngất
trên bục giảng trong một tiết dạy về nguyên lý chế tạo bom nguyên tử. Tất cả những bi
kịch khởi phát từ đây. Cái chết của thầy được toàn thể nhân dân thành phố kính trọng
và thương xót. Tờ báo của thành phố dành vị trí trang trọng nhất để đăng cáo phó làm
dấy lên một cuộc vận động: “quan tâm đến cuộc sống của giáo viên! Nâng lương cho
giáo viên! Vận động các xí nghiệp ăn nên làm ra và các cá nhân lắm tiền thành lập
quỹ bảo vệ sức khỏe cho giáo viên!” [18, tr.103]. Cuộc vận động ngày càng rầm rộ,
biểu ngữ, cờ hồng tràn ngập đường phố. Xem ra để cải thiện tình hình cho toàn thể
giáo viên thành phố, “Phương Phú Quý chết còn có giá trị gấp nhiều lần Phương Phú
Quý sống” [18, tr.104].
Trên đường đến nhà tang lễ, thầy Phương đã tỉnh lại. Nhưng thầy không được
phép sống, hiệu trưởng ngồi bên cạnh đã lấy tay bịt mắt anh lại. Vì đời sống của tất cả

16
giáo viên thành phố, thầy hiệu trưởng không muốn Phương Phú Quý sống lại. Bây giờ
anh phải hi sinh, anh mà sống lại, anh sẽ là kẻ “phản động”; anh vào nhà tang lễ anh
là “đại nhân đạo”. Phương Phú Quý nhất định không được sống dù vợ anh – Đồ Tiểu
Anh và hai đứa con kêu gào thảm thiết. “Người đã chết thì không được phép sống lại –
đấy là một định lý, một quy luật” [18, tr.106]. Vậy mà đêm ấy, Phương Phú Quý chạy
khỏi nhà tang lễ về gõ cửa nhà mình. Đồ Tiểu Anh đang khóc chồng ra mở cửa, nhìn
thấy chồng thì tưởng là ma nên sợ hãi và ngất xỉu. Phương Phú Quý đành gõ cửa nhà
người đồng nghiệp thân thiết kế bên là Trương Xích Cầu. Vợ thầy Trương là Lý Ngọc
Thiền, chuyên gia chỉnh dung số một của nhà tang lễ, ra mở cửa. Sững sờ, ngạc nhiên
và sau thời gian bàn bạc, cô quyết định thầy Phương vẫn tiếp tục chết bằng cách sẽ
phẫu thuật cho thầy Phương một khuôn mặt giống thầy Trương. Sau đó thầy Phương
sẽ trở lại bục giảng dưới danh tính của thầy Trương. Còn thầy Trương sẽ đi buôn để
tăng thu nhập. Tiền hai người kiếm được sẽ chia đôi để cùng trang trải cuộc sống cho
hai gia đình. Từ đây sẽ có hai Trương Xích Cầu cùng tồn tại, một giả và một thật.
Cũng từ đây, bi kịch của hai thầy phát triển đến đỉnh điểm. Trương Xích Cầu thật đi
buôn bị cướp, bị lừa đảo, bị công an tống giam. Trương Xích Cầu giả phải sống trong

căn nhà tập thể chật chội cùng người vợ lẳng lơ của Trương Xích Cầu thật. Lửa gần
rơm lâu ngày cũng bén, anh dằn vặt, mặc cảm vì tội lỗi. Lại thêm đêm đêm nghe tiếng
khóc chồng bên kia bức tường của Đồ Tiểu Anh vò xé ruột gan. Với tư cách (và cả
khuôn mặt) của Trương Xích Cầu, anh sang thăm và an ủi cô ấy. Dần dần, Đồ Tiểu
Anh không kìm lòng được lại ngã vào lòng anh. Cô ân hận vì nhỡ thất tiết nên chửi
mắng, xua đuổi, van xin anh buông tha cô mặc dù anh đã cố chứng minh mình là
Phương Phú Quý. Đồ Tiểu Anh cho rằng anh đang lừa dối, đồng nghiệp mắng nhiếc
anh là đồ súc sinh đã “ve vãn đàn bà góa, làm nhục đồng nghiệp” [18, tr.543], thông
gian với vợ bạn bằng mưu kế quỷ quyệt. Trong đau đớn cùng cực, anh lại bắt gặp con
trai Trương Xích Cầu thật đang quyến rũ và giở trò đồi bại với con gái mình. Bản năng
của người cha khiến anh lập tức đi tìm và can ngăn con gái. Nó lạnh lùng nhìn khuôn
mặt anh, bảo anh không phải là cha nó thì không có quyền can thiệp. Tiếp đó lại nghe
tin Đồ Tiểu Anh ngoại tình, rồi cô nhảy sông tự tử… Trong cơn tuyệt vọng và giận
giữ, anh hét vào mặt Lý Ngọc Thiền: “Hãy trả gương mặt Phương Phú Quý lại cho
tôi!” [18, tr.544]. Nhưng cô ta đã là người “ngây ngây, dại dại, chẳng nói chẳng
rằng” [18, tr.544]. Trước đây anh có thói quen ăn phấn khi gặp chuyện gay cấn. Bây
giờ ăn phấn cũng không giúp anh thoát khỏi tấm lưới nghiệp chướng cuộc đời nữa.

17
Cuối cùng, sau một tiết dạy về nguyên lý chế tạo bom nguyên tử, Trương Xích Cầu giả
lấy dao phá nát khuôn mặt mình rồi treo cổ tự tử. Đám tang thầy Trương Xích Cầu giả,
cả trường làm lễ truy điệu, thầy hiệu trưởng phát động học sinh quyết tâm đậu vào đại
học: “Không đậu đại học, sống cũng như chết!” [18, tr.554]. Trương Xích Cầu thật
được công an thả ra, chen đến lễ truy điệu và hét lớn: “Tôi chưa chết, tôi vẫn đang
sống!” [18, tr.553], nhưng không ai hiểu và chấp nhận sự thực đó vì người ta cho rằng
anh là bố của Trương Xích Cầu.
Xoay quanh bi kịch của Phương Phú Quý và Trương Xích Cầu là thực trạng về
ngành giáo dục Trung Quốc những năm tám mươi của thế kỉ trước. Tất cả đều chạy
đua theo thành tích, tất cả đều xem việc đậu đại học là con đường sống duy nhất…,
như câu khẩu hiệu mà hiệu trưởng đề xuất cho học trò hô trong lễ truy điệu thầy

Trương Xích Cầu: “ không đậu Đại học, sống cũng như chết !” [18, tr.554]. Và hệ lụy
tất yếu là dạy thêm, dạy tăng ca để đến nỗi học sinh nhảy sông tự tử tập thể, thầy giáo
ngất xỉu trên bục giảng. Bi hài thay, sau cái chết của hai thầy giáo Vật lý, cư xá giáo
viên lại rục rịch khởi công vì những tiếng kêu gào của giáo viên, học sinh và nhân dân
thành phố.
Mạc Ngôn được xem là một hiện tượng lạ và là người có “sức hút” mạnh với độc
giả yêu văn học bởi hiện thực mà ông phản ánh là lịch sử chân thực, nhưng được lạ
hóa, dị dạng, mang đậm dấu ấn của chủ thể nhà văn. Cùng với sự thành công khi thể
hiện mảng đề tài viết về hiện thực, nghệ thuật tự sự góp phần lớn trong việc hình thành
phong cách Mạc Ngôn, đặc biệt là những phương thức trần thuật mà tác giả sử dụng
trong mỗi tác phẩm lại mang nét riêng và thành công riêng.
Thập tam bộ là tiểu thuyết thành công và ấn tượng của Mạc Ngôn trong việc thể
hiện nghệ thuật trần thuật điêu luyện của nhà văn. Đó là quá trình đánh mất và kiếm
tìm, sự phân thân đa ngã của người kể chuyện. Tôi đánh mất tôi, anh đánh mất anh,
chúng ta đánh mất chúng ta vì những vất vả khốn đốn trong cuộc mưu sinh này. “Anh
là ai? Tôi là ai? Anh giống tôi? Tôi giống anh?” [18, tr.244]. Đâu mới là bản ngã của
tôi? Tất cả chúng ta đều khác nhau vì mỗi người đều theo đuổi một lý tưởng nghề
nghiệp, lý tưởng sống riêng. Đường đi thì nhiều nhưng đích đến thì chỉ có một và rốt
cuộc tất cả chúng ta đều giống nhau vì đều “là những kẻ ngốc nghếch chân chính”
mang trên người mình một cõi nhân sinh, một gánh nặng về cuộc đời.
Ngòi bút Mạc Ngôn thực sự độc đáo ở việc lựa chọn hình thức kể chuyện từ ngôi
thứ hai một cách hỗn loạn và phức tạp. Sự hỗn loạn đó là hệ quả của việc đánh tráo

18
chủ thể trần thuật, chuyển đổi ngôi kể và chuyển đổi điểm nhìn liên tục khiến người
đọc như lạc vào một ma trận tự sự. Thông qua nhân vật người kể chuyện khó xác định
tên tuổi, Mạc Ngôn đã thuật lại những bi kịch đời thường bằng một giọng văn lạnh
lùng lẫn chua chát, châm biếm nhưng đầy nhân ái. Bên cạnh đó là việc kể chuyện từ
ngôi thứ ba với sự đóng góp lời kể của ba người kể chuyện: người ngồi trong chuồng
sắt; người kể chuyện chúng tôi và tờ Quần chúng nhật báo. Mỗi người kể một câu

chuyện, một nội dung với lời lẽ, cách nhìn nhận khác nhau nên không thừa, không bị
lặp và khi kết hợp tất cả những lời kể đó mang lại cho người đọc một câu chuyện gần
như hoàn chỉnh về cuộc đời, số phận các nhân vật được nói tới. Cũng thông qua việc
sử dụng các phương thức trần thuật, tác giả đã thể hiện đầy đủ bức tranh sinh động của
xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kỉ XX - một giai đoạn mà con người sống hời
hợt với nhau, sử dụng những mánh khóe, mưu mẹo và chèn ép cuộc sống của người
khác nhằm phục vụ cho lợi ích của cá nhân mình; một giai đoạn mà tất cả các giá trị,
các chuẩn mực bị lật nhào, bị thay thế. Sống trong thời đại “mở cửa”, con người dường
như lạnh lùng, vô cảm và mất đi cái gọi là tình thương với đồng loại, hay nói cách
khác là “sống chết mặc bay”. Chính vì sự thờ ơ, lạnh lùng đó đã đưa đẩy số phận của
các nhân vật trong tiểu thuyết Thập tam bộ đi vào bước đường cùng.
Thời gian của truyện chủ yếu là thời gian hồi tưởng với kết cấu truyện trong
truyện, đan xen giữa thực và ảo, giữa hiện thực và giấc mơ, khai thác triệt để những
cảm giác lẫn khứu giác, vị giác của nhân vật khi cảm thụ cuộc sống. Bên cạnh đó tác
giả cũng sử dụng giọng điệu vừa bỡn cợt vừa lạnh lùng để tái hiện chân thực cuộc
sống bạc bẽo giữa người với người. Cuộc sống ấy đã vùi dập cuộc đời của họ dẫn đến
những kết cục không ra gì sau này. Điểm nhìn trần thuật liên tục di động làm tăng
thêm tính hòa quyện giữa thực và ảo. Huyền thoại về con chim sẻ đi mười ba bước có
vai trò như một định mệnh đối với những bất hạnh mà các nhân vật phải gánh lấy
trong cuộc đời vốn chẳng ra gì của họ.
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Mạc Ngôn đã sớm khẳng định cho mình một
phong cách riêng, một lối đi riêng. Với tác phẩm Thập tam bộ, một lần nữa tác phẩm
đã khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc hướng ngòi bút tả
thực cùng với trí tưởng tượng của mình để tạo ra những “mùi vị” không tồn tại và
những sự thực không có thật nhưng lại vô cùng gần gũi và thân thiết với con người,
gắn với những suy tư, trăn trở của con người.
Chương 2
PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT

19

2.1. Các kiểu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trần thuật là một phương diện cơ bản của
phương thức tự sự đồng thời là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất
định” [7, tr.364].
Dấu hiệu rõ nhất để nhận diện kiểu trần thuật trong tác phẩm tự sự chính là ngôi
xưng. Người trần thuật có thể hiểu một cách đơn giản là người kể lại câu chuyện.
Người trần thuật mang đại từ nhân xưng nào khi kể, thuật lại câu chuyện thì đồng thời
sẽ chịu những giới hạn riêng từ góc nhìn tương ứng khi quan sát. Lý thuyết tự sự học
cho rằng có ba loại hình trần thuật gắn liền với vấn đề tiêu cự hóa do G.Gennette đề
xuất. Ba loại hình trần thuật bao gồm: trần thuật theo ngôi thứ nhất, trần thuật theo
ngôi thứ hai và trần thuật ở ngôi thứ ba. Như vậy theo lý thuyết tự sự học, ngôi xưng
vẫn là tiêu chí trước hết và quan trọng để phân chia các dạng thức trần thuật theo ngôi
thứ ba, ngôi thứ hai hay ngôi thứ nhất.
Kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức kể chuyện xưng tôi với tư cách là một
nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện, đứng ra kể. Hình thức kể chuyện theo
ngôi thứ nhất chỉ cho phép nhân vật kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có
thể biết được. Vì thế hình thức này có khả năng tạo được cảm giác chân thực cho bạn
đọc.
Kể chuyện theo ngôi thứ ba là một dạng phổ biến của tiểu thuyết truyền thống.
Người kể chuyện giấu mặt, đứng ở một vị trí nào đó để bao quát hết mọi diễn biến của
câu chuyện và kể lại trọn vẹn cho chúng ta. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể
ra những gì mà họ biết.
Lý luận tự sự hiện đại không phân biệt ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba như trước.
Mọi trần thuật đều xuất phát từ một cái tôi hiểu biết sự việc, đều là ngôi thứ nhất cả,
chỉ khác nhau ở mức độ ẩn, hiện. Ngôi thứ nhất là hình thức lộ diện, ngôi thứ ba là
hình thức ẩn mình.
Ngoài hai cách trên, người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ hai. Kể theo ngôi
thứ hai tạo ra một không gian gián cách: có một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra
chứ không phải tự kể như ngôi thứ nhất.

Hình tượng người kể chuyện gắn với ngôi kể đem lại cho tác phẩm một cái nhìn
và một cách đánh giá bổ sung về mặt tư tưởng và lập trường, thái độ, tình cảm cho cái

20
nhìn của tác giả; làm cho sự trình bày, tái tạo lại con người và cuộc sống trong tác
phẩm thêm phong phú. Ngôi kể còn có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn
bản, bởi vì giọng điệu bao giờ cũng phải là giọng của một ai đó được thể hiện bằng
những phương tiện ngôn từ nhất định.
Với Mạc Ngôn – một hiện tượng lạ của văn học Trung Quốc đương đại thì mỗi
tiểu thuyết là một cơ hội để nhà văn phô diễn kĩ thuật viết tân kì của mình qua việc sử
dụng nghệ thuật trần thuật. Và sự độc đáo trong việc sử dụng các phương thức trần
thuật được thể hiện thành công trong tiểu thuyết Thập tam bộ. Ngoài hai kiểu trần
thuật thường gặp là trần thuật từ ngôi thứ ba và trần thuật từ ngôi thứ nhất, trong tiểu
thuyết Thập tam bộ còn xuất hiện một phương thức hiếm gặp là trần thuật ở ngôi thứ
hai, tạo nên sự đa dạng của ngôi kể cho tiểu thuyết này.
2.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba
Có thể nói trần thuật ở ngôi thứ ba là phương thức phổ biến của văn học nhân
loại và nhà văn Mạc Ngôn cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên,
phương thức trần thuật này ở mỗi nhà văn đem lại sắc thái riêng, tạo nên phong cách
cho mỗi nhà văn. Mạc Ngôn đã khẳng định được điều đó thông qua những tiểu thuyết
như Cây tỏi nổi giận, Tửu quốc, Đàn hương hình, Báu vật của đời và tiêu biểu là Thập
tam bộ.
Trong truyện kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào
diễn biến câu chuyện. Thông thường, người kể chuyện này có quyền năng vô hạn như
một “thượng đế” trong toàn câu chuyện của mình. Anh ta là người “biết tuốt”, có khả
năng thâu tóm toàn bộ thế giới hiện thực của tác phẩm. Tuy nhiên trong tiểu thuyết
Thập tam bộ cũng như nhiều tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn, mặc dù trần thuật ở ngôi
thứ ba nhưng được dẫn dắt bởi người kể chuyện có tầm hiểu biết giới hạn đối lập với
người kể chuyện “biết tuốt” trong truyền thống. Mỗi người kể chuyện chỉ nắm giữ một
phần của hiện thực. Quyền năng của họ đã bị tước bớt, và nếu như không có sự phối

hợp của người kể chuyện khác thì bức tranh hiện thực mà họ tái hiện sẽ không thể vẹn
toàn.
Thập tam bộ là tiểu thuyết dùng hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba và có ba
người kể chuyện cùng kể về số phận hai thầy giáo dạy Vật lý ở trường Trung học số 8.
Đó là người kể chuyện “chúng tôi”; người kể chuyện ngồi trong chuồng sắt và tờ Quần
chúng nhật báo. Ba người kể chuyện với những điểm nhìn hiện thực và giọng điệu

×