Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Từ hán việt trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 144 trang )

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáo Trường
ĐHQB đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa
học vừa qua.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Hoài An đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cám ơn đến Trung tâm học liệu Trường ĐHQB đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi về các tài liệu, cám ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên khích lệ tôi trong
suôt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế
nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và
các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn !
Quảng Bình tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Mai Thị Bích Huệ





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (Ban
cơ bản)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai, dưới sự hướng dẫn
của cô giáo Nguyễn Thị Hoài An. Những số liệu, kết quả ghi trong khóa luận là trung


thực và chưa công bố ở công trình khác. Nội dung bài khóa luận có tham khảo và sử dụng
các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Bích Huệ

















KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu Chú giải
[16; tr.114] Trích dẫn ở tài liệu số 16 trang 114
SGK Sách giáo khoa
HS Học sinh
GV Giáo viên

SV Sinh viên
Nxb Nhà xuất bản
GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo
THPT Trung học phổ thông










MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam đã trải qua bốn ngàn năm xây dựng và phát triển. Đất nước ta hơn
một ngàn năm chịu ách đô hộ và cai trị của phong kiến phương Bắc. Dưới sự tác động đó
dân tộc Việt Nam ít nhiều chịu sự đồng hóa của người Hán 漢 trên nhiều phương diện và
lĩnh vực khác nhau: chữ viết, văn hóa, tư tưởng, lối sống, các phong tục tập quán Tuy
nhiên dân tộc Việt Nam đã có ý thức rất cao trong việc giữ gìn bản sắc, phong tục tập
quán, lời ăn tiếng nói riêng cho dân tộc mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác
động, ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa trong đó có ngôn ngữ và chữ viết.
Văn hóa Việt Nam trong quá trình Hán hóa và chống Hán hóa, một số lượng lớn từ
các từ Hán vào ngôn ngữ nước ta và trở thành một phần của ngôn ngữ Việt. Chữ Hán
xâm nhập vào tiếng Việt được người Việt đọc theo ngữ âm tiếng Việt gọi là từ Hán Việt.
Ngoài ra, các yếu tố Hán Việt cũng đã đóng góp làm phong phú cho ngôn ngữ giao tiếp
của người Việt. Trong vốn từ vựng tiếng Việt, lớp từ Hán Việt 漢越 chiếm một số lượng
đáng kể. Theo thống kê chưa đầy đủ, nó chiếm khoảng 70% trong khối lượng từ vựng
tiếng Việt. Điều này minh chứng cho sự ảnh hưởng rất sâu sắc và bền chặt của nền văn

hóa, ngôn ngữ Hán đến văn hóa và ngôn ngữ nước ta. Từ Hán Việt là một bộ phận quan
trọng, gắn bó chặt chẽ một cách hữu cơ với sự phát triển của bản ngữ, góp phần tích cực
làm cho tiếng Việt thêm phong phú, chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do
cuộc sống văn hoá xã hội phát triển đề ra. Từ Hán Việt đã có mặt trong các tác phẩm dân
gian cho đến những sáng tác của các tác gia trung đại.
Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày người Việt sử dụng từ Hán Việt rất nhiều
trong mọi lĩnh vực trong các văn bản hành chính, tài liệu học tập, chuyên luận, công trình
nghiên cứu nhưng đôi lúc lại không hiểu thấu đáo nghĩa dẫn đến hiện tượng hiểu sai,
dùng sai từ Hán Việt. Mặc dù chữ Hán, chữ Nôm đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ và
không còn được đưa vào giảng dạy một cách chính thống trong các trường học phổ thông
nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi một cách vô thức. Đặc biệt là trong sách giáo khoa
(SGK) Ngữ văn, số lượng từ Hán Việt vẫn còn được sử dụng với một tỉ lệ khá lớn. Do đó,

trong quá trình đặc trưng kết cấu ngữ nghĩa, bản thân từ Hán Việt đã trở thành một
rào cản khá lớn và gây nên sự khó hiểu đối với một bộ phận người sử dụng, nhất là đối
tượng học sinh, sinh viên (HS, SV) trong nhà trường. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã đưa từ Hán Việt vào chương trình phổ thông để giảng dạy đây là một việc làm
thiết thực, trước hết nó có thể giúp cho HS hiểu và sử dụng đúng lớp từ này, cảm thụ
được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học, đặc biệt là
những tác phẩm trong chương trình THPT, đồng thời bồi dưỡng cho HS, SV lòng yêu
mến, tự hào tiếng nói dân tộc.
Bộ GD và ĐT và các chuyên gia đầu nghành của bộ môn Ngữ Văn do nhà nghiên
cứu hàng đầu về giáo học Pháp – Phan Trọng Luận chủ trì, đã tiến hành biên soạn và đưa
vào sử dụng bộ SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản). Bộ sách này được sử dụng rộng rãi trên
phạm vi cả nước, điểm nổi bật của nó là thể hiện được một nội dung các tác phẩm văn
học và do đó số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong bộ SGK này là khá lớn. Bộ SGK
Ngữ Văn 12 tuy đã thể hiện được vai trò hướng dẫn học tập nhưng cũng đã tạo ra những
khó khăn đáng kể đối với HS phổ thông, nhất là các em HS lớp 12.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo, chuyên luận
bàn về từ Hán Việt trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nào tập

trung vào việc tìm hiểu cách dùng, giá trị sử dụng, giải nghĩa mở rộng từ Hán Việt trong
Sách giáo khoa.
Từ Hán Việt là một đề tài không mới nhưng vẫn còn nhiều vấn đề thảo luận, nghiên
cứu, đặc biệt là phương pháp học và giảng dạy từ Hán Việt trong chương trình Ngữ Văn
ở trường Phổ thông. Nghiên cứu quá trình hình thành các kỉ năng phân tích, sử dụng từ
Hán Việt trong giao tiếp và tiếp nhận nó trong ngôn ngữ văn chương. Chính vì vậy
chúng tôi bước đầu nghiên cứu đề tài “Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 12
(Ban cơ bản)”. Qua nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu kiến thức cơ bản
về từ Hán Việt trên các bình diện lý thuyết để từ đó xác lập một hệ thống các phương
pháp tiếp cận, nhận diện, giảng dạy và học tập từ Hán Việt thích hợp với HS bậc Trung
học phổ thông (THPT).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ Hán Việt là lớp từ ngữ mà người Việt đã vay mượn của tiếng Hán. Đây là hiện
tượng Việt hóa các từ gốc Hán ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa lẫn phạm vi sử
dụng. Từ Hán Việt đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học lịch sử,
từ vựng học lịch sử. Chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt và quá trình
hình thành cách đọc Hán Việt như sau:
2.1. Lịch sử nghiên cứu cách đọc Hán Việt và từ Hán Việt
Lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt có lẽ đã được bắt đầu từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về đối tượng này
một cách hệ thống là Nguyễn Văn San và Hoa Bằng Trúc Trâm. Trên Nam Phong Tạp
chí 南風雜志 số 5 (1929), Nguyễn Văn San và Hoa Bằng đã đưa ra những lý giải đầu
tiên về cách đọc Hán Việt, sau đó trên tạp chí Tri Tân 知新 (số 07/1941), Trúc Khê Ngô
Văn Triện cũng đặt vấn đề nghiên cứu về từ Hán Việt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu,
khảo sát của các tác giả trên chỉ là những bước khảo cứu, tìm hiểu ban đầu và nặng nề về
tính suy diễn hơn là đưa ra dẫn liệu cụ thể về từ Hán Việt.
Năm 1941, ông Dương Quảng Hàm công bố chuyên luận “Việt Nam văn học sử
y ế u”. Một trong những công trình văn học sử đầu tiên của khoa nghiên cứu lịch sử văn
học Việt Nam. Trong “Thiên tứ thư”: Các thể văn, khi bàn về chữ nôm, ông cũng có
những nhận đinh về từ ngữ Hán Việt. Chẳng hạn ông cho rằng: “ti ế ng Nam ta gồm có: 1.

Những ti ế ng có gốc ở chữ Nho mà cách đọc:
a. Hoặc giống chữ Nho. Thí dụ: dân 民, tỉnh 省.
b. Hoặc hơi khác âm chữ Nho một chút. Thí dụ: Côi (do chữ cô 孤), cuộc (do chữ
Cục 局) ”[16; tr.114]. Trong công trình của mình, Dương Quảng Hàm không trực tiếp
đề cập đến khái niệm từ Hán Việt, ông gọi đó là âm độc của chữ Nho. Tuy vậy, từ gốc độ
văn tự học, Dương Quảng Hàm cũng đã bước đầu đề cập đến một lớp từ khá phổ biến
trong kho từ vựng Việt ngữ.
Trong chuyên khảo nổi tiếng về “Loại hình các ngôn ngữ” (sơ thảo năm 1976)
N.V.Xtankeevic đã khẳng định, tiếng Hán và tiếng Việt tuy có cội nguồn khác nhau,
thuộc những ngữ hệ khác nhau nhưng cả hai đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm
ti ế t tính. Đây là một điểm rất quan trọng, cần đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu mối quan hệ
ngôn ngữ văn hóa Việt – Hán ở buổi đầu. Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi cơ
bản nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ dân tộc của nhân dân Việt Nam trong gần một thiên niên kỷ bị Hán hóa và
chống Hán hóa. Đó là một quá trình thử thách đầy cam go của tiếng Việt trong lịch sử với
nhiều giai đoạn chuyển biên quanh co, phức tạp. Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt và
cách đọc Hán Việt lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống nhất là ở trong
chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” (1979) của nhà
ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn. Trong tài liệu này, ông đã trình bày những vấn đề mang
tính lịch sử của từ Hán Việt. Từ góc độ Ngữ âm học lịch sử, Âm vận học Trung hoa, tác
giả từng bước lý giải chặt chẽ những vấn đề cơ bản của từ Hán Việt trên bình diện âm
đọc và ngữ nghĩa. Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt lâu dài đã làm nảy sinh nhiều hiện
tượng ngôn ngữ đáng chú ý. Muốn hiểu thế nào là từ Hán Việt, trước hết phải hiểu thế
nào là cách đọc Hán Việt.
Cách đọc chữ Hán ở Trung Quốc qua các giai đoạn lịch sử cũng có sự thay đổi do
sự thay đổi của hệ thống ngữ âm tiếng Hán. Do bối cảnh xã hội nước ta vào thời kỳ Bắc
thuộc, tiếng Hán ở Giao Châu có thể coi như là một phương ngữ của tiếng Hán. Nguyễn
Tài Cẩn trong công trình “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, đã
nhận xét: “Tất nhiên ở Giao Châu vì tồn tại bên cạnh ti ế ng Việt, chịu tác động của cách
nói người Việt, ti ế ng Hán có “ méo mó” đi ít nhiều, nhưng nhìn chung thời kỳ này, nó

vẫn gắn liền mật thi ế t với ti ế ng Hán ở Trung Quốc, ti ế ng Hán ở Trung Quốc diễn bi ế n thì
ở Giao Châu nó cũng phải chuyển bi ế n theo” [5; tr.49].
Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn, gần đến thế kỷ VIII và IX, cách đọc chữ Hán ở Giao
Châu là cách đọc theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ. Sang thế kỷ X, khi Việt Nam
đã trở thành một quốc gia độc lập và tự chủ thì sự du nhập, phát triển của chữ Hán trong
tiếng Việt cũng được chuyển sang một chiều hướng khác. Cách đọc chữ Hán dựa trên hệ
thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường dần dần biến dạng đi dưới áp lực tác động của hệ
thống lịch sử tiếng Việt nó tách xa hẳn cách đọc của người Hán và trở thành một cách
đọc riêng của người Việt. Cách đọc đó gọi là cách đọc Hán Việt. Vì vậy, có thể định
nghĩa cách đọc Hán Việt như sau: “Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người
Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm ti ế ng Hán thời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống
ngữ âm ti ế ng Việt” [5; tr.46]. Năm 1998, trong “Giáo trình ngữ âm lịch sử ti ế ng Việt (sơ
thảo)”, Nguyễn Tài Cẩn cũng tiếp tục khẳng định hướng nghiên cứu trên. Quan điểm
nghiên cứu của ông đã được các nhà nghiên cứu kế tục và phát triển. Qua các bộ giáo
trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” (1998), “Từ vựng học ti ế ng Việt”(1999) của Nguyễn
Thiện Giáp, “Ngữ pháp ti ế ng Việt tập 1” (1999), chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ sự
ảnh hưởng đấy.
Năm 1989, Phan Ngọc đã công bố chuyên luận “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt” (Nxb
GD, Hà Nội). Trong công trình này, Phan Ngọc đã phân tích khá chi tiết quá trình hình
thành và phát triển của từ Hán Việt. Tuy nhiên, ông chỉ tập trung vào phương thức giải
thích, giải nghĩa từ Hán Việt. Đặc biệt, Phan Ngọc đã khái quát những đặc điểm phong
cách, sắc thái tu từ của từ ngữ Hán Việt, từ ngữ thuần Việt. Đây là đóng góp lớn của ông
đối với lịch sử nghiên cứu về từ Hán Việt. Phan Ngọc cho rằng, bên cạnh tính trang trọng,
uyên nhã, tạo sắc thái cổ kính, từ Hán Việt còn gợi cho ta hình ảnh của thế giới khái niệm,
im lìm, bất động, trái lại, từ thuần Việt cung cấp cho ta hình ảnh sinh động của thế giới
thực tế. Ông viết: Sự đối lập này đã được các nhà văn khai thác. Cùng tả buổi chiều, có
thuyền, có nước, có tác giả bâng khuâng nhưng trong “Thu đi ế u” của Nguyễn Khuyến,
toàn dùng từ thuần Việt để gợi lên một mùa thu có thực và một nông thôn thực tế của quê
nhà. Dùng từ Hán Việt vào đây thì cái cảm giác thân quen, gần gũi sẽ mất đi. Cho nên vị
Tam nguyên giỏi chữ Hán đã tránh dùng từ Hán Việt, trong bài thơ “Câu cá mùa thu”.

Một nông thôn bình dị, đẹp, nghèo, những đỗi thân yêu. Chính các từ Thuần Việt tạo nên
được cái âm hưởng ấy. Chẳng hạn, “Bà Huyện Thanh Quan trong bài “Chiều hôm nhớ
nhà” đẩy lùi bức tranh th ế giới của tâm tưởng, của ý niệm. Các từ Hán Việt nữ thi sĩ
dùng đẩy ta vào th ế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng,
những kẻ chăn trâu, những b ế n xe, những người ở đài cao, những người ở khách trộm,
cảnh ấm lặng của cuộc đời. Làm gì có những “ngư ông”, “những viễn phố”, “những
mục tử”, “những cô thôn” ? Làm gì có những “Chương Đài”, “người lữ thứ, nỗi hàn
ôn” ? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị câu thơ: cuối
vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, cuối nhịp để bắt người đọc dừng lại ở đây. Trong
“Thanh Long thành hoài cổ”, cả bài chỉ có tám từ Hán Việt, mà cả tám từ ấy đều ở cuối
câu. Bằng cách này, Bà Huyện Thanh Quan kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u
hoài của nhà thơ, là nỗi u hoài của cái kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại,
không có sự tách biệt giữa tôi với anh” [15; tr.46].
Trong thời gian gần đây, thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt càng được khẳng định
hơn bởi những cứ liệu Hán Nôm, ngôn ngữ học lịch sử. Từ quan điểm ngôn ngữ học lịch
sử, Hán Nôm học, Nguyễn Ngọc San đã công bố chuyên luận cơ bản về từ ngữ Hán Việt
“Lý thuy ế t chữ nôm văn nôm (2003). Trong chuyên luận này ông đã phân định các âm
đọc từ Hán Việt như sau: Đọc âm thượng cổ; Đọc âm trung cổ; Đọc âm cận hiện đại.
Tùy theo từng giai đoạn, các âm này khi du nhập vào nước ta đã chịu sự chi phối về quy
luật ngữ âm tiếng Việt và đã trở thành âm của người Việt. Do đó, theo chúng tôi, từ Hán
Việt là lớp từ có gốc từ ti ế ng Hán, về cơ bản được đọc theo âm thời Trung cổ chủ y ế u là
âm đời Đường. Riêng âm đọc thượng cổ, có người gọi là âm cổ Hán Việt. Trong “Lý
thuy ế t chữ Nôm văn Nôm”, Nguyễn Ngọc San đã đề nghị dùng khái niệm tiền Hán Việt
前漢越 để tránh sự nhầm lẫn là âm thời cổ đại và trung cổ. Cụ thể:
Chữ Hán Âm tiền Hán Việt Âm Hán Việt Âm Bắc Kinh

Buồng Phòng Fáng

Buông Phóng Fàng


Buồn Phiền Fán

Mùa Vụ Wù

Mong Vọng Wàng

Rèm Liêm Lían

Dời Di Yi

[16; tr.24–25]
Nhìn chung, nghiên cứu về từ Hán Việt đã trải qua một quá trình tìm hiểu, phân
tích, lý giải từ những cứu liệu ngôn ngữ. Điều này đã chứng minh được tính lịch sử, sự
đóng góp của lớp từ ngữ này vào hệ thống từ vựng Việt ngữ và từ Hán Việt là một bộ
phận không thể thiếu trong vốn từ vựng tiếng Việt. Theo một số nhà nghiên cứu đã chứng
minh: Sự chuẩn xác của nó giúp cho người viết có thể chuyển tải được những nội dung có
sức khái quát cao và người đọc cũng có thể cảm nhận được sự chuẩn xác đó. Riêng về
phương diện giao tiếp, từ Hán Việt cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính
hiệu quả của lời nói.
2.2. Lịch sử ngiên cứu vấn đề dạy học từ Hán Việt trong nhà trường
Thành tựu nghiên cứu về từ Hán Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tổ
chức dạy học từ ngữ ở nhà trường phổ thông. Đó là sự bổ trợ lớn nhất, nhất là đối với quá
trình dạy học phần văn học của bộ môn ngữ văn. Tiếp cận hệ thống ngôn ngữ văn học
Việt Nam dưới góc độ từ vựng học. Chúng tôi nhận thấy rằng sức hấp dẫn lôi cuốn của
lớp từ này được thể hiện trên hai phương diện chính đó là: Nội dung và hình thức nghệ
thuật. Tuy nhiên, quá trình dạy học từ Hán Việt của GV và HS đã vấp phải những trở
ngại lớn, nhất là cách thức nhận diện, giải thích và phân tích từ ngữ Hán Việt. Năm 1998,
để giải quyết những vấn đề mang tính học thuật, đặc trưng ngôn ngữ, GS.Đặng Đức Siêu
đã biên soạn chuyên luận “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông”. Ở chuyên luận, tác
giả đã giới thiệu một cách cơ bản về tính lịch sử, quá trình du nhập và đặc trưng về cấu tạo

của từ Hán Việt. Đặc biệt, ông đã nêu bật những vấn đề mang tính định hướng về phương
pháp dạy học từ ngữ cho GV và HS. Đó là con đường tìm hiểu giải thích về từ Hán Việt
trong hệ thống ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ giao tiếp đến cảm nhận trực quan đến phân tích
lý tính và khái quát đặc trưng phong cách của từ ngữ Hán Việt. Trực tiếp bàn đến vấn đề
dạy và học từ Hán Việt trong Sách giáo khoa (SGK) Văn học (10,11, 12 – chỉnh lý hợp
nhất năm 2000) là công trình của Lê Anh Tuấn, Từ Hán Việt trong SGK Văn học hệ phổ
thông (2002). Trong công trình này Lê Anh Tuấn đã khảo sát, giải nghĩa, ngữ cảnh xuất
hiện của những từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Văn học. Qua công trình này có thể
giúp học sinh tiếp nhận, nhận diện từ Hán Việt trong các văn bản một cách dễ dàng.
Dạy và học từ ngữ Hán Việt ở trường phổ thông là vấn đề mang tính cấp thiết trong
giáo dục của nhà trường hiện nay. Tuy vậy, do những điều kiện khách quan và chủ quan,
vấn đề này chưa được triển khai một cách sâu sắc thấu đáo. Từ những thành tựu và hạn chế
trên, đề tài khóa luận của chúng tôi bước đầu tìm hiểu và khái quát về từ Hán Việt trong một
phạm vi nhỏ (SGK Ngữ Văn 12, Ban cơ bản) để từ đó khái quát những vấn đề mang tính
chuyên sâu và phương pháp, từng bước giúp cho bản thân – một GV tương lai và quý thầy
cô giáo tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình giảng dạy từ Hán Việt trong SGK
Ngữ Văn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản)
3.2. Phạm vi khảo sát:
Khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung vào hệ thống từ ngữ Hán Việt trong các bài
giảng về văn học Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) bao gồm tập 1 và tập 2
của Nxb Giáo dục xuất bản năm 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận cơ bản sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Thông qua văn bản SGK Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) chúng tôi sẽ thống kê phân loại
các từ ngữ Hán Việt như hệ thống từ đơn âm, song âm, tên tác giả, tác phẩm, thuật ngữ
khoa học theo từng đơn vị bài học.

4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trên cơ sở số lượng từ Hán Việt đã thống kê được, chúng tôi từng bước phân tích
nội hàm và khả năng của nó trong bài học để từ đó xây dựng một hệ thống các phương
pháp giảng dạy và học tập.
4.3. Phương pháp chú thích
Để tạo điều kiện cho việc tra cứu từ ngữ, từ kết quả thống kê, chúng tôi phân loại
và chú thích nội dung cụ thể.
5. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài “Từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ bản)” phần nào đó
đóng góp trong công tác giảng dạy của GV cũng như giúp HS hiểu và sử dụng đúng lớp
từ này, cảm thụ được những nét tinh tế, cái hay, cái đẹp thông qua các tác phẩm văn học
ở chương trình Ngữ Văn 12. Đồng thời qua khóa luận này đã chỉ ra những phương hướng
giúp GV và HS nắm vững vốn từ Hán Việt để từ đó học và tiếp thu từ Hán Việt một cách
dễ dàng hơn.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài của chúng tôi
được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Từ Hán Việt và vấn đề chú giải từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Chương 2. Khảo sát và mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12 (Ban cơ
bản)
Chương 3. Phương pháp nắm vững vốn từ Hán Việt trong việc dạy và học văn ở
trường phổ thông
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỪ HÁN VIỆT VÀ VẤN ĐỀ CHÚ GIẢI TỪ HÁN VIỆT TRONG
SGK NGỮ VĂN 12

1.1. Từ Hán Việt - Quá trình hình thành và khái niệm
1.1.1. Quá trình hình thành
Khảo sát các loại ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Pháp người ta vẫn có thể thấy không ít những từ ngữ vay mượn hoặc lấy nguồn gốc từ các

ngôn ngữ khác tiếng Việt chúng ta cũng thế. Chúng ta có thể thấy ở đây là đường phân giới
giữa hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần Việt) và lớp từ có nguồn gốc vay
mượn từ nước ngoài (còn gọi là lớp từ ngoại lai, trong đó có từ Hán Việt) [2; tr.10].
Dưới sự tác động mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa, tiếng Việt cũng có điều kiện
tiếp xúc với tiếng Hán từ lâu đời thông qua nhiều con đường và cách thức khác nhau.
Khảo sát nguồn gốc, chúng ta có thể chia quá trình du nhập của tiếng Hán và hệ thống từ
tiếng Việt thông qua hai giai đoạn chính: một là giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu
đời Đường (đầu thế kỉ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về
sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà
như trước nay vẫn quen gọi là từ cổ Hán Việt [3; tr.10]
- Các từ cổ Hán Việt là những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán được du nhập vào tiếng
Việt ngay từ đầu khi chữ Hán xâm nhập vào nước ta (đầu thế kỉ VIII ), còn mang nhiều nét
âm vận của tiếng Việt Trung Quốc trước đời Đường. Do có lợi thế đi vào tiếng Việt ngay từ
đầu, các từ này đã đồng hóa trong ngôn ngữ Việt, trở thành một phần “ không thể thiếu” của
hệ thống từ tiếng Việt. Mặc dù có nguồn gốc Hán cổ nhưng các loại từ này đã trở thành từ
của tiếng Việt và người Việt Nam ai cũng có thể hiểu được nghĩa và sử dụng những từ này
như các từ thuần Việt khác, ví dụ như: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi,
mùa
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam tương đối sớm
nhưng lại bị ảnh hưởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của chúng bị thay đổi phù
hợp với lối phát âm của người Việt. Nhóm từ này gọi là từ Hán Việt bị Việt hóa như: cận
近 thành gần, sàng 床 thành giường can 肝 thành gan
- Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào một bộ phận tiếng Việt của chúng
ta vào giai đoạn đời Đường 唐 代 thế kỉ VIII – thế kỉ X. Những từ này đã được người
Việt đọc thành âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Một bộ phận từ ngữ
vẫn được gọi là từ Hán Việt vì chúng bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán
mà là do người Hán đã vay mượn từ trong một số ngôn ngữ khác, tiếp theo lại được
người Việt phiên thiết và đọc chúng theo âm Hán Việt như những từ khác. Ví dụ:
+ Từ có nguồn gốc Nhật Bản như: trường hợp 塲 合, nghĩa vụ 義 務, kinh t ế 經 濟,
thủ tục 手 續, biện chứng 辨 證, xã hội 社會, phát triển發展, nghiên cứu 研究, nông

nghiệp農業
+ Từ xuất phát từ tiếng phạn (Sanskrit) như: Phật đà 佛佗, Ni ế t bàn涅槃, Di Lặc彌
勒, Thích Ca Mâu Ni釋迦牟尼
+ Từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ châu Âu như: Câu lạc bộ 俱樂部, Anh Cát Lợi英吉利,
Mạc Tư Khoa莫斯科, Nã Phá Luân拿破侖, Gia Nã Đại加拿大
Một số từ mang nguồn gốc Hán nhưng lại du nhập theo con đường khẩu ngữ của
những người nói phương ngữ tiếng Hán, nhóm này có số lượng không nhiều cũng không
ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt, chẳng hạn như: xì dầu, mì chính, vằn thắn, xá xíu, số
dzách, sủi cảo
Khi chữ nôm ra đời, nó được sử dụng song song với chữ Hán. Đến thế kỉ XVI, nó bị
thay thế dần bằng chữ Quốc ngữ. Và đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ chính thức thay
thế chữ Hán Nôm. Chữ Hán Nôm đã không còn được giảng dạy và học trong nhà trường
gần một thế kỷ. Vì vậy, chúng ta thấy rằng nếu sử dụng chữ Quốc ngữ và biết thêm chữ Hán,
chữ Nôm, thì chúng ta có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt hơn. Đó là nguyên nhân chúng
ta cần duy trì việc dạy và học chữ Hán Nôm trong trường với một số lượng nhất định từ
những chữ Hán Nôm thông dụng (giống trường hợp của hai ngôn ngữ Triều Tiên và Nhật
Bản) khi đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ .

1.1.2. Khái niệm
Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà ngiên cứu ngôn ngữ học đã đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể tóm lược thành mấy nhóm quan điểm như sau:
Năm 1972, trong công trình “Văn phạm Việt Nam ( Giản dị và thực dụng)” Bùi Đức
Tịnh đã nêu một cách hiểu đơn giản về từ Hán Việt như sau: “Có thể định nghĩa một cách
giản dị rằng ti ế ng Hán Việt là những ti ế ng Hán phát âm theo lối Việt. Ban đầu nó là
những chữ Hán mà khi học trong sách Trung Hoa, các nhà trí thức nước ta đọc trại đi
theo giọng Việt ” [8; tr.10]
Năm 1979, trong chuyên luận nổi tiếng về tiếng Việt lịch sử , “Nguồn gốc và quá
trình hình thành cách đọc Hán Việt”, GS .TS. Nguyễn Tài Cẩn nêu lên tầm quan trọng và
những điều kiện lịch sử, văn hóa cho quá trình hình thành tên gọi, cách đọc từ Hán Việt.
Tuy vậy, qua công trình của mình, GS Nguyễn Tài Cẩn cũng chưa đưa ra cách định nghĩa

cụ thể về từ Hán Việt.
Năm 1798, Nguyễn Như Ý trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” đã cho
rằng: “Từ ti ế ng Việt có nguồn gốc từ ti ế ng Hán, được nhập vào hệ thống từ vựng ti ế ng Việt,
chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của ti ế ng Việt, còn gọi là
từ Việt Hán.” [25; tr.369]
Nhà từ vựng học Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”
(Bản in năm 1998) cũng khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt
là từ Hán Việt” [25; tr.241–242].
Xuất phát từ quan điểm lịch sử, Lê Đình Khẩn trong chuyên luận “Từ vựng gốc Hán
trong tiếng Việt” cũng thống nhất với quan điểm của Nguyễn Như Ý, ông khẳng định: “Từ
Hán Việt là lớp từ Hán mà ti ế ng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở
Trường An là âm đọc chính thời bấy giờ ”[8; tr.60]
Nhìn chung, những định nghĩa đã nêu trên có những điểm giống và khác nhau.
Như chúng ta đã biết, tiếng Hán lúc ban đầu cho đến giai đoạn hiện nay về mặt ngữ âm
đã trải qua nhiều lần thay đổi.
Để có được cái nhìn tường tận về hệ âm đọc của từ Hán Việt, năm 2003, Nguyễn
Ngọc San trong “lý thuyết chữ nôm văn nôm” đã phân tích như sau:
+ Đọc âm thượng cổ: là âm đọc chữ Hán từ thời Tiên Tần 先 秦, Lưỡng Hán兩漢
cho đến khoảng sau các đời Ngụy Tấn 讆晉.
+ Đọc âm Trung cổ: là âm đọc chữ Hán khoảng Đời Đường 唐 cho đến trước thời
Trung nguyên âm vận 中原音韻.
+ Đọc âm cận hiện đại: là cách đọc chữ Hán dựa vào Trung nguyên âm vận khoảng
đời Minh 明cho đến cách đọc theo âm Bắc Kinh北京 ngày nay [16; tr.25].
Theo các soạn giả SGK Ngữ Văn bậc THPT, nhất là quan điểm của Nguyễn Văn
Khang, “Từ Hán Việt là từ vay mượn của ti ế ng Hán, được đọc bằng cách đọc Hán Việt,
vi ế t bằng chữ quốc ngữ. Cách đọc Hán Việt là hệ thống cách đọc của người Việt đối với
chữ Hán, được xây dựng trên cơ sở ngữ âm ti ế ng Hán thời trung đại (khoảng th ế kỉ thứ
VII) ” và “nhờ có hệ thống cách đọc Hán Việt mà trong ti ế ng Việt có một khối lượng
khá lớn các từ Hán Việt, ví dụ như : đông, tây, nam, bắc, động, tĩnh, hòa bình, ki ế n thi ế t,
bình minh ” [12; tr.50]

Về khái niệm ngữ Hán Việt, với tư cách là các tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản văn
học Nôm, ngữ Hán Việt được chúng tôi xem xét dưới hình thức là các cụm từ (có nguồn
gốc Hán Việt trong cấu trúc) và có tính ổn định về mặt ý nghĩa, có tần số lặp lại khá cao
và trở nên quen thuộc với số đông trí thức và người sáng tác văn chương thời trung đại.
Đó là hệ thống các cụm từ là các thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, các từ ngữ có nguồn gốc
từ điển cổ Hán học, các từ ngữ có nguồn gốc từ thơ ca Trung hoa.
Với tính chất là tín hiệu ngôn ngữ cơ bản trong các tác phẩm văn học cổ điển, các
đơn vị ngôn ngữ mang phong cách khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, các khái niệm Hán Việt,
nhân danh, thư danh, địa danh, Hán Việt được chúng tôi xem xét như những đơn vị
ngôn ngữ được lựa chọn để chú thích và phân tích.
1.2. Phương thức Việt hóa từ ngữ Hán của người Việt
Việc du nhập và phổ biến từ ngữ Hán Việt vào nước ta đã trải qua một thời gian
dài, có tính liên tục. Lúc đầu mang tính tự phát, về sau mang tính tự giác. Do tiếng Việt và
tiếng Hán giống nhau về đặc điểm loại hình (cả hai đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính)
nên việc tiếp nhận tiếng Hán ở ta có phần thuận lợi. Chịu sự tác động mạnh mẽ của lớp từ
Hán vào ngôn ngữ của dân tộc, từ Hán Việt trong tiếng Việt có những cách biểu hiện riêng
biệt, thay đổi so với gốc Hán; đó là quá trình Việt hoá tiếng Hán về mặt âm đọc, ý nghĩa và
phạm vi sử dụng .
Tuy vậy, ông cha ta đã tiếp nhận tiếng Hán trên tinh thần chủ động sáng tạo, phù hợp
với quy luật ngữ âm của tiếng Việt đồng thời cũng phù hợp với phong tục tập quán của
người Việt, chúng ta có thể xem xét ở các phương diện sau:
1.2.1. Vay mượn của từ ngữ Hán
- Vay mượn hoàn toàn như Tâm 心, tài 才, nhân 仁, trí 智, hoa花, nam 男, nữ女,
mệnh 命, phúc 福, nghĩa 義, học 學, tín 信
- Ghép hai từ có nghĩa giống nhau như “quốc gia” có nghĩa là “nhà nước”; “bằng
hữu” có nghĩa là “bạn bè”; “hiểm trở” có nghĩa là “địa thế không thuận lợi cho việc đi lại,
giao thông vận tải” v.v
- Ghép hai từ có nghĩa trái ngược như “nam nữ” có nghĩa là “trai gái”; “bỉ thử” có
nghĩa là “đó đây, đây đó, chổ nay chổ kia (nói chung)”; “tử sinh” có nghĩa là “sống chết”
v.v

1.2.2. Bi ế n đổi trên cơ sở của từ ngữ Hán
- Rút gọn: Thừa trần (nghĩa đen là “hứng bụi – một bộ phận kiến trúc ngăn cách
không gian nhà ở với mái nhà) thành trần (trong trần nhà ), lạc hoa sinh thành lạc (trong
củ lạc, còn gọi là đậu phộng)
- Giải thích nghĩa kèm sau từ ngữ Hán như hoảng sợ, binh lính, bồi đắp, trợ giúp, cấp
bậc, sự việc, lang sói, tầng cấp, tu sửa, gian khó, sợ hãi, v.v
- Đảo vị trí các yếu tố như: ngữ ngôn語 言 (Hán) thành ngôn ngữ (Việt), thích
phóng釋 放 (Hán) thành phóng thích (Việt), cư dân居 民(Hán) thành dân cư (Việt), cáo
tố告 訴 (Hán) thành tố cáo (Việt), thương tang倉 桑 (Hán) thành tang thương (Việt)
- Thay đổi các yếu tố như: an phận thủ kỷ 安 分 守 几 (Hán) thành an phận thủ thường
(Việt), cửu tử nhất sinh 九 死 一 生 (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt), nhất lộ bình an 一
路 平 安 (Hán) thành thượng lộ bình an (Việt), nhất cử lưỡng đắc 一 举 两 得 (Hán) thành
nhất cử lưỡng tiện (Việt)
- Thay đổi ý nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa như: phương phi 芳非(Hán) vốn
có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là “béo tốt” (mặt mũi phương
phi, người trông phương phi béo tốt); khôi ngô 魁梧 (Hán) vốn nghĩa là người “to lớn,
cao lớn” , vào tiếng Việt lại có nghĩa là “mặt mũi sáng sủa dễ coi” (gương mặt khôi ngô);
hách dịch 赫 役 (Hán) vốn có nghĩa là “đẹp rực rỡ” vào tiếng Việt có nghĩa “cậy quyền
thế ra oai”; bồi hồi 徘 徊 (Hán) vốn có nghĩa là “đi đi lại lại” vào tiếng Việt có nghĩa là
“bồn chồn, xao xuyến, xôn xao trong lòng” (lòng dạ bồi hồi) thậm chí còn có dạng láy:
bổi hổi bồi hồi để tăng cường thêm sức mạnh biểu đạt; đinh ninh 叮 嚀 (Hán) vốn nghĩa
là “dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại” vào tiếng Việt ta thêm nghĩa “tin chắc, yên trí”,
“không đổi thay” (Cứ đinh ninh là nó còn đang ở nhà; Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Những
lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh – ca dao), trong khi đó nghĩa “nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại
cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm ” vẫn được dùng (Vầng trăng vằng vặc giữa trời, đinh
ninh hai mặt một lời song song – Truyện Kiều). Cũng có những trường hợp, từ ngữ Hán vừa
bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, thí dụ
như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn, vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và
mang một nghĩa chuyển rất xa trong tiếng Việt “lang thang, nay đây mai đó” (cuộc đời lang
bạt).

- Chuyển đổi màu sắc tu từ: Thủ đoạn 手段 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ
có nghĩa tương tự như: “cách thức, biện pháp, phương thức cách làm, tiến hành giải quyết
công việc” nhưng tư cách là một từ Hán Việt, “thủ đoạn” mang hàm ý xấu: “mánh khóe
khôn ngoan và xảo trá ác độc” (thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn
v.v ). Dã tâm 野 心 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: “khát
vọng, tham vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: “lòng
dạ hiểm độc”(dã tâm đen tối của kẻ thù). Tống 送 (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ
có nghĩa tương tự như “tiễn đưa” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, tống lại có hàm
nghĩa xấu “ đuổi đi”. Khốn nạn 困 難 (Hán) vốn có nghĩa là “khó khăn” nhưng với tư
cách là một từ Hán Việt, khốn nạn có nghĩa “lòng dạ xấu xa”. Giang hồ 江湖 (sông hồ)
cũng đã được chuyển nghĩa trong tiếng Hán, thí dụ như giang hồ (khách) chỉ có nghĩa
“(người) đi nhiều, không ở yên một chỗ”; vào tiếng Việt giang hồ lại có hàm ý xấu: gái
giang hồ, ả giang hồ (gái mại dâm); dân tứ chiếng giang hồ (giang hồ tứ chiếng) đều
được dùng để nói về những người lưu lạc tha phương, kiếm sống bằng những nghề bất
chính hoặc không cao sang gì. Đáo để 到底 (Hán) có nghĩa “cuối cùng, rút cục lại, đến
cùng , đến tận cùng”, vào tiếng Việt có mang nghĩa “mức độ cao, hơn hẳn bình thường”
như: ngon đáo để, vui đáo để, phần nào còn có liên hệ với nghĩa “đến cùng, đến tận
cùng”; nhưng đáo để với nghĩa “quá quắt, đanh đá cá cày, không chịu nhường nhịn ai tí
chút v.v ” thì rõ ràng là có nghĩa chê bai, sắc thái nghĩa này vốn không có trong tiếng
Hán. Tử t ế 仔細 (Hán) có nghĩa là “tỉ mỉ, kĩ lưỡng, kĩ càng, chú ý”, vào tiếng Việt lại
mang nghĩa: 1. Đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mà lệ thường phải có để được coi trọng: ra
đường phải ăn mặc tử tế, lấy nhau có cưới xin tử tế. 2. Có lòng tốt trong đối xử: ăn ở tử tế
với mọi người, được đối xử tử tế. Khúc chi ế t 曲折(Hán) vốn có nghĩa “cong queo, gãy
khúc; sự việc ẩn giấu tình tiết, không lộ rõ”, vào tiếng Việt, khúc chi ế t thường mang
nghĩa “rõ ràng, gẫy gọn, rành mạch”. Lịch sự 曆事 (Hán) có nghĩa “từng trải việc đời”;
vào tiếng Việt, lịch sự chủ yếu mang nghĩa “có cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp với phép
tắc xã giao mà xã hội thừa nhận” thí dụ như: con người lịch sự, ăn nói lịch sự, và từ đó có
thêm nét nghĩa mở rộng “sang trọng mà trang nhã”, như áo quần lịch sự, thường được
dùng chung với sang trọng, như ăn mặc sang trọng lịch sự v.v
- Từ Hán có rất nhiều nghĩa, vào tiếng Việt, nhiều khi chỉ có một vài nghĩa được

dùng một cách phổ biến. Thí dụ, từ thu, trong Hán ngữ có tới 10 nghĩa, vào tiếng Việt,
chỉ một vài nghĩa sau là thông dụng trong một số từ ghép, như: “thu vào, thu gom, thu lấy,
nhận lấy, nhận vào, đạt được”; còn các nghĩa khác trong Hán ngữ như “che giấu, cất giấu;
bắt bớ; kết thúc; hợp v.v ” không thấy được dùng. Từ học vào tiếng Việt có nghĩa học
theo những điều đã biết dưới sự hướng dẫn của người khác như học tập, học hành, học
hỏi v.v Từ thanh có nghĩa là xanh và trong như thanh bình, thanh xuân, thanh phong
v.v
- Đặc biệt là các yếu tố Hán -Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng
chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng
hai yếu tố Hán – Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố
thuần Việt).
Số lượng từ Việt gốc Hán chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tiếng Việt (khoảng 70 %)
cho nên khi muốn tìm hiểu sâu sắc các từ này, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích các từ
nguyên, từ nghĩa của từ ngữ Hán. Một khi đã nắm và hiểu rõ được các từ Hán, chúng ta
sẽ hiểu thêm một cách dễ dàng các từ tiếng Việt có nguồn gốc tiếng Hán [11; tr.10].
Tỉ lệ vay mượn tiếng Hán rất lớn nhưng lại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa.
Do vậy, dù vay mượn tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình,
trong khi tận dụng một cách tối đa những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải
tiến mình. Sáng tạo ra từ mới mà chỉ có trong kho từ vựng tiếng Việt, có thể liệt kê thêm
như: Sản xuất, sĩ diện, luận án
Nhìn chung, từ Hán Việt và những yếu tố phát sinh sau quá trình thành từ Hán Việt
có ảnh hưởng vô cùng to lớn và sâu sắc đến ngôn ngữ tiếng Việt. Trong ngôn ngữ giao
tiếp hằng ngày của người Việt Nam hiện đại, số lượng từ ngữ tiếng Hán hay mang nguồn
gốc Hán chiếm một tỉ lệ vô cùng lớn. Mặc dù chữ Hán, chữ nôm đã được thay thế bằng
chữ quốc ngữ và không còn được đưa vào giảng dạy một cách chính thống trong các
trường học phổ thông nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi một cách vô thức. Mặc dù có
thể nhiều người không thể hiểu nghĩa chính xác những vẫn sử dụng từ từ Hán Việt trong
lời ăn tiếng nói hằng ngày, điều đó chứng minh sự tồn tại lâu bền và không thể thay thế
của các từ Hán Việt trong kho từ vựng Việt ngữ.
1.3. Những nguyên tắc chú giải từ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn

1.3.1. Về hình thức
- Chọn đúng, đủ số lượng và cần những từ xuất hiện trong các bài học
- Chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với tư duy của lứa tuổi, cấp bậc học khác
nhau .
- Không được giải thích dài dòng làm khó hiểu cho người tiếp nhận văn bản.
1.3.2. Về Nội dung

- Khi giải thích từ Hán Việt ta phải giải thích nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa cộng
tác và nghĩa văn cảnh.
- Chú giải phải đảm bảo có tính hệ thống, chuyển tiếp và khoa học từ cấp thấp lên
cao.
Bên cạnh các nguyên tắc đã nêu trên, theo tôi cần phải chú trọng đến kỷ năng phân
tích và hướng dẫn phân tích từ ngữ Hán Việt từ kinh nghiệm tự thân của HS. Trong quá
trình giao tiếp khẩu ngữ và tiếp xúc với hệ thống tác phẩm văn học ở nhà trường phổ
thông. HS tự thân vận động phát triển kỷ năng giải thích từ ngữ riêng của mình. Đây là
yêu cầu cơ bản giúp HS có thể biện giải, cắt nghĩa thế giới nghệ thuật những tác phẩm
văn chương cổ điển Việt Nam, Trung Hoa trong SGK Ngữ Văn THPT.
Từ Hán Việt là một hệ quả lịch sử của cuộc giao lưu văn hóa ngôn ngữ Việt – Hoa
qua hàng ngàn năm lịch sử. Từ ngữ Hán Việt là một bộ phận quan trọng gắn bó chặt chẽ
với tiến trình lịch sử của bản ngữ, góp phần tích cực làm cho tiếng Việt thêm phong phú,
chuẩn xác, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu do cuộc sống văn hóa xã hội phát triển đề ra.
Tuy nhiên, xét từ gốc độ từ vựng – phong cách, đây là lớp từ ngữ, xét về mặt
phong cách hoàn toàn khác với phong cách của hệ thống từ ngữ Việt. Nếu như hệ thống
từ ngữ Việt mang tính chất cụ thể, trực cảm thì từ Hán Việt lại mang tính chất cổ kính,
trang nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn, trừu tượng, gợi hình ảnh của thế giới ý niệm, khái
quát.
Việc chú giải và dạy học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông là vấn đề cấp
thiết, phức tạp hiện nay, nhất là đối với bộ sách Ngữ Văn cơ bản. Để quy trình này đạt
được kết quả tối ưu, GV và HS cần phải được trang bị một hệ thống kiến thức chuẩn, cơ
bản về từ ngữ Hán Việt. Do đó, quá trình sưu tập, hướng dẫn GV, HS tiếp cận, lý giải hệ

thống từ ngữ Hán Việt trong giờ Ngữ Văn là một thao tác quan trọng cần được phát triển.
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ MỞ RỘNG TỪ NGỮ HÁN VIỆT TRONG SGK
NGỮ VĂN 12 (BAN CƠ BẢN)

2.1. Cơ sở khảo sát từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ Văn 12
Từ Hán Việt là một bộ phận ngôn ngữ quan trọng cần được xem xét, giải nghĩa thấu
đáo. Hệ thống từ Hán Việt được khảo sát và mở rộng trong khoá luận này bao gồm từ
đơn, từ ghép. Bên cạnh đó, nhằm mục đích cung cấp thêm một khối lượng tri thức về tác
gia, tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thêm hệ thống danh từ riêng (nhân danh,
địa danh). Tuy nhiên, để hình thành một hệ quy chiếu cơ bản, một hệ thống các tiêu chí
phân loại, cũng như những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng xin giới thuyết sơ bộ
về từ tiền Hán Việt, từ có yếu tố Hán Việt và danh từ riêng Hán Việt. Những nội dung
được trình bày trong chương mục này là những vấn đề phức tạp và còn tranh luận, do đó
chúng tôi chỉ tìm hiểu những nét khái quát và cơ bản nhất.
2.1.1. Vấn đề nhận diện từ tiền Hán Việt
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần phải phân biệt từ Hán Việt với
những từ mượn gốc Hán không đọc theo cách đọc Hán Việt. Đó là những từ mượn gốc
Hán được mượn vào tiếng Việt trong giai đoạn chưa có sự xuất hiện cách đọc Hán Việt
(từ thượng cổ đến trước thời Vãn Đường 晚 唐). Có người gọi lớp từ này là tiền Hán Việt
hoặc cổ Hán Việt. Sau đây là một số ví dụ về từ tiền Hán Việt:
STT Chữ viết
Âm tiền Hán
Việt
Âm Hán Việt Ý nghĩa
1

Chè Trà Cây chè
2

Chữ Tự Chữ viết

3

Buồng Phòng Phòng
4

Buồn Phiền Buồn bã lo âu
5

Mong Vọng Mong ngóng
6

Đuổi Truy Đuổi bắt, truy tìm.
7

Mùa Vụ Mùa màng
8

Dời Di
Di chuyển từ nơi này
đến nơi khác
9

Chém Trảm Xử trảm
10

Muộn Vãn Muộn màng

[19; tr.45–46]
Ngoài từ tiền Hán Việt ra, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ rất lớn để
bổ sung vào kho từ vựng Việt ngữ. Hiện tượng tiếp nhận này diễn ra qua nhiều con

đường khác nhau, chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ, tiếp xúc trực tiếp với người Hán ở
giai đoạn đầu, đến đời Đường 唐đến Minh Thanh 明清và các giai đoạn sau, tiếng Việt đã
tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua con đường bằng sách vở. Còn có một
số ít từ mượn gốc Hán được mượn theo con đường khẩu ngữ (nói một cách chính xác hơn
là mượn theo cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện đại) như: mì chính, vằn thắn,
sủi cảo, ca la thâu, xá xíu, mằn thắn
2.1.2. Y ế u tố Hán Việt, từ có y ế u tố Hán Việt và danh từ riêng trong Hán Văn
* Yếu tố Hán Việt là yếu tố gốc Hán, một âm tiết, phát âm theo cách đọc Hán Việt,
dùng để cấu tạo từ. Mỗi yếu tố Hán Việt tương đương với một chữ Hán. Yếu tố Hán Việt
có thể chia thành các loại :
- Yếu tố Hán Việt được dùng độc lập với cương vị từ, mỗi yếu tố là một từ của tiếng
Việt như: hoa 花, quả 果, đông 東, tây 西, nam 南, bắc 北 , bút 筆, lợi 利, hại 害, thắng
勝 , bại 敗,
- Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập với cương vị từ mà chỉ là một thành tố
cấu tạo từ như: sơn 山 (núi ) hải 海 (biển), thiên 天 (trời), địa 地 (đất), mã 馬 (ngựa),
hoàng 皇 (vàng), hắc 黑 (đen), độc 讀 (đọc), ti ế u 笑 (cười), khán 看 (xem), thính 聽
(nghe) ,
- Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng âm rất đậm nét ví dụ: Lạc (vui) trong lạc
quan, lạc thú. Lạc (nối liền) trong liên lạc, mạch lạc. Lạc (đường ngang) trong kinh lạc.
- Ngoài ra còn có hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt
như đường (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm) và đường (yếu tố phi Hán Việt,
trong con đường), kê (yếu tố Hán Việt chỉ con gà) với kê (yếu tố phi Hán Việt, trong kê
bàn, kê ghế).
- Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa chủ yếu xảy ra
giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt vì thế ông cha ta ngày xưa đã dựa vào đặc điểm
này để học thuộc nghĩa một số yếu tố Hán Việt:
Thiên – trời, địa – đất, vân – mây,
Vũ – mưa, phong – gió, nhật – ngày, dạ - đêm,
Tinh – khôn, lộ - móc, tường – điềm,
Hưu – lành, khách – phúc, tăng – thêm, đa – nhiều

Hoặc: Thiên – trời, địa – đất, cử - cất, tồn – còn, tử - con, tôn – cháu, lục – súc, tam – ba,
gia – già, quốc – nước, tiền – trước, hậu – sau, ngưu – trâu, mã – ngựa
- Khi tiếp nhận từ Hán Việt, chúng ta tiếp nhận cả chỉnh thể từ gốc Hán tức là tiếp
nhận tất cả các thành tố cấu tạo (các yếu tố Hán Việt). Như vậy khi trong tiếng Việt đã có
sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị rồi thì yếu tố Hán Việt tương ứng chỉ giữ cương vị
yếu tố cấu tạo từ.
- Cũng có trường hợp trong tiếng Việt đã có sẵn yếu tố phi Hán Việt giữ cương vị từ
nhưng vẫn tiếp nhận yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với cương vị từ do nhu cầu về phong
cách, ví dụ:
淚 lệ (rơi lệ ) - Nước mắt
月 Nguyệt (bóng nguyệt ) - Trăng
白 Bạch (bạch sư phụ ) - Thưa, bẩm
Ngoài hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt, còn
có hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố Hán Việt. Đáng chú ý là những cặp yếu tố Hán
Việt đồng nghĩa do các biến thể ngữ âm của cách đọc Hán Việt đối với một chữ Hán. Các
biến thể ngữ âm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

×