Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.04 KB, 80 trang )

1
Lêi c¶m ¬n
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên Th.S.Trần Thị Mỹ
Hồng – người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng kính biết ơn tới quý thầy cô khoa: Sư phạm Tiểu học –
Mầm non. Quý thầy cô của Trường Đại học Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học vừa qua.
Thiết tha bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến gia đình đã luôn quan tâm, yêu thương và
tạo mọi điều kiện cho em học tập. Cảm ơn những người bạn đã góp ý, trao đổi và động
viên cho em trong quá trình nghiên cứu.
Dù có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô giáo cùng các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

Quảng Bình, tháng 6 năm 2015
Tác giả khóa luận

Võ Thị Nhàn













2





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của giảng viên Th.S. Trần Thị Mỹ Hồng. Các tài liệu, những nhận định ghi trong khóa
luận là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kì một công
trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công
trình này.

Tác giả khóa luận


Võ Thị Nhàn




















3


CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

Kí hiệu Chú giải
[20;5]

Trích dẫn từ tài liệu tham khảo 20 trang 5

ĐHSP Đại học sư phạm
NXBGD Nhà xuất bản giáo dục
TV Tiếng Việt



























4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG KHÓA LUẬN 3

A. MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6


2. Lịch sử vấn đề 8

2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện cổ tích 8

2.2. Các công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5. Phương pháp nghiên cứu 12

6. Đóng góp của đề tài 12

7. Cấu trúc đề tài 13

B. NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 14

1.1. Nhân vật văn học 14

1.2. Truyện cổ tích 16

1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học 23

1.4.1. Khảo sát hệ thống truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học 23

1.4.2. Vị trí, ý nghĩa của việc dạy truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học 26


1.4.2.1. Vị trí 26

1.4.2.2. Ý nghĩa 27

CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 29

2.1. Nhân vật loài vật 29

2.1.1. Nhân vật loài thú 29

2.1.2. Nhân vật loài Chim 33

2.2. Nhân vật thần kì 34

2.2.1. Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ 35

2.2.2. Nhân vật siêu nhiên 37

2.3.1. Nhân vật đức hạnh 43

2.3.2. Nhân vật xấu xa 47

2.3.3. Nhân vật thông minh 48

5
2.3.4. Nhân vật ngốc nghếch 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ

TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH 57

TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 57

3.1. Nhân hóa 57

3.2. Xung đột 58

3.3. Ngôn ngữ, hành động trong truyện cổ tích 63

3.3.1. Ngôn ngữ 63

3.3.2. Hành động 66

3.4. Không gian, thời gian 68

C. KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79






















6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian luôn có sức hấp dẫn với mọi đối
tượng trong mọi thời điểm. Làm nên sức sống lâu bền và tầm ảnh hưởng rộng lớn này
cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một loài
hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn
mang một vẻ đẹp bình dị, rất đời thường. Mỗi câu chuyện là sự kết tinh giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, hiện thực và ước
mơ, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau. Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Mỗi câu chuyện được lưu truyền là một bài
học quý của ông cha để lại cho thế hệ sau. Hầu hết các câu chuyện đều thể hiện quan
niệm sống của ông cha ta thông qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật với các
mối quan hệ của nó trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Mỗi người Việt Nam khi lớn
lên hầu như đều mang trong hình ảnh của một cô Tấm thảo hiền, một chàng Thạch
Sanh dũng cảm, một anh trai cày chấc phác và đi liền theo đó là sự căm ghét đối với
mụ dì ghẻ độc ác, thằng Lý Thông bất nghĩa hay tên Phú hộ tham lam. Văn hào Nga
M.Gorki đã nhận định về truyện cổ tích như sau “Trên đời này không có cái gì là
không có tác dụng giáo dục, cũng không làm gì có những truyện cổ tích không chứa
đựng những yếu tố “răn dạy”, những yếu tố giáo dục. Trong các truyện cổ tích, điều

trước tiên có tác dụng giáo dục là sự “hư cấu”- cái khả năng kì diệu của trí óc chúng ta
có thể nhìn xa về phía trước sự vật. Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực
tại? Ta đều biết là “trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế”. Điều
này hết sức hiển nhiên không chỉ với truyện cổ tích sinh hoạt mà ngay cả với truyện cổ
tích thần kỳ và truyện cổ tích về loài vật. Nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã
được trí tưởng tượng dân gian cải biến thành một thứ vật liệu, đem nhào nặn trong một
chất “phụ gia” đặc biệt gọi là “hư cấu” (hay “hư cấu kỳ ảo”), để xây dựng nên một thế
giới khác với thế giới thực tại, mà ta gọi bằng “thế giới cổ tích”. Truyện cổ tích là
truyện kể về những chuyện không thể xảy ra trong thực tế. Người kể và người nghe
truyện cổ tích, cố nhiên, đều mơ ước về những điều “nên có và có thể có” diễn ra trong
thế giới cổ tích, nhưng không ai, cả người kể lẫn người nghe, coi câu chuyện kể là có
thực.
7
Như chúng ta đều biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá môi trường
xung quanh, trong đó thế giới nhân vật truyện cổ tích vô cùng phong phú, chứa đựng
nhiều điều hấp dẫn đối với các em. Từ đây, các em biết được nhiều điều kì thú, học
thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh tiểu học
đang ở độ tuổi ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên, các em như trang giấy trắng, người
dạy phải biết khơi dậy những cảm xúc thẫm mĩ cho các em, các em chỉ mới tiếp cận
được với thế giới xung quanh thông qua những gì gần gũi, thân thuộc nhất như cây
cối, các đồ vật, con vật,…Và thế giới đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn
viết lên những tác phẩm để đời. Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho
những tính cách con người trong xã hội, vì vậy các em sẽ phần nào thấy được bản thân
mình và những người xung quanh trong đó. Qua đó, học sinh có thêm hiểu biết về thế
giới nhân vật, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách xử sự, hành vi
phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Từ đó, hình thành những nền tảng
ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúng đắn qua các mối quan hệ trong
việc giao tiếp hàng ngày, có lý tưởng sống cao đẹp, là công dân tốt, có ích cho xã hội,
điều này thấy được thông qua thái độ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột
trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè…

Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ nhằm
hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc viết, các
thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các em một lượng thông
tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa…Qua đó hình thành nhân
cách con người Việt Nam thời đại mới. Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách
cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là
một cấp học quan trọng, làm nền cho các cấp học sau này.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em có những hiểu biết
về thế giới xung quanh, về các nhân vật trong truyện cổ tích, cảm nhận được những tư
tưởng tình cảm để các em có ý thức yêu quý, bảo vệ. Mặt khác giúp các em làm giàu
thêm vốn sống, đạo lí làm người và cách ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung
quanh thông qua truyện cổ tích. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Thế giới nhân vật
trong truyện cổ tích ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học”.
8
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến văn học dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó, chúng ta
không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Để khai thác hết những nét độc đáo về thế
giới nhân vật trong truyện cổ tích đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học
dân gian nói chung và các thể loại truyện nói riêng dưới cách nhìn nhận của thi pháp
học. Nhiều nhà nghiên cứu về truyện cổ tích trên quy mô lớn như Nguyễn Thái Hòa
(Những vấn đề thi pháp của truyện), Hà Bình Trị (Những đặc điểm thi pháp của các
thể loại văn học dân gian), Phan Chu Diện (Văn học dân gian – Mấy vấn đề phương
pháp luận và nghiên cứu thể loại), Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế (Tuyển tập Truyện cổ
tích Việt Nam – phần truyện cổ tích người Việt)…và một số chuyên đề khác. Trong
tầm bao quát tư liệu cửa mình, chúng tôi nhận thấy có một số công trình đáng chú ý
sau đây:
2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện cổ tích
Tác giả Nguyễn Tất Phát, Bùi Mạnh Nhị trong bài Nhân vật lý tưởng và cốt
truyện của cổ tích thần kỳ báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 316 ở mục “Những
phần thưởng dành cho nhân vật” có viết “Trong truyện cổ tích thần kỳ, nhân dân luôn

chăm chú theo dõi nhân vật lý tưởng của mình và dành cho họ những phần thưởng
xứng đáng”. Bên cạnh những phần thưởng mà nhân dân dành cho nhân vật lý tưởng
bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Bàn về vấn đề này, các tác giả
viết: “đúng là phải tiêu diệt mầm mống gây ra sự tội ác. Bởi vậy những kẻ về bản chất
cực kì nham hiểm, cực kì tham lam, tàn bạo như Lí Thông, tên vua trong “chiếc áo
lông chim” , mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám thì không thể thoát chết. Lí Thông
có thể được Thạch Sanh tha chết nhưng trong cảm nhận của nhân dân, nếu Lí Thông
còn sống thì xã hội sẽ không có cuộc sống yên ổn, vì lẽ đó mà Lí Thông phải chết.
Trong truyện, lưỡi tấm sét của thiên lôi bổ đầu lên đầu Lí Thông chính là lưỡi tấm sét
đại diện cho công lý nhân dân. Sau cái chết Lý Thông còn biến thành bọ hung đời đời
sống trong dơ bẩn”.[12]
Trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã có
phần khảo dị, nó tạo điều kiện cho sự nghiệp nghiên cứu, so sánh truyện cổ tích ở các
địa phương trong nước, của Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, công
trình nghiên cứu này còn là cơ sở để so sánh truyện cổ tích với các thể loại truyện dân
gian khác từ góc nhìn thi pháp.
9
Những vấn đề nhân vật văn học dân gian đã được thể hiện rõ trong công trình
nghiên cứu của cố giáo sư Đinh Gia Khánh “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện
cổ tích thông qua việc nghiên cứu truyện Tấm Cám” (NXB Văn học, 1986, tái bản
năm 1999). Cuốn sách này đã sưu tập được hàng chục dị bản về kiểu truyện Tấm Cám
ở Việt Nam và hệ thống hóa lại các kiểu truyện đó. Qua công trình nghiên cứu này ông
đã khái quát được những vấn đề về đặc điểm, cấu trúc của các kiểu truyện cổ tích.
Ngoài ra ông còn chỉ được tính địa phương và tính quốc tế của các thể loại truyện dân
gian. PGS. Chu Xuân Diện đã nhận xét rằng, cố GS. Đinh Gia Khánh đã đứng góc độ
người nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn thi pháp.
Việc nghiên cứu trực tiếp thi pháp truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn có thể kể
đến Hà Bình Trị. Trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian”, ông đã cho người đọc hiểu được những khái niệm về một số yếu tố của thi pháp
các thể loại văn học dân gian, yếu tố ngôn ngữ, kết cấu, nhân vật chính, không gian và

thời gian nghệ thuật…
Tác giả Chu Xuân Diện trong cuốn Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học,
với mục “Vấn đề mối quan hệ của truyện cổ tích với thực tại và việc nghiên cứu thi
pháp của truyện cổ tích” khi bản về ảnh hưởng của khoa học xã hội học dung tục với
việc tiếp cận truyện cổ tích, ông có nêu nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan về
cách miêu tả và tính cách của nhân vật “ người hóa vật” trong các truyện như Thần
Lợn, Nghè hóa Cọp như sau: “Óc tưởng tượng dồi dào của người nông dân đi tới lãng
mạn bắt nguồn từ sự căm thù của giai cấp đã làm cho họ có con mắt khác thường đối
với giai cấp bóc lột họ với lòng tin tưởng rất mạnh coi địa chủ như thú vật, người
nông dân đã thú vật hóa địa chủ trong sáng tác của họ đó là những truyện cổ tích
Thần Lợn, Nghè hóa Cọp trong đó có tên cường hào đã được người nông dân cường
hóa bằng những nét sắc sảo, mạnh dạn bóc trần hết những bì ổi của giai cấp bóc lột
và ngoan cố” (Vũ Ngọc Phan – người nông dân trong truyện cổ tích) [ ]. Qua ý kiến
của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy nhân vật người hóa vật trong kiểu truyện “người hóa
vật” đã được ông nhắc tới đây, phân tích, lí giải.
Tác giả Tăng Kim Ngân trong Cổ tích thần kì Người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt
truyện, NXB KHXH,1994 đã đề cập đến các truyện cổ tích thần kì, đặc điểm cấu tạo
cốt truyện của các truyện cổ tích.
10
Văn học dân gian và những tác phẩm chọn lọc, NXBGD 2004. Tác giả Bùi
Mạnh Nhi đã sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại khác nhau
như truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích.
2.2. Các công trình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
Năm 1990, trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam – tập 2, Hoàng Tiến
Tựu đi sâu vào vấn đề nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt bằng cách so sánh với
nhân vật truyện cổ tích thần kì. Tác giả khẳng định: “Nếu như đa số các nhân vật
chính diện trong cổ tích thần kì thường thụ động, bất lực trước hoàn cảnh thì ngược
lại hầu hết các nhân vật trong cổ tích sinh hoạt đều có tính chủ động và tích cực hơn,
mặc dù cuối cùng họ vẫn có thể rơi vào tình thế nguy nan, bế tắc. Nhưng đó là sự bế
tắc của hiện thực xã hội, sự bế tắc của những con người tích cực. Về căn bản khác với

sự “ không bế tắc” ảo tưởng của những nhân vật chính diện trong cổ tích thần kì.
Truyện cổ tích thần kì lí tưởng hóa các nhân vật bằng cách “làm lại” cuộc đời của họ
một cách không tưởng và khẳng định những phẩm chất của họ một cách tuyệt đối.
Truyện cổ tích sinh hoạt cũng lí tưởng hóa nhân vật của mình nhưng theo một kiểu
khác: để cho họ tự lo liệu lấy số phận, khẳng định phẩm chất của họ thông qua sự ứng
xử cụ thể của bản thân họ” [25;63].
Năm 1998, ở lời mở đầu Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Chu Xuân Diện – Lê
Chí Quế đã nhận ra các biểu hiện đặc trưng nhất của truyện cổ tích sinh hoạt, đồng
thời xác lập các kiểu nhân vật tiêu biểu: “Truyện cổ tích sinh hoạt – xã hội của người
Việt có những đề tài, cốt truyện và nhân vật tiêu biểu đó là các truyện nói về số phận
kết thúc bi thảm của con người nghèo khó trong xã hội có giai cấp (…); các truyện
phê phán những tầng lớp trên của xã hội (…); các chuyện nói về tình vợ chồng thủy
chung. Đặc biệt hình thành hai nhóm truyện được mọi người rất ưa thích nhóm truyện
về chàng Ngốc và người thông minh”.[6;10]
Tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong
truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, khi bàn tới vấn đề “Về cái chết và sự hóa thân
của nhân vật Lí Thông đã nhận xét: “Cái chết và sự hóa thân của những kẻ ác thành
con vật xấu xa chính là thắng lợi tuyệt đối của cái thiện, của công lí”.
Năm 2002, Phạm Thu Yến trên tạp chí văn học số 4 có bài viết kiểu nhân vật
“chàng ngốc” trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam đã khẳng định: kiểu nhân vật
chàng ngốc có thể được coi như kiểu nhân vật người em, nhân vật dũng sĩ, nhân vật
11
người mang lốt trong truyện cổ tích thần kì. “Về kiểu truyện này, sơ bộ có thể phân ra
thành 2 dạng:
- Một dạng là chàng Ngốc có dáng vẻ bề ngoài ngờ nghệch, ngốc nghếch, nhưng
bên trong ẩn chứa một tài năng tiềm tàng, sức mạnh vô địch. Cuối cùng trút bỏ vẻ bề
ngoài ngờ nghệch, chàng hiện ra trước mắt mọi người với vẻ đẹp hoàn hảo.
- Một nhánh nữa là những chàng Ngốc thực sự “ngốc không để đâu cho hết”.
Mỗi tình tiết của truyện kể đều tập trung thể hiện sự ngốc nghếch từ trong bản chất của
chàng ta.[15;235]

Năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền lại quan tâm tới đề tài kiểu truyện nhân vật
thông minh trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt. Đây là công trình đi sâu
nghiên cứu một kiểu nhân vật trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt với
các biểu hiện: nhân vật nhỏ tuổi dùng mưu mẹo giải đố, nhân vật dùng mưu mẹo tham
gia kén rể, nhân vật dùng mưu mẹo xét xử. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi
nhận thấy nhân vật thông minh còn là những người vợ, người chồng hay người
cha…trong gia đình.
Chúng tôi nhận thấy các công trình kể trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về
thế giới nhân vật một cách khái quát. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp
chúng tôi có cơ sở lý luận chung cho việc nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong
truyện cổ tích ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học” nhằm phát hiện nét đặc trưng,
riêng biệt độc đáo của thế giới hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương
trình Tiếng Việt Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
chương trình Tiếng Việt và một số truyện cổ tích.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thế giới nhân vật trong truyện cổ tích, từ
đó thấy được sự khác nhau giữa nhân vật loài vật, nhân vật thần kỳ và nhân vật thế tục.
- Khảo sát các truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học, chỉ ra những đặc điểm
của thế giới nhân vật.
- Tìm hiểu thế giới nhân vật trong các tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt,
rút ra ý nghĩa và bài học góp phần giáo dục học sinh Tiểu học.
12
Tất cả những nhiệm vụ này đều định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục các em trong nhà trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các truyện cổ tích ở chương trình

Tiếng Việt Tiểu học có nhân vật loài vật, nhân vật thần kỳ, nhân vật sinh hoạt từ đó
phân loại các kiểu nhân vật với từng đặc điểm cụ thể
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các kiểu nhân vật trong truyện cổ
tích để thấy được đặc điểm của từng kiểu nhân vật từ đó tổng hợp, khái quát và đưa ra
kết luận chung.
- Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm khác biệt giữa nhân vật loài
vật, nhân vật thần kỳ và nhân vật sinh hoạt.
- Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học phải dựa trên hệ thống đặc điểm, nội dung, nghệ
thuật truyện. Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ thống hóa thế giới nhân vật ở
chương trình Tiểu học.
Tất cả những phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút ra
những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những kiến thức về tâm lí học,
giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng, những chuẩn mực, quy phạm
đạo đức xã hội liên quan đến đặc điểm ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ…của thế giới
nhân vật.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận, công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các kiểu nhân vật
đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học,
đề tài nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình Tiếng Việt Tiểu
học. Từ đó phân loại làm rõ các vấn đề về đặc điểm của từng nhân vật. Góp thêm
tiếng nói mới vào vấn đề nghiên cứu thế giới nhân vật. Ngoài ra đề tài cũng làm nổi
bật được vai trò, ý nghĩa giáo dục chân – thiện – mỹ cho học sinh Tiểu học. Khẳng
định những đóng góp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện cổ tích trong hệ
thống các thể loại văn học dân gian Việt Nam.
13
Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập, nghiên
cứu, giúp cho các giáo viên vận dụng vào giảng dạy truyện cổ tích trong chương trình
Tiếng Việt Tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình Tiếng việt Tiểu
học.
Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích ở
chương trình Tiếng việt Tiểu học.





















14
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học
được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để truyền đạt bức
thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo để nói lên lăng kính của tác giả
với đời thường. Nhân vật văn học có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và là chủ
thể nhận thức của tác giả đưa đến cho người đọc những cảm nhận nhận thức lý tính và
mang tính hình tượng cao. Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đi với nó ít
nhất một nhân vật để tác giả gửi gắm bức thông điệp mang tính xã hội vào trong cuộc
sống để mỗi người có những điều chỉnh về nhận thức của mỗi cá thể trong cộng đồng.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Văn học không thể
thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một
cách hình tượng. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu
hiệu để ta nhận ra. Như vậy nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương
tiện văn học. Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó.
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải
quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc
lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác
phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng nhân vật, đọc một tác phẩm văn học cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn độc
giả là những số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn
thể hiện. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là khái
quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao
và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã
hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện
khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nhân vật văn

học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim
Trọng…), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản
15
gia…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một nhân vật xưng tôi trong các
truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình – ta trong ca dao…). Khái niệm con người
này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện:
+ Về số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại
đều tập trung miêu tả số phận của con người.
+ Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật…nhưng lại gán
cho nó những phẩm chất của con người.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu
để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng.
Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển
về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó”[28]. Nhân vật
văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây,
nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn
học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con
người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật. Nhân
vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, ý nghĩa của
nhân vật chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Gắn với sáng tác ngôn ngữ
của những thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của tư
duy nghệ thuật. Thực tiễn sáng tác đã nêu lên nhiều kiểu nhân vật văn học, dựa vào vai
trò của từng nhân vật mà người ta chia ra thành nhiều kiểu nhân vật khác nhau như:
nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…Trong cuốn
150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác: “Nhân vật văn
học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại
toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn
học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những
đặc điểm giống con người. Nhân vật văn học là phương tiện nghệ thuật nhằm khai

thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình
văn học và kịch. Các thành tố tạo nên văn học gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân,
tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và hoạt động. Nhân vật
văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con
người thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi với nguyên mẫu
16
có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con
người, có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”[1].
Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi
định nghĩa về nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội dung sau:
Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn
học.
Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng
mang linh hồn con người, đó là hình ẩn dụ về con người.
Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện
thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của con người nghệ sĩ tài năng.
1.2. Truyện cổ tích
Từ điển văn học định nghĩa truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là loại truyện
dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì
xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành
gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ
bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong
xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ
pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân dân, đáp ứng
nhu cầu nhận thức, giáo dục thẫm mĩ và tiêu khiển của nhân dân, sản phẩm của trí
tưởng tượng phong phú của nhân dân, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc
trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”(Từ điển văn
học,T2,Nxb KHXH,1984,tr452).
Truyện cổ tích ra đời sau khi thần thoại chấm dứt. Nếu như truyền thuyết đề cập
đến những vấn đề lớn của cộng đồng dân tộc, quá trình vận động để xây dựng đất nước

và những thành tựu văn hóa, lao động thì truyện cổ tích lại quan tâm đến số phận của
những cá nhân bất hạnh trong bước chuyển biến của xã hội đó. Truyện cổ tích ra đời
để bênh vực cho những nạn nhân nhỏ bé của xã hội có giai cấp: người mồ côi, người đi
ở, người con riêng, người em út, người xấu xí…Từ đó có thể thấy, truyện cổ tích là
những câu chuyện thuộc loại hình tự sự dân gian, xây dựng cốt truyện hư cấu, kì ảo để
thể hiện cái nhìn của nhân dân về mâu thuẫn và đấu tranh xã hội; bộc lộ triết lí nhân
sinh, quan niệm về đạo đức, ứng xử; ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.
17
Như vậy, bản chất của truyện cổ tích là xây dựng một thế giới nghệ thuật trong
trí tưởng tượng, kì ảo, phi hiện thực để thực hiện lí tưởng về xã hội công bằng, một thế
giới nên có và cần có cho con người. Truyện cổ tích là câu chuyện về sự thưởng – phạt
công bằng theo quan điểm của nhân dân “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Vì thế, tính
giáo huấn của truyện cổ tích rất cao. Gorki đã từng nói về cảm nhận của ông với
truyện cổ tích như sau: “Tôi càng lớn càng thấy sự khác nhau rõ rệt giữa truyện cổ
tích và cuộc sống tẻ nhạt, nghèo nàn đầy tiếng thở than của những người tham lam
không cùng và đầy lòng ghen tị đến thành bản năng. Trong truyện cổ tích, người ta
bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hài bảy dặm, phục sinh những
người đã chết…nói chung truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông
vào cuộc sống khác – trong đó có lực lượng tự do không biết sợ nào đó đang tồn tại và
hoạt động mơ tưởng đến cuộc đổi đời tốt đẹp hơn”. Vì vậy, truyện cổ tích là loại
truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, tồn tại, phát triển qua nhiều
thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình
thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn
đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến
trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với
các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp
ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân.
Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo. Tính chất kì ảo, hư cấu của
truyện cổ tích là đặc trưng nổi bật. Puskin đã nói: “Truyện cổ tích là bịa đặt nhưng
trong mỗi câu chuyện bịa đặt đó có những bài học cho các cô cậu bé”. Mỗi tình

huống, mỗi cốt truyện đều không có thực, không diễn ra như thực nhưng đó là sự hình
dung, là cách nhìn khái quát của nhân dân về hiện thực xã hội. Quan trọng nhất là mỗi
câu chuyện đó gợi ra một số phận cần nâng niu, chăm sóc; đưa ra một bài học về luân
lí, đạo đức; bày tỏ được khát vọng của con người…Thế giới cổ tích hấp dẫn cũng
chính ở sự sáng tạo kì ảo đó. Những nhân vật Tiên, Phật, Bụt…cùng với cây gậy thần,
khăn thần, viên ngọc ước…là nơi nhân dân lao động gửi gắm ước mơ, khát vọng về sự
công bằng, về cuộc đời đổi mới. Qua truyện cổ tích, người lao động muốn vẽ nên một
thế giới cần có và nên có cho con người chứ không phải là cái thế giới vốn có với
những nỗi đau khổ và bất công.
18
Truyện cổ tích phản ánh một cách sinh động và chân thực đời sống dân tộc. Vì
truyện cổ tích đã nảy sinh từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân, đã phát
triển cùng với trí tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn nhưng cũng rất chân thật của họ,
là vì truyện cổ tích không bao giờ chịu bằng lòng với những gì đã có mà trái lại nó sẵn
sàng thu hút lấy những vấn đề mới từ cuộc sống vốn rất năng động và nhiều biến đổi,
từ đời sống nội tâm phong phú của nhân dân lao động. Thực trạng mà truyện cổ tích
phản ánh hết sức đen tối, nhìn vào truyện thấy đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ, nêu
lên những điều chua xót về thế tình bạc bẽo, con người bất nhân, tác giả dân gian
không coi đó là bản chất phổ biến. Những mặt tiêu cực trong truyện nhằm làm nổi bật
những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính, nhằm khẳng định sức mạnh của chính
nghĩa và thường thì kết thúc truyện cổ tích cũng là lúc khép lại những cảnh tượng đáng
sợ bởi những kẻ xấu đều bị trừng phạt thích đáng. Tinh thần lạc quan, yêu đời và lòng
yêu thương, quý trọng con người với những phẩm chất cao quý, những mối quan hệ tốt
đẹp là phần cốt lõi trong truyện cổ tích thể hiện triết lí và đạo lí truyền thống cao đẹp
của nhân dân. Yêu đời và thương người là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ
mật thiết với nhau. Tinh thần lạc quan yêu đời là cơ sở của lòng yêu thương người và
toàn bộ đạo đức truyền thống của nhân dân. Tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin
vào con người vẫn tỏa sáng cho dù số phận của nhân vật có bi thảm thậm chí họ phải
nhận lấy cái chết. Truyện cổ tích cũng thể hiện rất rõ triết lí “ở hiền gặp lành” và ước
mơ công lí của nhân dân. Triết lí “ở hiền gặp lành” là biểu hiện cao nhất của ước mơ

công lí. “Ở hiền gặp lành” là niềm tin và triết lí được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau trong hầu hết các thể loại sáng tác truyện dân gian truyền thống của người
Việt, triết lí này chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của nhiều truyện cổ
tích về nhiều mặt từ đề tài, chủ đề đến xây dựng cốt truyện, nhân vật…Trong hầu hết
các truyện, kẻ có tội ác nhất định không tránh khỏi hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc
tầng lớp nào. Bởi tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo lên án những âm mưu
xấu xa, những thủ đoạn độc ác của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng vì
cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho những người lương thiện.
Truyện cổ tích là câu chuyện đã hoàn tất trong quá khứ, đã trọn vẹn về cốt truyện
nhưng đồng thời cũng mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ
chi tiết, mô – típ: “Không có một truyện cổ tích thần kỳ nào lại có tuổi đời trẻ hơn ông
19
bà chúng ta và cũng không có một truyện cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đôi mắt
trẻ thơ của biết bao thế hệ”[12].
1.3. Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo
quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng
mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn có tổ chức và sự sống riêng,
phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới
nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà
văn và chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một
mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người,
tâm lí, không gian, thời gian…gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về thế
giới. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ
thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường
hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế trong
giao lưu với xã hội, với gia đình…Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình
tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không giống với con người
trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, trừu tượng.
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật

nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của
người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước vào cánh cửa và khám phá
thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình
tượng thế giới nhân vật. Trong lịch sử văn học có thể nói mỗi tác giả lớn đều có một
thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật
riêng của nó. Có thể nói truyện cổ tích Việt Nam có cả một thế giới con người vừa tốt
đẹp, vừa xấu xa, vừa thông minh, vừa ngốc nghếch. Con người vừa tài giỏi và dũng sĩ.
Trong thế giới cổ tích, nhân vật hết sức phong phú và đa dạng, nó góp phần làm
cho câu chuyện thêm sinh động và là cầu nối đi tới tâm hồn của các em. Có thể nói đối
với học sinh Tiểu học, nhân vật là món quà tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống
học tập và sinh hoạt hằng ngày. Nó phản ánh hầu như toàn bộ mọi hạng người, mọi
loại nghề nghiệp trong xã hội. Nhân vật cổ tích còn là những nhân vật của các quan hệ
gia đình, thân tộc, xã hội. Nhân vật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu lên những
20
mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, quan hệ gia đình. Tùy theo các thể loại truyện cổ tích
khác nhau để tạo ra những dạng nhân vật khác nhau.
Kiểu nhân vật cổ tích loài vật, nhân vật chính trong truyện là các con vật. Đây là
các con vật gắn liền với cuộc sống và sinh hoạt của nông dân, gồm các gia súc gia cầm
nhưng loại nhân vật loài vật tự nhiên chưa quan thuần chủng vẫn chiếm số lượng nhiều
hơn. Có các loại động vật sau:
+ Thú như: cọp, voi, chó rừng, hươu, trâu, ngựa, lừa, trăn trút, chó, mèo…(Voi,
cọp thi tài; Chó rừng và cọp; Tại sao cọp ăn thịt người; Tại sao trâu không biết nói,
Trâu và voi; Voi ngựa đua nhau, Lừa thi tài với ngựa; Con chó vàng và con chó đen;
Chuột và mèo, chó ba cẳng, chó phải đòn oan; chuột và mèo; Con thỏ và con hổ; Con
trâu, con hổ và người thợ cày; con thỏ, con gà và con hổ, voi, hổ, thỏ và khỉ; mưu con
thỏ, vụ kiện châu chấu …).
+ Chim như: Diều, cắt, quạ, gà, vịt, sáo, bồ câu, cò , vạc, đa đa, dủ dỉ,
công…(Diều với cắt và quạ; Diều quạ tranh nhau; Gà mái gáy; Vịt đi xin chân; Con cò
trắng; Gà, Vịt và chim khách; Chim chìa vôi; Quạ và Công; Gốc tích tiếng kêu của
vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột; gà mượn mào vịt; gà gô và gà cỏ; Nguồn gốc tiếng kêu

của vạc; Bồ câu và con sáo, tình nghĩa gà vịt; Đa đa…).
+ Cá, côn trùng như: Cá chép, cá rô, lươn…(con lươn và con rô; Cá chéo hóa
rồng; Tại sao dơi ăn muỗi, mọt và tò vò; con nhện báo tin; Rết và ốc sên; Thỏ bị sên
cho một bài học; Con gián và con nhện…)
Kiểu nhân vật cổ tích thần kỳ có hai loại. Kiểu loại nhân vật có kết thúc có hậu
theo lý tưởng đổi đời của nhân vật (có hậu tích cực) và kiểu loại nhân vật hóa thân (có
hậu không tích cực). Nhân vật kiểu loại kết thúc có hậu tích cực lại có nhiều kiểu típ
nhân vật: Người em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh giầy; Người em
trong Hai anh em với cây khế, ). Người con riêng (Tấm trong Tấm Cám; Cậu bé
trong sự tích chim đa đa…); Người mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử;
Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh…); Người mang lốt vật (Sợ Dừa trong truyện Sọ
Dừa; Cóc trong truyện Lấy vợ Cóc…); Người đi ở (anh trai cày trong Cây tre trăm đốt;
cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ…); Người dũng sĩ (Thạch Sanh, Chàng Hai trong
truyện Giết thuồng luồng…); Nhóm người có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài;
Anh em sinh năm…)
21
Kiểu nhân vật sinh hoạt có các kiểu nhân vật: Nhân vật tài năng nhưng bất hạnh,
nhân vật đức hạnh có người vợ, người chồng tình nghĩa, người bạn tốt, người dân
trung thực. Nhân vật xấu xa gồm người chồng hoặc vợ bất nghĩa, đứa con bất hiếu, kẻ
lừa đảo…Ngoài ra, truyện cổ tích còn có kiểu nhân vật chàng ngốc. Nhân vật đức hạnh
(Mẹ hiền, con thảo; Nghĩa cũ, tình nay; Mài dao dạy vợ; Người ăn mía và người chủ
vườn;…), nhân vật xấu xa (Đứa con trời đánh; Đồng tiền vạn lịch;…), nhân vật mưu
trí (Trạng Quỳnh, nói dối như Cuội; Em bé thông minh; Phân xử tài tình; Chàng rể
thông minh…), nhân vật ngốc nghếch(Đặt lờ trên ngọn cây; Thằng chồng khờ; Chàng
ngốc được kiện, Trạng Lợn…).
Đa dạng và phong phú, nhân vật trong truyện cổ tích được phân tuyến và chia
làm hai tuyến nhân vật chính đó là: tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản
diện, hai tuyến nhân vật này tiêu biểu cho hai lực lượng chính trị đối lập nhau trong xã
hội là: Thống trị - Bị trị; Thiện – Ác; Cao cả - Thấp hèn; Tốt – Xấu. Điều này cho thấy
sự đối lập là một nguyên tắc thi pháp nhân vật truyện cổ tích thống nhất trong việc

biểu hiện nội dung, tư tưởng, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của tác giả dân gian. Theo
Nguyễn Xuân Đức: “Chủ yếu, nhân vật truyện cổ tích là nhân vật phân tuyến. Nhân
vật được hình thành theo hai tuyến đối lập nhau: Tuyến thiện và tuyến ác, tuyến chính
nghĩa và tuyến gian tà, tuyến tốt và tuyến xấu”.
Tuyến thiện là những nhân vật xuất thân từ nông dân nghèo, những người bất
hạnh, thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến. Họ thuộc những người chính nghĩa
mang đầy đủ nét đẹp và đặc tính tốt của con người như đẹp trai, xinh gái (dù đội lốt
thú nhưng bên trong là lốt người đẹp), cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, nhân
hậu, thông minh, giàu lòng vị tha, hiền lành không tham lam. Tên nhân vật cũng
thường được dùng để đặt tên truyện. Cốt truyện thường theo một mô hình thống nhất
với nhau: Nhân vật mang lốt ước mơ lấy một cô gái/chàng trai đẹp; Bố mẹ cô
gái/chàng trai đưa ra những thử thách; Nhân vật vượt qua các thử thách một cách tài
tình, thần kì; Nhân vật trút bỏ lốt xấu xí và lấy cô gái/chàng trai; Hai vợ chồng sống
hạnh phúc, có khi chàng trai được lên ngôi vua. Họ sinh ra không may và ít khi được
xã hội tiếp nhận. Nhân dân thể hiện cái nhìn đầy bao dung, thiện cảm với họ, giúp họ
trở lại với cuộc sống cộng đồng. Qua đó, nhân dân thể hiện quan niệm thẩm mĩ nhất
định, đó là sự đánh giá về con người không thể dựa vào bề ngoài, “tốt gỗ hơn tốt nước
sơn”. Đạo đức và tài năng theo chuẩn mực của nhân dân là những cái được đề cao.
22
Tuyến ác là những con người nắm quyền kinh tế và chính trị thường là từ anh chị
cả đến phú ông, vua quan. Họ thuộc những người phi nghĩa, mang đầy đủ những đặc
tính xấu từ ngoại hình đến nhân cách: Xấu trai, xấu gái hoặc không đẹp bằng nhân vật
chính nghĩa, lười nhác, ích kỷ. hẹp hòi, đố kỵ, ngu dốt, hung dữ, tham lam. Nhân vật
phản diện trong quan hệ gia đình (Trong gia đình, nhân vật phản diện được xếp đặt
dựa theo chủ yếu các mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, giữa anh chị với em và
giữa vợ với chồng. Đây là những mối quan hệ được thể hiện nhiều nhất trong kho tàng
truyện cổ Việt Nam. Có thể thấy rõ hình ảnh người vợ bạc ác qua nhân vật Nhan Diệp
trong truyện “Sự tích con muỗi”. Nhan Diệp vốn là người đàn bà lười biếng xa hoa,
thỏa thuê sung sướng. Nhan Diệp chết nhưng nhờ người chồng thương yêu quá cảm
động lòng trời nên cho nàng sống lại với lời dặn dò phải chung thủy với chồng. Nhưng

khi gặp chủ thuyền lái buôn sống đời sống xa hoa thì Ngọc Diệp quên cả tình cũ nghĩa
xưa đã phụ bạc chồng. Sau khi trả lại ba giọt máu cho chồng thì thị chết và hóa kiếp
thành loài muỗi quanh năm tìm cách hút máu người để mong được lại hóa thành
người). Nhân vật phản diện trên bình diện các mối quan hệ xã hội (Đối với quan hệ
bạn bè, những nhân vật phản diện dù có những hành động khác nhau song đều có
chung một thuộc tính là tham lam, vô ơn và bất nghĩa với những người bạn có ơn với
mình. Nhân vật Thiên trong “Của Thiên trả Địa” là tiêu biểu cho kiểu nhân vật này.
Hai chàng trai đều nghèo và đều có chung chí hướng phấn đấu. Địa chăm chỉ thật thà,
Thiên thông minh, mưu mẹo. Mười mấy năm trời Địa cật lực cày thuê cuốc mướn để
nuôi Thiên dùi mài kinh sử. Nhưng khi đã vinh quy bái tổ Thiên lại lật lọng, quên đi
lời thề xưa và bạt bẽo với người bạn đầy ơn với mình). Lão trưởng giả trong “Cây tre
trăm đốt” là điển hình cho kiểu nhân vật này. Hắn vốn là một tên gian ác, xảo trá. Hắn
dùng đủ mọi thủ đoạn để bóc lột người ở và người làm thuê. Hắn hứa gả con gái để lợi
dụng sự thật thà hiền lành của anh Khoai biến anh thành kẻ làm không công cho hắn.
Thế nhưng cuối cùng hắn lại tính gả con cho nhà tên cai tổng.
Nhân vật thiện tốt từ đầu đến cuối, nhân vật ác xấu từ đầu đến cuối, tốt cũng tốt
một cách toàn diện và xấu cũng xấu đến tồi tệ. Đây là cách xây dựng nhân vật lý tưởng
hóa theo kiểu cực tuyến rõ ràng, không có lẫn lộn tốt xấu. Nhân vật không có chuyển
biến tính cách, đạo đức. Nhân vật sinh ra tham lam cứ thế không thay đổi, tuyệt nhiên
không có chuyển biến gì. Cần phải nhìn nhận một cách công bằng không phải mọi
nhân vật xuất hiện trong cổ tích với các vai như như trên đều là nhân vật phản diện.
23
Trong nhiều câu chuyện người vợ rất thương yêu và chung thủy với chồng, người anh
rất thương em, người bạn trọn nghĩa với bạn và nhiều vị quan thanh liêm, nhiều vị vua
anh minh, sáng suốt. Việc bóc tách và phân chia như chúng tôi đưa ra nhằm mục đích
tìm ra những đặc điểm chung nhất dựa trên các mối quan hệ để có được cái nhìn tổng
quát về nhân vật chính diện và nhân vật phản diện vốn rất đa dạng và phong phú trong
kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
1.4.1. Khảo sát hệ thống truyện cổ tích trong chương trình Tiểu học

Lớp 1:
TT Tên truyện Tập Trang
Thể loại
truyện
Dạng bài
học
1 Cây khế 1 77 Cổ tích Kể chuyện
2 Quạ và Công 1 121 Cổ tích Kể chuyện
3
Anh chàng ngốc và con
ngỗng vàng
1 169 Cổ tích Kể chuyện
4 Trí khôn 2 72 Cổ tích Kể chuyện
5 Bông hoa cúc trắng 2 90 Cổ tích Kể chuyện
6 Sự tích dưa hấu 2 143 Cổ tích Kể chuyện
7 Rùa và Thỏ 2 Cổ tích Kể chuyện

Lớp 2:
TT Tên truyện Tập Trang Thể loại Dạng bài học
1 Bà cháu 1 86 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
2 Câu chuyện bó đũa 1 96 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
3 Hai anh em 1 119 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
4 Sự tích cây vú sữa 1 96 Cổ tích
Tập đọc, Kể

chuyện, Chính tả
5 Cò và Vạc 1 151 Cổ tích Luyện tập
6 Tìm ngọc 1 138 Cổ tích Tập đọc, Kể
24
chuyện, Chính tả
7 Ông Mạnh thắng thần gió 2 13 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
8 Chuyện quả bầu 2 117 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả

Lớp 3:
TT Tên truyện Tập Trang Thể loại Dạng bài học
1 Cậu bé thông minh 1 5 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
2 Hũ bạc của người cha 1 123 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả
3 Mồ côi xử kiện 1 139 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện
4
Sự tích lễ hội Chử Đồng
Tử
2 65 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện,
5

Sự tích chú cuội cung
trăng
2 131 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện
6 Cóc kiện trời 2 122 Cổ tích
Tập đọc, Kể
chuyện
7 Giấu cày 1 128 Cổ tích Tập làm văn
8 Ba điều ước 1 137 Cổ tích Tập làm văn

Lớp 4:
TT Tên truyện Tập Trang Thể loại Dạng bài học
1 Sự tích hồ Ba Bể 1 8 Cổ tích Kể chuyện
2 Cây khế 1 42 Cổ tích Tập làm văn
3 Những hạt thóc giống 1 46 Cổ tích Tập đọc, Chính tả
4 Ba lưỡi rìu 1 64 Cổ tích Tập làm văn
5 Hai mẹ con và bà tiên 1 54 Cổ tích Tập làm văn
6 Bác đánh cá và gã 2 7 Cổ tích Kể chuyện
25
hung thần
7 Bốn anh tài 2 4 Cổ tích Tập đọc
8 Tấm Cám 2 47 Cổ tích Kể chuyện
9 Sự tích Hồ Gươm 2 88 Cổ tích Luyện từ và câu
10 Ăn mầm đá 2 157 Cổ tích Tập đọc

Lớp 5:
TT Tên truyện Tập Trang Thể loại Dạng bài
học
1 Phân xử tài tình 2 47 Cổ tích Tập đọc


Qua khảo sát truyện cổ tích trong chương trình Tiếng việt tiểu học, truyện được
sắp xếp khá hợp lí trong SGK từ lớp 1 đến lớp 5. Lớp 1 gồm 7 truyện, lớp 2 gồm 8
truyện, lớp 3 gồm 8 truyện, lớp 4 gồm 10 truyện và lớp 5 có 1 truyện. Nội dung của
các truyện cổ tích được dùng làm ngữ liệu để dạy Tiếng Việt từ đó rèn luyện các kỹ
năng phát triển ngôn ngữ, tư duy cho học sinh. Đặc biệt, khi sống trong thế giới của
các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp xúc với các ngôn từ trong
truyện, tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mỹ của các em cùng sẽ được phát triển.
Thông qua những câu chuyện đó nhằm giáo dục nhân cách cho các em. Học sinh tiểu
học là những chủ nhân tương lai đất nước, đất nước ta có vững mạnh, phát triển và
phồn vinh được hay không là phụ thuộc vào các em. Vì vậy, chúng ta cần phải giáo
dục cho học sinh tiểu học không chỉ dừng lại ở việc học mà còn phải hoàn thiện bản
thân tu dưỡng và rèn luyện vầ đạo đức. Biết phải trái, biết những điều xấu, điều tốt, có
lòng thương người, đối xử với con người theo cái xấu, cái tốt đó là nhân nghĩa, là
truyền thống cao đẹp của mỗi con người Việt Nam.
Những câu chuyện cổ tích được đưa vào chương trình Tiếng Việt tiểu học nhằm
mục đích cung cấp những kinh nghiệm về cách sống, cách ứng xử cho các em. Theo
từng câu chuyện các em sẽ thấy được từ những phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên
nhiên qua đó làm tăng thêm vốn hiểu biết cho học sinh tiểu học.

×