Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học phạm thị kim thoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.81 KB, 83 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đều biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá
môi trường xung quanh, trong đó loài vật là một thế giới vô cùng phong phú,
chứa đựng nhiều điều hấp dẫn đối với các em. Từ đây, các em biết được nhiều
điều kì thú, học thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Và
chắc hẳn trong chúng ta, tuổi thơ của ai cũng từng gắn liền với những trò chơi
như thả diều, chọi dế, cùng đám bạn bắt cá, bắt chim Ở các vùng miền cũng
thường xuyên tổ chức các lễ hội như chọi trâu, chọi gà làm phong phú thêm
đời sống tinh thần cho con người và các loài vật trở nên gần gũi hơn với
chúng ta. Lứa tuổi học sinh tiểu học đang hết sức ngây thơ, trong sáng, các
em chỉ mới tiếp cận được với thế giới xung quanh thông qua những gì gần
gũi, thân thuộc nhất như cây cối, các đồ vật, các con vật, Trong số đó, có
thể nói, các con vật là người bạn thân, các em dành tình cảm yêu thương và có
thể tâm tình, cùng nhau vui chơi, tinh nghịch, cũng có thể dùng các con vật
làm đồ chơi. Và thế giới đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn
viết lên những tác phẩm để đời. Những loài vật bình thường qua ngòi bút của
người nghệ sĩ đã trở nên ngộ nghĩnh, sinh động với tư tưởng, tình cảm và
cuộc sống như con người. Nhân vật trong tác phẩm đại diện cho những tính
cách con người trong xã hội, vì vậy các em sẽ phần nào thấy được bản thân
mình và những người xung quanh trong đó. Qua đây, học sinh có thêm hiểu
biết về thế giới loài vật, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách
xử sự, hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Từ đó, hình
thành những nền tảng ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúng
đắn qua các mối quan hệ trong việc giao tiếp hàng ngày, có lí tưởng sống cao
đẹp, là công dân tốt, có ích cho xã hội, điều này thấy được thông qua thái độ
ứng xử với ông bà, cha me, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo,
bạn bè
1
Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn tiếng Việt không chỉ
nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt như nghe, nói,


đọc, viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các
em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn
hóa đồng thời bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và gìn giữ sự trong sáng của
tiếng Việt. Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới.
Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học quan
trọng, làm nền cho các cấp học trên.
Là một giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em có những
hiểu biết về thế giới xung quanh, về các con vật trong đời sống, cảm nhận
được những tư tưởng tình cảm của chúng để từ đó, các em có ý thức yêu quý,
bảo vệ. Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, cách ứng xử trong
giao tiếp với mọi người xung quanh mình thông qua những bài học. Vì vậy
chúng tôi đã chọn đề tài: “Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn
học ở chương trình tiếng Việt Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về nhân vật trong các tác phẩm văn học là vấn đề lí luận
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã có nhiều công trình, bài
viết nghiên cứu về nhân vật văn học và nhân vật loài vật. Sau đây, chúng tôi
điểm qua các ý kiến đáng chú ý liên quan trực tiếp đến đề tài trong phạm vi tư
liệu bao quát được.
Đầu tiên là công trình Lí luận văn học của Hà Minh Đức. Ở công trình
này, tác giả đã nói đến lí luận chung về văn học trong nghệ thuật và đời sống,
đồng thời đi sâu hơn vào các yếu tố tạo nên một tác phẩm văn học chỉnh thể
thẩm mĩ. Trong vấn đề nhân vật, tác giả đã đề cao vai trò của nhân vật đối với
một tác phẩm văn học: “Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phương
tiện cơ bản để các nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhân
vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống
trong một thời kì lịch sử nhất định” [1; tr 126]. Cũng đề cao vai trò của nhân
2
vật trong tác phẩm văn học, ở giáo trình Lí luận văn học của Lê Tiến Dũng

cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy
trong sáng tác”. Quả đúng như vậy nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác
phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
việc xây dựng nhân vật” [2; tr 40]. Ngoài ra, trong cuốn Văn học - Giáo trình
đào tạo giáo viên Tiểu học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học là hiện
tượng thể hiện con người trong văn học có cấu trúc riêng với những yếu tố
hợp thành nó cũng như ngôn ngữ nhân vật”, và “nhân vật là một hình tượng
nghệ thuật do nhà văn xây dựng bằng tài nghệ của mình” [4; tr 85].
Chúng tôi nhận thấy, các công trình kể trên đã đề cập đến những vấn đề
lí luận về nhân vật một cách khái quát. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng giúp chúng tôi có cơ sở lí luận chung cho việc nghiên cứu đề tài “Thế
giới loài vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt Tiểu
học”.
Nhân vật loài vật thường xuất hiện trong các tác phẩm truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn và truyện đồng thoại. Ở cuốn Góc nhìn về cấu trúc ca dao và
truyện ngụ ngôn, tác giả Triều Nguyên đã nói tới các đặc điểm của nhân vật
loài vật trong truyện ngụ ngôn như: Nhân vật gắn với cốt truyện, thống nhất
với cốt truyện; nhân vật theo chức năng, vai trò vạch sẵn để thực hiện một
nhiệm vụ mà cấu trúc quy định; nhân vật có tính cách, đặc điểm ổn định, cố
định suốt truyện; tính cách ấy quyết định kết cục truyện; nhân vật chỉ có một
hành động hay một vài hành động cùng loại hay cùng mục đích theo đúng
tính cách đã định; nhân vật hoạt động trong môi trường riêng biệt
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo khoá luận tốt nghiệp
của Đậu Thị Loan “Thế giới nhân vật trong các tác phẩm thơ ở Tiểu học”.
Khóa luận đề cập đến những lí luận chung về nhân vật và hệ thống nhân vật
trong các tác phẩm ở chương trình Tiểu học, trong đó có nhân vật loài vật.
Qua việc điểm xuyết các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhân vật
và nhân vật loài vật, chúng tôi nhận thấy các tác giả đi trước đã phần nào giúp
3

chúng tôi hiểu được những đặc điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. Tuy
nhiên các các bài viết, các công trình liên quan đến đề tài chúng tôi bao quát
được vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật loài vật trong các
tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học. Chúng tôi xem đó là những nguồn
thông tin hết sức quý giá để tham khảo, vận dụng cho đề tài của mình. Với
khóa luận này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào việc
nghiên cứu hệ thống nhân vật trong các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu
học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học
ở chương trình tiếng Việt Tiểu học.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật loài vật
trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 NXB
GD, 2010.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống, tìm hiểu về các nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở
chương trình tiếng Việt Tiểu học. Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm ngoại
hình, tính cách, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật loài vật. Thông qua đó,
cung cấp thêm cho học sinh các kiến thức tiếng Việt sâu rộng, đồng thời qua
các nhân vật với tính cách và hành động cụ thể sẽ góp phần giáo dục đạo đức
cho học sinh, hỗ trợ việc giáo dục trong trường học được tốt hơn.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về nhân vật loài vật, từ đó thấy được
sự khác nhau giữa nhân vật loài vật và các kiểu nhân vật khác cũng như đặc
trưng của nhân vật loài vật trong các thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích
và truyện đồng thoại.
- Khảo sát các tác phẩm văn học trong chương trình Tiểu học, chỉ ra
những đặc điểm nhân vật loài vật.
4

- Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật và trong các tác phẩm văn học, rút
ra ý nghĩa và bài học góp phần giáo dục học sinh Tiểu học.
Tất cả những nhiệm vụ này đều định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục các em trong nhà trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các tác phẩm văn học ở
chương trình tiếng Việt Tiểu học có nhân vật loài vật từ đó phân loại rõ các
kiểu nhân vật với từng đặc điểm cụ thể trong một số thể loại văn học.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các nhân vật loài vật trong
tác phẩm văn học để thấy được đặc điểm của loài vật từ đó tổng hợp, khái
quát và đưa ra kết luận chung.
- Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật loài vật trong các tác
phẩm văn học ở chương trình Tiểu học phải dựa trên hệ thống các đặc điểm
phương diện nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ
thống hóa thế giới nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình
Tiểu học.
- Phương pháp so sánh: So sánh để thấy được điểm khác biệt giữa nhân
vật loài vật và các nhân vật khác cũng như đặc trưng của các nhân vật loài vật
trong các thể loại văn học khác nhau.
Tất cả những phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm
rút ra những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài. Trên cơ sở những kiến thức
về tâm lí học, giáo dục học và những quan điểm, đường lối của Đảng, những
chuẩn mực, quy phạm đạo đức của xã hội. Những tác phẩm văn học, lí luận
và văn học đại cương, lí luận liên quan đến đặc điểm ngoại hình, tính cách,
ngôn ngữ của các nhân vật loài vật.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu thế giới nhân vật loài vật trong tác
phẩm văn học ở chương trình Tiểu học, từ đó phân loại, làm rõ các vấn đề về

5
đặc điểm của nhân vật loài vật thuộc các thể loại truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn và truyện đồng thoại. Góp thêm tiếng nói mới vào vấn đề nghiên cứu
nhân vật văn học nói chung và nhân vật loài vật nói riêng. Ngoài ra đề tài
cũng làm nổi bật được vai trò của tác phẩm văn học trong giáo dục học sinh.
- Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập,
nghiên cứu, giúp cho các giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy, phân
tích nhân vật loài vật.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về nhân vật và nhân vật loài vật trong các
tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học.
Chương 2: Thế giới nhân vật loài vật trong các tác phẩm văn học ở
chương trình Tiểu học.
Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật biểu hiện nhân vật loài vật trong
các tác phẩm văn học ở chương trình Tiểu học.
6
NỘI DUNG
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT
TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Giới thuyết về nhân vật văn học
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật
ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các
loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với
con người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không

đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét rất gần với nguyên mẫu có thật, có những dấu hiệu để nhận biết:
tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng
Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự
phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu
đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo
trước về số phận của mỗi người sau này. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến
tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không
hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng
nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học
thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì
thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu
nhân vật văn học.
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con người; nó chỉ có thể được xây dựng dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của
nhân vật văn học chủ yếu có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.
Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng
tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách.
7
Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện
tượng văn học như văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX),
văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX)…
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm
nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Chẳng hạn có thể nói nhân dân là nhân vật chính trong "Đất nước đứng lên"
của Nguyên Ngọc.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng, nhân vật trong tác
phẩm văn học chính là con người hoặc con vật, các loài cây, các sinh thể

hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy
là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan
niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người.
Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu
tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết
với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai
trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc
đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ
thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một
hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ
bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội
dung nghệ thuật của nhà văn.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân,
Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như
thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng
nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện
đại, như mình - ta trong ca dao ). Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân
vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một
8
nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, chiếc quan
tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Nhà
văn Tô Hoài đã nhận xét: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn
Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng
chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố
cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một
thứ nhân vật".
1.1.2. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật

được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc
đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất
lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại
nhân vật khác nhau. Để hiểu được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có
thể tiến hành phân loại ở nhiều góc độ khác nhau.
Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật, có thể nói đến
nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu
cực)
Xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật
chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Xét từ góc độ thể loại, có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ
tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch.
Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể phân thành các loại nhân vật:
nhân vật tính cách, nhân vật điển hình.
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân loại nhân vật văn học. Ở đây,
chúng tôi tập trung vào nhân vật con người, nhân vật loài vật và nhân vật đồ
vật.
1.1.2.1. Nhân vật con người
"Văn học là nhân học" (M. Gorki)
Ðối tượng của văn học là con người. Những sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần
tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng
9
tác phẩm văn học chính là nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc
nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư
của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho
rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong
một sáng tác"
Ngày nay đối với văn học không chỉ có vấn đề tốt xấu hay đúng sai mà
còn có vấn đề chiều sâu của nhận thức. Nghệ thuật phải làm cho con người

lương thiện và thân ái hơn, nhưng nó cũng phải làm cho con người đa dạng,
phong phú, từng trải và hiểu biết hơn. Chính vì vậy chúng ta thấy trong nghệ
thuật bên cạnh các phạm trù truyền thống như cái cao cả, cái đẹp, cái anh
hùng, cái bi, cái hài dần dần đã xuất hiện thêm các phạm trù khác như cái lãng
mạn, trữ tình, cái xấu, cái phàm tục, sự xung đột, cái phi lý v.v
Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) thể hiện tấn bi
kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực
tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vọng
và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi
lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình
không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện.
Thường đa số các nhà văn tập trung khắc họa những nét điển hình xã
hội, bước thăng trầm trong cuộc sống hay đường đời của nhân vật chứ chưa
dựng lên được những số phận tinh thần, chưa diễn tả đời sống của bản thân ý
thức, của những khát vọng, tìm kiếm bên trong của con người. Đây không
phải là vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ nghĩa nhân
văn, là quan niệm về con người. Từ đây dễ hiểu vì sao trong nhiều tác phẩm
chúng ta thường bắt gặp chuyện tình yêu trắc trở, hạnh phúc hay nỗi đau
nghèo khó, vật chất, những cảnh ngộ thương tâm, những rủi ro bất hạnh trên
đường đời dễ làm rơi nước mắt nhiều hơn chứ ít khi nhận thấy niềm vui hay
nỗi đau tinh thần, con đường khổ ải của tài năng, của ý thức con người trong
cuộc hành hương đi tìm tự do, chân lý và lẽ phải. Đọc Tắt Đèn, chúng ta thấy
10
chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang. Chị cần cù làm ăn hết năm này sang
năm khác, cùng chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm
không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ở chị tỏa ra nét đẹp tâm hồn, phẩm chất. Chị
là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái
“đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống
trong lòng người đọc. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa
cho cuộc đời chị, chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập

chị.
Con người trong văn học cũng thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo lớn
lao, sự trái ngược giữa ách thống trị với con người có vẻ đẹp tâm hồn và tình
yêu, không chịu bị áp bức mà đứng dậy đấu tranh và một lòng theo cách
mạng, giành lấy sự tự do. Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng người đọc vẻ
đẹp của lòng nhân đạo, tình yêu thương đồng cảm sâu sắc với những kiếp
người nghèo khổ. Qua nhân vật Mị nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp của một
sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ miền núi nói riêng và người
phụ nữ Việt Nam nói chung. Sức sống tiềm tàng ấy giúp nhà văn khẳng định
được sức mạnh của tâm hồn con người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu
có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng
lên một cách tự phát như Mị. Đây chính là cuộc đấu tranh đi lên từ tự phát
đến tự giác theo ánh sáng của cách mạng. Đó là giá trị nhân văn ngời sáng của
tác phẩm.
1.1.2.2. Nhân vật loài vật
Loài vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học luôn tạo ấn tượng đẹp
với người đọc. Loài vật làm nhân vật chính đôi khi mang đến giá trị biểu đạt
nội dung to lớn. Tác phẩm Ngàn dặm xa của tác giả Nguyễn Đình Chính là
câu chuyện dễ thương về cuộc phiêu lưu của nhân vật kiến nâu, được khai
thác với nhiều chi tiết mang chất huyền thoại cùng với trí tưởng tượng phong
phú và thông minh của người viết. Dế mèn phiêu lưu ký – tác phẩm xây dựng
hình ảnh dế mèn tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài đã chinh phục bao thế hệ độc
11
giả. Tuổi thơ có trí tưởng tượng vô bờ bến, vì thế những tác phẩm sáng tác
cho các em đều phải mang những yếu tố giúp phát triển những khả năng đó.
Nhà văn Tô Hoài với Dế Mèn, với Chim Gáy, đã biến những con vật tưởng
chừng như vô tri hiện hữu trước mắt người đọc một cách sinh động, chúng
cũng có cuộc sống, xã hội như con người. Có thể nói Dế Mèn phiêu lưu ký là
một tác phẩm “đi cùng năm tháng” với các độc giả nhỏ tuổi và cả người lớn.
Thế giới loài vật cũng rất phong phú với những câu chuyện về cây cỏ, chim

muông, hoa lá. Có thể kể đến Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ; Bảy
bông lúa lép, Con mèo mắt ngọc của Nam Cao; Hạt Ngọc của Thạch Lam; Vợ
Cóc, Cái ấm đất, Con rắn, Cóc tía, Bông hoa thài lài của Khái Hưng; Hang
thuồng luồng, Chúa ba, Úm ba la, Mã đầu vương, Con rắn trắng của Ngọc
Giao hay với tác phẩm xúc động Chó Bi, đời lưu lạc của nhà văn Ma Văn
Kháng. Gần đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm sống lại nhân vật
loài vật trong tác phẩm văn học bằng Tôi là Bêtô; trước đó là Xin lỗi mày, Tai
To – 1 tập trong bộ truyện Kính vạn hoa. Nhà văn Lý Lan cũng thử sức với
tác phẩm Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen, khai thác nhân vật là những vật
dụng trong nhà hay những loài vật gần gũi. Nhà văn Lưu Thị Lương cũng khẽ
chạm vào thế giới loài vật với nhân vật con cá trong tác phẩm Con cá mày ở
trong nhà hay nhà văn Trần Quốc Toàn với 12 con giáp một loạt các con vật
được đưa vào tác phẩm văn học và chúng đã chiếm trọn tình yêu của bạn đọc
nhỏ tuổi, đó là Cái tết của Mèo con, Con Nai đen của Nguyễn Đình Thi, Con
chó xấu xí của Kim Lân, Con hùm, Con bồ côi của Nguyên Hồng.
Văn học nước ngoài đã tập trung vào thế giới loài vật và rất thành công
với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Không khó để tìm các tác phẩm viết về loài vật
ở văn học nước ngoài. Những nhân vật đặc biệt này được các nhà văn thế giới
khai thác ở nhiều góc độ với những cuộc phiêu lưu đầy kì thú, lạ lẫm và hấp
dẫn. Sự xuất hiện mới đây của tác phẩm Kiến (Bernard Werber, vừa được
Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành) đã mang đến nhiều bất ngờ cho độc giả.
Tác giả khai thác thế giới loài kiến khá chi tiết và sống động. Kiến vừa là tiểu
thuyết giả tưởng vừa giống như một công trình nghiên cứu khoa học. Tác
12
phẩm đủ sức khơi dậy sự tò mò muốn tìm hiểu của độc giả và được dẫn dắt
một cách thu hút bằng các câu chuyện song song về thế giới loài người. Đợt
ra mắt sách dịp hè của Nhã Nam còn có thêm nhiều tác phẩm về loài vật như
Cá sấu Ghena và các bạn của nhà văn Nga Eduard Uspenski, Chuyện con
mèo dạy hải âu bay của nhà văn Luis Sepúlveda. Ngoài ra có thể kể đến các
tác phẩm nổi tiếng như: Cuộc chiến đấu gian khổ của chú Hành, Cuộc phiêu

lưu của Mũi tên xanh của G. Rodari; Con chim sẻ nhỏ của M. Gorki; Chuyện
phiêu lưu của Mít Đặc và Biết Tuốt của N. Nốtsốp; Ba con gấu của L.
Tônxtôi.
Được khai thác nhiều nhất - nhưng chưa bao giờ gây nhàm chán cho
người đọc - là chó, loài vật gần gũi và trung thành nhất với con người. Từ
Chó hoang Đin-gô của nhà văn Nga R. Phar Er Man, Tiếng gọi nơi hoang dã,
Nanh trắng của Jack London đến Chú chó Shiloh của Phyllis Reynolds
Naylor hay Con Bim trắng tai đen của G. Trôiepônxki mỗi tác phẩm đều để
lại những ấn tượng thật sâu trong lòng người đọc. Bởi không chỉ là những
miêu tả về thế giới của loài vật trung thành này, mà tác phẩm nào cũng lồng
ghép vào đó số phận bi thương và những cung bậc cảm xúc mang chất người
cho các nhân vật đặc biệt. Còn tác giả người Mỹ Stuart Avery Gold lại chọn
hình ảnh con ếch để làm bật lên khát vọng mãnh liệt muốn vươn ra ngoài biển
lớn. Ước vọng tưởng chừng như xa vời này của chú ếch Ping (trong tác phẩm
Ping - Vượt khỏi ao tù và Ping – Hành trình ra biển lớn) đã làm thổn thức
hàng triệu trái tim độc giả khắp thế giới. Hay như chú ong Buzz với hành
trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong Tồn tại hay không tồn tại (Jonh
Penberthy) cũng hàm chứa nhiều bài học sâu xa. Riêng Đồi thỏ của nhà văn
Anh Richard Adams lại được so sánh như một thiên sử thi hào hùng về hành
trình di cư vĩ đại của loài thỏ cùng cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt với thiên
nhiên và cả con người. Đồi thỏ đã vinh dự được bầu chọn là một trong những
tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại.
Thế giới loài vật trong các phẩm ở chương trình Tiểu học cũng vô cùng
phong phú, đa dạng với những con vật thân thuộc trong cuộc sống con người.
13
Đó có thể là chú chuồn chuồn nước rất đẹp với cái lưng màu vàng lấp lánh,
bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú
chuồn chuồn hiện lên trước mắt người đọc với một vẻ đẹp nhẹ nhàng, lung
linh. Hay ta cũng có thể bắt gặp những chú vịt, chú thiên nga đang tung tăng

bơi lội dưới làn nước hồ trong xanh hay những chú ếch, cóc nói chuyện rôm
rả. Thế giới trên cạn cũng vô cùng phong phú với các loài cây, hoa đua mình
khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Hoa gạo đỏ rực tô điểm giữa màu xanh
mướt của cánh đồng, cây bàng buồn bã thay lá và chỉ còn những cành khẳng
khiu nhưng tới mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc thì xanh non. Hoa phượng nở
cũng báo hiệu mùa hè tới và đó là giờ phút chia ly bịn rịn của những cô cậu
học trò khi phải xa bạn bè, thầy cô, mái trường. Tất cả tạo nên một cuốn phim
trong đó hiện hữu lên những khung cảnh tuyệt đẹp và cả những khúc nhạc
tuyệt hay của thiên nhiên.
1.1.2.3 Nhân vật đồ vật
Đồ vật cũng là nhân vật văn học. Đồ vật xuất hiện trong thế giới nghệ
thuật từ thời cổ xưa trong vai trò “nhân vật văn học”, ngay thời đó và suốt
thời trung đại, đồ vật đã có ngôi vị, được nhìn theo phương châm “lấy cảnh
ngụ tình” (dùng vật/cảnh để nói tâm trạng, tâm lí người). Bức thư pháp đang
treo trên tường (tri giác được bằng xúc giác), cũng như bức thư pháp chụp lại
bằng máy ảnh hay ta thấy trong phim, tivi (tri giác được bằng thị giác) đều là
những dạng thức cụ thể, dạng thức thật của vật, chúng chưa phải là hình
tượng văn học, bởi hình ảnh trong văn học - loại nghệ thuật diễn đạt bằng
ngôn từ - phải là hình ảnh ảo, loại hình ảnh không chạm tay vào được, cũng
không mục thị thông thường bằng mắt được, mà chỉ có thể hình dung bằng trí
tưởng tượng, sự liên tưởng, thông qua khái niệm về nó vốn có trong ngôn
ngữ. Trong những ý nghĩa trên, hình ảnh bức thư pháp của Huấn Cao để lại
cho viên quản ngục (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) mới là dạng thức của
hình tượng văn học. Nếu hiểu như thế, hình tượng “cây đàn guitar của Lorca”
trong bài thơ của Thanh Thảo không còn thuần tuý là một khái niệm nhạc cụ,
14
mà là một biểu tượng về sự nghiệp của nghệ sĩ - chiến sĩ Lorca, gắn với lời di
chúc nổi tiếng của ông “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn guitar”.
Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài là những nghệ sĩ có
sở trường viết về đồ vật. Tràn ngập trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là đồ

vật, sự vật: từ chiếc ấm đất, cái lư đồng cây đàn đáy, đến món ăn hay con
sông… Tâm hồn nghệ sĩ và ngòi bút tài hoa đã phổ vào những vật vô tri vô
giác ấy hơi thở và tiếng nói con người, qua nhân vật đồ vật để nói về triết lí và
thân phận người.
Liên quan hữu cơ với chức năng của đồ vật trong việc khắc họa tính
cách là chức năng kết cấu - cốt truyện. Để lấy ví dụ về vai trò này, người ta
thường hay dẫn vở bi kịch Othello của Shakespeare với chi tiết “chiếc khăn
tay của Desdemona”. Nhiều nhà văn đặt nhan đề tác phẩm bằng tên đồ vật,
nhấn mạnh vai trò cốt truyện, leitmotif mà đồ vật đảm nhiệm: Con đầm pích
(Pushkin), Chiếc áo khoác (Gogol), Vườn anh đào (Chekhov), Miếng da lừa
(Balzac), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Bức tranh (Nguyễn Minh
Châu)… “Con đầm pích” vừa là nhan đề tác phẩm, vừa là tên con bài chủ
chốt quyết định thắng bại, vừa mang tính chất quyền uy và khuôn mặt bí ẩn
của bá tước phu nhân. Đọc truyện Chiếc áo khoác, trước hết, “chiếc áo
khoác” là động cơ, thúc đẩy sự tiến triển câu chuyện, là một đam mê, lớn hơn
cả sự sống và cái chết. Về tính cốt truyện, ‘chiếc áo khoác” liên hệ hữu cơ với
hình ảnh “con người bé nhỏ”. Nó tượng trưng cho sự nghèo khổ, tình trạng
thảm hại, vị trí xã hội của Akaki, cách thức ông tồn tại – tồn tại với bổn phận
công chức quèn với sự đam mê trong tuyệt vọng, một đồ vật xoàng xĩnh với
một thế giới không tình đồng loại. Những đồ vật thường ngày nhất có thể
đánh mất tình trạng “đồ vật” của mình, trở thành phương tiện thể hiện chiều
hướng tâm linh, sự chiêm nghiệm về cuộc sống. Hình tượng ngọn nến trong
tác phẩm Bác sĩ Zhivago được lặp nhiều lần, tạo nên một tập hợp tổ chức cốt
truyện: gặp gỡ - li tán, chết - sống, số phận - bất tử…
Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhân vật chính diện hay nhân
vật phản diện, nhân vật con người hay nhân vật loài vật thì đó vẫn là đứa con
15
tinh thần của nhà văn, là nơi chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề
của tác phẩm. Vì thế nhân vật dựng lên không phải là con người thật nên
không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống

truyện của nhà văn để biết được giá trị hiện thực, nhân đạo cũng như lí tưởng
thẩm mỹ của nhà văn.
1.1.3. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là chủ thể phản ánh của tác phẩm văn học. Nhân vật
văn học được xem là linh hồn của tác giả gửi gắm trong đó những ý tưởng để
truyền đạt bức thông điệp vui, buồn, mãn nguyện, bất lực, giả tạo để nói lên
lăng kính của tác giả với đời thường. Nhân vật văn học có vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội và là chủ thể nhận thức của tác giả đưa đến cho người
đọc những cảm nhận nhận thức lý tính và mang tính hình tượng cao. Trong
bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đi với nó ít nhất một nhân vật để tác
giả phản ánh đời sống, gửi gắm bức thông điệp mang tính xã hội vào trong
cuộc sống để mỗi người có những điều chỉnh về nhận thức của mỗi cá thể
trong cộng đồng. Nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí là một ví dụ,
nó một đại diện cho lớp thanh niên đầy sức sống, có lí tưởng cao đẹp, luôn
hướng đến một cuộc sống phóng khoáng, công bằng, luôn đấu tranh bảo vệ kẻ
yếu và bài trừ cái xấu.
Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là
khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao, kì vọng của
con người cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là thể hiện những cá nhân nhất
định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó. Nhân vật là phương tiện khái quát
tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch
sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan (trong câu chuyện thần thoại)
qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội.
Nhân vật là quan niệm, tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Nhân vật
không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải
đặt trong mối quan hệ tình huống truyện và ý đồ của nhà văn. Khi xây dựng
nhân vật, nhà văn luôn gắn liền nó với những vấn đề muốn đề cập đến trong
16
tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định
những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan

niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một
nhân vật, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn
liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn
liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn
liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí
Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh
hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng
sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác,
tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình
mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là
cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính
vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời.
Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để
hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc
đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng
cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc
đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề
của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm
nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống
mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác
giả".
Nói tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn
học. Tất cả tinh thần, tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm đều được
thể hiện qua hệ thống nhân vật. Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu và
làm nên thành công của tác phẩm.
17
1.2. Nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học ở chương trình tiếng
Việt Tiểu học

1.2.1. Nhân vật con vật
Nhân vật con vật có trong các tác phẩm văn học ở chương trình tiếng
Việt Tiểu học hết sức đa dạng, phong phú. Ở thế giới ấy ta có thể bắt gặp
những con vật quen thuộc, rất gần gũi như chuột, chó, mèo, ngỗng, vịt, trâu,

Trong tác phẩm chú bò tìm bạn, chúng ta bắt gặp hình ảnh một chú bò
ngộ nghĩnh, ngây thơ khi đi tìm hình ảnh của chính mình và xem đó là một
người bạn.
Bò chào "kìa Anh bạn"
Lại gặp anh ở đây
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
Ập ò tìm gọi mãi
(Tiếng Việt 1, tập 1)
Hoặc chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh một chú mèo lười, luôn lấy lí
do để không đến trường. Và cũng rất dễ thương khi bị cừu dọa cắt đuôi là
khỏi bệnh đi học được ngay.
Mèo con buồn bực
Mai phải đến trường
Bèn kiếm cớ luôn:
- Cái đuôi tôi ốm
Cừu mới be toáng.
- Tôi sẽ chữa lành
Nhưng muốn cho nhanh
Cắt đuôi khỏi hết
- Cắt đuôi ấy chết !
Tôi đi học đây.

(Tiếng Việt 1, Tập 2)
18
Một loạt con vật nuôi trong nhà rất gần gũi với chúng ta cũng lần lượt
được xuất hiện trong tác phẩm Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn nó quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
(Tiếng Việt 1, tập 2)
Một con vật rất có ích và gắn liền với thời gian làm việc của người
nông dân xưa, nhờ có nó, nhân dân ta dậy sớm, hăng hái ra đồng làm việc. Đó
là con gà – người bạn của nhà nông.
Ò ó o
Ò ó o
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe


Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
(Tiếng Việt 1, tập 2)
19
Trâu là con vật gắn liền với việc đồng áng của người nông dân Việt
Nam. Người xưa có câu: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” cũng để chỉ sự
gắn bó ấy. Trước đây, khi chưa có các máy móc hiện đại thì trâu là con vật
không thể thiếu. Nó đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân. Con trâu lúc
còn nhỏ thì gọi là con nghé. Trong văn học, nghé con cũng được miêu tả một
cách rất dễ thương, ngộ nghĩnh trong bài thơ Thi Nghé.
Nghé hôm nay đi thi
Cũng dậy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ đi
Nghé vừa đi vừa nhảy
Thi nghé gầy nghé béo
Toàn hợp tác xã nhà
Nghé xem chừng cũng hiểu
Chạy tung tăng tung ta
Vui sao đàn nghé con
Miệng chúng cười mủm mỉm
Mắt chúng ngơ ngác tròn
Nhìn tay người giơ đếm
Cả một đàn nghé béo
Con nào hơn con nào
Chờ lâu nghé khó chịu
Chạy vụt lên đồi cao.
(Huy Cận)
Ngoài ra, đối tượng nhân vật con vật còn là các loài thú, các loài chim

sống trong rừng. Có thể kể đến những con vật tương đối nguy hiểm như: Sư
tử, Sói, Cáo, hay hiền lành hơn như Thỏ, Sóc, Ngựa, Lừa có các loài chim
như Công, Quạ, Sẻ, Sơn Ca
20
Các con vật sống trong tự nhiên luôn tìm mọi cách sinh tồn, tồn tại. Nó
dùng mọi cách, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm được thức ăn, nước
uống, duy trì sự sống. Ví như con Quạ đã dùng trí thông minh của mình để
uống được nước trong lọ và thoát khỏi cơn khát: “Nhìn chung quanh, quạ
thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một
viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả
vào bình. Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể
thò mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã
có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây
nghỉ ngơi”. Hay để tránh cái rét ở phương bắc, thiên nga bay vào phương
nam. Trên đường đi vì thiên nga con quá yếu nên nó đành gửi con ở nhà vịt.
Thế nên mới có chuyện đàn vịt thấy thiên nga con khác biệt và xem là con vịt
xấu xí mà không biệt rằng thiên nga là con vật tượng trưng cho vẻ đẹp thanh
cao, quyền quý. Nhờ sự lém lỉnh, nhanh nhảu và thông minh của mình, Sẻ đã
thoát chết. Khi bị Mèo chộp được “sẻ hoảng lắm nhưng nó nén sợ, lễ phép
nói:
- Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại
không rửa mặt?
Nghe vậy, mèo bèn đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép.
Thế là sẻ vụt bay đi.” [13; tr 70]
Trong suy nghĩ mọi người Thỏ là con vật thông minh, nhanh nhẹn. Thế
nhưng cũng có lúc Thỏ nhát gan, lại có tính hay khoe khoang, khoác lác “một
hôm vô tình Thỏ ta gặp Sư Tử, trong bụng rất sợ sệt, không dám lại gần
nhưng cũng chẳng dám chạy sợ làm kinh động Thỏ dò xét thấy sao Sư Tử
cứ im lìm bất động, Thỏ đâu ngờ rằng Sư Tử hôm nay vừa mới ăn xong
nguyên con nai tơ bụng no căng cứng nên không thèm ăn thêm con Thỏ bé

tẹo kia, Thỏ ta bạo gan lại nằm kế bên Sư Tử, thú rừng đi ngang qua thấy vậy
rất thán phục,tỏ vẽ kinh ngạc. Mấy hôm sau Thỏ đi đâu cũng khoe là bạn của
Sư Tử, từng ăn chung ngủ chung với chúa sơn lâm” [12; tr 45]
21
Ở hệ thống nhân vật con vật, chúng ta bắt gặp vô số hình ảnh, tính cách
khác nhau. Chú mèo lười biếng, ngộ nghĩnh, chú ngựa hiền lành, thông minh,
thỏ nhút nhát nhưng có tính khoe khoang, sói và cáo thì độc ác, tinh ranh, cá
sấu thì luôn lừa bịp, giả tạo. Mỗi nhân vật đều mang một tính cách riêng
không lẫn vào đâu được, chính điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho thế
giới loài vật và thôi thúc các em tìm hiểu, khám phá.
1.2.2 Nhân vật cỏ cây, hoa lá
Có thể nói, cây tre là loài cây gắn bó với người dân Việt Nam ta từ lâu
đời, cây còn là sự biểu tượng cho sự đoàn kết, đùm bọc, che chở lẫn nhau, tre
cũng chịu khó, vượt gian khổ sống dậy. Tre mang đầy đủ những phẩm chất tốt
đẹp của người Việt Nam. Vì thế, đã có không ít bài thơ viết về tre.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

22
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc, có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(Nguyễn Duy)
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Có một
chốn bình yên để chúng ta tìm về khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên
kia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều. Đó là quê hương với lũy tre làng
từng vươn những cánh tay dài vẫy chào người ra đi và đón chào người trở lại.
Đằng sau đó có bao nhiêu nước mắt những mẹ già tiễn con ra trận. Có ánh
mắt người vợ trẻ đăm đắm đợi bình minh khi biết chồng mình đã hy sinh vì
Tổ quốc. Và trên những ngã đường quê, người dân vẫn thảnh thơi đi cày bừa -
cấy - gặt. Những vụ mùa bội thu được tính bằng mồ hôi, nước mắt, trong
những bát cơm gạo tám thơm lừng có cả giá rét mùa đông hối thức. Chuyện
23

với làng quê vừa thân thương vừa gần gũi. Ai xa quê mà chẳng rằng quê
hương là nơi bình yên và lắng đọng mỗi lúc tìm về
Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim
(Nguyễn Công Dương)
Dẫu đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng đất nước và tới ngày
nay nông thôn ta đang từng bước đi lên trên con đường hiện đại, văn minh, thì
hình bóng một cây đa làng vẫn luôn gợi cho chúng ta những xúc cảm rất đỗi
thân thương về quê hương xứ sở. Cây đa gần gũi, bình dị mãi là biểu trưng
gắn bó của những làng quê Việt, đặc biệt là nông thôn Bắc bộ. Xù xì, rậm rạp
nhưng lừng lững, uy nghiêm và vô cùng thân thuộc là những tính từ mà người
dân làng tôi vẫn tự hào khi nói về cây đa đã có hàng trăm năm tuổi này. Tuổi
trẻ đầy ắp những kỷ niệm khó phai gắn với gốc đa làng. Đó là những trưa hè
oi ả cùng nhau tung tăng vui đùa dưới gốc đa với những trò chơi của thời thơ
ấu. Đám trẻ lành hiền thì trèo cây hái quả, bẻ lá làm trâu.
Bóng mát của cây đa vô hình chung đã trở thành một trong những tụ
điểm văn hoá của làng. Đó là nơi tụ họp của bà con không chỉ mỗi khi làng
vào đám mà cả những ngày mùa hối hả. Người làng về đây nghỉ ngơi, mời
nhau bát nước chè xanh, miếng trầu cánh phượng, vừa hưởng chút gió hiu hiu
từ cánh đồng thổi lại, vừa trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, làm
quên đi nỗi vất vả và cái nóng như thiêu của buổi chiều hè. Đây còn là loài
cây tượng trưng cho sự thanh bình, yên ả của làng quê Việt.
Còn rất nhiều loài cây cỏ, hoa lá được đưa vào các tác phẩm văn học và
hình tượng của nó cũng hết sức ý nghĩa. Điển hình là truyện Sự tích cây vú

24
sữa trong đó, cây vú sữa là hình tượng của người mẹ ngày đêm mong ngóng,
chờ đợi con về, quá đau buồn mà kiệt sức hoá thành. “Kỳ lạ thay, cây xanh
bỗng run rẩy, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín.
Một quả rơi vào lòng cậu bé, cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra
ngọt như dòng sữa mẹ. Cậu bé nhìn lên tán lá và òa khóc. Cây xòa cành ôm
lấy như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu ai cũng
thích, họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.” [14; tr 96]
Kể đến tình bạn thì có bông hoa cúc trắng. Với mong muốn tự do, hoà
mình với thiên nhiên, chim sơn ca và bông cúc trắng không chịu được cảnh bị
nhốt trong lồng. Rồi một ngày hoa cũng héo lả đi vì xót thương chim. Đó quả
là một tình bạn tuyệt vời.
Cũng là hoa nhưng bông hoa bằng lăng lại có những suy nghĩ, ý thức
được những việc làm ý nghĩa dành cho Bé Thơ, mong muốn Bé Thơ sẽ nhìn
thấy được bông hoa bằng lăng cuối cùng.
Ta nhận thấy một điều rằng, các nhân vật loài vật đều ngộ nghĩnh, có
những nhân vật hết sức ngây thơ, cũng có những nhân vật chững chạc, người
lớn và rất thông minh. Các nhà văn xây dựng lên những nhân vật loài vật dựa
trên cơ sở là những con người trong xã hội. Văn học có vai trò quan trọng
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ
thơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ
nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm, vốn từ ngữ của
các em phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả
năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi
đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ tiểu học,
sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các
nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được
nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động
đọc và kể lại sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này
giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm

trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.
25

×