Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.44 MB, 223 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án
là trung thực. Những kết quả trong luận án chưa từng được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Hồng Đình Hương


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các Thầy Cô
giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội, Viện Kế toán - Kiểm toán và tập
thể cán bộ Viện đào tạo Sau đại học của trường.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người
hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang đã nhiệt tình hướng dẫn và
động viên tác giả hồn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các trường đai học ngồi cơng
lập đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn cũng như trả lời các phiếu điều tra và cung
cấp các thơng tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện, chia sẻ khó khăn và ln động viên tác giả trong quá
trình học tập và thực hiện luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Hồng Đình Hương


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, MƠ HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..................................................... ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Dự kiến các kết quả đạt được..................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................................................... 5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu .................................................................... 5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ................................................................ 5
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước............................................................... 13
1.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án .................................................................. 22
1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 22
1.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ......................................................... 23
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống ............................................................... 24
1.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .................................................................. 25
1.2.5. Cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu ............................................................ 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ ........................................... 28
2.1. Tổng quan về tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh
dịch vụ ............................................................................................................................ 28
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng đến tổ chức kế tốn
quản trị chi phí ............................................................................................................... 28


2.1.2. Bản chất tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch

vụ ..................................................................................................................................... 30
2.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị
kinh doanh dịch vụ ......................................................................................................... 32
2.1.3.1. Yêu cầu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch
vụ ..................................................................................................................................... 32
2.1.3.2. Nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh
dịch vụ ............................................................................................................................. 32
2.2. Nội dung tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch
vụ ..................................................................................................................................... 33
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch
vụ ..................................................................................................................................... 34
2.2.1.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế tốn tài chính ........... 34
2.2.1.2. Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị độc lập với kế tốn tài chính ............ 35
2.2.1.3. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn tài chính và kế tốn quản trị hỗn hợp ............ 36
2.2.2. Tổ chức các nội dung kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh
dịch vụ ............................................................................................................................. 37
2.2.2.1. Tổ chức nhận diện chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ ....................... 37
2.2.2.2. Tổ chức xây dựng hệ thống định mức và dự tốn chi phí.................................. 41
2.2.2.3. Tổ chức các phương pháp xác định chi phí trong các đơn vị kinh doanh dịch
vụ ..................................................................................................................................... 43
2.2.2.4. Tổ chức phân tích thơng tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định trong
các đơn vị kinh doanh dịch vụ ........................................................................................ 47
2.2.2.5. Tổ chức lập báo cáo kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị kinh doanh
dịch vụ ............................................................................................................................. 51
2.2.3. Sử dụng thông tin kế tốn quản trị chi phí để đo lường và đánh giá thành
quả hoạt động ................................................................................................................. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 56


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGỒI CƠNG LẬP TẠI VIỆT NAM ......... 57
3.1. Tổng quan về các trường đại học ngồi cơng lập của Việt Nam ....................... 57
3.1.1. Lịch sử phát triển các trường đại học ngồi cơng lập của Việt Nam ................ 57
3.1.2. Khái quát về đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy của các trường đại
học ngồi cơng lập ......................................................................................................... 59
3.1.2.1. Đặc điểm hoạt động của các trường đại học ngồi cơng lập ............................. 59
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản trị của các trường đại học ngồi cơng lập ...................... 62
3.1.3. Đặc điểm cơ chế tài chính và cơng tác kế tốn của các trường đại học
ngồi cơng lập ................................................................................................................ 66
3.1.3.1. Đặc điểm cơ chế tài chính của các trường đại học ngồi cơng lập .................... 66
3.1.3.2. Đặc điểm kế toán của các trường đại học ngồi cơng lập .................................. 67
3.2. Thực trạng tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại học ngồi
cơng lập tại Việt Nam .................................................................................................... 69
3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế tốn quản trị chi phí .......................................... 69
3.2.2. Thực trạng tổ chức các nội dung kế tốn quản trị chi phí trong các trường
đại học ngồi công lập tại Việt Nam ............................................................................. 70
3.2.2.1. Thực trạng tổ chức nhận diện chi phí................................................................. 70
3.2.2.2. Thực trạng tổ chức xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí ................ 73
3.2.2.3. Thực trạng tổ chức xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí ....................... 80
3.2.2.4. Thực trạng tổ chức phân tích thơng tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết
định trong các trường đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam ........................................... 83
3.2.2.5. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí trong các
trường đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam ................................................................... 91
3.2.3. Thực trạng sử dụng thông tin kế tốn quản trị chi phí để đo lường và đánh
giá thành quả hoạt động ................................................................................................ 91
3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại
học ngồi cơng lập tại Việt Nam .................................................................................. 92
3.3.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 92



3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 93
3.3.2.1. Hạn chế ............................................................................................................... 93
3.3.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................................... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 97
CHƯƠNG 4. HỒN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGỒI CƠNG LẬP TẠI VIỆT NAM ......... 98
4.1. Định hướng phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam trong những
năm tới ............................................................................................................................ 98
4.1.1. Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới ........................................... 98
4.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đại học của Việt Nam. .................................... 99
4.2. Những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các
trường đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam ............................................................. 101
4.2.1. Yêu cầu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các trường đại học ngồi
cơng lập tại Việt Nam ................................................................................................... 101
4.2.2. Nguyên tắc tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại học ngồi
cơng lập tại Việt Nam ................................................................................................... 102
4.3. Giải pháp hồn thiện tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại
học ngồi cơng lập tại Việt Nam ................................................................................ 103
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế tốn quản trị .................................... 103
4.3.2. Giải pháp hồn thiện về tổ chức các nội dung kế toán quản trị chi phí ......... 105
4.3.2.1. Hồn thiện tổ chức nhận diện chi phí............................................................... 105
4.3.2.2. Hồn thiện tổ chức xây dựng hệ thống dự tốn chi phí ................................... 108
4.3.2.3. Hồn thiện về tổ chức xác định giá phí ............................................................ 111
4.3.2.4. Hồn thiện việc phân tích thơng tin kế tốn quản trị chi phí phục vụ cho
việc ra quyết định trong các trường ĐHNCL. ............................................................... 119
4.3.2.5. Hoàn thiện về tổ chức lập hệ thống báo cáo kế tốn quản trị chi phí trong
các trường đại học ngồi cơng lập ................................................................................ 123
4.3.3. Hồn thiện tổ chức sử dụng thơng tin kế tốn quản trị chi phí để đo lường
và đánh giá thành quả hoạt động ................................................................................ 129



4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp ...................................................................... 134
4.4.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................... 134
4.4.2. Về phía các trường đại học ................................................................................ 135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 138
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 141


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đầy đủ tiếng Việt

Đầy đủ tiếng Anh

ABC

Chi phí theo hoạt động

Activity Based Costing

BSC

Thẻ điểm cân bằng

Balanced scorecard


CVP

Phân tích mối quan hệ chi phí,
sản lượng và lợi nhuận

ĐHNCL

Đại học ngồi cơng lập

ERP

Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp

KTQT

Kế toán quản trị

KTQTCP

Kế toán quản trị chi phí

KTTC

Kế tốn tài chính

NCKH

Nghiên cứu khoa học


NCL

Ngồi cơng lập

QCCTNB

Quy chế chi tiêu nội bộ

TSCĐ

Tài sản cố định

Enterprise Resource Planning


ii

DANH MỤC BẢNG, MƠ HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Bảng:
Bảng 2.1: Cấp bậc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và giáo dục đại học ................. 46
Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại các trường đại học
ngồi cơng lập tại Việt Nam.......................................................................................... 72
Bảng 3.2: Bảng dự tốn kinh phí lớp kế tốn trưởng khóa 12 ...................................... 80
Bảng 3.3: Phiếu tính giá thành sản phẩm đào tạo ........................................................ 82
Bảng 3.4: Báo cáo quyết tốn kinh phí, lớp kế tốn trưởng khóa 12 ............................ 84
Bảng 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 ........................................ 84
Bảng 3.6: Báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, lớp KT210 ........................................... 86
Bảng 3.7: Bảng kết quả hoạt động thu – chi hoạt động đào tạo, lớp quản trị kinh
doanh liên kết với đại học Tây Bắc Hoa Kỳ ................................................................. 87

Bảng 3.8: Bảng dự tốn kinh phí đào tạo, lớp kế tốn trưởng khóa 12 ........................ 89
Bảng 4.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động và theo mối quan hệ với
đối tượng chịu chi phí ................................................................................................. 106
Bảng 4.2: Mẫu dự toán theo thời gian ......................................................................... 109
Bảng 4.3: Mẫu dự toán linh hoạt ................................................................................. 110
Bảng 4.4: Mẫu quyết tốn kinh phí đề tài, dự án ........................................................ 111
Bảng 4.5: Mẫu báo cáo tình hình sử dụng kinh phí đề tài, dự án hoàn thành ............. 112
Bảng 4.6: Bảng hoạt động và chi phí hoạt động ......................................................... 115
Bảng 4.7: Chi phí cho từng khóa học thuộc hai khoa có mức sử dụng nguồn lực
khác nhau - Mơ hình chi phí theo hoạt động............................................................... 116
Bảng 4.8: So sánh chi phí cho từng khóa học giữa phương pháp truyền thống và
phương pháp ABC....................................................................................................... 116
Bảng 4.9: Mẫu Báo cáo chi phí đào tạo theo bậc học ................................................. 118
Bảng 4.10: Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện dự tốn chi phí .................................... 124
Bảng 4.11: Mẫu Báo cáo tổng hợp thu chi.................................................................. 125
Bảng 4.12: Mẫu Báo cáo hoạt động ............................................................................ 125


iii

Bảng 4.13: Mẫu Báo cáo thu-chi hoạt động đào tạo ................................................... 127
Bảng 4.14: Mẫu Báo cáo tổng hợp chi phí hoạt động nghiên cứu khoa học .............. 128
Bảng 4.15: Báo cáo kết quả hoạt động của toàn trường ............................................. 129
Bảng 4.16: Báo cáo Kết quả hoạt động theo bộ phận ................................................. 129
Bảng 4.17. Bảng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng phương
pháp thẻ điểm cân bằng ............................................................................................... 131
Mơ hình, sơ đồ:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thơng tin tổ chức kế tốn quản trị chi phí ........................................... 31
Mơ hình 2.1: Mơ hình bộ máy kế tốn quản trị - kế tốn tài chính kết hợp ................. 35
Mơ hình 2.2. Mơ hình bộ máy kế tốn quản trị độc lập kế tốn tài chính .................... 36

Mơ hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy KTQT và KTTC theo kiểu hỗn hợp .................... 36
Mơ hình 2.4: Mơ hình xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ................................ 45
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quá trình ra quyết định ................................................................... 48
Mơ hình 2.5: Mơ hình tổng qt phân tích biến động chi phí ...................................... 49
Mơ hình 2.6: Mơ hình thẻ điểm cân bằng vận dụng vào đơn vị KDDV...................... 54
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị các trường đại học ngồi cơng lập ........... 65
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn các trường đại học ngồi cơng lập ............ 68
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán quản trị chi phí trong trường ĐHNCL ..................... 69
Mơ hình 4.1: Mơ hình tổ chức kế tốn quản trị theo kiểu hỗn hợp trong các trường
đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam ........................................................................... 103
Mơ hình 4.2 : Mơ hình chi phí theo hoạt động cho các trường đại học ...................... 114
Mơ hình 4.3: Mơ hình BSC vận dụng vào quản trị các trường ĐHNCL ở VN .......... 130


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới đang biến đổi rất nhanh và vơ cùng
sâu sắc trên mọi phương diện, địi hỏi chúng ta phải kịp thời nhận thức lại phương
pháp GDĐH hiện nay đã không phù hợp với thực tại nữa. Có thể nói xu hướng thay
đổi này là: đại chúng hóa, thị trường hóa, tư nhân hóa, số hóa. Nguồn gốc của thay
đổi đó từ sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế và sự phát triển nhanh của khoa học
cơng nghệ. Chính phủ các nước, một mặt nhận thức rõ tầm quan trọng của GDĐH,
một mặt không đủ nguồn lực công để đáp ứng, đã thúc đẩy các trường năng động
hơn, đáp ứng tích cực hơn và hệ quả là làm cho bản chất của nhà trường thay đổi
một cách sâu sắc.
Ở Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, GDĐH NCL đã đạt được mức tăng trưởng
về số lượng. Từ năm 1993 đến nay đã có 61 trường đại học và 30 trường cao đẳng

NCL ra đời, tổng số sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng NCL đang
chiếm khoảng 14% tổng số sinh viên trong cả hệ thống. Chiến lược phát triển giáo
dục 2009-2020 có đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt đến con số 40% tổng số sinh
viên học trong các trường NCL. Tuy nhiên, mục tiêu này rất khó đạt được, nếu nhìn
vào xu thế các năm gần đây, tỷ trọng sinh viên vào học tại các trường NCL chẳng
những không tăng, mà cịn giảm, đến mức có ngành buộc phải đóng cửa. Nhìn vào
cả hệ thống giáo dục NCL thì kết quả đào tạo không mấy sáng sủa, do hệ thống tăng
trưởng quá nóng, việc đầu tư cho chất lượng không theo kịp. Con số 72.000 cử
nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong Quý 4-2013 là một tín hiệu báo động. Nhiều doanh
nghiệp cho biết, họ phải thực hiện tái đào tạo có khi một vài năm, thì những người
tốt nghiệp ĐH mới có thể làm được việc.
Tuy nhiên có nhiều trường ĐHNCL được coi là thành công, các trường thể
hiện được sự khác biệt của mình với cả các trường cơng lập và ngồi cơng lập khác
và những khác biệt này đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của xã hội mà các trường
công lập kém năng động không đáp ứng được. Với ưu thế về khả năng ngoại ngữ và


2

môi trường năng động của nhiều sinh viên quốc tế. Minh chứng cho các trường
thành cơng đó là đại học FPT, đại học Thăng Long, đại học Hoa Sen…
Một trong những yếu tố giúp các trường ĐHNCL thành công là do quản trị
chuyên nghiệp. Đứng đầu trong trong các trường này là FPT, Thăng Long trong
chiến lược xây dựng hệ thống quản trị theo mơ hình quốc tế, quản trị chi phí tốt, rõ
ràng. Thể hiện của việc quản trị tốt là việc có một hệ thống tài chính lành mạnh.
Đứng trước những khó khăn chung về chất lượng đào tạo ĐHNCL hiện nay,
nhiệm vụ cấp bách của các nhà quản trị giáo dục đại học là phải nâng cao chất
lượng, coi đây là nhiệm vụ chiến lược quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
các trường ngoài cơng lập hiện tại và tương lai. Để góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo đại học và kinh nghiệm quản trị chi phí tốt từ các trường đại học của các

nước phát triển coi tổ chức kế toán quản trị chi phí là một trong cơng cụ quản lý hữu
hiệu nâng cao chất lượng đào tạo. Nhìn nhận từ thực tế các trường ĐHNCL tại Việt
Nam hiện tại chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả thơng tin kế tốn quản trị chi
phí trong các quyết định tuyển sinh, đào tạo với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã
hội về chất lượng đào tạo.
Để tổ chức tốt kế tốn quản trị chi phí trong các trường ĐHNCL và coi nó
như một cơng cụ cung cấp thơng tin cho công tác quản trị để đưa ra các quyết định
đúng đắn và phù hợp với từng hoạt động đào tạo cụ thể. Do vậy, các trường
ĐHNCL phải xây dựng cho mình một hệ thống kế tốn quản trị chi phí phù hợp với
đặc thù của từng trường và khu vực như vậy hoạt động giáo dục và đào tạo mới có
hiệu quả.
Chính vì vậy nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các
trường đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam” là đề tài mang tính thời sự, có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện tổ chức KTQTCP tại các trường ĐHNCL tại Việt Nam, đề tài
nhằm vào các mục tiêu sau:


3

- Hệ thống hóa lý luận về tổ chức KTQTCP trong các đơn vị kinh doanh dịch
vụ (trường đại học ngồi cơng lập, một đặc thù của đơn vị kinh doanh dịch vụ đào
tạo) trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng tổ chức KTQTCP tại các trường ĐHNCL tại Việt Nam
hiện nay thông qua số liệu khảo sát trong những năm qua, minh chứng cho một số
trường tiêu biểu.
- Hoàn thiện tổ chức KTQTCP trong các trường ĐHNCL tại Việt Nam để
phù hợp với đặc điểm hoạt động, cơ chế tài chính và đáp ứng nhu cầu thông tin của

nhà quản trị trong điều kiện cạnh tranh và phát triển nền giáo dục đại học hiện nay.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đuợc mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải trả lời đuợc các câu hỏi:
- Những nội dung nào của tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị
kinh doanh dịch vụ (các trường đại học đào tạo, nghiên cứu khoa học) khác biệt với
các doanh nghiệp sản xuất?
- Thực trạng các trường ĐHNCL tại Việt Nam đã tổ chức kế toán quản trị chi
phí ở mức độ nào, trong giai đoạn hiện tại?
- Tổ chức kế tốn quản trị chi phí như thế nào để phù hợp với đặc điểm hoạt
động của các trường ĐHNCL tại Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đại học trong xu thế hội nhập toàn cầu?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các
trường ĐHNCL theo hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống
thông tin KTQTCP. Các nội dung tổ chức KTQTCP được phân tích trên cơ sở các
luận cứ khoa học và thực chứng tại các trường ĐHNCL, một mơ hình tự chủ tài
chính hoàn toàn.

* Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Các tài liệu nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí tại các trường
ĐHNCL tại Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ 2009-2014.


4

- Về không gian: Nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí tại các trường ĐHNCL
ở Việt Nam, đó là các trường đại học của Việt Nam trong nước có kinh nghiệm

trong quá trình đào tạo, hoạt động liên tục và phát triển.

5. Dự kiến các kết quả đạt được
Luận án mong muốn sẽ đạt được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa và nâng cao lý luận về tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong
các đơn vị kinh doanh dịch vụ.
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các
trường ĐHNCL tại Việt Nam. Sử dụng các công cụ đo lường định tính và định
lượng để đánh giá và phản ánh thực trạng của việc tổ chức kế toán quản trị chi phí
trong các trường ĐHNCL tại Việt Nam, từ đó tìm ra ngun nhân của những hạn
chế trong việc tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các
trường ĐHNCL tại Việt Nam trong mối liên hệ với nhu cầu thông tin của nhà quản
trị các đơn vị này.
- Đề xuất những giải pháp hồn thiện tổ chức kế tốn quản trị chi phí để phù
hợp với đặc điểm hoạt động của các trường ĐHNCL tại Việt Nam nhằm đáp ứng
nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong điều kiện hiện nay.

6. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
của luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các đơn vị
kinh doanh dịch vụ
Chương 3: Thực trạng tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại
học ngồi cơng lập tại Việt Nam
Chương 4: Hồn thiện tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại
học ngồi cơng lập tại Việt Nam


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trong ba thập kỷ qua, tổ chức kế toán quản trị (KTQT) đã đưa ra một số triết
lý, công cụ và kỹ thuật, phương pháp tiên tiến. Những đóng góp đáng chú ý nhất
bao gồm: Phương pháp kỹ thuật linh hoạt, thẻ điểm cân bằng, KTQT chiến lược,
KTQT về môi trường và phát triển bền vững. Để thay đổi tổ chức KTQT theo kịp
với các cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin và sản xuất cũng như môi trường
cạnh tranh mới đã có những nghiên cứu sâu rộng trong KTQT nhằm mục đích thay
đổi vai trị KTQT truyền thống trong xác định chi phí và kiểm sốt tài chính với vai
trò tinh vi hơn trong việc tạo ra giá trị.
Các nghiên cứu có thể nhóm thành ba nhóm chính. Mỗi nhóm tập trung
nghiên cứu một chủ đề cụ thể, nhưng có sự đan xen trong những đóng góp giữa các
nhóm khác nhau, vì đây là bản chất của KTQT. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về sự
thay đổi của tổ chức KTQT; Nhóm thứ hai nghiên cứu các kỹ thuật trong tổ chức
KTQT chi phí và cơng cụ kiểm sốt, quản trị hiệu quả; Nhóm thứ ba nghiên cứu
ứng dụng tổ chức KTQTCP trong các lĩnh vực cụ thể.
Nhóm thứ nhất: Sự thay đổi của tổ chức kế toán quản trị
Vai trị, chức năng tổ chức kế tốn quản trị đã thay đổi với sự tác động của
công nghệ mới, đặc biệt là các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning - ERP) và sự thay đổi tổ chức. Tổ chức đang chịu áp
lực quản trị phức tạp như giảm chi phí và sử dụng chuyên gia tài chính để gia tăng
hiệu quả. Chức năng KTQT dự kiến chuyển đổi từ tập trung xử lý giao dịch đối tác
kinh doanh với một khả năng hỗ trợ quyết định cao [57]. Các tổ chức đang sử dụng
các cách thức khác nhau để thích ứng với cấu trúc và quy trình hoạt động nhằm hỗ
trợ các chiến lược mới trong thị trường cạnh tranh toàn cầu. Điều này đặt ra câu hỏi
về chức năng KTQT - các chức năng KTQT cần phải làm gì, làm thế nào để KTQT



6

làm được điều đó và ai nên làm nó và ở đâu? Những thay đổi về cấu trúc và quy
trình hoạt động của tổ chức cũng ảnh hưởng và yêu cầu về kỹ năng đối với người
làm kế toán.
Mối quan hệ giữa thay đổi về mặt tổ chức và thay đổi trong kế toán quản trị
đã dẫn đến sự xuất hiện rộng rãi của hàng loạt cơng trình nghiên cứu học thuật, với
nhiều cách giải thích khác nhau về mặt lý thuyết và phương pháp. Xem xét tổ chức
KTQT là một quá trình phụ thuộc vào các yếu tố như mục tiêu tổ chức, công nghệ
kinh doanh, môi trường kinh doanh… [49]. Các cơng trình điều tra trước đây cho
chúng ta thấy sự thay đổi trong tổ chức kế toán quản trị bắt nguồn từ những thay đổi
trong tổ chức và doanh nghiệp [44].
Trong cuốn sách kinh điển của mình, Morgan (1986) đã đề xuất nhiều cách
khác nhau để hình ảnh hóa các tổ chức dựa trên hệ thống văn hóa và chính trị, các
bộ phận, máy móc ... Hình ảnh gắn liền với kế toán quản trị truyền thống có lẽ là
mơ hình máy móc. Trong mơ hình này, vai trị của kế tốn quản trị được thể hiện rất
rõ trong việc tổ chức phân đoạn thứ bậc. Theo đó tổ chức thường được định nghĩa
rộng rãi theo trách nhiệm kế tốn quản trị của mình. Vì vậy, thơng thường các phân
đoạn gồm có trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Thuật ngữ
tổ chức là một trong những bộ phận và thông tin được coi là luân chuyển theo chiều
dọc nếu xét về báo cáo phân cấp và kiểm soát quản trị. Trọng tâm là về cấu trúc của
tổ chức, thường tập trung vào q trình tổ chức [48]. Như vậy, có thể nói cấu trúc tổ
chức hình thành bối cảnh kế tốn quản trị.
Nhóm thứ hai: Các kỹ thuật trong tổ chức kế tốn quản trị chi phí và
cơng cụ kiểm sốt, quản trị hiệu quả
* Thẻ điểm cân bằng (BSC) - Cơng cụ kiểm sốt và quản trị hiệu quả
BSC cho phép việc kinh doanh chuyển đổi chiến lược tổ chức tổng thể thành
quản lý hiệu quả. BSC là một hệ thống đo lường hiệu suất, một hệ thống quản trị

chiến lược [67], và một công cụ thông tin liên lạc [68]. Độc lập với đo lường tài
chính, đó là bản chất của BSC, nó cũng nhấn mạnh: Vai trị của khách hàng; Quy
trình nội bộ; Đổi mới và học tập.


7

Giới thiệu của BSC trong một cơ sở giáo dục địi hỏi giảng viên làm việc
cùng nhau. Nó bắt đầu với các giám sát viên cao cấp, người có trách nhiệm hoạch
định chính sách và thực hiện trong một hệ thống phân cấp từ trên xuống dưới. Cuối
cùng, sự ra đời của BSC sẽ tạo ra một liên kết nguyên nhân và kết quả liên quan đến
thông tin phản hồi từ các thành viên là nhân viên và giao tiếp giữa các bộ phận chức
năng tương ứng. Năm nguyên tắc cơ bản có liên quan đến việc thành lập BSC như
một phần của chiến lược cốt lõi trong một tổ chức [68]: (1) Chuyển hóa chiến lược
thành các giai đoạn vận hành; (2) Gắn các tổ chức với chiến lược; (3) Làm cho
chiến lược trở thành một phần của tất cả công việc hàng ngày của mọi người; (4)
Làm cho chiến lược là một quá trình liên tục; (5) Huy động sự thay đổi thông qua
lãnh đạo.
Biện pháp được thực hiện dựa trên cốt lõi của hệ thống BSC và một bản đồ
chiến lược là công cụ tốt nhất để vận hành BSC [69]. Một BSC đầy đủ và có hiệu
quả phải có PMIS thích hợp [69]. PMIS được sử dụng để đánh giá kết quả của mục
tiêu chiến lược và đảm bảo rằng việc hoàn thành hoạt động chiến lược tổng thể là
khả thi . Nó cũng có thể cung cấp hướng cho nhân viên về cách họ có thể đóng góp
cho một tổ chức để đạt được mục tiêu tổng thể (Niven, 2002). Trong lĩnh vực giáo
dục, mỗi trường sẽ cần phải thiết lập năng lực cốt lõi của mình trên cơ sở nhiệm vụ
và tầm nhìn, và cũng sẽ cần phải xem xét cả các nguồn lực hiện tại và trên khía
cạnh khả năng cạnh tranh. Chiến lược khác nhau sẽ có mục tiêu chiến lược khác
nhau và PMIS khác nhau. Nếu như thêm các chiến lược hoặc mục tiêu cần đạt được,
tính chất, số lượng các hệ thống PMIS có liên quan cũng sẽ tăng lên.
Liên quan đến việc thực hiện các BSC trong các tổ chức phi lợi nhuận, [69]

báo cáo rằng United Way của Đông Nam New England (UWSENE) là tổ chức phi
lợi nhuận đầu tiên giới thiệu BSC. Như vậy, UWSENE tập trung vào các quan điểm
tài chính và khách hàng đối đãi với các nhà tài trợ như khách hàng mục tiêu. Theo
Kaplan và Norton (2001b), các tổ chức phi lợi nhuận có xu hướng cấu trúc BSC của
họ với sứ mệnh như quan điểm hàng đầu, tiếp theo là quan điểm của khách hàng,
các quan điểm quá trình nội bộ, quan điểm học tập và trưởng thành, và cuối cùng là


8

quan điểm tài chính. Tuy nhiên, Lawrence và Sharma (2002) đã chỉ ra rằng BSC
xây dựng bởi một trường đại học tư, trường đại học DXL, dựa hoàn toàn vào một
BSC mà có sứ mệnh và mục tiêu chiến lược được đặt lên hàng đầu, tiếp theo là
quan điểm tài chính, và sau đó các khái niệm khác. Wilson et al. (2003) quan sát
thấy rằng BSC được thành lập bởi các bộ phận quốc gia Canada của tòa nhà British
Columbia .
Tập đoàn (BCBC) thay đổi một quan điểm theo tài chính trở thành một quan
điểm theo cổ đơng, và đặt hệ thống BSC này trên cùng một mức độ như quan điểm
theo khách hàng. Wilson et al. (2003) cũng lưu ý rằng ba bộ phận quốc gia, cục Xây
dựng công cộng và tài sản Na Uy, Tổng Cục Quản lý Mỹ (GSA), và Hội đồng quản
trị tài sản quốc gia của Thụy Điển (NPB), tất cả đã có BSC hoặc bản đồ chiến lược
như loại hình doanh nghiệp (với quan điểm tài chính được đặt lên hàng đầu), nhưng
Wilson et al. (2003) đã khơng giải thích rằng BSC được thành lập bởi ba bộ phận có
thể có liên quan đến văn hóa tổ chức của các phịng ban thứ mà dự kiến cho họ để
nhấn mạnh vào quản lý hoạt động tài chính cũng như các tổ chức. Đánh giá tài liệu
trên cho thấy bốn quan điểm chính của BSC có thể được điều chỉnh theo nhu cầu
đặc thù của tổ chức. Tuy nhiên, một số tổ chức khu vực công và phi lợi nhuận vẫn
thông qua một cấu trúc BSC tương tự như của các tổ chức kinh doanh.
* Xác định chi phí dựa trên hoạt động một trong các kỹ thuật của tổ chức
kế toán quản trị chi phí

Coy và Goh (1995) ủng hộ việc sử dụng chi phí dựa trên hoạt động (mơ hình
ABC) trong các trường đại học, đặc biệt là phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp.
Họ rất quan tâm đến việc phân bổ các chi phí dựa trên cơ sở duy nhất đó là số lượng
sinh viên. Các tính tốn chi phí mà kết quả được tạo ra từ phương pháp tiếp cận trên
diện rộng thường gây nhầm lẫn vì chúng khơng nắm bắt được mối quan hệ nhân
quả. Coy và Goh cho rằng phương pháp tiếp cận theo mơ hình ABC sẽ xác định
những hoạt động nào liên quan đến bộ phận, phịng, ban nào và những hoạt động đó
ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu và tiêu thụ tài nguyên như thế nào. Coy và Goh


9

(1995) cịn chỉ ra rằng mơ hình ABC giúp tập trung sự chú ý của tổ chức vào việc
cải thiện hoạt động, cái mà sẽ có tác động lớn nhất đến các nguồn phát sinh chi phí.
Gibbon et al (1996) đã nghiên cứu những lợi ích của chi phí dựa trên hoạt
động và vấn đề quản trị trong cả sản xuất và tổ chức dịch vụ. Họ liệt kê các lợi ích
quan trọng mà mơ hình ABC đem lại như sau: Hiểu biết về các hoạt động và chi phí
trong tổ chức; Tiết kiệm chi phí; Tăng cường trách nhiệm tài chính; Cải thiện thơng
tin liên lạc; Cải thiện chức năng kế tốn; Cung cấp tài liệu hữu ích; Thơng tin hỗ trợ
quyết định có liên quan; Ưu tiên các nỗ lực cải tiến; Chất xúc tác cho sự thay đổi;
Giảm thiểu chất thải.
Nhóm thứ ba: Các nghiên cứu ứng dụng tổ chức kế toán quản trị trong
các lĩnh vực cụ thể
* Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị trong lĩnh vực khách sạn - du lịch,
được các tác giả đi sâu nghiên cứu, đã làm rõ sự khác biệt chính giữa các đơn vị
tổ chức sản xuất và dịch vụ; và việc vận dụng mơ hình ABC trong lĩnh vực khác
sạn - du lịch.
Lĩnh vực dịch vụ khách hàng thường được xếp vào nhóm ngành dịch vụ.
Fitzgerald et al. (1991) đã phân loại ngành kinh doanh dịch vụ thành ba nhóm: dịch
vụ chuyên nghiệp, dịch vụ cửa hàng hoặc dịch vụ đại chúng. Sự kết hợp, pha trộn

giữa các nhóm tồn tại và bất cứ cơng ty nào cũng có thể thay đổi theo thời gian bởi
những sự lựa chọn chiến lược. Trong bất kỳ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng có một
sự phức tạp gắn với các yếu tố quyết định sự thành cơng mang tính cạnh tranh và
việc sản xuất các sản phẩm dịch vụ. Kết quả là con đường để đạt được lợi nhuận sẽ
có sự khác nhau giữa ba hình thái dịch vụ này. Q trình dịch vụ khơng chỉ bao hàm
những hàng hóa hữu hình được cung cấp như một phần của dịch vụ mà cịn gồm cả
mơi trường dịch vụ và bản thân q trình dịch vụ đó. Kinh doanh dịch vụ khác với
sản xuất trên năm khía cạnh quan trọng (Lovelock 1992): Tính vơ hình; Tính khơng
đồng nhất; Tính đồng thời; Tính khơng lưu trữ được; Sự tham gia của khách hàng
trong q trình dịch vụ. Lý luận dự phịng chỉ ra việc kết hợp tất cả các thuộc tính
này làm thay đổi mạnh vào thực tiễn kế toán quản trị so với lĩnh vực sản xuất. Có ý


10

kiến cho rằng cơ cấu chi phí của khách sạn nói riêng và tính khơng cất trữ được của
sản phẩm có nghĩa là các khách sạn là các doanh nghiệp đi theo định hướng thị
trường hơn là định hướng chi phí (Kotas 1999).
* Nghiên cứu quản trị hiệu quả trong các tổ chức phi lợi nhuận (NPO).
Một nghiên cứu kế toán quản trị trong 10 năm qua chỉ ra rằng nghiên cứu đo
lường hiệu quả trong lĩnh vực tự nguyện đã bị bỏ rơi so với khu vực tư nhân và khu
vực công cộng, bất chấp vô số lời kêu gọi áp dụng các khái niệm quản trị hoạt động
tư nhân và khu vực công đến khu vực tự nguyện (Moxham và Boaden 2007). Tuy
nhiên, đa số các khung lý thuyết đề xuất tập trung vào đánh giá độc lập của các tổ
chức phi lợi nhuận. Một khuôn khổ quản trị hiệu quả, tập trung vào kích thước hiệu
quả nội bộ của các tổ chức phi lợi nhuận, trong khi thừa nhận ảnh hưởng của các
yếu tố bên trong và bên ngồi, vẫn cịn thiếu. Hơn nữa, có một nhu cầu cho một
khuôn khổ quản trị hoạt động đa ngành ngắn gọn trên những kiến thức từ kế toán
quản trị và quản trị phi lợi nhuận sẽ giúp các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tự
nguyện. Mặc dù sự phát triển và áp dụng các hệ thống đo lường hiệu quả, một số

nhà nghiên cứu đã báo cáo thực trạng khơng thành cơng của hệ thống quản trị hiệu
quả tồn diện trong các tổ chức phi lợi nhuận (Kaplan 2001, Ritchie và Kolodinsky
2003). Đồng thời, có vài khn khổ đo lường hiệu quả giải quyết các nhu cầu cụ thể
của các tổ chức phi lợi nhuận (Micheli và Kennerley 2005). Do đó, cần có một hệ
thống quản trị hiệu quả linh hoạt, nhưng toàn diện cho NPO sẽ bao gồm cả khía
cạnh thủ tục và cấu trúc trong khi xem xét các khía cạnh độc đáo của NPO. Một vài
nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tính hữu dụng của PM trong lĩnh vực tự nguyện
chỉ ra rằng đo lường hiệu quả được sử dụng để giám sát việc sử dụng kinh phí
(Moxham 2010) hoặc là tập trung vào các dự án và chương trình (Campos et al.
2010). Tài liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng yếu tố quyết định tổ chức và thể chế
của phương thức quản trị hiệu quả trong NPO chưa được khám phá toàn diện
(Thomson 2010, Carman 2007). Có vẻ là thiếu các nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của thực tiễn quản lý hiệu suất trên hiệu quả tổ chức và hoạt động trong NPO
(Buckmaster 1999, Lindgren 2001). Hầu hết các bài báo khoa học và nghiên cứu về


11

đo lường hiệu quả trong các tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào tiến bộ lý thuyết
hoặc nghiên cứu định tính. Rõ ràng, cần có nghiên cứu định lượng thực nghiệm
trong hoạt động quản trị các tổ chức.
* Nghiên cứu kế tốn quản trị trong lĩnh vực cơng nghiệp thực phẩm
Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, các tác giả đã đánh giá được vai trò
của KTQT đối với việc đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức (IOPMS).
Beamon (1999, P280) nhận xét rằng các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt
động chuỗi cung ứng hiện tại là khơng đủ bởi vì chúng chủ yếu dựa vào việc sử
dụng các chi phí như một biện pháp đo lường căn bản, chúng thường không phù
hợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức và không chú ý tới tác động của sự không
chắc chắn. Một số nhận xét được đặt ra là thiết kế của hệ thống kế toán không phù
hợp với thực tế của chuỗi cung ứng (Craig 2006). Chuỗi cung ứng có liên quan tới

q trình liên tục chứ không phải là giao dịch riêng lẻ và với dịng chi phí - đặc biệt
là chi phí logistics - hơn là trung tâm chi phí. Chúng theo chiều ngang hơn là theo
chiều dọc và giao cắt với biên giới trong ngồi: "Những khác biệt này làm khó khăn
để phát triển số liệu hiệu quả hoạt động cho việc quản trị chuỗi cung ứng được công
nhận trong cuộc họp hội đồng quản trị và được liên kết với các kế hoạch chiến lược
cơng ty. Số liệu tài chính, trong khi thường được sử dụng, có ứng dụng hạn chế để
cung cấp cải thiện hiệu quả quản trị dây chuyền". (Craig 2006)
Hơn nữa, Gunasekaran (2007, p2820) xác định các vấn đề liên quan đến mối
quan tâm hiện tại với giá trị hợp lý và giá cả chuyển nhượng, nói rằng: “Các biện
pháp kinh doanh truyền thống đã đạt được chủ yếu là tài chính - tỷ lệ đo hồn vốn
đầu tư, dòng tiền và lợi nhuận. Tuy nhiên, các biện pháp thơng thường có những
hạn chế của việc quan tâm đối với bên trong, không bao gồm tài sản vô hình và các
chỉ số tụt hậu. Điều này buộc các nhà nghiên cứu và các công ty xem xét lại các
biện pháp thực hiện và số liệu trong môi trường kinh tế mới”
Một vấn đề đặc biệt nhận thức của người tham gia chuỗi cung ứng thực
phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ở vị trí của nhà cung cấp, đó là rất ít, nếu có, các
cuộc trao đổi tài chính được tổ chức, hãy để một mình thiết lập hoặc tiết lộ các mục


12

tiêu hiệu quả tài chính của khách hàng hoặc các đối tác (CIMA 2009). Trong khi
các số liệu kế toán căn bản có thể được sử dụng trong nội bộ tổ chức, trong hệ thống
đo lường hiệu quả hoạt động cơng ty, có bằng chứng thường là có một sự miễn
cưỡng để chia sẻ thơng tin tài chính và do đó tích hợp các biện pháp kế tốn vào các
thỏa thuận trong nội bộ cơng ty. Có những ví dụ kế toán vãng lai (Mouritsen,
Hansen và Hansen 2001) trong các tài liệu, nhưng điều này dường như được sử
dụng rộng rãi cho mục đích giảm chi phí và mở rộng ra các số liệu cho quá trình ra
quyết định thì không rõ ràng.
Đo lường hiệu suất giữa các tổ chức là một lĩnh vực nghiên cứu đang nổi lên

cho các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu IOPM trong bối cảnh của ngành công nghiệp
thực phẩm, với chuỗi cung ứng phức tạp và rời rạc của nó. Những vấn đề cơ bản
của việc xác định các chỉ số hoạt động quan trọng và các luồng thông tin, nhu cầu
thông tin liên lạc tốt và tin tưởng và tích hợp với cơng nghệ thơng tin hình thành
nền tảng cho các nghiên cứu liên tục. Do vậy, những phương pháp này là rất thiết
thực, là một vấn đề quan tâm đối của các nhà nghiên cứu kế toán quản trị, và hướng
mở cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.
* Nghiên cứu tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại học
Tổ chức kế tốn quản trị chi phí trong các trường đại học gần đây đã được
một số tác giả trên thế giới đề cập đến, với việc ghi nhận về u cầu của một hệ
thống kế tốn chi phí hiệu quả đảm bảo cho các quyết định đúng đắn và phân bổ các
nguồn lực tốt hơn [66]. Với nguồn lực tài chính dành cho các trường đại học ngày
càng trở nên ít ỏi, cần thiết để bù đắp chi phí và các khoản lãi (lỗ) cho tất cả các
khoá học để quản lý các nguồn lực của tổ chức được tốt hơn. Các kết quả điều tra
của Cropper và Cook năm 2000 chỉ ra rằng một loạt các trường đại học khơng hài
lịng với hệ thống kế tốn chi phí của họ và họ đang tìm cách để thay đổi chúng
[61]. Nhận thức được nhu cầu này của các cơ sở giáo dục đại học, Hội đồng tài trợ
cho giáo dục của Anh (Higher Education funding Council for England) (1997) đã
nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn kế toán chi phí cho các cơ sở giáo dục bậc cao
(Higher Eduction Institutions). Ernst & Young (1998, 2000) cũng đã nghiên cứu để


13

đưa ra một phương pháp luận chung về kế toán chi phí cho các cơ sở giáo dục bậc
cao tại Australia [64], [65]. Tương tự như ở Anh và Australia, năm 2000 dưới sự tài
trợ của Pricewaterhouse Coopers, một báo cáo nghiên cứu hướng dẫn áp dụng
phương pháp (mơ hình) ABC trong các trường đại học. Năm 2006, ở Tây Ban Nha,
các tác giả Valderrama T.G và Sanchez R.D.R. đã nghiên cứu và ứng dụng mơ hình
kế tốn chi phí. Theo mơ hình này thì các tác giả đề xuất là kết hợp giữa hệ thống

kế tốn chi phí truyền thống và hệ thống kế tốn chi phí hiện đại – ABC [67].
Một số nghiên cứu trường hợp của các tác giả Goddard A. và Ooi K. năm
1998 và các nghiên cứu của các tác giả McChlery S. và Rolfe T năm 2004 về ABC
áp dụng đối với các trường đại học. Bên cạnh các nghiên cứu trường hợp, các
nghiên cứu về việc ứng dụng ABC trong các trường đại học sử dụng phương pháp
điều tra cũng đã được tiến hành bởi các tác giả Mitchell M. năm 1996, Cropper, P.
and Cook, R. năm 2000. Có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu của các tác giả
trên đã có những nghiên cứu sâu trong việc ứng dụng KTQTCP trong quản trị chi
phí của các trường đại học, đặc biệt là việc áp dụng ABC trong các trường đại học
nhằm quản lý các nguồn lực tài chính của các trường đại học. Các nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng, mặc dù các nghiên cứu trường hợp cho thấy lợi ích rất lớn từ việc áp
dụng ABC trong các trường đại học nhưng các nghiên cứu điều tra lại cho thấy các
trường đại học ứng dụng ABC cịn rất ít và tốc độ ứng dụng là khá chậm.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào do các nhà
khoa học nước ngoài nghiên cứu về tổ chức kế tốn quản trị chi phí cho các trường
đại học ngồi cơng lập.

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về tổ chức KTQT chi phí ở trong nước có thể nhóm thành
hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất nghiên cứu về các kỹ thuật trong tổ chức KTQT chi
phí và cơng cụ kiểm sốt quản trị và quản trị hiệu quả. Nhóm thứ hai nghiên cứu
ứng dụng tổ chức KTQT chi phí trong các lĩnh vực cụ thể;
Nhóm thứ nhất: các kỹ thuật trong tổ chức kế toán quản trị chi phí và
cơng cụ kiểm sốt quản trị và quản trị hiệu quả


14

* Cơng cụ kiểm sốt và quản trị hiệu quả
BSC được đề cập đến nhiều tại Việt Nam vào đầu những năm 2000 thông

qua các hội thảo và một số bài báo giới thiệu về triển khai ứng dụng các mơ hình
quản trị kinh doanh. Sau đó, một số cơng ty tư vấn của nước ngoài bắt đầu chào
hàng để triển khai tại các doanh nghiệp như Deloit, Erns & Young. Một số công ty
tư vấn của Việt Nam cũng đã phát hiện ra tiềm năng và triển vọng của mơ hình nên
đã đầu tư và triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn (Công ty MCG, Viện
Marketing và Quản trị - VMI…). Từ đó đã có một số công ty của Việt Nam đã đi
tiên phong trong việc áp dụng mơ hình BSC như: tập đồn FPT, Phú Thái, Kinh
Đô... Tuy nhiên, qua đánh giá bước đầu cho thấy kết quả đạt được chưa cao, không
như kỳ vọng ban đầu.
Về mặt nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu hầu hết chưa có chiều sâu, chưa
tìm ra được điểm thực sự mới, một số chỉ dừng lại ở cấp độ ứng dụng trong phạm vi
hẹp của một doanh nghiệp. Trong số đó đáng kể đến các nghiên cứu đã được công
bố sau:
“Áp dụng thẻ điểm cân bằng điểm tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam”
(2010) của tác giả Đặng Thị Hương đăng trên tạp chí khoa học đại học Quốc gia Hà
Nội, kinh tế và quản trị kinh doanh 26 (2010) 94-104. Tác giả đã đưa ra 5 điểm
thuận lợi cho việc triển khai BSC trong các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đó là:
(1) Sự chủ động trong đổi mới, tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại; (2) Nhận thức
về vai trò của chiến lược và thực thi chiến lược; (3) Thực hiện cách thức quản lý
theo mục tiêu (MBO); (4) Lực lượng lao động cần cù thông minh và (5) Sự phát
triển của khoa học và cơng nghệ thơng tin. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra 5
điểm khó khăn: (1) Thiếu nhận thức và cam kết từ phía lãnh đạo; (2) Khó khăn
trong việc áp dụng quy trình thực hiện theo mơ hình thẻ điểm cân bằng; (3) Trình
độ học vấn và năng lực quản lý điều hành của các nhà lãnh đạo cịn hạn chế; (4)
Văn hóa của doanh nghiệp chưa chú trọng và (5) khó khăn về tài chính. Tác giả đưa
ra những nhận định trên, nhưng không thấy đề cập đến những cơ sở và lập luận
mang tính khoa học. Bài báo cũng đã giới thiệu tổng quan về mơ hình BSC giúp


15


cho người đọc hiểu hơn về mơ hình này. Tuy nhiên cũng chưa đề cập đến những
điểm khác biệt về BSC áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ nói chung.
“Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu
suất (KPI) vào đánh giá nhân viên” (10/2011) của Tiến sỹ Bùi Thị Thanh trường
Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 172.
Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 107 mẫu là những cán bộ và nhân viên
về các điều kiện để ứng dụng BSC và KPI của công ty vào đánh giá nhân viên tại
cơng ty Liksin dựa trên 4 nhóm điều kiện (1) nguồn nhân lực, (2) quy trình hoạt
động, (3) hệ thống cơ sở dữ liệu và (4) hoạt động đánh giá nhân viên hiện tại. Sau
khi xem xét kết quả đánh giá các điều kiện này, tác giả đã đề xuất quy trình triển
khai áp dụng theo 6 bước (1) xây dựng BSC tổng công ty, (2) triển khai BSC các
cấp, (3) thực hiện mô tả công việc, (4) thiết lập tiêu chí đánh giá, (5) tổ chức thực
hiện đánh giá và (6) báo cáo kết quả đánh giá và lưu hồ sơ. Bên cạnh đó tác giả
cũng đã đề cập đến một số giải pháp hỗ trợ để đảm bảo quy trình đề xuất ở trên
mang tính khả thi. Đây là cơng trình nghiên cứu có chất lượng và được thực hiện
theo quy trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khơng những có ý nghĩa
đối với cơng ty Liksin mà cịn làm cơ sở cho các cơng ty khác tham khảo áp dụng.
Hạn chế của nghiên cứu này là ở phạm vi nghiên cứu của nó, chỉ giới hạn trong một
cơng ty nên khơng có tính đại diện cao.
“Những vấn đề trong triển khai BSC: Một tình huống của Việt Nam” của tác
giả Mai Xuân Thủy đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển số 14, tháng 04/2012.
Nghiên cứu tập trung mơ tả q trình triển khai áp dụng mơ hình BSC tại một cơng
ty kiểm tốn quốc tế chi nhánh tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mơ hình Kasurinen
(2002) và phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) để phân tích và chỉ ra
những rào cản trong quá trình triển khai áp dụng BSC. Tác giả chỉ ra rằng: (1)
Thiếu nhận thức đầy đủ về hệ thống, thiếu sự ủng hộ tài trợ cũng như quan điểm
khác nhau giữa các quản lý cấp cao đã làm cho việc triển khai áp dụng BSC trở nên
phức tạp; (2) Thiếu kiến thức hay đào tạo theo kiểu ép buộc, khoảng cách giữa việc
tham gia và thực tế sử dụng đã làm trì hỗn việc triển khai BSC; (3) Rào cản về



×