Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

các qui định sức khoẻ động vật có chi phối đến hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm cho người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.64 KB, 16 trang )

các qui định sức khoẻ động vật có chi phối đến hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối và
giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm cho người
HỘI ĐỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Căn cứ Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, và đặc biệt Điều 37 của Hiệp ước,
Căn cứ đề xuất của Uỷ ban Châu Âu
(1)
,
Căn cứ ý kiến của Nghị viện Châu Âu
(2)
,
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu
(3)
Trong đó:
(1) Trong bối cảnh thị trường đơn lẻ, các qui định nhằm đảm bảo sức khoẻ động vật đã được
đề ra để chi phối hoạt động thương mại trong Cộng đồng Châu Âu, liên quan đến việc sản
xuất, chế biến, phân phối và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm
thực phẩm cho người từ các nước thứ ba đã bao hàm trong Phụ lục I của Hiệp ước.
(2) Các qui định này đã cho phép loại bỏ được những rào cản thương mại đối với các sản phẩm
có liên quan, từ đó góp phần hình thành thị trường nội địa, đồng thời đảm bảo cho việc bảo
vệ sức khoẻ động vật ở một mức độ cao.
(3) Mục đích của các qui định này là để tránh việc xuất hiện hoặc lây lan các bệnh động vật do
việc đưa ra thị trường các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Các qui định này cũng chứa
đựng những điều khoản chung liên quan đặc biệt đến những hạn chế đưa ra thị trường các
sản phẩm có nguồn gốc từ các vùng/khu vực đã bị nhiễm bệnh của động vật và việc bắt
buộc phải xử lí các sản phẩm có nguồn gốc từ các vùng bị kiểm soát nhằm tiêu huỷ tác
nhân gây bệnh.
(4) Các điều khoản chung này nên được hài hoà để loại bỏ những mâu thuẫn có thể nảy sinh
các qui định cụ thể đảm bảo sức khoẻ động vật được thông qua. Sự hài hoà này cũng sẽ bảo
đảm việc thực hiện các qui định đảm bảo sức khoẻ động vật một cách thống nhất trong
Cộng đồng Châu Âu và cho thấy độ minh bạch lớn trong cấu trúc pháp lý của Cộng đồng
Châu Âu.


(5) Các kiểm tra thú y các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dự kiến sẽ đưa vào kinh doanh
phải được thực hiện theo đúng qui định của Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 89/662/EEC
ngày 11/12/1989 về việc kiểm tra thú y trong hoạt động thương mại trong nội bộ Cộng
đồng Châu Âu nhằm hoàn thiện thị trường nội địa
(4)
. Chỉ thị 89/662/EEC có đưa ra các biện
pháp để chúng vẫn được thực hiện trong trường hợp có rủi ro nghiêm trọng tới sức khoẻ
động vật.
(6) Các sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ ba phải không chứa đựng mối nguy đối về sức
khoẻ động vật cho chăn nuôi của Cộng đồng Châu Âu.
(
1)
OJ C 365 E, 19.12.2000
(
2)
Ý kiến của Nghị viện Châu Âu ngày 15.5.2002
(3)
Ý kiến của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu ngày 28.3.2001
( 4)
OJ L 395, 30.12.1989, trang 13. Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Chỉ thị 92/118/EEC (OJ L 62,
15.3.1993, trang 49).
1
(7) Để đạt được mục đích đó, cần đưa ra các qui trình phòng ngừa việc xuất hiện bệnh dịch của
động vật. Những qui trình đó phải bao gồm việc đánh giá thường xuyên tình hình sức khoẻ
động vật ở các nước thứ ba có liên quan.
(8) Những qui trình này cũng phải được đưa ra để xây dựng các qui định hoặc tiêu chí chung
hoặc cụ thể để áp dụng trong quá trình nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
(9) Các điều khoản có liên quan đến việc nhập khẩu thịt động vật gia súc có móng và các sản
phẩm thịt được sản xuất và chế biến từ nguyên liệu thịt đó đã được nêu tại Chỉ thị của Hội
đồng Châu Âu 72/642/EEC ngày 12/12/1972 về vấn đề thanh tra an toàn vệ sinh và thú y

trong quá trình nhập khẩu bò, lợn, và thịt tươi từ các nước thứ ba
(5)
.
(10) Các qui trình áp dụng đối với việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt có thể được coi là
mẫu để nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc động vật khác.
(11) Kiểm tra thú y đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước thứ ba nhập khẩu
vào Cộng đồng Châu Âu phải được thực hiện theo đúng yêu cầu tại Chỉ thị Hội đồng Châu
Âu số 97/78/EC ngày 18/12/1997 về các nguyên tắc tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm
nhập khẩu từ các nước thứ ba vào Cộng đồng Châu Âu
(6)
; Chỉ thị 97/78/EC về các biện
pháp đảm bảo an toàn trong trường hợp có mối nguy nghiêm trọng tới sức khoẻ động vật.
(12) Phải xét đến các hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) khi thông qua các luật
thương mại quốc tế.
(13) Phải tổ chức thực hiện kiểm tra và thanh tra của Cộng đồng Châu Âu để bảo đảm áp dụng
thống nhất các điều khoản về sức khoẻ động vật.
(14) Các sản phẩm đề cập trong khuôn khổ Chỉ thị này được nêu tại Phụ lục I của Hiệp ước.
(15) Các biện pháp cần thiết để thực hiện Chỉ thị này sẽ được thông qua phù hợp với Quyết định
của Hội đồng Châu Âu 1999/468/EC ngày 28/6/1999 về các qui trình sử dụng quyền lực đã
trao cho Uỷ ban Châu Âu
(1)
.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Phạm vi
Chỉ thị này đề ra các qui định chung về sức khoẻ động vật ở tất cả các công đoạn của quá trình
sản xuất, chế biến và phân phối trong khu vực Cộng đồng Châu Âu và việc giới thiệu các sản
phẩm có nguồn gốc từ động vật và sản phẩm của chúng dùng làm thực phẩm cho người của các
nước thứ ba.
Những qui định này không ảnh hưởng tới các điều khoản đã nêu trong các Chỉ thị 86/662/EEC

và 97/78/EC và các Chỉ thị đã nêu tại Phụ lục 1.
Điều 2
( 5)
OJ L 302, 31.12.1972, trang 28. Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định (EC) số 1452/2001 (OJ L
198, 21.7.2001, trang 11).
(6)
OJ L 24, 30.1.1998, trang 9
(1
)
OJ L 184, 17.7.1999, trang 23
2
Các định nghĩa
Trong khuôn khổ của Chỉ thị này, các định nghĩa nêu tại Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị
viện và của Hội đồng Châu Âu ngày 28/1/2002 qui định các nguyên tắc và yêu cầu chung đối với
luật thực phẩm, thành lập Cơ quan có thẩm quyền về An toàn thực phẩm Châu Âu và quy định
các thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm
(2)
và Chỉ thị 97/78/EC sẽ được áp dụng khi cần thiết.
Các định nghĩa sau cũng sẽ được áp dụng:
1. “tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối” có nghĩa là ở mỗi công
đoạn, từ sơ chế thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cho đến khi lưu kho, vận chuyển, bán
hoặc cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng;
2. “giới thiệu” có nghĩa là đem hàng hoá tới một trong các vùng lãnh thổ đã nêu tại Phụ lục I
của Chỉ thị 97/78/EC để thực hiện các thủ tục hải quan như đã nêu tại Điều 4(16)(a) tới (f)
trong Qui định của Hội đồng Châu Âu (EC) số 2913/92 ngày 12/10/1992 về mã hải quan
của Cộng đồng Châu Âu
(3)
.
3. “cán bộ thú y nhà nước” có nghĩa là một cán bộ thú y có đủ điều kiện để hành nghề, do cơ
quan có thẩm quyền chỉ định;

4. “các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật” có nghĩa là các sản phẩm có được từ động vật và
các sản phẩm của chúng, dùng làm thực phẩm cho người, bao gồm cả động vật sống được
sơ chế cho các mục đích sử dụng này.
CHƯƠNG I
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỨC KHOẺ ĐỘNG VẬT ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ CÁC CÔNG
ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM
CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT TRONG CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
Điều 3
Những yêu cầu chung về sức khoẻ động vật
1. Các Quốc gia Thành viên phải áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo rằng tại tất cả các công
đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trong
Cộng đồng Châu Âu, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không phải là nguyên nhân của
việc lây lan bệnh có thể truyền sang động vật, phù hợp với các điều khoản sau đây.
2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được sản xuất từ các động vật đáp ứng đầy đủ
các điều kiện về sức khoẻ động vật như đã nêu tại các quy định có liên quan của Cộng đồng
Châu Âu.
3. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được sản xuất từ các động vật:
(a) không bắt nguồn từ vùng, doanh nghiệp, vùng lãnh thổ hoặc một phần của vùng lãnh thổ
đang bị áp dụng các các qui định nghiêm ngặt về sức khoẻ động vật đối với các động vật và
các sản phẩm có liên quan, như các qui định tại Phụ lục I;
(2)
OJ L 31, 1.2.2002, trang 1
( 3)
OJ L 302, 19.10.1992, trang 1. Qui định theo lần sửa cuối cùng bởi Qui định (EC) số 2700/2000 (OJ L 311,
12.12.2000, trang 17).
3
(b) trong trường hợp là thịt hoặc sản phẩm thịt, các động vật không qua giết mổ tại doanh
nghiệp mà ở đó động vật đã bị lây hoặc có thể bị lây một trong các bệnh đã nêu tại mục (a),
hoặc thịt móc hàm hoặc các bộ phận cơ thể của các động vật này đã có mặt trong quá trình
giết mổ hoặc sản xuất, trừ trường hợp mọi nghi ngờ đã bị loại bỏ.

(c) trong trường hợp là động vật thuỷ sản nuôi và các sản phẩm thuỷ sản, tuân thủ với Chỉ thị
91/67/EEC
(4)
.
Điều 4
Những điều vi phạm
1. Cho dù có Điều 3 và phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát bệnh đã nêu tại Phụ lục I, các
Quốc gia Thành viên có thể cho phép sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm có nguồn
gốc từ động vật đến từ vùng lãnh thổ hoặc một phần của lãnh thổ đang chịu kiểm soát chặt chẽ
về sức khoẻ động vật nhưng không phải đến từ vùng đã bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm, nếu
cho thấy:
(i) trước khi phải xử lí như theo hướng dẫn dưới đây, các sản phẩm đã được sản xuất, xử lí,
vận chuyển và lưu kho một cách độc lập hoặc vào các thời điểm khác nhau, từ các sản
phẩm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khoẻ động vật và các điều kiện về vận chuyển
ở ngoài vùng lãnh thổ đang chịu kiểm soát chặt chẽ về sức khoẻ động vật, các sản phẩm
đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
(ii) phải xác định rõ ràng các sản phẩm cần qua xử lí;
(iii) các sản phẩm qua xử lí có thể gây nên những vấn đề về sức khoẻ động vật cần được loại
bỏ;
(iv) việc xử lí phải được thực hiện tại một cơ sở mà Quốc gia Thành viên trong đó đã xảy ra
vấn đề về sức khoẻ động vật chấp thuận.
Các điều khoản nêu tại đoạn thứ nhất sẽ được áp dụng phù hợp với các Phụ lục II và III (1) kèm
theo hoặc với các qui định cụ thể cần được thông qua phù hợp với thủ tục đã nêu tại Điều 12(2).
2. Trong một số trường hợp, việc sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm thuỷ sản không
tuân thủ các điều kiện nêu tại Điều 3 có thể được cho phép, tuỳ thuộc vào các điều kiện đã nêu
tại Chỉ thị 91/67/EEC và khi cần thiết, đáp ứng với các điều kiện tiếp theo đã được thông qua để
phù hợp với thủ tục đã nêu tại Điều 12(2).
3. Ngoài ra, khi tình hình an toàn vệ sinh cho phép, trong một chừng mực nào đó những trường
hợp vi phạm với Điều 3 cũng có thể được chấp nhận, theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2). Trong
những trường hợp như vậy, cần đặc biệt tính đến:

(a) các đặc điểm chi tiết của bệnh đối với các loài có liên quan, và
(b) bất kì xét nghiệm hoặc biện pháp nào phát hiện ra các động vật đó.
Khi có những trường hợp vi phạm qui định như vậy, cần thực hiện theo các bước để đảm bảo
luôn phòng chống được bệnh động vật. Vì vậy sẽ phê duyệt tất cả các biện pháp cần thiết để bảo
(4)
OJ L 46, 19.2.1991, trang 1
4
đảm việc bảo vệ sức khoẻ động vật trong khu vực Cộng đồng Châu Âu phù hợp với cùng một
thủ tục.
Điều 5
Chứng thư thú y
1. Các Quốc gia Thành viên phải bảo đảm rằng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng
làm thực phẩm cho người phải có chứng thư thú y kèm theo vì:
- các điều khoản Vì lý do sức khoẻ động vật, các quy định nêu tại Điều 9, Chỉ thị
89/662/EEC đòi hỏi các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật của một Quốc gia Thành viên
phải có kèm theo chứng thư vệ sinh, hoặc
- đã mắc một vi phạm theo Điều 4(3).
2. Theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), các qui định áp dụng cụ thể, và đặc biệt mẫu chứng thư
có thể xây dựng được khi tính đến tất cả các nguyên tắc chung nêu tại Phụ lục IV. Chứng thư có
thể bao gồm các chi tiết theo yêu cầu phù hợp với các qui định khác về sức khoẻ động vật và
người tiêu dùng trong Cộng đồng Châu Âu.
Điều 6
Hoạt động kiểm tra thú y chính thức
1. Trong khi chờ đợi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu thông qua Qui định về các nguyên tắc
vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và các nguyên tắc kiểm soát áp dụng
cho thực phẩm và thức ăn nuôi động vật, các Quốc gia Thành viên sẽ phải bảo đảm rằng các cơ
quan có thẩm quyền của mình phải thực hiện kiểm soát chính thức về sức khoẻ động vật nhằm
bảo đảm việc tuân thủ Chỉ thị này, các nguyên tắc thực hiện và các biện pháp bảo vệ liên quan
đến sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải căn cứ trên Chỉ thị này. Theo nguyên tắc chung,
không được báo trước các hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra được thực hiện phù hợp với

các điều khoản của Chỉ thị 89/662/EEC.
2. Trong khi chờ đợi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu thông qua Qui định về các nguyên tắc
vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và nguyên tắc kiểm soát áp dụng cho
thực phẩm và thức ăn động vật, khi phát hiện những vi phạm về nguyên tắc đảm bảo sức khoẻ
động vật, các Quốc gia Thành viên sẽ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục tình
hình, phù hợp với qui định nêu tại Chỉ thị 89/662/EEC.
3. Các chuyên gia của Uỷ ban Châu Âu có thể phối hợp tới mức cần thiết với các Cơ quan có
thẩm quyền các Quốc gia Thành viên trong việc thực hiện kiểm tra, kể cả thẩm tra tại chỗ để
đảm bảo áp dụng thống nhất Chỉ thị này. Các Quốc gia Thành viên bị kiểm tra phải cung cấp
chuyên gia và những hỗ trợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Uỷ ban Châu Âu sẽ thông báo cho
Cơ quan có thẩm quyền về kết quả kiểm tra.
Nếu trong quá trình thẩm tra hoặc thanh tra của Uỷ ban Châu Âu có phát hiện rủi ro nghiêm
trọng về sức khoẻ động vật, quốc gia thành viên có liên quan phải ngay lập tức áp dụng các biện
pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ động vật. Nếu không áp dụng các biện pháp
hoặc các biện pháp áp dụng là chưa đủ, theo thủ tục nêu tại Điều 12(2), Uỷ ban Châu Âu sẽ áp
5
dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ động vật và thông báo cho các
Quốc gia Thành viên.
4. Nguyên tắc áp dụng Điều này, đặc biệt là nguyên tắc chi phối đến qui trình hợp tác với các
Cơ quan có thẩm quyền của các nước sẽ được thông qua phù hợp với thu tục nêu tại Điều 12(2).

CHƯƠNG II
NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC THỨ BA
Điều 7
Qui định chung
Các Quốc gia Thành viên sẽ áp dụng các biện pháp để bảo đảm rằng sản phẩm có nguồn gốc
động vật dùng làm thực phẩm cho người được nhập từ các nước thứ ba chỉ trong trường hợp các
sản phẩm đó tuân thủ theo các yêu cầu tại Chương I áp dụng cho tất cả các công đoạn của quá
trình sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm đó trong Cộng đồng Châu Âu hoặc nếu các
sản phẩm đó đi kèm với những cam kết tương đương bảo đảm sức khoẻ động vật .

Điều 8
Tuân thủ với với các qui định của Cộng đồng Châu Âu
Để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu chung nêu tại Điều 7, các yếu tố sau cần được xây dựng
phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2):
1. Danh sách các nước thứ ba hoặc các vùng của nước thứ ba từ đó được phép nhập khẩu sản
phẩm có nguồn gốc từ động vật cụ thể. Một nước thứ ba tên A sẽ chỉ có tên trên danh sách
này nếu nước đó đã được Cộng đồng Châu Âu thực hiện thẩm tra và cho thấy cơ quan thẩm
quyền thú y cung cấp những cam kết bảo đảm phù hợp với quy định của Châu Âu.
Khi xây dựng hoặc cập nhật các danh sách này, cần đặc biệt chú ý đến:
(a) hệ thống văn bản pháp lý của nước thứ ba;
(b) cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền về thú y và hoạt động thanh tra của nước đó tới
nước thứ ba, quyền lực của các cơ quan này, hoạt động giám sát mà cơ quan đó thực
hiện, phương tiện hiện có bao gồm cả năng lực cán bộ để đáp ứng qui định của nước đó
một cách có hiệu quả;
(c) yêu cầu về sức khoẻ động vật hiện nay đang được áp dụng cho hoạt động sản xuất, chế
biến, bảo quản, lưu kho và phân phối sản phẩm có nguồn gốc từ động vật để tiêu thụ
trong Cộng đồng Châu Âu;
(d) cơ quan có thẩm quyền thú y của nước thứ ba có thể đưa ra các cam kết về sự tuân thủ
hoặc tương đương với các điều kiện vệ sinh động vật có liên quan;
(e) kinh nghiệm tiếp cận thị trường sản phảm của nước thứ ba và kết quả của bất kỳ hoạt
động kiểm soát nhập khẩu đã được thực hiện;
6
(f) kết quả thanh tra và/hoặc thẩm tra của Cộng đồng Châu Âu tại nước thứ ba đó, đặc biệt
kết quả đánh giá cơ quan thẩm quyền hoặc khi Uỷ ban Châu Âu yêu cầu, báo cáo của
các Cơ quan thẩm quyền của nước thứ ba về hoạt động thanh tra đã thực hiện;
(g) tình trạng sức khoẻ của ngành chăn nuôi, các động vật nuôi hoặc hoang dã khác tại các
nước thứ ba, đặc biệt liên quan đến bệnh động vật ngoại lai và các vấn đề về tình hình
sức khoẻ động vật tại nước mà ở đó đã từng có rủi ro cho sức khoẻ của người và động
vật trong Cộng đồng Châu Âu;
(h) sự thường xuyên, độ nhanh nhậy và tính chính xác của các thông tin về sự tồn tại của

các bệnh động vật truyền nhiễm hoặc lây nhiễm trong vùng lãnh thổ mà nước thứ ba
cung cấp, đặc biệt các bệnh được thông báo trên Danh mục của Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) hoặc trong trường hợp bệnh động vật thuỷ sản nuôi là các bệnh được nêu trên
Danh mục bệnh động vật thuỷ sản của OIE;
(i) qui định phòng ngừa và kiểm soát bệnh động vật truyền nhiễm và lây nhiễm đang có
hiệu lực tại nước thứ ba và việc thực hiện các qui định đó, bao gồm cả qui định nhập
khẩu từ các nước khác.

2. Uỷ ban Châu Âu sẽ soạn thảo để có phiên bản mới nhất của tất cả các danh sách đã được xây
dựng hoặc cập nhật phù hợp với Điều khoản này để cung cấp cho người tiêu dùng Các danh
sách/danh mục đã được xây dựng phù hợp với Điều khoản này có thể được kết hợp với danh
sách/danh mục khác cũng đã được xây dựng mới mục đích bảo vệ an toàn sức khoẻ động vật và
người tiêu dùng và cũng có thể bao gồm cả các chứng thư vệ sinh.
3. Qui định về nguồn gốc của sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và các động vật dùng làm
nguyên liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm đó sẽ được xây dựng phù hợp với thủ tục nêu tại
Điều 12(2).
4. Các điều kiện nhập khẩu đặc biệt đối với mỗi nước thứ ba hoặc nhóm nước thứ ba, căn cứ vào
tình trạng sức khoẻ động vật của nước thứ ba đó hoặc các nước có liên quan, sẽ được xây dựng
phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2).
5. Khi cần thiết:
- các qui định cụ thể để áp dụng Điều này;
- tiêu chí sắp xếp nước thứ ba hoặc vùng của nước đó về các bệnh động vật; và
- qui định cụ thể liên quan đến hình thức giới thiệu hoặc các sản phẩm đặc biệt, ví dụ
như các sản phẩm đó do khách du lịch mang đến hoặc được mang vào dưới hình thức
mẫu thương mại.
có thể được xây dựng phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2).
Điều 9
Hồ sơ tài liệu
1. Chứng thư vệ sinh đáp ứng yêu cầu nêu tại Phụ lục IV phải đi kèm với các lô sản phẩm có
nguồn gốc từ động vật khi nhập cảnh vào khu vực Cộng đồng Châu Âu.

7
2. Chứng thư thú y phải chứng nhận rằng sản phẩm đó thoả mãn:
(a) các yêu cầu đối với những sản phẩm đó nêu tại Chỉ thị này hoặc trong các văn bản luật của
Cộng đồng Châu Âu qui định về sức khỏe động vật hoặc trong các điều khoản tương đương
với các quy định này; và

(b) tất cả các điều kiện nhập khẩu đặc biệt phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2).
3. Hồ sơ tài liệu có thể bao gồm các thông tin yêu cầu tại các điều khoản khác của văn bản luật
Cộng đồng Châu Âu về sức khoẻ động vật và người tiêu dùng.

4. Phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2):
(a) có thể xây dựng các qui định sử dụng tài liệu điện tử;
(b) có thể xây dựng các tài liệu mẫu;
(c) có thể xây dựng các qui định và chứng nhận quá cảnh.
Điều 10
Hoạt động thanh tra và kiểm tra của Cộng đồng Châu Âu
1. Hoạt động thanh tra và/hoặc kiểm tra của Cộng đồng Châu Âu ở tất cả các công đoạn nêu tại
Chỉ thị này có thể được các chuyên gia của Uỷ ban Châu Âu thực hiện tại nước thứ ba nhằm
thẩm tra lại sự phù hợp hoặc tương đương với các qui định về sức khoẻ động vật của Cộng đồng
Châu Âu. Chuyên gia của Uỷ ban Châu Âu sẽ cùng chuyên gia của nước thành viên do Uỷ ban
Châu Âu chỉ định thực hiện các hoạt động thanh và/hoặc kiểm tra này.
2. Hoạt động thanh tra và/hoặc kiểm tra tại nước thứ ba như nêu tại đoạn 1 phải được thực hiện
nhân danh Cộng đồng Châu Âu và Uỷ ban Châu Âu sẽ chi trả các chi phí có liên quan.
3. Qui trình thực hiên thanh tra và/hoặc kiểm tra tại nước thứ ba như nêu tại đoạn 1 có thể được
xây dựng hoặc điều chỉnh phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2).
4. Nếu trong quá trình thực hiện thanh tra/hoặc kiểm tra phát hiện rủi ro nghiêm trọng đối với
sức khoẻ động vật, Uỷ ban Châu Âu sẽ ngay lập tức áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm
an toàn cho sức khoẻ động vật, phù hợp với Điều 22 của Chỉ thị 97/78/EC, và thông tin cho các
Quốc gia Thành viên.
CHƯƠNG III

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 11
8
Cập nhật thông tin của các phụ lục kĩ thuật
Các phụ lục sau đây có thể được sửa đổi phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2) để đặc biệt tính
đến:
(i) các ý kiến mang tính khoa học và các kiến thức khoa học, đặc biệt liên quan đến các
hoạt động đánh giá rủi ro mới;
(ii) các tiến bộ kỹ thuật; và
(iii) xây dựng mục tiêu an toàn cho sức khoẻ động vật.

Điều 12
Thủ tục của Uỷ ban Châu Âu
1. Uỷ ban Châu Âu sẽ được hỗ trợ bởi Uỷ ban thường trực về Chuỗi sản xuất thực phẩm và Sức
khoẻ động vật, thành lập theo Điều 58, Qui định (EC) số 178/2002.
2. Tại những nơi có tham chiếu đến đoạn này, sẽ áp dụng các Điều 5 và 7 của Quyết định
1999/468/EC .
Giai đoạn đề ra tại Điều 5(6) của Quyết định 1999/468/EC sẽ là 3 tháng.
3. Ủy ban Châu Âu sẽ thông qua các qui định của thủ tục này.
Điều 13
Điều khoản chuyển đổi
1. Kể từ ngày nêu tại Điều 14(1), qui định về sức khoẻ động vật nêu tại các Chỉ thị liệt kê tại Phụ
lục V sẽ không còn được áp dụng.
2. Việc thực hiện các qui định đã thông qua dựa trên cơ sở các điều khoản đó sẽ tiếp tục có hiệu
lực cho đến khi được thay thế bởi các qui định có cùng hiệu lực được thông qua trên cơ sở của
Chỉ thị này.
3. Các biện pháp chuyển đối có thể sẽ được qui định phù hợp với thủ tục nêu tại Điều 12(2).
Điều 14
1. Các Quốc gia Thành viên phải thông qua và công bố luật, qui định và các điều khoản mang
tính hành chính cần thiết để phù hợp với Chỉ thị này trước ngày 1/1/2005. Các Quốc gia Thành

viên sẽ ngay lập tức phải thông báo tới Uỷ ban Châu Âu.
Khi các Quốc gia Thành viên thông qua các qui đinh đó, họ sẽ phải có tham chiếu tới Chỉ thị này
hoặc tham chiếu đó sẽ gửi kèm vào thời điểm công bố chính thức. Qui trình thực hiện những
tham chiếu đó sẽ phải được các Quốc gia Thành viên thông qua.
2. Các Quốc gia Thành viên phải thông báo cho Uỷ ban Châu Âu văn bản viết các điều khoản
chính của luật quốc gia đã thông qua liên quan đến lĩnh vực nêu tại Chỉ thị này.
9
Điều 15
Chỉ thị này sẽ có hiệu lực trong vòng 20 ngày kể từ khi đăng trên Công báo của Cộng đồng Châu
Âu.
Điều 16
Chỉ thị này sẽ được gửi tới các Quốc gia Thành viên.
Làm tại Brussels, ngày 16 tháng 12 năm 2002.
Thay mặt Hội đồng
Chủ tịch
M. FISCHER BOEL
10
PHỤ LỤC 1
Các bệnh có liên quan tới hoạt động thương mại các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật
và các biện pháp để tiến hành kiểm tra các bệnh này theo qui định của Cộng đồng Châu
Âu
BỆNH CHỈ THỊ
Sốt cổ điển ở lợn
Chỉ thị của Hội đồng châu Âu 2001/89/EC về các biện
pháp của Cộng đồng Châu Âu nhằm kiểm soát bệnh sốt
cổ điển ở lợn.
Sốt ở lợn châu Phi
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 2002/60/EC quy định các
điều khoản cụ thể nhằm kiểm soát bệnh sốt ở lợn châu Phi
Lở mồm long móng

Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 85/511/EEC giới thiệu các
biện soát kiểm soát bệnh lở mồm long móng
Cúm gia cầm
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/40/EEC giới thiệu các
biện soát kiểm soát bệnh cúm gia cầm
Bệnh Newcastle
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/66/EEC giới thiệu các
phương pháp của Cộng đồng Châu Âu để kiểm soát bệnh
Newcastle
Bệnh dịch hạch gia súc
Bệnh dịch hạch ở cừu và dê
Bệnh mụn nước ở lợn
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/119/EEC giới thiệu các
biện pháp chung của Cộng đồng để kiểm soát một số bệnh
động vật và các biện pháp cụ thể đối với bệnh mụn nước ở
lợn
Bệnh thuỷ sản nuôi
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 91/67/EEC về điều kiện
sức khoẻ động vật chi phối việc đưa ra thị trường động vật
và sản phẩm thuỷ sản
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 93/53/EEC giới thiệu các
biện pháp tối thiểu của Cộng đồng Châu Âu nhằm kiểm
soát một số bệnh cá.
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 95/70/EC giới thiệu các
biện pháp tối thiểu của Cộng đồng Châu Âu nhằm kiểm
soát một số bệnh ảnh hưởng đến nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
11
PHỤ LỤC II
Dấu hiệu nhận diện đặc biệt cho thịt đến từ một lãnh thổ hoặc vùng của một lãnh thổ
1. Dấu hiệu vệ sinh cho thịt tươi phải mang chữ thập chéo gồm hai đường thẳng cắt nhau ở

giữa con dấu và giữ cho thông tin trên đó vẫn rõ ràng.
2. Dấu hiệu nêu tại đoạn 1 cũng có thể được áp dụng bằng cách sử dụng một con dấu hình
ovan đơn, rộng 6,5cm; cao 4,5cm, phải ghi rõ các thông tin sau đây:
- ở phần trên, tên hoặc mã ISO của Quốc gia thành viên bằng chữ hoa: AT, BE, DE,
DK, ES, FI, FR, GR, IE, IT, LU, NL, PT, SE và UK,
- ở phần giữa, mã số công nhận về thú y của lò mổ,
- ở phần thấp hơn, một trong những chữ viết tắt sau: CE, EC, EF, EG, EK hoặc EY.
- hai đường thẳng cắt nhau ở giữa dấu làm sao để thông tin không bị mờ.
Các chữ phải cao ít nhất 0,8 cm, và số phải ít nhất 1cm.
Dấu phải chứa đựng các thông tin giúp bác sĩ thú y có thể xác định được loại thịt.
Dấu phải được sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ thú y nhà nước, người kiểm soát
việc thực hiện các yêu cầu về sức khoẻ động vật.
12
PHỤ LỤC III
1. Xử lí để loại bỏ một số rủi ro sức khoẻ động vật có liên quan tới thịt và sữa
THỊT
Xử lí (*)
Bệnh
Lở mồm
long móng
Sốt cổ điển
ở lợn
Bệnh mụn
nước ở lợn
Sốt ở lợn
châu Phi
Bệnh dịch
hạch gia
súc
Bệnh

Newcastle
Cúm gia
cầm
Bệnh dịch
hạch ở cừu
và dê
(a) Xử lí nhiệt trong container kẹp chì kín có giá trị
F
o
bằng 3,00 hoặc hơn (**)
+ + + + + + + +
(b) Xử lí nhiệt ở nhiệt độ tối thiểu 70
o
C, nhiệt độ này
phải đạt ở cả miếng thịt
+ + + 0 + + + +
© Xử lí nhiệt ở nhiệt độ tối thiểu 80
o
C nhiệt độ này
phải đạt ở cả miếng thịt
+ + + + + + + +
(d) Xử lí nhiệt trong container kẹp chì kín ở nhiệt độ
là 60
o
C trong thời gian ít nhất là 4h, trong thời gian
này, nhiệt độ tâm sản phẩm phải đạt tới ít nhất 70
o
C
trong vòng 30 phút
+ + + + + - - +

(e) Lên men hoặc làm chin tự nhiên trong 9 tháng đối
với thịt đã bỏ xương, dẫn đến các đặc tính sau: giá trị
Aw không quá 0.93 và độ pH không quá 6,0
+ + + + + 0 0 0
(f) Xử lí tương tự như mục (e) ở trên cho dù thịt có
thể còn xương (*)
+ + + 0 0 0 0 0
(g) Salami: Xử lí theo các chỉ tiêu nêu tại Điều 12(2)
theo ý kiến của Uỷ ban khoa học tương ứng
+ + + 0 + 0 0 0
(h) Dăm bông và thịt thăn: xử lí liên quan đến việc
len men và làm chin tự nhiên trong ít nhất 190 ngày
đối với thịt giăm bông và 140 ngày đối với thịt thăn
0 0 0 + 0 0 0 0
(i) Xử lí nhiệt bảo đảm nhiệt độ tâm đạt ít nhất 65
o
C
trong thời gian cần thiết để đạt được giá trị thanh
trùng ≥ 40
+ 0 0 0 0 0 0 +
13
THỊT
Xử lí (*)
Bệnh
Lở mồm
long móng
Sốt cổ điển
ở lợn
Bệnh mụn
nước ở lợn

Sốt ở lợn
châu Phi
Bệnh dịch
hạch gia
súc
Bệnh
Newcastle
Cúm gia
cầm
Bệnh dịch
hạch ở cừu
và dê
SỮA và các sản phẩm sữa (bao gồm cả kem) dùng
làm thực phẩm cho người
(a) Nhiệt độ siêu tần (UHT)
(UHT = nhiệt độ tối thiểu là 132
0
C ở ít nhất 1 giây)
+ 0 0 0 0 0 0 0
(b) Nếu sữa có độ pH ít hơn 7,0, tiệt trùng trong thời
gian ngắn ở nhiệt độ cao (HTST) một lần
+ 0 0 0 0 0 0 0
(c) Nếu sữa có độ pH ≥ 7,0, tiệt trùng trong thời gian
ngắn ở nhiệt độ cao (HTST) hai lần
+ 0 0 0 0 0 0 0
+ : Hiệu quả đã được công nhận.
0 : Hiệu quả chưa được công nhận.
(*): Áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tránh lây nhiễm chéo.
(**): F
o

là nhiệt độ được tính để tiêu diệt mầm vi khuẩn có hiệu quả nhất. Một giá trị F
o
bằng 3,00 có nghĩa là điểm lạnh nhất trong sản phẩm đã được xử lý đủ
bằng nhiệt để đạt được cùng hiệu quả diệt mầm vi khuẩn như ở nhiệt độ 121
0
C (tương đương 250
0
F) trong thời gian 3 phút đồng thời với việc xử lý nhiệt và làm
mát.
14
PHỤ LỤC IV
Các nguyên tắc chứng nhận chung
1. Đại diện của cơ quan có thẩm quyền - nơi phân phối sản phẩm - cấp chứng thư kèm
theo lô hàng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải ký vào chứng thư và bảo
đảm rằng chứng thư đã được đóng dấu nhà nước. Yêu cầu này được áp dụng đối với
từng trang của chứng thư trong trường hợp chứng thư có trên 2 trang.
2. Chứng thư phải được làm bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của Quốc gia
Thành viên nơi đến của sản phẩm và của Quốc gia Thành viên nơi thực hiện kiểm tra
biên giới, hoặc được kèm theo bản dịch có công chứng bằng một trong các ngôn ngữ
đó. Tuy nhiên, Quốc gia Thành viên có thể thống nhất sử dụng một ngôn ngữ chính
thức của Cộng đồng Châu Âu, không nhất thiết phải là ngôn ngữ chính thức của nước
đó.
3. Chứng thư gốc phải được kèm theo lô hàng khi nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu.
4. Chứng thư phải gồm:
(a) một tờ giấy đơn lẻ; hoặc
(b) hai hoặc nhiều hơn hai trang nhưng là một phần của văn bản và không thể tách rời
văn bản; hoặc
(c) đánh số trang liên tục để thấy rõ đấy là một trang cụ thể trong một tệp có nhiều
trang (ví dụ, ‘trang 2/4 – trang thứ hai của tổng số 4 trang).
5. Chứng thư phải có số hiệu nhận diện duy nhất. Đối với trường hợp chứng thư có nhiều

trang, mỗi trang của chứng thư đều phải ghi số hiệu này.
6. Chứng thư phải được cấp trước khi lô hàng rời khỏi sự kiểm soát của cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất.
15
PHỤ LỤC V
1. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 72/461/EEC ngày 12/12/1972 về các vấn đề an toàn vệ
sinh ảnh hưởng đến thương mại thịt tươi
(1)
trong khu vực Cộng đồng Châu Âu, theo lần
chỉnh sửa cuối cùng bởi Đạo luật chuyển nhượng của Australia, Phần Lan và Thuỵ Điển.
2. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 80/215/EEC ngày 22/01/1980 về các vấn đề sức khoẻ
động vật ảnh hưởng đến thương mại các sản phẩm thịt
(2)
trong khu vực Cộng đồng Châu
Âu, theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Đạo luật chuyển nhượng của Australia, Phần Lan và
Thuỵ Điển.
3. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 91/494/EEC ngày 26/6/1991 về các điều kiện sức khoẻ
động vật chi phối thương mại trong khu vực Cộng đồng Châu Âu và nhập khẩu từ các
nước thứ ba sản phẩm thịt gia cầm tươi (
3
), theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Chỉ thị
93/121/EC.
4. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 91/495/EEC ngày 27/11/1990 về các vấn đề sức khoẻ
động vật và sức khoẻ cộng đồng ảnh hưởng đến sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm
thịt thỏ và thịt thú săn nuôi
(4)
, theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Đạo luật chuyển nhượng
của Australia, Phần Lan và Thuỵ Điển.
5. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/45/EEC ngày 16/6/1992 về các vấn đề sức khoẻ động
vật và sức khoẻ cộng đồng liên quan tới việc giết thú săn hoang dã và đưa ra thị trường

các sản phảm thịt thú săn hoang
(5)
, theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Chỉ thị 97/79/EC.
6. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/46/EEC ngày 16/6/1992 về các qui định an toàn vệ
sinh đối việc sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm sữa thô, sữa đã qua xử lý nhiệt và các
sản phẩm làm từ sữa
(6)
.
7. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 94/65/EC ngày 14/12/1994 về các qui định đối với việc
sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thịt xay và thịt sơ chế
(7)
.
(
1)
OJ L 302, 31.12.1972, trang 24.
(
2)
OJ L 47, 21.2.1980, trang 4.
(
3
) OJ L 268, 24.9.1991, trang 35.
(
4)
OJ L 268, 24.9.1991, trang 41.
(
5)
OJ L 268, 14.9.1992, trang 35.
(
6)
OJ L 268, 14.9.1992, trang 1.

(
7)
OJ L 368, 31.12.1994, trang 10.
16

×