Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.97 KB, 56 trang )


Những điều nên nhớ, những điều cần tránh
A. Nhng iu nờn nh:
1. Nờn c tht k bi trc khi lm
2. Nờn vit vo giy nhỏp, o gt cõu cỳ, ý tng ri hóy vit vo bi chớnh thc
3. Nờn vit cho rừ nột,trỡnh by sch s
4. Phi vit hoa cỏc ch quy nh nh :
_Cỏc a danh ,tờn tỏc gi, tỏc phm
_u on vn vit hoa v lui vo mt vi ụ gch
5. Nờn c li bi vit v sa cha nhng sai phm nu cú trc khi np bi
B. Nhng iu nờn trỏnh:
1.Trỏnh sai phm nhiu li chớnh t
2. Trỏnh vit ch s ba bói
3.Trỏnh dựng hai ba mu mc trong ,mt bi vit
4. Trỏnh ty xoỏ gch b nhiu
5. Trỏnh vit lan man nh õu vit ú,trỏnh vit cõu quỏ di,cõu di d b sai ng
phỏp,hoc ln xn ý tng lp lun khụng cht ch
II- Văn miêu tả
1. Khái niệm
2. Các dạng miêu tả:
- Miêu tả phong cảnh
- Miêu tả loài vật
- Miêu tả sự vật
- Miêu tả ngời
- Miêu tả cảnh
3- Phơng pháp làm văn miêu tả.
+ Quan sát: - Quan sát trong văn cần chọn lọc để giữ lại những chi tiết cụ thể riêng
biệt đặc sắc của đối tợng .
- Quan sát cần so sánh liên hệ, hồi tởng
- Quan sát cần gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ
- Quan sát bao giờ bao giờ cũng có mục đích, có kế hoạch: tuỳ từng đối tợng mà đặt


điểm quan sát khác nhau, kết quả quan sát phải nắm bắt đợc cái thần, cái hồn và nét
riêng biệt ấy tạo nên cái mới và độc đáo cho nội dung đoạn văn.
+ Kỹ năng tởng tợng, so sánh: trên cơ sở quan sát mà ngời viết có sự liên tởng, tởng t-
ợng phù hợp và sử dụng hình ảnh để làm nỗi bật đối tợng.
VD: SS đôi cánh của Dế Choắt với ngời cởi trần mặc áo gilê-> gợi lên cho ngời đọc
hình ảnh ốm yếu , lờ đờ, của Dế Choắt
+ Biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn văn.
+ Văn dụng sáng tạo các BPNT, sử dụng đa dạng các kiểu câu.
+ Bộc lộ cảm xúc trớc đối tợng miêu tả.
4- Các thao tác cơ bản của văn miêu tả:
a-Tìm hiểu đề:
VD: Đề: Tả một cơn ma rào đầu hạ.
+ Đối tợng: con ma rào
+ Thời gian: Cơn ma xảy ra TG nào? đầu hạ.
+ Không gian: Cơn ma xảy ra ở đâu? ( miền biển, làng quê hay sân trờng)
1
- Tìm hiểu đề phải trả lời đợc 3 câu hỏi:
+ Tả cảnh gì?
+ ở đâu.
+ Vào lúc nào?
b- Tập quan sát, tìm ý, lựa chọn từ ngữ:
BT: Xác định các chi tiết đuwợc tả, nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn sau:
Nhà tôi ở cách Hồ Gơm không xa, Từ trên cao nhìn xuống hồ nh một chiếc
gơng bầu dục lớn, sáng long lanh .
Cầu Thê Húc màu son, cong cong nh con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp
ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Ra một chút là tháp rùa tờng rêu cổ kính xây trên gò
đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Gợi ý:
Câu đầu tả cảnh Hồ Gơm từ cao, TG ví Hồ Gơm nh chiếc gơng bầu dục lớn.
Tả cầu Thê Húc: sắc cầu màu son, dáng công cong nh con tôm, công dụng là dẫn vào

đền NS.
Tả mái đền NS lấp ló dới gốc đa già
Tả tháp Rùa : đờng rêu cổ kính
Cảm xúc của TG: ca ngợi vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của thủ đô HN với tất cả lòng
mến yêu, trân trọng.
lập làm dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu cái nhìn đầy ấn tợng về toàn cảnh.
TB: Tả cảnh theo trình tự nhất định.
KB: Nêu cảm xúc chung về cảnh.
Bài tập: Lập dàn ý cho đề: Bình minh trên biển.
MB: Cảnh biển ở đâu, TG nào, ấn tợng chung.
- TB: - Tả khung cảnh chung của đất trời.
Tả biển từ góc nhìn xa.
Tả biển theo TG.
KB: ấn tợng , cảm xúc trớc biển.
Dựng đoạn diễn đạt:
Mỗi bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý cho dàn ý. Mỗi đoạn
có nhiều câu liên kết với nhau chặt chẽ, phối hợp bổ sung nhàm miêu tả cảnh trung
tâm.
Bài tập: Viết đoạn văn thân bài cho đề bài: Tả dòng sông quê em
Tả từ xa đến gần.
Viết thành đoạn văn miêu tả.
Các dạng đề minh hoạ:
1- Đã lâu lắm rồi, dịp tết này em mới có dịp về thăm quê. Em không khỏi ngỡ
ngàng trớc cảnh quê hơng đổi mới.
Hãy tả lại cảnh đổi mới nhanh chóng và kì diệu ở quê hơng em.
2- Hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hơng em.
3- Có một lần em vô tình phạm lỗi khieens mẹ rất buồn. Hãy tả lại hình ảnh của
mẹ em lúc đó và nói lên tâm trạng của mình.
4- Trong đêm khuya cô giáo em vẫn cặm cụi chấm bài để ngày mai đến lớp kịp trả

bài cho học sinh. Hãy tả lại hình ảnh của cô giáo lúc ấy.
2
Ngày soạn : 1/11/2014
Chủ đề 1: VĂN TỰ SỰ
Thời lượng dạy : 6 buổi
A . Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về văn tự sự
- Áp dụng những kiến thức đã học vào làm các bài tập cụ thể
B . Tiến trình các bước dạy và học
* Ổn định lớp
* Bài mới:

H.Em hiểu thế nào về văn tự
sự?
( có thể liên quan đến đất nước,
xã hội, thời đại ; có thể chỉ liên
quan đến một cuộc đời, một khía
cạnh tâm hồn tình cảm con người
(trong Lão Hạc lại là số phận ,
nhân cách con người trong xã hội
pk…)
I. KHÁI NIỆM
- Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự
việc , tìm hiểu sự vật đáp ứng nhu cầu người đọc
,người nghe.
- Tự sự là kể lại một chuỗi sự việc nối tiếp nhau
theo trình tự hợp lí có mở đầu, diễn biến và kết
thúc . Những trình tự thường gặp là: thời gian,
không gian, cuộc đời các nhân vật, sự việc….

- Kể chuyện thường gửi gắm 1 vấn đề mà cuộc
sống đặt ra
- Qua văn bản người viết bày tỏ thái độ tình cảm
khen – chê đối với nhân vật, sự việc
II. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một
tác phẩm tự sự
*. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự.
Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó.
a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn
đặt ra trong văn bản.
3
H.Em hiểu chủ đề là gì?
H. Nhân vật trong văn tự sự
được thể hiện trên những
phương diện nào?
H. Sự việc được đặt trong điều
kiện nào?
H. Em cho biết, thế nào là cốt
truyện?
H. Ngoài kể chuyện, trong văn
tự sự còn cần yếu tố nào nữa?
Tác dụng?
Xem sách Bài tập nâng cao
? Theo em khi xây dựng cốt
truyện ta cần phải chú ý những
gì ?
- HS thảo luận trả lời, GV khái
quát.
H. Trình bày hiểu biết về nhân
b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân

dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành
động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác
phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện.
c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ
thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn
biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự
nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của
nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể
muốn biểu đạt.
d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau
trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo
bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất
định.
e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm
trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung
nhân vật.
f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái
độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó.
II. Lưu ý khi làm văn tự sự:
1. Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống
- Thứ nhất, cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết,
với những diễn biến phong phú, không nên quá
đơn giản. Cốt truyện phải bắt rễ từ hiện thực cuộc
sống, có hư cấu, nhưng không phải là bịa cốt
truyện.
- Thứ hai, trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt
truyện, phải biết xác định đâu là tình tiết chính,
đâu là tình tiết phụ( để nhấn vào các tình tiết chính
)

- Thứ ba, cần tạo tình huống cho cốt truyện. Xây
dựng tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố
thành công của côt truyện.
2. Cách xây dựng nhân vật.
-Thứ nhất cần lựa chọn số lượng nhân vật, xác
định nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Thứ hai, miêu tả chân dung nhân vật cụ thể, có
tên tuổi, vóc dáng, trang phục, tính cách.
- Thứ ba, xây dựng nhân vật phải xuất phát từ
4
vật?
?Để xây dựng nhân vật, ta phải
làm những gì? ?
H.Thế nào là lời kể? Lời thoại?
? Trong quá trình viết lời kể, lời
thoại, chúng ta phải viết như thế
nào ?
- Khi viết lời thoại phải chú ý lời
thoại cho phù hợp với đặc điểm, tỉnh
cách, nghề nghiệp, giới tính của các
nhân vật. Lời thoại cũng cần ngắn
gọn. Phải có sự chọn lọc lời thoại,
tránh đưa vào bài văn tự sự những
câu hội thoại mà nội dung thông báo
không có tác dụng làm nổi bật chủ
đề của câu chuyện
? Ngoài bố cục thông thường:
MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc
TB: Kể diễn biến sự việc
KB: Kể kết cục sự việc

Ta còn có thể kể như thế nào
nữa ?
nguyên mẫu ngoài đời.
3. Cách viết lời kể, lời thoại.
- Thứ nhất lời kể phải rõ ràng, nhưng kín đáo, ý
nhị . . .
- Thứ hai, lời kể phải hết sức linh hoạt, phối hợp,
thay đổi các kiểu câu trong khi kể.
- Thứ ba, lời kể phải phù hợp với ngôi kể . . .
- Bên cạnh lời kể là lời thoại cũng rất quan trọng.
Lời thoại không nên nhiều, nhưng phải phù hợp
với nhân vật( về tuổi tác, thành phần xã hội . . .)
4. Cách sắp xếp bố cục.
- Người viết nên lựa chọn thứ tự kể linh hoạ, phù hợp
với nội dung cốt truyện: có thể thay đổi thứ tự kể theo
hướng đan xen các sự việc: từ hiện tại (nêu kết quả)
quay về quá khứ (lí giải nguyên nhân, diễn biến).
+ Mở bài: không nhất thiết phải là một đoạn văn giới
thiệu nhân vật và sự việc mà cũng có thể bằng những
câu giói thiệu thời gian, không gian, miêu tả cảnh vật,
nêu tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật cũng có thể mở
đầu câu chuyện bằng tiếng gọi, một vài câu đối thoại
ngắn.
+ Kết bài: ngoài việc nêu kết cục câu chuyện, còn có
thể dùng cách kết bài bằng cách giói thiệu không gian,
thời gian, miêu tả cảnh vật, hình ảnh nhân vật, cảm
nghĩ nhân vật. Thậm chí có thể sử dụng cách kết mở,
tức là không khép lại vật đề mở ra thêm một hướng
suy nghĩ mới, một chặng đường khác đang chờ đợi
nhân vật.

III. Bài tập :
1. Cho nhan đề truyện: " Một bài học nhớ đời ".
a. Hãy hình dung ra hai cốt truyện khác nhau. Nêu rõ ở mỗi côt truyện có những sự
việc và nhân vật nào ?
b.Viết phần mở bài cho một trong hai cốt truyện trên theo các cách sau:
- Mở bài bằng tả cảnh
- Mở bài bằng một đoạn đối thoại.
*Lưu ý:
5
a. Tìm cố truyện nào cũng phải làm nổi bật được "bài học nhớ đời đối với nhân vật"
b. Viết ngắn gọn, đi thẳng vào câu chuyện và gây được hứng thú cho người đọc,
người nghe.
- HS thảo luận theo nhóm làm bài
- Đại diện các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình.
2. Cho đoạn văn tự sự:
“ Năm ấy đến lượt Lí Thông nộp mình…… Hắn được khen phong làm quận công”
a. thay lời Thạch Sanh kể lại đoạn văn trên thành đoạn văn tự sự có cùng nội
dung.
b. thay lời Lí Thông kể lại đoạn văn trên thành đoạn văn tự sự có cùng nội dung.
Yêu cầu:
- Chuyển ngôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất.
- Phải biết đặt mình vào nhân vật để kể những gì mình biết :
+ Thạch Sanh không thể biết được âm mưu của Lí Thông.
+ Lí Thông không thể biết được cuộc đánh nhau của TS. Nếu cần kể thì phải để
TS kể lại khi xách đầu chằn tinh về.
- Cần bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật:
+ Lí Thông: Mừng vì có TS thay thế.
Hoảng sợ khi nghe tiếng gõ cửa.
Kinh ngạc khi TS kể lại cuộc đánh nhau.
Lo lắng nếu TS được vua thưởng….

+ Thạch Sanh: Tâm trạng khi đánh nhau với chằn tinh.
Băn khoăn khi nghe tiếng lạy của mẹ con LT…
3. Vừa lòng với lễ vật của LL,vua Hùng đã chọn chàng làm người nối ngôi.Trong
buổi lễ đăng quang, LL đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của 2 loại bánh
chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại ời kể ấy.
Yêu cầu.
- Ngôi kể. I
- Cần tưởng tượng thêm để kể cho hợp với đề bài:
+ Miêu tả cảnh lễ đăng quang.
+ LL kể lại chuyện từ việc vua cha yêu cầu về lễ vật-> tâm trạng khi nhận được yêu
cầu-> thần xuất hiện nói-> suy nghĩ về lời thần -> suy nghĩ về cách làm bánh -> tâm
trạng khi được đăng quang.
- Cần thể hiện suy nghĩ khi nghe thần nói: làm thế nào để làm từ hạt gạo mà có
được sản vật ngon, và vừa ý vua cha?
+ Gạo nếu nấu lên thì nó cũng bình
thường cần phải kết hợp với những thứ gì , nấu làm sao cho ngon…
Học sinh làm bài, giáo viên kiểm tra, nhận xét.
Đề 4. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự
ra đời của hai loại bánh chng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.
6
*Yêu cầu
- Kiểu bài: đóng vai một nhân vật kể lại chuyện.
- Nội dung: kể lại đầy đủ các sự việc, chi tiết chính của truyện: Vua cha chọn
người nối ngôi, được thần báo mộng, làm bánh, được nối ngôi, tục làm bánh ngày
Tết. Các sự việc, chi tiết cần làm rõ ý nghĩa đề cao lao động sáng tạo, nghề nông
trồng lúa.
- Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất. Thứ tự kể ngược bắt đầu từ sự việc cuối. Lời
kể có cảm xúc, gợi không khí thời xa, dùng từ phù hợp.
Kết hợp kể và tả : cách làm các loại bánh, thái độ của Lang Liêu khi
làm được bánh

Đề bài 5 : Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy
chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống
của nó.
+ Gợi ý:
- Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
- Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa…)
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi)
- Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau)
- Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà
mình lựa chọn.
- Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng
+ Thân bài:
- Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của
loài cây đã lựa chọn).
- Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống
con người.
- Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con
người.
+ Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai.
Đề 6. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.
*Yêu cầu
− Kiểu bài: kể chuyện đời thường.
- Nội dung:
+ Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó
phai mờ (có thể là kỷ niệm với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm
về một chuyến đi ).
7
+ Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu
chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng

- Hình thức: Dùng lời kể ngôi thứ nhất.
Đề 7. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học
tập.
*Yêu cầu
− Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, nhân vật là đồ vật.
− Nội dung: Tưởng tượng tình huống nghe được cuộc trò chuyện một cách hợp lý
(Ví dụ: do cẩu thả làm mất một đồ dùng học tập phải đi tìm hoặc đêm khuya nghe
thấy tiếng những đồ dùng than thở, tâm sự vì bất bình trước tính nghịch ngợm, cẩu
thả của cô, cậu chủ ). Kể diễn biến cuộc trò chuyện để toát lên khéo léo ý nghĩa giáo
dục đối với học sinh. Khi kể diễn biến cần rõ hai sự việc: lúc đầu các đồ dùng mới đ-
ợc mua về và sau đó các đồ dùng bị đối xử không tốt như thế nào
− Hình thức: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, viết các đoạn, câu đối thoại một cách
sinh động.
Đề8. Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể
lại cuộc thi đó.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: Giới thiệu cuộc thi (tình huống mở cuộc thi hợp lý). Diễn biến cuộc
thi kể lần lượt các sự việc, mỗi sự việc kể về phần thi của một nhân vật. Qua cuộc thi
cần thể hiện rõ ý nghĩa: quan niệm về vẻ đẹp toàn diện.
- Hình thức: Sử dụng ngôi kể thứ nhất - nghệ thuật nhân hóa, đan xen tả vẻ đẹp
riêng các loài hoa. Lời kể giàu hình ảnh và cảm xúc.
Đề 9. Kể lại tâm sự của cây bàng (hoặc cây phượng) non bị lũ trẻ bẻ cành lá.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: Ghi lại những lời tâm sự của một cây bàng non (hoặc cây phượng)
trong một tình huống cụ thể: bị lũ trẻ bẻ gãy cành rụng lá. Nội dung lời kể cần chú ý
tưởng tượng những chi tiết có ý nghĩa, biểu hiện tâm trạng đau đớn, xót xa Qua câu
chuyện, người đọc rút ra được bài học nào đó về ý thức bảo vệ môi trường.
- Hình thức: Có thể dùng ngôi kể thứ nhất - nhân vật trung tâm là cây bàng non để

kể. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng sáng tạo, hợp lý.
Đề 10. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ.
*Yêu cầu
8
- Dạng kể chuyện tưởng tượng về tương lai.
- Nội dung: Tưởng tượng chuyến về thăm ngôi trường em đang học hiện tại vào
10 năm sau, thể hiện được tình cảm gắn bó với mái trường, thầy cô, bạn bè. Nội dung
kể cần có những sự việc, chi tiết hợp lý, cảm động, bất ngờ: gặp lại thầy, cô giáo cũ,
gặp lại bạn bè cùng lớp, quang cảnh trường với những đổi thay
- Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất.
Đề 11.Tưởng tượng và kể lại chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung:
+ Nên kể theo mạch phát triển của truyện cổ dân gian. Tuy khi kể có sự sáng tạo
nhưng nội dung vẫn phải bảo đảm trung thành với những ý chính của nguyên bản.
+ Thêm bớt một số chi tiết cho phù hợp với nội dung chuyện kể.
+ Bài làm phải đảm bảo màu sắc và không khí của truyện dân gian.
+ Phần kết truyện không theo nguyên bản, ở đây đưa ra một kết cục mới, kết cục
này có liên kết và bám theo mạch truyện.
- Hình thức: Vừa kể vừa có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
Đề 11. Em đã được học rất nhiều cô giáo và có những kỷ niệm sâu sắc, hãy kể
lại một trong những kỷ niệm đó.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện về một nhân vật
- Nội dung:
+ Giới thiệu cô giáo từng dạy, có ấn tượng và nhiều kỷ niệm. Chú ý là cô giáo
Tiểu học (vì người kể đang học lớp 6).
+ Trong số rất nhiều kỷ niệm, nên chọn kỷ niệm đáng nhớ nhất (Đó là kỷ niệm
gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra nh thế nào? Vì sao lại xảy ra việc đó? Kết thúc ấy như thế

nào?
+ Em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó (việc làm đối với cô và thấy được những gì cô đã
làm cho mình).
- Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ tình cảm.
Đề 12. Em hãy kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại.
*Yêu cầu
9
- Kiểu bài: văn kể chuyện (kết hợp miêu tả).
- Nội dung:
+ Trình bày thời gian, không gian: quê ở đâu, đường về thế nào, về thăm khi nào?
+ Miêu tả những nét cơ bản nhất về phong cảnh làng quê (cây đa, bến nước ).
+ Những kỉ niệm thân thuộc từ thuở nhỏ, những ấn tượng sâu sắc.
+ Xúc cảm khi về quê cũng như khi chia tay.
+ Tình cảm sâu nặng đối với quê hương.
- Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ cảm xúc.
Đề 13 Nhân dịp cùng bố mẹ đi tham quan em đã được làm quen với một người
bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm
khó phai. Em hãy kể lại.
*Yêu cầu
Kể lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi (trong chuyến du lịch) với một người bạn nhưng đã
để lại trong em kỷ niệm khó phai.
*Nội dung:
- Câu chuyện được kể phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý tự nhiên. Việc làm
quen diễn ra thật ấn tượng, vừa bất ngờ vừa lô gích, phù hợp với hoàn cảnh, mạch
truyện, tránh gượng ép.
- Câu chuyện kể đòi hỏi sự sáng tạo, có kịch tính, hấp dẫn lôi cuốn có độ lắng, có
dư âm của tình bạn đẹp, hồn nhiên, trong sáng, nhân ái.
- Miêu tả sơ qua về hình dáng, chú trọng về hoàn cảnh, tính tình của bạn. Điều
quan trọng vừa là phải thể hiện đợc tình cảm của mình đối với bạn và tình cảm của
hai người với nhau.

- Nêu bật được ý nghĩa nhân văn trong câu chuyện kể.
*Hình thức:
Kể theo ngôi thứ nhất.
Đề : Cho biết cách làm cho đề bài sau :
Cuốn vở cũ và cuốn vở mới của em trò chuyện với nhau về em. Hãy tưởng tượng
em tình cờ nghe được câu chuyện ấy và thay đổi như thế nào ?
Gợi ý :
- Em có cất giữ quyển vở cũ chu đáo không ? Có để cho nó bị quăn mép, dây
mực, sờn rách, phủ bụi không ? Em nghe cuốn vở cũ phàn nàn những gì ? Em có
hi vọng cuốn vở mới sẽ bênh vực em trong cuộc gặp đó không ? Hay là nó cũng
đồng tình và ngậm ngùi đợi cái ngày bị em đối xử thờ ơ, ghẻ lạnh để lặp lại số
phận của cuốn vở cũ ?
10
Nội dung câu chuyện tưởng tượng cũng có thể ngược lại với những điều giả thiết
trên đây
Đề . Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, đóng vai một nhân vật để kể.
- Nội dung: kể đầy đủ các sự việc chính của truyện (Gióng ra đời kỳ lạ, Gióng trở
thành tráng sĩ, Gióng giết giặc cứu nước rồi bay về trời).
- Thể hiện đợc cảm xúc của nhân vật về một số chi tiết trong truyện (vui mừng
khi Gióng chào đời; tâm trạng buồn khi giặc Ân chuẩn bị xâm lược trong khi Gióng
đã ba tuổi vẫn chưa nói, chưa cười, đặt đâu nằm đấy; ngạc nhiên, xúc động khi Gióng
cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi giết giặc ).
- Hình thức: kể ở ngôi thứ nhất, thêm đối thoại.
Đề : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều
kiện ngày nay
Dàn ý :
* Mở bài :
- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trờng mới này.
* Thân bài :
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp
bội, tàn ác gấp bội
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe
ben,
- Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động
- Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ
- Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* Kết bài : Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh
của thế kỉ 21.
Đề 5 : Do một lỗi lầm nào đó mà em ( hoặc bạn em ) bị phạt phải biến thành một
con vật trong ba ngày. Trong ba ngày đó, em (hoặc bạn em ) đã gặp những điều
thú vị hay rắc rối gì ? Vì sao em ( hoặc bạn em ) mong chóng hết hạn để trở lại
làm người ?
Bài về nhà:
Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những
bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể
lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó.
- GV gợi ý cho HS một số điểm sau:
11
+ Xác định yêu cầu của đề:
- Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người
nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng
với danh hiệu nhà nước phong tặng.
- Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng
của bà mẹ.
+ Lưu ý:
- Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?

+ Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một
người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc.
+ Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi
chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để
tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc.
Dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng
danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
b. Thân bài:
+ Kể tóm tắt về mẹ:
- Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ
- Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ
có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?
+ Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được
nghe kể)
- Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước,
thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ
tổ quốc)
- Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng
và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?
+ Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:
- Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.
- Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của
các cơ quan đoàn thể đối với mẹ.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.

Ngày soạn: 20/01/2015


12
Chủ đề 2 . RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ
Thời lượng: 8 buổi.
A . Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về văn miêu tả
2.Kĩ năng
- Áp dụng những kiến thức đã học vào làm các bài tập cụ thể
B .Tiến trình các bước dạy và học
* Ổn định lớp
* Bài mới:
? Em hãy nhắc lại khái niệm về
văn miêu tả ?
? Trong văn miêu tả ta có thể thực
hiện theo các trình tự nào?
? Trong văn miêu tả cần phải đảm
bảo yêu cầu gì về mặt ngôn ngữ ?
? Thế nào là yếu tố trữ tình trong
văn miêu tả ?
? Chất trữ tình được thể hiện như
thế nào trong bài văn ?
I. Đặc điểm của văn miêu tả
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình
dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của
một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm
cho những cái đó hiện lên trước mắt người đoc.Qua
đó người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài
mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối
tượng, sự vật.

- Trình tự thời gian: Tình tự này thường được dùng
trong các dạng văn tả cảnh cây cối, tả sinh
hoạt( thời gian trong năm: theo mùa; thời gian trong
ngày. . .)
- Trình tự không gian: Thường được dùng trong
dạng văn tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt( từ
gần-> xa;từ bao quát-> cụ thể )
- Trước hết, ngôn ngữ phải phong phú, giàu hình
ảnh và có sức biểu cảm lớn
- Bên cạnh đó ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật
chính xác.
- Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường
nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm,
các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán
dụ sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng
tạo.
- Ngoài ra ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ
ngôn ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi
chí tưởng tượng cho người đọc
- Cuối cùng phải nói tới việc sắp xếp ngôn ngữ
trong câu văn tả, đoạn văn tả.
- Đằng sau mỗi bức tranh tả cảnh phải là những thái
13
? Theo em khi làm văn miêu tả ta
cần có những kỹ năng gì ?
? Tại sao chúng ta phải quan sát
và chúng ta quan sát như thế
nào ?
? Theo em, tại sao trong văn miêu
tả lại cần có yếu tố tưởng tượng ?

- GV đưa ra một số ví dụ cụ thể.
? Theo em, tưởng tượng và so
sánh có vai trò như thế nào trong
văn miêu tả ?
? Kỹ năng nhận xét được thể hiện
như thế nào trong văn miêu tả ?
- GV nêu một số ví dụ cụ thể
H. Nêu các bước làm văn?
độ rõ ràng, những tấm lòng, những tâm hồn nhạy
cảm, biết rung động trước cái đẹp . Đó chính là chất
trữ tình trong văn miêu tả.
- Có thể bộc lộ trực tiếp bằng những câu cảm thán,
bằng những lời bình, lời nhận xét. Hoặc gián tiếp
qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn. . .
II. Những lưu ý khi làm văn miêu tả
- Các kỹ năng cần có khi làm văn miêu tả đó là : kỹ
năng quan sát, ghi chép; kỹ năng tưởng tượng, so
sánh; kỹ năng nhận xét đánh giá.
a. Kỹ năng quan sát
- Đó là kỹ năng quan sát, ghi chép. Do đối tượng
của văn miêu tả là thế giới tự nhiên, là con người và
cuộc sống luôn thay đổi. Vì vậy muốn tái hiện nó
phải quan sát và ghi chép.
- Chúng ta có thể quan sát trực tiếp đối tượng hoặc
qua phim ảnh, tài liệu.
b. Kỹ năng tưởng tượng.
- Nếu chỉ quan sát và ghi chép lại những gì đã thấy
thì bức tranh miêu tả sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp
dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng thêm để bổ sung
những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh phong

phú và sinh động hơn.
c. Kỹ năng so sánh
- So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng
tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh
của đối tượng ấy thường gợi cho người quan sát
nghĩ tới hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng
nào đấy. Chính sự liên tưởng so sánh này làm cho
trang văn miêu tả hay hơn, đối tượng miêu tả hiện
lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
d. Kỹ năng nhận xét.
- Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời
bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh.
- Thứ hai, có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc
lựa chọn hình ảnh miêu tả.
III. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả :
Các thao tác kỹ năng cơ bản:
a. Tìm hiểu đề:
- Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng,
phạm vi (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?)
14
H. Bố cục một bài văn gồm những
phần nào?
H. Trong một bài văn em cần dựng
đoạn ra sao?
b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng so sánh và nhận
xét:
- Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những
điều quan sát được.
- Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu.
- Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét,

liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von để làm nổi
bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp
xếp theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần.
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm
xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu
biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định.
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh:
- Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một
ý trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ
với nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn.
- Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ
với nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh
nhất định. Trong đoạn văn cảnh vật phải được miêu
tả cụ thể, chi tiết. (tránh hời hợt, kể đầu các cảnh
vật)
- Cách trình bày đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa
và lùi vào khoảnh hai con chữ, kết thúc đoạn bằng
một dấu chấm xuống dòng. (cần luôn ghi nhớ lúc
làm bài).
- Viết bài cần viết nháp, đọc và sửa chữa rồi mới
viết vào bài làm.
- Viết văn phải cẩn thận, trang trọng tránh cẩu thả,
tẩy xoá bừa bãi.
- Viết xong bài cần soát lại, chú ý đánh đủ dấu
thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Hãy nhận xét đoạn văn miêu tả sau : “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.

Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi
nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngòn ngọt. Hoa cau
thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những thím Chích choè nhanh
15
nhảu. Những chú Khướu lắm điều. Những anh Chào Mào đỏm dáng. Những bác Cu
Gáy trầm ngâm ”.
Gợi ý:
+ Đoạn văn miêu tả mùa xuân đến và chuyển vận qua các hình ảnh miêu tả màu sắc
bầu trời, giọt nắng, qua hương vị của muôn hoa, qua âm thanh và dáng vẻ của loài
chim.
+ Đoạn văn giàu sức gợi cảm vì trong đó có các từ láy, các tính từ, các hình ảnh, các
phép tu từ nhân hoá, điệp từ được sử dụng linh hoạt. Câu văn ngắn và rất trong sáng
thể hiện cảm nghĩ sâu sắc của tác giả.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Nội dung: Tả vẻ đẹp riêng, đặc sắc buổi sáng trên quê hương em.
- Giới hạn: Không giới hạn về thời gian.
2. Quan sát, tìm ý:
Hàng ngày em đã được quan sát, ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng của vùng quê,
em thấy có những cảnh sắc tiêu biểu nào? (Không khí trong lành, mát mẻ, gió nhè
nhẹ, những làn khói, tiếng lạch cạch, chim chóc, không gian yên tĩnh )
Bài 3:
Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lí:
Họa My hót
Mựa xuân! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự
đổi thay kì diệu ?
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực
rỡ hơn. Những gợn sóng trờn hồ hòa nhịp với tiếng Họa My hót, lấp lánh thêm. Da
trời bỗng xanh xao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xòe những cánh
hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi, tiếng hút dìu dặt của Họa My giục các loài
chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới .
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa My đã làm cho
tất cả bừng giấc… Họa My thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
(Võ Quảng)
Hướng dẫn :
• Mở bài: Họa My hót gọi mưa xuân về. Mọi vật đổi thay kì diệu.
• Thân bài: (mọi vật đổi thay kì diệu ntn ?)
- Trời bỗng sỏng thêm ra.
- Chùm lộc rực rỡ hơn.
- Sóng trên hồ lấp lánh hơn.
- Da trời bỗng xanh xao.
- Làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
- Các loài chim dạo khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
16
• Kết bài: Tạo vật ngợi khen tiếng hót của Họa My rất kì diệu
Họa My vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
Bài 4:
Chỉ ra cái hay của đoạn văn sau:
Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban ở trên
đầu, ở trên đỉnh, ban ở dưới chân, ở trong lòng lòng. Ban ngang tầm người, nhưng
lại nép bên kia vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy
mây trời cứ vờn vào nhị, vào cánh ban trong suốt. Ánh sáng như lọc qua một thứ
giấy thông thảo hồng hồng. Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu,
thấy rừng hoa trắng như đang loáng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng
sâu. Trắng trời trắng núi một thế giới ban …
(Nguyễn Tuân)
Hướng dẫn (đoạn văn tham khảo):
N. Tuân đó thể hiện một lối viết tài hoa, độc đáo khi ngắm hoa ban, khi tả hoa ban.

Một thế giới ban vô cùng đẹp mở ra như hiện ra trước mắt người đọc, như dẫn hồn
người đi vào mộng ảo. Rừng ban Tây Bắc trong mùa xuân với vẻ đẹp huyền diệu hiện
lên như vừa thực vừa ảo . Đặc biệt với cách viết : Nếu không sợ sa xuống
vực………. Nếu không sợ bị vấp ……… , người đọc như đang được ngắm hoa ban ,
như trở thành người du khách, người lữ hành đang đi trong rừng ban nở trắng và vơi
đi, quên đi những khó nhọc trên nẻo đường rừng nhiều dốc lắm vực .
N. Tuân không viết : Hoa ban trắng chiếu xuống, soi vào dòng suối trong xanh mà
lại viết : Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa
trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Hai chữ
loãng ra rất thần tình. Tác giả không hề viết suối chảy mà người đọc vẫn cảm nhận
được dòng suối xanh đang mang sắc ban, hình bóng ban đi về xa … Chất thơ ttrong
câu văn xuôi của N. Tuân đem đến cho ta nhiều thú vị. Nếu câu trên tác giả tả ban và
mây thì câu dưới lại tả hoa ban và suối. Câu văn cân xứng như cảnh sắc thiên nhiên,
tạo vật hài hòa.
Bài tập 5: Tả một con sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát và tưởng tượng của
em
- HS nêu các bước T.hiện.
+ Tìm hiểu đề
+ Quan sát, tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Viết bài.
- G: Đó là 4 bước khi viết bài, còn 1 bước sau khi viết: đọc, soát lại.
- G: Yêu cầu thực hiện 3 bước đầu tiên.
a. Tìm hiểu đề.
+ Thể loại?
+ Nội dung yêu cầu?
+ Từ ngữ quan trọng?
a. Tìm hiểu đề:
+ Thể loại: Miêu tả.
+ Nội dung: Một dòng sông.

+Đặc điểm quan trọng: hùng vĩ và thơ
17
+ Chọn tả sông nào?
- G: Sông Thương, sông Tích không
có nét hùng vĩ.
b. Quan sátm tìm ý:
- Đặc điểm nổi bật của sông?
- Cảnh sắc dòng sông? Mùa nước?
Mùa cạn?
- Cảnh sắc hai bờ?
- Hoạt động của con người trên sông?
c) Lập dàn ý cho đề bài theo 3 phần.
GV: Chú ý chọn hình ảnh so sánh khi
miêu tả dòng sông, nước sông, cảnh sắc
hai bờ chọn những tính từ tả màu sắc
hợp lý.
- GV đọc cho HS nghe bài văn mẫu (sách
cảm thụ T142).
mộng.
+ Sông Hồng (sông Đà )
b. Quan sát, tìm ý:
- Sông Hồng như dải lụa đào.
- Nước sông đỏ (mùa lũ dữ dội; mùa cạn, êm
đềm.
- Hai bờ rông: bãi mía, nương dâu, làng
xóm, luỹ tre.
- Thuyền tấp nập trên sông.
+ Trẻ em bơi lội.
c. Lập dàn ý:
- MB: Giới thiệu con sông Hồng hùng vĩ

và thơ mộng.
- TB:
+ Sông Hồng chảy qua lòng Hà Nội.
+ Nước sông màu đỏ hồng nên rất giống
dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu
xanh của đồng bằng Bắc bộ.
+ Hai bên bờ rộng: Bãi mía nương dâu
xanh ngắt.
+ Từng đoàn thuyền dong buồm thả lưới
trắng xoá cả mặt sông.
+ Hai bên bờ sông: Các bà các cô ra
ruộng tỉa bắp, hái dâu, nón trắng nhấp
nhô, chuyện trò rôm rả.
+ Chiều: Trẻ con bơi lội vùng vẫy trên
sông
- KB: Yêu mến dòng sông.
ĐỀ 6: Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét ở quê hương em.
a. Tìm hiểu đề.
- Thể loại ?
- Nội dung?
- Từ ngữ quan trọng?
b. Quan sát tìm ý.
? Đặc điểm nổi bật của cảnh ?
a. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: Một ngày mùa đông.
- Đặc điểm quan trọng: Mưa phùn, gió
rét.
b. Quan sát tìm ý:
18

- Bầu trời
- Gió ? mưa ?
- Cảm giác ?
- Hoạt động của con người? cảnh vật ?
- Dựa vào các ý tìm được, lập dàn ý 3
phần cho bài văn ?
- HS tập viết đoạn mở bài, kết bài.
- GV kiểm tra uốn nắn.
a. Mở bài :
Giới thiệu chung về một ngày mùa
đông mưa phùn, giá rét
b. Thân bài :
- Mùa đông gió rét đến : mưa, gió.
- Miêu tả cảnh trời âm u mây đen
phủ . - Gió lạnh thổi về, mưa nhỏ rơi
liên tục.
- Cảm giác giá lạnh, mặc áo ấm .
- Đường trơn, xe vắng, người trùm áo
mưa đi lại vội vàng .
- Những kỷ niệm mùa đông: Bắp rang,
khoai nướng ấm cúng .
c. Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân về
một ngày mùa đông ( đầy ấn tượng,
không bao giờ quên …)
- Mưa phùn giá rét
+ Bầu trời âm nu, xám xịt.
+ Gió lạnh thổi từng cơn
+ Mưa rơi liên tục đem theo những hơi
lạnh
+ Cây cối run rẩy trong già sét.

+ Cảm giác buốt giá, muốn thu mình vào
chăn.
+ Mọi người mặc áo ấm, đi tất, đốt lửa
sưởi.
+ Chó, mèo run rẩy, thu lu cạnh bếp
+ Ngoài đường: vắng vẻ, mọi người trùm
áo mưa đi vội
+ HS được nghỉ học ở nhà.
c) Lập dàn ý.
- MB: Giới thiệu ngày mùa đông gió
lạnh.
- TB: Tả chi tiết.
+ Bầu trời âm u, xám xịt.
+ Gió lạnh thổi từng cơn rít lên ngoài cửa
sổ
+ Mưa rơi liên tục càng đem theo hơi
lạnh
+ Cây cối run rẩy như muốn thu lại trong giá
rét.
+ Cảm giác buốt lạnh thấu xương không
muốn bước ra khỏi giường chỉ muốn thu
mình trong chăn ấm.
+ Mọi người trong gia đình đã mặc áo
ấm, mẹ đốt bếp lửa nấu cơm, đun nước,
sưởi ấm.
+ Chó, mèo thu lu cạnh bếp để sưởi
+ HS được nghỉ, ngoài đường vắng vẻ,
dòng người qua lại thưa thớt vội vàng,
trùm áo mưa kín mít.
- KB: Cảm nghĩ: sợ mưa phùn giá rét,

thèm nắng ấm mùa xuân
§Ò 7:
19
Hãy tả lại một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
A/ Tìm hiểu đề:
1. Thể loại: Miêu tả sáng tạo.
2. Nội dung: Cảnh phiên chợ
3. Phạm vi: Theo trí tưởng tượng
B/ Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu chung về phiên chợ
Phiên chợ nào? ở đâu? vào thời gian nào?
Lí do em đi chợ phiên? ấn tượng của em?
2. Thân bài
a) Tả quang cảnh chung
- Địa điểm họp chợ: Trên bãi đất rộng óc nhiều ngả đường dẫn tới.
- Thời gian mỗi tháng mấy lần từ khi nào? 2 lần
- Người đi chợ ăn mặc ra sao? đẹp sặc sỡ
- Phương tiện đi lại? bộ, thồ gồng gánh
b) Tả cụ thể
* Lúc chợ sắp họp: Bãi đất hàng quán, nắng gió
- Người bán thồ hàng, gánh gồng từ khắp nơi đổ về trên bãi đất rộng.
- Người mua từng đoàn ríu rít, tiếng trò chuyện
- Con đường…
* Khi chợ họp
- Dãy hàng tạp hoá: Vải vóc quần áo; vị trí đầu tiên các mặt hàng đầy đủ những thứ
thiết yếu quần áo, kim chỉ, đồ dùng học tập - người mua bán, thái độ, âm thanh, màu
sắc.
- Dãy hàng lương thực: Nông sản gạo thúng mới say thơm phức, lạc, vừng, đỗ, xếp
từng bồ, từng tải bắp ngô túm từng bó hạt vàng ươm.

Người bán mồ hôi nhễ nhại….người mua mặc cả, vục tay vào thúng cắn, ngửi…
- Dãy thực phẩm: Thịt bò, thịt lợn phải tiếng mời chào đon đả. Tiếng tôm nhảy lách
tách, tiếng cá quẫy trong chậu vui tai.
- Dãy hàng gia súc, gia cầm: Gà trống, lợn nằm trong giỏ, chủ yếu là lợn sữa trắng
hồng hoặc đen tuyền, gà nhốt trong lồng từng đàn, gà con nắm tay lông vàng óng
chiếp chiếp…người bán nam giới, phì phèo thuốc lá.
- Người mua đăm chiêu suy tính, lượn đi, lượn lại cò kè mặc cả.
- Dãy rau quả: Người bán mang tất cả những gì thu hoạch được từ vườn nhà: ổ, táo,
nải chuối, đu đủ, mít. Qủa tươi ngon bứt từ trên cây xuống. Có những người buôn
hàng từ nơi khác về : Xoài, lê, táo, dưa hấu.
- Dãy hàng ăn uống: cuối chợ mùi thơm ngào ngạt: Bánh cuốn, bún, phở các loại đồ
ăn được nấu trong những nồi to, những nồi nước dùng nghi ngút khói. Thực khách
đàn ông, người già….Tiếng sì sụp, xút xoa. Tiếng chào mời…
* Khi chợ tan
- Nắng gió trời mây
20
- Mọi người gồng gánh về
- Bãi đất yên tĩnh làng quê yên ả.
3. Kết bài
Cảm nghĩ: Làm làng quê vui vẻ hơn sống động hơn.
Yêu quê, mong được đi chợ phiên.
Bài về nhà: Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau:
“Ngôi trường của em”.


Ngày soạn: 1/3/2015
Ngày dạy: 12/3/2015
Luyện tập kĩ năng sử dụng nghệ thuật
so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả.
Thời lượng: 1 buổi.

A/Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân
hóa trong khi viết văn miêu tả.
-Luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân
hóa.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
-HS : Ôn tập bài ở nhà.
C/Tiến trình hoạt động: 1/ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
? Cần chú ý điều gì khi viết đoạn trong bài văn miêu tả?
3.Bài mới:
-GV hướng dẫn HS làm
các bài tập sau:
-Để làm đề văn này, sẽ
dùng các hình ảnh, sự
vật sau đây. Em sẽ liên
tưởng, so sánh các hình
ảnh , sự vật ấy với những
gì? Hãy điền vào…
+Mặt trời…
Bài 1: Cho đề văn : hãy tả 1 ngày mưa rất to tại nơi em
ở.
-Có thể liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật sau:
+ Mặt trời đã trốn đi đâu, từ bao giờ.
+Bầu trời đầy mây đen vần vũ.
+Những hàng cây như được tắm rửa trong trận mưa,
nghiêng ngả đùa trong nước mưa.
+ Những dãy nhà như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa
mặt.
21

+ Bầu trời…
+Những hàng cây…
+Những dãy nhà…
+Đường đi…
+Xe máy, xe đạp…
+Nước chảy trên đường
vào cống…
+Không gian mưa rơi…
+Người đi đường…
.
*HS dựa vào dàn ý viết
thành bài hoàn chỉnh.
Bài tập : Quan sát bức
tranh minh hoạ trong bài
“ Sông nước Cà Mau” và
ghi lại những điều em đã
quan sát được.
+ Đó là một chợ nổi
+ Thuyền bè tấp nập
ngược xuôi
+ Mặt sông sôi động
+ Bờ sông trù phú:
Những ngôi nhà cao tầng
xen giữa những vừon
cây xanh mướt.
Dựa vào bức tranh
trên , hãy tả lại một
phiên chợ Năm Căn.
+Đường đi ngập nước vì chảy không kịp. Lúc mưa to
nhất, đường như một dòng sông nhỏ, nhiều em bé gấp

thuyền giấy, thả xuống…
+Xe máy, xe đạp không đi nhanh được, giống như từng
đoàn xe lội nước.
+Người đi đường mặc áo mưa kín mít như những nhà tu
hành, đi rất vội vã…
+Nước chảy trên đường vào cống nghe ồ ồ như người
khổng lồ đang khóc.
+ Không gian mưa rơi trắng như tấm màn mưa.
Bài tập 2:Viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh 1 buổi trưa tưa
hè nắng gắt tại nơi em ở.
Gợi ý.
Có thể chọ các chi tiết sau:
-Mặt trời như đang dội lửa xuống mặt đất( so sánh).
-Bầu trời cao xanh vời vợi, không 1 gợn mây
( nhận xét).
-Không có gió,hàng cây hai bên đường im lặng như đang
đứng ngủ( so sánh).
-Ve kêu râm ran khiến người nghe sốt ruột, chỉ muốn lấy
cho lũ ve 1 cốc nước lọc. Kêu nhiều thế thì khản cổ thôi (
tưởng tượng).
-Trên đường nhựa như đang bộc khói, rất vắng. Quán
nước nhà chú Chiến rất đông ( nhận xét, tưởng tượng).
Bài tập 3:
-Cho các từ sau:ngang, khệnh khạng, vun vút,chậm chạp,
rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn…
-Hãy lựa chọn và điền các từ đã cho vào những chỗ trống
trong đoạn văn sau:
-Sau khi điền từ, đọc lại đoạn văn, cho biết:
+Đoạn văn tả cảnh gì, ở đâu?
+Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét

hay ở chỗ nào?
“ Một con sao biển đỏ thắm đang …bò. Những con tôm
hùm mang bộ râu dài…bước trên các hòn đá. Một con
cua đang bò…Chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây
là hoa loa kèn mở rộng cánh, …dưới nước. Đàn tôm con
lao…như ruồi. Bác rùa biển…, có hai con cá xanh như
đôi bướm…phía trên mai.”
Gợi ý
HS lần lượt điền các từ : chậm chạp,bệ vệ, ngang, rung
22
rinh, vun vút, khệnh khạng, đùa giỡn.
-Đoạn văn tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển.
-Người viết có có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét
rất độc đáo, tài hoa, tạo nên những chi tiết rất hay , thú
vị:
+Tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá.
+ Hoa loa kèn rung rinh trong nước.
+Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi( cách
so sánh của người Nga).
+Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm
đùa giỡn( vừa nhân hóa , vừa so sánh hợp lí).
4.Củng cố:
-GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn về nhà:
-Làm bài tập:Viết hoàn chỉnh thành bài bài tập số 3.
Ngày soạn: 12/3/2015
CẢM THỤ VĂN HỌC
Thời lượng: 6 buổi.
A. Mục tiêu:
- HS cảm nhận được ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng cảm thu văn học nắm

được các bước khi làm một bài tập cảm thụ văn, thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học.
- Biết cách làm bài cảm thụ qua từng ngữ cảnh cụ thể.
C. Nội dung lên lớp:
- GV giới thiệu bài: Nêu ý nghĩa của dạng BT cảm thụ văn học.
Giúp các em hiểu và yêu văn chương hơn, phần nào giúp các em hiểu học tốt
hơn môn ngữ văn đặc biệt sẽ hiểu và yêu cuộc sống, sống tốt hơn.
- GV hướng dẫn các bước làm bài.
- HS ghi.
- GV lưu ý.
- GV giao đề bài.
GV hướng dẫn HS làm bài theo các
bớc.
I. Các bước khi làm một bài cảm thụ thơ,
văn.
* Yêu cầu cần đạt của một bài cảm thụ:
- Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu,
cách sử dụng các phép tu từ hiệu quả biểu đạt
mà các nghệ thuật đó mang lại, từ đó chỉ ra
được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ.
- Diễn đạt thành văn những cảm nhận của
mình.
1. Bước 1:
23
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và đoạn thơ,
tìm ND và NT chính của đoạn thơ?
* Bước 2: Đoạn thơ có thể chia làm
mấy ý? Tiêu đề từng ý?
- Dấu hiệu NT trong từng ý?
+ GV lưu ý: ẩn dụ: so sánh ngầm:

nước sông trong như gương.
- GV hướng dẫn lập dàn ý:
- Dặn dò HS nắm vững các bước
làm bài.
- Đọc kỹ bài mẫu, nắm vững cách
diễn đạt, viết câu, liên kết câu, ý
trong đoạn văn.
- Vận dụng các bước làm bài làm bài
số 2.
Lưu ý:
- Muốn tìm được cái hay, cái độc
đáo, giàu ý nghĩa ta nên chú ý khai
thác các điểm sáng nghệ thuật
Gồm:
+ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ các từ gợi cảm, biểu
cảm.
+ Giọng điệu, ngắt nhịp, vần của câu
văn, thơ
+ Các câu dài, ngắn, câu đặc biệt.
Việc ngắt câu, đoạn.
+ Các dấu câu: Dấu phẩy, chấm,
chấm lửng
Tìm ra ý nghĩa, tác dụng của các
điểm sáng NT đó.
- Tùy từng bài có những “điểm
sáng” khác nhau – cần đọc kỹ
để phát hiện, cảm nhận.
- Đọc kĩ đề bài, nắm được yêu cầu của đề.
- Đọc kỹ đoạn văn, thơ mà để cho bài hiểu

khái quát nội dung và NT chính của đoạn, bài.
2. Bước 2:
- Đoạn thơ, văn ấy có cần phân ý không nếu
có: Phân làm mấy ý? Đặt tiêu đề từng ý.
- Tìm dấu hiệu NT cảm từng ý, gọi tên các
biện pháp NT qua các dấu hiệu.
3. Bước 3:
- Lập dàn ý đoạn văn hoặc bài văn.
- Ở mỗi dấu hiệu NT: nêu rõ tên của biện
pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của
biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội
dung của đoạn văn, đoạn thơ. Dự kiến nêu
cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá theo hiểu biết
của em (vd: hay, đẹp độc đáo, khéo léo, đặc
sắc ).
+ Lưu ý:
- Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác
giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân
tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ
ra đặc điểm của sự vật được so sánh.
- Với phép nhân hoá, cần chỉ rõ sự vật nào
được nhân hoá, nhờ từ ngữ nào , qua đó đặc
điểm của sự vật được nhân hoá hiện lên như
thế nào.
- Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật
đang được nói tới trong văn cảnh được dùng
để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật
đang có mặt ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà
người viết muốn nói tới.
- Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh

hoán dụ hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự
vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì
nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.
Bước 4 : Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề
bài.
Đoạn văn cần đạt các nội đung sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của
24
đoạn văn, đoạn thơ, trích dẫn lại (nếu có thể).
- Phân tích nghệ thuật dùng từ, đặt câu
của tác giả.
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật tu từ
được sử dụng (biện pháp tu từ gì ? ở hình ảnh
nào ? giá trị biểu đạt của mỗi phép tu từ đó.
- Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật,cái
hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật
đó đem lại cho cả đoạn văn.
II. Các VD minh hoạ cách làm:
1. Bài số 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Em hãy phân tích cái hay cái đẹp và em cảm nhận được từ bốn câu thơ.
* Hướng dẫn.
- Bước 1:
- Nội dung đoạn thơ: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con
sông.
- NT đoạn: Nhân hóa, so sánh, từ gợi tả.
* Bước 2: Đoạn thơ chia làm 2 ý nhỏ.

- ý 1: Hai câu đầu: Giới thiệu con sông quê hương.
- NT cần khai thác:
+ Từ gợi cảm: “xanh biếc”.
+ ĐT “có”.
+ ẩn dụ: Nước gương trong
+ Nhân hoá: Soi tóc những hàng tre.
- ý 2: Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hơng.
Điểm sáng NT:
+ So sánh khẳng định: “Tâm hồn tôi trưa hè”
+ Hình ảnh: Buổi trưa hè.
+ ĐT “tỏa” rất gợi hình
+ Từ láy “lấp loáng” rất gợi hình.
* Bước 3: Dàn ý đoạn:
ý 1: Hai câu đầu nhà thơ giới thiệu con sông quê.
- Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
25

×