Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

báo cáo thực tế nhà máy bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 11 trang )

Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
LỜI MỞ ĐẦU
Qua một ngày thực tế tại công ty bia Hà Nội – Quảng Bình và Động Thiên
Đường, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, các anh chị công nhân
trong nhà máy, sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô trong
trường, tôi đã hoàn thành đợt thực tế. Bản báo cáo này được viết nhằm tổng hợp
những gì đã biết cũng như đã thực tế tại công ty và Động Thiên Đường .
Báo cáo gồm 12 trang, chia làm 2 nội dung chính:
Câu 1: Hãy cho biết quy trình chế biến bia, các loại sản phẩm và quá trình xử lí
nước thải ở nhà máy Bia rượu Hà Nội – Quảng Bình?
Theo em việc xử lý nước thải ở nhà máy trên đã đảm bảo quy định về môi trường
chưa? Cho ví dụ chứng minh?
Câu 2 : Hãy cho biết bản chất của quá trình hình thành các thạch nhũ trong
hang động đá vôi?
Tuy đã cố gắng nhiều nhưng với điều kiện và năng lực còn hạn chế nên chắc
chắn báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô trong tổ bộ môn đọc đóng góp
ý kiến để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị công nhân nhà
máy, giáo viên hướng dẫn, các thầy cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tế !
NỘI DUNG
Câu 1: Hãy cho biết quy trình chế biến bia, các loại sản phẩm và quá trình xử lí
nước thải ở nhà máy Bia rượu Hà Nội – Quảng Bình?
Theo em việc xử lý nước thải ở nhà máy trên đã đảm bảo quy định về môi trường
chưa? Cho ví dụ chứng minh?
* Trả lời
1- Quy trình chế biến bia, các loại sản phẩm.
1. Nguyên liệu và chất phụ gia .
1.1. Malt.
• Chỉ tiêu chất lượng của malt:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên


1
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
- Màu vàng sáng ,óng ánh,mùi thơm đặc trưng,vị ngọt nhẹ.
- Hạt nẩy,đồng đều.
- Tạp chất <0.1.
- Độ ẩm ≤ 5.5℅.
- Độ hoà tan tuyệt đối≥78%.
- Nguồn gốc: nhập từ Đan Mạch,Pháp ,Austraylia.
- Giới hạn an toàn:không.
- Bao gói:đóng trong bao tải chuyên dụng.
1.2. Gạo.
• Chỉ tiêu chất lượng của gạo:
- Mùi vị :không có mùi lạ,không có vị đắng.
- Màu trắng,nhẵn bóng ,khô sạch,đều hạt.
- Tạp chất <0.1%.
- Không mốc,mọt ,vón cục.
- Giới hạn an toàn :không.
- Độ ẩm ≤14.5%.
- Độ hoà tan tuyệt đối≥ 90%.
- Gạo được đóng trong bao tải hoặc bao pp khô,sạch khâu kín.
1.3. Nước.
- Dạng lỏng,PH=6.5÷7.5.
- Có chứa vi sinh ,kim loại nặng ,các thành phần khác nhau.
- Giới hạn an toàn :theo quy định 1329/2002/BYT/QĐ.
- Kim loại nặng theo TCVN 5042/1994.
- Vi sinh theo cl,11/CN.
- Xử lý nước khi sử dụng :loại bỏ kim loại không mong muốn và tăng pH.
1.4. Houblon.
• Hoa viên.
- Cảm quan:Màu vàng xanh mùi thơm đặc trưng, vị đắng dịu,dễ bay hơi ,dễ

nhận mùi viên đùn không vỡ vụn.
- Bao gói đóng gói trong bao bì bền chắc ,dễ mỡ,có ghi rõ nguồn gốc sản
phẩm,chủng loại ,mùi vị,nhà sản xuất.
• Hoa cao.
- Dạng keo màu vàng hổ phách ,mùi thơm đặc trưng,vị đắng rõ rệt.
- Bao bì :đựng trong hộp dễ mở.Trên bao bì ghi rõ nguồn gốc sản phẩm,
chủng loại mùa vụ nhà sản xuất.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
2
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
1.5.Đường kính:
- Độ ẩm <0,2%.
- Đường trắng không ướt.
- Các chỉ tiêu khắc theo TCVN 1695-87vàTCVN 1696-87.
- Giới hạn an toàn :không.
1.6. Khí

CO
2
:
- Khí co2 tinh khiết thu nhận trực tiếp từ quá trình lên men được nén thành
dạng lỏng,làm sạch.
- Bao gói:Đóng trong bình kim loại chịu áp lực.
- Giới hạn an toàn:độ tinh khiết >99%,không màu,không mùi ,không vị.
1.7.Nấm men.
- Nấm men thuần chủng,mật độ 10÷20.106 tế bào/ml.
- Sinh vật:đơn bào ,kích thước trung bình của tế bào 6-9μm,sinh sản nảy
chồi và phân cắt.
- Thuộc loại S.carlsber gensis.
- Giới hạn an toàn :tỷ lệ chết<16%,tỉ lệ tạp trùng<1%,không được sử dụng

men từ đời thứ 16 trở đi,không nhiễm lăctic.

+ Xay nghiền
Malt và gạo được xay ở 2 máy xay khác nhau, đều được xay bằng máy nghiền
trục. Nhưng độ mịn của 2 loại nguyên liệu này khác nhau.
+ Nấu
Malt và gạo sau khi xay theo yêu cầu sẽ được chuyển sang các nồi nấu. Tại
nồi cháo:cho 1300l nước vào nồi ,bổ sung 317 CaCl
2
loại 77% tinh khiết ,điều
chỉnh PH:7.0÷7.2.Bật cánh khuấy nhanh,nghiền 350kg gạo bằng máy nghiền búa
và 35kg malt pháp bằng máy nghiền trục làm malt lót cho nồi cháo.Nâng nhiệt
45
o
c,ngâm 10 phút.Nâng nhiệt lên 85÷87.thời gian nâng 28 phút.Giữ nhiệt 86
o
,thời
gian 30 phút.Cho 200l nước vào nồi cháo để hạ bớt nhiệt .Cho đồng khoảng
260l,và 70kg malt Pháp vào nồi cháo để hạ t
o
xuống 72÷74.Giữ nhiệt độ 72
0
c trong
vòng 30 phút.Nâng nhiệt lên đun sôi,thời gian 22 phút đun sôi trong 60 phút,rồi
bơm sang nồi malt lần một.Đun sôi trong 30 phút nữa rồi bơm sang nồi malt. Dịch
từ nồi gạo được bơm sang nồi Malt để tiến hành quá trình hội cháo ở nhiệt độ 65
o
C
và giữ ở nhiệt độ này trong thời gian 30 phút. Tiếp tục nâng dần nhiệt độ lên 75
o

C,
giữ ổn định trong 20 phút để quá trình đường hoá xảy ra hoàn toàn (kiểm tra bằng
dung dịch I
2
).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
3
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
+ Lọc bã malt, đun hoa, lắng cặn
Dịch tiếp tục được nâng lên 76
o
C và bơm sang nồi lọc sơ bộ để lọc bã Malt:
Bã hèm thu được bơm ra bể chứa, dịch lọc bơm sang nồi hoa và tiến hành quá trình
houblon hoá. Trong quá trình này người ta bổ sung cao hoa, hoa viên, caramel và
một số hoá chất phụ gia. Đây là công việc khá quan trọng trong việc tạo ra vị của
Bia.
Dịch thu được sau quá trình đun hoa có độ đường khoảng 11,5
o
P thì được
bơm sang thiết bị lắng xoáy tâm whirlpool để tách cặn. Thời gian tách cặn khoảng
20 phút.
+ Làm lạnh nhanh
Dịch đường sau khi tách cặn sẽ được hạ nhiêt nhanh bằng 2 thiết bị làm lạnh
nhanh kiểu bản mỏng. Ban đầu dịch được hạ nhanh xuống 14 – 15
o
C với tác nhân
làm lạnh là nước lạnh 2
o
C. Rồi tiếp tục qua thiết bị làm lạnh thứ hai để hạ nhiệt độ
xuống đến nhiệt độ lên men là 8

o
C với tác nhân làm lạnh là glycol (-3 ÷ -4
o
C ).
+ Bổ sung oxy
Ngay sau khi dịch đường được làm lạnh xuống đến nhiệt độ lên men thì được
bổ sung thêm O
2
với lưu lượng 3,5-4 mg/lít dịch đường nhằm tăng sinh khối nấm
men trong quá trình lên men. Đồng thời có bổ sung thêm Maturex (một dạng chế
phẩm của enzyme) để kích hoạt cho nấm men phát triển. Dịch này tiếp tục được
bơm sang tank lên men cùng với nấm men (dạng men sữa hoặc men sữa tái sử
dụng từ mẻ lên men trước).
+ Lên men
Lên men là trung tâm của quá trình sản xuất Bia, vì vậy các điều kiện được
theo dõi rất nghiêm ngặt. Dịch lên men sau khi bơm vào tank lên men được 32-36
h thì bắt đầu tiến hành thu CO
2

(chỉ thu trong thời kỳ lên men chính). Lên men
chính được tiến hành trong thời gian 5-6 ngày ở nhiệt độ 9,5-12,5
o
C và lên men
phụ-ủ chín trong thời gian 15-16 ngày ở nhiệt độ 0-5
o
C. Lên men chính và lên men
phụ đều đựơc tiến hành trên cùng một thiết bị.
+ Lọc bia → thành phẩm
Sau khi lên men thì Bia đem đi lọc tinh bằng thiết bị lọc khung bản và được
đem vào tank ổn định Bia trong thời gian là một ngày (trong quá trình này phải

kiểm tra hàm lượng CO
2
trong Bia, nếu thiếu thì phải bổ sung cho đủ). Sau đó Bia
được bơm sang hệ thống chiết rót vào chai và dập nắp chai. Bia chai đưa vào hệ
thống thanh trùng, sau đó qua máy dán nhãn, foil nhôm, in ngày sản xuất, hạn sử
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
4
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
dụng rồi chuyển vào két. Cuối cùng được vận chuyển vào kho Bia chai thành phẩm
rồi xuất hàng.
2. Quy trình tiếp nha từ nhà nấu.
• Lượng dịch nha-nấm men phụ gia.
- Mỗi tank lên men được điền đầy tối đa 7 mẻ nấu khoảng 530hl.
- Sử dụng muturex với lượng 1.25g/hl.
- Dịch nấm men sữa tiếp vào đường nha lạnh cùng lúc lấy nha vào tank lên
men(có thể tiếp nhận men giống từ keg hoặc từ bồn bảo quản men).
- Lượng men sữa đưa vào lên men khoảng 700÷800l và được tiếp vào 2 lần
vào hai mẻ thứ nhất và thứ ba.
- Mật độ tế bào đưa vào lên men khoảng 25.10
6
TB/ml.

• Nhận nha vào tank lên men.
Chuẩn bị:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị tank lên men tại sổ CIP.
- Kết nối đường ống lấy dịch nha từ nhà nấu vào tank lên men.
- Đặc áp lực nén tại ống điều chỉnh áp suất cho tank lên men là 0.2at.
- Đưa muturex vào tank lên men trước khi tiếp nhận mẽ nha đầu tiên.
• Tiến hành:
- Xã nước trên đường ống.

- Nhận dịch nha vào tank lên men.
• Kết thúc:
- Cắt nước đường ống khi nhà nấu đuổi nước.
- Ghi sản lượng mẽ nấu vào sổ theo dõi lên men.
3. Quy trình lên men.
• Giai đoạn lên men ở 9,5
o
c.
- Lắp ống điều chỉnh áp lực của tank lên men vào đường thu hồi co
2
.
- Đặt áp cho tank là 0,2 ÷ 0,3 at (đặt áp suất ở ống điều chỉnh áp lực là 0,2÷0,3
at).
- Đặt nhiệt độ trên máy tính trong giai đoạn này là 9,5
o
c.
- Theo dõi nhiệt độ và điều chỉnh nhiệt độ lên men theo nhiệt độ đặt trên máy
tính (mở lạnh trong giai đoạn này dùng van 2 và van 5 của tank).
- Theo dõi và điều chỉnh áp suất tại tank lên men duy trì 0,2÷0,3 at.
- Kiểm tra quá trình lên men (đo P, PH, đếm mật độ tế bào nấm men và ghi
vào sổ theo dõi lên men).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
5
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
- Khi PZ =4,5-5,0 chuyển sang giai đoạn lên men ở 12,5
o
c.
• Giai đoạn lên men ở 12,5
o
c.

- Đặt nhiệt độ lên men cho tank trên máy tính là 12,5
o
c.
- Đặt áp tại ống điều chỉnh áp lực của tank lên men là 0,9 at. Khi có sự cố lên
men cần dựa vào nhiệt độ lên men và mật độ tế bào để quyết định nâng áp lực
trong tank lên men hay không.
- Theo dõi và điều chỉnh t
o
, P của tank theo t
o
đặt.
- Theo dõi t
o
và điều khiển t
o
lên men theo t
o
đặt.
- Kiểm tra quá trình lên men khi 2,6≤ PZ≤ 2,9 chuyển sang giai đoạn hạ lạnh
để rút men.
Trường hợp những tank lên men độ PZ >2,9 mà sau hai ngày độ PZ không giảm
vẫn tiến hành hạ lạnh.
• Giai đoạn rút men.
- Đặt nhiệt độ rút men trên máy tính cho tank lên men là5
0
C.
- Mở lạnh trong giai đoạn này dùng van 1và 3 của tank là 12,5 xuống 5
o
C.
- Xã men cặn.

- Rút men tốt từ tank lên men vào một trong các bồn bảo quản men.
- Giữ P=0,9bar.
• Giai đoạn hạ lạnh 2
o
c và ủ chín .
- Tiếp tục đưa nhiệt độ của tank lên men từ (5
o
C-2
o
C)
- Giữ áp suất tank là 0,9÷1 bar cho tới khi lọc bia .
• Giai đoạn lọc.
- Xã men lần cuối cùng trong tank lên men trước khi lọc .
- Nối ống từ van đáy của tank lên men vào đường bia sang khu vực lọc.
- Nối đường khí CO
2
vào tank lên men cần lọc bia để duy trì P=0,9÷1at trong
quá trình lọc.

4.Quy trình lọc bia thành phẩm .
Sau khi tàng trữ Bia đã đạt đến độ trong nhất định, tuy vậy vẫn còn nhiều nấm men
dưới dạng các tế bào phân tán, các hạt keo protein, các chất của hoa houblon, các
hạt rắn cơ học Do đó để tăng độ bền và tăng giá trị cảm quan thì Bia phải được
làm trong. Có hai cách để làm trong Bia là lọc hoặc ly tâm. Ở đây công ty sử dụng
phương pháp lọc bằng máy lọc khung bản. Máy lọc đĩa chỉ sử dụng khi cần lọc
một lúc nhiều mẻ, nên thông thường thì lọc bằng máy lọc khung bản với bột trợ
lọc là Diatomit (công suất lọc là 5000-6000 lít/h).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
6
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54

Lọc Bia dựa trên 2 quá trình:
- Quá trình cơ học: Nhờ vào sức cản cơ học tác dụng lên các hạt có kích thước
lớn hơn mao quản của vật liệu lọc, giữ các hạt này trên bề mặt vật liệu lọc.
- Quá trình hấp phụ: Hấp phụ các hạt phân tán có kích thước rất bé, các hạt
keo nhờ khả năng hấp phụ của vật liệu lọc.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
Qua thời gian hai tháng thực tập tại Công ty cổ phần bia Hà Nội –Quảng Bình,
được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, các anh chị công nhân trong
nhà máy, chúng tôi đã có điều kiện để tiếp xúc với thực tế sản xuất, củng cố lại
những kiến thức lý thuyết đã học trên nhà trường. Nắm được qui trình và điều kiện
công nghệ các công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm chính của công ty. Biết
được cấu tạo, tính năng và nguyên lý làm việc của một số máy và thiết bị chủ yếu
trên dây chyền. Thấy được trực tiếp quá trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khi
hình thành sản phẩm. Đáng quý hơn, qua lần thực tập này, chúng tôi đã được trực
tiếp tham gia vào sản xuất một số công việc nhỏ trong dây chyền, biết được thao
tác trên một số cương vị được phân công. Hình thành được hình ảnh tổng quan về
tổ chức hệ thống công nghệ và nhân sự trong nhà máy. Học tập được tính kỷ luật, ý
thức trách nhiệm, tác phong công nghiệp trong sản xuất.
Chắc chắn những điều đã học được trong đợt thực tập này sẽ giúp tôi vững
tin hơn sau khi ra trường, không còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tế.
5.2.Kiến nghị.
Trong thời gian thực tập tại công ty, bản thân tôi nhận thấy có một số vấn đề mà
công ty có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn như sau:
Thiết bị nghiền búa bị hỏng nên cần được sữa chữa ,thay mới ,sử dụng công
nghệ hiện đại ,tự động hoá để hạn chế phương pháp thủ công.Trong quá trình
đường hóa nên sử dụng thêm chế phẩm enzyme để tăng khả năng đường hóa
Trên đây là một số đề xuất của bản thân tôi, rất mong công ty có sự điều
chỉnh để công ty ngày càng phát triển mạnh, sản phẩm của công ty ngày càng được

khách hành ưa chuộng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
7
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
Trong thời gian thực tập tôi đã có nhiều cố gắng, thu được nhiều bài học quý
nhưng do thời gian có hạn, nên không thể không có nhưng thiếu sót. Rất mong
được sự giúp đỡ của công ty, nhà trường, các bạn đọc để tôi ngày càng hoàn thiện
kiến thức.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị công
nhân trong nhà máy, các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập!
2 - Quá trình xử lý nước thải :
Có thể chia ra làm 2 quá trình chính là phân huỷ kị khí và hiếu khí.
Quá trình phân huỷ kị khí
Là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí
trong điều kiện không có ôxy.
Sau khi qua bể kị khí thì còn khoảng 10-20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy và
tiếp tục được phân hủy tiếp, bởi hệ hiếu khí. Hệ thống hai máy thổi khí và phân tán
khí được sử dụng để cung cấp ôxy cho quá trình xử lý hiếu khí. Lượng ôxy đưa
vào phụ thuộc vào lượng ôxy hòa tan trong nước (DO).
Quá trình phân huỷ hiếu khí
Thực chất đây là quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh
vật hiếu khí khi có sự tham gia của ôxi.
Mỗi phương phương pháp xử lý đều có các ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với
phương pháp xử lý kị khí yêu cầu ít diện tích, có khả năng tạo ra năng lượng dưới
dạng khí sinh học biogas, khả năng tạo bùn chỉ bằng 10% so với hệ thống xử lý
hiếu khí, chi phí vận hành thấp. Tuy nhiên, xử lý kị khí không thể khử triệt để
100%, không xử lý được nitơ và phốt pho; trong khi đó phương pháp xử lý hiếu
khí có khả năng xử lý triệt để, xử lý được nitơ và phốt pho, nhưng lại cần thể tích
lớn, sinh nhiều bùn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho sục khí và chi phí vận hành cao.
Dựa trên tính hiệu quả xử lý và kinh tế của các phương pháp, chúng tôi đã nghiên

cứu và đưa ra sơ đồ hệ thống xử lý nước thải với sự phối kết hợp cả hai phương
pháp xử lý kị khí và hiếu khí.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

Bể gom: Để tận dụng hết thể tích của bể cân bằng và giảm thiểu hoá chất sử dụng
cho quá trình điều chỉnh pH trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý kị khí, hệ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
8
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
thống xử lý đã chọn phương án dùng bể gom thu nước thải từ nhà máy về sau đó
dùng bơm bơm lên bể cân bằng, bể khuấy.
Bể cân bằng: Để trung hoà cân bằng nước thải trước khi nước đi vào hệ thống xử
lý kị khí. Để lắng cặn và rác trong dòng nước thải trước khi đi vào xử lý.
Bể khuấy: Để điều chỉnh độ pH của nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý kị
khí. Tại đây, nước thải được điều chỉnh sao cho pH nằm trong khoảng 6,8-7,2.
Bể kị khí: Là bể có tác dụng chủ yếu để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước
thải. Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 80-90%.
Bể hiếu khí: Là bể dùng để phân hủy phần còn lại các chất hữu cơ có trong nước
thải sau khi đã phân hủy kị khí. Thường nước thải sau khi đi qua bể phân hủy kị
khí thì các chất hữu cơ trong nước thải chỉ có thể bị phân hủy tối đa là 90%.
Bể lắng: Sau khi phân hủy hiếu khí thì bùn hoạt tính sinh ra lớn, để tách bùn ra
khỏi nước thải thì một hệ thống lắng là cần thiết. Sau khi lắng tách bùn hoạt tính,
nước thải đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường.
Thuyết minh sơ bộ quy trình xử lý nước thải
Dòng nước thải từ nhà máy được đưa qua thiết bị lọc rác trước khi thu vào bể gom.
Đây là bước loại bỏ các tạp vật có lẫn trong nước thải của nhà máy có thể gây ra sự
cố trong quá trình vận hành hệ thống như làm tắc máy bơm,
đường ống hoặc kênh dẫn.
Từ bể gom, nước thải được bơm vào bể cân bằng và bể khuấy. Hệ thống bể cân
bằng-bể khuấy có tác dụng điều hòa lưu lượng và ổn định độ pH dòng nước thải

đưa vào hệ thống kị khí. Điều hòa lưu lượng được thực hiện nhờ có hệ thống bơm
từ bể cân bằng sang bể khuấy. Ổn định pH được thực hiện bằng hệ thống bổ sung
xút và axit và các mô tơ khuấy.
Sau khi được ổn định độ pH, nước thải được bơm sang bể kị khí UASB (xử lý kị
khí bằng phương pháp dòng chảy ngược). Quá trình xử lý tại bể kị khí có thể làm
sạch được tới 80-90% các chất gây ô nhiễm. Tại bể, kị khí phần lớn các chất hữu
cơ được phân hủy.
Sau khi qua bể kị khí thì còn khoảng 10 -20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy và
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên

9
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
tiếp tục được phân hủy tiếp bởi hệ hiếu khí. Hệ thống hai máy thổi khí và các hệ
thống phân tán khí được sử dụng để cung cấp ôxy cho quá trình xử lý hiếu khí.
Lượng ôxy đưa vào trong quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào lượng ôxy hòa tan
trong nước (DO).
Tại bể lắng bùn, hoạt tính sẽ được lắng xuống đáy bể nhờ tác dụng của trọng lực.
Phần nước trong sẽ chảy tràn sang bể lắng. Một phần bùn được đưa quay trở lại bể
hiếu khí đầu tiên để bảo đảm đủ lượng vi sinh cần thiết cho quá trình xử lý hiếu
khí. Phần bùn dư tách ra được đưa về hệ thống xử lý bùn. Bể lắng có thể tích thiết
kế đủ lớn để nước được lưu trong đó vài giờ, đủ thời gian cho quá trình lắng.
Trước khi vào bể lắng, nước được bổ sung polyme để tạo kết bông, tăng khả năng
lắng. Nước sau bể lắng sẽ thoát ra ao sinh học, kết thúc chu trình công nghệ.
KẾT LUẬN
Đối với mọi nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy bia nói riêng , vấn đề vệ
sinh là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm bảo đảm vệ sinh tại mọi vị trí mọi khâu sản xuất,
để bảo đảm một sản phẩm an toàn khi đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng .
Nắm rõ tính chất quan trọng đó nhà máy đã đề ra những yêu cầu bảo đảm vệ sinh
hết sức nghiêm ngặt .
- Đối với nguyên liệu thì nguyên liệu được nhập vào phải đảm bảo vệ sinh ít lẫn

tạp chất và hàm lượng vi sinh vật là ít nhất.
- Các thiết bị trong nhà máy trước và sau khi sử dụng phải CIP vệ sinh sạch sẽ
- Nền nhà phải lau chùi thường xuyên để tránh lẫn nhiễm vi sinh vật lạ ở nền nhà
làm ảnh hưởng chất lượng vệ sinh bia thành phẩm
- Các công nhân trực tiếp sản xuất phải tuân thủ vệ sinh trong nhà máy
- Đối với hệ thống cống rãnh, các đường ống dẫn trong nhà máy thì theo định kỳ
phải được vệ sinh bằng hóa chất tẩy rửa hoặc được phun sối bởi các vòi nước vệ
sinh phun vơi áp lực cao.Đặt biệt nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo
đảm chất lượng nước thải không gây ô nhiễm khi thải ra môi trường .
Hệ thống xử lý nước thải do Viện Kỹ thuật Bia -Rượu -NGK đã được chuyển giao
và nhân rộng thành công tại nhiều nhà máy sản xuất Bia-Rượu-NGK, góp phần vào
công cuộc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của các công ty. Chất
lượng nước thải ra luôn đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 do Bộ Tài nguyên và Môi
trường qui định.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
10
Báo cáo thực tế chuyên môn ĐHSP HÓA 54
Câu 2 : Hãy cho biết bản chất của quá trình hình thành các thạch nhũ trong hang
động đá vôi?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO
3
. Khi trời mưa trong không
khí có CO
2
tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi
xuống sẽbào mòn đá thành những hình dạng đa dạng. Theo thời gian tạo thành các
hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO
3
)
2

ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên
khi giọt nước nhỏ từ từ . Như vậy lớp CaCO
3
dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày
tạo thành những hình thù đa dạng.
Nhũ đá được tạo thành từ CaCO
3
và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước
khoáng. Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa
khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO
3
. Phương trình phản ứng như sau :
CaCO
3
(r) + H
2
O(l) + CO
2
(kh) → Ca(HCO
3
)
2
(dd)
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt
xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá
như sau:
Ca(HCO
3
)
2

(dd) → CaCO
3
(r) + H
2
O(l) + CO
2
(dd)
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là
những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO
2
, tốc độ lớn có thể đạt
3 mm mỗi năm.
Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước
này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa canxit. Mỗi giọt tiếp
theođược hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng,
các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp (0,5 mm), nói chung gọi là nhũ đá
"cọng rơm xô đa". Các cọng rơm xô đa có thể mọc ra rất dài, nhưng nói chung rất
dễ gãy. Nếu chúng bị bít lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng
tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt
nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía
dưới, cuối cùng tạo thànhmăng đá thuôn tròn hay hình nón. Không giống như nhũ
đá, các măng đá không bao giờ bắt đầu như là một "cọng rơm xô đa" rỗng. Khi có
đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành
các cột đá.
Nhũ đá cũng có thể hình thành trong các ống dung nham, mặc dù cơ chế hình
thành của nó đủ khác biệt.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mỹ Duyên
11

×