Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đặc điểm động vật đáy trên rạch đầu sấu và rạch cái sơn, quận ninh kiều, tpct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.86 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN







THÁI VĂN LEM

ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY
TRÊN RẠCH ĐẦU SẤU VÀ RẠCH CÁI SƠN,
QUẬN NINH KIỀU, TPCT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG













Cần Thơ, 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN







THÁI VĂN LEM

ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY
TRÊN RẠCH ĐẦU SẤU VÀ RẠCH CÁI SƠN,
QUẬN NINH KIỀU, TPCT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths DƢƠNG TRÍ DŨNG







Cần Thơ, 2013



PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn kèm theo đây với tựa đề là “Đặc điểm động vật đáy trên rạch
Đầu Sấu và rạch Cái Sơn, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” do Thái
Văn Lem thực hiện và báo cáo đã được hội đồng thông qua.




PGS TS Bùi Thị Nga Ths. Nguyễn Công Thuận





Ths. Dương Trí Dũng






LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô thuộc Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt kiến thức
trong những năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Thầy Dương Trí Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp của mình.
Gia đình đã động viên và giúp đỡ con cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
thời gian học tập và đặc biệt trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tập thể lớp Khoa học Môi trường K36 đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tôi suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 01 năm 2014




Thái Văn Lem



TÓM TẮT

Đề tài “Đặc điểm động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn,
quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 06/2013 đến
tháng 12/2013 với hai đợt thu mẫu ở 09 vị trí thu mẫu trên rạch Đầu Sấu và
rạch Cái Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã phát hiện được tổng số 28 loài
động vật đáy, trong đó trên rạch Đầu Sấu có 23 loài và rạch Cái Sơn có 24 loài.
Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có thành phần loài đa dạng nhất trong quần xã

động vật đáy nơi đây. Với sự phân bố thành phần loài như sau: lớp Bivalvia có
9 loài (chiếm 32% tổng số loài động vật đáy), lớp Gastropoda có 7 loài (chiếm
28%), lớp Insecta có 5 loài (chiếm 18%), lớp Oligochaeta có 3 loài (chiếm
11%), lớp Polychaeta và lớp Crustacea có 2 loài (chiếm 07%).Trên rạch Đầu
Sấu, số lượng động vật đáy biến động từ 3,502 – 13,485 cá thể/m
2
, khối lượng
biến động từ 31,57 – 541,77 g/m
2
trong đợt 01, từ 1.956 – 11.013 cá thể/m
2

từ 1,98 – 363,39 g/m
2
trong đợt 02. Trên rạch Cái Sơn, số lượng động vật đáy
biến động từ 1.032 – 11.990 cá thể/m
2
, khối lượng biến động từ 24,46 537,17
g/m
2
trong đợt 01. Trong đợt 02, số lượng biến động trong khoảng từ 382 –
16.845 cá thể/m
2
và khối lượng biến động từ 1,53 – 82,71 g/m
2
.
Chỉ số đa dạng sinh học Shannon trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn đều
thấp thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ của thủy vực từ mức độ ô nhiễm từ nhẹ cho đến rất
nặng.
Từ khóa: Động vật đáy, chỉ số đa dạng sinh học, rạch Đầu Sấu, rạch Cái Sơn


i

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ
TÓM TẮT
MỤC LỤC i
DANH SÁCH BẢNG iii
DANH SÁCH HÌNH iiv
CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Cần Thơ 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Địa hình, địa mạo và địa chất 3
2.1.3 Đặc trưng khí hậu 4
2.1.4 Thủy văn 4
2.2. Tổng quan về phường An Bình, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. 5
2.2.1 Vị trí địa lý 5
2.2.2 Địa hình 5
2.2.3 Khí hậu thời tiết 5
2.2.4 Chế độ thủy văn 6
2.2.5 Tài nguyên đất đai 6
2.2.6 Nhận thức của người dân trong vùng 6
2.3. Tổng quan về sinh vật chỉ thị động vật đáy không xương sống 7
2.3.1 Sinh vật chỉ thị 7
2.3.2 Tổng quan về động vật đáy 8
2.3.3 Đặc tính sinh học của động vật đáy 9
2.3.4 Sử dụng động vật đáy trong quan trắc sinh học 10
2.3.5 Một số công trình nghiên cứu sử dụng động vật đáy để đánh giá

chất lượng nước trên thế giới và Việt Nam 14
2.3.6 Giám sát môi trường nước bằng phương pháp sinh học 17
CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.1.1 Chu kỳ thu mẫu 19
3.1.2 Địa điểm thu mẫu 19
3.2 Phương tiện và hóa chất 20
3.3.1 Phương tiện 20
3.3.2 Hóa chất 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 22
3.3.1 Phương pháp thu mẫu 22
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 22
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 22

ii

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy
trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn. 24
4.1.1 Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn 24
4.1.2 Sự biến động thành phần loài trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn. 25
4.2 Sự biến động số lượng động vật đáy trên rạch Đầu Sấu
và rạch Cái Sơn 31
4.2.1 Sự biến động số lượng động vật đáy trên rạch Đầu Sấu 31
4.2.2 Sự biến động số lượng động vật đáy trên rạch Cái Sơn 33
4.3 Sự biến động khối lượng động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và
rạch Cái Sơn 34
4.3.1 Sự biến động khối lượng động vật đáy trên rạch Đầu Sấu 34
4.3.2 Sự biến động khối lượng động vật đáy trên rạch Cái Sơn 37
4.4 Chỉ số đa dạng sinh học 39

4.4.1 Chỉ số đa dạng sinh học H’ trên rạch Đầu Sấu 39
4.4.2 Chỉ số đa dạng sinh học H’ trên rạch Cái Sơn 40
CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng 18
Bảng 3.1: Các vị trí thu mẫu trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn 19
Bảng 4.1: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu
và rạch Cái Sơn 26
Bảng 4.2: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu
qua hai đợt khảo sát. 28
Bảng 4.3: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Cái Sơn
qua hai đợt khảo sát. 30
Bảng 4.4: Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H` tại các điểm
khảo sát trên rạch Đầu Sấu qua hai đợt thu mẫu 39
Bảng 4.5: Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’ tại các điểm
khảo sát trên rạch Cái Sơn qua hai đợt thu mẫu 40
Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng môi trường nước tại thủy vực nghiên
cứu bằng chỉ số đa dạng sinh học Shannon 43



iv

DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.1: Tỉ lệ (%) thành phần loài động vật đáy trên khu vực khảo sát. 24
Hình 4.2: Sự biến động thành phần loài động vật đáy tại các điểm khảo
sát trên rạch Đầu Sấu. 26
Hình 4.3: Sự biến động thành phần loài động vật đáy tại các điểm khảo
sát trên rạch Cái Sơn. 29
Hình 4.4: Sự biến động số lượng động vật đáy giữa các vị trí khảo
sát trên rạch Đầu Sấu qua hai đợt thu mẫu 31
Hình 4.5: Sự biến động số lượng động vật đáy giữa các vị trí khảo
sát trên rạch Cái Sơn qua hai đợt thu mẫu. 33
Hình 4.6: Sự biến động khối lượng động vật đáy giữa các vị trí trên
rạch Đầu Sấu qua hai đợt khảo sát. 35
Hình 4.7: Sự biến động khối lượng động vật đáy giữa các vị trí trên
rạch Cái Sơn qua hai đợt khảo sát. 37





1

CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
Thành phố Cần Thơ (TPCT) là thành phố trung tâm của Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) và cũng là khu vực trọng điểm về kinh tế của vùng. Trong 10
năm, từ 1999 – 2008, dân số ở thành phố Cần Thơ tăng 28,4%, gấp 4,5 lần so với
trung bình chung của ĐBSCL. Năm 2010, tổng số dân của thành phố khoảng 1,2

triệu người, tỷ lệ dân thành thị chiếm 66% so với tổng số dân thành phố và quận
Ninh Kiều - quận thuộc trung tâm TPCT, nơi có số lượng dân cư khoảng 8.416
người/km
2
, cao gần gấp 10 lần số lượng dân số trung bình của cả thành phố (Cục
thống kê Cần Thơ, 2011). Sự phát triển dân số một mặt giúp thành phố phát triển,
mặt khác cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường nhất là vấn đề chất thải sinh hoạt. Bên
cạnh đó, trong giai đoạn từ 2005 – 2010, sản xuất nông nghiệp ở TPCT phát triển
theo mô hình đa canh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất toàn
ngành tăng bình quân 5,3%/năm, mức quay vòng 2,3 – 2,6 lần/năm, điều này cũng
gây ảnh hưởng lên chất lượng nước của các kênh rạch vùng nội ô và ven thành phố.
Theo đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố, chất lượng
nguồn nước mặt trên sông Hậu bị ô nhiễm, các chất hữu cơ vượt quy chuẩn cho
phép và có chiều hướng gia tăng. Riêng chất lượng nước ở 12 kênh rạch trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ bị ô nhiễm chất hữu cơ và Coliform đều vượt quy chuẩn
cho phép hàng chục lần, có nơi hàm lượng Coliform vượt 181 lần mà nguyên nhân
chủ yếu do nước thải của các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp chưa đạt chuẩn đã
thải ra sông, rạch, và nước thải từ các hộ dân sống xung quanh kênh rạch gây nên
(Trung tâm quan trắc Môi Trường Cần Thơ, 2010).
Rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn là hai rạch nằm trên địa bàn phường An Bình,
quận Ninh Kiều, TPCT. Với sự tiếp nhận chất thải sinh hoạt chưa được xử lý của
các hộ dân sống trên nhà sàn ven rạch, từ các hộ dân sống dọc theo rạch; chất thải từ
các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sản xuất giấy, xưởng gỗ, cơ sở xay xát
lúa gạo,… và từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,… thì
chất lượng môi trường nước trên hai thủy vực này ngày càng bị ảnh hưởng trầm
trọng hơn.
Quan trắc các thông số lý hóa môi trường là phương pháp đã được áp dụng
nhiều nơi trên thế giới để phát hiện ô nhiễm môi trường. Các số liệu này rất hữu ích
trong việc đánh giá ô nhiễm nhưng chỉ phản ánh tình trạng tức thời tại thời điểm thu
mẫu. Trong khi đó, sự tồn tại hay biến mất của sinh vật trong môi trường là kết quả

tương tác lâu dài giữa sinh vật với môi trường sống. Nghiên cứu sự tồn tại hay biến
mất của sinh vật đã được xem như phương pháp sinh học để phản ảnh chất lượng
môi trường (Hellawell, 1986). Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để

2

đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường đã đạt được nhiều thành tựu
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan (Lê Văn Khoa và ctv, 2007). Có rất nhiều sinh vật chỉ thị được lựa
chọn để chỉ thị cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, thực vật lớn, thực vật nổi,
động vật nguyên sinh, cá, một số vi sinh vật và động vật đáy có thể chỉ thị cho một
số đặc tính khác nhau của môi trường nước. Trong trường hợp đánh giá tác động
của chất thải sinh hoạt đến hệ sinh thái nước thì nhóm động vật đáy thường được
chọn (Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về động vật đáy trên hệ thống kênh rạch ở
Thành phố Cần Thơ nhưng lại có khá ít nghiên cứu về sự phân bố của động vật đáy
cũng như việc sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng nước ở rạch Đầu Sấu và
Cái Sơn. Vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành thiệc hiện đề tài “Đặc điểm động
vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ” với
các mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin cho việc thiết lập mối liên hệ giữa động vật đáy với các
yếu tố lý – hóa môi trường nước và nền đáy.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sự phân bố, sự biến động thành phần loài và khối lượng của động
vật đáy trên các đoạn khác nhau ở rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn dưới ảnh hưởng
của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt quanh các thủy vực này.
Nội dung nghiên cứu
 Xác định thành phần giống loài, số lượng và khối lượng của động vật đáy trên
rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn qua hai đợt thu mẫu.

 Đánh giá chất lượng nước tại thủy vực nghiên cứu bằng chỉ số đa dạng sinh
học Shannon.

3

CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Cần Thơ
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ (TPCT) có vị trí địa lý tại trung tâm vùng ĐBSCL, là
cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên,
vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam giữa một mạng lưới sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách
thành phố Hồ Chí Minh 169 km (theo đường bộ). Tọa độ địa lý: 9
0
55’08” –
10
0
19’38” vĩ Bắc; 105
0
13’38” – 105
0
50’35” kinh Đông với các mặt tiếp giáp như
sau:
 Phía Bắc giáp An Giang;
 Phía Nam giáp Hậu Giang;
 Phía Tây giáp Kiên Giang;
 Phía Đông giáp 02 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp;
Thành phố Cần Thơ có 04 mặt đều không giáp biển, hầu như không có rừng
tự nhiên. Tổng diện tích 140.894,9 ha, chiếm 3,5% tổng diện tích toàn vùng

ĐBSCL; toàn thành phố có 05 quận nội thành và 04 huyện ngoại thành gồm 85 xã,
phường và thị trấn với 644 ấp và khu vực (Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi
trường Cần Thơ, 2010).
2.1.2 Địa hình, địa mạo và địa chất
Thành phố Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao
từ Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội
đồng, rất đặc trưng cho dạng địa hình địa phương. Đây là vùng đất có hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8m - 1,0m so với mực
nước biển tại mốc quốc gia Hòn Dấu. Cần Thơ có 03 vùng địa mạo chính:
 Khu dòng chảy chính giới hạn bởi 02 bờ sông Hậu hình thành dãy đất cao và
các cù lao giữa sông;
 Vùng đồng lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên bao gồm quận Thốt Nốt, Vĩnh
Thạnh, một phần huyện Cờ Đỏ và một phần quận Ô Môn, chịu ảnh hưởng lũ
hàng năm;

4

 Vùng châu thổ chịu ảnh hưởng triều và tác động của lũ cuối vụ gồm các quận
Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, phần phía Nam của quận Ô Môn và huyện
Phong Điền.
Nằm trong khu vực bồi tụ phù sa hàng năm của sông Mekong, trên bề mặt
đất xuống độ sâu 50m có 02 nhóm trầm tích phù sa mới và phù sa cổ. Nhìn chung
đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng không phù hợp cho xây dựng, giao
thông (Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.1.3 Đặc trƣng khí hậu
TPCT thuộc vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm
nhưng ôn hòa; có hai mùa rõ rệt trong năm gồm mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11)
và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ không khí trung bình tại
trạm Cần Thơ trong năm 2010 là 27,6
0

C tăng 0,4
0
C so với năm trước. Tháng có
nhiệt độ cao nhất từ tháng 03 đến tháng 06 (28,1 - 30,0
0
C); vào tháng 01 nhiệt độ
26,0
0
C có giá trị thấp nhất trong năm.
Độ ẩm có giá trị bình quân so với các năm trước nhưng không nhiều dao
động khoảng 74 - 87%, phân hóa theo mùa, các tháng mùa mưa, độ ẩm khá cao: 77
- 87%; các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn khoảng 74 - 82%. Nhìn chung, giá trị độ
ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại TPCT biến động không lớn.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa vào mùa mưa chiếm
trên 90% tổng lượng mưa trong năm. Mưa lớn kéo dài thường xảy ra trên diện rộng,
hàng tháng thường xảy ra 1 - 2 trận mưa lớn từ 50 - 100mm. Lượng mưa cao nhất
tập trung vào các tháng 8, 10 và tháng 11, lúc cao điểm mưa lớn kết hợp với triều
cường từ sông Hậu tràn vào thành phố gây ngập úng và làm tắc nghẽn giao thông
trong khu vực nội thành đặc biệt là trên Quốc lộ 91, đoạn từ quận Bình Thủy đến
quận Ô Môn. Khu vực TPCT dù không chịu ảnh hưởng nhiều do gió bão, nhưng
gần đây vào mùa mưa thường có các trận mưa giông lớn, kéo dài. Trong năm hình
thành các hướng gió chính như sau:
 Hướng gió Đông - Bắc trong mùa khô với vận tốc trung bình 3,0 m/s.
 Hướng gió Tây - Nam trong mùa mưa với vận tốc trung bình 1,8 m/s (Trung
tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc TPCT chịu sự chi
phối của dòng chảy sông Mekong thông qua sông Hậu, thủy triều biển Đông, mưa
nội vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, sự tổ hợp giao tranh giữa ảnh hưởng
của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mekong và chế độ triều Biển Đông chi

phối mạnh nhất. Số lượng sông rạch tại TPCT khá lớn khoảng 1,8 km/km2, vùng

5

ven sông Hậu thuộc quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt lên tới trên 2
km/km2. Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm:
 Sông Hậu: là nhánh phía Tây của sông Mekong trong lãnh thổ Việt Nam, vừa
là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và Cần Thơ, vừa là ranh giới
tự nhiên của TPCT với 02 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Sông Hậu cũng là
thủy lộ Quốc tế cho các tàu đi về Campuchia Sông Hậu là con sông lớn nhất
của vùng với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 55 km, tổng lượng nước
sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của
sông Mekong), lưu lượng nước bình quân tại sông Cần Thơ là 14.800
m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2
tổng lượng phù sa sông Mekong).
 Hệ thống các kênh rạch nhỏ: Sông Cần Thơ dài 16 km đổ ra sông Hậu tại bến
Ninh Kiều, rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh
Cái Sắn, Đây là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng
nội đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận TPCT, có nước ngọt
quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu
úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông (Trung tâm quan trắc Tài
nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.2. Tổng quan về phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.
2.2.1 Vị trí địa lý
An Bình là một xã vùng ven của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thương
mại thành phố Cần Thơ khoảng 7km về phía Tây, xã có một phần nằm trên quốc lộ
1A. Phía Bắc giáp xã Long Hòa và Long Tuyền, phía Nam giáp huyện Châu Thành,
phía Đông giáp phường An Hòa và Xuân Khánh, phía Tây giáp xã Mỹ Khánh.
2.2.2 Địa hình
Phường An Bình nằm trong vùng ĐBSCL nên có địa hình bằng phẳng. Sự

chênh lệch về độ cao không đáng kể, biến thiên từ 0,3m – 0,5m. Có địa hình thấp
dần từ sông Cần Thơ vào, do quá trình bồi lắng phù sa ven sông. Tuy nhiên, do
phường là khu vực có địa hình cao nhất trong toàn tỉnh nên vào mùa lũ bị ngập rất
nông từ 0,1 m - 0,5 m và ngập theo thủy triều sông Cần Thơ. Do đó, thời gian ngập
rất ngắn, nước thoát nhanh hơn các khu vực khác.
2.2.3 Khí hậu thời tiết
Phường An Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng cơ bản của khí hậu
là có sự phân mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió
mùa Tây Nam. Lượng mưa trung bình năm trong thành phố Cần Thơ vào khoảng
1600mm/năm. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau và thường

6

trùng với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình từ 26,7
0
C, tổng nhiệt độ là
9800
0
C/năm. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình 25,5
0
C.
2.2.4 Chế độ thủy văn
Hệ thống sông ngòi chằng chịt là một thuận lợi đáng kể về mặt giao thông và
buôn bán. Đồng thời, chế độ nước sông ngòi chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều
sông Cần Thơ nên hàng năm cung cấp một lượng nước phong phú, phục vụ cho sản
xuất và có thể dễ dàng tiêu thoát vào mùa lũ. Tuy nhiên, phường An Bình cũng bị
ảnh hưởng của lũ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Đỉnh triều trung bình cao nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (165 - 170 cm), thấp
nhất vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 6 (116 – 118 cm). Ở mức độ này, chỉ gây
ngập nhẹ, ngắn hạn hoặc không ngập.

Chân triều thấp nhất từ tháng 3 đến tháng 6 (-155 đến -131 cm) nên biên độ
triều trong các tháng này xấp xỉ 200 cm, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước. Kể từ
đầu mùa lũ (tháng 7), biên độ triều trung bình giảm xuống còn khoảng 112 – 115
cm cho đến tháng 11, gây trở ngại rất lớn cho việc tiêu thoát nước mưa và kéo dài
thời kỳ ngập tại các vùng sâu.
2.2.5 Tài nguyên đất đai
Được hình thành chủ yếu do trầm tích phù sa sông Mê Kông, phần lớn đất
đai của xã An Bình thuộc nhóm đất phù sa nước ngọt. Do mặt đất nằm xa sông, trên
địa hình cao nên thành phần cơ giới chủ yếu là sét, màu đen, chất hữu cơ chiếm từ
1,5% -2,5% (Ủy ban nhân dân phường An Bình, 2003).
Diện tích đất tự nhiên: Phường có diện tích tự nhiên 1.193,7 ha, trong đó:
 Diện tích đất nông nghiệp: 886,2 ha.
 Đất chuyên dùng: 84,9 ha.
 Đất xây dựng: 31,9 ha.
 Đất giao thông: 32,201 ha.
 Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 15,83 ha.
 Đất chuyên dùng khác: 4,96 ha.
2.2.6 Nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng
Nhận thức chung của người dân về môi trường chưa cao, 38% đối tượng có
nhận thức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất trong cộng đồng. Nhóm có nhận thức rất
tốt chỉ chiếm 6,7% và tập trung ở nhóm đối tượng dưới 40 tuổi.

7

Sự hiểu biết về các thông tin như nước sạch và vệ sinh môi trường chiếm
63,3%, sự ô nhiễm nước 77,7%, tác hại của ô nhiễm nước 87,7% hay những thông
tin liên quan đến môi trường nước thì được nhiều người biết đến (63,3% - 88,9%).
Người dân nơi đây đã nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
như: rác thải từ các khu vực dân cư ngày càng nhiều và chưa được xử lý, sử dụng
phân bón và thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, canh tác không đúng kỹ thuật, chất thải

trong chăn nuôi và sản xuất không được xử lý, xây dụng các cầu tiêu trên sông
Tuy nhiên, đối với ô nhiễm môi trường đất thì đa số cho rằng đây không phải là vấn
đề đáng quan tâm vì hiện tại đất nông nghiệp địa phương còn nhiều và chưa có dấu
hiệu suy thoái.
Có đến 83,3% cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm do các hoạt động chăn nuôi,
đặc biệt là các hộ nuôi heo với quy mô lớn, hoặc nuôi vịt đàn thả lan Kế đến là do
thuốc trừ sâu và phân bón (77,2%), các nguyên nhân khác đểu được trên 56,7%
người dân biết đến. Điều này cho thấy ô nhiễm môi trường nước là vấn để khác bức
xúc tại địa phương và đã được người dân quan tâm đến. Các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường đất hoặc các vấn để môi trường khác ít được quan tâm đến
(Trương Thị Nga và ctv, 2003)
2.3. Tổng quan về sinh vật chỉ thị động vật đáy không xƣơng sống
2.3.1 Sinh vật chỉ thị
Theo Van Gestel và Brummelen (1995), sinh vật chỉ thị là những sinh vật có
thể cho biết những thông tin về điều kiện môi trường và nơi sinh sống của nó thông
qua sự hiện diện, biến mất hay biểu hiện về tập tính của những sinh vật này. Tuy
nhiên, sử dụng sự hiện diện của sinh vật để chỉ thị cho môi trường sẽ thích hợp hơn
sử dụng sự biến mất của sinh vật khi môi trường thay đổi.
Sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái
liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả năng chống chịu
(tolerance) một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường và do đó,
sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường
sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó.
Có rất nhiều sinh vật chỉ thị được chọn lựa để chỉ thị cho nhiều mục đích khác nhau.
Trong cá sinh vật chỉ thị đó thì một số nhóm được xác định là phù hợp cho mục
đích bảo vệ môi trường như thực vật lớn, thực vật nổi, động vật nguyên sinh, cá,
một số vi sinh vật và động vật đáy để chỉ thị cho một số đặc tính khác nhau của môi
trường nước. Mỗi nhóm sinh vật có đặc điểm sinh học khác nhau và có thể chỉ thị
cho một điều kiện môi trường khác nhau (Lê Văn Khoa và ctv, 2007).


8

Thực vật nổi (tảo) trong quá trình phát triển có sự tham gia của một số
nguyên tố trung lượng và vi lượng như magiê, bo, coban và canxi. Một số tảo lam,
lục có khả năng cố định nitơ khi muối nitơ vô cơ không đủ. Tảo phát triển mạnh
trong nguồn nước ấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitơ, phospho từ nước thải
sinh hoạt, công nghiệp thực phẩm và phân bón. Vì vậy, nhóm này có thể chỉ thị cho
môi trường ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm hóa chất độc, dầu mỡ (Lê Huy Bá,
2000; Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
Động vật nguyên sinh (Protozoa) là các loài động vật chỉ có một tế bào và
sinh sản chủ yếu theo cơ chế phân bào. Chúng sử dụng chất hữu cơ rắn làm thức ăn
nên có thể chỉ thị cho môi trường có nhiều chất hữu cơ lơ lững (Hellawell, 1986; Lê
Văn Khoa và ctv, 2007).
Coliforms, E.coli là nhóm sinh vật rất quan trọng và được sử dụng trong
đánh giá vệ sinh nguồn nước. Sự có mặt của nhóm này chỉ thị cho tình trạng nước
bị ô nhiễm do phân (Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
Động vật đáy là nhóm sinh vật sống tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu
ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục chất lượng nước và chế độ thủy văn trong ngày.
Thời gian phát triển khá dày, chúng có khả năng tích lũy kim loại nặng, hóa chất
bảo vệ thực vật trong cơ thể. Một số nhóm có khả năng chống chịu điều kiện môi
trường ô nhiễm hữu cơ nặng. Đây là nhóm sinh vật rất quan trọng dùng làm sinh vật
chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, mà đặc biệt là các thủy vực nước chảy
(Hallawell, 1986; Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
2.3.2 Tổng quan về động vật đáy
Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống thủy sinh, sống
trên mặt nền đáy (epifauna) hay trong tầng đáy (infauna) của thủy vực. Ngoài các
đối tượng trên, có một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có thời gian
khá dài (theo tỉ lệ thời gian sống) sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy
thì vẫn được xếp trong nhóm động vật đáy (Linke et al.,1999).
Theo Dương Trí Dũng (2000), động vật đáy sống trong thủy vực không chịu

những tác động của các yếu tố hóa học của nước mà chúng còn chịu tác động trực
tiếp của chất đáy. Theo đặc tính phân bố cũng như kích thước mà người ta phân
chia thành các nhóm sau:
 Dựa vào loại hình thủy vực, nơi mà sinh vật đáy phân bố, người ta xếp chúng
vào các nhóm như sinh vật đáy biển, sinh vật đáy ao, sinh vật đáy hồ
 Dựa vào kích thước mà sinh vật đáy được phân chia thành: (i) sinh vật đáy cỡ
lớn (Macrobenthos) nhóm này bao gồm các sinh vật đáy có kích thước lớn
hơn 2 mm; (ii) sinh vật đáy cỡ vừa (Mesobenthos) có kích thước từ 0,1 - 2,0

9

mm và (iii) sinh vật đáy cỡ nhỏ (Microbenthos) có kích thước nhỏ hơn
0,1mm.
 Dựa vào cấu trúc nền đáy nơi chúng phân bố mà chia thành các dạng như sinh
vật ưa đáy bùn, ưa đáy cát, cát bùn Theo thành phần hạt lắng tụ và thành
phần cơ học, tính chất đất của nền đáy thủy vực được chia thành các dạng
sau: đáy bùn nhảo có thành phần hạt mịn chiếm hơn 50%; đáy bùn có thành
phần hạt mịn chiếm 30-50%; đáy bùn cát có thành phần hạt mịn chiếm 10 -
30%; đáy cát bùn có thành phần hạt mịn chiếm 5 - 10%; đáy cát có thành
phần hạt mịn chiếm ít hơn 5% và đáy đá không có hạt mịn.
 Dựa vào tập tính sống mà phân chia chúng thành các dạng như: (i) sinh vật
sống cố định: do đời sống cố định nên một số cơ quan bị thoái hóa như hệ vận
động, hệ thần kinh nhưng cũng có một số phần hay cơ quan phát triển để
thích nghi như xúc giác, xúc tu ; (ii) sinh vật sống đục khoét: chúng đục gỗ
hay đá và chui vào đó để sống xem như là tổ; (iii) sinh vật bơi, bò ở đáy:
thường thấy ở giáp xác; (iv) sinh vật dưới đáy: những loài này ít di động và
phát triển theo hướng có vỏ để bảo vệ như da gai (Echinodermata); (v) sinh
vật chui sâu dưới đáy: chúng sống chui sâu vào nền đáy, đặc điểm thích nghi
là cơ thể dài, có phần phụ như ống hút thoát nước và nhóm cuối cùng là (vi)
sinh vật sống bám.

2.3.3 Đặc tính sinh học của động vật đáy
a. Ngành giun đốt (Annelida)
Trong ngành này có 2 nhóm giun lớn nhất làm thức ăn cho các đối tượng
nuôi thủy sản là giun ít tơ (Oligochaeta) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Mỗi nhóm
có khu vực phân bố nhất định theo tập tính sinh thái và mang những đặc điểm sinh
học khác nhau:
Oligochaeta phân bố chủ yếu ở thủy vực giàu chất hữu cơ nhưng có hàm
lượng oxi hòa tan cao, trong môi trường nước ngọt. Giống loài chủ yếu tìm thấy ở
ĐBSCL thuộc họ Tubificidate.
Polychaeta phân bố chủ yếu ở các thủy vực đáy bùn hay đáy cát vùng nước
lợ mặn là thức ăn tốt nhất cho nhiều đối tượng thủy sản (Thái Trần Bái, 2005).
b. Ngành thân mềm (Mollusca)
Đây là nhóm sinh vật có khối lượng tương đối lớn, rất đa dạng, đặc điểm
chung là trứng phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng Trochophora và Veliger bơi
lội tự do và sống đáy khi trưởng thành. Ngành này thường phổ biến với lớp 2 mảnh
vỏ và lớp chân bụng (Thái Trần Bái, 2005).

10

c. Ngành chân khớp (Arthropoda)
Là ngành có số lượng loài cao nhất, rất đa dạng về cấu tạo và phân bố rộng,
bao gồm nhóm giáp xác thấp là nguồn thức ăn có giá trị cho các sinh vật ăn đáy như
Amphipoda, Isopoda, Tanaidacea và nhóm giáp xác lớn thuộc bộ mười chân
(Decapoda) gồm nhóm cua Branchyura và nhóm tôm Natantia.
Ngoài ra, ấu trùng côn trùng (Insecta) cũng là nhóm động vật đáy quan trọng.
Đây là nhóm sinh vật thứ sinh, trong vòng đời của chúng có một giai đoạn sống
trong môi trường nước, có nhóm gây hại nhưng cũng có nhóm là thức ăn tốt cho các
sinh vật nuôi. Vùng nước lợ thường là ấu trùng muỗi Chironomus, khi môi trường
ngọt hóa thì nhiều loài không xuất hiện (Thái Trần Bái, 2005).
2.3.4 Sử dụng động vật đáy trong quan trắc sinh học

Nhiều hệ thống cho điểm ứng với mức độ ô nhiễm để xác định chỉ số phản
ánh sức chịu đựng của động vật đáy với sự thay đổi của chất lượng nước. Tuy nhiên
việc cho điểm luôn theo qui tắc là dựa vào độ nhạy cảm của các sinh vật khi chất
lượng của môi trường thay đổi. Các sinh vật càng nhạy cảm thì sức chống chịu hay
sự thích nghi với môi trường nước của chúng càng thấp. Dựa vào khả năng chịu
đựng ứng với các mức độ ô nhiễm hữu cơ khác nhau của các động vật không xương
sống, các nhà khoa học chia các động vật đáy không xương sống thành ba nhóm:
 Nhóm 1: nhóm nhạy cảm với sự ô nhiễm gồm: Nhộng Stonefly (thuộc bộ
cánh úp - Plecoptera) có các họ Perlidae, Capniidae, Peltopelidae; nhộng
Mayfly (thuộc bộ phù du - Ephemeroptera) có các họ Ephermeridea,
Heptageniidae, ấu trùng Caddisfly (thuộc bộ Trichoptera); họ Corydalidae
thuộc bộ Megaloptera; họ Elmidae, họ Psephenidae thuộc bộ cánh cứng
Coleoptera…
 Nhóm 2: nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm trung bình: nhộng
Damsefly, Dragonfly thuộc bộ họ chuồn chuồn - Odonata; họ Sialidae thuộc
bộ cánh lớn - Megaloptera, ấu trùng họ Tipulidae thuộc bộ hai cánh - Diptera;
các ấu trùng họ Gyrinidae, Dytiscidae, Haliplidae thuộc bộ cánh cứng -
Coleoptera, và một số họ khác như Gammaridae (Scuds) thuộc bộ chân hai
loại - Amphipoda, Asellidae (sowbugs) thuộc bộ chân giống - Isopoda, họ
Cambaridae (Crayfish) thuộc bộ mười chân - Decapoda…
 Nhóm 3: nhóm có thể chịu đựng được mức độ ô nhiễm nặng: gồm các ấu
trùng họ Chironomidae (Muỗi vằn - Midge), Simulidae (rệp nước - Blackfly)
thuộc bộ hai cánh - Diptera, các loài ốc thuộc họ Physidae, Planorbidae thuộc
họ chân bụng - Gastropoda; loài đĩa thuộc lớp Hirudinae, loài trùng thuộc lớp
Oligochaeta… (Lê Hoàng Việt và ctv, 2004)

11

Theo Lê Hoàng Việt và ctv (2004), những sinh vật chỉ thị này được sử dụng
để làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước ngày càng phổ biến bởi một số đặc

điểm sau:
 Sống tương đối cố định tại đáy sông, chịu đựng được sự thay đổi chất lượng
nước liên tục và chế độ thủy văn.
 Có sự phân bố rộng.
 Chu kỳ sống khá lâu (từ vài tuần đến vài tháng).
 Dễ lấy mẫu, dễ phân loại.
 Có khả năng tích tụ kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật khi nguồn
nước bị ô nhiễm các chất độc hại này.
Do đó, động vật đáy được sử dụng như chỉ thị sinh học để đánh giá chất
lượng nước cho:
 Ô nhiễm hữu cơ với sự suy giảm oxy hòa tan.
 Ô nhiễm các chất dinh dưỡng.
 Ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm do các tác nhân này sẽ làm thay đổi quần thể động vật đáy. Ngoài
ra, ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật còn được phát hiện dễ
dàng qua việc xác định tồn lưu các chất này trong động vật đáy như nhóm
Mollusca.
Động vật đáy (ĐVĐ) chỉ thị rất tốt cho hệ sinh thái thủy vực vì chúng có đời
sống tương đối dài. Các loài này phản ứng nhanh với các tác động, nhất là ở các giai
đoạn mẫn cảm. Phản ứng của nhiều loài ĐVĐ phổ biến đối với các dạng ô nhiễm
khác nhau đã được thiết lập. Các yếu tố gây ra phản ứng của nhiều loài và giới hạn
chịu đựng của chúng cũng đã được biết đến. Việc sử dụng ĐVĐ để quan trắc và
đánh giá mức độ ô nhiễm ở các thủy vực đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế
giới (Linke et al., 1999; Lê Văn Khoa và ctv, 2007).
Khi điều kiện môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của
thủy sinh vật và nhất là nhóm ĐVĐ vì chúng có đời sống gắn liền với nền đáy. Hơn
nữa, ĐVĐ là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về thành phần loài và thường
chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc nền đáy của thủy vực (Dương Trí Dũng và
ctv, 2007).
Trong phương pháp đánh giá sinh thái, ĐVĐ là sinh vật chỉ thị được sử dụng

khá phổ biến để đánh giá chất lượng nước. ĐVĐ sống trong một khu vực không
những chịu tác động của các yếu tố lý hóa của nước mà chúng còn chịu tác động

12

trực tiếp với chất đáy. Do đó, nền đáy có vai trò khá quan trọng và cần quan tâm khi
nghiên cứu sinh vật đáy. Sự thay đổi chất nền có thể dẫn đến sự thay đổi thành phần
loài và số lượng cá thể trong loài (Allan, 1995).
Ở Việt Nam, mặc dù việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm của các thủy
vực đã được quan tâm từ lâu, nhưng cho tới năm 1995 hầu như vẫn chưa có hệ
thống phân loại độ nhiễm bẫn các thủy vực. Một điều cần lưu ý rằng, các hệ thống
phân loại độ nhiễm bẫn như đã nêu ở trên, cùng với những chỉ tiêu trong các thang
bậc phân loại đều là những dẫn liệu được nghiên cứu ở các thủy vực vùng ôn đới,
hoàn toàn khác với điều kiện tự nhiên, cũng như đặc tính sinh học của các thủy vực
ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu trên 10 năm (từ năm 1985 đên 1995) cùng với các
dẫn liệu đã biết trước đây về các thủy vực có nước thải vùng Hà Nội, Nguyễn Xuân
Quýnh (1995) đã đề xuất một hệ thống phân loại độ nhiễm bẫn các thủy vực có
nước thải ở Hà Nội dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản về sinh học. Kèm theo nó là
những chỉ tiêu lý hóa học, quy định sự có mặt hay vắng mặt của một số loài hay
nhóm loài Động vật không xương sống, được coi như sinh vật chỉ thị, quy định sự
phát triển về một số lượng hay khối lượng của chúng ở những mức độ khác nhau.
Từ những kết quả thu được, tác giả đã nhận định rằng: ĐVKXS (thông qua các giá
trị về sinh vật lượng, sự khác nhau về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành
phần loài, ) chỉ thị tốt cho mức độ ô nhiễm của các thủy vực trong mối tương quan
nghịch. Tác giả cũng đưa ra những nhận xét về mối liên hệ giữa các mức độ ô
nhiễm của thủy vực với một số chỉ tiêu thủy lý hóa và sinh học như sau:
 Mức độ nhiễm bẩn của thủy vực tăng lên, các giá trị về COD, BOD5 tăng,
hàm lượng DO giảm xuống, đồng thời thành phần loài và số lượng ĐVKXS
cũng giảm theo.
 Ở các thủy vực bẩn ít, hàm lượng DO cao, COD, BOD5 ở mức độ thấp, thủy

vực ở trong tình trạng giàu dinh dưỡng vừa phải, tạo điều kiện cho ĐVKXS
phát triển tốt nhất, đặc biệt là sinh vật lượng.
 Ở các thủy vực đã bị nhiễm bẩn nặng, trong thành phần động vật nổi, trùng
bánh xe (Rotatoria) bao giờ cũng chiếm ưu thế so với giáp xác chân chèo
(Copepoda) và giáp xác râu ngành (Cladocera). Hai nhóm giáp xác này giảm
sút nhiều ở thủy vực bẩn vừa loại α, và hầu như mất hẳn ở các thủy vực rất
bẩn. Trong thành phần động vật đáy, ấu trùng Chironomidae chiếm ưu thế so
với Oligochaeta ở thủy vực ít bẩn. Ở thủy vực bẩn vừa, Oligochaeta và
Chironomidae thay phiên nhau giữ vai trò ưu thế. Nhưng ở thủy vực bẩn vừa
loại , Oligochaeta luôn luôn chiếm ưu thế, còn ở thủy vực rất bẩn đã không
còn gặp ấu trùng Chironomidae và Mollusca.

13

Theo Thái Trần Bái (2001) thì một số động vật đáy sẽ thể hiện tính chất môi
trường qua đặc điểm sinh học của chúng như sau:
 Các họ Tubificidae, Lumbriculidae thuộc lớp Oligochaeta (giun ít tơ): sống
chui rút trong bùn đất, thích sống những nơi có dòng chảy, ưa đáy cát pha
bùn. Chúng được xem là loài có tính chống chịu cao nhất đối với môi trường.
Ở nước ta thường gặp Limondrilus hoffmeisteri kết thành từng búi dày đặc
màu hồng ở cống rãnh và ao nuôi cá, Branchyura sowerbyi có mang ở cuối
thân, cỡ tương đối lớn, thường sống xen với loài trên. Thức ăn của chúng chủ
yếu là xác bả động thực vật phân hủy. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm
hữu cơ rất nặng.
 Họ Nereidae thuộc lớp Polychaeta (giun nhiều tơ) là các loài sống tự do, chui
rút trong bùn, kiếm ăn trên nền đáy trong rong tảo, len lỏi hay bám trên các
mảnh vụn vỏ ốc trai, ưa đáy bùn hoặc cát pha bùn. Thức ăn của chúng là động
vật (giáp xác bé, thân mềm,…) hoặc tảo. Chúng chỉ thị cho môi trường ô
nhiễm hữu cơ rất nặng.
 Họ Chironomidae thuộc lớp Insecta là các ấu trùng sống trong nước. Là các

sinh vật được coi là có sức chống chịu cao đối với môi trường. Chúng xuất
hiện ở hầu hết các thủy vực như sông, ao, hồ, cống rãnh, nơi giàu chất hữu cơ
thối rữa, ưa bùn mềm, cát pha nhiều bùn. Thức ăn của chúng là các chất hữu
cơ từ thực vật, động vật phân hủy. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu
cơ rất nặng.
 Họ Petaluridae thuộc lớp Insecta là ấu trùng chuồn chuồn, sống nền đáy thủy
vực, là loài chỉ có một thời gian nhất định sống trong nước. Chúng chỉ thị cho
môi trường ô nhiễm hữu cơ trung bình,
 Họ Parathelphusidae thuộc lớp Crustacea là động vật đáy sống bò, chúng đào
hang làm tổ, thích bùn mềm hoặc cát pha bùn để làm hang. Thức ăn của
chúng là các xác bả động thực vật phân hủy, mùn bả,… Là loài chỉ thị cho
môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.
 Họ Corophiidae thuộc lớp Crustacea là động vật sống trong nước hoặc trên
nền đáy, là loài chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ trung bình.
 Họ Mytilidae, Unionidae, Corbiculidae thuộc lớp Bivalvia là các loài có đời
sống ăn lọc, sống vùi trong bùn đáy, ít hoạt động di chuyển hoặc di chuyển
rất chậm. Thích sống ở các nền đáy bùn mềm, cát để có thể vùi mình hay chui
rúc trong bùn. Thức ăn của chúng là các vụn hữu cơ lắng đọng. Chúng chỉ thị
cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.

14

 Họ Viviparidae, Pilidae thuộc lớp Gastropoda là các loài sống di động, bò
trên nền đáy. Thức ăn của chúng là các xác bã động thực vât đang phân hủy.
Họ Viviparidae chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình, họ
Pilidae chị thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.
2.3.5 Một số công trình nghiên cứu sử dụng động vật đáy để đánh giá chất
lƣợng nƣớc trên thế giới và Việt Nam
a. Trên thế giới
Các chỉ số sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường đã được xây dựng

ở các nước phát triển ở Châu Âu. Để áp dụng nó vào các nước đang phát triển như
vùng Châu Á hay Đông Nam Á cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp vì thành phần sinh
vật không giống nhau. De zwart and Trivedi (1994) đã chuyển đổi điểm số BMWP
để sử dụng ở Ấn Độ bằng cách loại ra một số họ không có ở Ấn Độ và thêm vào
một số họ khác có ở Ấn Độ. Các tác giả này đã phân phối điểm số như sau:
Syrphidae (2 điểm), Blepharoceridae, Psephenidae, Noteridae, Belostomatidae,
Hebridae và Veliidae (5 điểm), Nereidae, Nephthyidae, Palaemonidae, Atyidae,
Thiaridae (6 điểm). Một vài điểm số đã được phân phối trong hệ thống gốc cũng
được thay thế để phản ứng các mức độ khác nhau về sự chống chịu của các họ nhất
định đã được tìm thấy tại các sông của Ấn Độ. Hai họ được xem là chống chịu tốt
hơn so với điểm số gốc đã được giảm xuống đó là Dugesidae từ 5 xuống 4 và
Agriidae từ 8 xuống 6 điểm, trong khi đó hai họ được coi là ít chống chịu và điểm
số của nó được tăng lên, đó là Hydrobiidae (Bithyniidae) từ 3 lên 6 điểm và
Platycnemididae từ 6 lên 8 điểm.
Mustow (1997) đã nghiên cứu quần xã ĐVKXS cỡ lớn ở 23 điểm thuộc hệ
thống sông Mae Ping, Thái Lan. Ngoài việc chấp nhận một số thay đổi như đề xuất
của De zwart and Trivedi, (1994), tác giả còn đưa ra một số thay đổi cho phù hợp
với điều kiện ở Thái Lan. Theo Mustow (1997), có những họ chỉ có ở Thái Lan mà
không có ở bảng số gốc của Anh, có những họ có cả ở Thái Lan và Anh, nhưng cần
phải thay đổi lại điểm số của chúng cho phù hợp với điều kiện ở Thái Lan. Tác giả
đã đề nghị 10 họ cần được điều chỉnh bổ sung vào hệ thống điểm BMWP đã được
sửa đổi và gọi là điểm số BMWPThái Lan. Mustow (1997) cũng cho rằng BMWP
đã cho điểm số cao đối với một số họ Chuồn chuồn (Odonata) là không phản ánh
chính xác mối liên quan giữa tính chống chịu đối với sự ô nhiễm ở Thái Lan và tác
giả đã hạ cấp những họ Chuồn chuồn tìm thấy trong hệ thống sông Mae Ping từ 8
xuống 6 điểm. Tác giả cũng cho rằng họ Thiaridae chống chịu với ô nhiễm tốt hơn,
do vậy ông đề nghị cho họ này chỉ 3 điểm, hợp lý hơn là cho 6 điểm như đề xuất
của De zwart and Trivedi (1994).

15


Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã áp dụng phần mềm chuyên
dụng PRIMER V 5.2.9 (Clarke and Warwick, 1994) để xử lý và phân tích số liệu
dựa trên ma trận tương đồng (Similarity Matrix), phân tích thành phần chính
(Principal Component Analysis) (PCA), vẽ biểu đồ nhóm (Hierarchical Cluster
analysis) dựa trên nhóm ĐVĐ để phân vùng sinh thái và phân cấp mức độ ô nhiễm
tại khu vực nghiên cứu.
Afri-Mehennaoui et al., (2004) đã xác định mối quan hệ giữa kim loại nặng
trong trầm tích, chất lượng nước và sự phân bố của quần xã động vật đáy ở sông
Rhumel và nhánh chính của nó sông Boumerzoug khu vực thành thị (Constantine,
Algeria). Kết quả PCA cho thấy có mối quan hệ giữa kim loại nặng bề mặt nền đáy
với dự đoán nguồn gốc xuất hiện của nó. Bên cạch đó, kết quả PCA cũng đưa ra các
chỉ số: chỉ số sinh học, sự phân bố của quần xã động vật đáy và DO không có mối
liên hệ với nồng độ kim loại nặng trong trầm tích.
Smith et al., (2007) đã thiết lập khả năng chống chịu của động vật đáy ở mức
độ loài với các mức độ TP và NO
3
-
ở New York từ năm 1993 đến 2002, tại 129 vị
trí thu mẫu trên 116 dòng chảy khác nhau. Tác giả đã dựa trên mức tương đồng của
các thông số môi trường và động vật đáy tại các vị trí khảo sát và phân nhóm khả
năng chống chịu của động vật đáy thành 3 nhóm chính là: nghèo dinh dưỡng
(Oligotrophic), dinh dưỡng trung bình (Mesotrophic) và phú dưỡng (Eutrophic).
b. Ở Việt Nam
Nguyễn Xuân Quýnh (2008) đã cho rằng các dẫn liệu về sinh lượng, sự khác
biệt về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành phần loài thủy sinh vật ở các thủy
vực nước thải ở Hà Nội thì động vật đáy chỉ thị tốt cho các mức độ ô nhiễm các
thủy vực trong mối tương quan nghịch. Ví dụ như mức độ ô nhiễm của thủy vực
tăng thì các giá trị về COD, BOD5 tăng, hàm lượng DO giảm xuống, đồng thời về
thành phần loài và số lượng động vật đáy cũng giảm theo.

Lê Hoàng Việt và ctv (2004) nghiên cứu sử dụng động vật đáy làm chỉ thị
trong quan trắc môi trường. Các tác giả cho rằng sử dụng động vật đáy làm chỉ thị
môi trường là phù hợp với trình độ và điều kiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy
nhiên, khi sử dụng hệ thống cho điểm các động vật đáy để đánh giá môi trường thì
mức độ ô nhiễm cao hơn 1 hoặc 2 bậc so với các chỉ tiêu lý hóa.
Bùi Thị Nga (1998) trong nghiên cứu ở Lâm Ngư Trường Thạnh Phú (Bến
Tre) cho rằng Giun ít tơ (Oligochaeta) là thành phần loài chính trong các thành
phần loài động vật đáy ở ao nuôi tôm, nhóm sinh vật nhuyễn thể (Mollusca) gia
tăng từ mùa nắng đến mùa mưa và nhóm giáp xác (Crustacea) xuất hiện với mật số
cao nhất trong tháng 8.

16

Dương Trí Dũng và ctv (2000) đã nghiên cứu thành phần loài động vật đáy
ven biển thị xã Bạc Liêu cho thấy rằng nơi đây thành phần loài kém phong phú do
cấu trúc nền đáy là cát bùn và tương đối đồng nhất, chỉ có 24 loài động vật đáy
được phát hiện thuộc 3 nhóm là ngành Mollusca có 14 loài, ngành Arthrophoda có 7
loài và ngành Annelida có 3 loài.
Trần Sỹ Nam (2004) đã khảo sát thành phần loài động vật đáy ở khu vực
nuôi cá lóc vèo huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Mối quan hệ giữa động vật đáy với
các yếu tố môi trường nước và tính chất nền đáy của thủy vực đã được nghiên cứu.
Kết quả cũng cho thấy, tương quan giữa các thành phần này chưa chặt do số lượng
mẫu không nhiều. Tác giả cũng cho rằng, khi đánh giá chất lượng nước dựa trên
động vật đáy thì mức độ ô nhiễm cũng cao hơn khi đánh giá chất lượng nước dựa
vào các yếu tố thủy lý hóa.
Nguyễn Công Thuận (2004) nghiên cứu về động vật đáy ở vườn Quốc gia
Tràm Chim (Đồng Tháp) đã phát hiện được 18 loài trong đó nhóm động vật 2 mảnh
vỏ (Bivalvia) và côn trùng (Insecta) có số lượng lớn nhất và luôn chiếm ưu thế. Tác
giả cũng đã sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng nước thì thấy mức độ ô
nhiễm cao hơn khi sử dụng thông số lý hóa học để đánh giá.

Có 21 loài động vật đáy và 1 dạng ấu trùng tôm được phát hiện trên kinh Cái
Mây – An Giang, trong đó nhóm 2 mảnh vỏ Bivalvia có thành phần loài phong phú
nhất với các loài thuộc giống Corbicula (hến) chiếm ưu thế. Tác giả cũng đã phân
được vùng thủy vực thích hợp cho việc lưu trữ, bảo vệ các loài thủy sản. (Dương
Trí Dũng và ctv 2008)
Theo nghiên cứu của Dương Trí Dũng và ctv (2010) về “Phân bố động vật
đáy ở rạch Tầm Bót, tỉnh An Giang” đã phát hiện được 12 loài động vật đáy. Trong
đó, nhóm Bivalvia có số lượng và khối lượng chiếm tỉ lệ cao. Khi dựa vào động vật
đáy để đánh giá thì mức độ ô nhiễm ở đây từ trung bình đến ô nhiễm rất nặng.
Dương Trí Dũng và ctv (2002 – 2003) cũng đã nghiên cứu về môi trường
nước, động vật đáy ở Khu bảo tồn cá An Bình, thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa các thành phần này, đặc biệt chưa có
nghiên cứu về nền đáy của thủy vực.
Đào Minh Minh, (2012) về Sự phân bố của động vật đáy trên rạch Cái Khế,
thành phố Cần Thơ đã phát hiện được 30 loài động vật đáy thuộc các lớp là
Oligochaeta, Polygochaeta, Bivalvia, Gastropodae và Insecta. Trong đó,
Limnodrilus hoffmeisteri là loài hiện diện trong suốt hai đợt khảo sát và trên toàn bộ
các điểm khảo sát, đồng thời chỉ thị cho tính chất ô nhiễm hữu cơ của thủy vực.

×