Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài giảng cấp cứu nội khoa thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.53 KB, 24 trang )




Chảy máu tiêu hóa trên
1. Nguyên nhân:
- Viêm loét dạ dày, hành tá ràng, ung thư dạ dày.
- Do thuốc: Aspirin, phenylbutazon, corticoid …
- Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan.
- Chảy máu đường mật.
- Một số bệnh máu.
2. Triệu chứng:
- Nôn ra máu thường có lẫn thức ăn; máu có thể đen lẫn đỏ tươi hoặc máu cục.
- Đại tiện phân đen như nhựa đường, bã caphê, thành khuôn hay nhão lỏng.
- Toàn thân: da nhợt nhạt, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, có thể ngất, mạch nhanh
nhỏ, huyết áp giảm, có thể truỵ tim mạch.
- Xét nghiệm: Hồng cầu và huyết sắc tổ giảm, hematocrit giảm.
3. Xử trí:
- Bệnh nhân nằm đầu thấp, bất động, chườm lạnh vùng thượng vị.
- Cho thở ôxy 2 – 4 lít/phút.
- Theo dõi huyết áp, mạch, lượng nước tiểu, tính chất phân.
- Xét nghiệm máu thường quy, hematocrit và thử nhóm máu ngay.
- Đặt dây truyền dịch để bổ sung ngay lượng dịch mất: Dung dịch glucose 5% hoặc
Natriclorua 9%
0
, Dextran … Trường hợp mất máu nhiều, nếu truyền được máu cùng
nhóm thì rất tốt nhưng phải bảo đảm các quy định về kỹ thuật truyền lượng dịch hoặc
máu truyền phụ thuộc vào lượng máu mất đi.
- Thuốc cần dùng:
- Vitamin K 0,005g x 4 ống/ngày tiêm bắp thịt.
- Transamin 0,25 g x 4 ống/ngày pha trong dịch truyền.
- Glanduitrin 10 – 15 đơn vị pha vào dịch truyền.


- Nếu do nguyên nhân thuốc gây chảy máu: ngừng ngay thuốc đó.
4. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: mạch đều rõ, huyết áp tối đa 90mmHg có thể chuyển
bệnh nhân về tuyến sau. Bất động tốt, vừa hồi sức chuyển, điều kiện khó khăn phải
mời tuyến sau lên chi viện.









Cơn hen phế quản cấp
1. Triệu chứng:
- Cơn khó thở ra chậm, rít, cò cử kéo dài 30 phút đến vài giờ, tức ngực, ho ít đờm
trắng, dính, quánh. Thường xuất hiện về đêm gần sáng, khi thay đổi thời tiết.
- Cơn có thể tự cắt hoặc cắt sau dùng Theophyllin, Salbutamol.
- Có bệnh sử mạn tính tái diễn nhiều lần, liên quan với thời tiết, dị nguyên. Không có
bệnh sử hoặc tiền sử suy tim trái và hẹp van hai lá.
- Khám phổi có nhiều ran rít hoặc ran ngáy, gõ vang.
2. Xử trí:
- Nếu nhẹ:
Cho uống Salbutamol 4mg hoặc Theophyllin 0,10g x1 – 3 viên/ngày.
Có thể xịt vào họng Ventolin (Salbutamol) hoặc Bricanyl (Terbutalin) … mỗi lần 1 - 2
nhát, 6 giờ sau có thể xịt lại, một ngày không quá 3 lần.
- Nếu nặng:
+ Aminophyllin: Tiêm tĩnh mạch rất chậm trong 20 phút 1 ống 0,24g pha trong 20ml
dung dịch glucose 5%. Có thể tiêm 2-3 lần mỗi ngày.

+ Corticoid:
Prednisolon 5mg x 6 viên, uống ngay sau khi ăn, liều giảm dần trong những ngày sau.
Hoặc Depersolon 30mgx1 ống tiêm bắp thịt.
Các thuốc này cắt được cơn nhanh song phải thận trọng vì bệnh nhân sẽ bị quen với
thuốc, dùng lâu dài có nhiều tác dụng phụ phức tạp. Chỉ dùng trong cơn hen cấp tính
nặng, khi các thuốc khác không cắt được cơn.
- Các biện pháp phối hợp:
Thở oxy 2 – 4 lít/phút, nếu nặng cho thở oxy liên tục.
Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Không dùng loại kháng sinh có thể gây dị ứng
làm cho cơn hen nặng thêm như penicillin … Thận trọng khi dùng Erythromycin vì
thuốcnày làm tăng nồng độ Theophyllin, Aminophyllin trong máu, nếu nồng độ các
thuốc này cao dễ gây ngộ độc.
Trợ tim mạch.
Khi có dấu hiệu cơn hen ác tính: Cơn nặng kéo dài > 24 giờ, có suy hô hấp rất nặng,
bệnh nhân khó thở nhiều, tím tái, mạch nhanh, dùng các thuốc cắt cơn không đỡ … thì
phải chuyển sớm đi bệnh viện. Trên đường vận chuyển, cho thở oxy liên tục.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định; hết cơn khó thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa
>90mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.






Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
1. Triệu chứng:
- Cơn xảy ra đột ngột, bệnh nhân cảm thấy tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, có thể

chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực.
- Mạch quay khó bắt, tần số 150 – 180 ck/phút hoặc hơn, đều.
Cơn có thể kéo dài vài giây, vài phút hay vài giờ, hiếm gặp kéo dài hơn và kết thúc cũng
đột ngột.
- Ghi điện tâm đồ trong cơn: nhịp nhanh đều, các phức bộ QRS đều, sóng P thường
không nhìn thấy vì nhịp quá nhanh, đoạn ST hạ thấp.
2.Xử trí:
- Làm lần lượt các biện pháp sau để kích thích dây X cho đến khi thấy có hiệu quả:
. Nuốt một miếng bánh.
. Hít vào, thở ra mạnh.
- Ngồi gấp mình ra trước, đầu cúi vào giữa hai gối.
. Nghiệm pháp Valsalva: bệnh nhân thở ra hết - hít vào thật sâu - nhịn hơi rồi rặn thở.
Làm 3 - 4 lần không kết qủa ngưng.
. Xoa xoang cảnh: làm từng bên 10 - 20 giây, làm lại vài lần nếu không thấy có tụt
huyết áp, doạ ngất (không được xoa cả 2 bên một lần).
Có người theo dõi mạch của bệnh nhân để không cho tần số tim quá thấp, dưới mức
bình thường.
- Nếu không hiệu quả:
. An thần: Seduxen 5 mg x 1 viên.
. Propranolol 40 mg x1 - 2 viên hoặc Amiodaron (Cordarone) 200 mg x 2-3 viên/ngày.
. Có thể dùng Digoxin 0,5 mg hoặc Isolanid 0,4 mg tiêm tĩnh mạch. Nếu sau 6 giờ, nhịp
không giảm thì tiêm 1 ống nữa.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
Khi mạch trở lại bình thường, huyết áp ổn định thì chuyển về bệnh viện xác định chẩn
đoán và điều trị tiếp.













Cơn tăng huyết áp kịch phát

1.Triệu chứng:
- Cơn xảy ra đột ngột, sau gắng sức hoặc stress, khi thay đổi thời tiết, bị nhiễm
lạnh…
- Huyết áp tăng cao ≥200/≥120mmHg, có khi tăng rất cao ≥260/≥140mmHg. Có
thể chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.
- Bệnh nhân đau đầu, đỏ mặt bừng, chóng mặt, chuếnh choáng, có thể có buồn
nôn, nôn, có khi giảm thị lực, lẫn lộn…
2. Xử trí:
Mục tiêu là dùng các biện pháp khẩn trương đưa huyết áp xuống dưới mức nguy
hiểm, thông thường chỉ tới 170 – 180/110mmHg, sau đó huyết áp sẽ dần trở về mức
cũ.
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh.
- Nếu huyết áp tăng rất cao ≥200/≥120mmHg:
Lasix 20mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.
Chọc thủng viên nang Adalate 10mg, nhỏ III giọt vào dưới lưỡi, thuốc có tác dụng
ngay sau 3 - 5 phút, đạt mức tối đa sau 15 - 20 phút, kéo dài 4 -5 giờ. Theo dõi huyết
áp, nếu vẫn còn cao ≥200/≥120mmHg thì sau 30 phút lại nhỏ thêm III giọt nữa. Chú ý
nhỏ nhiều Adalate thì huyết áp giảm rất nhanh nguy hiểm!
Hoặc Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng, thuốc có tác dụng sau 15
- 20 phút, kéo dài 60 phút.
An thần: Seduxen 5mg x 1 viên.

Tiếp tục dùng liều thuốc hạ áp trong ngày.
Với bệnh nhân chưa dùng thuốc: Cho thuốc ức chế men chuyển như Enalapril
(Renitec, Ednyt) 5mg x 1 viên/ ngày hoặc Perindopril (Coversyl) 4mg… cũng có thể
dùng thuốc ức chế thụ thể bêta như Propranolol 40mg x 1 - 2 viên/ ngày chia 2 lần (nếu
không có phản chỉ định như suy tim, mạch chậm, hen phế quản…).
Chế độ ăn giảm muối.
Khi huyết áp đã ổn định, tiếp tục dùng các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp để
đưa huyết áp xuống dần tới <140/<90mmHg. Đồng thời xử trí các yếu tố nguy cơ rối
loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường, tình trạng stress, hút thuốc lá, tăng cân.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
Với những bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nặng, sau khi đưa huyết áp xuống
170 -180mmHg thì chuyển về tuyến sau để tiếp tục điều trị.







Cơn đau thắt ngực
1- Triệu chứng:
- Hoàn cảnh xuất hiện: Thường xảy ra khi gắng sức, khi có stress, sau tắm lạnh,
ăn quá nhiều. Có một thể tự phát, cơn đau đột nhiên xảy ra không liên quan đến
hoàn cảnh trên.
- Cơn đau điển hình: đau đột ngột thường ở sau xương ức, vị trí 1/3 trên hay 1/3
giữa, cũng có thể đau ở vùng trước tim, tính chất đau như co thắt tim hoặc đau
ức, đè nén buộc bệnh nhân phải ngừng các hoạt động, thậm chí ngừng thở. Đau
có thể lan ra cánh tay trái hoặc cả 2 tay, 2 vai, lên cổ, lên hàm, ra sau lưng, kèm
theo vã mồ hôi, lo lắng. Cơn đau mất đi nhanh chóng sau khi ngậm Nitroglycerin
hoặc ngừng vận động.

Trên thực tế, cần lưu ý có những trường hợp không điển hình về tính chất đau, vị
trí đau, cũng có những trưởng hợp bệnh nhân không đau (suy vành thầm lặng).
- Mạch, huyết áp bình thường, có thể tăng nhẹ.
- Điện tâm đồ trong cơn thấy đoạn ST chênh xuống, sóng T dương, nhọn, đối
xứng (tổn thương và thiếu máu dưới nội tám mạc) hoặc đoạn ST chênh lên, sóng
T âm, nhọn, đối xứng (tổn thương và thiếu máu dưới thượng tâm mạc). Ngoài
cơn đau, các sóng bệnh lý chỉ thấy ở khoảng 30% số bệnh nhân.
2- Xử trí:
-Cho bệnh nhân ngừng vận động, nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thoáng, thở nhẹ nhàng,
giải thích cho bệnh nhân tránh lo lắng.
- Cắt cơn đau: ngậm dưới lưỡi 1 viên Nitroglycerin 0,5 - 0,75mg, thuốc cắt cơn
đau từ 30 giây đến 1 - 2 phút, kéo dài 30 phút. Có thể xịt Nitromint sprey vào
miệng 1 - 2 lần. Nếu có điều kiện ghi điện tâm đồ ngay.
Theo dõi huyết áp, mạch, cơn đau. Sau 10 -20 phút, nếu vẫn còn đau ngực thì
cho ngậm lại 1 viên Nitroglycerin 0,5mg hoặc xịt Nitromint sprey, thường thì với
liều này là có kết quả. Nếu cơn đau kéo dài trên 20 phút mặc dù đã dùng
Nitroglycerin thì phải lưu ý đến khả năng nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được
chuyển ngay lên tuyến trên.
Trong ngày có thể dùng thuốc nhiều lần nếu cơn đau lại tái diễn và bệnh nhân
không bị đau đầu, hạ huyết áp. Chống chỉ định dùng Nitroglycerin khi huyết áo
tâm thu <100mmHg. Tăng nhãn áp.
- Bảo vệ tế bào cơ tim: Vastarel 20mg, uống 3 viên/ngày chia làm 2 lần.
- Có thể dùng thuốc an thần: Seduxen 5mg.
3- Điều kiện chuyển tuyến sau:
Nguyên nhân của cơn đau thắt ngực thuờng là do vữa xơ động mạch vành gây
hẹp lòng mạnh làm một vùng của cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng. Cơn đau thắt
ngực dễ bị tái phát hoặc chuyển sang nhồi máu cơ tim, dễ gây rối loạn nhịp tim,
đột tử… vì vậy khi bệnh nhân đã ổn định hoặc khi không cắt được cơn đau hoàn
toàn (có thể cơn đau thắt ngực không ổn định), phải chuyển bệnh nhân lên
tuyến trên để làm các thăm dò cần thiết xác định chuẩn đoán và nếu đúng là suy

vành thì có phương hướng điều trị cơ bản. Phải bảo đảm hô hấp và tuần hoàn tốt
trong quá trình chuyển bệnh nhân.






Ngộ độc barbituric
Có 2 loại barbituric thường dùng: loại có tác dụng dài như Phenobarbital, Veronal, loại
có tác dụng nhanh như Thiopenthal …
1.Triệu chứng:
Thuốc chủ yếu gây ức chế thần kinh trung ương.
-Ngộ độc nhẹ: bệnh nhân chưa hoàn toàn mất trí giác nhưng đã lẫn tinh thần, còn phản
ứng lại khi gây đau hoặc khi tiêm. Đôi khi có trạng thái kích động giống như say rượu.
Hô hấp còn giữ được bình thường. Phản xạ giác mạc và phản xạ gân xương vẫn còn
nhưng giảm, đôi khi có rung giật nhãn cầu và nói khó.
-Ngộ độc nặng: ngủ lịm rồi đi vào hôn mê sâu dần. Mạch nhanh, huyết áp hạ, thở nông
và chậm, có lúc ngừng thở. Đồng tử thường co lại và chỉ giãn ra ở giai đoạn cuối cùng ,
phản ứng yếu ớt hoặc không phản ứng với ánh sáng. Phản xạ giác mạc, phản xạ gân
xương, phản xạ ho giảm, thân nhiệt giảm.
-Kiểm tra ngộ độc quá nặng, tử vong do liệt trung tâm hô hấp hoặc do ngừng tim phổi,
do suy thận, có thể do ùn tắc các chất tiết ở đường thở gây suy hô hấp cấp hoặc bệnh
nhân nôn và hít vào đường thở.
2.Xử trí:
-Rửa dạ dày, dù bệnh nhân đến muộn sau 12 giờ:
+Bệnh nhân còn tỉnh: đặt ống thông qua mũi để bơm rửa dạ dày.
+Bệnh nhân đã hôn mê: Đặt ống nội khí quản, bơm phồng bóng chèn rồi mới đặc xông
rửa dạ dày qua mồm để tránh trào ngược nước rửa vào đường hô hấp. Rửa bằng dung
dịch Natri clorua 9% 5 – 10 lít, rửa xong bơm qua xông dạ dày dung dịch chứa 30g

MgSO
4
.
-Than hoạt hấp thu tốt các barbituric, nên cho liên tục khi rửa dạ dày.
-Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu và kiềm hoá nước tiểu.
+Lasix 20mg tiêm tĩnh mạch, tiêm nhắc lại 6 giờ 1 lần.
+Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 9% và glucose 5% ngày 3 – 4 lít, dung dịch
Natri bicarbonat 8,4% 200ml. Bổ sung 2 – 3 g Kaliclorua trong dịch truyền.
-Chống rối loạn hô hấp: hút đờm rãi, thở ôxy.
-Trợ tim mạch: nếu huyết áp tụt, dùng Noradrenalin hoặc Dopamin vào trong dung dịch
truyền tĩnh mạch để nâng huyết áp lên.
-Kháng sinh chống bội nhiễm.
Với những bệnh nhân nặng, nhất là những bệnh nhân đã suy hô hấp, bệnh nhân sẽ còn
diễn biến phức tạp, sau khi rửa dã dày và hồi sức tim mạch, cần chuyển di bệnh viện
sớm để có điều kiện xử lý tiếp theo kịp thời và tốt hơn.
3.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức và chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.





Ngộ độc các chất trừ sâu có Clo hữu cơ
Các chất trừ sâu có clo hữu cơ bao gồm: DDT, các dẫn chất của cyclo - hexan (666).
Các chất này thấm qua da, phổi đường tiêu hoá, gây tổn thương tiểu não, vỏ não vùng
vận động.
1. Triệu chứng:

-Nôn mửa, ỉa chảy.
-Run cơ bắt đầu ở mặt rồi đến các đầu chi, sau đó co giật rung, co giật toàn thân rồi đi
vào hôn mê.
- Thở nhanh sau đó rối loạn hô hấp, dần dần liệt hô hấp, chú ý liệt cơ hô hấp có thể
xuất hiện nhiều giờ sau nhiễm độc.
2. Xử trí:
- Nếu chất độc thấm qua da, cần rửa sạch da, thay quần áo nhiễm DDT.
- Nếu do uống thì rửa dạ dày càng sớm càng tốt, với nhiều nước sau đó cho dầu
Paraffin 200ml.
- Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu.
+ Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần.
+ Truyền tĩnh mạch dung dịch Natriclorua 5%
0
hoặc glucose 5% ngày 3 – 4 lít.
- Chống co giật: gardenal 0,10g hoặc Seduxen 10mg tiêm bắt thịt.
-Hồi sức hô hấp là cơ bản: hô hấp nhân tạo điều khiển.
-Trợ tim mạch.
-Truyền dịch, chống sốc nếu có.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.



















Ngộ độc các chất trừ sâu có phospho hữu cơ
Các chất trừ sâu có phospho hữu cơ vào người thấm qua da, hít vào phổi hoặc vào
đường tiêu hoá (uống nhầm, tay dính hoặc ăn dính, tự tử …). Vào trong cơ thể,
phospho hữu cơ gây độc bằng cách ức chế men Cholinesterase làm cho Acetycholin ứ
đọng trong các sinap thần kinh – cơ gây nên các dấu hiệu bệnh lý liệt các cơ vân.
1.Triệu chứng: các triệu chứng xuất hiện vài giờ sau khi ngộ độc.
-Cường phế vị: nôn, đau bụng, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, ỉa đái không
chủ động, mạch chậm, huyết áp hạ, co thắt phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ho, đôi
khi phù phổi, ngừng thở.
-Về thần kinh vận động: co giật mí mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và lưng có khi cứng
toàn thân.
-Về thần kinh trung ương: hoa mắt, chóng mặt, run, vật vã, cơn co giật, nói khó, lẫn
lộn, có khi bị hôn mê.
Nếu bị nhẹ, các triệu chứng giảm dần sau 2 – 3 ngày, đến khi tới 2 – 3 tuần lễ. Những
trường hợp rất nặng chết rất nhanh, có trường hợp trong vòng 30 phút đến 1 – 2 giờ do
tăng tiết phế quản, liệt cơ hô hấp.
-Téstatropin: tiêm tĩnh mạch 2 mg Atropin:
+Đồng tử ít thay đổi, không giãn to, mạch không nhanh lên hoặc nhanh ít: nghĩ đến
ngộ độc do phospho hữu cơ.

+Đồng tử giản to ngay, mạch nhanh ngay, da đỏ nóng, nếu bệnh nhân tỉnh sẽ vật vã,
kích thích: không nghĩ đến ngộ độc do phospho hữu cơ.
2.Xử trí:
Xử trí ngay tại bệnh xá:
-Nếu chất độc vào qua đường tiêu hoá, phải rửa dạ dày bằng dung dịch Natri
bicarbonat. Rửa nhiều nước cho đến khi hết chất độc trong nước rửa dạ dày (có khi tới
40 – 60 lít), nước ấm. Uống than hoạt lòng trắng trứng.
-Nếu chất độc ở da, phải rửa da bằng nước xà phòng.
-Dùng Atropin liều cao: tiêm tĩnh mạch 0,5 – 2 mg, cứ 2 giờ 1 lần cơ thể nhẹ, cứ 15
phút 1 lần với thể nặng cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5 mm (tình trạng thấm
Atropin). Theo dõi đồng tử, ví dụ sau 20 phút, đồng tử co lại <4mm thì cứ 20 phút tiêm
nhắc lại, đồng tử và mạch trở lại bình thường, liều dúng Atropin có khi tới 60mg.
Dấu hiệu ngộ độc Atropin: Đồng tử giãn to, mồm khô, mắt đỏ, nhịp tim nhanh.
-Nếu có thuốc 2-PAM dung dịch 2,5% 1 – 2g tiêm tĩnh mạch chậm 5- 10 phút, sau nhỏ
giọt tĩnh mạch 0,5 g/giờ.
-Chống tim mạch: bù dịch bằng dung dịch riger lactat, dung dịch muối 9%.
-Hồi sức hô hấp: thở ôxy, nếu suy hô hấp cấp, đặc Masque bóp bóng và chuyển tuyến
bệnh viện ngay.
-Khánh sinh chống bội nhiễm.
3.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa > 90mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.




Ngộ độc thuốc an thần
Các loại an thần bao gồm diazepam (Seduxen, Valium), nitrazepam (Mogadon) …

1.Triệu chứng:
-Lúc đầu bệnh nhân ngủ gà, có thể có trạng thái chuếnh choáng, giảm trương lực cơ,
giảm các phản xạ gân xương. Sau đó đi vào hôn mê, thường kéo dài trung bình từ 18 –
40 giờ, trong hôn mê sâu dễ có giãn đồng tử hai bên nhất là khi có hạ thân nhiệt.
-Rối loạn huyết động dễ xảy ra: hạ huyết áp nhẹ đơn thuần, hoặc truỵ tim mạch với
những biểu hiện lâm sàng phức tạp như nhịp tim nhanh, tím tái, lạnh các đầu chi, thiểu
niệu rồi vô niệu.
-Các thuốc an thần chỉ gây ức chế hô hấp nhẹ.
2.Xử trí:
-Rửa dạ dày như với ngộ độc Barbituric.
-Hộ lý thích hợp đối với bệnh nhân hôn mê, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
-Tăng đào thải thuốc qua nước tiểu:
+Lasix 20 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại 6 giờ 1 lần
+Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 9%0 hoặc glucose 5% ngày 3 đến 4 lít.
-Trợ tim mạch: ouabain; nếu có truỵ tim mạch, truyền tĩnh mạch Noradenalin hoặc
Dopamin để nâng huyết áp lên.
-Thở oxy khi có suy hô hấp.
Với bệnh nhân hôn mê, sau khi rửa dạ dày, nếu mạch và huyết áp ổn định thì chuyển đi
bệnh viện xử lý tiếp.
3.Điều kiện chuyển sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.


Ngừng tuần hoàn
1. Triệu chứng:
- Ngừng tuần hoan, Hôn mê đột ngột.
- Mạch cổ, mạch bẹn không có.

- Ngừng thở.
- Đồng tử giãn (sau 30 giây).
2. Xử trí:
Phải xử trí cấp cứu tại chỗ hết sức khẩn trương, cố gắng phục hồi tuần hoàn, hô hấp
của bệnh nhân trong vòng 2 - 5 phút đầu.
Theo phác đồ hồi sinh tim và hô hấp:
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng (có thể ở ngay dưới đất).
- Đập mạnh vào vùng trước tim 2- 3 cái, đồng thời xem mạch bẹn.


- Nếu tim không đập lại, tiến hành ngay ép tim ngoài lồng ngực: lấy cùi bàn tay phải đặt
trực tiếp vào vị trí 1/3 dưới xương ức nhưng cách mỏm ức 2 khoát ngón tay (để tránh
làm giập gan khi đè ép), các ngón tay song song với xương sườn bệnh nhân nhưng
không được để sát lồng ngực, còn cùi bàn tay trái đặt lên mu bàn tay phải, dùng sức cả
người dồn thẳng góc qua cánh tay để làm lún xương ức xuống khoảng 3- 5 cm tạo một
lực ép vào tim, ép vào khoảng 60 lần trong 1 phút, phải ép liên tục không ngừng dù chỉ
chốc lát.
- Đồng thời với ép tim ngoài lồng ngực, phải làm hô hấp hổ trợ bằng phương pháp thổi
ngạt mồm qua mồm hoặc mồm qua mũi: kiểm tra đường thở, lấy dị vật, lau đờm rãi
trong mồm, nhanh chóng để bệnh nhân nằm ngửa đầu, nâng hàm dưới lên, ấn trán ra
sau, rồi hít một hơi thật sâu và thổi vào phổi của họ qua mồm hoặc mũi để làm căng
lồng ngực. Thổi như thế 3 lần liền rồi tiếp tục ép tim 15 lần (tỷ lệ 1/5).
Nếu chỉ có một người làm thì phổi hợp nhịp nhàng giữa ép tim và hô hấp hỗ trợ, cứ 5
lần ép tim thì 1 lần thổi. Nếu có 2 người cấp cứu thì sau lần ép tim thứ 5 thì người thứ
hai thổi ngạt 1 lần. Nếu có bóng Ambu thì người thứ 2 tiến hành bóp bóng hỗ trợ hô
hấp.
- Tiêm vào trong buồng thất trái Adrenalin 0,5 - 1mg pha trong 10ml dung dịch
Natriclorua 9%o, Calicclorua 0,5 - 1g. Có thể tiêm nhắc lại sau 3- 5 phút.
- Trong khi hồi sức, nếu có thể làm được thì đặt dây chuyền tĩnh mạch để đưa được các
dịch và thuốc cần thiết.

* Để chống nhiễm toan: Dung dịch NatriNoradrenalin 4mg pha trong 500ml dung dịch
glucose 5% truyền tĩnh mạch. Có thể truyền Dopamin 200mg pha trong 250 ml dung
dịch glucose 5%, hoặc Isuprel 1 mg phương án trong 250 ml dung dịch glucose 5% để
truyền tĩnh mạch.
* Để chống nhiễm toan: Dung dịch bicarbonat 8,4% truyền tĩnh mạch liều 1 – 2ml/kg.
- Nếu ghi được điện tâm đồ thì biết được nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp:
1. Rung thất: Phá rung bằng điện ngoài lồng ngực với điện năng 200 – 300 jun, dùng
loại không dồng nhịp.
2. Vô tâm thu: ép tim ngoài lồng ngực và dùng thuốc như trên.
3. Phân li diện cơ: cũng dùng thuốc như trên, ép tim ngoài lồng ngực, tiêm Calciclorua
10% 0,5 – 1g tĩnh mạch, Atropin 0,5 mg tĩnh mạch.
- Nếu bệnh nhân tỉnh lại, tiếp tục hồi sức cho đến khi mạch, huyết áp và nhịp thở trở lại
bình thường, chỉ chấm dứt việc cấp cứu khi dấu hiệu chết đã rõ ràng: tim vẫn không
đập lại, mạch bẹn, mạch cổ không bắt được, đồng tử hai bên giãn hoàn toàn.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn địch: Tim đập trở lại, tự thở, huyết áp tối đa >90mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyết sau lên chi viện.






Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
Là một thể viêm dạ dày và ruột cấp tính gây nên bởi một số vi khuẩn, phổ biến
nhất là trực khuẩn Salmonella.
1. Triệu chứng:
- Xảy ra sau bữa ăn 6 – 12 giờ.
- Xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:

+ Sốt cao 38 – 39
0
c, rét run, đau mỏi toàn thân.
+ Đầy bụng, đau quặn bụng, đau thượng vị rồi đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước lổn
nhổn thức ăn chưa tiêu, ngày đi 3 – 10 lần hoặc hơn.
+ Nôn sau 1 – 2 lần ỉa lỏng; nôn thốc, nôn tháo những thức ăn chưa xuống ruột, chua,
nhiều nước, ngày 2 – 3 lần hoặc hơn làm bệnh nhân càng bị mất nước và điện giải. Chú
ý có một số bệnh nhân chỉ có nôn mà không có ỉa lỏng.
+ Với thể nặng, mất nước nhiều: Huyết áp thấp, mạch nhanh, dể có truỵ tim mạch.
2. Xử trí:
- Cách ly bệnh nhân, dụng cụ ăn uống riêng.
- Tẩy uế phân, chất nôn trước khi đổ vào hố xí.
- Bổ sung nước và điện giải ngay:
+ Uống dung dịch điện giải 1 – 2 lít/ngày.
+ Uống nước gạo rang + muối ăn hoặc ORESOL (gồm muối ăn 3,5g + Natri bicarbonat
2,5 g + Kaliclorua 1,5g + glucose 20g) pha trong 1 lít nước ấm.
+ Truyền dịch nếu bệnh nhân nôn nhiều, uống được rất ít hoặc khi mất nước nhiều.
Truyền tĩnh mạch dung dịch Natri clorua 9%o hoặc dung dịch ringer, dung dịch glucose
5%x0,5-1lít/ngày.
+ Nếu bệnh nhân mất nước nặng (mất ≥ 10% trọng lượng cơ thể, tức là tương đương
với > 100ml/kg), huyết áp có thể = 0, cần phải bù nhanh một lượng dịch lớn trong thời
gian ngắn. Cụ thể trong 30 phút đầu cần đạt được 30ml/kg; sau khi kết thúc nếu mạch
quay bắt được thì chuyển sang 70ml/kg trong 2,5 giờ, nếu sau 30 phút đầu truyền
30ml/kg mà vẫn không bắt được mạch quay thì phải nhắc lại lần 2 cũng như vậy; cùng
với truyền dịch, khi bệnh nhân bắt đầu uống được, cho dùng dung dịch ORESOL ít một
và dần đần.
- Nếu có truỵ tim mạch cho Noradrenalin hoặc Dopamin vào trong dung dịch truyền để
nâng huyết áp lên (nhưng phải bảo đảm lượng dịch đã truyền là tương đối đầy đủ).
- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn:
+ Amoxicillin viên 0,25g, cho 1,5 – 2g/ngày, chia 3 – 4 lần.

+ Hoặc Co-trimoxasol (biseptol, Bactrim) viên 0,48g x 4 viên/ngày chia 2 lần, dùng
trong 5 ngày.
+ Nếu 2 thuốc trên không có hiệu quả, có thể dùng nhóm Quinolon (Ofloxacin,
Pefloxacin …)
- Nhịn ăn ngày đầu, thay bằng nước chè đặc pha ít glucose và vài miếng bánh mì
nướng. Ngày thứ hai ăn cháo, ngày thứ ba ăn đặc dần.
- Có thể dùng thêm:
+ Chống đau bụng: tiêm Atropin.
+ Cầm ỉa chảy: Loperamid 2mg 2 viên/lần đầu, sau đó uống 1 viên sau mỗi lần đi
ngoài, tối đa 6 viên/24 giờ.
+ Các Vitamin nhóm B, C.


3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg có thể chuyển
bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.





Nhồi máu cơ tim
1. Triệu chứng:
- Đau dữ dội ở vùng sau xương ức ở 1/3 trên hoặc vùng trước tim, cảm giác như dao
đâm, như xé, như bị bóp nghẹt tim; đau lan ra cánh tay trái hoặc 2 tay, lên cổ, lên hàm
hoặc ra sau lưng, kéo dài trên 20 phút, có khi nhiều giờ, ngậm Nitrolycerin không có kết
quả. Có trường hợp bệnh nhân đau ở vùng thượng vị, một số trường hợp đau ít hơn,
thậm chí không đau.

- Bệnh nhân tái mặt, chân tay lạnh, có thể có khó thở, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi.
Mạch có thể chậm trong những giờ đầu nhưng thường nhanh và nhỏ. Huyết áp giảm,
dễ có truỵ mạch.
- Tiếng tim mờ, có thể thấy ngoại tâm thu hoặc các rối loạn về nhịp tim khác.
- Điện tâm đồ: trong những giờ đầu, đoạn ST chênh lên trên đường đẳng điện trùm lên
sóng T lên tạo thành hình vòm (sóng Pardee), sau đó xuất hiện sóng Q (sóng hoại tử).
2. Xử trí:
Về nguyên tắc, phải chuyển bệnh nhân lên ngay tuyến bệnh viện để có điều kiện hồi
sức tích cực, cấp cứu bệnh nhân. Khi vận chuyển phải hết sức nhẹ nhàng, giữ bệnh
nhân bất động trên cáng và sẵn sàng cấp cứu dọc đường. Nếu bệnh viện quá xa, đi lại
khó khăn thì giữ lại và mời tuyến bệnh viện đến hỗ trợ, chỉ đạo cách điều trị rồi chuyển
khi tình hình bệnh tật cho phép.
Các biện pháp xử trí trước mắt ở tuyến bệnh xá:
- Bất động tuyệt đối trên giường, không cho bệnh nhân tự vận động dù chỉ vận động
nhẹ. Trấn tĩnh bệnh nhân. Cho thở ôxy.
- Chống đau: có thể dùng Morphin 0,01g tiêm dưới da (không chỉ định khi có bệnh phổi
- phế quản mạn tính, suy hô hấp, tụt huyết áp), hoặc 1 ống Dolargan 0,10g + 10ml
nước cất tiêm bắp thịt ml/lần. Tiêm lại sau 3 -4 giờ nếu cơn đau vẫn kéo dài. Cho thêm
Seduxen 5 mg uống.
- Chống đông: Aspirin ngày đầu 325mg, các ngày sao 100mg/ ngày, uống sau ăn
(không chỉ định nếu có loét dạ dày, tá tràng).
- Nếu nhịp tim quá chậm <50ck/phút: Atropin 1/2 -1mg tiêm tĩnh mạch.
- Nếu có ngoại tâm thu thất: Lidocain 2% truyền tĩnh mạch 200 mg trong dung dịch


glucose 5%, liều 20- 50 mg/kg/phút. Nếu thấy ngoại tâm thu thất dày, tiêm tĩnh mạch
chậm Lidocain 1 mg/kg rồi mới truyền tĩnh mạch. Để dự phòng rối loạn nhịp tim khi vận
chuyển, chỉ xử trí khi ảnh hưởng đến huyết động: Cordarone viên 200 mg, cho 1 - 2
viên/ngày.
- Nếu truỵ mạch nặng: truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4mg pha trong 500ml dung dịch

glucose 5% để nâng huyết áp lên. Nếu có Dopamin thì truyền 200 mg pha trong 250 ml
dung dịch glucose 5% (1ml có 800mg Dopamin), bắt đầu liều 2 - 5 mg/kg/phút rồi tăng
dần lên 10 -15 mg/kg/phút để đưa huyết áp tâm thu lên 95- 100 mmHg, khi đã đạt mức
huyết áp này thì giảm xuống liều duy trì.
- Nếu có phù phổi cấp: tiêm tĩnh mạch Lasix 20mg 1 ống, ngậm Nitroglycerin 0,5 mg
dưới lưõi, truyền tĩnh mạch Isolanid 0,4 mg pha trong dung dịch glucose 5%.
Theo dõi sát huyết áp, mạch, nhịp thở và cơn đau để xử lý kịp thời.
Hiện nay, một số bệnh viện ở Hà Nội (trong đó có BVTƯQĐ108), thành phố HCM, nếu
đã có điều kiện can thiệp tái tưới máu cơ tim (nong vành, đặt stent, dùng thuốc tan
huyết khối …) để điều trị một cách cơ bản. Vì vậy, nếu bệnh nhân có những dấu hiệu
nghĩ đến nhồi máu cơ tim cấp nên sớm chuyển bệnh nhân về tuyến sau để xác định
chẩn đoán và quyết định phương hướng xử trí cần thiết.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm ổn định: mạch đều >60 ck/phút, huyết áp tối đa >90 mmHg, tự thở,
có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Phải đảm bảo tốt tuần hoàn và hô hấp trong
quá trình chuyển bệnh nhân.
- Nếu bện nhân nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau chi viện.


Phù phổi cấp

1. Nguyên nhân:
Có 2 loại:
- Phù phổi cấp do rối loạn huyết động; trong các bệnh tim có suy tim trái như hẹp van 2
lá, hở van động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp khi truyền dịch quá nhiều.
- Phù phổi cấp do tổn thương màng phế nang - mao mạch; chất độc chiến tranh, hơi
độc công nghiệp như khí nitơ, khí sulfuric, ammoniac, carbon oxy, nhiễm khuẩn nặng,
bỏng rộng …
2. Triệu chứng:
- Khó thở đột ngột, dữ đội, hai thì, nhịp thở nhanh nông 40 – 60 lần/phút. Bệnh nhân

không thể nằm được, phải ngồi dậy cuối đầu ra trước để thở. Trạng thái vật vã hoảng
hốt, mặt tái nhợt, môi và các đầu chi tím, vã mồ hôi lạnh.
- Lúc đầu còn ho khan, khạc đờm trắng, sau ho khạc nhiều bọt màu hồng, có khi bọt
hồng trào ra mũi và miệng.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp lúc đầu tăng sau giảm và kẹt. Nghe phổi lúc đầu
có thể thấy ran rít, ran ngáy nhưng chủ yếu là các ran ẩm, ran nổ nhỏ hạt ở cả 2 bên,
tăng dần lên khắp 2 trường phổi như “triều dâng”.
3. Xử trí:


-Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi, hai chân thõng xuống dưới
gường để làm giảm trọng lượng máu trở về tim. Có thể băng garô tĩnh mạch ở 2 gốc chi
dưới, cứ 15 phút lại tháo băng từng chi một (chú ý không phải là garô động mạch).
- Hút đỡm dãi, cho thở ôxy qua cồn, lưu lượng 2 – 4 lít/phút.
- Làm giảm áp lực tiểu tuần hoàn:
Lasix 20 mgx1 - 2 ống tĩnh mạch để gây lợi tiểu mạnh, sau 5-10 phút tiêm nhắc lại nếu
vẫn còn khó thở.
Nitroglycerin 0,5mg x 1 viên ngậm dưới lưỡi hoặc xịt Nitromint spray vào miệng 1 - 2
nhát để làm giãn tĩnh mạch ngoại vi giảm lượng máu về tim.
-Morphin 0,01g x1 ống tiêm dưới da (không chỉ định khi có bệnh phổi –phế quản mạn
tính, suy hô hấp, rối loạn ý thức, tụt huyết áp) để làm giảm tình trạng thở nhanh, giảm
hoảng hốt, vật vã, rối loạn vận mạch …
- Trợ tim: Uabain 0,25mg x1 ống hoặc Isolanid 0,4 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.
- Chống co thắt phế quản: Aminophyllin 0,24 pha trong 20ml dung dịch glucose 5%
tiêm tĩnh mạch rất chậm.
- Nếu huyết áp tăng quá cao >=200/ >=70mmHg dùng viên nang Adalat nhỏ 3 giọt vào
dưới lưỡi.
-Nếu có truỵ mạch: Truyền tĩnh mạch Noadrenalin 4mg pha trong 500ml dung dịch
glucoga 5% hoặc Dopamin 200mg pha trong 250ml dung dịch glucoga 5% đưa huyết
áp lên đến >= 100/ 70mm Hg.

Sau đó, căn cứ vào nguyên nhân gây phù phổi cấp tính mà xử trí tiếp.
4. Điều kiện chuyển tiến sau:
- Bệnh nhân qua cơn cấp tính, tạm thời ổn định: Đỡ khó thở, mạch đều rõ, huyết áp tối
đa >90 mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.



Rắn độc cắn
1.Các loại rắn độc:
Người ta chia làm 2 loại:
-Rắn lục, rắn chàm quạp.
-Rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia.
Các loại rắn ít độc hơn: Rắn gáo, rắn nước.
2.Triệu chứng:
-Rắn lục: Chỗ cắn đau buốt, sưng tấy, phù nề nhanh chóng, hoại tử lan dần xung quanh
chỗ cắn về phía gốc chi. Truỵ tim mạch nếu có nọc độc nhiều, có thể phù phổi cấp tính,
chảy máu các phủ tạng, liệt hô hấp, những ngày sau có tổn thương gan thận …
-Rắn hổ: Dấu hiệu tại chỗ không đáng kể, ít phù, ít đau nhưng sau 30 phút trở đi, mệt
mỏi rã rời, liệt các chi, liệt hô hấp, hôn mê, tổn thương cơ tim nặng như bloc nhĩ – thất
hoàn toàn có thể làm ngưng tim, những giờ sau dễ có rối loạn đông máu gây đông máu
rải rác trong mạch.


3.Xử trí:
-Bất động bệnh nhân ngay. Nếu vết cắn ở các chi, để phần chi bị cắn thấp hơn người.
-Băng ép chặt trên chỗ bị cắn 5 – 10 cm làm ga - rô tĩnh mạch bằng băng bản rộng
nếu vết cắn ở chi để hạn chế sự lưu thông của máu tĩnh mạch và bạch mạch. Cứ 10
phút lại nới và băng ép tiếp phía trên cho đến gốc chi.

-Dùng mũi dao sắc hoặc góc lưỡi dao cạo râu rạch rộng vùng rắn cắn qua điểm răng
cắn (chỉ rạch hết lớp da) và nặn máu ra hoặc dùng bầu giác hút máu. Chú ý phải vô
khuẩn các dụng cụ khi tiến hành.
-Trước khi rạch da hút máu có thể rửa sạch vết cắn bằng nước chanh quả, xà phòng,
phèn chua, rượu trắng hoặc Betadin. Những ngày sau, rửa vết thương bằng nước thuốc
tím loãng:
-Chườm đá tại chổ và trên chổ rắn cắn.
-Có thể tiêm phóng bế quanh vết cắn bằng Novocain 2% 10ml.
-Để trung hoà độc tố, tốt nhất thì dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (nếu có),
nhưng phải tiêm sớm.
-Chống dị ứng: Depersolon 30 mg tiêm bắp thịt. Nếu đau nhiều dùng giảm đau cho
bệnh nhân.
-Nếu huyết áp giảm thấp thì truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4 mg pha trong 500ml dung
dịch glucose 5 % để đưa huyết áp lên.
-Thở ôxy:
-Nếu suy hô hấp phải bóp bóng Ambu hoặc đặt ống nội khí quản.
-Tiêm kháng sinh chống bội nhiễm.
Nếu tiến triển nặng hơn, hoặc biết chắc chắn là bị rắn hổ cắn, chuyển càng nhanh càng
tốt về bệnh viện tiếp tục cấp cứu, đề phòng liệt cơ hô hấp.
Điều trị bằng y học dân tộc:
*Bài 1: Lấy ngay trong một các loại thuốc sau đây:
-Lá Kim Vàng 20g + phèn 5g; giã vắt nước uống, bã đắp tại chỗ.
-Rau răm 20g + muối 2g; giã vắt nước uống, bã đắp tại chỗ.
-Chanh trái 1 quả + phèn 5g; vắt uống.
-Rượu hội: 10ml uống 1 lần, cứ 15 phút lại uống 1 lần, không quá 5 lần.
*Bài 2: Sau khi sử trí cấp cứu theo y học hiện đại rồi thì dùng tiếp đơn sau:
-Lá trầu không tươi 40g, sinh khương 40g, quế chi 80g, phèn chua phi 20g, vôi đã tôi
20g.
Vôi, quế, phèn phi tán thành bột mịn, gừng (sinh khương), trầu không giã vắt lấy nước
cốt, trộn với bột trên, đem phơi khô, tán mịn lại lần nữa đưa vào chai vô khuẩn. Cho

bệnh nhân uống 12g bột hoà với nước đun sôi để nguội. Lấy 10g bột pha với nước đun
sôi để nguội rửa vết thương, 10g bột rắc vào vết thương băng lại.
*Bài 3: Lá phèn đen còn tươi 1 nắm ( 5 – 10g) nhai nát nuốt nước, bã đắp lên chổ rắn
cắn.
4.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: Mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90 mmHg có thể chuyển
bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.






Say nắng, say nóng
* SAY NẮNG:
1.Nguyên nhân: Do làm việc ngoài nắng hoặc đi dưới nắng lâu, nhất là vào buổi trưa,
không có nón mũ che đầu, để tia nắng gắt có nhiều tia tử ngoại trực tiếp vào đầu, vào
gáy.
2.Triệu chứng:
-Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngất.
-Trạng thái thần kinh bị kích động, vật vã, bồn chồn, có khi nói sảng, co giật.
-Truỵ tim mạch: mạch nhanh nhỏ, có khi huyết áp tụt.
-Sốt rất cao trên 40 – 41
0
C ngay từ đầu.
*SAY NÓNG:
1.Nguyên nhân:
-Làm việc ở nơi hầm lò nóng bức, nơi có nhiệt độ cao, không khí ẩm và ít thay đổi, bị

ra nhiều mồ hôi.
-Bộ đội tập ngoài nắng, mặc áo phòng vệ cách nhiệt nên không thoát không khí và mồ
hôi được, nhất là về xế chiều có nhiều tia hồng ngoại, không được bổ sung đủ nước và
muối.
2.Triệu chứng:
-Lúc đầu vã mồ hôi, đau đầu, mặt đỏ dừ, cảm giác nghẹt thở. Sau đó chóng mặt, hoa
mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, có thể ngất lịm.
-Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40
0
C, da khô.
-Li bì, vật vã, lẫn lộn, mê sảng, có thể co giật, hôn mê.
*Xử trí:
-Đưa ngay bệnh nhân ra khỏi nơi nắng nóng, đặt nằm nghỉ nơi thoáng mát, yên tĩnh.
Cởi bớt quần áo, nới dây lưng.
-Đắp khăn lạnh lên trán, lên mặt, vào gáy, có thể đắp chăn ướt hoặc nước đá lạnh khắp
người. Theo dõi thân nhiệt.
-Cho uống nước chè pha ít mưối, cho uống dần ít một.
-Nếu sốt vẫn cao, cho uống thêm thuốc hạ nhiệt Paracetamol …
-Nếu truỵ tim mạch, truyền dung dịch Natri chlorua 9 %0 hoặc glucose 5%, Ringer
lactat, cho thêm Ouabain ¼ mg; nếu huyết áp thấp (huyết áp tâm thu <80mmHg) thì
truyền tĩnh mạch Noradrenalin hoặc Dopamin sau khi đã bù đủ dịch. Lượng dịch truyền
thường phải nhiều, tới 4 – 5 lít, truyền chậm để tránh phù phổi cấp tính. Có thể xen kẽ
với dung dịch Natri bicarbonat 8,4% 200 – 500 ml truyền tĩnh mạch.
-Nếu có kích động, co giật: Seduxen 5 mg x 1 viên hoặc Seduxen 10 mg x 1 ống tiêm
bắp thịt. Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo, có thể dùng các thuốc đông miên như
Dolargan khi cần thiết.
Nếu có dấu hiệu thần kinh nặng, hôn mê thì chuyển sớm về bệnh viện.
Điều trị theo y học cổ truyền:
-Châm cứu:
Châm tả các huyệt Nhân Trung, Khúc Trạch, Bách Hội; trích bóp nặn máu

huyệt Thập vuyền. Nếu chóng mặt, buồn nôn thì châm thêm huyệt Nội quan, Túc tam


lý. Nếu ra mồ hôi nhiều, mạch khó bắt thì cứu huyệt Khí hải (lót gừng) Thần khuyết (lót
muối)
-Bài thuốc:
Cỏ nhọ nồi tươi 100g, rau má tươi, lá cối xay 100g rửa sạch, giã nhỏ, vắt
nước cốt uống.


Sốc
1. Nguyên nhân:
-Sốc tim: Nhồi máu cơ tim, nghẽn tắc động mạch phổi …
-Sốc do giảm thể tích máu: mất máu, mất nước nhiều.
-Sốc chấn thương.
-Sốc do rối loạn vận mạch: Nguyên nhân thần kinh, ngộ độc, dị ứng … làm rối loạn tuần
hoàn ngoại vị. Sốc phản vệ được xếp trong loại này (Xem mục tiếp theo).
-Sốc nhiễm khuẩn.
2.Triệu chứng:
-Da xanh lạnh, vã mồ hôi, đầu chi tím tái.
-Huyết áp thấp, có thể rất thấp thậm chí không đo được.
-Mạch nhanh, nhỏ.
-Nhịp thở nhanh, nống.
-Ý thức: Vật vã, lơ mơ, hôn mê.
-Đái ít.
3.Xử trí:
-Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, kê chân cao 10
0
– 20
0

để máu tĩnh mạch dễ trở về tim;
cho ủ ấm, uống nước chè đường nóng nếu bệnh nhân còn tỉnh.
-Bảo đảm không khí: Để đầu ngửa, nghiêng một bên, hút đờm rãi, cho thở ôxy.
-Đặt dây truyền dịch, bổ sung dịch thiếu bằng dung dịch Natri chlorua 9%0, dung dịch
glucose 5% hoặc các dịch keo. Đối với sốc do mất máu, nếu có điều kiện truyền máu
cùng nhóm thì tốt nhất.
-Theo dõi huyết áp, nếu bù đủ dịch mà huyết áp vẫn còn thấp thì truyền tĩnh mạch
Noradrenalin 4 mg pha trong 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc Dopamin 200mg pha
trong 250 ml dung dịch glucose 5%. Khi huyết áp tâm thu đã lên >100 mmHg thì giảm
tốc độ truyền để giữ mức huyết áp đó.
-Điều trị theo nguyên nhân:
.Chống đau (nếu có): Morphin, Atropin, an thần.
.Bổ sung máu, dịch trong sốc do mất máu, bổ xung đủ dịch trong sốc do mất nước …
.Nếu sốc do gãy xương lớn: Phóng bế Novocain 0,5% gốc chi, cố định tốt ổ gãy.
-Thuốc kháng sinh đặc hiệu, phổ rộng trong sốc nhiễm khuẩn và kháng sinh dự phòng
trong tất cả các loại sốc.
4.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90 mmHg có thể
chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.





Sốc phản vệ
1.Triệu chứng:
Trong hoặc sau khi dùng một số thuốc như Penicillin, Streptomycin, hoặc bị côn trùng
đốt …, người bệnh đột nhiên hoa mắt, chóng mặt, vật vã, mặt đỏ bừng, tím tái, lịm đi

hoặc ngất, huyết áp tụt hoặc không đo được, có thể khó thở do co thắt thanh môn …
2.Xử trí:
-Nếu đang tiêm thuốc thì ngừng ngay, rút kim tiêm ra.
-Thể nhẹ:
.Bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, 2 chân hơi cao.
.Thở oxy 4lít/phút.
.Tiêm dưới da sâu 0,3 – 0,5 mg Adrenalin, rồi cứ 15 – 20 phút/lần tiêm lại cho đến khi
bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc, huyết áp trở lại mức bình thường.
-Kháng histamin tổng hợp: Pipolphen 0,05g tiêm bắp 1 ống, Periactin 4 mg uống ngày 2
– 3 viên.
-Thể nặng: Mạch nhanh nhỏ khó bắt, tụt huyết áp, mất tri giác.
.Thở oxy 3 – 5 lít/phút.
.Adrenalin: Tiêm dưới da sâu 1 mg rồi dùng bơm tiêm đó lấy máu tĩnh mạch tráng bơm
tiêm và tiêm lại vào trong tĩnh mạch. Có thể dùng Dopamin 200 mg pha trong 250 ml
dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch liều >=20 ug/kg/phút để đưa huyết áp lên.
.Dùng corticoid: Depersolon 30 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm hoặc Hydrocortison
hemisuccinat 300 – 500 mg tiêm tĩnh mạch chậm …
Có thể dùng thuốc kháng histamin như Pipolphen 50 mg 1 ống tiêm bắp thịt.
.Nếu có cơn khó thở: Aminophyllin 0,24g x 1 ống pha trong 10 ml dung dịch glucose
30% tiêm tĩnh mạch chậm.
.Trợ tim mạch: Ouabain hoặc Isolanid.
-Thể rất nặng: Mất mạch, ngừng thở.
.Tiến hành khẩn trương hồi sinh tổng hợp (xem mục “Ngừng tuần hoàn”).
Chú ý:

-Trong khi cấp cứu, không được dùng bơm tiêm đã có dính kháng sinh gây sốc phản vệ
mặc dù đã rửa và luộc kỹ.

-Thử phản ứng Peicillin cũng có khi bị sốc phản vệ, vì vậy trước khi cho thử để dùng
phải hỏi kỹ tiền sử có bị dị ứng thuốc, nhất là dị ứng penicillin không? Nếu có thì phải

ngừng ngay và phải chuẩn bị sẵn hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ.

3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân ổn định: giữ lại điều trị tại bệnh xá, không cần chuyển tuyến sau;
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, chuyển tuyến sau; điều kiện vận chuyển khó khăn phải
mời tuyến sau lên chi viện.





Sốt rét ác tính
1. Hoàn cảnh xuất hiện:
-Có tiền sử gần đây bị sốt rét
-Chưa bị sốt rét nhưng đang sống hoặc từ vùng sốt rét lưu hành ra. Chú ý những người
mới vào vùng sốt rét, người bị sốt rét sơ nhiễm.
2.Triệu chứng:
-Sốt kèm theo những cơn rét run.
-Rối loạn ý thức, mê sảng, loạn thần, co giật kiểu động kinh, đi vào hôn mê, không có
hội chứng màng não, không có triệu chứng thần kinh khu trú.
-Kiểm tra máu thấy có ký sinh trùng sốt rét. Nếu âm tính, vẫn chưa loại trừ được vì có
15 – 20 % số trường hợp P.falciparum tập trung ở các mao mạch não, một số phủ tạng
mà không ra máu ngoại vi hoặc ra muộn.
-Gan lách to (lách có thể không to khi sốt rét ác tính xuất hiện ở người bị sốt rét sơ
nhiểm) hồng cầu giảm nhiều, bạch cầu không tăng, có thể có những tổn thương phủ
tạng khác suy thận, suy gan, suy tuần hoàn, suy hô hấp.
3.Xử trí:
Phải phát hiện bệnh sớm, điều trị khẩn trương.
-Điều trị đặc hiệu: dùng 1 trong các thuốc sau đây theo tứ tự ưu tiên:
+Artesunat tiêm, ống 60mg pha vào ống dung môi 0,6ml Bicarbonat 5% sau đó thêm

5,4ml dung dịch glucose 5% mỗi ml như vậy chứa 10mg Artesunat, pha xong tiêm tĩnh
mạch ngay, nếu vẩn đục không được dùng. Mỗi lần tiêm 60 mg (1,2mg/kg) vào các giờ
0, 4, 24, 48 giờ. Nếu chưa tỉnh, cứ 24 giờ tiêm nhắc lại 1 lần. Với trẻ dưới 7 tuổi, cho
liều 1,5mg/kg. Nếu bệnh nhân đến muộn, hôn mê sâu, lần đầu có thể tiêm gấp đôi liều.
+Artemether ống 80mg ngày đầu tiêm bắp thịt 2 ống, những ngày sau tiêm mỗi ngày 1
ống cho đến khi tỉnh thì thay bằng ống Artemisinin.
Quinin: Tiêm ngay Quinin dichlohydrat liều 30 -40 mg/kg trong 24 giờ. Cứ 6 giờ, truyền
tĩnh mạch 0,50 g Quinin pha trong 250 ml dung dịch Natrichlorua 9%0 hoặc glucose
5%, tốt nhất dung dịch có cả Natri chlorua và glucose đẳng trương, tốc độ 30 giọt/phút,
truyền 2-3 ngày, cho tới khi tỉnh, khi đó chuyển sang uống Quinin sulfat 1,50g/24 giờ
chia 2 lần cho đủ 7 -10 ngày. Nếu bệnh nhân đến muộn, hôn mê sâu quá 24 giờ, chưa
dùng Quinin thì nên tiêm mông 1 ống Quinin 0,50g, sau đó truyền tĩnh mạch như trên.
Nếu không có điều kiện truyền tĩnh mạch thì chỉ tiêm Quinin vào mông.
Artesunat viên 50mg: Uống giờ đầu 2 viên, sau đó cứ cách 4 giờ cho 1 viên bơm qua
xông vào dạ dày, khi tỉnh cho uống 2 viên/ngày cho đủ 7ngày.
Artemisinin đạn đặt hậu môn, dùng cho những tuyến không có thuốc tiêm và không đặt
được xông dạ dày, đặc biệt ở trẻ em nhỏ tuổi nôn nhiều. Có các loại đạn 100mg,
200mg, 300mg, liều dùng 20mg/kg/24 giờ, giờ đầu đặt 2 đạn (300mg cho người lớn,
100mg cho trẻ em), sau đó cứ cách 4 giờ đặt thêm 1 đạn cho tới khi tỉnh thì thay bằng
đường uống.
-Điều trị triệu chứng:
.Hạ thân nhiệt khi sốt cao: Chờm mát ở trán, nách, bẹn, đùi, cho Parace – tamol …
.Chống co giật: Seduxen 10mg tiêm tĩnh mạch, tiêm nhắc lại nhiều lần khi cần thiết.
Gardenal 0,10 – 0,20g tiêm bắp thịt, ngày không quá 0,50g.


.Chống suy tuần hoàn: Bù dịch bằng dung dịch Natri chlorua 9%0, dung dịch glucose
5%.
.Chống suy hô hấp: Lau, hút đờm rãi, thở oxy.
.Nếu thở gấp do nhiễm toan máu: Dung dịch Natri bicarbonat 8,4% 100ml ngày 1 -2 lần

truyền tĩnh mạch.
.Kháng sinh khi có bội nhiễm.
.Chống suy thận: cần chú ý bổ sung dịch, điện giải. Truyền dịch dựa vào lượng nước
tiểu hoặc áp lực tĩnh mạch trung ương. Lasix 20mg tiêm tĩnh mạch.
-Dinh dưỡng: Thức ăn lỏng qua ống thông vào dạ dày.
4.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: Tự thở, mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90mmHg, không
co giật, có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển. Quá trình vận
chuyển vẫn phải điều trị đặc hiệu.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.



Sốt rét đái huyết cầu tố
Sốt rét đái huyết cầu tố là thể sốt rét diễn biến nặng, có huyết tán dữ dội, gây thiếu
máu cấp, vàng da, vàng niêm mạc, đái ra huyết cầu tố dẫn tới suy thận cấp. Tình trạng
này có liên quan với việc dùng một số thuốc và trong máu có nhiều kí sinh trùng sốt rét.
1.Phân loại:
Có 3 loại sốt rét đái huyết cầu tố:
-Huyết tán cấp ở bệnh nhân sốt rét ác tính chưa dùng Quinin, do số lượng kí sinh trùng
sốt rét trong máu nhiều, phá huỷ hồng cầu ồ ạt.
-Huyết tán cấp ở bệnh nhân sốt rét có liên quan đến việc dùng một số thuốc như:
Quinin, Plasmoxit, Primaquine, Sulfamid … và số lượng kí sinh trùng sốt rét trong máu
nhiều.
-Sốt rét đái huyết cầu tố nhưng không ác tính. Bệnh nhân bị sốt rét có đái ra huyết sắc
tố nhưng chưa dùng các thuốc gây huyết tán cấp.
2.Triệu chứng:
-Sốt cao, rét run, đau bụng, đau lưng, nước tiểu như nước vối, có thể có sốc, rối loạn tri
thức, đái ít hoặc vô niệu.

-Suy thận cấp (chủ yếu là suy thận thực thể), nếu không được đều trị bệnh nhân sẽ
chết. Urê, Creatinin, Kali máu cao, Urobilin niệu (+).
-Thiếu máu nặng: hồng cầu và huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm, vàng da, vàng niêm
mạc.
-Kí sinh trùng sốt rét trong máu có thể dương tính hoặc âm tính.
3.Xử trí:
3.1. Thuốc đặc hiệu:
-Về nguyên tắc: nếu đái huyết cầu tố do chính qúa trình bệnh sốt rét gây ra thì phải
dùng thuốc sốt rét có hiệu lực cao; nếu là đái huyết cầu tố do thuốc sốt rét thì phải


ngừng ngay loại thuốc đã gây huyết tán cấp.
-Nếu không xác định căn nguyên gây huyết tán thì: bệnh nhân đang dùng Quinin bị đái
huyết cầu tố chuyển sang dùng Artemisimin hoặc Artesunat; bệnh nhân dùng thuốc sốt
rét khác (không phải Quinin) có thể dùng Artemisinin, Artesunat hoặc Quinin (dùng khi
đã hồi sức và bảo vệ bằng Corticoid); nếu bệnh nhân chưa dùng thuốc sốt rét thì có thể
dùng Artemisinin, Artesunat hoặc Quinin.
-Nếu bệnh nhân có tiền sử đái huyết cầu tố do loại thuốc sốt rét nào thì tránh dùng lại
thuốc đó.
-Liều lượng thuốc: Artemisinin viên 250 mg uống 10 -20 mg/kg/24 giờ, 2 – 4
viên/ngày, cách 6- 8 giờ 1 viên, tổng liều cả đợt 3 -4 g; Artesunat tiêm tĩnh mạch dùng
liều đầu tiên 200mg, 24 giờ sau 100mg, tiếp tục mỗi ngày 100mg cho đủ 5 ngày hoặc
Quinin chlorhydrat tiêm bắp thịt hoặc truyền tĩnh mạch liều trung bình 30mg/kg/24 giờ
chia 3 lần, cả đợt khoảng 7 – 10 ngày.
3.2.Hồi sức:
-Dùng corticoid, có thể dùng một trong các thuốc sau:
+Prednisolon hemisuccinat truyền tĩnh mạch 150 – 180 mg/ngày trong 2 – 3 ngày.
+Dexamethason 12 – 15 mg/ngày tiêm tĩnh mạch.
+Depersolon 60 – 90 mg/ngày tiêm tĩnh mạch.
+Prednisolon 40 – 60 mg/ngày uống tiếp sau đợt tiêm.

-Truyền máu nếu có điều kiện, khi hồng cầu < 2.10
12
/l hoặc hematocrit <30%.
-Chống vô niệu và suy thận cấp: Lasix 20 mg 2 – 4 uống tiêm tĩnh mạch, hoặc Manitol
20% 200ml truyền tĩnh mạch, nếu thận có đáp ứng có thể cho thêm.
-Bệnh nhân có sốc cho thở oxy, nhỏ giọt Dopamin 200mg (hoặc Dobutamin) trong 500
ml glucose 5%.
-Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, bù dịch và điện giải đủ, không cho thừa.
-Chế độ ăn giảm đạm, nếu bệnh nhân hôn mê cho ăn qua sonde dạ dày.
-Điện tâm đồ theo dõi loạn nhịp tim bất thường.
4.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Mọi bệnh nhân sốt rét đái huyết cầu tố điều phải chuyển về các bệnh viện điều trị,
tuyến bệnh xá chỉ cấp cứu bước đầu.
-Khi bệnh nhân tạm ổn định, huyết áp >90mmHg có thể chuyển tuyến sau, vừa hồi sức
vừa chuyển.
-Nếu điều kiện chuyển khó khăn phải mời tuyến sau lên chi viện.










Tai biến mạch máu não
1. Các loại tai biến:
- Tai biến mạch máu não lâm thời hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ không để lại di
chứng nhưng dễ tái phát.

- Tai biến mạch máu não chính thức: bao gồm chảy máu não, cháy máu não – màng
não, nhồi máu não, tắc mạch não. Chẩn đoán nguyên nhân của tai biến trong giai đoạn
đầu tại tuyến bệnh xá thường rất khó khăn. Tiên lương bệnh dè dặt nếu tổn thương lớn,
qua khỏi được thì thường để lại di chứng.
2. Xử trí:
Phải chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến bệnh viện để có điều kiện làm chẩn đoán và có
phương hướng cấp cứu điều trị thích hơp với từng thể tai biến. Trong khi vận chuyển
phải theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, trạng thái tâm thần kinh để xử trí kịp thời.
- Bất động bệnh nhân.
- Bảo đảm thông khí tốt, hút đờm rãi nếu có.
- Đặt sớm dây truyền dịch để thuận lợi cho việc dùng các thuốc cần thiết.
-Nếu huyết áp tăng rất cao ≥ 200/ ≥ 120 mmHg: sau tai biến mạch máu não, huyết áp
thường tăng phản xạ; trong trường hợp này chỉ được dùng thuốc đưa huyết áp xuống
dưới mức nguy hiểm, thông thường vào khoảng 170 – 180/100 mmHg, không được đưa
xuống mức này; nếu đưa nhanh chóng huyết áp xuống <140/<90 mmHg thì sẽ làm ảnh
hưởng xấu đến hoạt động tự điều chỉnh của tuần hoàn não.
Các thuốc sau đây có thể dùng được:
Adalate nang 10mg, nhỏ III giọt vào dưới lưỡi bệnh nhân hoặc Captopril 25 mg x1 viên
nhai và ngậm trong miệng.
Lasix 20 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.
Theo dõi huyết áp liên tục.
- Nếu có truỵ mạch, phải nâng huyết áp lên: truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4 mg pha
trong 500 ml dung dịch glucose 5%; có thể truyền tĩnh mạch Dopamin 200 mg pha
trong 250 dung dịch glucose 5 %, hoặc Isupel 1 mg cũng pha trong 250 ml dung dịch
glucose 5% đưa huyết áp lên.
- Nếu vật vã co giật: Seduxen 10 mg x 1 ống tiêm bắp thịt.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: tự thở, mạch đều rõ, huyết áp xuống 170 – 180/110
mmHg thì chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên

chi viên.








Điện giật

1. Triệu chứng:
- Có thể gây liệt hô hấp, ngừng thở.
- Có thể có cơn rung thất và ngừng tim.
- Nạn nhân còn có thể bị bỏng nếu điện thế cao và thời gian có tiếp xúc dài. Ngoài ra
còn có thể bị chấn thương nếu ngã từ trên cao.
2. Xử trí:
Tuân thủ nguyên tắc cấp cứu khẩn trương và tại chổ.

- Cắt ngay nguồn điện.
- Nếu không cắt được nguồn điện hoặc nạn nhân còn vướng vào dây điện trần thì người
cấp cứu phải đứng trên tấm ván khô hoặc trên các vật cách điện khác, dùng gậy gỗ, tre
gỡ tách nạn nhân ra khỏi dòng diện trước khi sờ vào người nạn nhân hoặc dùng tay đeo
găng cách điện gỡ nạn nhân ra.
- Nếu ngừng thở: tiến hành hô hấp nhân tạo ngay mồm - mồm hoặc mồm mũi.
- Nếu ngừng tim phổi, đấm mạnh vào vùng trước tim 2 - 3 cái, nếu tim không đập lại thì
tiến hành cấp cứu vừa thổi ngạt (mồm - mồm hoặc mồm - mũi) vừa ép tim ngoài lồng
ngực (xem mục “ngừng tuần hoàn”).
- Sau khi nạn nhân hồi phục: theo dõi huyết áp, mạch, nếu huyết áp thấp thì truyền tĩnh
mạch Noradrenalin hoặc Dopamin; chống nhiễm toan chuyển hoá bằng dung dịch Natri

bicarbonat 8,4% 200ml.
- Sau đó, nếu nhẹ thì để lại bệnh xá, nếu nặng hoặc có bỏng phức tạp, có chấn thương
thì chuyển về bệnh viện để tiếp tục điều trị.
- Cần theo dõi sát đề phòng ngừng tim trở lại.
3. Điều kiện chuyển tuyến sau:
- Bệnh nhân tạm thời ổn định: Tim đập trở lại, huyết áp tối đa >90 mmHg, tự thở có
thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
- Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.












Đuối nước
1. Xử trí:
-Sơ cứu tại chỗ, tích cực, đúng phương pháp.
-Kiên trì cấp cứu trong nhiều giờ.
-Mục tiêu là giải phóng đường hô hấp, đem lại ôxy cho nạn nhân.
-Xứ trí các rối loạn tim mạch, hô hấp, chuyển hoá.
-Cấp cứu ngay ở dưới nước: Nắm tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát 2 - 3
cái thật mạnh vào má để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại, quàng tay qua nách nạn nhân
lôi vào bờ hoặc lên thuyền cấp cứu.

-Trên bờ: Cho nạn nhân nằm sấp, vòng tay qua bụng, nâng bụng lên rồi đặt xuống 10
lần cho nước ộc ra hoặc vác bệnh nhân lên vai, bụng bệnh nhân ép vào vai người cấp
cứu. Với trẻ nhỏ, cầm hai chân dốc ngược nhưng không kéo dài quá một phút.
-Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập: đặt nạn nhân nằm đầu thấp cho nước dễ tiếp
tục thoát ra, lấy khăn lau và móc hết đờm dãi trong mồm. Theo dõi huyết áp, mạch,
dùng thuốc trợ tim mạch khi cần.
-Nếu nạn nhân không thở nữa nhưng tim còn đập: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn
lau sạch mũi, miệng, họng rồi tiến hành hô hấp hỗ trợ bằng phương pháp mồm – mồm.
-Nếu ngừng thở và ngừng tim: Khẩn trương lau sạch mũi, miệng, họng, rồi xử trí như
ngừng tuần hoàn: đấm mạnh vào vùng trước tim 2 – 3 cái, nếu không thấy tim đập lại
thì ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo bằng phương pháp mồm – mồm.
2.Điều kiện chuyển tuyến sau:
-Bệnh nhân tạm thời ổn định: Tim đập trở lại, huyết áp tối đa >90mm Hg, tự thở, có
thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển.
-Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên
chi viện.








CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

×