Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 cách sơ cấp cứu sai lầm thường gặp và cách xử trí nên làm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.76 KB, 4 trang )

10 cách sơ cấp cứu sai lầm thường gặp
và cách xử trí nên làm

Trong nhiều trường hợp bị thương, bị tai nạn, có không ít những cách cần sơ cấp
cứu tại chỗ một cách sai lầm khiến cho tình trạng người bị nạn nguy kịch thêm.
Sau đây là danh sách liệt kê 10 tai nạn thường gặp trong gia đình và những điều
cần làm/ những điều không nên làm trong các trường hợp đó.
1. Bị đứt lìa tay, chân
Không được ướp phần chi bị đứt rời trực tiếp bằng đá lạnh mà nên quấn chúng
trong một miếng gạc ẩm, bỏ vào một cái túi không thấm nước rồi đặt túi vào thùng
đá. Đem phần chi bị đứt đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tăng cơ hội nối lại chi
cho nạn nhân.
Trong trường hợp nạn nhân sắp sửa bước vào phòng mổ, tốt nhất là nên để bụng
đói. Đối với vết thương ở tay, chân hay trên những bộ phận khác của cơ thể, dùng
đá chườm để vết thương bớt sưng tấy rồi dùng vải khô, sạch băng lại.
2. Bị gãy răng
Đừng cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy dù nó rất dơ. Chỉ cần giội qua là được. Bỏ
chiếc răng bị gãy vào sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn
cơ hội trồng lại chiếc răng đó.
3. Bị bỏng
Không được bôi kem đánh răng, mỡ, bơ hay bất cứ thứ gì tương tự lên vết bỏng.
Cũng đừng phủ khăn hay mền lên vết bỏng hở vì lông trên khăn hay vải mền sẽ
bám vào bề mặt vết bỏng và gây nhiễm trùng. Nếu nạn nhân bị bỏng nặng, không
được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc gỡ quần áo bị dính trên cơ thể nạn nhân ra
khỏi người họ.
Đối với trường hợp bỏng nhẹ, nên đặt chỗ bỏng dưới một vòi nước lạnh để làm dịu
cơn đau của nạn nhân. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng. Trong trường hợp bị bỏng ở
mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải đưa nạn nhân ngay lập tức đến cơ sở y tế
gần nhất dù nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng
giộp hay kéo theo sốt, bạn cũng nên xử trí tương tự.
4. Bị điện giật


Đừng bỏ qua việc sơ cấp cứu bỏng do điện giật dù bạn không nhận thấy dấu hiệu
bị bỏng. Điện giật có thể gây bỏng sâu và nghiêm trọng bên trong cơ thể. Ngay lập
tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Bị bong gân
Không được dùng cao dán hay bôi dầu nóng vì sẽ làm nặng hơn tình trạng xuất
huyết dưới da. (Các mạch máu giãn nở và bể ra khi gặp nóng còn khi gặp lạnh
chúng sẽ co lại). Nên dùng đá lạnh chườm vào chỗ bị bong gân hay bầm tím. Nếu
nạn nhân cảm thấy quá đau, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vì có thể
cơn đau đó do chấn thương gãy xương gây ra.
6. Bị chảy máu cam
Không nên ngả người về phía sau. Sau khi mũi hết chảy máu cam, đừng khịt mũi
hay cúi gập người về trước. Giữ nạn nhân đứng thẳng. Đều đặn ngả người về phía
trước và dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong
vòng 5-10 phút. Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc nạn nhân cảm nhận đã
nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
gần nhất.
7. Bị chảy máu
Không nên dùng garô để cầm máu vì bạn có thể làm tổn thương các mô tế bào trên
cơ thể nạn nhân do garô chặt làm máu không lưu thông được tới các bộ phận lành
khác. Nên dùng một chiếc khăn hay gạc sạch đắp và quấn vừa phải lên vết thương
đang chảy máu. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu máu không ngừng chảy, vết
thương nứt rộng hoặc vết thương do một con vật nào đó cắn. Đừng quên giữ ấm
cho nạn nhân để nạn nhân không bị sốc.
8. Bị ngộ độc thực phẩm
Không cố gây nôn hoặc cho nạn nhân uống xi-rô Ipecac trừ phi được các nhân
viên cấp cứu hướng dẫn làm như vậy. Gọi cấp cứu và nhớ đem theo thức ăn thức
uống mà nạn nhân đã ăn hay đã uống trước đó đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm.
Tốt nhất là nên đựng thức ăn/thức uống đó bằng chính những vật dụng mà nạn
nhân đã sử dụng để chứa.
9. Bị que, cọc đâm vào người

Không được rút que/cọc ra khỏi người nạn nhân vì làm như thế có thể sẽ làm cho
que/cọc gây tổn thương nặng hơn hoặc sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy rất nhiều máu.
Điều cần làm là cố gắng cố định vật đã đâm vào người nạn nhân rồi nhanh chóng
đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
10. Bị tai biến mạch máu não
Không được đặt bất cứ vật gì lên miệng của nạn nhân và di chuyển nạn nhân nhiều
để tránh gây ngạt thở hoặc làm cho mạch máu trong não bị vỡ nhiều hơn. Không
được cạo gió hay cắt lễ. Nên đặt nạn nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, tốt nhất
là ở nơi thoáng khí. Nghiêng người nạn nhân sang một bên và lập tức gọi cấp cứu.

×