Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.23 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế với sự xuất hiện của nhiều loại hình
doanh nghiệp, xu thế toàn cầu hoá kinh tế làm cho môi trường cạnh tranh trong
nước ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Bài toán nan giải nhất, của các doanh nghiệp
trong nước đặt ra lúc này là làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển được trong
môi trường đó? Có lẽ điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần phải xây dựng
được một nền tảng vững chắc, đa số phương châm để đứng vững trong nền kinh tế
thị trường của các doanh nghiệp hiện nay là: xây dựng thương hiệu vững mạnh
bằng cách luôn cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị thực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
cuối cùng là lợi nhuận.
Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tế các nước nói chung và nền kinh tế các
nước Châu Á nói riêng bị tác động nhất định bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bắt
nguồn từ Mỹ, Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Trong đó, tất
cả các mặt hàng đều chịu những ảnh hưởng nhất định, nhất là sự biến động trong thị
trường sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, và công ty TNHH Tấn Thành cũng
là một ví dụ điển hình cho những ảnh hưởng đó. Trong mấy tháng đầu năm 2008,
khi thị trường vật liệu xây dựng lên cơn sốt, giá cả tăng cao, để phòng việc giá cả
tiếp tục leo thang, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
“găm hàng” dự trữ. Nhưng hiện nay, thì hầu hết các doanh nghiệp đã và đang phải
gồng mình để lo tiêu thụ sản phẩm, mặc dù đã có sự giảm đáng kể về sản lượng
nhưng tình hình tiêu thụ vẫn còn rất chậm là do sức mua trên thị trường, nhu cầu
của khách hàng giảm mạnh.
Trước những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm các biện pháp để tháo
gỡ, như: tích cực tìm kiếm bạn hàng, tìm những mối tiêu thụ sản phẩm trực tiếp
v.v...Vì vậy, trong tình thế này thì việc tổ chức tốt công tác quản lý thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm nhằm đem lại lợi nhuận tôt nhất cho doanh nghiệp là vấn đề được
quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý hiện nay.
Xuất phát từ lý luận, đồng thời kết hợp với thời gian thực tập thực tế tại công
ty TNHH Tấn Thành, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị
Bích Chi và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán-tài vụ của công ty, em đã thấy


được tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh” làm chuyên đề thực tập của mình.
PHẦN 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
TẤN THÀNH
*Thông tin chi tiết về Công ty TNHH Tấn Thành
- Tên pháp định: Công ty TNHH Tấn Thành
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Địa chỉ: Khu 4- Đường Ngô Quyền- Phường Cẩm Thượng- Hải Dương
- Số đăng ký kinh doanh:
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất tấm lợp ximăng amiăng
*Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
Công ty TNHH Tấn Thành là cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng,
hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất tấm lợp xi măng amiăng. Công ty chính
thức được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2000 và đưa vào hoạt động với công
suất ban đầu 100000 tấm/năm, được xây dựng trên địa bàn Phường Cẩm Thượng-
TP Hải Dương- Tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích gần 20.000m
2
Tính đến nay Công ty đã hoạt động được 9 năm. Trong những năm đầu mới
thành lập, Công ty còn gặp nhiều khó khăn do: cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết
bị kĩ thuật còn thô sơ, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế vì chủ
yếu là sản xuất thủ công.
Năm 2001, công ty hoàn thiện, đổi mới quy trình công nghệ đã đẩy nhanh
công suất hoạt động và đưa khối lượng sản phẩm sản xuất lên đến 600.000 tấm/năm
được duy trì cho đến nay. Năm 2004, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất
ống nhựa chịu nhiệt PP-PVICO và đã đưa vào sản xuất, tiêu thụ.
Trong những năm gần đây, công ty còn nhập những cuộn tôn phẳng đa dạng
về màu sắc, về gia công tạo sóng thành những tấm tôn mạ màu phù hợp với mọi

môi trường công nghiệp cũng như trong môi trương dân dụng, nhằm đáp ứng nhu
cầu về vật liệu xây dựng.
*Chiến lược cạnh tranh của Công ty
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo
đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các
chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đảm bảo tốt nhu cầu quản lý
cũng như nhu cầu cao về công tác kế toán, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân
trong Công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao, chất lượng sản phẩm ổn định
và đạt tiêu chuẩn
Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sản xuất, phát triển và đưa vào vận hành
hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như phần mềm kế toán máy được cập
nhật liên tục, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để
hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các nhà quản lý.
1.2. ĐẶC ĐIẺM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY
*Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Tấn Thành là một đơn vị kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như:
- Tấm lợp xi măng amiăng
- Tấm úp nóc
- Khung nhà thép tiền chế (xà gồ thép)
- Tấm tôn mạ màu
- Ống nhựa chịu nhiệt PP-PVICO
Trong đó, sản phẩm chính của Công ty là tấm lợp xi măng amiăng. Với dây
chuyền sản xuất hiện đại và không ngừng cải tiến về kĩ thuật, những sản phẩm do
Công ty sản xuất ra có chất lượng ngày càng cao, đa dạng, phong phú về kích
thước. Cụ thể là, hiện nay Công ty có thể sản xuất được những tấm lợp có độ dài từ
1,2m→1,8m. Ngoài ra, Công ty cũng có thể sản xuất được tấm lợp với độ dài tối đa
là 3m để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế xét về tính hợp lý
và thẩm mỹ của công trình thì nhu cầu của khách hàng chủ yếu là những tấm lợp có

độ dài 1,5m.
Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất tấm úp nóc, xà gồ thép có tác dụng tăng
tính thẩm mỹ, và tiện dụng cho công trình.
Mới đây Công ty đã thử nghiệm thành công việc sản xuất ống nhựa chịu nhiệt
PP-PVICO. Ống nhựa PP-PVICO rất tiện dụng trong những công trình như: nhà ở,
khách sạn, chung cư v.v... nó có ưu điểm không gây độc hại, đảm bảo vệ sinh an
toàn, nhẹ, bền, dễ sử dụng.
Ngoài ra, Công ty còn nhập các cuộn tôn phẳng đa dạng về màu sắc như: xanh
rêu, xanh ghi, đỏ gạch v.v... về gia công tạo sóng thành những tấm tôn mạ màu có
chất lượng, kết cấu phù hợp với mọi môi trường công nghiệp, dân dụng nhằm đáp
ứng những nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu.
*Tổ chức sản xuất
Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Tấn Thành được căn cứ vào
đặc điểm qui trình công nghệ của dây chuyền sản xuất tấm lợp. Trong phân xưởng
sản xuất được bố trí theo dây chuyền sản xuất mỗi ca. Các ca có mối quan hệ mật
thiết với nhau tạo thành một dây chuyền khép kín để sản xuất 1 loại sản phẩm.
Mỗi ca làm việc 8h/ngày. Trong mỗi ca có tổ trưởng sản xuất điều hành theo dây
chuyền sản xuất. Mặt khác, ở Công ty còn hình thành tổ bốc xếp để bốc dỡ mỗi
khi có xe chở tấm lợp vào hầm sấy, cũng cần có nhân lực trợ giúp khi chở hàng đi
bán hay nhập nguyên liệu về, ngoài ra còn có tổ phục vụ và tổ KCS.
*Quy trình sản xuất sản phẩm
Để sản xuất tấm lợp xi măng amiăng nguyên vật liệu chính bao gồm: xi
măng, amiăng, bột giấy kráp. Trước tiên Amiăng được phun ẩm sau đó đưa vào
nghiền bằng máy: "Xa luân" cho các sợi amiăng bị dập nhỏ ra nhưng không bị gãy
vụn.
Sau đó amiăng kết hợp với xi măng, bột giấy krap, nước sạch đưa vào
nghiền hỗn hợp bằng máy trộn "Holende", quá trình khuấy phân phối này thành thể
lỏng sau đó qua các giai đoạn gắn keo, bơm rửa hút, hút chân không và đưa vào
máy cán.
Tại đây nguyên vật liệu được tạo thành tấm phẳng, được tiếp tục phân chia

và cắt thành các tấm theo tiêu chuẩn, rồi chuyển qua máy tạo hình trên khuôn, qua
bộ phận bảo dưỡng nhiệt và ẩm sau đó nhập vào kho thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất, tất cả các nguyên liệu thừa ở các công đoạn đều
được quay lại tái hồi sản xuất (Khi nguyên vật liệu được tạo thành tấm phẳng rồi
qua công đoạn cắt tạo thành tấm lợp xi măng amiăng thì ngoài thành phẩm ra nó
còn có những mẩu vụn dở dang thì những mẩu vụn này được nhặt và đưa quay lại
tái hồi sản xuất). Do vậy ở Công ty không có sản phẩm dở dang
Sơ đồ 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất tấm lợp xi măng amiăng.
Xi măng
Bột giấy krap
Amiăng Nước sạch
Cân
Vít tai
Phun ẩm
Nghiền xa luân
Máy trộn
Holende
Khấy phân phối
Keo
Bơm rửa hút
Hút chân không
Máy cán
Máy cắt
Tạo hình
Bảo dưỡng
Kho thành phẩm
Tiêu thụ
Côn đục
Côn trong
Hệ thống

côn lang
nước thải
Bể lắng số 1
Hố ga mương thải
Bể lắng số 2
Nước trong
Trong tất cả các khâu của qui trình sản xuất tấm lợp xi măng amiăng đều có
sự kiểm tra giám sát chất lượng của tổ KCS để phát hiện kịp thời những sai hỏng và
có biện pháp khắc phục nhanh chóng để cho hoạt động sản xuất luôn luôn được
thông suốt và tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
Để đảm bảo lợi ích cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao
động đối với Công ty. Công ty đã xây dựng được một qui chế thưởng phạt rất hữu
hiệu trong đó áp dụng đầy đủ các hình thức khuyến khích lao động mà phổ biến là
sử dụng hình thức lương, thưởng để khuyến khích người lao động hăng say trong
sản xuất. Bên cạnh đó để tăng cường kỷ luật lao động Công ty còn áp dụng các hình
thức kỷ luật từ cảnh cáo, nêu danh, bồi thường thiệt hại cho đến đuổi việc đối với
những người vi phạm tuỳ theo tính chất nghiêm trọng và mức độ vi phạm nhằm gắn
trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong Công ty với
công việc được giao.
Sản phẩm làm ra nhưng không tiêu thụ được sản phẩm đó thì phải xem xét
lại cả một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế Công ty luôn chú trọng đến
khâu tiêu thụ sản phẩm, cán bộ phòng kinh doanh của Công ty thường xuyên đi khai
thác và mở rông thị trường, Công ty còn đưa ra các chính sách ưu đãi và khuyến
mãi cho khách hàng của Công ty như:
* Khách hàng mua với số lượng lớn trong 1 tháng sẽ được hưởng khuyến
mãi theo đơn giá như:
Tiêu thụ từ 1.000 tấm đến 3.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 100 đ/tấm
Tiêu thụ từ 3.000 tấm đến 5.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 200 đ/tấm
Tiêu thụ từ 5.000 tấm đến 7.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 300 đ/tấm
Tiêu thụ từ 7.000 tấm đến 10.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 400 đ/tấm

Tiêu thụ từ 10.000 tấm đến 15.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 500 đ/tấm
Tiêu thụ trên 15.000 tấm/tháng sẽ được giảm giá 600 đ/tấm
Căn cứ vào lượng hàng tiêu thụ trong tháng của các khách hàng Phòng kế
toán tổng hợp và tính ra mức khuyến mại cho từng khách hàng.
Công ty còn cho khách hàng chậm thanh toán (Nợ) tối đa là 30% giá trị
hàng lấy trong tháng hoặc lấy hàng chuyến sau trả tiền hàng chuyến trước...
Hình thức khuyến mại rất đa dạng cụ thể lấy bằng tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng hay lấy bằng sản phẩm.
*Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tấn Thành trong
3năm gần đây (Đơn vị tính: 1000VNĐ)
Năm
2005 2006 2007
So sánh (%)
Chỉ tiêu 2006/20
05
2007/20
06
1. Doanh thu thuần 10.127.267 11.869.079 14.207.287 17,2 19,69
2. LN trước thuế 111.205 121.316 134.903 9,1 11,2
3. Tổng GT TSCĐ 3.865.193 5.695.077 8.430.422 47,34 48,02
4. Nộp NSNN 92.701 131.102 187.475 30,6 42,3
5. Thu nhập Bq 1 lao
động/năm
10.800 13.200 15.000 22.2 13,6
Qua kết quả trên cho thấy:
Với chỉ tiêu Doanh thu thuần tăng do Công ty đã có sự thay đổi về quy trình
công nghệ kết hợp với những biện pháp tích cực đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm
mà khối lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ cũng đã thay đổi theo chiều hướng
tích cực ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận của Công ty, cụ thể là: trong 3năm 2005,
2006, 2007 Doanh thu thuần đã có xu hướng tăng đáng kể, như: Năm 2006 tăng

1.741.812 (ngàn đồng) tương ứng với tốc độ tăng là 17,2% so với năm 2005. Năm
2007 tăng 2.338.208 (ngàn đồng) tương ứng với tốc độ tăng là 19,69%
Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng
10.111 (ngàn đồng) so với năm 2005 tương ứng với 9,1%, năm 2007 tăng13.587
(ngàn đồng) tương ứng 11,2%. Điều này cho thấy, việc đầu tư cho công nghệ sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô đã có những tác động tương đối tới lợi
nhuận của Công ty. Nó thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm làm tăng tổng doanh
thu thuần. Đây là tác động tích cực,Công ty nên duy trì và phát triển trong những
năm tiếp theo.
Chỉ tiêu tổng giá trị Tài sản cố định cũng có nhiều chuyển biến tích cực, cụ
thể là tổng giá trị tài sản cố định tăng qua các năm (tăng 47,34% so với năm2005 và
tăng 48,02% so với năm 2006). Để mở rộng quy mô sản xuất Công ty buộc phải
mua sắm thêm tài sản cố định, đây cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
cho Công ty là làm thế nào để có thể sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị
1cách hiệu quả nhất, làm thế nào để giảm thiểu tối đa hao mòn hữu hình trong suốt
quá trình sử dụng nó.
Mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mua sắm thêm tài sản cố định, cũng
như việc cải tiến công nghệ là 1 trong những lý do quan trọng để nâng cao năng suất
lao động. Điều này cho thấy việc sản phẩm sản xuất tăng cả về mặt số lượng và chất
lượng trong 2năm 2006, 2007 là tất yếu xảy ra, bên cạnh đó Công ty còn có cơ hội
giảm chi phí giá thành, nâng cao khả năng cạnh trạnh của sản phẩm trong toàn
ngành. Vì vậy mà doanh thu, lợi nhuận thuần của Công ty cũng đã được cải thiện rõ
rệt qua kết quả hoạt động trong những năm gần đây.
Chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước cũng phần nào cho thấy điều này. Nộp
vào ngân sách năm 2007 tăng gấp 2lần so với năm 2005, và 1,5lần so với năm 2006:
năm 2007 nộp vào ngân sách là 187.475 (ngàn đồng), năm 2006 là 131.102 (ngàn
đồng), năm 2005 là 92.701 (ngàn đồng).Và trong các khoản nộp ngân sách thì chủ
yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân 1lao dộng/năm: chỉ tiêu này ngày càng tăng
qua 3năm 2005, 2006, 2007 cho thấy việc kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tốt

có ý nghĩa rất lớn tới thu nhập của người lao động, nó góp phần cải thiện đáng kể
chất lượng cuộc sống của họ, những chính sách tiền lương, thưởng hợp lý sẽ tạo
động lực cho người lao động hăng hái sản xuất, phát huy khả năng học hỏi, nâng
cao trình độ tay nghề cũng như kinh nghiệm chuyên môn.
Nhìn chung, qua những số liệu tính toán và kết quả phân tích trên cho thấy
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm là tương đối tốt.
Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
làm tăng tổng doanh thu thuần, tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, để có thể
đứng vững trên thị trường ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty cũng cần
phải chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản
phẩm hơn nũa, đặc biệt chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu nhằm chiếm
lĩnh thị trường và khai thác thị trường tiềm năng.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TẤN
THÀNH
Công ty TNHH Tấn Thành là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập,
mô hình quản lý được Công ty áp dụng theo hình thức quản lý tập trung, cơ chế gọn
nhẹ, đơn giản nhưng hiệu quả. Mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc Công ty, chủ động trong các hoạt động sản xuất, thông tin trong Công ty
được phân luồng rõ rệt, các mối quan hệ cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng ban, cán bộ chủ chốt được qui định, phân công rõ ràng.
Để phát huy một cách hiệu quả công tác tổ chức bộ máy quản lý, Công ty
TNHH Tấn Thành luôn chú trọng tới công tác xây dựng các chính sách quản lý kinh
tế, tài chính cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Những
chính sách này được thực hiện nhất quán và có sự kiểm soát chặt chẽ từ cấp cao
xuống cấp thấp.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tấn Thành
Giám đốc
Từ sơ đồ bộ máy quản lý trên cho thấy bộ máy quản lý hoạt động của Công
ty gồm có: 3 phòng ban, 3 phân xưởng, và 3 tổ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc. Mỗi bộ phận đều có những chức năng nhiệm vụ cụ thể, như sau:

* Giám đốc:
Quyền hạn của Giám đốc: Giám đốc có thẩm quyền cao nhất trong Công ty
là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có quyền quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động của Công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và
phương án đầu tư của Công ty. Giám đốc có thẩm quyền tự chủ về tài chính để đáp
ứng đòi hỏi nhanh nhậy trong cơ chế thị trường.
* Phòng kinh doanh:
Phòng
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
Phòng
Kế toán-Tàivụ
Phân xưởng I
(SX tấm lợp)
Phân xưởng II
(SX ống nhựa)
Phân xưởng III
(SX tấm lợp KL)
Tổ phục vụ
Tổ bốc xếp
Tổ KCS

×