Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Lựa chọn tổ máy làm đất tối ưu với máy chủ đạo là máy đào gầu ngửa 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 80 trang )

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
LỜI CẢM ƠN
Trước khi bước vào trình bày nội dung đồ án em muốn được gửi lời cảm ơn
tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Thủy lợi nói chung và các thầy cô giáo
trong khoa Cơ Khí – trường Đại học Thủy lợi nói riêng. Các thầy cô đã dạy dỗ em
trong quá trình học tập tại trường, cung cấp cho em những kiến thức nền tảng cũng
như chuyên môn phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống của em sau này.Sự tận
tình của các thầy cô có ý nghĩa rất lớn đối với em. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Vũ Minh Khương. Thầy đã tận tình giúp đỡ, trực
tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời
gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà
còn học tập được tình than làm việc, thái độ nghiên cứu nghiêm túc, hiệu quả, đây
là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Do
thời gian và kiến thức thực tế của em còn hạn chế, vì thế không thể tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình làm đồ án. Em kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo của các thầy, cô giáo để em có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá
trình công tác sau này.
Một lần nữa em xin được gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy
cô giáo trong khoa Cơ Khí cũng như các thầy cô trong trường Đại học Thủy lợi đã
tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thị Kim Oanh
1
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
1
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
MỤC LỤC
2
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
2


Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
PHẦN MỞ ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển và khai thác, các máy làm đất ngày
càng được nhập nhiều vào nước ta từ các nước: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc với các
thương hiệu nổi tiếng như Caterpillar(Mỹ), Komasu, Hitachi(Nhật Bản)
Huyndai(Hàn Quốc), Liugong(Trung Quốc) Tuy nhiên, máy làm đất ở Việt Nam
vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu công tác đất rất đa dạng ở nước ta ví dụ
như: thiết bị không phù hợp với điều kiện làm việc, đầu tư chắp vá, sử dụng và quản
lý thiết bị kém hiệu quả nên không đạt được năng suất cũng như tiến độ yêu cầu.
Nhằm khắc phục vấn đề trên ngoài việc tăng năng suất, chất lượng, tiến độ công
trình bằng việc cải tiến, thiết kế máy móc cho phù hợp với điều kiện ở nước ta thì
cần phải chú trọng hơn đến việc sử dụng, quản lý thiết bị, chọn loại máy, tổ máy sao
cho vừa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà vẫn đạt được sự đồng bộ về thiết bị
trong tổ máy. Làm thế nào để lựa chọn được một tổ máy hoạt động hiệu quả cho
một dự án cụ thể là một bài toán thực tế đang được đặt ra trong công tác đất. Để giải
quyết vấn đề trên, em đã được giao đề tài tốt nghiệp"La chn t my làm đất tối
ưu với my chủ đạo là my đào gầu ngửa.”
Để lựa chọn tổ máy được chính xác và dễ dàng hơn chúng ta sử dụng một phần
mềm hỗ trợ : FPC - (Fleet Production & Cost Analysis) của hãng Caterpillar.Đây là
phần mềm máy tính được lập để lựa chọn tổ máy thông qua việc xác định năng suất,
chi phí và thời gian yêu cầu cho các tổ máy làm đất và làm vật liệu khác nhau, bốc
xúc vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác trên một hay nhiều tuyến đường
vận chuyển, từ đó ta có thể lựa chọn được tổ máy tối ưu nhất.
Với đề tài trên đồ án tốt nghiệp của em được thực hiện với những nội dung
chính sau:
+Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khấu hao vận hành giờ máy.
+ Sử dụng chương trình phân tích năng suất chi phí tổ máy FPC để lựa chọn
tổ máy bốc xúc vận chuyển bao gồm: máy đào gầu ngửa + ô tô tự đổ + máy phụ trợ.
+ Phân tích kết quả và so sánh với các tổ máy chủ đạo là máy đào gầu sấp.
+ Kiểm soát tình trạng kĩ thuật máy đào gầu ngửa.

Căn cứ vào những kiến thức thực tế đã học, các tài liệu nghiên cứu, tham
khảo thực tế, các nội dung trên sẽ được trình bày cụ thể,chi tiết trong các chương
của đồ án tốt nghiệp này.
3
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
3
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ KHẤU HAO VẬN
HÀNH GIỜ MÁY
Để tính toán hiệu quả hoạt động của một máy hay tổ máy làm đất, chi phí khấu
hao vận hành giờ máy là một chỉ số kinh tế rất quan trọng. Chính vì vậy ta cần tìm
hiểu, xác định các chi phí một cách đầy đủ. Trong thực tiễn hiện nay chỉ số giờ máy
là cơ sở quan trọng nhất để đấu thầu công tác bốc xúc vận chuyển. Nếu xác định
không chính xác có thể dẫn đến thất bại. Trong chương này sẽ trình bày cách xác
định các chi phí này và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khấu hao vận
hành. Trên cơ sở đó để tìm cách giảm thiểu chúng, nhằm mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.1. Chi phí khấu hao vận hành giờ máy
Chi phí khấu hao vận hành giờ máy tùy thuộc vào mỗi máy cụ thể thay đổi
nhiều bởi vì nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: công việc máy làm, thời gian khấu hao,
giá nhiên liệu, nhân công sửa chữa và bảo dưỡng máy, chi phí vận chuyển máy, lãi
suất… Người sử dụng phải có khả năng xác định dựa trên chi phí khấu hao và vận
hành máy mỗi giờ từ các dữ liệu cụ thể của địa phương và nhà cung cấp.
Để đảm bảo thiết bị của mình và có thể thay thế nó, chủ máy phải hoàn vốn
trong đời máy hữu ích một lượng bằng lượng mất giá khi bán lại cộng với các chi
phí khác của việc khấu hao thiết bị bao gồm cả lãi, bảo hiểm và các loại thuế. Vì
các mục đích hạch toán, chủ máy xác định trước lượng mất giá khi bán lại, và hoàn
vốn tiền đầu tư thiết bị ban đầu bằng cách lập các kế hoạch khấu hao cho các việc
sử dụng thiết bị khác nhau. Kế hoạch khấu hao phải dựa trên số năm dự kiến thiết bị
sẽ hoạt động. Số năm tuổi thọ hữu ích của máy phụ thuộc vào loại thiết bị, loại công

việc và khối lượng công việc mà máy thực hiện, sự bảo dưỡng, các tiêu chuẩn công
nghiệp và các quyết định về thuế thu nhập. Việc khấu hao thiết bị càng nhanh càng
tốt, và thường được gọi là khấu hao nhanh. Nó cho phép tính một tỷ lệ chi phí lớn
nhất của máy khi nó còn mới và có khả năng tốt nhất để trả nợ, và khi nó đang làm
công việc cụ thể mà nó được mua để thực hiện. Khấu hao nhanh cũng làm cho giá
trị sổ sách kế toán của thiết bị giảm giần với giá trị thực của nó. Ưu điểm lớn nhất
4
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
4
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
của khấu hao nhanh là sự liên quan đến thuế thu nhập. Càng khấu hao nhanh thì
càng được khấu trừ nhiều, và giá trị còn lại sẽ nhỏ hơn cho một tương lai không
chắc chắn. Tuy nhiên, ưu điểm dự tính này có thể lại trở nên tồi tệ, khi nhà thầu
khoán lãng phí tiền khấu hao nhiều trong những năm không sinh lời, và không khấu
trừ trong các giai đoạn sinh lời.
Chi phí khấu hao vận hành giờ máy bao gồm chi phí khấu hao và chi phí vận
hành. Trong đó chi phí khâu hao gồm có giá giao máy, giá trị còn lại khi thay thế,
giá trị được hoàn vốn qua hoạt động, lãi suất, bảo hiểm và thuế. Chi phí vận hành
bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí lốp, phần gầm, chi
phí sửa chữa, chi phí hao mòn đặc biệt, chi phí giờ công thợ máy.
1.1.1.Chi phí khấu hao
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn, bị giảm dần giá trị. Phần
giá trị này được chuyển dần vào giá thành sản phẩm mới sản xuất ra. Tính toán
phần vốn cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất đã được chuyển vào giá trị
các sản phẩm do tài sản cố định đó sản xuất ra được gọi là tính khấu hao và chi phí
để bù đắp hào mòn tài sản cố định gọi là chi phí khấu hao.
Mục đích của khấu hao: Sau thời gian sử dụng, khi máy hết khả năng phục vụ
sản xuất thì vốn đã bỏ ra phải được bù đắp lại thông qua việc thu khấu hao hàng
năm để có thể mua sắm hoặc xây dựng tài sản cố định mới.
Tiền nộp khấu hao là khoản tiền trích nộp hàng năm nhằm bù đắp phần giá đã

bị hao mòn của tài sản cố định trong năm đó.
Chi phí khấu hao của một máy làm đất bao gồm: Giá giao máy, giá trị còn lại
khi thay thế, giá trị được hoàn vốn qua hoạt động, lãi suất, bảo hiểm và thuế.
Giá giao máy:
Giá giao máy cần bao gồm tất cả các chi phí để đưa máy vào hoạt động bao
gồm các chi phí mua máy, chi phí vận chuyển, lắp ráp và mọi khoản thuế thương
mại khác. Trong đó:
Chi phí mua máy là vốn mua sắm thiết bị. Trên thực tế giá bán máy ra của các
hãng hoặc của các đại lí kinh doanh có thể tăng, giảm tùy thời điểm hoặc phương
thức trả tiền, vận chuyển hoặc phụ thuộc vào số phụ kiện đi kèm theo máy.
5
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
5
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Ví dụ, về phương thức trả tiền, nếu trả ngay một lần thì giá máy là thấp nhất,
nếu trả chậm một năm thì có thể chịu lãi hoặc không. Nếu trả chậm 3 đến 5 năm thì
phải có bảo lãnh của ngân hàng và thường chịu lãi suất 8 đến 10% trên năm. Tuy
nhiên ở vị trí người mua máy cần xem xét, phân tích chọn lựa phương án trả tiền
thích hợp nhất vì không phải cứ trả chậm chịu lãi là có lợi, nhất là khi có sự biến
động lớn về tỉ giá hối đoái.
Có hai phương thức thanh toán vận chuyển, phương thức (FOB) mua máy tại
hãng hoặc đại lý của hãng rồi tự thuê phương tiện vận chuyển máy qua cảng về kho
hoặc công trình của mình. Phương thức (CIF) người mua nhận máy tại cảng (tại
quốc gia của mình) sau đó tự chuyển về kho hoặc công trường khi đó giá mua máy
đã bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng đích có bảo hiểm.
Chi phí lắp đặt thiết bị có hai hình thức chi phí là lắp đặt thiết bị có chuyển
giao công nghệ (bên bán chịu trách nhiệm lắp máy và hướng dẫn vận hành) và lắp
đặt không có chuyển giao công nghệ (bên mua tự lắp ráp và vận hành). Đối với các
máy bánh lốp, lốp được xem là một chi tiết mau mòn và được tính vào chi phí vận
hành. Vì vậy một số người sử dụng muốn khấu trừ các chi phí về lốp từ giá giao

máy, đặc biệt là các máy lớn. Ngoài ra còn có các chi phí phụ khác như chi phí
ngoại tệ, tỉ giá… nhưng chi phí chính ở đây là chi phí mua máy.
Giá trị còn lại khi thay thế:
Mọi máy làm đất đều có một giá trị còn lại nào đó khi bán. Nhiều chủ máy
muốn khấu hao thiết bị của mình cho đến hết giá trị, những người khác lại công
nhận giá trị còn lại khi bán. Điều này tùy thuộc vào người xác định, nhưng về mặt
khấu hao, các chi phí thiết bị cao hơn ngày nay gần như bắt buộc phải xem xét giá
trị bán lại khi xác định đầu tư có thể khấu hao được. Và nếu máy móc được bán
sớm do các khuyến khích về thuế, giá trị bán lại thậm chí còn trở lên quan trọng
hơn. Giá trị sau khấu hao thay đổi trong phạm vi rất lớn tùy thuộc vào loại thiết bị,
tình trạng kĩ thuật, mức độ khan hiếm của nó và sự thành công của ngành xây dựng
ở địa phương. Đôi khi nó chỉ được tính theo giá sắt phế liệu, nhưng cá biệt có
những khi nó có giá bằng tới 60% giá máy mới. Thông thường nó được ước tính
bằng từ 5% đến 20% giá mua máy.
6
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
6
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Đối với nhiều chủ máy, giá trị bán lại dự tính có một yếu tố then chốt trong
các quyết định mua sắm của họ, vì đây là một phương tiện để giảm vốn đầu tư mà
họ phải hoàn lại qua các chi phí khâu hao. Khi giá trị bán lại được xem xét trong
việc xác định các chi phí khấu hao và vận hành giờ cần phải xem xét đến các điều
kiện của địa phương, vì giá máy cũ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mỗi nơi trên thế
giới. Tuy nhiên, trong mọi công việc kinh doanh máy cũ, các yếu tố có ảnh hưởng lớn
nhất đến giá trị bán lại là số giờ đã hoạt động của máy tại thời điểm bán, các điều
kiện làm việc và loại công việc mà máy đã hoạt động và tình trạng cụ thể của máy.
Giá trị được hoàn vốn qua hoạt động:
Giá giao máy trừ đi giá trị còn lại dự tính được giá trị cần hoàn vốn qua hoạt
động, chia cho tổng số giờ sử dụng, được chi phí giờ để bảo vệ giá trị tài sản. Nó
chính là số tiền chênh lệch từ khi mua đến khi bán đi cần được thu lại có xét đến

hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình ở đây do nhiều yếu tố quyết định như máy đã
cũ lạc hậu do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Lãi suất:
Lãi suất được coi là chi phí sử dụng vốn. Lãi suất trên vốn được dùng để mua
máy phải được kể đến, bất kể máy được mua thẳng hay tài trợ.
Nếu máy được sử dụng trong N năm, P là giá giao máy, S là giá trị còn lại
khi thay thế , tính đầu tư trung bình hàng năm trong giai đoạn sử dụng và áp dụng tỉ
lệ lãi suất và cách sử dụng hàng năm dự kiến.
Lãi suất = (1.1)
Bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, va quệt, đổ xe, và mất cắp là một loại chi phí
khấu hao được tính đối với mỗi thiết bị theo tỉ lệ giá trị của chúng. Có những hệ
thống chống trộm thiết bị được lắp đặt để giảm chi phí bảo hiểm. Mức phí bảo
hiểm loại này được thấy trong các chu trình bảo hiểm như một tỷ lệ đánh giá, vì nó
được lập cho mỗi địa phương hoặc nhà thầu theo sự đánh giá của các công ty bảo
hiểm về những rủi ro liên quan.
7
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
7
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Phí bảo hiểm hỏa hoạn, đâm xe, và lật xe trong chế độ bảo hiểm mở rộng kết
hợp thường bằng khoảng 1%/năm giá trị thực tế của thiết bị, đối với các nhà thầu
nhỏ và với một số máy phụ trợ khác. Tỷ lệ cao nhất cho loại bảo hiểm này có thể từ
1,5%/năm đến 2%/năm. Các tỷ lệ này được áp dụng ở những nơi mà điều kiện làm
việc nguy hiểm hơn mức bình thường, hoặc ở nơi mà nhà thầu được đánh giá là
thiếu cẩn thận và khinh suất trong quản lý.
Phí bảo hiểm và các loại thuế tài sản có thể được tính theo một trong hai
cách. Nếu biết chi phí cụ thể hàng năm thì số liệu này cần nhân với số giờ đã sử
dụng / năm. Khi chưa biết các chi phí lãi và thuế cụ thể cho mỗi máy, ta có thể áp
dụng các công thức sau:

Phí bảo hiểm năm = (1.2)
Phí bảo hiểm mỗi giờ = (1.3)
Thuế
Nhà thầu phải nộp các loại thuế khác nhau, bao gồm bất động sản, tài sản cá
nhân, thuế đặc biệt, thuế thu theo quỹ lương. Ở đây chúng ta quan tâm đến các loại
thuế tài sản cá nhân có thể nộp theo giá trị đánh giá của thiết bị.
Các công thức tính thuế tài sản được xác định tương tự như tính lãi suất.
Thuế tài sản mỗi năm = (1.4)
Thuế tài sản mỗi giờ = (1.5)
1.1.2. Chi phí vận hành giờ máy
Chi phí vận hành giờ máy tùy thuộc vào mỗi máy cụ thể thay đổi nhiều bởi vì
nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: công việc máy làm, thời gian khấu hao, giá nhiên
liệu, nhân công sửa chữa và bảo dưỡng máy, chi phí vận chuyển máy, lãi suất…
Người sử dụng phải có khả năng xác định dựa trên chi phí khấu hao và vận hành
máy mỗi giờ từ các dữ liệu cụ thể của địa phương và nhà cung cấp.
8
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
8
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Chí phí vận hành giờ máy bao gồm: Chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng
định kỳ, chi phí lốp, phần gầm, chi phí sửa chữa, chi phí hao mòn đặc biệt, chi phí
giờ công thợ máy.
Chi phí nhiên liệu:
Chi phí nhiên liệu có thể xác định được tại nơi công trường thi công hoặc có
thể dự tính trước khi máy dùng vào việc gì. Chi phí này được xác định dựa trên định
mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại máy và giá nhiên liệu theo thị trường. Trong
nền kinh tế thị trường, chi phí này thay đổi theo từng thời kỳ.
Chi phí nhiên liệu thay đổi nhiều, tùy thuộc vào công suất, loại và tình trạng kĩ
thuật của động cơ và thiết bị, loại công việc, và phân cấp nhiên liệu. Chi phí nhiên
liệu có thể thay đổi theo giá dầu thô, khoảng cách đến nguồn cấp, lượng cấp nhiên

liệu, nhu cầu theo mùa, và các loại thuế.
Để xác định chi phí nhiên liệu hàng giờ ta có công thức:
Chi phí nhiên liệu mỗi giờ = Mức tiêu thụ mỗi giờ x Gi nhiên liệu địa phương
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ:
Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa đinh kỳ bao gồm chi phí nhân công sửa chữa
và chi phí phụ tùng.
Bảo dưỡng định kì là một khâu khá quan trọng, nó quyết định đến năng suất
máy có được đảm bảo như lúc đầu không. Đây là chi phí nhằm phục hồi tính năng
kĩ thuật và công suất máy do hao mòn hữu hình gây ra.
Chi phí bảo dưỡng định kỳ bao gồm nhiều phần nhỏ,trong đó chi phí nhân
công đôi khi được quy định rõ ràng cụ thể trong sổ tay vận hành và bảo dưỡng cung
cấp cho mỗi máy riêng biệt.Chi phí bảo dưỡng định kỳ cho mỗi loại máy khác nhau
có thể thay đổi đôi chút tùy theo các chính sách hậu đãi sau bán hàng hoặc đối với
khách quen đặc biệt.
Cứ sau một số giờ vận hành của máy thì phải thực hiện việc sửa chữa, bảo
dưỡng định kì từ đơn giản đến phức tạp theo quy định. Nếu việc sửa chữa bảo
dưỡng ở cấp thấp hơn trùng với cấp cao hơn thì chỉ tính số lần ở cấp cao. Tính thời
gian chu kì của máy theo chi tiết cần bảo dưỡng là cao nhất. Trong thực tế trùng các
lần sửa chữa, bảo dưỡng chẳng hạn đến tháng sau vào kì đại tu mà tháng này đến kì
9
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
9
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
sửa chữa thì cần xem xét có thể bỏ qua lần sửa chữa, bảo dưỡng và thực hiện sửa
chữa lớn sớm lên ít ngày.
Chi phí lốp:
Lốp có thể chiếm vai trò quan trọng trong chi phí của thiết bị mới, và chúng có
một số đặc tính làm cho khó có thể tính toán chi phí giống nhau như các bộ phận
khác của máy.Một số nhà thầu theo thông lệ khấu trừ chi phí lốp ra khỏi giá máy
mới trước khi tính khấu hao. Trong việc khấu trừ này cần lấy giá thực tế của lốp đó,

nhưng đôi khi cũng dùng giá danh mục. Lý do chính của việc khấu trừ chi phí lốp là
để khấu hao càng nhanh càng tốt. Cơ sở là ở chỗ lốp mòn với tốc độ nhanh nhất, do
đó khoảng thời gian khấu hao dài thông thường không áp dụng cho lốp.
Một phương tiện vận chuyển có thể dùng từ hai đến bốn bộ lốp trước khi nó bị
mòn. Nếu bộ lốp ban đầu tính vào chi phí vốn, chủ sở hữu có thể vẫn trừ khấu hao
chúng ở những năm sau khi chúng bị vứt bỏ. Người chủ sẽ thanh toán chi phí thay
thế lốp trước khi được giảm trừ thuế cho toàn bộ chi phí ban đầu của chúng.
Một lí do khác để hạch toán lốp riêng với máy mang chúng là ở chỗ chúng
mòn với tốc độ khác và chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau. Các bộ phận
cơ khí có thể ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi sự khác nhau giữa đất phiến cát và phiến
sét, nhưng chúng có thể làm cho lốp mòn gấp ba lần. Thời tiết quá lạnh có thể làm
tăng chi phí sửa chữa nhưng lại kéo dài tuổi thọ của lốp.
Tuổi thọ của lốp có thể tăng lên do việc sử dụng thêm phần chống mòn và
tăng bền trên các loại lốp khác nhau.Những hư hỏng bất ngờ vượt ra khỏi giới hạn
dự tính là chưa được xem xét tới, cũng có thể là những hư hỏng xảy ra trước dự tính
và tạo thành lỗ thủng, do đó ta có thể tính toán chi phí lốp mỗi giờ bằng cách:
(1.6)
Phần gầm
Chi phí phần gầm thường chiếm một phần lớn trong chi phí vận hành của các
máy có bộ di chuyển xích, và các chi phí này có thể thay đổi độc lập với các chi phí
của máy cơ sở. Có nghĩa là phần gầm có thể làm việc trong một môi trường màimòn
cao, trong khi máy cơ sở lại làm những công việc rất nhẹ nhàng
hoặcngượclại.Chính vì vậy, người ta khuyến cáo rằng có thể tính chi phí giờ cho
10
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
10
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
phần gầm riêng như một bộ phận mau mòn, chứ không tính gộp trong các chi phí
sửa chữa của máy cơ sở.
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ của phần gầm bộ di chuyển xích là:

lực va đập, độ mài mòn và hệ số điều kiện làm việc “Z”.
Cách xác định chi phí phần gầm.
-Bước 1. Lựa chọn máy và các hệ số cơ bản của nó.
Các hệ số cơ bản phần gầm
Model Hệ số cơ bản
D10T 16,2
D9T 10,9
D8T 9,6
D7R 9,1
385C, 5090B 7,2
D6T 7,0
365C 6,8
345D 5,9
D5N, D6K 5,6
336D 5,0
D3K, D5K 4,1
329D 3,9
322D 3,4
320D 2,9
312D, 311D, 308D, 307D 2,4
-Bước 2. Xác định mức độ lực va đập, độ mài mòn và các điều kiện làm việc “Z”.
Các hệ số điều kiện làm việc
Lực va đập (L) Mài mòn (A) “Z”
Nặng nhọc 0,3 0,4 1,0
Trung bình 0,2 0,2 0,5
Nhẹ 0,1 0,1 0,2
-Bước 3. Cộng các hệ số điều kiện làm việc đã lựa chọn và nhân tổng đó với hệ
11
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
11

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
số cơ bản.
Kết quả sẽ là chi phí giờ cho phần gầm trong điều kiện làm việc đó
Chi phí hao mòn đặc biệt:
Tất cả các chi phí cho các chi tiết hao mòn cao như lưỡi cắt, răng gầu, răng
xới… và chi phí hàn các cần và tay gầu nên được tính là chi phí hao mòn đặc biệt.
Những chi phí này sẽ thay đổi phụ thuộc công việc, vật liệu và kĩ thuật vận hành. Cần
tham khảo các tài liệu của nhà sản xuất để đưa ra các tính toán chi phí thích hợp.
Chi phí giờ công thợ máy:
Dù là cơ giới hóa, nhưng nhân công vẫn chiếm một phần đáng kể trong chi phí
xây dựng. Không một dự toán viên nào lại bỏ qua các chi phí nhân công.
Giá nhân công vận hành thường để ngoài chi phí trong dự toán vì nó thay đổi
rất nhiều từ nơi này qua nơi khác. Các dự toán viên phải cẩn thận, không được quên
chi phí này. Hầu hết các thiết bị xây dựng có một công nhân vận hành.
Tiền công thợ máy thường được trả theo số giờ nhiều hơn số giờ máy hoạt
động. Công nhân có thể được trả lương cả ngày để báo cáo bất kể máy có làm việc
hay không. Tất nhiên thợ máy được trả công cả khi điều chỉnh và sửa chữa máy, và
thời gian chờ đợi do các trì hoãn công việc bơm dầu mỡ và bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị.
Nếu công nhân vận hành được trả lương theo năm, tiền công phải được chi
cho số giờ máy hoạt động hoặc dự tính hoạt động trong năm để được giá nhân công
theo giờ.
Để tính đầy đủ chi phí nhân công cần cộng thêm các khoản thuế theo quỹ
lương, cả đối với bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, và các phụ phí khác như các ngày
nghỉ phép và nghỉ ốm được trả tiền, dự trữ hưu trí, các phụ cấp sinh hoạt và đi lại
đặc biệt và thanh toán cho thời gian không làm việc khi công việc tạm ngừng. Các
khoản này có thể làm tăng chi phí từ 10 đến 30% hoặc nhiều hơn.
1.2. Ví dụ minh họa về cách xác định chi phí khấu hao vận hành giờ máy
Giả sử mua một ô tô tự đổ 769D của hãng Caterpillar, thời hạn khấu hao trong
40.000 h trang 22-7[5].Thời gian sử dụng dự kiến trong một năm là 3.600h, nên thời

gian dự tính khoảng 13 năm.
12
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
12
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Áp dụng phương pháp tính khấu hao tổng số các chữ số của năm, ta có :
Hình 1.1 – Ô tô tự đổ 769D của hãng Caterpillar
+Giá giao máy: Chi phí hết 420.000 USD. Trong đó đã bao gồm phí vận chuyển,
thuế mua hàng, phí lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ.
+ Giá trị còn lại khi thay thế: S = 420.000x(1-13/91) = 360.000USD
+ Giá trị hoàn vốn qua hoạt động: bằng giá giao máy trừ đi giá trị còn lại thay thế.
Ta được giá trị hoàn vốn là: 420.000 – 360.000= 60.000USD
USD/h.
+ Lãi suất: Dựa theo công thức (1.1) ta có:
+ Bảo hiểm: Dựa vào công thức (1.3) ta có:
+ Thuế : Dựa vào công thức (1.5) ta có:
• Tng chi phí khấu hao mỗi giờ = 1,5 + 5,83 + 1,16 + 1,16 = 9,13USD/h.
13
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
13
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
+Chi phí nhiên liệu:Giá dầu hiện tại là 1,06USD cho 1 lít dầu. Trong một giờ máy
sử dụng 34 lít dầu trang 20 [5]Vậy chi phí dầu cho một giờ là 1,06 x 34 = 36.04
USD/h.
+ Bảo dưỡng định kì: Tổng chi phí thay dầu, bầu lọc, điều chỉnh khe hở, thay
nước… (theo sổ tay bảo dưỡng và vận hành của máy) trong 2000h sẽ là 1,76
USD/h.
+Chí phí lốp: Giá một bộ lốp khoảng 2.000USD/lốp,
= 3,33 USD/h
+ Chi phí sửa chữa mỗi giờ: là 9USD/h trang 22-41[5]

Bảng 1.1 Tra chi phí sửa chữa mỗi giờ
+ Chi phí giờ công thợ máy: Theo từng địa phương, giả sử khoảng 2 USD/h.
• Tng chi phí vận hành = 36,04 + 1,76 + 3,33 + 9 + 2 = 52,13 USD/h
• Tng chi phí khấu hao vận hành giờ my = 9,13 + 52,13 = 61,26USD/h
1.3. Các biện pháp giảm chi phí khấu hao vận hành giờ máy
-Chọn phương pháp tính khấu hao hợp lý.
-Cần cập nhật thông tin giá cả thị trường một cách nhanh chóng như giá xăng,
dầu, các thiệt bị dụng cụ, chi phí nhân công.
-Xem xét tiền lương nhân công, công thợ từng nơi sao cho hợp lý để giảm chi
phí khấu hao vận hành.
-So sánh được các phương án mua máy cũ hay máy mới hoặc thuê máy khi
đầu tư (cũ giá rẻ nhưng chi phí bảo dưỡng sửa chữa lớn, mua mới với giá cao nhưng
14
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
14
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
năng suất cao và chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thấp hơn máy cũ, đi thuê thủ tục
phức tạp và máy không có sẵn).
-Thu hồi vốn nhanh không để tình trạng máy nghỉ quá lâu.
-Chấp hành đúng quy trình bảo dưỡng máy sửa chữa máy. Để giảm chi phí sửa
chữa cần các biện pháp tăng cương quản lí thiết bị, để sửa trước hỏng hóc. Theo
thống kê sửa chữa trước hỏng hóc chỉ bằng 1/3 chi phí sửa chữa trước hỏng hóc.
15
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
15
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT CHI
PHÍ TỔ MÁY FPC ĐỂ LỰA CHỌN TỔ MÁY BỐC XÚC VẬN CHUYỂN,
BAO GỒM: MÁY ĐÀO GẦU NGỬA + Ô TÔ TỰ ĐỔ + MÁY PHỤ TRỢ
2.1. Giới thiệu chung về chương trình FPC

2.1.1. Tổng quan
Theo quan điểm của nền kinh tế thị trường thì một tổ máy tối ưu chắc chắn
phải là một tổ máy có chi phí trên một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất, đem lại lợi
nhuận cao nhất nhưng vẫn thỏa mãn được các điều kiện ràng buộc sau:
+ Máy móc trong tổ máy làm việc phải phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, kỹ thuật đề ra.
+ Đảm bảo sự đồng bộ tối đa trong tổ máy.
Nhưng để lựa chọn ra được tổ máy tối ưu nhất cũng không phải là một việc
làm đơn giản. Do đó sự ra đời của phần mềm FPC đã mang lại nhiều lợi ích thiết
thực trong việc lựa chọn tổ máy làm đất.
2.1.2. Giới thiệu về FPC
Chương trình phân tích năng suất chi phí tổ máy FPC ( Fleet Production and
Cost Analysis ) là một phần mềm máy tính được lập trình để xác định năng suất, chi
phí và thời gian yêu cầu cho các tổ máy làm đất bốc xúc vận chuyển vật liệu từ nơi
này tới nơi khác trên một hay nhiều tuyến vận chuyển.
FPC Tổng hợp và phân tích sáu vấn đề khác nhau được thể hiện bằng các kết
quả. Các kết quả này được trình bày theo mọi yêu cầu và có thể được in ra dưới
dạng các báo cáo, hoặc có thể được lưu vào một file mà nó có thể được biên soạn
nhờ một chương trình xử lí của Word. Hơn nữa FPC có thể in ra các bảng thiết bị
máy vận chuyển, máy chất tải và máy phụ trợ, cho ta các thông số kĩ thuật của tất cả
các thiết bị của tổ máy.
Chương trình phân tích năng suất và chi phí rất có ích cho các mục đích so
sánh và xác định sơ bộ thiết tổ bị. Việc so sánh chi phí hoặc năng suất có thể được
thực hiện giữa hai hoặc nhiều máy vận chuyển vật liệu trên cùng một tuyến hay
nhiều tuyến vận chuyển với những khối lượng vật liệu xác định trên mỗi tuyến. Tổ
máy có thể vận chuyển vật liệu với một chi phí thấp nhất trong một khoảng thời
gian qui định và phù hợp với điều kiện làm việc sẽ là tổ máy cần chọn nhất.
16
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
16

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Để xác định các chi phí và yêu cầu thiết bị cho việc vận chuyển đất (hoặc các
công việc làm vật liệu khác), quãng đường vận chuyển được chia thành từng đoạn
nhỏ do mỗi đoạn đường có địa hình khác nhau nên các hệ số cản lăn, độ dốc và tốc
độ giới hạn là khác nhau. Vì thế việc chia nhỏ tuyến vận chuyển theo địa hình sẽ
nâng cao độ chính xác và độ tin cậy cho quá trình tính toán. Chương trình FPC khi
đó sẽ xác định năng suất, chi phí và thời gian yêu cầu để di chuyển những khối
lượng cụ thể với một tổ máy hoặc với các tổ máy khác nhau đối với những tuyến
khác nhau. Mục tiêu ở đây là để xác định tổng chi phí của công việc vận chuyển vật
liệu khi sử dụng các thiết bị khác nhau trong các tổ máy khác nhau. Từ đó tìm ra tổ
máy đạt năng suất yêu cầu với chi phí thấp nhất. Các quá trình FPC thực hiện để
cho ra kết quả phục vụ cho quá trình so sánh lựa chọn tổ máy tốt nhất. Và sau đây là
nội dung chính mà phần mềm FPC thực hiện:
+ Lựa chọn ra tổ máy cần thiết và hiệu quả nhất cho từng loại công việc nhất
định đảm bảo sự đồng bộ và kinh tế của tổ máy.
+ Lựa chọn số lượng, kích cỡ các máy thi công bao gồm máy chất tải thiết bị
vận chuyển và các thiết bị phụ trợ.
+ Tính toán các thông số về chi phí khấu hao và chi phí vận hành của các máy
và cả tổ máy trong quá trình thi công công trình.
+ Xác định đầy đủ các thông số về điều kiện thi công như khối lượng vật liệu
cần vận chuyển, độ dốc, lực cản lăn và các hạn chế về tốc độ.
+ Dựa trên những phân tích tính toán cụ thể để đưa ra tổ máy thi công năng
suất cao nhất, chi phí thấp nhất và thời gian phù hợp với tiến độ thi công.
Phần mềm FPC còn được dung để lựa chọn ra tổ máy tối ưu nhất giữa các tổ
máy cùng chủng loại nhưng khác nhau về kích cỡ dựa trên quá trình phân tích chi
phí và năng suất giữa các tổ máy với nhau.
FPC với những bảng biểu đồ phân tích về năng suất và hiệu quả sẽ giúp chúng
ta lựa chọn tổ máy tốt nhất. Nhiều dữ liệu có thể chạy máy để xác định các tổ hợp
máy tốt nhất cho các phần hoặc toàn bộ công việc.
Các loại thiết bị bao gồm trong chương trình FPC: Máy vận chuyển, máy chất

tải, các loại máy phụ trợ khác.
17
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
17
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
• Máy vận chuyển như:
-Ô tô tự đổ:+ Loại không chạy trên đường giao thông
+ Loại chạy trên đường giao thông
+ Loại khớp quay
- Máy cạp: + Máy cạp bánh lốp
+ Máy cạp kéo theo
- Máy chất tải:
+ Máy xúc lật bánh lốp (chất tải và vận chuyển)
+ Máy xúc lật bánh xích(chất tải và vận chuyển)
+ Máy xúc đào tổng hợp (chất tải và vận chuyển)
• Máy chất tải như:
- Máy xúc lật:
+ bánh lốp
+ Máy xúc đào tổng hợp (gầu phía trước)
- Máy xúc lật bánh xích
- Máy đào:
+ Máy đào gầu sấp thuỷ lực
+ Máy đào gầu ngửa
+ Máy đào xúc tổng hợp (gầu phía sau)
• Các loại máy phụ trợ khác như:
+ Máy ủi
+ Máy san
+ Máy đầm
Trình tự ứng dụng phần mềm FPC
Bước 1 : Dữ liệu đầu vào của tổ máy

Bước 2 : Lựa chọn sơ bộ các tổ máy cho dự án và xác định các thông số đầu
vào cho phần mềm.
Bước 3 : Xác định tuyến vận chuyển và các thông số trên tuyến vận chuyển
Bước 4 : Xác định năng suất và chi phí các tổ máy
18
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
18
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Bước 5 : Tổng hợp phân tích và đánh giá năng suất chi phí giữa các tổ máy
khác nhau trên cùng tuyến vận chuyển
Bước 6 : Phân tích, đánh giá kết quả các phương án dựa trên các tiêu chí cụ
thể về năng suất, chi phí đơn vị sản phẩm và các điều kiện làm việc thực tế, điều
chỉnh các thông số của dự án
Bước 7 : Kết luận tổ máy tối ưu cho công việc.
2.2. Xác định năng suất yêu cầu
Để lựa chọn tổ máy phục vụ cho công việc bốc xúc vận chuyển trước hết ta
phải đi xác định năng suất yêu cầu của công việc sau đó mới lựa chọn sơ bộ các
thiết bị chất tải, thiết bị vận chuyển và thiết bị phụ trợ dựa trên yêu cầu là năng suất
tổ máy phải đảm bảo năng suất yêu cầu. Và việc lựa chọn năng suất yêu cầu dựa
trên các yếu tố :
+ Khối lượng công việc yêu cầu.
+ Thời gian yêu cầu thi công xong khối lượng công việc trên. Thời gian này
được xác định sau khi tính đến các yếu tố như hiệu suất làm việc và các yếu tố khác
như thời tiết, nhân công.
Khối lượng công việc cần bốc xúc vận chuyển là V
0
= 2.200.000 m
3
đất đá hỗn
hợp. Thời gian yêu cầu hoàn thành là n = 1 năm. Hiện tại ở nước ta với công tác

làm đất sử dụng máy móc cơ giới lớn với cường độ trung bình như các tổ máy bốc
xúc vận chuyển đã nêu thì số giờ làm việc là 6 giờ trên mỗi ca, một ngày làm 02 ca.
Do điều kiện thời tiết và một số yếu tố ảnh hưởng như các ngày lễ thì một năm làm
việc trong 300 ngày, áp dụng công thức trong chương 9 chi phí và quản lý, ta có
năng suất yêu cầu là:
P
yc
= (2.1)
Trong đó:
V
o
: khối lượng cần bốc xúc vận chuyển
n: số năm của dự án (n=1)
t
năm
: số giờ hoạt động trong năm của máy chủ đạo
t
năm
= 300ngày x 02ca x 6 giờ = 300 x 02 x 6 =3600 giờ
Vậy: P
yc
= = 611 (m
3
đất chặt /giờ)
19
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
19
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Năng suất lý tưởng :
= P

yc
x (2.2)
Trong đó:
= 1,25 hệ số tơi xốp của đất (Tra bảng 5-3 máy làm đất trang 159)
= 110 % hệ số đầy gầu (Tra bảng 1- Phụ lục máy làm đất)
= 0,83 hệ số sử dụng thời gian (làm việc 50p trên tổng số 60p)
= 0,97 hệ số chất lượng máy (Tra bảng 2 – Phụ lục máy làm đấy)
= 1 hệ số tay nghề công nhân ( công nhân lành nghề )
Vậy : = 556 x = 862 (m
3
đất rời /giờ)
Đây là năng suất yêu cầu của máy đào mà ở đây cụ thể máy đào chủ đạo là
máy đào gầu ngửa làm xong công việc yêu cầu là 1 năm. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện em sẽ phân tích, so sánh tổ máy này với các tổ máy khác có máy chủ đạo
là máy đào gầu sấp, qua đó cho ta cái nhìn tổng quan nhất về các tổ máy nói trên.
2.3. Lựa chọn sơ bộ máy chủ đạo
Quá trình lựa chọn sơ bộ được thực hiện cụ thể như sau:
Với năng suất lý tưởng đã tìm được là P
lt
= 862 (m
3
đất rời/giờ). Dựa vào bảng
phân tích năng suất kỹ thuật của máy đào gầu ngửa trang 4-210 [6]thì dung tích tối
thiểu của gầu phải lớn hơn 4.5 m
3
. Dựa vào bảng thông số kỹ thuật máy đào gầu
ngửaHB42 ,em chọn sơ bộ máy chủ đạo là máy đào gầu ngửa có kí hiệu 5090B,
máy có dung tích gầu 5,2 Máy này bước đầu thỏa mãn điều kiện về năng suấtyêu
cầu ở trên.
Hình 2.1 – Máy đào 5090B của hãng Caterpillar

20
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
20
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Bảng 2.1 - Bảng năng suất máy đào gầu ngửa
Chu kỳ ước
tính
Trọng tải thùng ước tính
Chu kỳ ước
tính
Chu kỳ
Chu
kỳ
mỗi
phút
Chu
kỳ
mỗi
giờ
Giâ
y
Phú
t
0,
2
0,
3
0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,7 1,9 2,1 2,3 2,5 2,7 2,9 3,1 3,3 3,5 4,0 Phút
Giâ
y

10,0 0,17 6,0 360
11,0 0,18 5,5 330
12,0 0,20 60 90
15
0
21
0
27
0
5,0 330
13,3 0,22 54 81
13
5
18
9
24
3
29
7
35
1
40
5
45
9
51
3
56
7
62

1
67
5
72
9
78
3
83
7
89
1
94
5
108
0
4,5 270
15,0 0,25 48 72
12
0
16
8
21
6
26
4
31
2
36
0
40

8
45
6
50
4
55
2
60
0
64
8
69
6
74
4
79
2
84
0
960 4,0 240
17,1 0,29 42 63
10
5
14
7
18
9
23
1
27

3
31
5
35
7
39
9
44
1
48
3
52
5
56
7
60
9
65
1
69
3
73
5
840 3,5 210
20,0 0,33 36 54 90
12
6
16
2
19

8
23
4
27
0
30
6
34
2
37
8
41
4
45
0
48
6
52
2
55
8
54
4
63
0
720 3,0 180
24,0 0,40 30 45 75
10
5
13

5
16
5
19
5
22
5
25
5
28
5
31
5
34
5
37
5
40
5
43
5
46
5
49
5
52
5
600 2,5 150
30,0 0,50 24 36 60 84
10

8
13
2
15
6
18
0
20
4
22
8
25
2
27
6
30
0
32
4
34
8
37
2
39
6
42
0
480 2,0 120
21
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
35,0 0,58 20 31 51 71 92
11
2
13
3
15
3
17
3
19
4
21
4
23
5
25
5
27
5
29
6
31
6
33
7
35
7
408 1,7 102
40,0 0,67 81 99

17
7
13
5
15
3
17
1
18
9
20
7
22
5
24
3
26
1
27
9
29
7
31
5
380 1,5 90
45,0 0,75
13
3
14
8

16
4
17
9
19
5
21
1
22
6
24
2
25
7
27
3
312 1,3 78
50,0 0,83 1,2 72
22
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
2.4. Áp dụng phần mềm FPC để lựa chọn tổ máy
Với nội dung đề tài nghiên cứu: “La chn t my làm đất với my chủ đạo
làmy đào gầu ngửa”. Em xin trình bày cụ thể phương pháp lựa chọn tổ máy cụ thể
bằng cách áp dụng phần mềm FPC. Muốn chương trình FPC chạy được và thực
hiện công việc phân tích năng suất, chi phí một cách hiệu quả nhất thì chúng ta phải
nhập vào đầy đủ số liệu mà phần mềm yêu cầu để phục vụ cho quá trình tính toán.
Dưới đây em xin trình bày về những dữ liệu cơ bản và cách xác định dữ liệu đầu
vào cho chương trình.
Các dữ liệu đầu vào của chương trình bao gồm: Thông số dự án (Project), Dữ

liệu đầu vào của tổ máy (Fleet input), Dữ liệu quãng đường vận chuyển (Haul
roads).
2.4.1. Thông số dự án (Project)
+ Tên d n (Job name): Tùy vào từng dự án cụ thể mà chúng ta có thể đặt tên
sao cho phù hợp.
+ Mô tả công việc (Description):Tùy vào công việc mà có thể mô tả.
+ D n được chuẩn bị cho đơn vị nào (Prepared For): Là đơn vị nhận thi
công công trình đang tính toán.
+ Chuẩn bị bởi (Prepared by): Dự án được thực hiện bởi đơn vị hoặc cá nhân nào.
+ Ngày lập d n (Study date):Có thể ghi ngày bắt đầu sử dụng phần mềm.
+ Hệ đơn vị tính ton (Unit of Measure): Đơn vị tính toán của phần mềm FPC
có hai loại cơ bản là đơn vị tính theo hệ Mét (Metric) và đơn vị tính theo hệ Anh
(English). Hiện nay, hai loại đơn vị này đều được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi
trên thế giới để làm đơn vị chuẩn cho tính toán. Khi sử dụng FPC ở Việt Nam, em
nhận thấy đơn vị đo theo hệ Mét là thông dụng, hợp lý và thuận tiện nhất.
+ Đơn vị tính năng suất (Production measure by): Đơn vị năng suất có hai
loại cơ bản. Đó là năng suất tính theo khối lượng (kg) và năng suất tính theo thể tích
(m
3
). Trong quá trình tính toán em chọn đơn vị tính năng suất là mét khối (m
3
)–
Volume, vì đây là đơn vị tính đơn giản, thông dụng ở nước ta.
+ Định dạng số thập phân (Decimal format): Có hai loại đó là theo hệ Mỹ (U.S)
và theo hệ châu Âu (European) và ở đây em chọn định dạng số thập phân theo hệ Mỹ
(U.S) là hệ thập phân được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Khi tính toán phải viết số liệu
theo cùng định dạng thập phân nếu không quá trình tính toán sẽ bị sai lệch.
23
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

+ Ký hiệu tiền tệ (Currency Symbol): Trong phần mềm có tính đến chi phí
khấu hao và vận hành máy nên phải xác định đơn vị tiền tệ của dự án. Em lựa chọn
đơn vị tiền tệ của dự án là đô la Mỹ ($). Vì đây là loại tiền tệ được giao dịch khá
phổ biến trên thế giới cũng như nước ta, cộng với việc các thông số về chi phí cho
máy đều thể hiện theo đôla Mỹ do phần lớn máy móc được nhập khẩu từ nước
ngoài.
+ Số giờ làm việc theo kế hoạch (Sched Hrs per): Vì thời gian thực hiện dự án
tương đối dài cho nên em chọn số giờ làm việc trên năm (Sched Hrs per year). Như
ở trên đã phân tích, số giờ này khoảng 3600 giờ.
+ Mức độ chờ đợi(Bunching):Mức độ chờ đợi của máy là thời gian máy chủ
đạo chờ để đổ đất vào thiết bị vận chuyển đất tiếp sau khi đã đổ đầy khối lượng đất
vào thiết bị vận chuyển đát trước đó. Qua tìm hiểu và tham khảo thực tế em chọn
mức độ chờ đợi trung bình (AVG) là hợp lí hơn cả.
+ Hiệu suất của thợ vận hành (Operator efficiency by): Tính theo một trong
hai loại: khoảng cách đường vận chuyển (Haul distance) hoặc tính theo giá trị vận
hành (Values). Để thuận tiện cho tính toán và phù hợp cho sau này em chọn hiệu
suất thợ vận hành tính theo khoảng cách đường vận chuyển (Haul distance).
+ Gi nhiên liệu(Fuel $ per liter): Giá nhiên liệu phải được cập nhật nếu
không chi phí khi tính toán sẽ không chính xác. Các máy làm đất phần lớn sử dụng
động cơ Diesel với công suất lớn, trên thị trường (ngày 22/10/2013) giá hiện tại của
một lít dầu Diesel là 21.500 (đồng) tương đương với 1,05 USD
+ Hiệu quả ca my cho tính ton tấn.km/giờ(Shift efficiency for TMPH/TKPH
calculations) cũng như số giờ kế hoạch/ca/tổng thời gian ca (Sched hrs per
shift/shift length in hrs) em chọn 83%. Do trong quá trình thi công các công trình ở
Việt Nam thì hiệu quả thi công bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vấn đề thời
tiết phức tạp, khí hậu ẩm ướt, môi trường, địa hình làm việc xấu…
Bước tiếp theo của phần mềm này là xác định các dữ liệu đầu vào của tổ máy
(Fleet input) để phục vụ cho công việc tính toán lựa chọn tổ máy.
24
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Hình 2.2 – Thông số dự án
2.4.2.Dữ liệu đầu vào của tổ máy (Fleet input)
Việc nhập dữ liệu đầu vào cho tổ máy (Fleet input) là một phần rất cần thiết
và quan trọng, nó quyết định đến kết quả tính toán của phần mềm. Phần này chủ
yếu lựa chọn và tính toán cho máy chất tải (Loader), thiết bị vận chuyển (Hauler)
và máy phụ trợ (Support Equipment)
Hình 2.3 – Dữ liệu đầu vào của tổ máy 769D
25
SVTH: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp 51M-TBLD

×