Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giới thiệu doanh nghiệp may 10.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.07 KB, 22 trang )

Phần I
Giới thiệu doanh nghiệp May 10
1.1 Giới thiệu về DN
- Tên đầy đủ của DN: Công ty cổ phần May 10
- Tên viết tắt DN : GARCO 10 JSC
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
- Phone: (+84 04) 8216923 - 8276932 - Fax: (+84 04) 8251288 - 8276925 - 8750664
- E-mail: - Website: www.garco10.com
- Thời gian thành lập: Công ty May 10 (Garco 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản
xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Ra đời từ
những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay Công ty đã có
hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển.Từ những công xưởng hoặc bán công xưởng nhỏ bé với
máy móc, công cụ thô sơ lúc đầu, ngày nay May 10 đã trở thành doanh nghiệp mạnh, được
trang bị máy móc hiện đại, có cơ ngươi khang trang, sản xuất và đời sống không ngừng phát
triển; là một trong số ít công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn của nước. Từ nhiệm
vụ phục vụ quân đội là chính, ngày nay Công ty May 10 đã ngày càng mở rộng các mặt hàng
phong phú, đa dạng, không những phục vụ thị trường may mặc trong nước, mà còn là một
doanh nghiệp có uy tín trên thị trường may mặc thế giới. Trong đó, sơ mi là mặt hàng được
khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và trở thành mặt hàng truyền
thống của Công ty.
Từ năm 1992 đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, Công ty
đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý
kinh tế-kỹ thuật... nên mỗi năm đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Với quy hoạch phát
triển trong 10 năm tới, Công ty đang từng bước vững chắc vươn lên trở thành một trung tâm
sản xuất và kinh doanh hàng dệt may lớn của Việt nam

- Thành tích: Công ty đã được nhà nước tặng những phần thưởng cao quý như:
-Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (năm 2005)
-Anh hùng lao động
Và nhiều huân chương các loại khác


Công ty cũng đã đạt được nhiều giải thưởng:
-Giải thưởng chất lượng Việt Nam
-Giải thưởng chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương (do APQO trao tặng)
Các chứng chỉ quốc tế: ISO 9002, ISO 14001, IQNET
- Ngành nghề kinh doanh của DN:
Sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc
1.2 Lĩnh vực hoạt động:
1
+Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành
may
+Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+Đào tạo nghề
+Xuất nhập khẩu trực tiếp

1.3 Tầm nhìn . sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.1 Tầm nhìn:
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Xây
dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam.
- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch
vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang.
- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, trú trọng vào việc phát triển yếu
tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000
- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân
phối trong nước và quốc tế.
- Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
- Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người

lao động
1.3.2 sứ mạng kinh doanh
1. Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
2. Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi
thế của Công ty.
3. Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
4. Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng.
5. Xây dựng Công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp.
2
Phần II
Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của DN
2.1 . Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh
- Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây ( 2006- 2010) :7 tháng đầu năm 2006 trong
những sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra có các sản phẩm dệt
may như quần áo dệt kim đạt 23,3% ( 56,42 triệu cái) và quần áo may sẵn đạt 20,64% (428,9
triệu cái).
Tuy nhiên, sản phẩm vải lụa thành phẩm chỉ tăng 11,48 % (đạt 307,8 triệu m). Theo các
chuyên gia nhìn chung, tốc độ tăng trưởng ngành dệt may đạt tương đối khá. Đặc biệt, là sản
phẩm quần áo may sẵn và hàng dệt kim do khai thác mạnh được thị trường Nhật Bản, EU và
triển khai tương đối tốt tại thị trường Hoa Kỳ. Trong các tháng tới, mặt hàng quần áo may sẵn
và hàng dệt kim dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng tăng thêm khoảng 2-3%. Riêng đối với ngành
dệt (vải lụa thành phẩm) trong các tháng đầu năm do các doanh nghiệp ngành may chú trọng
nhiều tới may gia công theo quota xuất khẩu, nên khả năng tiêu thụ vải thành phẩm chưa cao.

Bảng số liệu tình hình sản xuất và XNK dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 4.764,5
Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 4,9
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, % 13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9

Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ 325,0 368,9 402,8 390,7 387,2
Thương mại quốc tế
Kim ngạch XK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 1.453,5
Tăng trưởng kim ngạch XK hàng dệt hàng năm 45,9 27,8 25,0 -22,0 10,3
Kim ngạch XK hàng dệt trong tổng kim ngạch
XK
2,7 2,8 2,7 2,3 2,3
Kim ngạch NK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 5.056,9
Tăng trưởng kim ngạch NK hàng năm 16,1 23,9 18,9 -20,0 7,6
Kim ngạch NK hàng dệt trong tổng kim ngạch
XK
10,0 10,2 7,3 6,8 6,8

3
2.1.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành:
Dệt may XNK Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Tháng 7 năm 2010, hầu hết các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đều có mức
tăng trưởng khá. Ngành dệt may đã có thêm 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, đưa kim ngạch
xuất khẩu trong 7 tháng ước đạt 5,8 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
Trong đó, thị trường Hàn Quốc có mức tăng cao nhất, tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo hiệp
định giữa ASEAN với Hàn Quốc. Hiện thị trường Hàn Quốc đang rất thích tiêu thụ hàng dệt
may Việt Nam.
Ngoài ra, thị trường Mỹ tăng 23%, Nhật tăng 15%, châu Âu tăng 1,5% và các nước ASEAN
tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.
Theo phân tích của ngành hải quan, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may thường bắt đầu tăng
trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3.
Tiếp tục đà tăng trưởng của những tháng đầu năm, những tháng cuối năm, lượng đơn hàng
tăng khá mạnh. Theo Bộ Công, nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết quý 3 và
cả năm 2010. Nhiều đơn hàng có giá xuất khẩu tăng khoảng 10 -15% so với cùng kỳ năm
2009.

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong tháng 7, ông Ân dự báo, việc thực hiện mục tiêu
tổng kim ngạch cả năm là 10,5 tỷ USD không phải là việc khó khăn.
Hiện sản phẩm dệt may Việt Nam chiếm khoảng 2,69% thị phần toàn thế giới. Tại thị trường
Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4%
và 4%.
Một điểm mới là đến nay Việt Nam không chỉ xuất khẩu mặt hàng dệt may gia công mà những
mặt hàng phụ liệu dệt may có lợi thế cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Đó là
mặt hàng sợi đã tiếp cận được thị trường mới Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil...

2.1.3 Đánh giá tác động của nhân tố vĩ mô ( Mô hình Pestel )
2.1.3.1 Nhân tố kinh tế:
-Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, có ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
-Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 tăng cao khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm
nhiều khoản chi phí. Lạm phát cao tạo ra nhiều rủi ro lớn cho sự đầu tư của doanh nghiệp. Mặc
4
dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng lạm phát vẫn ở mức 2 con số,
lãi suất cao. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây khó
khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng do tỷ lệ lạm phát cao, người tiêu dùng thận trọng hơn
với quyết định tiêu dùng, cắt giảm chi tiêu khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bị ngưng trệ.
2.1.3.2. Nhân tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam gia nhập WTO phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Quốc tế về chất lượng,
uy tín, độ an toàn sản phẩm gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, hàng rào bảo
hộ thương mại của Việt Nam kém hiệu quả, hầu như chưa được thiết lập. Tuy nhiên, cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2009 là việc Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng từ
10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng với thiết bị
nhập khẩu đầu tư và uỷ thác gia công xuất khẩu. Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, cho
phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương còn lại chuyến sang năm sau
của doanh nghiệp. Chính phủ còn hỗ trợ 40 triệu đồng /1USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc

làm cho người lao động đối với doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động.
Mặt khác, từ khi gia nhập WTO, hạn ngạch xuất khẩu được giảm bớt, hàng rào thuế
quan được loại bỏ. Do vậy, công ty có cơ hội mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng
ra toàn cầu. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn
ngạch do doanh nghiệp phải nộp và còn được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động doanh
nghiệp.
2.1.3.3 Nhân tố công nghệ:
Sự ra đời công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản
phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu, làm cho công nghệ hiện
hữu bị lỗi thời, tạo áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả
năng cạnh tranh. Sự ra đời của khoa học công nghệ có xu hướng ngắn lại. Điều này càng tạo ra
áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao trang thiết bị kỹ thuật so với trước.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp để sản xuất sản
phẩm giá rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh cao hơn, tạo ra những thị trường mới cho những sản phẩm và dịch vụ của công ty.
May 10 đã sử dụng hệ thống điều hoà phục vụ sản xuất, tỷ trọng chi phí điện trong chi
phí sản xuất không nhỏ, đặc biệt trong điều kiện giá điện hiện nay tăng. Vì vậy công ty cần nỗ
lực cắt giảm chi phí, tăng năng suất.
5
2.1.3.4. Nhân tố văn hoá - xã hội:
Tốc độ đô thị hoá của nước ta ngày càng cao, do vậy nhu cầu về ăn mặc của người dân
cũng ngày một tăng. Đồng thời, trang phục áo dài là trang phục truyền thống phù hợp với văn
hoá, bản sắc của người Việt Nam. Công ty nắm bắt được những thị hiếu và văn hoá của khách
hàng từ đó đưa ra được các trang phục phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mọi đối tượng
khách hàng từ đó đảm bảo được việc tối đa hoá hiệu quả mục tiêu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.1.4 Phân tích ngành
2.1.4.1 Đánh giá cường độ cạnh tranh
- Tồn tại rào cản gia nhập ngành: ngành Dệt may VN sẽ phải đối mặt với rào cản kỹ
thuật của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của VN: Đó là đạo

luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thách
thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng.
Ngành dệt may Việt Nam không dễ dàng vượt qua rào cản kỹ thuật Không chỉ riêng có
Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt may VN, mà hầu hết các nước có hàng
VN nhập khẩu đều đưa ra những rào cản kỹ thuật, khiến dệt may VN phải đối đầu với nhiều
thách thức. Ví dụ như với thị trường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ
thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Cạnh tranh trong ngành dệt may XNK rất
khốc liệt. Việt Nam chỉ là một thị trường ngách, khách hàng đưa hàng vào đây để tránh rủi ro
khi phải phụ thuộc vào một khách hàng lớn là Trung Quốc. So với mặt hàng vải denim hoặc
khăn bông của một số công ty dệt thì giá thành hàng Trung Quốc rẻ hơn 5,7%. Trong đó,
Trung Quốc đã có một số chính sách trợ giá chiếm khoảng 13% giá thành của họ, như vậy
Phong Phú phải hết sức khó khăn mới có thể khắc phục được khoảng cách này

Về tổng thể, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Vinatex cần rà soát các nhóm sản phẩm có khả
năng cạnh tranh, trong đó xác định cùng những yếu tố như nhau thì vì sao hàng Việt Nam chưa
hấp dẫn so với hàng Trung Quốc. Thậm chí, nếu cần có thể điều chỉnh thuế VAT bằng 0% để
hỗ trợ giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc và
các nước trong khu vực.
2.1.5 Đánh giá chung về ngành.
Ngành dệt may XNK Việt Nam có cường độ cạnh tranh mạnh.
Lợi thế của hàng dệt may Việt Nam so với một số nước khác không bị áp đặt thuế chống bán
phá giá. Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao và các
6
loại sản phẩm mới, dẫn đến lợi nhuận và giảm thiểu những tác động xấu của hệ thống giám sát
hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may khoảng 40%, ngành dệt may của Việt
Nam có nhiều triển vọng tốt trong hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
Tuy nhiên, dệt may Việt Nam vẫn gặp một số thách thức về:
+Nhân lực, cơ sở hạ tầng, cảng biển,…

+Chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ.
Mô thức EFAST
Các nhân tố chiến lược
Độ
quan
trọng
Xếp
loại
Tổng
điểm
quan
trọng
Giải thích
Cơ hội
1. Việt Nam gia nhậpWTO 0.15 4 0.6 Cơ hội hợp tác kinh doanh.
2. Công nghệ 0.1 4 0.4 Tiếp thu công nghệ tiên tiến của
các nước trên thế giới.
3.Tốc độ đô thị hoá 0.05 2 0.1 Nhanh, tạo điều kiện để phát triển
sản xuất.
4.Hạn ngạch xuất khẩu giảm, hàng rào
thuế quan được loại bỏ.
0.05 3 0.15 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu.
5.Các chính sách phát triển ngành may
mặc của chính phủ
0.05 3 0.15 Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh
doanh.
6. Mở rộng hợp tác quốc tế 0.1 3 0.3 Mở rộng ra thị trường Mỹ, EU,
Nhật Bản,…
Thách thức

1.Khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm
phát
0.2 4 0.8 Tỷ lệ lạm phát cao, gây khó khăn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Luật pháp Quốc tế 0.05 3 0.15 Quy định về chất lượng sản phẩm,
giá cả.
3.Trung Quốc 0.1 4 0.4 Hàng hoá của Trung Quốc tràn
ngập trên thị trường.
4.Sản phẩm bị làm giả 0.05 2 0.1 Làm nhái mẫu mã
5. Đối thủ cạnh tranh mạnh 0.1 3 0.3 Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước.
Tổng 1.0 3.45
7
2.1.6 Nhân tố thành công chủ yếu trong ngành.
-Chủ động về nguyên liệu: Việt nam là nước nông nghiệp với nhiều chủng loại cây xơ -
nguyên liệu chính phục vụ cho ngành dệt may – như: bông, đay, lanh, gai và tơ tằm vô cùng
dồi dào và phong phú. Đây thực sự là nguồn nguyên liệu quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của ngành công nghiệp may. Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của người
tiêu dùng đang ngày càng nghiêng về những loại sản phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc
từ thiên nhiên.
-So với các nước trong ASEAN - đối thủ chính của các doanh nghiệp may Việt Nam – ngành
dệt may nước ta có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh công
nghệ tiên tiến. Theo đánh giá của chuyên gia ngành dệt may thế giới, hiện nay, giá công lao
động trong ngành dệt may Vịêt Nam chỉ khoảng 0.24 USD/giờ, trong khi của Inđônêxia là 0.32
USD/giờ, Malayxia là 1.13 USD/giờ, Thái Lan là 1.18 USD/giờ và Xingapo là 3.16
USD/giờ…
-Trong suốt gần 100 năm phát triển, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã từng bước tạo
dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và là sản phẩm ưa chuộng của
người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, EU, Canada,…
-Thiết kế sản phẩm với mẫu mã, chủng loại đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu của

khách hàng.
2.2 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
2.2.1. Sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm của May 10 đã nhiều năm đoạt giải “Chất lượng hàng Việt Nam”, thương
hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”…
Sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao với
các mặt hàng chủ lực như:
-Somi (nam, nữ)
-Bộ trang phục tuổi teen
-Thu đông
-Veston Nam, Veston Nữ
8

×