Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Pháp luật đại cương : Tòa án nhân dân Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 8 trang )

Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
MỤC LỤC :
MỤC LỤC : 1
MỞ ĐẦU : 1
8 1
THỰC HIỆN: 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 8
MỞ ĐẦU :
Tòa án nhân dân là một tòa án thường có tại những quốc gia theo chủ nghĩa cộng
sản hoặc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chỉ còn vài quốc gia dùng định nghĩa này như Việt
Nam,Trung Quốc, Lào, Cuba.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền tư pháp.
Thông thường, Tòa án Nhân dân có hai loại:
• Tòa án Nhân dân Tối cao , trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất
trong hệ thống luật pháp của vài nước theo chủ nghĩa cộng sản.
• Tòa án Nhân dân địa phương, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện,
Vì vậy, Tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có địa vị pháp lý,
thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động theo những nguyên tắc sau:
NỘI DUNG :
1
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
1. Địa vị pháp lý :
Theo Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 11 thông
qua ngày 01/04/2002 quy định:
Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và
các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh
tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài


sản của Nhà nước; của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của
công dân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với
Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tông trọng những quy tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Theo điều 104_ Chương VIII : tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân_ Hiến
pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy
định :
Điều 104 :
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do
luật định.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Thẩm quyền :
Theo “LUẬT CỦA QUỐC HỘI về tổ chức tòa án nhân dân” (Căn cứ vào Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp
thứ 10;)
Thẩm quyền của TAND được thể hiện ở các điều sau :
• Điều 19( Chương II : Tòa án nhân dân tối cao )
Tòa án nhân dân tối cao có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn các Tòa án áp dụngthống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của
các Tòa án;
2. Giám đốc việc xét xử của cácTòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc
biệt và các Tòa án khác,trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó;
2
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam

3. Trình Quốc hội dự án luật vàtrình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự ánpháp lệnh theo
quy định của pháp luật.
• Điều 20( Chương II : Tòa án nhân dân tối cao )
Tòa án nhân dân tối cao có thẩmquyền xét xử:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩmnhững vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theoquy định của pháp luật tố tụng;
2. Phúc thẩm những vụ án mà bảnán, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
Tòa án cấp dưới trực tiếpbị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Theo điều 102_Chương III : Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân_Hiến pháp
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy
định:
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ cấu tổ chức :
Hệ thống tòa án Việt Nam là tổng thể các tòa án nhân dân từ Trung Ương đến địa
phương cùng mối quan hệ lãnh đạo, phối hợp giữa chúng. Hệ thống tòa án Việt Nam
phản ánh mối quan hệ về tổ chức của các toàn án hiện hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo điều 127 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Điều 2 của Luật tổ chức Toà án nhân dân được
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 01/04/2002 và Điều 2 của Pháp lệnh
tổ chức Tòa quân sự năm 2002 thì ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các
tòa án sau:
o Toà án nhân dân tối cao;
o Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương;

o Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
o Các Toà án quân sự (bao gồm Toà án quân sự trung ương; các Toà án quân sự
quân khu và tương đương; các Toà án quân sự khu vực);
o Các Toà án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt Quốc hội có thể quyết định thành lập tòa án đặc biệt.
 Sơ đồ tổ chức tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án quân sự Trung Ương
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
3.1) Tòa án nhân dân tối cao:
Theo khoản 2 điều 18 luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 quy định: cơ cấu tổ
chức tòa án nhân dân tối cao gồm
• Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao: chánh án, các phó chánh án, 1
số thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
• Tòa án quân sự Trung Ương, tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao
động, tòa hánh chính và các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; trong
trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các
tòa án chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao
• Bộ máy giúp việc
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa hình sự Tòa án quân sự Trung Ương là
cơ quan xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa Án quân sự cấp quân
khu bị kháng nghị.
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự Trung
Ương là cơ quan xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo,
kháng nghị.

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân tối cao:

4
Các tòa án tỉnh trực thuộc Trung
Ương
Các tòa án quân sự quân khu tương đương
Các tòa án nhân dân quận , huyện, thị xã
thuộc tỉnh
Các tòa án quân sự khu vực
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tòa hình sự
Tòa kinh tế
Tòa dân sự
Tòa lao động
Tòa hành chính
Các tòa phúc thẩm tại:
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Thành phố Hồ
Chí Minh
Tòa án quân sự Trung Ương
Bộ máy giúp việc:
- Văn phòng
- Ban thư ký
- Ban thanh tra
- Vụ tổ chức cán bộ
- Vụ hợp tác quốc tế
- Viện khoa học xét xử
- Vụ kế hoạch tài chính
- Vụ thống kê tổng hợp

- Tạp chí tòa án
- Trường cán bộ tòa án
- Cơ quan thường trực phía
Nam
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
3.2) Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Theo khoản 1, 2 điều 27 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định:Cơ cấu tổ
chức của tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
• Ủy ban thẩm phán.
• Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính; trong
trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các
Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
• Bộ máy giúp việc.
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan xét xử theo thủ tục giám
đốc thẩm,tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa
án cấp dưới bị kháng nghị.
Tòa án hình sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền của mình và xét xử theo thủ tục phúc thẩm những bản n hoặc
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị,
kháng cáo.
3.3) Tòa án nhân dân cấp huyện :
Tòa án nhân dân cấp huyện không phân chia thành các Tòa án chuyên trách,
Khoản 1 điều 32 luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “ Tòa án nhân dân
5
Ủy ban thẩm phán
Tòa lao động
Tòa hình sự
Tòa kinh tế
Bộ máy giúp

việc
Tòa hành chính
Tòa dân sự
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó chánh án,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và bộ máy giúp việc”.
 Sơ đồ tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện:


Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập, giải thể Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực
theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất ý kiến với Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo điều 17 _ chương I : Những quy định chung về tổ chức tòa án nhân dân.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10:
Điều 17 :
1. Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa phương về tổ chức có sự
phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương.
2. Tòa án nhân dân tối cao quảnlý các Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt
chẽ với Bộ quốc phòng.
3. Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân địa phương,
giữa Tòa án nhân dân tối caovà Bộ quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án nhân dân
địa phương, các Tòa ánquân sự về tổ chức do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
4. Hình thức hoạt động:
TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, xử lý các vi phạm pháp luật,
giải quyết các tranh chấp pháp lý. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đó, TAND
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc mang tính đặc thù. Và một điều đặc

biệt, khác với QH, Chính phủ và chính quyền địa phương, các nguyên tắc cơ bản trong
tổ chức, hoạt động của TAND được hiến định cụ thể tại Điều 103 Hiến pháp.
6
Chánh án
Các Phó Chánh án
• Thẩm phán
• Thư ký
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
Điều 103 (Chương VIII Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân – Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy
định:
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường
hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật
nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí
mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương
sự được bảo đảm.
KẾT LUẬN :
Ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng TAND
là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp,
Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là định hướng nhằm hoàn
thiện bộ máy nhà nước ta theo kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nội dung

nêu trên về TAND còn mang ý nghĩa thực tiễn, đây là cơ sở pháp lý để giao cho TAND
có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân
thân của công dân, mà những loại việc đó hiện nay do các cơ quan hành chính đang thực
hiện, ví dụ như việc ra các quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc quyết
định đưa người vào các trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện…
THỰC HIỆN:
7
Tòa án nhân dân nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
1. Võ Thị Mỹ Hương
2. Lạt
3. Nguyễn Thị Ánh Ly
4. Nguyễn Thị Ngọc Linh
5. Mai Thị Phương Mai
6. Nguyễn Thị Thúy Mỹ
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Hiến pháp năm 2003
2. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002
3. Website :
4. Website :
5. Bách khoa toàn thư mở : />6. Facebook ‘Tòa án nhân dân tối cao’ : />ref=ts&fref=ts
7. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật : www.moj.gov.vn

8

×