Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.01 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
 
Ngày 31/12/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, hình thành nên ngành kế hoạch đầu tư Việt
Nam. Kể từ đó, trải qua 68 năm công tác kế hoạch hoá ở nước ta đã gắn bó
chặt chẽ với lịch sử, với từng thời khắc vận mệnh của quốc gia. Đứng trong
đội ngũ kế hoạch đất nước có ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định. Có
thể khẳng định, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ tích cực để Đảng
và nhà nước ta quản lý, điều hành sự phát triển của tỉnh Nam Định.
Các giai đoạn đã qua, từ lúc khôi phục lại nền kinh tế xã hội sau chiến
tranh, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đến khi bước vào giai
đoạn đổi mới năm 1986, ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định nói chung
và sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định nói riêng đã luôn là cơ quan tham mưu
của tỉnh trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cũng như trong việc đưa
ra các giải pháp, thực hiện chương trình dự án,…
Trong quá trình thực tập tổng hợp (từ 05/01/2009 đến 21/02/2009) tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, được tiếp xúc thực tế, được sự hướng
dẫn của Lãnh đạo và các cán bộ chuyên viên tại sở, em đã tìm hiểu và học tập
được nhiều kiến thức tích cực trong cơ cấu tổ chức, các nghiệp vụ của cơ
quan, tạo tiền đề để bước vào giai đoạn tiếp theo của quá trình thực tập và
nghiên cứu. Dưới đây là bản báo cáo tổng hợp sau quá trình thu thập và tìm
hiểu tài liệu tại Sở Kế hoạch Đầu tư Nam Định. Báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Nhiệm vụ quyền hạn của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam
Định.
- Chương 2: Cơ cấu tổ chức.
- Chương 3: Xu hướng phát triển trong thời gian tới.
Hà Thị Thu Thủy - 1 - Kinh tế phát triển 47B
Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình học tập và tìm hiểu, bài
báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
nhiều ý kiến của thầy đóng góp để có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình giúp đỡ


em hoàn thành bản báo cáo này!
Hà Nội, tháng 2/2009
Sinh viên
Hà Thị Thu Thuỷ
Hà Thị Thu Thủy - 2 - Kinh tế phát triển 47B
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) là cơ quan hành chính tại địa phương,
thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước ở địa phương, trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của bộ
máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Lãnh đạo UBND
có Chủ tịch UBND tỉnh và 3 phó Chủ tịch tỉnh. Bộ máy trực tiếp thực hiện
công việc của UBND tỉnh là Văn phòng UBND tỉnh.
* Cơ cấu, tổ chức của văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
- Lãnh đạo: bao gồm Chánh văn phòng và 3 phó Chánh văn phòng
- Các phòng ban:
+ Phòng tổng hợp
+ Phòng nông - lâm - ngư nghiệp và tài nguyên môi trường
+ Phòng tài mậu
+ Phòng văn xã
+ Phòng nội chính
+ Phòng ngoại vụ
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng văn thư lưu trữ
+ Phòng tiếp dân
Như vậy trong cơ cấu tổ chức, văn phòng UBND tỉnh đã thực hiện đảm
bảo việc phân công, phân cấp lãnh đạo và điều hành quản lý Nhà nước trên
các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
UBND tỉnh bao gồm văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan Sở, Ban
ngành của tỉnh, trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định là cơ quan
Hà Thị Thu Thủy - 3 - Kinh tế phát triển 47B

chuyên môn, tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản
lý của mình.
Giới thiệu chung về
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định
* Lịch sử hình thành và phát triển
Với sắc lệnh 78/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành kế hoạch của Việt
Nam đã chính thức ra đời. Nhưng phải đến năm 1955, trong cuộc họp của hội
đồng Chính phủ ngày 8/10, Uỷ ban kế hoạch quốc gia mới được quyết định
thành lập, và hình thành nên hệ thống các cơ quan kế hoạch từ trung ương
đến địa phương, trong đó có ngành kế hoạch Nam Định. Từ khi ra đời ngành
kế hoạch Nam Định đã có nhiều bước tiến đáng kể trong sự phát triển của
mình, ngày càng trưởng thành và vững mạnh hơn. Từ 1955 đến 1995 tên cơ
quan là Uỷ ban kế hoạch tỉnh, từ 1996 đến nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh (Theo Nghị quyết của Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày
21 tháng 10 năm 1995: Thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư ). Trải qua các
thời kỳ tách nhập của tỉnh Nam Định (Nam Định, Nam Hà, Hà Nam Ninh,
Nam Hà, Nam Định), cùng sát cánh với các giai đoạn của đất nước từ chiến
tranh, khôi phục kinh tế đến thời kỳ đổi mới kinh tế, ngành kế hoạch tỉnh
Nam Định đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với sự đóng góp to lớn và thành tích đạt được, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Nam Định đã được Đảng và nhà nước trao tặng các phần thưởng cao
quý:
- Huân chương lao động hạng ba (1976)
Hà Thị Thu Thủy - 4 - Kinh tế phát triển 47B
- Huân chương lao động hạng nhì (1985)
- Huân chương lao động hạng nhất (1995 và 2001)
- 27 cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư,
UBND tỉnh.
* Chức năng

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân tỉnh, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Các lĩnh vực mà sở kế hoạch đầu tư tham gia tham mưu:
+ Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức thực hiện và kiến nghị đề xuất cơ chế chính sách quản lý
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Quản lý việc đầu tư trong và ngoài tỉnh, các nguồn vốn, đặc biệt là
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
+ Quản lý việc đấu thầu, đăng ký kinh doanh, dịch vụ công trong tỉnh.
+ Một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định
của pháp luật.
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hà Thị Thu Thủy - 5 - Kinh tế phát triển 47B
Chương 1: Nhiệm vụ, quyền hạn của
sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định

1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Nhiệm vụ chung:
+ Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các
lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của sở theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về
các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện, thành phố, của các sở
ban ngành theo quy định của pháp luật.
+ Giúp UBND tỉnh tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương.

- Về quy hoạch và kế hoạch:
+ Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch
dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, kế hoạch vốn đầu tư, các cân
đối kinh tế - xã hội của tỉnh, như cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn
đầu tư phát triển, cân đối tài chính…
+ Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết đề ra, chịu trách nhiệm theo dõi và giám
sát việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh.
+ Hướng dẫn các sở ban ngành cấp dưới xây dựng và thực hiện kế
hoạch theo kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Thẩm định và giám sát các kế hoạch
này nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đã được phê duyệt.
+ Phối hợp với sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân
sách để trình cấp trên ra quyết định.
Hà Thị Thu Thủy - 6 - Kinh tế phát triển 47B
- Về đầu tư trong và ngoài tỉnh:
+ Trình và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về danh mục các dự án
đầu tư, các dự án thu hút vốn đầu tư.
+ Trình và chịu trách nhiệm về tổng mức đầu tư, bố trí cơ cấu vốn đầu
tư, các phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu
quốc gia trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với sở tài chính và các sở liên quan tiến hành theo dõi,
giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án trong tỉnh.
+ Thẩm định các dự án đầu tư, thuộc thẩm quyền quyết định của chủ
tịch UBND tỉnh; cấp đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn theo
phân cấp của UBND tỉnh.
+ Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước,
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh, tổ chức hoạt động xúc tiến
đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư
theo thẩm quyền được quy định.

+ Là cơ quan đầu mối quản lý, vận động, thu hút các nguồn vốn ODA,
và nguồn vốn phi chính phủ khác. Hướng dẫn các sở ban ngành xây dựng
danh mục và nội dung các chương trình dự án sử dụng vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi chính phủ.
- Về quản lý đấu thầu:
+ Chủ trì, thẩm định, trình và chịu trách nhiệm về các văn bản trình kế
hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc phạm vi tỉnh quản lý.
+ Hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về đấu
thầu và tình hình thực hiện đấu thầu.
- Về quản lý các khu công nghiệp:
Hà Thị Thu Thủy - 7 - Kinh tế phát triển 47B
+ Chủ trì, phối hợp với ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng và
trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan trình các cơ chế
chính sách phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh phù hợp
với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Về quản lý và phát triển doanh nghiệp:
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan đề xuất quy
hoạch phát triển, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà
nước, cơ chế khuyến khích và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, theo dõi và
đánh giá sự phát triển của các mô hình kinh tế trong tỉnh.
+ Tổ chức việc đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn
thuộc thẩm quyền của sở. Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho
phòng tài chính - kế hoạch của huyện và thành phố, phối hợp với các ngành
kiểm tra, theo dõi, và quản lý việc đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh.
- Về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra: thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm
quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước; giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy
định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
Thông qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Nam Định, ta thấy đây là cơ quan tham mưu, có vai trò quan
trọng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, đảm bảo công tác kế
hoạch cũng là đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội.
Hà Thị Thu Thủy - 8 - Kinh tế phát triển 47B
1.2. Đánh giá
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn và tổng hợp thuộc
UBND, có vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước:
+ Là cơ quan chủ trì và trình UBND quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm.
+ Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư.
+ Là cơ quan trình và chịu trách nhiệm về kế hoạch vốn đầu tư, kế
hoạch phát triển các ngành, thành phần kinh tế, khu kinh tế,...
+ Dựa vào kế hoạch phát triển do sở kế hoạch chủ trì và trình, UBND
tỉnh thực hiện các hoạt động của mình, tiến hành công tác điều tiết các lĩnh
vực.
- Sở kế hoạch có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực:
+ Lĩnh vực đầu tư: trình danh mục dự án đầu tư, tổng mức vốn đầu tư,
phân bổ nguồn vốn, là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý về nguồn
vốn ODA,…
+ Lĩnh vực đầu thầu: là cơ quan chủ quản tổ chức, thẩm định, giám sát
việc đấu thầu.
+ Các lĩnh vực khác: chủ trì, phối hợp với các ban ngành chuyên môn,
thực hiện công tác quản lý phát triển theo quy hoạch đã đề ra.
- Nhận xét về những thay đổi trong chức năng, nhiệm vụ của ngành
kế hoạch:
Từ sau Nghị định ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, chức

năng nhiệm vụ của ngành kế hoạch nói chung và sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Nam Định nói riêng đã có nhiều thay đổi so với trước đây:
Hà Thị Thu Thủy - 9 - Kinh tế phát triển 47B
+ Ngành kế hoạch trước đây được xem là cơ quan chủ quản quản lý
mọi lĩnh vực thì theo Nghị định mới, ngành kế hoạch là cơ quan tham mưu
của nhà nước, phối hợp với các ban ngành chuyên môn, quản lý nguồn vốn
đầu tư, quản lý dịch vụ công trong các ngành,…
+ Nếu như trước đây ngành kế hoạch tham gia vào cả lĩnh vực quản lý
vi mô và vĩ mô thì bây giờ, ngành kế hoạch đã thực hiên đúng chức năng
tham mưu của mình, quản lý nền kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô.
+ Ngành kế hoạch và ngành tài chính là hai ngành độc lập nhưng có
quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực vốn,
ngành kế hoạch quản lý vốn đầu tư, còn nguồn vốn thường xuyên lại được
ngành tài chính đảm nhiệm. Hoạt động phân bổ nguồn vốn đầu tư cũng là sự
kết hợp chặt chẽ giữa hai ngành này. Trong lĩnh vực đầu tư, ngành kế hoạch
trình các danh mục đầu tư và theo dõi thực hiện còn ngành tài chính chịu
trách nhiệm về huy động nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành kế hoạch đã được thay đổi
ngày càng đúng đắn và phù hợp với tình hình của từng thời kỳ, với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với chức năng và nhiệm vụ được quy
định rõ ràng như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định sẽ hoàn thành
tốt vai trò của mình.

Hà Thị Thu Thủy - 10 - Kinh tế phát triển 47B

×