Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tài chính tập đoàn Vingroup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.56 KB, 6 trang )

1. Giới thiệu chung.
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là
Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt
Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm. Sau những thành công
trên nước bạn, từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước
vọng được góp phần xây dựng đất nước.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công
ty CP. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập,
Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
• Vinmec (Y tế)
• Vinschool (Giáo dục)
• VinEcom (Thương mại điện tử)
• Vincom Office (Văn phòng cho thuê)
• Kids World (Kinh doanh bán lẻ)
• Vinmart (Hệ thống phân phối bán lẻ)
• Vinfashion (Thời trang)
• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)
Nỗ lực và miệt mài từ những bước đi đầu tiên, Vingroup đã làm nên những điều
kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu
Việt Nam được xây dựng bởi chính những người con Việt và thành công bởi chính
trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng Việt Nam.
Ở bất cứ lĩnh vực nào, khi tham gia, Vingroup đều chứng tỏ vai trò người tiên
phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng với việc đem đến cho thị trường
những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Tính đến tháng 9/2012, với việc
sở hữu và giữ quyền chi phối tại gần 30 dự án BĐS và du lịch cao cấp; có mức vốn
hoá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (gần 2,5 tỷ USD), Vingroup đang


được đánh giá là một trong những tập đoàn có sự phát triển năng động và bền vững
nhất Việt Nam với nhiều tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế
giới.
2. Chiến lược kinh doanh:
- Tập trung vào các khu phức hợp đẳng cấp, quy mô lớn tại các thành phố lớn
và tiếp tục mở rộng tại các thành phố chiến lược.
- Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng
mục tiêu.
- Đa dạng và tăng thu nhập từ bất động sản đồng thời quản lí vốn một cách
hiệu quả.
- Tăng cường phát triển đội ngũ dịch vụ, bán hàng, cho thuê, quản lí dự án và
quản lí bất động sản nội bộ.
- Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ để đón đầu xu hướng tiêu dùng, tạo
dựng vị thế trong lĩnh vực lẻ tại Việt Nam.
Chiến lược kinh doanh trên đã giúp Vingroup trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân
Việt Nam uy tín, khẳng định được vị thế trong các lĩnh vực bất động sản, khách sạn
du lịch, khu vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, hệ thống giáo dục và bán lẻ. Điều này thể
hiện ở việc vào năm 2013, công ty đạt kỷ lục doanh thu, lợi nhuận
cao nhất từ trước đến nay, trong đó, tăng trưởng lợi nhuận lên tới 287% so với năm
2012.
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc, mặc dù bối cảnh nền kinh tế
thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng Vingroup vẫn đạt được chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận tăng cao.
Theo đó, năm 2013 doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 18.378 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế đạt 7.149 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng là 132,5% và 287% so với
năm 2012.
Tháng 10/2013, Vingroup hoàn thành vay và giải ngân 150 triệu USD từ khoản vay
hợp vốn quốc tế. Bên cạnh đó, huy động thành công 200 triệu USD từ Quỹ đầu tư
hàng đầu thế giới Warburg Pincus; 200 triệu USD trái phiếu quốc tế.
* Kế hoạch kinh doanh năm 2014 của VIC:

- Năm 2014, Tập đoàn Vingroup tập trung khai thác các TTTM, các khách sạn và các
khu vui chơi giải trí, tiếp tục bán bất động sản và phát triển hàng loạt các dịch vụ
tiện ích mang thương hiệu Vinhomes cho cư dân; đẩy mạnh hoạt động của
Vinmec, triển khai hệ thống Vinschool và các chuỗi bán lẻ. Bên cạnh đó, Tập đoàn
Vingroup sẽ đầu tư vào các dự án mới và dự kiến sẽ khai trương TTTM Vincom
Center Hạ Long và Khách sạn 5 sao Vinperl Phú Quốc vào Quý IV/2014. Với đà
phát triển mạnh mẽ cùng với tình hình thị trường trong nước và quốc tế dần ổn định
do đó VIC đề ra kế hoạch năm 2014 doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh 25,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,500 tỷ đồng.
- 9 tháng đầu năm 2014, doanh thu đạt 21533 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ
năm 2013 và lợi nhuận sau thuế đạt 2824 tỷ đồng, giảm 53% so vớicùng kỳ, là do
ảnh hưởng mảng doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh từ 6037 tỷ đồng 9 tháng
đầu năm 2013, còn 1140 tỷ đồng 9 tháng 2014. Xét thấy với kế hoạch này VIC hoàn
toàn có thể đạt được.
3. Phân tích S.W.O.T
a. Điểm mạnh:
- Tập đoàn luôn giữ vị trí top đầu trong các lĩnh vực mà mình hoạt động, đặt biệt là lĩnh
vực bất động sản, về phân khúc cho thuê và du lịch giải trí.
- Tập đoàn có nguồn vốn dồi dào. Khối lượng tài sản hiện tại lớn (Gần 76 nghìn tỷ
đồng vào cuối năm 2013).
- Ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng lãnh đạo.
- Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, phân tán rủi ro, đồng thời đây lại là các lĩnh vực có
tỷ suất lợi nhuận cao.
- Bề dày lịch sử hoạt động, đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn.
- Các dự án đều tọa lạc tại các vị trí đắc địa của những khu đô thị lớn trong nước.
b. Điểm yếu:
- Các lĩnh vực mà Tập đoàn đang đầu tư có tỷ lệ nhạy cảm với biến động thị trường
(Bất động sản).
- Các dự án Tập đoàn tham gia đầu tư đều là dự án cần đầu tư vốn lớn, thời gian thu
hồi vốn chậm.

- Tập đoàn sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh, tỷ lệ nợ trên tài sản rất cao nên ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán cũng như lãi vay là khoản chi phí đáng kể trong
hoạt động kinh doanh.
c. Cơ hội:
- Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu về các dịch vụ du lịch, giải trí, y tế,
giáo dục ngày càng cao hơn, thị trường ngày càng có tiềm năng mở rộng hơn.
- Trên thị trường Việt Nam, hiếm có doanh nghiệp nào có được tiềm lực mạnh như
Vingroup, vì thế khi càng phát triển và mở rộng, Vingroup càng bỏ xa các đối thủ
cạnh tranh.
d. Thách thức:
- Rào cản gia nhập thị trường dịch vụ mà Vingroup đang đầu tư là rất lớn, vì thế,
ngoài những đối thủ cạnh tranh hiện tại, sẽ có rất ít đối thủ nào tham gia thêm vào
thị trường mà có tiềm lực mạnh tương đương Vingroup.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao, vì thế hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ,
thách thức rất lớn đối với Vingroup là theo kịp những xu thế thay đổi, cũng như
những nhu cầu mới của người tiêu dùng.
- Lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao cũng là mục tiêu nhắm đến của nhiều công ty, tập
đoàn khác. Sự cạnh tranh sẽ càng ngày càng cao hơn, khốc liệt hơn.
I. Chỉ số thanh toán:
- Chỉ số thanh toán hiện hành (2013) = TSNH/Nợ NH = 1,13:1
- Chỉ số thanh toán hiện hành (2014) = TSNH/Nợ NH = 1,77:1
Chỉ số thanh toán hiện hành
 Trong 9 tháng đầu năm 2014, cho mỗi đồng nợ ngắn hạn DN có 1,77 đồng TSNH
còn 9 tháng đầu năm 2013, mỗi đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 1,13 đồng
TSNH. Nhìn vào chỉ số này ta có sự cải thiện, đó là do năm 2014, công ty đầu tư
nhiều hơn vào TSNH và giảm các khoản nợ ngắn hạn. TSNH 9 tháng đầu năm 2014
tăng gần 26812 tỉ đồng, tương đương với mức tăng 28,9% so với cùng kì năm 2013;
còn khoản nợ ngắn hạn của công ty 9 tháng đầu năm 2014 giảm đi 14800 tỉ đồng,
tương đương với giảm gần 18% so với cùng kì năm 2013. Tuy nhiên tỷ trọng HTK
trong tổng TSNH của công ty khá lớn. 9 tháng đầu năm 2013, HTK chiếm 60,8%

trong toàn bộ TSNH, còn năm 2014, nó chiếm 38,1 % trong tổng TSNH. Tỉ lệ HTK
đã được giảm xuống cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang được
cải thiện.
- Chỉ số thanh toán nhanh (2013)= 0,44
- Chỉ số thanh toán nhanh (2014)= 1,1
Chỉ số thanh toán nhanh
 Trong 9 tháng đầu năm 2014, khi loại bỏ HTK ra khỏi TSNH thì cứ 1 đồng nợ NH
doanh nghiệp có 1,1 đồng TSNH còn 9 tháng đầu năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn
doanh nghiệp có 0,44 đồng TSNH. Nhìn vào chỉ số này ta thấy có một sự cải thiện
về khả năng thanh toán nợ của công ty giữa hai năm. TSNH của công ty năm 2014
khi loại bỏ HTK đã tăng mạnh, tăng 37725 tỉ đồng tương đương với mức tăng
103,6% so với cùng kì năm ngoái. Chỉ số thanh toán nhanh của công ty trong cả 2
năm đều nhỏ hơn so với chỉ số thanh toán hiện hành, cho thấy TSNH phụ thuộc khá
lớn vào HKT. Tuy nhiên để xem khả năng thanh toán tốt nhất chúng ta cần tính chỉ
số thanh toán tiền mặt.
- Chỉ số thanh toán tiền mặt( 2013)= 0,25
- Chỉ số thanh toán tiền mặt( 2014) = 0,48
Chỉ số thanh toán tiền mặt
 Trong 9 tháng đầu năm 2013, cho mỗi đồng nợ NH doanh nghiệp có 0,31 đồng tiền
mặt. Trong khi đó, chỉ số này của công ty năm 2014 là 0,92 đồng. Điều này cho thấy
doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn tốt hơn năm vừa rồi mà không cần dùng
đến hàng tồn kho và các khoản phải thu. Điều này là do tiền mặt và các khoản tương
đương tiền của công ty năm 2014 đã tăng lên 36169 tỉ đồng, tương đương với mức
tăng 140% so với cùng kì năm ngoái.
II. Đòn bẩy tài chính:
- Tỷ suất tự tài trợ (2013) = VCSH/ Tổng TS= 23,4%
- Tỷ suất tự tài trợ (2014)= 14,66%

Tỉ suất tự tài trợ
 Tỷ suất tự tài trợ 9 tháng đầu năm 2014 là 14,66% cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu

chỉ bằng 0,15 lần tổng tài sản. Trong khi đó, tỷ suất tự tài trợ 9 tháng đầu năm 2013
là 23,4% cho thấy vốn chủ sở hữu bằng 0,23 lần tổng tài sản. Tỷ suất năm 2014 thấp
hơn năm 2013 cho thấy doanh nghiệp càng ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là bất động sản nên công ty phải tìm cách huy động vốn để đầu tư bằng
cách vay nợ từ bên ngoài. Tổng nợ phải trả của công ty 9 tháng đầu năm 2013 và
2014 lần lượt là 135.667 tỉ đồng và 172.713 tỉ đồng. Trong khi đó nguồn vốn chủ sỡ
hữu của công ty cùng kì trong 2013 và 2014 là 41.882 tỉ đồng và 35.956 tỉ đồng.
Nghĩa là nợ phải trả của công ty năm 2013 gấp 3,24 lần vốn chủ sở hữu năm 2013,
còn nợ phải trả của công ty năm 2014 gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu năm 2014.
- Chỉ số đo lường nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn( 2013) = 1,27 lần
- Chỉ số đo lường nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn (2014) =2,04 lần
Chỉ số đo lường nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn
 Chỉ số này đo lường sự đóng góp của khoản nợ dài hạn trong tổng vốn dài hạn. Năm
2013, tổng nợ dài hạn gấp 1,27 lần tổng vốn dài hạn, trong khi đó, chỉ số này năm
2014 là 2,04 lần. Doanh nghiệp có xu hướng gia tăng các khoản nợ dài hạn.
- Chỉ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay (2013) = 3,18 lần
- Chỉ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay (2014) =2,78 lần
Chỉ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay
 Trong 9 tháng năm 2013, công ty có lợi nhuận lớn để thanh toán lãi vay, nên khả
năng thanh toán lãi vay cao hơn năm 2014. Lợi nhuận hoạt động năm 2013 là 9.367
tỉ đồng trong khi năm 2014 giảm còn 6.860 tỉ đồng, giảm xuống 26,76% so với cùng
kì năm trước. Tổng nợ phải trả của công ty 9 tháng đầu năm 2013 và 2014 lần lượt là
135.667 tỉ đồng và 172.713 tỉ đồng, do đó nợ năm 2014 tăng 27,31% so với năm
2013. Do tăng mạnh các khoản nợ và giảm về lợi nhuận hoạt động, chỉ số khả năng
thanh toán nợ của công ty đã giảm còn 3,34 lần.

×