Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ảnh hưởng của liều lượng thuốc kháng sinh oxytetracycline đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng của ấu trùng tôm sú (penaeus monodon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.75 KB, 27 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN









TÔN NHƯ Ý




ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG THUỐC KHÁNG SINH
OXYTETRACYCLINE ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ SỐNG VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN








2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TÔN NHƯ Ý




ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG THUỐC KHÁNG SINH
OXYTETRACYCLINE ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ SỐNG VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. CHÂU TÀI TẢO





2013

i

LI CM T
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Thủy Sản Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành chƣơng trình học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn thầy Châu Tài Tảo đã tận tình hƣớng dẫn, cho
tôi những lời khuyên quí báo cũng nhƣ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô, Khoa Thủy Sản Trƣờng Đại Học
Cần Thơ,các bạn trong tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K36 cùng anh Võ
Hoàng Phƣơng lớp Nuôi Trồng Tiên Tiến k35 đã hết lòng giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã
động viên chia sẽ tạo mọi điều kiện để giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn trong
học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện.



















ii

TÓM TT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Khoa Thủy Sản, Trƣờng Đại học Cần
Thơ với bốn nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại bốn lần với bốn liều lƣợng
kháng sinh Oxytetracycline khác nhau, (I) không sử dụng kháng sinh (đối
chứng) (II) sử dụng kháng sinh liều lƣợng 5 ppm, (III) sử dụng kháng sinh liều
lƣợng 10 ppm, (IV) sử dụng kháng sinh liều lƣợng 15 ppm. Các nghiệm thức
đƣợc thực hiện trong bể nhựa 100 lít/bể với mật độ 150 con/lít, ƣơng theo qui
trình thay nƣớc. Kháng sinh đƣợc bổ sung sau mỗi lần thay nƣớc, nhiệt độ, pH
đƣợc đo mỗi ngày hai lần (8h và 14h), các chỉ tiêu TAN, NO
2
-

đƣợc đo 4
ngày/lần. Các chỉ tiêu chiều dài đo lần lƣợt ở giai đoạn Zoae
3
, Mysis
2
, P
1
, P
5
,
P
10
, P
15
.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng và tỉ lệ sống nghiệm thức (I)
qua thí nghiệm đạt 18,04% thấp hơn và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống
kê (p<0,05) so với nghiệm thức (II) 25,37% và nghiệm thức (III) 23,69%. So
với nghiệm thức (IV) 16,48% thì không có sự khác biệt ở mức thống kê.

iii

MC LC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Nội dung thực hiện 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc đểm sinh học của tôm sú 3
2.1.1 Phân loại 3
2.2 Tập tính sống 3
2.3 Vòng đời phát triển của tôm sú 4
2.4 Đặc điểm dinh dƣỡng 4
2.5 Sơ lƣợc về thuốc kháng sinh Oxytetracycline 4
2.6 Lịch sử phát triển nghề sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam
5
2.6.1 Thế giới 5
2.5.2 Việt Nam 5
PHẦN III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.1 Thời gian và địa điểm 6
3.2 Vật liệu nghiên cứu 6
3.2.1 Vật liệu và trang thiết bị sử dụng. 6
3.2.2 Hóa chất, thuốc và thức ăn 6
3.2.3 Nguồn nƣớc thí nghiệm 6
3.2.4 Nguồn ấu trùng 6
3.3 Bố trí thí nghiệm 6
3.3.1. Bố trí ấu trùng. 7
3.3.2. Chăm sóc. 7
3.3.3. Quản lý môi trƣờng bể ƣơng. 8
3.4 Phƣơng pháp thu mẫu môi trƣờng và ấu trùng 8
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trƣờng theo dõi 8
iv


3.4.2 Chỉ tiêu sinh trƣởng và tỉ lệ sống của ấu trùng 8
3.5. Đánh giá chất lƣợng của tôm PL15 8
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu 8
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 9
4.1 Các yếu tố môi trƣờng 9
4.1.1 Nhiệt độ 9
4.1.2 pH 10
4.1.3 Ammonium, Nitrite 10
4.2 Chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú 11
4.3 Tỉ lệ sống của P15 khi kết thúc thí nghiệm 12
4.4 Đánh giá chất lƣợng của P15. 13
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 14
5.1 Kết luận 14
5.2 Đề xuất 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

v

DANH SÁCH BNG

Bảng 1.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm: Nhiệt độ, pH, ammonium
và nitrit
Bảng 1.2: Chiều dài của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú
Bảng 1.3: Tỉ lệ sống của tôm sau khi ƣơng (P
15
)
Bảng 1.4: Tỉ lệ chết (%) khi sốc tôm (P
15
)




vi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 : Tôm sú
Hình 1.2: Hệ thống bể ƣơng ấu trùng trong thí nghiệm.
vii

DANH MC T VIT TT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
BTC: Bán thâm canh
TC: Thâm canh
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXG: Sản xuất giống
m: mét
cm: centimet
g: gam
l: lít
Z: Zoae
M: Mysis
P: Postlarvae
NCNTTS: Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
1

PHT V
1.1 Gii thiu
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) là loài có kích thƣớc lớn,
thịt ngon, thích ứng rộng với độ mặn môi trƣờng, lớn nhanh và đặc biệt có giá

trị xuất khẩu,… nên tôm đƣợc chọn là đối tƣợng nuôi quan trọng của ngành
nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam. Theo FAO (2002) thì tôm sú đƣợc
nuôi ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. FAO (2010) cũng cho biết tổng sản
lƣợng tôm sú nuôi trên thế giới năm 2008 là 721.867 tấn, trong đó Việt Nam là
324.600 tấn chiếm 44% sản lƣợng toàn thế giới. Năm 2010 sản lƣợng tôm sú
nuôi của Việt Nam là 333.174 tấn trên diện tích nuôi 613.718 ha; trong đó
Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm sú trọng điểm của cả
nƣớc (Tổng cục Thủy Sản, 2010). Tổng diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL năm
2010 là 558.740 ha mà phần lớn là diện tích nuôi quảng canh cải tiến (55%),
nuôi tôm-lúa luân canh (25%), nuôi BTC/TC (13%), tôm rừng (5%) và tôm-
vƣờn (2%) (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, 2010). Theo quy hoạch đến năm
2020 thì cơ cấu phƣơng thức nuôi tôm biển ở các tỉnh ĐBSCL theo xu hƣớng
tăng diện tích nuôi thâm canh và giảm diện tích nuôi quảng canh cải tiến.
Theo sự phát triển của nghề nuôi tôm thƣơng phẩm thì nhu cầu con
giống sẽ tăng lên rất cao. Năm 2009 cả nƣớc có khoảng 3.377 trại sản xuất
giống tôm sú, trong đó ĐBSCL có 1.000 trại (Cục Nuôi trồng Thủy Sản,
2010); năm 2010 ở ĐBSCL có 1.200 trại với sản lƣợng giống là 20.915 tỷ con
giống đáp ứng đƣợc 50,8% lƣợng giống thả nuôi cả vùng (Sở NN&PTNT các
tỉnh ĐBSCL 2010). Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm sú phát triển bền vững thì số
lƣợng và chất lƣợng con giống có ý nghĩa quyết định đến sản lƣợng và chất
lƣợng nuôi. Hiện nay, có rất nhiều trại sản xuất tôm giống sử dụng kháng sinh
rất nhiều làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của tôm giống.
Nhằm nâng cao chất lƣợng con giống trong quá trình ƣơng nuôi đã có
một số công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau liên quan đến chất
lƣợng con giống. Thực tế trong quá trình sản xuất giống, cùng với sự phát
triển của ấu trùng thì môi trƣờng nƣớc cũng phát triển nhiều loài vi khuẩn do
lƣợng thức ăn dƣ thừa, chất thải của ấu trùng, gây ảnh hƣởng không tốt đến
ấu trùng, đƣợc biết kháng sinh Oxytetracycline là loại kháng sinh có phổ
kháng rộng có thể giúp ấu trùng tôm kháng lại các nhóm vi khuẩn Gram âm,
Gram dƣơng và một số loại kí sinh trùng…Tuy nhiên mỗi loại kháng sinh điều

có một định mức nhất định, để biết đƣợc liều lƣợng thích hợp có thể giúp ấu
trùng phát triển và đạt chất lƣợng tốt nên đề tài 
2

           
ú (Penaeus monodon đƣợc thực hiện.
1.2 Mc tiêu
Xác định liều lƣợng sử dụng kháng sinh Oxytetracycline hợp lí trong
quá trình sản xuất giống tôm sú nhằm đảm bảo con giống có chất lƣợng tốt và
khuyến cáo các trại sản xuất tôm giống hiện nay sử dụng một cách hợp lí
thuốc kháng sinh trong quá trình ƣơng tôm.
1.3 Ni dung th
Sử dụng kháng sinh Oxytetracycline ở các liều lƣợng khác nhau trong
quá trình ƣơng ấu trùng tôm sú.



















3

PHN II: TNG QUAN TÀI LIU
m sinh hc ca tôm sú
2.1.1 Phân loi


Hình 1.1 : Tôm sú
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Panaedae
Giống: Panaeus
Loài: Penaeus monodon
2.2 Tp tính sng
Tôm sú là loài rộng muối, nhƣng tùy theo giai đoạn phát triển mà tôm có khả
năng thích ứng với các độ mặn khác nhau. Trong điều kiện thuần hóa dần dần
thì tôm có khả năng tồn tại và sinh trƣởng ở độ mặn từ 1,5-40 nhƣng thích hợp
nhất là từ 10-34 (Nguyễn Văn Chung, 2000). Cook & Rabanal (1978) nhận xét
tôm sú có thể sống ở độ mặn từ 0,2-70. Tôm giai đoạn nhỏ và gần trƣởng
thành thì tôm sống ven bờ biển vùng cửa song hay vùng ngập mặn khi trƣởng
thành di chuyển ra xa bờ sống vùng nƣớc sâu trên nền đáy bùn hay cát (Phạm
Văn Tình, 2003). Tôm sú có khả năng thích ứng với sự thay đổi lớn của nhiệt
độ nên thuộc loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tôm phát triển từ 24-34
o
C,
dƣới 15

o
C và trên 35
o
C tôm hoạt động không bình thƣờng và có thể dẫn đến
chết hàng loạt (Nguyễn Văn Chung, 2004).
4

i phát trin ca tôm sú
Vòng đời của tôm sú trải qua một số giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng (gồm 3
giai đoạn phụ là Nauplii (N), Zoae (Z) và Mysis (M)), hậu ấu trùng, ấu niên và
giai đoạn trƣởng thành, mỗi giai đoạn thì tôm phân bố ở những vùng khác
nhau nhƣ ở vùng cửa song, vùng biển ven bờ hay vùng biển khơi và có tính
sống trôi nổi hay sống đáy (Dall et al. 1990)
ng
Theo Dall (1990), Bailey-Brock và Moss (1992) thì tôm sú đƣợc xem nhƣ là
loài ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều
tơ, nhuyễn thể, các côn trùng, tảo và các mảnh thực vật. Các chất vẩn bao gồm
các mảnh hữu cơ cũng là thức ăn quan trọng của tôm. Tuy nhiên, tính ăn của
chúng cũng thay đổi theo giai đoạn, ở giai đoạn tôm bột và tôm giống thì tôm
ăn nhiều các loại mảnh động thực vật bao gồm lab-lab, vi tảo,chất vẩn, thực
vật lớn, giun, Copepode, Moina, ấu trùng nhuyễn thể và ấu trùng giáp xác,
nhƣng khi tôm lớn thì chúng ăn các loài động vật không xƣơng sống nhƣ ruốc,
giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, hay cả cá nhỏ, và tôm thành thục, trong
suốt mùa sinh sản, tôm ăn nhiều nhuyễn thể.
2.5 c v thuc kháng sinh Oxytetracycline
 : Kháng sinh, dẫn xuất của Tetracyclin.
: Phổ kháng của nhóm Tetracycline rất rộng, bao gồm
nhiều vi khuẩn Gram âm: Flexibacter, Vibrio, Gram dƣơng: Streptococcus
và các Mycoplasma, các ký sinh trùng: Protozoa, giun đũa, giun tóc, Vì giá
thành cao nên ít dùng để trị ký sinh trùng (www.trilieu.vn).

Tuy nhiên, do mức đề kháng của nhiều loại vi khuẩn nhƣ Streptococcus,
Staphylococus, Pneumococcus, Pseudomonas, E.coli…nên các tetracyclin
không còn đƣợc sử dụng trong điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn vừa kể
trên (www.trilieu.vn).
: Các tetracyclin gắn vào tiểu đơn vị 30S
của ribosom vi khuẩn, ngăn cản sự tổng hợp protein.
Cơ chế của sự đề kháng có thể do việc ngăn chặn kháng sinh đi qua màng vi
khuẩn hoặc đẩy kháng sinh ra ngoài màng bằng sự chuyển vận tích cực.
Có sự đề kháng chéo giữa các tetracycline (www.trilieu.vn).

5

2.6 Lch s phát trin ngh sn xut ging tôm sú trên th gii và Vit
Nam
2.6.1 Th gii
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phƣơng (2009) đã tóm lƣợc các bƣớc tiến
quan trọng của nghề sản xuất tôm biển trên thế giới là năm 1993 thì
Hundinaga lần đầu tiên sản xuất giống tôm biển (Penaeus japonicas) thành
công mô hình bể lớn, năm 1966 thì Cook và Murphy thành công trong sản
xuất giống tôm Penaeus setiferus và Penaeus aztecus với mô hình Galveston ở
Texas, thập kỷ 60-70 thì mô hình Galveston đƣợc ứng dụng rộng rãi ở các
nƣớc châu Á với các loài Penaeus monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus
indicus, Penaeus orientus từ nguồn tôm mẹ tự nhiên, thập kỷ 70 và 80 thì
nhiều loài tôm đƣợc nuôi vỗ và cho sinh sản thành công trong trại, chƣơng
trình sản xuất giống tôm sạch bệnh và miễn bệnh đã đƣợc bắt đầu tại Mỹ trên
tôm Penaeus vannamei năm 1989 và Pháp năm 1987, năm 1995 thì chƣơng
trình gia hóa đƣợc tiến hành ở Úc trên tôm Penaeus japonicas, ƣơng ấu trùng
tôm biển theo mô hình tuần hoàn đƣợc tiến hành ở Tahiti và Polynesia (Pháp)
từ thập kỷ 80.
2.5.2 Vit Nam

Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phƣơng (2009) thì ở Vietẹ Nam
các nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm biển đầu tiên đƣợc tiến hành ở miền Bắc
từ những năm đầu thập kỷ 70 trên các loài nhƣ Penaeus merguiensis, Penaeus
penicitalus và Penaeus japonicas, vằ năm 1982 thì trại sản xuất giống tom
biển lớn đƣợc thành lập ở Qui Nhơn do FAO hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. Từ
năm 1984 đến 1985 thì kỹ thuật sản xuất giống tôm sú đã đƣợc ứng dụng
thành công ở Nha Trang và dần trở thành đối tƣợng chủ yếu trong nghề sản
xuất giống và nuôi tôm biển ở nƣớc ta (Vu Do Quynh, 1992, Nguyen Minh
Nien & Lin 1996).
Nhiều nghiên cứu về sản xuất giống tôm sú đƣợc thực hiện và đạt kết
quả khả quan nhƣ: Nghiên cứu ứng dụng nƣớc biển nhân tạo trong sản xuất
giống tôm sú (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn của
Thạch Thanh (2005), Tình hình sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà
Mau và thành phố Cần Thơ của Nguyễn Thanh Phƣơng, Huỳnh Hàn Châu và
Châu Tài Tảo (2006), so sánh đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú (Penaeus
monodon Fabricius, 1798) bố mẹ & thực hiện nuôi tôm sú thành thục trong hệ
thống bể tuần hoàn của Châu Tài Tảo (2012), ảnh hƣởng của chế độ thay nƣớc
lên sinh trƣởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) của Châu
Tài Tảo và ctv (2006)…



6


PHN U
3.1 Thm
Thời gian: Từ tháng 9-11/2013.
Địa điểm: Tại Khoa Thủy Sản, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vt liu nghiên cu

3.2.1 Vt liu và trang thit b s dng.
Xô nhựa ƣơng ấu trùng có thể tích 120 lít/xô
Máy bơm nƣớc, máy thổi khí
Các dụng cụ khác nhƣ cân điện tử, ống siphon, bạt, thau, vợt, cốc thủy tinh…
3.2.2 Hóa cht, thuc và th
Hóa chất xử lí môi trƣờng: Formol, Kháng sinh sử dụng: Thức ăn và
thuốc phòng trị bệnh để ƣơng ấu trùng gồm có tảo tƣơi, artemia,…
3.2.3 Nguc thí nghim
Nƣớc ngọt đƣợc lấy từ nguồn nƣớc máy thành phố và nƣớc ót 70-80‰
lấy từ ruộng muối Vĩnh Châu. Nƣớc dùng trong thí nghiệm có độ mặn 30‰
đƣợc pha từ 2 nguồn nƣớc nói trên. Nƣớc sau khi pha đƣợc xử lý bằng
chlorine 50mg/lít và sục khí mạnh đến khi hết chlorine trong nƣớc, sau đó lọc
nƣớc qua ống vi lọc trƣớc khi sử dụng.
3.2.4 Ngun u trùng
Nguồn ấu trùng tôm sú đƣợc mua từ trại giống ở Cà Mau.
3.3 B trí thí nghim
Hệ thống thí nghiệm gồm 16 bể ƣơng, có thể tích 100 lít/bể. Ấu trùng
đƣợc bố trí vào bể với mật độ 15.000 con/bể.
Thí nghiệm một nhân tố gồm 4 nghiệm thức đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần.
Nghiệm thức 1: Không sử dụng thuốc kháng sinh.
Nghiệm thức 2: Sử dụng kháng sinh Oxytetracyclin với liều lƣợng 5ppm.
Nghiệm thức 3: Sử dụng kháng sinh Oxytetracyclin với liều lƣợng 10ppm.
Nghiệm thức 4: Sử dụng thuốc kháng sinh Oxytetracyclin với liều lƣợng
15ppm.
7


Hình 1.2: Hệ thống bể ƣơng ấu trùng trong thí nghiệm.
3.3.1. B trí u trùng: trƣớc khi bố trí ấu trùng thì mỗi bể ƣơng đƣợc cấp vào

50 lít. Và cho ấu trùng vào bể với các mật độ 15.000 con/bể. Số ấu trùng bố trí
vào bể ƣơng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp định lƣợng.
: thức ăn cho ấu trùng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển.
Khi ấu trùng nauplius bắt đầu chuyển sang giai đoạn Zoae-1 thì tiến hành cho
tảo tƣơi Chaetoceros sp vào bể với mật độ 60.000-120.000 tế bào/ml. Trong
giai đoạn Zoea còn cho ăn bổ sung thức ăn nhân tạo theo công thức phối hợp
(50% Lansy + 50% Frippak-1). Liều lƣợng cho ăn từ 0,5 g/16 bể/lần.
Giai đoạn Mysis thì cho tôm ăn thức ăn nhân tạo (50% Frippak-1 + 50%
Frippak-2) và Artemia bung dù. Liều lƣợng thức ăn nhân tạo cho ăn từ 1,2-1,5
g/16 bể/lần và 0,25-1 Artemia bung dù/ml.
Đến giai đoạn tôm bột (Postlarvae) cho tôm ăn thức ăn Lansy, Artemia mới
nở. Liều lƣợng thức ăn nhân tạo cho ăn từ 1,5-2 g/16 bể/lần và Artemia mới
nở từ 1-2 con/ml.
Trong 4 nghiệm thức, thành phần và khẩu phần cho ăn giống nhau (cách 3 giờ
cho ăn 1 lần): 6 lần/ngày đối với thức ăn nhân tạo và 2 lần/ngày đối với
Artemia.
8

3.3.3. Qung b : khi tôm đạt giai đoạn Zoae-3 ta tiến
hành si-phong đáy bể và cấp thêm nƣớc vào bể đến khi đạt thể tích dự kiến
(100 lít). Khi tôm chuyển sang cuối giai đoạn Mysis-3 thì bắt đầu thay 20%
thể tích nƣớc bể ƣơng. Tiến hành thay 20% nƣớc và dùng kháng sinh với các
liều lƣợng ứng với mỗi bể ƣơng ở các giai đoạn PL-2, PL-5, PL-8, PL-11 và
PL-14.
ng và u trùng
3.4.1 Các ch ng theo dõi
Nhiệt độ đƣợc đo bằng nhiệt kế và pH đo bằng máy đo pH với nhịp đo
2 lần/ ngày vào lúc 8:00 giờ sáng và 14:00 giờ chiều.
Các chỉ tiêu đạm đƣợc thu mẫu 4 ngày một lần gồm TAN, N-NO
2

-
bằng
test môi trƣờng
3.4.2 Ch ng và t l sng ca u trùng
Chiều dài tổng của ấu trùng và tôm bột đƣợc đo ở các giai đoạn zoae-3,
mysis-2, PL-1, PL-5, PL-10 và PL-15. Mỗi lần thu 30 mẫu/1 NT và đo chiều
dài bằng giấy kẻ ô li.
Tỉ lệ sống đƣợc xác định ở giai đoạn PL-15 bằng cách thu toàn bộ tôm
và dùng phƣơng pháp định lƣợng.
ng ca tôm PL15
 150 ppm: Thu ngẫu nhiên 30 PL
15
cho
vào cốc chứa 1 lít nƣớc; cho formol vào cốc chứa tôm với nồng độ 150 ppm,
không sục khí sau 30 phút dùng tay khuấy tròn nƣớc thì những tôm chết và
yếu sẽ tập trung vào giữa và đếm số tôm yếu và chết này. Nếu tỉ lệ tôm chết và
yếu dƣới 5% là tôm có chất lƣợng tốt (Bộ Thủy Sản,2001)
: Thu ngẫu nhiên 30 PL
15
cho vào cốc chứa 1
lít nƣớc (50% nƣớc bể ƣơng + 50% nƣớc ngọt ), không sục khí sau 30 phút
dùng tay khuấy tròn nƣớc thì những tôm chết và yếu sẽ tập trung vào giữa và
đếm số tôm yếu và chết này. Nếu tỉ lệ tôm chết và yếu dƣới 30% là tôm có
chất lƣợng tốt (Bộ Thủy Sản, 2001).
 lý s liu
Các số liệu thu thập đƣợc tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
phần trăm, so sánh khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phƣơng pháp
ANOVA sử dụng phần mềm Excel và SPSS phiên bản 13.0.




9

PHN IV: KT QU VÀ THO LUN
4.1 Các yu t ng
Trong ƣơng ấu trùng tôm sú các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng rất lớn đến
tăng trƣởng và tỷ lệ sống của tôm, các yếu tố môi trƣờng trong suốt quá trình
ƣơng đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
1.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm


I
II
III
IV

Sáng
27,06±0,21
27,12±0,22
27,12±0,12
27,13±0,24
Chiều
28,62±0,52
28,61±0,59
28,59±0,58
28,60±0,60
pH
Sáng
7,95±0,03
7,96±0,02

7,94±0,02
7,94±0,03
Chiều
8,05±0,02
8,04±0,02
8,05±0,02
8,03±0,03
TAN

0,30±0,03
0,27±0,04
0,30±0,04
0,28±0,03
N-NO
2
-

1,56±2,00
1,56±1,99
1,58±2,05
1,64±2,16
Các số liệu trình bài là số trung bình và độ lệch chuẩn (std)
4.1.1 Nhi
Đây là yếu tố quan trọng chi phối toàn diện đời sống của tôm. Khi nhiệt
độ trong nƣớc thấp dƣới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hƣởng đến quá
trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, còn khi nhiệt độ quá giới hạn chịu
đựng kéo dài thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (Nguyễn Thanh Phƣơng và
Trần Ngọc Hải, 1999). Theo Tseng (1987) phạm vi nhiệt độ tối ƣu là 26-28
o
C,

nếu cao hay thấp hơn khoảng này thì ấu trùng phát triển không tốt và thời gian
biến thái giữa các giai đoạn kéo dài hơn (trích bởi Nguyễn Minh Triều và Võ
Hoàng Oanh, 1992). Theo Trần Ngọc Hải (2003), nhiệt độ nƣớc thích hợp cho
sự tăng trƣởng của tôm ở trại sản xuất giống từ 25-30
o
C. Theo Trần Minh Anh
(1989), cho rằng nhiệt độ có ảnh hƣởng trên sự tăng trƣởng và tỉ lệ sống của
tôm. Nhiệt độ >31
o
C hoặc <25
o
C đều gây nguy hiểm cho tôm. Theo Fujinaga
(1966) cho biết ấu trùng tôm sẽ chết hoàn toàn khi nhiệt độ nƣớc tăng tới
32,2
o
C hoặc dƣới 22,2
o
C (Trích bởi Nguyễn Quốc Đạt, 1992). Theo Vũ Thế
Trụ (1994) cho rằng ấu trùng tôm sú phát triển tốt trong môi trƣờng nhiệt độ
khoảng 27-30
o
C.
Nhƣ vậy, nhiệt độ nƣớc trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm ở
các nghiệm thức vào buổi sáng từ 27,06
o
C đến 27,13
o
C và buổi chiều từ
28,59
o

C đến 28,62
o
C. Nhiệt độ này nằm trong phạm vi thích hợp cho sự tăng
trƣởng và phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.
10

4.1.2 pH
Cùng với nhiệt độ pH là một trong những yếu tố môi trƣờng có ảnh
hƣởng rất lớn đối với đời sống thủy sinh vật nói chung và tôm sú nói riêng nhƣ
quá trình sinh trƣởng, sinh sản, dinh dƣỡng và tỉ lệ sống. pH môi trƣờng quá
cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt cho quá trình phát triển của thủy
sinh vật và ấu trùng tôm sú (Boyd, C.E 1982 đƣợc trích bởi Nguyễn Văn Bé,
1996). Theo Trần Minh Anh (1989) trong các thông số môi trƣờng độ pH là
một yếu tố chỉ thị tốt nhất. Bất cứ sự thay đổi nào dù khá nhỏ trong nƣớc cũng
làm thay đổi pH, có thể là sự ô nhiễm nhƣ thức ăn thừa, tảo nở hoa hoặc
những thay đổi về thủy hóa nƣớc (oxy hòa tan, hàm lƣợng ammonia,…). Theo
R.P.I 1986 biên độ pH khác nhau ở ấu trùng và tôm trƣởng thành, nhƣng ấu
trùng thì nhạy cảm hơn và khoảng pH đƣợc coi là an toàn cho tôm là 6-9 (trích
bởi Trần Minh Anh, 1989). Theo Cook, HL và H.R, Rabanal (1987) thì pH <5
tôm bị chết hàng loạt (trích bởi Trần Minh Anh, 1989). Theo Trung Tâm
NCNTTS, Trƣờng ĐHTS (2001) cho rằng pH thích hợp cho sự tăng trƣởng
của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm nên nằm trong khoảng 7,5-8,5. Nhƣ vậy, pH
trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức đều nằm trong
phạm vi thích hợp (7,94-8,05) cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sinh trƣởng và
phát triển.
4.1.3 Ammonium, Nitrite
Ammonium đƣợc hình thành do quá trình phân hủy bình thƣờng
protein, xác bả của thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ
phân bón vô cơ và hữu cơ. Trong môi trƣờng nƣớc, ammonium xuất hiện dƣới
2 hình thức là amô ion hóa NH

4
+
và amô không ion hóa NH
3
. Khi NH
3
đƣợc
hình thành sẽ hòa tan trong nƣớc tạo thành ion NH
4
+
, trong đó chỉ có NH
3

độc và tỉ lệ giữa hai thành phần này thay đổi theo nhiệt độ, độ mặn và pH. Khi
nhiệt độ và pH của nƣớc tăng thì hàm lƣợng NH
3
trong nƣớc sẽ gia tăng và
ngƣợc lại (Nguyễn Văn Bé, 1996). N-NO
2
-
có trong thủy vực là sản phẩm của
quá trình nitrate hóa hay phản nitrate hóa. N-NO
2
-
là dạng đạm ảnh hƣởng độc
đối với thủy sinh vật. Tác dụng độc hại của nitrite là thành lập sự oxit hóa tế
bào máu và làm giảm sự phân phối oxygen tới các bộ phận của cơ thể tôm.
Theo R.P.I (1986) cho rằng mức N-NO
2
-

an toàn cho tôm nhỏ hơn hoặc bằng
0.0ppm. Nồng độ này an toàn cho cả ấu trùng Nauplius của tôm và tăng đôi
chút khi tôm biến thái thành hậu ấu trùng và cả tôm trƣởng thành (trích bởi
Trần Minh Anh, 1989). Theo kinh nghiệm của trại sản xuất giống Vũng Tàu
thì giới hạn cho phép của N-NH
4
+
là 0-1,2ppm, N-NO
2
-
là 0,1-0,5ppm (trích
bởi Nguyễn Văn Quyết, 2000). Theo Tomsaso (1979) cho rằng khi N-NO
2
-
11

>0,5ppm, N-NH
4
+
>1ppm gây ảnh hƣởng xấu đến ấu trùng tôm. (trích bởi
Nguyễn Văn Bé, 1996).
Trong quá trình ƣơng hàm lƣợng N-NH
4
+
nằm trong phạm vi an toàn và
thích hợp (0,27-0,3ppm) cho sự sinh trƣởng và phát triển của ấu trùng và hậu
ấu trùng tôm. Tuy nhiên hàm lƣợng N-NO
2
-
lại vƣợt quá giới hạn cho phép

(1,56-1,64) là do khi tôm biến thái thành hậu ấu trùng thì tăng lƣợng thức ăn
nên hàm lƣợng thức ăn dƣ thừa nhiều mặc dù vậy tôm vẫn phát triển tốt.
4.2 Chiu dài u trùng và hu u trùng tôm sú
Qua kết quả phân tích thống kê về sức tăng trƣởng của ấu trùng zoae3
cho thấy giữa các nghiệm thức I (đối chứng), nghiệm thức II (5ppm), nghiệm
thức III (10ppm) không có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (p>0.05), chỉ duy nhất
nghiệm thức IV (15ppm) có sự khác biệt. Điều này có thể giải thích do việc sử
dụng kháng sinh vƣợt quá mức cho phép (>12ppm) theo Trần Ngọc Hải, đã
ảnh hƣởng đến sự phát triển sinh trƣởng của ấu trùng tôm.
Sang giai đoạn Mysis 2, kết quả phân tích cho thấy sự tăng trƣởng về
chiều dài của tôm đã có sự khác biệt giữa nghiệm thức I (đối chứng) so với ba
nghiệm thức còn lại, nghiệm thức II (5ppm), nghiệm thức III (10ppm), nghiệm
thức IV (15ppm) có sự khác biệt nhƣng không lớn lắm, nguyên nhân có thể là
do ở các nghiệm thức sử dụng kháng sinh các loại vi khuẩn gây ảnh hƣởng
đến ấu trùng tôm đã bị kiềm hãm hoặc bị tiêu diệt nên ấu trùng tôm phát triển
nhanh hơn so với nghiệm thức đối chứng không sử dụng kháng sinh.
Khi chuyển sang giai đoạn postlarvae qua kết quả phân tích thì tốc độ
tăng trƣởng về chiều dài ở các nghiệm thức có sự khác biệt, cụ thể nghiệm
thức đối chứng phát triển chậm hơn nghiệm thức II, III, IV trong đó nghiệm
thức II (5ppm) và nghiệm thức III (10ppm) có chiều dài gần nhƣ nhau và phát
triển dài hơn nghiệm thức IV (15ppm). Có thể giải thích nhƣ sau là do ấu
trùng tôm đã thích ứng với môi trƣờng kháng sinh nên phát triển nhanh về
tăng trƣởng hơn môi trƣờng không kháng sinh, tuy nhiên do sử dụng quá liều
kháng sinh (>12ppm) theo Trần Ngọc Hải nên đã ảnh hƣởng đến sự phát triển
của ấu trùng.
Tƣơng tự khi tôm chuyển sang giai đoạn P5, P10 thì tốc độ tăng trƣởng
về chiều dài cũng giống nhƣ giai đoạn P1 ở nghiệm thức đối chứng phát triển
chiều dài chậm hơn ba nghiệm thức còn lại, và nghiệm thức IV (15ppm ) phát
triển chậm hơn hai nghiệm thức II (5ppm) và III (10ppm) điều này lí giải cũng
giống nhƣ giai đoạn P1.

Đến giai đoạn P15 dựa vào kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt ở
mức ý nghĩa (p<0,05) ở hai nhóm nghiệm thức giữa nghiệm thức đối chứng,
12

nghiệm thức IV (15ppm) với nghiệm thức II (5ppm) và nghiệm thức III
(10ppm), cụ thể nghiệm thức II (5ppm) và nghiệm thức III (10ppm) có sự phát
triển chiều dài vƣợt bậc hơn so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức IV
(15ppm). Khác hơn so với giai đoạn P5 và P10 ở giai đoạn này giữa hai
nghiệm thức IV (15ppm) và nghiệm thức đối chứng không có sự khác biệt ở
mức ý nghĩa (p>0,05), điều này có thể lí giải là do qua một thời gian dài sử
dụng kháng sinh quá mức có thể đã kiềm hãm sự phát triển của tôm trong
nghiệm thức IV (15ppm) nên tôm đã phát triển chậm lại và gần bằng so với
nghiệm thức đối chứng, còn ở hai nghiệm thức II và III với liều lƣợng kháng
sinh vừa đủ đã giúp tôm phát triển tốt.
1.2: Chiều dài của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú
Nghiệm
thức
Chiều dài (mm)
Zoae3
Mysis2
P1
P5
P10
P5
I
3,40±0,02
b

5,18±0,03
a


7,11±0,02
a

9,23±0,05
a

11,30±0,05
b

12,83±0,05
a

II
3,40±0,03
b

5,28±0,02
bc

7,25±0,02
c

9,60±0,03
c

11,40±0,05
c

13,08±0,05

b

III
3,40±0,02
b

5,31±0,01
c

7,25±0,01
c

9,63±0,05
c

11,38±0,05
c

13,08±0,05
b

IV
3,35±0,01
a

5,27±0,01
b

7,18±0,01
b


9,43±0,05
b

11,28±0,05
a

12,80±0,08
a

Các số liệu cùng một cột có cùng chữ cái thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa (p<5%)
4.3 T l sng ca P15 khi kt thúc thí nghim
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy ở nghiệm thức đối chứng và
nghiệm thức IV (15ppm) không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (p>0,05) và
thấp hơn so với nghiệm thức II (5ppm) và nghiệm thức III (10ppm), và ở ở
nghiệm thức II (5ppm) có tỉ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức III (10ppm).
Điều này chứng tỏ với việc sử dụng kháng sinh đúng trong mức cho phép
(<12ppm) theo Trần Ngọc Hải trong quá trình ƣơng sẽ cho tỉ lệ sống tôm cao
hơn, tuy nhiên việc sử dụng quá mức, quá qui định sẽ làm giảm tỉ lệ sống thấp
hơn so với nghiệm thức đối chứng.







13

1.3: Tỉ lệ sống của tôm sau khi ƣơng (P

15
)
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống (%)
I (đối chứng)
18,04±4,16
ab
II (5ppm)
25,37±1,88
c
III (10ppm)
23,69±0,47
bc
IV (15ppm)
16,48±7,44
a
Các số liệu cùng một cột có cùng chữ cái thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa (p<5%)
Nhìn chung so với các thí nghiệm trƣớc đây tỉ lệ sống ở thí nghiệm này
tƣơng đối thấp hơn so với nghiên cứu của Châu Tài Tảo 2012. Có thể là do
kháng sinh Oxytetracycline không thích hợp cho tôm sú.
4.4 ng ca P15.
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ tôm chết ở cả hai lần sốc
có sự khác biệt, cụ thể nghiệm thức I và nghiệm thức IV (15ppm) có tỉ lệ tôm
chết cao (>5%), còn ở nghiệm thức II (5ppm) và nghiệm thức III (10ppm) có tỉ
lệ tôm chết thấp (<5%). Điều này đƣợc lí giải là do ở nghiệm thức I không sử
dụng thuốc kháng sinh trong quá trình ƣơng lƣợng thức ăn dƣ thừa, chất thải
của ấu trùng làm cho nƣớc dơ phát sinh nhiều loài vi khuẩn ảnh hƣởng đến
sinh lý bên trong cơ thể tôm nên khi bị sốc tôm không thể nhanh chóng thích
nghi đƣợc với điều kiện sốc dẫn đến tỉ lệ chết cao, còn ở nghiệm thức IV
(15ppm) là do việc sử dụng kháng sinh quá liều lƣợng chỉ định (>12ppm) cũng

có thể gây ảnh hƣởng đến vấn đề sinh lý của tôm. Ở nghiệm thức II (5ppm) và
nghiệm thức III (10ppm) với việc sử dụng kháng trong khoảng quy định vừa
giúp bể ƣơng diệt các loài vi khuẩn có hại vừa giúp tôm có đƣợc môi trƣờng
sống tốt có sức đề kháng cao nên khi sốc tôm dễ dàng chịu đựng đƣợc điều
kiện bất lợi nên tỉ lệ chết thấp đạt chất lƣợng.
4: Tỉ lệ chết (%) khi sốc tôm P
15
Nghiệm thức
Sốc Formol
(%)
Sốc độ mặn
(%)
I
10,00±2,72
b
8,89±1,93
b

II
2,48±1,66
a
1,65±1,91
a

III
2,48±1,65
a

2,48±1,94
a


IV
6,64±2,74
b

6,66±2,74
b

Các số liệu cùng một cột có cùng chữ cái thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa (p<5%)
14








PHN V: KT LU XUT
l
Các yếu tố nhiệt độ, pH, TAN, NO
2
-
trong suốt quá trình ƣơng đều nằm
trong khoảng thích hợp cho ƣơng ấu trùng tôm sú.
Khi tôm bƣớc sang giai đoạn P1, P5 cho thấy đƣợc ở nghiệm thức đối
chứng tôm phát triển về chiều dài chậm hơn so với các nghiệm thức sử dụng
kháng sinh Oxytetracycline. Tuy nhiên đến giai đoạn P10, P15 với việc sử
dụng kháng sinh Oxytetracycline ở nồng độ 15 ppm và trong thời gian dài tôm
có dấu hiệu phát triển chậm lại và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.

Nghiệm thức II và III sử dụng kháng sinh trong mức cho phép thấy
đƣợc hậu ấu trùng tôm đạt chất lƣợng cao, nhanh chóng thích nghi với điều
kiện bất lợi và tỉ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm
thức sử dụng kháng sinh Oxytetracycline 15ppm.
5.2  xut
Qua thí nghiệm đã thực hiện khuyến cáo các trại sản xuất giống có thể
sử dụng kháng sinh Oxytetracycline ở liều lƣợng 5 và 10 ppm. Không ảnh
hƣởng đến chất lƣợng của tôm giống


15

TÀI LIU THAM KHO
Bộ Thủy Sản (1999). Chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ
2000-2010.
Bộ Thủy Sản (2003). Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002 về kế
hoạch và giải pháp thực hiện năm 2003.
Boyd, C.E. (1982). Water quality in ponds for aquaculture. 401pp.
Brown. L,1993 Aquaculture for Veterculture for Fish Husbandry and
Medicine.
Bùi Kim (2001). Thuốc Kháng Sinh, sở Khoa học Công Nghệ và Môi Trƣờng
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và kháng sinh và nguyên tắc sử dụng
trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội.
Đào Văn Trí và Nguyễn Hƣng Điền (2004). Một số kết quả về nuôi thành thục
tôm sú bố mẹ trong điều kiện nhân tạo. Báo cáo tại hội thảo xây dựng qui trình
kỹ thuật cho gia hóa tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam. Vũng Tàu, tháng
03, 2004.
Dƣơng Thúy Yên, Nguyễn Anh Tuấn và Lý Văn Khánh (2004). Thử nghiệm
nuôi tôm sú (P. monodon) ở nồng độ muối thấp. Tạp chí khoa học. Đại Học

Cần Thơ. Chuyên ngành Thủy Sản.
GESAMP Report and Studies, 1997. Towards to safe effective use of chemical
in coastal Aquaculture.
Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác,PGs.TS Trần Ngọc Hải,
Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ.
Hoàng Tùng (2003). Nghiên cứu gia hóa tôm sú (P. monodon) trên thế giới:
những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa
học về nuôi trồng thủy sản. Hội nghị khoa học toàn quốc lần 2 (24-
25/11/2004). Nhà xuất bản nông nghiệp.
Huỳnh Kim Diệu, Giáo trình Dƣợc lý học Thú y. Bộ môn Thú y, Khoa Nông
Nghiệp, Đại Học Cần Thơ.
Infofish (1992) Shrimp’ 92 Proceeding of the 3
rd
Global conference on the
shrimp industry Hong Kong, 14-6, September, 1992.
JB Arthur, CR Lavilla- Pitogo, Rp Subasinghe, 1996. Use of Chemicals in
Aquaculture in Asia. Proceedings of the Meeting on the Use of Chemicals in
Aquaculture in Asia-20-22 May 1996, Tigbauan, Lioilo, Philippines.

×