Báo cáo tốt nghiệp:
So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm
sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ
ương 150 con/lít và 200 con/lít
1
Mục lục
2.1 ĐẶC ĐỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ ................................................................................5
2.1.1 Phân loại ..........................................................................................................................5
2.1.2 Nhận biết tôm sú..............................................................................................................5
2.1.3 Đặc điểm phân bố của Tôm sú ở Việt Nam và Thế giới.................................................6
2.2 Chu kì sống..............................................................................................................................6
2.2.1 Đặc điểm di cư của các giai đoạn phát triển vòng đời tôm sú........................................6
Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường.......................................................................7
2.4 Đặc điểm sinh trưởng..............................................................................................................9
Phần III............................................................................................................................................13
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................................13
3.2 Giới hạn đề tài. .....................................................................................................................13
3.3 Vật liệu và trang thiết bị sử dụng..........................................................................................13
3.3.4 Phương pháp thực hiện..................................................................................................16
3.5 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................................23
4.3 Kết quả quá trình ương Tôm Sú ở hai mật độ khác nhau.....................................................29
PHẦN V...........................................................................................................................................33
5.1 Kết luận.................................................................................................................................33
5.2 Đề xuất ý kiến........................................................................................................................33
2
Lời Cảm Ơn !
Qua khoảng thời gian học tập ở trường, được sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, chúng
em đã có thêm nhiều kiến thức quí báo của ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.
Trải qua đợt thực tập lần này, một lần nữa với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô cùng
cán bộ kỹ thuật và các bạn sinh viên thực tập tại trại sản xuất giống nước nước ngọt Khao
Nông Nghiêp-Thuỷ Sản-Trường Đại Học Trà Vinh. Đã giúp chúng em hoàn thành tốt đợt
thực tập. Qua đó chúng em được cũng cố thêm được nhiều kiến thức đã học và có thêm
nhiều kinh nghiệm thực tế từ quá trình nghiên cứu và sản xuất giống tôm sú hiện nay.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Trà Vinh
Khoa Nông Nghiệp- Thủy Sản
Giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Giáo viên hướng dẫn thực tập: Lai Phước Sơn
Cùng tất cả các cán bộ kỹ thuât và các bạn sinh viên thực tập tại trại sản xuất giống,
đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em hoàn thành tốt công việc.
Nhân đây nhóm em xin gởi lời chúc sức khỏe và thành công đến quí thầy cô cùng cán
bộ kỹ thuật và các bạn trong trại nước ngọt.
Xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Vụ nuôi tôm sú năm 2010 này, nông dân ở ĐBSCL thả nuôi 630.000 ha tôm
theo phương pháp quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Trong gần 1
tháng nay, đã xuất hiện nạn tôm chết trên diện rộng khiến người nuôi tôm hết sức lo lắng.
Trà Vinh là một tỉnh vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ
phát triển chậm so với nhiều tỉnh thành khác trong cùng khu vực. Với sự nỗ lực thực hiện
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nghề nuôi tôm được tỉnh xem như đòn bẩy thúc đẩy thủy
sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song, một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến thành bại của nghề nuôi tôm ở Trà Vinh là yếu tố con giống.(theo nguồn tin chi
cục nuôi trồng thủy sản Trà vinh, hiện toàn tỉnh có hơn 170 trại sản xuất giống Tôm sú
với công sất khoảng hơn 1.7 tỷ con giống /năm. Đầu vụ 2010 có 18.000 lượt hộ thả nuôi
hơn 1,2 tỉ con tôm sú nhưng đã có hơn 3.100 hộ nuôi tôm bị thiệt hại với tổng số hơn 205
triệu con giống, chiếm 16,7% số lượng con giống được thả nuôi). Trước tình trạng đó
cần phải làm gì để có được nguồn tôm giống chất lượng tốt.? Vấn đề này đang làm cho
các ngành chức năng phải đau đầu...
Băn khoăn nguồn về chất lượng nguồn tôm giống nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện
đề tài: “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương
150 con/lít và 200 con/lít” được thực hiện nhằm tìm ra mật độ ương ấu trùng thích hợp,
làm giảm khả năng nhiểm bệnh của ấu trùng, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng
tôm sú trong suốt quá trình ương nuôi. đáp ứng được nhu cầu của xã hội về số lượng
cũng như chất lượng con giống tốt nhất.
1.2 Mục tiêu
Tìm ra mật độ ương nôi thích hợp nhất cho quá trình sản xuất giống Tôm Sú hiện nay.
1.3 Nội dung thực hiện
- Nuôi vỗ tôm mẹ và kỹ thuật cho đẻ
- Ương ấu trùng tôm sú ở mật độ 150 Nauplius/lít.
- Ương ấu trùng tôm sú ở mật độ 200 Nauplius/lít.
- So sánh tỷ lệ sống ấu trùng của hai mật độ ương 150Nauplius/lít và 200Nauplius/lít.
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ
2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Panaedae
Giống: Panaeus
Loài: Panaeus Monodon
2.1.2 Nhận biết tôm sú
Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus Monodon)
Tên địa phương: Tôm sú, tôm giang (cà Mau), tôm he (Miền Bắc)
Công thức gai chủy đầu.
(CR) = (3)*(6-8) / 3
Trong đó : (3) là 3 gai nằm ở trên vỏ đầu ngực.
(6-8) là số gai trên chủy
3 là số gai dưới chủy
5
Gờ gai thẳng, song song với mặt lưng của giáp vỏ đầu ngực
Chân ngực: không có nhánh ngoài ở chân ngực thứ 5
Màu sắc : khi còn nhỏ có màu xanh thẩm, tôm lớn có màu xanh nước biển
2.1.3 Đặc điểm phân bố của Tôm sú ở Việt Nam và Thế giới
Tôm sú (Penaeus Monodon)
Phân bố ngang: phân bố ở vùng biển Ấn Độ và tây Thái Bình Dương. Đặc biệt là phân bố
ở vùng Đông Nam Á, như: Philippin, Indonesia, Malaysia. Ở nước ta Tôm sú phân bố ở
vùng Duyên Hải miền Trung, miền Bắc rất hiếm, riêng ở vùng biển Kiên Giang và Cà
Mau Tôm sú chiếm 20 – 40% sản lượng tôm he.
Phân bố thẳng đứng: Tôm trưởng thành phân bố ở độ sâu 70m. Ở vịnh Thái Lan tôm
sống ở độ sâu 30-39m nước, nhiệt độ 33-34
0
C và độ mặn 35%
o
ở thời kì ấu niên, thiếu
niên tôm phân bố ở vùng cửa sông nơi có nồng độ muối giao động 18-30%
o
.
2.2 Chu kì sống
2.2.1 Đặc điểm di cư của các giai đoạn phát triển vòng đời tôm sú
Vòng đời tôm sú được chia làm 6 thời kì:
Thời kỳ phôi: Ở nhiệt độ 28
0
C sau 14-15 giờ nở thành ấu trùng Nauplius.
Thời kỳ ấu trùng: Gồm 6 giai đoạn phụ Nauplius, 3 giai đoạn phụ Zoea, 3 giai đoạn
phụ Mysis và 3-4 giai đoạn hậu ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng đến hậu ấu trùng, tôm di lưu
vào vùng bãi triều 2 bên cửa sông.
Thời kỳ ấu niên: Tôm di cư vào vùng bãi triều ở 2 bên cửa sông, ở thời kỳ này tôm
chuyển sang sống đáy.
Thời kỳ thiếu niên: Thời kỳ này bắt đầu phân biệt được đực cái tôm sống chủ yếu ở
vùng bãi triều, ven cửa sông.
Thời kỳ sắp trưởng thành: Thời kỳ này đặt trưng bởi sự chín sinh dục, ở con đực đã có
túi tinh, con cái đã có túi tinh ở Thelycum. Tôm bắt đầu tập trung thành từng đàn di cư
đến bãi giao vĩ, sau đó di lưu ra vùng nước sâu hơn để đẻ trứng.
Thời kỳ trưởng thành: Đặc trưng bởi sự chín sinh dục hoàn toàn, con cái bắt đầu sinh
sản ngoài khơi, đôi khi cũng đẻ ở vùng nước nông (vùng cửa sông nơi có độ sâu mực
nước khoảng 10 mét).
Có hai đặc điểm cần chú ý trong vòng đời Tôm sú
6
Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông (đặc trưng bởi
vùng nước lợ).
Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi nơi
có nồng độ muối giao động từ 28-32%
o
và ổn định.
Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường
2.3.1 Khả năng thích ứng của tôm sú với nhiệt độ
Tôm có khả năng thích ứng với nhiệt độ, phạm vi giới hạn nhiệt độ thấp là <14
0
C, giới
hạn nhiệt độ cao >35
0
C. Niệt độ thích hợp từ 28-30
0
C.
2.3.2 Độ muối
Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2-40%
o
, thích hợp là 15-32%
o
nồng độ muối
thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10-18%
o
. Đối với
ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28 - 30%
o
.
2.3.3 Độ pH
Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5-9. pH=5 tôm chết sau 45 giờ, pH=5,5 tôm chết sau
24 giờ. Khi pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm
yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong
bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.
Hình 2.2: vòng đời Tôm sú Pennaus Monodon (theo Motoh,1981).
7
2.3.4 Các chất khí hòa tan
Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3-
11mg/lít.
CO
2
: Hàm lượng CO
2
thích hợp là 10mg/lít.
H
2
S: Hàm lượng H
2
S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là
0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H
2
S luôn bằng 0.
2.3.5 Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm
Đặc tính của tôm là thích ánh sang yếu, mọi hoạt động như: Giao vĩ, sinh sản, bắt mồi…
đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Tôm trưởng thành có
thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng
không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ
yếu là ánh sáng nhân tạo.
2.3.6 Cơ chế lột xác của tôm
Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 10-15% so với
trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hooc môn ở cuống mắt quy định.
Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm
cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng
của ánh sáng mặt trời.
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
2.4.1 Đặc tính điểm dưỡng của tôm sú qua các giai đoạn phát triển từ Nauplius
đến tôm trưởng thành
Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàn.
Giai đoạn Zoea: Tôm dinh dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic điển hình là loài
Skeletonema costatum, chaetocerot, ấu trùng của Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân
trùng Brachionus sp.
Giai đoạn Mysis: Thức ăn ưa thích nhất của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu trùng
Nauplius Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp.
Giai đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae): Tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn bao gồm các
loài động vật phù du, xác động vật thối rữa...
8
Giai đoạn tôm trưởng thành: Sống tầng đáy và thức ăn chủ yếu là động vật đáy, lớp hai
mảnh võ, xác động vật thối rữa,… Men tiêu hóa trong dạ dày của tôm chủ yếu là
Peptilaza điều đó chứng tổ tôm là loài ăn nghiêng về đông vật là chủ yếu.
2.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm sú
Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm he lớn nhất từ 28-30
0
C, ở nhiệt độ <20
0
C hay
>30
0
C tôm bắt mồi giảm và ở nhiệt độ <15
0
C hay 35
0
C thì tôm ngừng hẳn hoạt động bắt
mồi.
Ánh sáng: Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều
tối và gần sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi
cường độ ánh sáng mạnh thì tôm giảm bắt mồi và có hiện tượng vùi mình xuống bùn.
Điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất.
2.4 Đặc điểm sinh trưởng
2.5.1 Các giai đoạn biến thái và tốc độ sinh trưởng
Thời kì biến thái của ấu thể sau khi nở
Nauplius: Giai đoạn ấu trùng nauplius trãi qua 6 lần lột xác, sau 30-35 giờ thì chuyển
thành Zoea kích thước cơ thể đạt 0,34mm.
Zoea: Qua 3 lần lột xác thời kì biến thái từ giai đoạn zoea 1 đến zoea 3 mất khoảng 4
ngày và kích thước cơ thể đạt khoảng 2,5mm.
Mysis: Giai đoạn mysis qua 3 lần lột xác, thời gian biến thái từ mysis 1 đến mysis 3 hết
3 ngày. Đầu giai đoạn này kích thước cơ thể trung bình đạt 2,83mm, cuối giai đoạn kích
thước cơ thể đạt 3,79mm.
Postlarvae: Đầu giai đoạn postlarvae cứ một ngày lột xác một lần, từ postlarvae 5 trở đi
thì sau 1-2 ngày tôm lột xác một lần (phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ muối). Ở giai
đoạn này cơ thể gần giống tôm trưởng thành, kích thước cơ thể đầu giai đoạn postlarvae
đạt 4,9-5mm. Đến cuối giai đoạn kích thước cơ thể đạt 2-3cm.
Thời kì tôm con
Tôm lớn lên phải trãi qua quá trình lột xác, mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về trọng
lượng từ 10-15% so với lúc ban đầu. Ở thời kì tôm con cứ sau 2-3 ngày tôm lột xác một
lần.
Thời kì tôm trưởng thành
9
Tôm trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào
nồng độ muối. Nồng độ muối thích hợp cho tôm sú là 15-20%
o
. Ở Đài loan nuôi tôm sú
ở nồng độ muối là 10-15%
o
. thực tế cho thấy nếu nồng độ muối lớn hơn 25%o tốc độ lột
xác của tôm chậm, dẫn tới chậm lớn.
2.6 Đặc điểm sinh sản
2.6.1 Cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực ở tôm sú
Cơ quan sinh dục cái
Cơ quan sinh dục cái được nhận biết nhờ một cơ quan giao cấu gọi là Thelycum nằm
giữa đôi chân bò thứ 5.
Hình: 2.3 c. thelycum; b. Petasma
Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục đực được nhận biết dễ dàng bằng mắt thường qua cơ quan giao cấu
gọi là Petasma nằm giữa đôi chân bò thứ nhất.
2.6.2 Đặc điểm các giai đoạn phát triển buồng trứng của tôm
Giai đoạn 1: Buồng trứng dạng sợi mãnh nằm trên ruột, dưới động mạch bụng kéo dài từ
tâm dạ dày đến hết đốt bụng thứ 6.
Giai đoạn 2: Do buồng trứng phát triển tăng về thể tích và trọng lượng nên dễ dàng phân
biệt với ống tiêu hóa và động mạch bụng, kích thước trứng đạt từ 174 - 177μn . Nếu
nhìn tôm mẹ dưới ánh sáng qua lớp vỏ hoặc lưng ta thấy một đường đậm chạy dọc theo
chiều dài thân tôm.
10
Giai đoạn 3: Buồng trứng trương phồng, đường kính trứng đạt kích thước trung bình
208-215 μn. Thể tích tăng nhiều lần so với giai đoạn 2.
Giai đoạn 4: Là giai đoạn chín mùi sinh dục, trứng đã chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa
vật chất sau này, đường kính trứng đạt kích thước tối đa 235-239 μn. Nếu đặt tôm mẹ
dưới nguồn sáng quan sát ta thấy có dãy trứng rộng nhất kéo dài từ tâm dạ dày đến giữa
đốt bụng thứ 6 và phình to hình tam giác ở đốt thứ nhất và thứ hai, hạt trứng có màu
xanh ngọc và phân biệt rõ ràng.
Giai đoạn 5: Gọi là giai đoạn sau khi đẻ buồng trứng đã thải hết trứng ra ngoài nên khó
phân biệt với ống ruột.
Khả năng đẻ trứng của tôm sú: Tôm sú tự nhiên (ở vùng biển Khánh Hòa, Cà Mau) có
thể đẻ từ 300000-1000000 trứng. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước xâu, trong
sạch và có độ mặn cao trên 30%
o
.
Hình 2.4 các giai đoạn phát triển buồng trứng Tôm sú
2.6.4 Các giai đoạn phát triển phôi và hậu ấu trùng Tôm sú
a. Trứng
Trứng có hình cầu, màu lục đậm. Trứng chìm chậm trong nước. Khi trứng rơi vào trong
môi trường nước kích thước trứng tăng chút ít. Ở nhiệt độ 28-30
0
C sau 14-16 giờ trứng
nở thành ấu trùng Nauplius.
b. Giai đoạn ấu trùng
11
* Nauplius: Đặc tính chủ yếu của Nauplius Tôm sú là chúng bơi lội bằng râu và hàm.
Giai đoạn Nauplius trãi qua 6 lần lột xác trong giai đoạn này chúng dinh dưỡng chủ yếu
bằng noãn hoàn.
* Zoae: Giai đoạn Zoae qua 3 lần lột xác. Ở giai đoạn này đặc trưng trước hết bởi những
chân hàm như là những bộ phụ bơi lội chủ yếu, ấu trùng bơi nhanh và bắt đầu dinh
dưỡng ngoài. Thức ăn bao gồm một số loài trong ngành tảo khuê, tảo lục. Ở nhiệt độ 28-
30
0
C mỗi giai đoạn Zoae cần 30-35 giờ để lột xác. Thông thường ở giai đoạn này tỉ lệ tử
vong lớn nhất.
* Mysis: Giai đoạn này ấu trùng cũng trãi qua 3 lần lột xác. Đặc trưng của giai đoạn này
là ấu trùng bơi ngược về phía sau. Thời gian cần thiết cho sự biến thái trong giai đoạn
phụ thuộc vào nhiệt độ và cần từ 24-48 giờ cho mỗi giai đoạn Mysis thức ăn tương tự
như ấu trùng Zoae ngoài ra chúng bắt đầu ăn ấu trùng của Artemia.
c. Giai đoạn hậu ấu trùng:
Sau giai đoạn Mysis ấu trùng biến thành hậu ấu trùng. Chúng sử dụng chân bơi là những
bộ phụ bơi lội chủ yếu. Có thể phân biệt giữa hậu ấu trùng Mysis ở chổ chân bơi của
hậu ấu trùng dài và có nhiều lông cứng, lưng thẳng.
12
Phần III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ ngày 20/05/2010 – 01/08/2010
Địa điểm: Tại trại sản xuất giống nước ngọt, bộ môn Thủy sản.
Hình: 3.1 Trại sản xuất giống Tôm sú
3.2 Giới hạn đề tài.
So sánh tỉ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Penaeus Monodon) ở mật độ ương 150 con/lít và
mật độ ương 200 con/lít.
3.3 Vật liệu và trang thiết bị sử dụng
3.3.1 Vị trí bố trí bể ương của trại
13
3.3.2 Vật Liệu
Vật liệu sử dụng
STT Hạng mục Cấu trúc Thể tích Đơn vị
tính
Số lượng
1 Bể nuôi vỗ Có mái che
(composite)
1m
3
Bể 1
2 Bể ương Có mái
che(composite
4m
3
Bể 4
3 Bể chứa
nước biển
đã xử lý
Có mái che
(composite)
4m
3
Bể 1
4 Bể xử lý
nước biển
Có mái che
(composite)
10m
3
Bể 2
5 Bể chứa Có mái che 24m
3
Bể 1
Hình: 3.2 Sơ đồ trại sản xuất Tôm sú giống
Hình: 3.3 Bể bố trí thí nghiệm
14
nước
biển
chưa xử
lý
(composite)
6 Bể chứa
nước ngọt
Có mái che
(composite)
2,5m
3
Bể 3
7
Bể đẻ Có mái che
(composite)
1m
3
Bể 2
3.3.3 Trang thiết bị sử dụng
Máy bơm nước công suất 10-15m
3
/giờ, hệ thống ống dẫn và van các loại, hệ thống điện
và máy phát điện dự phòng 10KW, hệ thống khí: Máy thổi khí công suất 1HP (2 cái),
ống dẫn khí, đã bọt và van các loại, máy Ozon, cây nâng nhiệt (Heatter), kính hiển vi,
máy đo độ mặn, pH, và các loại Test đo yếu tố môi trường, dụng cụ lọc nước, vợt cà
thức ăn, dụng cụ siphong…
Hình: 3.4 Trang thiết bị phục vụ thí nghiệm.
15
3.3.4 Phương pháp thực hiện
3.3.4.1 Kỹ thuật sản xuất giống Tốm sú
Trong sản xuất giống hiện nay, việc xử lý nguồn nước đảm bảo trong sạch không nhiễm
kí sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus là bước quan trọng đầu tiên trong các bước kỹ thuật
tiếp theo.
a) Cách xử lý nước:
Hinh: 3.5 Bể xử lý nước
Có hai bước xử lý như sau:
*Xử lý thuốc tím (KMnO
4
)
Thuốc tím có tác dụng lắng đọng các chất hữu cơ và kết tủa một số kim loại nặng, tùy
thuộc vào hàm lượng của chúng.
Lượng KMnO
4
cần dùng cho vùng Trà Vinh là từ 0,5 – 2mg/lít.
Sau khi xử lý KMnO
4
nước có màu tím hồng sau 24 giờ sục khí mạnh liên tục nước
sẽ mất màu thuốc tím.
16
*Xử lý bằng chlorine
Chlorine là chất diệt trùng mạnh. Nước xử lý KMnO
4
sau 24 giờ, để lắng sau đó
chuyển nước qua bể khác để xử lý chlorine Ca(OCl)
2
với liều lượng 30 – 70 ppm.
Sục khí mạnh liên tục trong điều kiện phơi nắng sau 48 giờ dư lượng chlorine sẽ hết.
- Xử lý trung hòa Chlorine bằng Thiosulfate sodium
Sau khi xử lý Chlorine, lượng Chlorine tự do còn dư lại trong nước điều này rất độc
đối với sinh vật đặc biệt là ấu trùng tôm. Do đó trước khi đưa nước vào dùng phải
loại bỏ Chlorine với liều lượng tỉ lệ 7 Thiosulfat : 1 Cl
2
, nghĩa là nếu lượng chlorine
còn dư là 1mg/m
3
thì lượng thiosulfat cần trung hòa là 7mg.
Trong trại sản xuất giống Tôm sú sự cận thận hết sức cần thiết. Do đó khi đưa nước
vào nuôi, nhất là giai đoạn Nauplius hay nuôi tảo phải kiểm tra trong nước còn dư
lượng Chlorine hay không, bằng phương pháp kiểm tra định tính. Sử dụng một lọ
thủy tinh có dung tích 10-20 ml, lấy 5ml mẫu nước cần kiểm tra, nhỏ từ từ 1-2 giọt
Orthotolidin 1%
0
, nếu xuất hiện màu vàng là trong nước còn dư lượng Chlorine, nước
không màu là hết Chlorine.
- Lọc cơ học
Nước trong bể xử lý diệt trùng, đưa ra bể nuôi phải chạy qua lọc cát. Sử dụng loại cát
có đường kính 0,5-1mm, bể lọc có dung tích 1-2m
3
, sử dụng đá rửa sạch, đá 1-2cm
khoảng 0.05 – 0.1m
3
, cát khoảng 0.5m
3
, xắp lần lượt đá trước cát sau, giữa lớp cát ta
cho một lớp mỏng than hoạt tính. Nước trước khi chảy vào bể ương ấu trùng cần cho
chảy qua túi lọc 1micron, sau đó cho vào bể ương nuôi dùng 4-5g EDTA/m
3
.
b) Lựa chọn tôm bố mẹ
Tiêu chuẩn tôm bố mẹ làm đề tài
Tôm sú bố mẹ cung cấp cho sản xuất giống hiện nay, chủ yếu sử dụng từ nguồn tự
nhiên, do đó cần phải lựa chọn tôm mẹ có chất lượng tốt, chủ yếu vẫn dựa vào cảm
quan, đáng chú ý các tiêu chuẩn sau:
1. Trọng lượng tôm cái 150-300g
2. Trọng lượng tôm đực > 100g.
3. Màu sắc tự nhiên: vỏ sáng bóng, mỏng
4. Cơ quan sinh dục tôm cái ( Thelycum ) có túi tinh nhô cao
17