Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

ảnh hưởng của phân bón lá kali nitrat đến năng suất lúa mtl480 trồng trong chậu vụ thu đông 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.5 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………







LÝ HUỲNH NHIÊN



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ KALI
NITRAT ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA MTL480
TRỒNG TRONG CHẬU VỤ
THU ĐÔNG 2013






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH
KHÓA 36








Cần Thơ - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………






Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH
KHÓA 36


ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ KALI
NITRAT ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA MTL480
TRỒNG TRONG CHẬU VỤ
THU ĐÔNG 2013







Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Trần Thị Bích Vân Lý Huỳnh Nhiên
MSSV: 3103353
Lớp: Nông Nghiệp Sạch K36



Cần Thơ - 2013

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành: Nông Nghiệp Sạch với đề tài


ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ KALI NITRAT
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA MTL480 TRỒNG TRONG
CHẬU VỤ THU ĐÔNG 2013




Sinh viên Lý Huỳnh Nhiên thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn




ThS. Trần Thị Bích Vân



2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ KALI NITRAT
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA MTL480 TRỒNG TRONG
CHẬU VỤ THU ĐÔNG 2013

Do sinh viên Lý Huỳnh Nhiên thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng khoa học:




Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Thành viên hội đồng







DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn



LÝ HUỲNH NHIÊN


4

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Con xin thành kính biết ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng tựa trời
biển của cha mẹ đã giúp con khôn lớn nên người và tận tâm lo lắng, tạo mọi
điều kiện cho con được học tập đến ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn!

ThS.Trần Thị Bích Vân đã đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn.
Cô Nguyễn Đỗ Châu Giang cố vấn học tập lớp Nông nghiệp sạch Khóa
36 đã tận tình giúp đỡ, ũng hộ và động viên truyền đạt cho chúng em rất nhiều
kinh nghiệm quý báo.
Toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ đã dìu dắt truyền đạt
kiến thức quý báo cho chúng em trong suốt thời gian theo học ở trường.
Chân thành cám ơn!
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nông nghiệp sạch K36 đã cùng giúp đỡ nhau
trong suốt bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Cảm ơn tất cả các bạn tôi quen biết đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời
gian học tập và rèn luyện.
Xin kính chúc quý Thầy, Cô, anh, chị, tất cả các bạn trong Bô môn Khoa
học đất – Khoa nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại Học Cần Thơ nhiều sức
khỏe và công tác tốt.
Trân trọng kính chào!

5

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: LÝ HUỲNH NHIÊN Giới tính: Nam
Ngày sinh: 20/11/1993 Dân tộc: Khmer
Nơi sinh: Mỹ Xuyên – Sóc Trăng
Nơi ở hiện nay: Thạnh Quới, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.Tiểu học
Thời gian học: từ năm 1998 đến năm 2003
Trường Tiểu học Thạnh Quới 2

Địa chỉ: Thạnh Quới, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.
2.Trung học cơ sở
Thời gian học: từ năm 2003 đến năm 2007
Trường Trung học cơ Sở Thạnh Quới.
Địa chỉ: Thạnh Quới, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.
3.Trung học phổ thông
Thởi gian học: từ năm 2007 đến năm 2010
Trường trung học phổ thông Trần Văn Bảy.
Địa chỉ: thị trấn Phú Lộc, Thạnh Trị, Sóc Trăng.
4. Đại học
Thời gian học: từ năm 2010 đến năm 2013
Người khai ký tên



Lý Huỳnh Nhiên



6

MỤC LỤC
Xét duyệt luận văn i
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Tóm tắt tiểu sử cá nhân v
Mục lục vi
Danh sách bảng viii
Tóm lược ix
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY LÚA 2
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng) 2
1.1.2 Giai đoạn sinh sản 3
1.1.3 Giai đoạn chính 3
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHÂN BÓN LÁ 4
1.2.1 Phân bón lá và cơ chế hấp thu phân bón lá 4
1.2.2 Sự cần thiết phải bón phân qua lá 5
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón lá 6
1.2.4 Hạn chế khi sử dụng phân bón lá 7
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN LÁ 8
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG KALI TRÊN LÚA 9
1.5 VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI LÚA 10
1.6 VAI TRÒ CỦA KALI NITRAT (KNO
3
) 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 13
2.1.1 Thời gian 13
2.1.2 Địa điểm 13
2.2 PHƯƠNG TIỆN 13
2.2.1 Vật liệu và dụng cụ 13
2.3 PHƯƠNG PHÁP 13
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 13
2.3.2 Thu thập số liệu 14
2.3.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học 14
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất 14
2.3.5 Đanh giá chỉ tiêu về năng suất 15
2.3.6 Phương pháp phân tích số liệu 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 16

7

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ KNO
3
ĐẾN ĐẶC TÍNH NÔNG
HỌC CỦA CÂY LÚA 16
3.2.1 Chiều cao cây (cm) 16
3.2.2 Số chồi/chậu 17
3.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) 18
3.2.4 Chiều dài bông (cm) 18
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 18
3.3.1 Số bông/chậu 18
3.3.2 Số hạt trên bông 19
3.3.3 Số hạt chắc trên bông 19
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc(%) 20
3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt (g) 20
3.4 NĂNG SUẤT 20
3.4.1 Năng suất lý thuyết (g/chậu) 20
3.4.2 Năng suất thực tế (g/chậu) 21
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 22
4.1 KẾT LUẬN 22
4.2 ĐỀ NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

8

DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Tên bảng Trang
3.1 Một số đặc tính nông học của giống lúa MTL480 thí nghiệm tại
nhà lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ ở vụ Thu Đông 2013 13
3.2
Thành phần năng suất của giống lúa MTL480, thí nghiệm tại nhà
lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học
Cần Thơ ở vụ Thu Đông 2013 15
3.3
Năng suất của giống lúa MTL480 thí nghiệm phun phân bón lá
KNO
3
tại nhà lưới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ vụ Thu Đông 2013 17

9

LÝ HUỲNH NHIÊN, 2013 “Ảnh hưởng của phân bón lá Kali Nitrat đến năng
suất lúa MTL480 trồng trong chậu Thu Đông 2013”. Luận văn tốt nghiệp Đại
học, Khoa Nông Nghiệp và sinh học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của phân bón lá Kali Nitrat đến năng suất lúa
MTL480 trồng trong chậu Thu Đông 2013” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm
ra liều lượng KNO
3

phun qua lá thích hợp, làm tăng năng suất lúa. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 5 lần lặp lại, bốn nghiệm thức
bao gồm: Nghiệm thức 1: Đối chứng (không phun KNO
3
); nghiệm thức 2:
Phun KNO
3
1000ppm; nghiệm thức 3: Phun KNO
3
2000ppm; nghiệm thức 4:
Phun KNO
3
3000ppm. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Phun KNO
3
giai đoạn sau
khi lúa trổ bông có tác dụng làm tăng số hạt chắc trên bông, số hạt trên bông
và tỷ lệ hạt chắc. Nắng suất của giống lúa MTL480 ở các nghiệm thức có phun
KNO
3
cao hơn nghiệm thức đối chứng (không phun KNO
3
).

10


MỞ ĐẦU
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay phân bón lá đã và đang được nông
dân sử dụng khá phổ biến, nhất là các vùng chuyên canh rau màu và cây lương
thực. Phân bón lá có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi,

đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, tăng năng suất chất lượng nông sản, kéo dài thời
gian bảo quản,… Nếu so với phân bón vào đất thì giá thành phân bón lá rẻ hơn
rất nhiều, sản phẩm lại đa dạng về chủng loại, khi cần phun ở giai đoạn sinh
trưởng nào của cây trồng cũng có thể mua được, vì vậy người dân rất dễ mua
và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, không phải người nông dân nào cũng hiểu hết tính năng và sử
dụng đúng cách. Nhiều hộ nông dân quan niệm phân bón lá như là liều thuốc
bổ cho cây trồng, phun không hiệu quả cho lúc này thì tốt cho lúc khác nên sử
dụng sản phẩm không đúng thời kỳ, không đúng giai đoạn sinh trưởng của cây
trồng và không đúng nồng độ của phân. Nhiều hộ nông dân vì mục đích kinh
tế, sử dụng phân bón lá chứa các chất kích thích sinh trưởng với liều lượng
cao, phun liên tục nhiều lần, không đảm bảo thời gian cách ly, hậu quả gây
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Vì thế đề
tài “Ảnh hưởng của phân bón lá Kali Nitrat đến sự sinh trưởng và năng suất
lúa MTL480” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định nồng độ KNO
3
thích
hợp giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất tối hảo.

11

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
LÚA
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), sự phát triển của cây lúa bắt đầu từ lúc
hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tăng
trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn
chín.
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng)

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt
đầu phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng
dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá
ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp
thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau.
Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có
thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong ruộng mạ gọi là chồi
ngạnh trê (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ
yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn. Thường các giống lúa rất
ngắn ngày và ngắn ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa
đòng có thể xảy ra trước hoặc ngay khi cây lúa đạt được chồi tối đa. Ngược
lại, các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt được chồi tối đa trước khi
phân hóa đòng. Đặc biệt, các giống lúa mùa quang cảm mạnh, nếu gieo cấy
sớm, thì sau khi đạt chồi tối đa, cây lúa tăng trưởng chậm lại và chờ đến khi có
quang kỳ thích hợp mới bắt đầu phân hóa đòng để trổ bông. Thời gian này cây
lúa sống chậm, không sản sinh gì thêm gọi là thời kỳ ngưng tăng trưởng, có
khi rất dài. Do đó, đối với các giống lúa quang cảm mạnh, cần bố trí thời vụ
gieo cấy căn cứ vào ngày trổ hàng năm của giống, làm thế nào để thời kỳ
ngưng tăng trưởng này càng ngắn càng tốt, nhưng phải bảo đảm thời gian từ
cấy đến phân hóa đòng ít nhất là 2 tháng, để cây lúa có đủ thời gian nở bụi,
bảo đảm đủ số bông trên đơn vị diện tích sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là
chồi có ích) thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước
khi đạt được chồi tối đa. Các chồi ra sau đó, thường sẽ tự rụi đi không cho
bông được do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh
sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu. Trong canh tác, người ta hạn chế

12


đến mức thấp nhất việc sản sinh ra số chồi vô hiệu này bằng cách tạo điều kiện
cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc thêm chồi từ khoảng 7
ngày trước khi phân hóa đòng trở đi, để tập trung dinh dưỡng cho những chồi
hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài
ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Giai đoạn này biểu hiện
với sự giảm nhanh số chồi vô hiệu, xuất hiện lá đòng (lá cờ), ngậm đòng trổ
gié và trổ bông. Giai đoạn này sự vươn lóng (đốt) thường bắt đầu khoảng
tượng khối sơ khởi của bông và tiếp tục đến trổ gié, chiều cao tăng lên rõ rệt
do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra
khỏi bẹ của lá cờ: Lúa trổ bông. Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh
dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận
lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn
nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2009).
1.1.3 Giai đoạn chính
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy
nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng
trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Giai đoạn
này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là
do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình
trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi
hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và
trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên

gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa,
nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
- Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu
vẫn còn xanh.
- Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót

13

bông lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi
dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20%
hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của
giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHÂN BÓN LÁ
1.2.1 Phân bón lá và cơ chế hấp thu phân bón lá
Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng dùng hòa tan trong nước, phun
lên lá cây trồng để hấp thu nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây. Qua đó làm
tăng năng suất, phẩm chất và mẫu mã nông sản (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv.,
2005). Phân bón lá là một dạng phân hữu ích có tác dụng nhanh chóng đến cây
trồng đặc biệt sau khi gặp các điều kiện bất lợi như: Hạn hán, ngập úng, sâu
bệnh làm tăng năng suất cây trồng đáng kể (Vũ Cao Thái, 2000). Phân bón lá
là những hợp chất dinh dưỡng có thể có các nguyên tố đa, trung, vi lượng
được hòa tan trong nước phun lên lá để cây hấp thu và phát huy hiệu lực
nhanh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng
đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng
45-50% (Đường Hồng Dật, 2002). Nói chung, các loại phân bón lá là để bổ
sung thêm thức ăn cho cây đặc biệt là vi lượng, để kích thích ra lá, hoa nhanh

hơn (Mai Văn Quyền, 2008).
Theo Howerda (2002), cây có thể hấp thu và vận chuyển các chất dinh
dưỡng qua lá bằng các con đường sau: Thấm qua các khe hở giữa lớp cutin và
vách tế bào; thẩm thấu qua màng tế bào; qua lỗ khí khổng. Phân bón lá cho lúa
được sử dụng khi:
+ Khi hoạt động của bộ rễ bị ảnh hưởng: ngập úng, khô hạn, ngộ độc
phèn, ngộ độc hữu cơ.
+ Ở các thời kỳ cây cần lượng chất dinh dưỡng lớn mà bộ rễ không
cung cấp đủ (vào chắc).
+ Để cung cấp các chất dinh dưỡng có mức độ di chuyển thấp (Ca, B,
Mn).
+ Để phòng ngừa và điều trị khi cây có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng
ở các giai đoạn sớm.
+ Để cải thiện phẩm chất nông sản (hạt to, vàng sáng).

14

Có 04 thời điểm chính phun phân bón lá cho lúa:
+ Thời kỳ lúa cây con-đẻ nhánh (5-20 NSS).
+ Thời kỳ lúa làm đòng (40-45 NSS).
+ Thời kỳ trước trổ (55-57 NSS).
+ Thời kỳ sau trổ (70-72 NSS).
Bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần
thiết để nâng cao năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi nhuận của nhà
nông. Đối với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, bón phân qua lá đã minh
chứng tính hiệu quả, tính hiệu lực của nó. Do đó, nông dân được khuyến khích
áp dụng phương pháp này trên các loại cây trồng (Vũ Cao Thái, 2000).
1.2.2 Sự cần thiết phải bón phân qua lá
Theo Lê Hoàng Kiệt (2005), phân bón lá giúp cây hấp thụ nhanh và hiệu
quả các chất dinh dưỡng qua lá, bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là vi

lượng trong các giai đoạn khủng hoảng của cây. Dinh dưỡng hấp thu qua lá
được sử dụng đến 95% so với 45-50% (Chu Thị Thơm, 2006). Phân bón lá có
thể thay thế được 30% phân bón qua rễ. Trên đất phèn dù bón đủ NPK thì lúa
vẫn không hấp thu được tốt do rễ kém phát triển trong tầng canh tác, đôi khi
phân bị bốc hơi nhanh hay bị rửa trôi do thời tiết do đó cây lúa không thể hấp
thu dinh dưỡng được vì vậy cần bổ sung phân bón qua lá để đáp ứng nhu cầu
cây lúa trong quá trình phát triển. Phân bón lá giúp lúa thúc đẩy nhanh quá
trình ra rễ, đẻ nhánh và hình thành đòng (Nguyễn Thanh Bình, 2008)
Sự giảm hấp thu dinh dưỡng của rễ bắt đầu trong giai đoạn sinh sản là do
sự cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông, việc phun dinh dưỡng qua lá có
thể bù đắp cho sự thiếu dinh dưỡng này. Sử dụng phân bón lá giúp gia tăng
hàm lượng tinh bột ở ngũ cốc, lượng protein và chất lượng hạt có thể gia tăng
nhanh chóng khi phun đạm qua lá ở giai đoạn sau. Đạm cung cấp ở giai đoạn
này nhanh chóng được vận chuyển hoặc chuyển vị từ lá tới hạt (Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Phân bón lá giúp cây trồng tăng năng suất và chất lượng. Nghiên cứu của
Rana và Sharma 1980 cho thấy, phun hai lần CuSO
4
với nồng độ 0,025% trên
nho làm tăng năng suất ý nghĩa đối chứng với mức tăng 13,7% (Chu Thị
Thơm và ctv., 2006). Hay sản phẩm Bioted 603 làm tăng năng suất lúa 11-
17%, sản phẩm HVP 1601 WP làm tăng năng suất lúa 23,5%, nhãn 18-39%
(Vũ Cao Thái, 2000).

15

Ngoài ra phân bón lá còn có tác dụng kéo dài thời gian tồn trữ nông sản
sau thu hoạch bằng biện pháp xử lý tiền thu hoạch. Phun K
2
CO

3
nồng độ 2 g/l
trên xoài Cát Hòa Lộc 5-6 năm tuổi vào thời điểm trái đậu trứng cá đến trước
thu hoạch hai tuần đã làm tăng năng suất phẩm chất trái và tồn trữ được thêm
hai ngày (Trần Thị Kim Ba, 2007). Theo Phan Thị Lệ Thi (2009), sử dụng
H
3
BO
3
ở nồng độ 100 ppm phun qua lá một tháng trước thu hoạch đã giúp
màu sắc vỏ trái bóng sáng duy trì ổn định theo thời gian tồn trữ và vỏ trái cứng
chắc hơn. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm, giúp vỏ trái
giảm mất nước bốn tuần sau thu hoạch của trái quýt đường.
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón lá
Sự hấp thu chất dinh dưỡng qua lá chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên
trong như: Tình trạng dinh dưỡng của cây, tuổi lá,…và các yếu tố bên ngoài
như: Nồng độ dưỡng chất, pH của dung dịch phân bón lá, các yếu tố ngoại
cảnh (ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ,…).
 Ảnh hưởng bởi tình trạng dinh dưỡng của cây
Phần lớn các chất dinh dưỡng được cây trồng hấp thu qua rễ, việc hấp
thu qua lá chỉ là thứ yếu. Trong trường hợp đất có hàm lượng chất khoáng
không đủ cung cấp cho cây trồng hoặc khi gặp các điều kiện bất lợi như khô
hạn hay ngập úng cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng qua rễ và khi nồng
độ dinh dưỡng trong cây thấp thì việc phun phân bón qua lá sẽ có hiệu quả tối
ưu. Theo Phương Hiệp Oanh (2006), thì phun dung dịch gồm DAP và Kali (tỷ
lệ 4:1) nồng độ 1,5-2% kết hợp với phân bón lá Agrispon nồng độ 0,1-0,2% đã
giúp vườn cây trái chống chịu với điều kiện ngập lũ.
 Ảnh hưởng bởi tuổi lá
Lá càng già thì khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá càng giảm, có nhiều
yếu tố gây ra sự giảm hấp thu này là do hoạt động biến dưỡng giảm (hoạt động

của nơi nhận dưỡng chất), tăng tính thấm của màng và gia tăng bề dày của lớp
cutin trên trên bề mặt lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Lớp
cutin thấm nước khi lá non và ít thấm nước khi lá đã già, vì vậy khả năng hấp
thu dinh dưỡng của lá sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá. Lá non hấp
thu dinh dưỡng tốt hơn lá già (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008).
 Ảnh hưởng của nồng độ dưỡng chất
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), nồng độ dung dịch
dinh dưỡng khi phun lên cây phải cao hơn nồng độ trong cây. Vì đa số các
dưỡng chất dinh dưỡng hấp thu vào cây theo nguyên tắc khuếch tán, nghĩa là
đi theo chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Sự chênh lệch

16

nồng độ dưỡng chất khoáng từ mặt bên ngoài hướng tới mặt bên trong tế bào.
Các ion đi vào bên trong cây qua lớp cutin theo hướng chênh lệch nồng độ là
một yếu tố quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng qua lá.
 Ảnh hưởng bởi pH của dung dịch phân bón lá
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), dung dịch dinh dưỡng
khoáng khi phun qua lá phải có pH trung tính, nếu như pH quá cao hay quá
thấp sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng do môi trường bên trong tế bào
là môi trường kiềm. Đôi khi pH không thích hợp sẽ dẫn đến cháy lá.
 Ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh
Ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ,…các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp nhằm tạo ra carbohydrate. Sự hấp thu dưỡng chất qua lá cao nhất
khi ánh sáng thấp, ẩm độ cao, và nhiệt độ tối hảo. Ánh sáng càng cao làm cho
lớp cutin và lớp sáp dày, nhiệt độ càng cao làm cho dung dịch phun qua lá
mau khô dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng giảm hiệu quả, nhưng ẩm độ càng
cao thì dung dịch dinh dưỡng càng chậm khô giúp cho việc hấp thu dưỡng
chất qua lá càng tốt hơn (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008).
Theo Lê Văn Tri (2000), phân bón lá được hấp thu qua khí khổng. Do

đó, khi khí khổng đóng sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây
trồng. Các yếu tố có thể làm đóng khí khổng gồm: Ánh sáng quá mạnh, ẩm độ
bề mặt lá quá thấp, nhiệt độ quá cao,… Vì vậy tránh phun phân bón lá trong
những trường hợp này để tăng hiệu quả sử dụng dưỡng chất.
1.2.4 Hạn chế khi sử dụng phân bón lá
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), cung cấp dưỡng chất
qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với
phương pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên, cung cấp dinh dưỡng khoáng qua lá
mang tinh chất nhất thời và còn một số hạn chế:
+ Vận tốc hấp thu chậm, đặc biệt đối với những lá có lớp cutin dày như
lúa, cam, quýt,…
+ Dưỡng chất bị rửa trôi do mưa ở những lá không thấm nước.
+ Dung dịch phun qua lá bị khô nhanh.
+ Sự chuyển vị của một số nguyên tố bị hạn chế như Ca khi phun qua lá
rất ít được di chuyển đến các vị trí khác của cây vì Ca là nguyên tố không
chuyển vị.
+ Lá bị tổn thương do phun với nồng độ không thích hợp.

17

+ Khi cây trồng bị nấm bệnh tấn công thì không phun bón lá vì như thế
sẽ làm cho nấm bệnh có cơ hội phát triển.
Vì vậy theo Lê Văn Tri (2000), khi sử dụng phân bón lá cần chú ý:
+ Tránh phun trước và sau khi trời mưa vì khi phun dung dịch dinh
dưỡng sẽ bị rửa trôi hoặc làm giảm hiệu quả hấp thụ của cây vì cây đã no
nước.
+ Không phun khi trời nắng nóng hoặc nắng gắt vì khi đó các khí khẩu
đã đóng lại nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây.
+ Hạn chế sử dụng áp suất cao sẽ làm lá bị tổn thương.
+ Không nên phun phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ

làm rụng hoa, giảm hiệu lực của dưỡng chất trong phân bón. Cũng như khi ẩm
độ không khí thấp, đất bị hạn nặng thì không nên phun phân bón lá sẽ làm
rụng lá.
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN LÁ
Theo Lê Hoàng Kiệt và ctv. (2005), sử dụng phân bón lá Kristalon
TM

Special 18-18-18 + 3MgO trên hai vụ lúa Đông Xuân 2003-2004 và Hè Thu
2004 tại trại thực nghiệm nông nghiệp Đồng Tháp Mười với liều dùng 3-4
kg/ha vào lúc lúa tượng đòng và trước lúc trổ đã làm tăng năng suất lúa lên
6,55% so với không phun. Ngoài ra kết quả còn cho thấy phân bón lá
Kristalon
TM
Special 18-18-18 + 3MgO còn làm tăng số bông/m
2
, tăng tỷ lệ số
hạt vàng sáng và giảm số hạt lép.
Kết quả thí nghiệm phân bón lá Krista-K (KNO
3
) trên lúa ở các tỉnh phía
Bắc do Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nông Nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện năm 2000 với liều dùng 0,5% sử dụng vào cuối
thời kỳ đẻ nhánh và 2-3 ngày trước trổ đã làm tăng năng suất lúa lên 8 – 9% so
với đối chứng (Lê Hoàng Kiệt và ctv., 2005).
Trong hai năm 1996-1997, phân bón lá Bioted được viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long, trung tâm nghiên cứu khoa học và khuyến nông thành phố Hồ
Chí Minh, trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Long Định khảo nghiệm với kết
quả: Làm tăng năng suất lúa 11-17%, đậu nành 21%, xoài 37,5%, thanh long
35%, đặc biệt là nhãn tăng năng suất 45% so với đối chứng không phun.
Theo Trần Thị Kim Ba (2007), phun Borax 1-2 g/l trên xoài Cát Hòa Lộc

5-6 năm tuổi lúc phát hoa dài 10 cm đã làm tăng sự nảy mầm của hạt phấn,
phát triển chiều dài của ống phấn, làm tăng đậu trái 146-162% và làm tăng
năng suất 139-158%. Hay phun CaCl
2
2 g/l kết hợp với chất bám dính Triton

18

hoặc Tween nồng độ 2 ml/l phun hai tuần/lần từ sau khi đậu trái đến trước khi
thu hoạch hai tuần tăng tỉ lệ đậu trái xoài 184-204% so với đối chứng (Trần
Thị Kim Ba, 2007).
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG KALI TRÊN LÚA
Hiệu lực của kali đối với lúa ở ĐBSCL thể hiện không rõ. Trên phương
diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương
đối nhiều K hơn N và P,cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây.
Phân kali không trực tiếp làm tăng năng suất lúa. Một thí nghiệm không bón
phân kali liên tục đã kéo dài 26 năm ở Viện Lúa ĐBSCL cho thấy năng suất
giảm so với ruộng được bón phân kali đều đặn chỉ 200 kg/ha. Tuy không trực
tiếp làm tăng năng suất nhưng phân kali lại có tác dụng làm tăng năng suất và
tăng chất lượng nông sản. Ở ruộng được bón phân kali thì hạt lúa sáng hơn,
lúa chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn. Với những ruộng bị các điều
kiện bất lợi như hạn hán, nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất phù sa quá tốt thì tác
dụng của phân kali rõ ràng hơn, sẽ giảm thiểu được các bất lợi trên. Mặt khác,
phân kali còn làm cho cây cứng hơn, ít đổ ngã, lá đứng nên ít sâu bệnh hơn
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo kết quả nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Cửu Long của Mai Thành
Phụng và Lê Văn Chính (2001), hiệu quả sử dụng của phân kali cao hơn phân
đạm do ít bị rửa trôi và không bay hơi. Thông thường hiệu quả sử dụng phân
urê chỉ 40% thì hiệu quả sử dụng phân kali lên đến 60%. Khi bón kali vào đất
thì thường bị keo đất hấp thu, giữ chặt nên không dễ bị thất thoát như phân

đạm. Lượng phân kali bị keo đất hấp thu sẽ được cây sử dụng tiếp ở vụ sau.
Trong 10 năm trở lại đây, nhất là từ khi thực hiện chương trình 1 triệu
héc-ta lúa chất lượng cao (năm 2001), nông dân ĐBSCL đã thay đổi dần tập
quán bón kali. Hiện nay kali được khuyến cáo bón ở liều lượng 30-50 kg
K
2
O/ha. Ở liều lựơng này chỉ mới đáp ứng duy trì kali trong đất. Bón cao hơn,
ở mức 100 kg K
2
O/ha năng suất lúa tăng khỏang 5-6 tạ/ha, nhưng không kinh
tế. Bón kali qua lá cho tăng năng suất và cho hiệu qủa kinh tế cao. Phun nitrat
kali nồng độ 2% trước và sau khi lúa trổ 1 tuần cho năng suất tăng khoảng 8-
10%, lợi nhuận thu được là chấp nhận (Phạm Sỹ Tân, 2008). Kết quả nghiên

19

cứu phân bón trong 5 năm từ 2002 đến 2007 của Viện lúa ĐBSCL trên lúa cao
sản ngắn ngày vùng phù sa ngọt ĐBSCL cho thấy: Chênh lệch năng suất giữa
ô không bón (ô khuyết) đạm với ô bón phân NPK đầy đủ thường dao động
trong khoảng 2,3-2,7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 1,7-2,2 tấn/ha vụ Hè Thu.
Như vậy, vụ Đông Xuân bón 100-110kg N/ha và vụ Hè Thu khoảng 70-90kg
N/ha là đủ. Thực tế nông dân bón phân đạm trong vụ Hè Thu rất cao (hơn
100kg N/ha), thậm chí còn cao hơn vụ Đông Xuân (Phạm Sỹ Tân, 2008). Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy chênh lệch năng suất giữa ô khuyết lân so với ô
bón NPK đầy đủ dao động trong khoảng 1,2-2,0 tấn/ha. Với khoảng chênh
lệch này chỉ cần bón 30-60kg P
2
O
5
/ha là phù hợp. Nhưng với phân kali, kết

quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch năng suất giữa ô khuyết kali và ô bón
NPK đầy đủ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,3-0,5 tấn/ha. Với khoảng chênh lệch này,
chỉ nên bón 30-40kg K
2
O/ha là vừa. Chúng ta cũng có thể tăng thêm khoảng
10-15kg K
2
O/ha hàng vụ để duy trì hàm lượng kali trong đất ổn định. Như
vậy, không cần thiết bón kali quá 50kg K
2
O/ha cho lúa ở ĐBSCL.
Theo Đỗ Trung Bình và Cổ Khắc Sơn (2008), nghiên cứu từ 1998-2004
cho thấy: đối với lúa trên đất xám tại Trảng Bàng-Tây Ninh (Đông Xuân
1998-1999), các công thức bón đạm ở mức 90-120 kg N/ha cho năng suất cao
hơn hẳn mức bón 60 kg N/ha (tỷ lệ N: P
2
O
5
:K
2
O là 1,5:1,0:1,0). Năng suất lúa
đạt cao nhất (trên 4,8 tấn/ha) ở các công thức: 90-60-90; 90-90-60; 120-60-60
và 120-90-90. Tương tự như ở thí nghiệm, kết quả thử nghiệm trên diện rộng
vụ Hè Thu 1999 cho thấy, các công thức bón đạm ở mức cao: 90-120 kg N
cho năng suất cao hơn mức đạm thấp (60 kg N/ha) từ 19,2-25,3%. Trong cùng
mức đạm thì các mức lân và kali khác nhau có sự biến đổi về năng suất lúa
không đáng kể (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.5 VAI TRÒ CỦA KALI NITRAT (KNO
3
)

Theo Nguyễn Bảo Vệ (2004), sau khi lúa trổ đều, nếu phun KNO
3
với
nồng độ 100 g/bình 10 lít để giúp sự chuyển vận đường bột tạo ra từ lá đến hạt
được tốt hơn, tăng khả năng phục hồi và tăng tính chống chịu sâu bệnh, làm
cứng cây, chống đổ ngã. Theo Haifa (2009), khi cung cấp Kali Nitrat cho cây
sẽ giúp thành vách tế bào được dày hơn, tăng cường khả năng chịu rét, chịu

20

hạn, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh. Kali Nitrat làm giảm thiểu sự hấp thu
Clorua và chống lại tác hại của Natri do đó giúp cây trồng thích nghi tốt hơn
khi trong môi trường ngập mặn.

21

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
2.1.2 Thời gian
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Thu-Đông (từ tháng 09/2013 đến
tháng 12/2013)
2.2.2 Địa Điểm
Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Khoa học Cây trồng
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, trên
giống lúa cao sản MTL480 có thời gian sinh trưởng 94-98 ngày.
2.2 PHƯƠNG TIỆN
2.2.1 Vật liệu và dụng cụ
Giống lúa: MTL480:
 Có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 94-95 ngày

 Chiều cao cây thấp từ 85-95 cm
 Cứng cây, nhảy chồi khá, trổ lá nhanh, bông khỏe và dài khoảng 20-
22 cm
 Năng suất đat từ 6-8 tấn/ha
 Kháng bệnh cháy lá và kháng rầy nâu ở mức trung bình,….
Dụng cụ: Thước đo, chậu nhựa, cân đồng hồ, bao ni-long chứa mẫu,…
Phân bón: N-P-K theo công thức 90 N – 60 P
2
O
5
– 30 K
2
O, phân bón lá
KNO
3

Thuốc bảo vệ thực vật: Virtako 40 WG, Chess 50 WG.
2.3 PHƯƠNG PHÁP
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần
lại cho 4 nghiệm thức gồm:
- Nghiệm thức 1: 0 ppm ( đối chứng không phun KNO
3
)
- Nghiệm thức 2: 1000 ppm KNO
3

- Nghiệm thức 3: 2000 ppm KNO
3



22

- Nghiệm thức 4: 3000 ppm KNO
3

KNO
3
được phun vào giai đoạn sau 7 ngày và 14 ngày lúa trổ.
2.3.2 Thu thập số liệu
- Đặc điểm sinh trưởng: Số chồi/chậu và chiều cao cây (cm) đo lúc lúa
được 40, 65 và 90 ngày sau sạ, còn chiều dài bông (cm) và tỷ lệ chồi hữu hiệu
(%) được đo lúc lúa 90 ngày sau sạ.
- Thành phần năng suất: Số bông/chậu, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc
(%) và trọng lượng 1000 hạt (g).
- Năng suất: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế (tấn/ha).
2.3.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học
 Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây đối với cây lúa chưa có bông là khoảng cách từ mặt đất
đến chóp lá cao nhất, đối với cây lúa đã có bông thì chiều cao được xác định
từ mặt đất đến chóp bông cao nhất. Đo chiều cao của 3 cây lúa trong mỗi chậu


vào thời điểm 90 ngày sau khi gieo.
 Số chồi/chậu và tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)
Được xác định bằng cách đếm tất cả các chồi và thân chính của lúa trong
chậu vào thời điểm tượng đòng (40 ngày sau sạ).
Tỷ lệ chồi hữu hiệu được tính theo công thức:




 Chiều dài bông (cm)
Chiều dài bông là khoảng cách từ cổ bông đến chóp hạt cuối cùng của
bông, đo chiều dài của 10 bông lúa trên chậu

và tính chiều dài trung bình.
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
Đến giai đoạn thu hoạch, gặt hết tất cả lúa trong chậu

sau đó:
Đếm tổng số bông, ký hiệu là B (bông)
Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là L (lép)
Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là C (chắc)
Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.
Số chồi lúc thu hoạch
Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) =
Số chồi tối đa (lúc 40 ngày sau sạ)

x 100

23

Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w
1
, w
2
, w
3
(gram)
Đo độ ẩm mẫu.

Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn là 14%.
86
)100(
0
0
%14
HW
W



W14% : trọng lượng mẫu ở ẩm độ 14%
W
0
: trọng lượng mẫu lúc cân
H
0
: Ẩm độ mẫu lúc cân
Các thành phần năng suất được tính như sau:
Số hạt chắc trên bông
B
C


Phần trăm hạt chắc (%)
100
L
C
C




Trọng lượng 1000 hạt (g)
3
321
w
w
w


2.3.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết ( NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần
năng suất bằng công thức: NSLT = số bông/chậu x số hạt/bông x trọng lượng
ngàn hạt x tỷ lệ hạt chắc
Năng suất thực tế ( NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ
mỗi chậu, tuốt, phơi, cân và quy về ẩm độ 14%.
2.3.6 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê bởi phần mềm
Microsoft Office Excel và phần mềm thống kê SPSS.

×