Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ m2 của hai giống đậu xanh taichung và đx 208

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 56 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




LÊ NHỰT PHÁP





KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M
2
CỦA HAI GIỐNG
ĐẬU XANH TAICHUNG VÀ ĐX 208





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC












Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC



Tên đề tài:
KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M
2
CỦA HAI GIỐNG
ĐẬU XANH TAICHUNG VÀ ĐX 208






Giáo viên hướng dẫn:
Ths. TRẦN THỊ THANH THỦY
PGS.TS. TRƢƠNG TRỌNG NGÔN










Cần Thơ, 2013
Sinh viên thực hiện:
LÊ NHỰT PHÁP
MSSV: 3103520
Lớp: NÔNG HỌC K36

i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP




Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông học với đề tài:




KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÕNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M
2
CỦA HAI GIỐNG
ĐẬU XANH TAICHUNG VÀ ĐX 208



Do sinh viên Lê Nhựt Pháp thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.






Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn





Ths. Trần Thị Thanh Thủy





ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:


KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÕNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M
2
CỦA HAI GIỐNG
ĐẬU XANH TAICHUNG VÀ ĐX 208


Do sinh viên Lê Nhựt Pháp thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:



Cần Thơ, ngày……tháng… năm 2013
Thành viên Hội đồng






DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng




iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Lê Nhựt Pháp




















iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

I. L Ý LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Lê Nhựt Pháp Giới tính: Nam
Năm sinh: 1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Lấp Vò, Đồng Tháp
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian: 1998-2003
Trƣờng: Tiểu học Long Hƣng B3
Địa chỉ: xã Long Hƣng B, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
2. Trung học Cơ Sở
Thời gian: 2003-2007
Trƣờng: Trung học Cơ Sở Long Hƣng B
Địa chỉ: xã Long Hƣng B, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
3. Trung học Phổ Thông
Thời gian: 2007-2010
Trƣờng: Trung học Phổ Thông Lấp Vò 3
Địa chỉ: xã Long Hƣng B, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
4. Đại học

Thời gian: 2010-2013
Trƣờng: Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: Đƣờng 3/2, Phƣờng Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần
Thơ.
Chuyên ngành: Nông học
Khóa: 36
Ngày…….tháng……năm 2013

Lê Nhựt Pháp

v
LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cha mẹ, ông bà và những ngƣời thân trong gia đình đã yêu thƣơng, dạy dỗ và
tạo mọi điều kiện để con có thể học tập tốt.
Thầy Trƣơng Trọng Ngôn và cô Trần Thị Thanh Thủy đã tận tình hƣớng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cô cố vấn học tập Trần Thị Thanh Thủy và các Thầy, Cô Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng đã tận tâm dạy dỗ tôi trong suốt những năm tôi học tại Đại Học
Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn
Các bạn trong lớp Nông Học 36 đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tại trƣờng
Bạn Trƣơng Văn Tƣởng lớp Nông Học A1 K37 và bạn Trần Thị Trúc Giang, Lê
Anh Khoa, Cao Thị Cẩm Tú lớp Nông Học K36 đã giúp tôi hoàn thành đề tài.
Chị Nguyễn Thụy Thảo Nguyên lớp Cao học K20 đã tận tình hƣớng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Gửi lời thân ái đến
Các bạn Minh Tâm, Tƣờng Vy, Hồng Nhung, Văn Đƣợc, Hồng Khoái, Thanh
Sang,…đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.



Lê Nhựt Pháp








vi
LÊ NHỰT PHÁP, 2013 “KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở CÁC DÒNG
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M
2
CỦA HAI GIỐNG ĐẬU XANH TAICHUNG VÀ ĐX 208”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Nông học, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
trƣờng Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Trần Thị Thanh Thủy và Ts.
Trƣơng Trọng Ngôn.

TÓM LƢỢC

Đề tài “Khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ M
2
của hai
giống đậu xanh Taichung và ĐX 208” đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại Học Cần Thơ từ
ngày 27/02/2013 đến ngày 14/05/2013 nhằm xác định đƣợc sự biến dị về mặt di truyền
của các dòng đột biến thế hệ M
2
làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống mới. Đề tài gồm

2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, một
nhân tố, 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức ở thí nghiệm 1 là hạt M
2
của
giống ĐX 208 tƣơng ứng với 4 mức nồng độ 0,2% EMS, 0,4% EMS, 0,6% EMS và
0,8% EMS, nghiệm thức đối chứng là giống ĐX 208. Tƣơng tự 4 nghiệm thức ở thí
nghiệm 2 là hạt M
2
của giống Taichung tƣơng ứng với 4 mức nồng độ 0,2% EMS,
0,4% EMS, 0,6% EMS và 0,8% EMS, nghiệm thức đối chứng là giống Taichung. Mỗi
nghiệm thức gieo 2 hàng, khoảng cách (50x20)cm, hốc/cây. Bón phân theo công thức
60N - 60 P
2
O
5
- 40 K
2
O.
Kết quả cho thấy Ethyl Methane Sulphonate (EMS) gây ra đột biến hình thái ở
lá nhƣ: (màu sắc lá, hình dạng lá và số lƣợng lá). Trong đó, tỷ lệ đột biến hình thái ở lá
cao nhất (55,1%) ở nồng độ 0,4% EMS (các dòng M
2
từ giống Taichung). Tỷ lệ đột
biến cao nhất (81,8%) ở nồng độ 0,6% EMS (các dòng M
2
từ giống ĐX 208). Chƣa tìm
thấy đƣợc sự khác biệt về năng suất và thành phần năng suất của các dòng đột biến M
2
.
Hệ số phƣơng sai kiểu hình PCV (Phenotypic Coefficient of Variance), Hệ số phƣơng

sai kiểu gen GCV (Genotypic Coefficient of Variance) của hai tính trạng chiều cao cây
và trọng lƣợng 100 hạt ở các dòng đột biến M
2
của hai thí nghiệm đều ở mức từ thấp
(<10%) đến trung bình (10-15%). Số trái trên cây và trọng lƣợng hạt trên cây ở các
dòng đột biến M
2
(Taichung) có PCV, GCV, H
2
, GA cao nhất ở nồng độ 0,2 % EMS.
Số trái trên cây ở các dòng đột biến M
2
(ĐX 208) có PCV, GCV, H
2
, GA cao nhất ở
nồng độ 0,2 % EMS. Trọng lƣợng hạt trên cây có GCV, PCV, GA cao nhất ở nghiệm
thức 0,4% EMS, H
2
(95,47%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS.


vii
MỤC LỤC

Lời cam đoan iii
Quá trình học tập iv
Lời cảm tạ v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách bảng x

Danh sách hình xi
Danh sách từ viết tắt xii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 NGUỒN GỐC 2
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA ĐẬU XANH 2
1.2.1 Rễ 2
1.2.2 Thân và cành 3
1.2.3 Lá 3
1.2.4 Hoa 4
1.2.5 Quả 4
1.2.6 Hạt 4
1.2.7 Đặc tính thực vật của hai giống đậu xanh thí nghiệm 5
1.3 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 5
1.3.1 Nhiệt độ 5
1.3.2 Ánh sáng. 6
1.3.3 Nước, ẩm độ và mưa 6
1.3.4 Đất đai 6
1.3.5 Dinh dưỡng 7
1.4 ĐỘT BIẾN VÀ BIẾN DỊ 7
1.4.1 Biến dị 7
1.4.2 Thường biến 8
1.4.3 Đột biến 8
1.4.4 Đột biến điểm 9
1.5 CƠ SỞ CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN 9
1.5.1 Các phương pháp chọn giống 9
1.5.2 Chọn giống bằng phương pháp đột biến 9
1.5.3 Cơ sở khoa học trong chọn giống đột biến nhân tạo 10
1.5.3.1 Phương hướng chọn giống đột biến hiện nay 10


viii
1.5.3.2 Trình tự việc phát hiện và chọn lọc các dạng đột biến 11
1.5.4 Cơ chế gây đột biến gen của Ethyl Methane Sulphonate (EMS) 12
1.6 MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN 13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 15
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 15
2.2 PHƯƠNG TIỆN 15
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 15
2.2.2 Thiết bị và vật tư 15
2.3 PHƯƠNG PHÁP 15
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 15
2.3.2 Kỷ thuật canh tác 16
2.3.3 Phương pháp thu thập và phân tích chỉ tiêu 16
2.3.3.1 Đặc tính sinh trưởng 16
2.3.3.2 Sức sống của cây ở thế hệ M
2
17
2.3.4 Tính các thông số di truyền 17
2.3.4.1 Hệ số phương sai kiểu gen (GCV) 17
2.3.4.2 Hệ số phương sai kiểu hình (PCV) 17
2.3.4.3 Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H
2
) 17
2.3.4.4 Tiến bộ di truyền (GA) 18
2.3.5 Thu thập các kiểu đột biến hình thái 18
2.3.6 Thu thập các chỉ tiêu nông học 18
2.3.7 Đánh giá các chỉ tiêu sâu bệnh 19
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 22

3.1.1 Tình hình thời tiết và khí hậu 22
3.1.2 Tình hình sâu bệnh và đổ ngã. 22
3.2 CÁC ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG 23
3.2.1 Thời gian mọc mầm 23
3.2.2 Thời gian trổ hoa 24
3.2.3 Thời gian sinh trưởng 24
3.3 SỨC SỐNG Ở CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN M
2
24

3.3.1 Giai đoạn cây con (10 NSKG) 24
3.3.2 Giai đoạn cây trưởng thành (30 NSKG) 25
3.4 KIỂU HÌNH Ở CÁC DÒNG ĐỘT BIẾN 26
3.4.1 Đột biến về màu sắc lá 26
3.4.2 Đột biến về dạng lá 28
3.4.3 Đột biến về số lượng lá 29

ix
3.5 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 30
3.5.1 Chiều cao cây lúc chín 30
3.5.2 Số trái trên cây 30
3.5.3 Chiều dài trái (cm) 31
3.5.4 Số hạt trên trái 32
3.5.5 Trọng lượng 100 hạt (g) 32
3.5.6 Trọng lượng hạt trên cây (g) 32
3.5.7 Giá trị trung bình, GCV, PCV, H
2
và GA ở một số chỉ tiêu khảo sát trên
các dòng đột biến thế hệ M
2

32
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
4.1 KẾT LUẬN 36
4.2 ĐỀ NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG


























x
DANH SÁCH BẢNG


Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Đặc tính thực vật của hai giống đậu xanh Taichung và ĐX 208
5
2.1
Các nghiệm thức trong thí nghiệm
16
3.1
Tình hình thời tiết và khí hậu tại Cần Thơ từ tháng 2 đến tháng 5
năm 2013

22
3.2
Thiệt hại do sâu đục thân trên hai thí nghiệm nghiên cứu
23
3.3
Đặc tính sinh trưởng của các dòng đột biến M
2
từ hai giống đậu
xanh Taichung và ĐX 208

24
3.4

Sức sống của các dòng đột biến M
2
từ hai giống Taichung và
ĐX 208

25
3.5
Tỷ lệ các dạng đột biến trên lá ở các dòng đột biến M
2

26
3.6
Chiều cao cây ở các dòng M
2
từ hai giống Taichung và ĐX 208
30
3.7
Thành phần năng suất của hai giống đậu xanh Taichung và ĐX 208
31
3.8
Giá trị trung bình GCV, PCV, H
2
và GA ở một số chỉ tiêu trên các
dòng đột biến M
2
từ giống Taichung

34
3.9
Giá trị trung bình GCV, PCV, H

2
và GA ở một số chỉ tiêu trên các
dòng đột biến M
2
từ giống ĐX 208

35


xi
DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
3.1
Đột biến màu sắc lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh ĐX 208
27
3.2
Đột biến màu sắc lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh Taichung
27
3.3
Đột biến hình dạng lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh ĐX 208

28
3.4
Đột biến hình dạng lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh Taichung
28
3.5
Đột biến số lượng lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh ĐX 208
29
3.6
Đột biến số lượng lá ở các dòng M
2
từ giống đậu xanh Taichung
29































xii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
EMS: Ethyl Methane Sulphonate
GA: Genetic Advance (Tiến bộ di truyền)
PCV: Phenotypic Coefficient of Variance (Hệ số phương sai kiểu hình)
GCV: Genotypic Coefficient of Variance (Hệ số phương sai kiểu gen)
H
2
: Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
NSKG: Ngày sau khi gieo
CV: Hệ số biến dị
NMU: Nitro Methyl Ure

EI: Ethylen Imin
MMS: Methyl Methane Sulphonate



1
MỞ ĐẦU

Đậu xanh Vigna radiata (L.) Wilczek là một loại cây trồng ngắn ngày đem lại
nhiều lợi ích cho người nông dân, trồng đậu xanh có thể cải tạo đất, cây đậu xanh
thích hợp với xen canh và luân canh với nhiều loại cây trồng khác. Trong sản xuất,
muốn thâm canh tăng nhanh sản lượng đòi hỏi phải có một hệ thống cây trồng thích
hợp. Bằng phương pháp chọn giống cổ truyền (lai tạo, chọn lọc) con người đã tạo ra
hàng ngàn giống cây trồng có đặc điểm quý giá, phẩm chất tốt. Song cũng còn
nhiều đặc điểm hạn chế như năng suất thấp, kém chịu phân, dễ đổ… Bằng phương
pháp chọn giống cổ điển, để tạo ra một giống cây trồng có năng suất cao và ổn định
cần từ 6 – 10 thế hệ. Trong khi đó, bằng phương pháp chọn giống đột biến nhân tạo,
ta chỉ cần 3 – 6 thế hệ, thậm chí có trường hợp chỉ cần 2 – 3 thế hệ. Hiện nay có thể
thực hiện các biện pháp gây đột biến như: sử dụng tia phóng xạ, xử lý bằng nhiệt
độ,…nhưng cách được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao nhất là gây đột
biến bằng chất hóa học. Các hóa chất có thể kể đến như: acid nitrơ (HNO
2
), các hợp
chất gây alkyl hóa (nitromethylure “NMU”, ethylenimin “EI”, methyl
methanesulphonate “MMS”, ethylmethanesunphonate “EMS”). Trong các nhóm
trên thì các hợp chất gây alkyl hóa được sử dụng nhiều trong nghiên cứu vì có hiệu
quả gây đột biến với sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn thêm vào đó sự alkyl
hóa Guanin (G) và Thymin (T) đều gây hiện tượng ghép đôi sai, dẫn đến các đồng
hoán A-TG-C và G-CA-T, sự alkyl hóa guanin còn dẫn đến sự khử purin, hoặc
mất nhóm bazơ nitơ bị alkyl hóa trên phân tử DNA, do phá vỡ liên kết giữa nitơ của

purin và đường deoxyriboza,có thể gây các đột biến. Vì thế đề tài “Khảo sát sự biến
dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ M
2
của hai giống đậu xanh Taichung và
ĐX 208” được thực hiện nhằm xác định được sự biến dị về mặt di truyền của các
dòng đột biến thế hệ M
2
làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống mới.










2
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC
Theo Vavilov, đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á. Phân bố chủ yếu
ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất
phổ biến ở nước ta. Ở khu vực Đông và Nam Á, đậu xanh được trồng nhiều ở các
nước Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, hiện nay đã phát triển tại một
số quốc gia vùng ôn đới như Châu Úc, Châu Mỹ.
Cây đậu xanh Vigna radiata (L.) Wilczec thuộc ngành Magnoliophyta, lớp
Magnoliopsida, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Vigna. Chi Vigna là một trong những
chi lớn trong họ Đậu, bao gồm 7 chi phụ: Vigna, Haydonia, Plactropic,

Macrhyncha, Ceratotropic, Lasiospron, Sigmaidotrotopis. Đậu xanh theo quan điểm
lấy hạt của nhân dân ta bao gồm các loài thuộc hai chi phụ là Ceratotropic, còn
được gọi là nhóm đậu châu Á, bao gồm 16 loài hoang dại và 5 loài trồng trọt là V.
radiata, V. mungo, V. aconitifolia, V. angularis, V. umbellata (Nguyễn Đăng Khôi,
1997 ; Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA ĐẬU XANH
1.2.1 Rễ
Rễ cây đậu xanh thuộc loại rễ cọc, gồm một rễ cái và nhiều rễ phụ. Rễ cái
thường ăn sâu xuống đất khoảng 20 – 30 cm. Tùy theo từng giống, thời vụ gieo
trồng, điều kiện đất đai và sự chăm sóc mà bộ rễ hình thành và phát triển khác nhau.
Trồng đậu xanh ở nơi đất xốp, thoáng (thấm và thoát nước tốt) rễ có thể mọc sâu
đến 50 cm. Rễ đậu xanh có khả năng chịu hạn khá nhưng chịu úng lại kém, nhất là
giai đoạn còn nhỏ, vì vậy không nên trồng đậu xanh ở nơi đất trũng, dễ bị úng ngập
và không có khả năng thoát nước vào mùa mưa (Hà Thị Hiến, 2004).
Bộ rễ của cây đậu xanh phát triển liên tục từ khi mọc đến khi ra hoa, tạo quả,
lớp rễ mọc ra từ cổ rễ chính là những rễ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho
cây. Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển đầy đủ thì bộ lá xanh lâu, cây ra nhiều hoa
quả và quả sẽ to, hạt sẽ mẩy. Ngược lại, bộ rễ phát triển kém, nhất là lớp rễ mọc ra
từ cổ rễ thì cây sẽ chóng tàn, các đợt ra hoa sau đó khó đậu quả hoặc quả lép (Phạm
Văn Thiều, 1999).
Một điều quan trọng khi nói đến bộ rễ là nốt sần. Các vi khuẩn nốt sần
Rhizobium là một loại sống ở trong đất. Vi khuẩn này có khả năng cố định đạm tự
do của khí trời (N
2
) thành dạng đạm dễ tiêu (NO
3
) cung cấp cho cây trồng và làm
giàu cho đất. Các nốt sần hình thành và phát triển mạnh trên rễ cái, sau đó giảm dần

3

và khô đi. Nốt sần thường tăng nhanh về kích thước và số lượng vào thời kỳ cây bắt
đầu ra hoa, và đạt tối đa ở thời kỳ ra hoa rộ. Nốt sần có thể có hình tròn, dị hình và
kích thước khác nhau. Trên mỗi cây có khoảng 10 – 40 nốt sần, tập trung chủ yếu ở
cổ rễ và có kích thước khoảng 1 mm. Trung bình mỗi vụ, một héc ta đậu xanh có
thể bù lại cho đất tương ứng 85 – 107 kg nitơ làm cho đất tơi xốp hơn (Phạm Văn
Thiều, 1999).
1.2.2 Thân và cành
Đậu xanh là loại thân thảo, mọc thẳng đứng có khi hơi nghiêng, hình tròn, có
một lớp lông màu nâu sáng bao bọc, lớp lông này dày hay mỏng là do giống, thân
cây yếu, dể đỗ ngã khi gió và mưa to.
Chiều cao của cây tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo, đất đai và sự chăm sóc,
thường từ 20 – 60 cm cao nhất có thể trên 80 cm. Đường kính thân trung bình chỉ từ
8 – 12 mm và tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày 20 đến khi ra hoa, tạo quả là tương
đối ổn định, có thể đạt 1 – 1,5 cm/ngày. Khi quả hình thành, tốc độ sinh trưởng thân
giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1 thì sinh trưởng thân hầu như dừng lại (Đoàn
Thị Thanh Nhàn, 1996).
Trên cây có 7 – 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng. Độ dài của các lóng thay đổi
tùy theo vị trí trên cây và điều kiện khác. Các lóng dài khoảng 8 – 10 cm, các lóng
ngắn chỉ 3 – 4 cm.
Cây đậu xanh ít phân cành và thường phân cành muộn, trung bình có 1 – 5
cành. Các cành mọc ra từ nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cánh cấp I, trên
mỗi cành này lại có trung bình 2 – 3 mắt, từ các mắt này mọc ra các chùm hoa.
Cũng có trường hợp cây không phân cành, trường hợp này thường thấy trong
vụ xuân hoặc khi mật độ cây quá dày.
1.2.3 Lá
Lá đậu xanh là loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách. Các lá chét có nhiều dạng
hình khác nhau từ ô van, thuôn tròn, thuôn dài, lưỡi mác… Một lá được gọi là hoàn
chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá. Cuống lá dài từ 8 – 10 cm, hình lòng
máng.

Sau khi cây mọc được 1 – 2 ngày thì lá xòe ra và sau đó khoảng 7 – 8 ngày
cây mới hình thành các lá thật. Cả hai mặt lá đều có lóng, gân lá nỗi rõ lên ở phía
dưới mặt lá. Màu lá xanh đậm hoặc xanh vàng. Chiều dài của lá nơi dài nhất là

4
10 -12 cm, chỗ rộng nhất từ 7 – 10 cm. Số lá và kích thước, hình dạng của lá thay
đổi tùy giống, thời vụ, độ màu mỡ của đất.
Diện tích của lá tăng dần từ dưới lên các lá giữa thân rồi lại giảm dần lên phía
ngọn. Số lá trên thân chính thường có từ 8 – 10 lá, và thường có khoảng 4 – 5 lá to
nhất, lúc các lá này phát triển mạnh là lúc chuẩn bị ra hoa. Diện tích lá đậu xanh đạt
cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch (Đoàn Thị
Thanh Nhàn, 1996).
1.2.4 Hoa
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau ở trên
cuống. Các chùm hoa chỉ phát sinh ra từ các mắt thứ ba ở trên thân, nhiều nhất là ở
mắt thứ tư, còn ở các cành thì tất cả các mắt đều có khả năng ra hoa.
Mỗi chùm hoa dài từ 2 – 10 cm và có từ 10 – 125 hoa. Khi mới hình thành,
hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím. Khi nở, cánh hoa có màu vàng nhạt. Hoa có
5 đài hoa, 5 tràng hoa, 10 nhị và 1 bầu thượng (Phạm Văn Thiều, 1999).
Cuống hoa tự tương đối dài, có thể đạt 5 – 10 cm. Hoa đậu xanh là hoa lưỡng
tính, cánh tràng màu xanh tím, cánh hoa vàng nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành
trước khi hoa nở 3 – 5 giờ, vì vậy hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự
nhiên chỉ chiếm khoảng 2% (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
1.2.5 Quả
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dài từ 8 – 10 cm, có dạng tròn hơi
dẹp, có hai gân nỗi rõ dọc theo hai bên cạnh quả. Đa số là quả thẳng, có một số hơi
cong. Khi còn non quả có màu xanh, đến khi chín có màu nâu vàng hoặc xám đen,
hoặc đen. Vỏ quả chín nếu gặp nhiệt độ cao có thể tách làm hạt rơi ra.
Quả lớn trong vòng 7 ngày và nhanh nhất là trong vòng 4 ngày đầu sau khi
hình thành. Mỗi cây có từ 8 – 45 quả, số quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống và

điều kiện trồng trọt. Các quả ra ở những lứa hoa đầu lại thường chín chậm hơn các
quả ra lứa sau đó, nhưng quả to và hạt mẩy hơn. Các quả của những đợt hoa ra sau
thường ngắn, ít hạt, hạt không mẩy, màu hạt củng hơi nhạt, hạt bé hơn. Các quả sinh
ra từ các chùm hoa trên thân nhiều quả và to, dài hơn quả của các chùm hoa ở các
cành. Quả đậu xanh chín rãi rác, có khi kéo dài đến 20 ngày (Phạm Văn Thiều,
1999).
1.2.6 Hạt
Hạt đậu xanh có dạng hình trụ, thuôn, tròn đều, có màu xanh bóng, xanh xám,
vàng, mốc hoặc đen xám…nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả.

5
Hạt đậu xanh không có nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều
chất dinh dưỡng. Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt 2 lá mầm và 1 mầm non. Mầm non là nơi
thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên.
Mỗi quả có từ 8 – 15 hạt. Hạt của những quả trên thân thường to, mẩy hơn hạt
của những quả trên cành, hạt của các quả lứa đầu thường củng to và mẩy hơn các
hạt của quả lứa sau. Trọng lượng hạt của mỗi cây cũng biến động lớn từ 20 – 90
gam, trọng lượng 1000 hạt khoảng 35 – 80 gam, và phụ thuộc vào giống và điều
kiện canh tác (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
1.2.7 Đặc tính thực vật của hai giống đậu xanh thí nghiệm
Đặc tính của 2 giống đậu xanh được sử dụng để gây đột biến được mô tả ở
Bảng 1.1 bên dưới.
Bảng 1.1 Đặc tính thực vật của hai giống đậu xanh Taichung và ĐX 208
Đặc tính
Taichung
ĐX 208
Thời gian sinh trưởng (ngày)
60-70
60-70
Chiều cao cây (cm)

68-81
80-95
Số trái trên cây (trái)
9-12
10-15
Chiều dài trái (cm)
9-10
9-11
Số hạt trên trái (hạt)
10-12
10-12
Trọng lượng 1000 hạt (g)
58-60
60-70
Năng suất (tấn/ha)
1,14-1,81
1,2-2,5

(Nguồn: Trần Thị Thanh Thủy và Trương Trọng Ngôn, 2010)
1.3 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1.3.1 Nhiệt độ
Đậu xanh là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới nên yêu cầu của đậu xanh
đối với nhiệt độ là tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp ở tất cả các thời kỳ đậu xanh
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất là khoảng 25 – 30
o
C. Trong thời kỳ sinh
trưởng, nhất là từ sau khi khi ra hoa, nhiệt độ phải luôn đảm bảo trên 25
o
C và tốt
nhất là khoảng 28 – 32

o
C.
Nếu nhiệt độ thấp sẽ làm kéo dài sự sinh trưởng và làm giảm chất khô tích
lũy, giảm số hoa, số quả dẫn đến làm cho năng suất bị giảm. Nhiệt độ trung bình
ngày là yếu tố chủ yếu chi phối thời gian sinh trưởng của đậu xanh.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996) thì đậu xanh chịu nóng tương đối tốt.
Nhiệt độ từ 38 – 40
o
C không có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thụ phấn, thụ tinh
của hoa và khả năng phát triển của quả đối với một số giống cải tiến.

6
Nếu nhiệt độ ở mức 18
o
C thì cây sẽ mọc chậm, cây yếu và sinh trưởng kém,
nếu nhiệt độ ở mức 14
o
C thì cây sẽ không mọc được và mọi quá trình trao đổi chất
sẽ không xảy ra (Raison và Chapman, 1978).
1.3.2 Ánh sáng
Đậu xanh là cây ngắn ngày, tuy nhiên phản ứng của đậu xanh đối với quang
chu kỳ là tương đối yếu. Đậu xanh có thể ra hoa, kết quả trong điều kiện độ dài
ngày 12 – 13 giờ thậm chí tới 14 giờ.
Đối với cường độ ánh sáng, đậu xanh là cây ưa sáng, số giờ có nắng phải đạt
180 – 200 giờ/tháng. Trong thời kỳ ra hoa tạo quả số giờ nắng phải đạt trên 200
giờ/tháng. Nếu số giờ nắng giảm xuống dưới 150 giờ/tháng sẽ làm cây bị yếu, tỷ lệ
rụng hoa tăng sâu bệnh nhiều. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu xanh đậm,
ra hoa, quả nhiều, dễ đạt nâng suất cao.
1.3.3 Nƣớc, ẩm độ và mƣa
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng của cây đậu xanh kém.

Theo Chuang và Hulbell (1978) thì nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 mm/ngày.
Nếu bức xạ lớn thì phải cần đến 4 -5 mm/ngày. Tuy cây rất cần nước nhưng lại rất
sợ bị úng, nhất là vào giai đoạn mọc mầm và khi quả chín.
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt là khoảng 70 – 80%, khi độ
ẩm xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có hai thời kỳ không thể thiếu ẩm độ
thích hợp là lúc mọc mầm và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm đất cần phải
từ 80 – 90%.
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn cây và cành sẽ phát triển kém, lá nhỏ, ít lá và
sau này hoa và quả cũng sẽ ít hơn. Ngược lại, nếu ẩm độ quá cao, rễ cây sẽ rất dễ bị
thối, lá vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều và kéo dài thì cây sẽ dễ bị chết hàng loạt.
Chế độ mưa vẫn là yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến năng suất đậu xanh. Đậu
xanh cần vũ lượng 750 – 1700 mm/năm là đủ cung cấp nước để phát triển quanh
năm (Trần Kim Thủy, 1969). Ở ĐBSCL, vũ lượng hàng năm 1500 mm nhưng do
lượng mưa phân bố không đều nên gây ảnh hưởng không tốt cho sự trồng đậu cả về
mùa vụ cũng như về diện tích.
1.3.4 Đất đai
Do khả năng chống úng kém của rễ cây đâu xanh nên khi trồng đậu xanh cần
chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, có khả năng giữ ẩm và thoát
nước tốt.


7
Đậu xanh không có yêu cầu chặt chẽ về đất đai, trừ đất sét nặng và đất chua
mặn, các loại đất khác đều có thể trồng được đậu xanh. Tuy nhiên , những loại đất
thích hợp với trồng đậu xanh là đất cát pha, đất thịt nhẹ, có tầng đất mặt sâu trên 50
cm, pH thích hợp với đậu xanh là khoảng 5,5 – 7.
1.3.5 Dinh dƣỡng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển đậu xanh có yêu cầu khá cao với 3
nguyên tố: N, P, K. Ngoài ra đậu còn cần các nguyên tố khác: Ca, Mg, S, Cu, Zn,
Mn, Bo, Mo. Đặc biệt đậu rất nhạy cảm với điều kiện thiếu vi lượng, khi thiếu vi

lượng đậu dễ phát sinh các bệnh sinh lý (Nguyễn Hữu Quán, 1984).
Tuy là cây trồng họ đậu nhưng đậu xanh vẫn cần được bổ sung một lượng
đạm, nhất là những nơi có đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ
cho cây. Đạm là yếu tố chính của sự sinh trưởng và cho năng suất. Thiếu đạm cây
sinh trưởng kém, thân cành bé nhỏ, lá nhỏ, ít lá, lá vàng nhạt, đạm còn có tác
dụng thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn Rhizobium, sớm tạo nốt sần
Lân củng cần thiết như đạm, là yếu tố sinh trưởng, là yếu tố tạo ra protein,
tổng hợp ATP, mỡ, các emzym và nhiều thành phần khác, nó tham gia trực tiếp vào
các hoạt động sinh lý của cây.
Kali giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzyme, làm tăng
hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây chống được bệnh, chống
đỗ ngã.
Canxi giữ vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của cây đậu xanh, giúp tạo ra
năng suất và điều chỉnh độ pH và cải tạo đất trồng.
Magiê cũng là một nguyên tố quan trọng để cấu tạo diệp lục, khi thiếu lá sẽ
mất màu xanh và lá sẽ khô.
Lưu huỳnh tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacid chủ yếu trong hạt, là
yếu tố quan trọng cấu thành của phần lớn các protein.
1.4 ĐỘT BIẾN VÀ BIẾN DỊ
1.4.1 Biến dị
Biến dị là những biến đổi xảy ra trên cơ thể sinh vật làm cho nó khác với bố
mẹ, tổ tiên và khác với những cá thể khác xung quanh. Biến dị phản ánh mối tương
quan giữa sinh vật với môi trường. Nó còn là sự cải tổ, đổi mới phá vỡ sự ổn định
của di truyền.


8
Khi điều kiện sống thay đổi, nhờ có biến dị mà sinh vật có những tính trạng
thích nghi hơn để có thể tồn tại trở nên đa dạng và hoàn hảo hơn.
Biến dị là một trong ba nhân tố tiến hóa chủ yếu, nó là nguồn nguyên liệu cho

chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.
Nguyên nhân của biến dị (Phạm Văn Duệ, 2006):
 Do nội tại cơ thể thay đồi cấu trúc vật chất di truyền.
 Do môi trường thay đổi đột ngột và không khí, ánh sáng, chất hóa học,… gây
ra biến dị di truyền.
Ngoài ra do môi trường sống khác nhau tạo ra biến dị không di truyền (còn
gọi là thường biến).
1.4.2 Thƣờng biến
Thường biến là những biến dị chỉ biểu hiện ở kiểu hình mà không kèm theo
những biến đổi trong vật chất di truyền của cơ thể không di truyền được cho đời
sau. Kiểu gen quyết định hình thành tính trạng, nhưng tính trạng đó được biểu hiện
hay không biểu hiện là do môi trường chi phối. Kiểu hình là kết quả của sự tác động
của một môi trườg nhất định lên một kiểu gen nhất định. Do đó, kiểu hình có thể
biến đổi lúc kiểu gen thay đổi hoặc do điều kiện môi trường thay đổi.
1.4.3 Đột biến
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân
tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của
một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di
truyền cho các đời sau (Phạm Thành Hổ, 1988).
Còn theo Khuất Hữu Thanh (2003) thì cho rằng đột biến là những biến đổi
trong vật chất di truyền, nghĩa là những biến đổi trong cấu trúc gen hoặc các biến
đổi trong cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể. Đột biến tạo nên vô số các biến dị,
làm tăng tính đa dạng trong sinh giới, là cơ sở của quá trình chọn lọc.
Thuyết đột biến của De Vries (nhà di truyền Hà Lan): Đây là một trong những
thuyết cơ bản của di truyền ra đời ngay sau khi các quy luật Mendel được tái phát
hiện (1901 – 1903) chủ yếu dựa trên những hình thái các biến dị được phát hiện mà
không để ý cơ chế và quá trình phát hiện chúng. Sau thời gian dài nghiên cứu ông
đã đưa ra thuyết đột biến với các nội dung:
 Đột biến xuất hiện đột ngột.
 Những dạng mới xuất hiện sau đột biến di truyền bền vững.


9
 Đột biến không tạo thành dãy liên tục, không tạo thành dạng trung gian
chúng là những biến đổi về chất.
 Đột biến xuất hiện theo nhiều hướng khác nhau.
 Khả năng phát hiện đột biến phụ thuộc vào số lượng cá thể nghiên cứu.
 Đột biến có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù còn nhiều thiếu sót nhưng thuyết
đột biến đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về đột biến sau này.
1.4.4 Đột biến điểm
Đột biến gen hay đột biến điểm: là các biến đổi rất nhỏ trên một đoạn DNA,
thường liên quan dến một cặp base đơn của DNA hoặc một số ít cặp base kề nhau.
Đột biến điểm làm thay đổi gen kiểu đại (wild-type gen). Thực tế đột biến điểm hầu
như làm giảm hoặc làm mất chức năng của gen hơn là tăng cường chức năng của
gen.
1.5 CƠ SỞ CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN
1.5.1 Các phƣơng pháp chọn giống
Để tạo ra các nguốn biến dị mới có tính trạng mong muốn, ngày nay có nhiều
phương pháp tạo giống tiên tiến và đầy triễn vọng: các phương pháp tạo giống và
đánh giá cải tiến, chọn giống phối hợp, chọn giống ưu thế lai (tạo các thể bất dục
đực chức năng, bất dục đực nhân hoặc tế bào chất…), chọn lọc tái diễn thế hệ giống
đơn – lai hai bố mẹ và lai gián đoạn, lai xa, chuyển gen có hạn chế bằng chiếu xạ
hạt phấn, chọn giống đơn bội, nuôi cấy mô, lai xô ma, chuyển gen bằng các kỹ thuật
biến nạp… Trong các phương pháp nói trên, hầu hết các các phương pháp đều có
trực tiếp hay gián tiếp chịu tác động của phương pháp gây đột biến.
1.5.2 Chọn giống bằng phƣơng pháp đột biến
Đột biến là một cơ sở chủ yếu tạo ra biến dị di truyền ở mọi cơ thể sống. Đột
biến ở thực vật là những thay đổi di truyền đột ngột xảy ra trong toàn bộ vật chất di
truyền của cây. Đối với chọn tạo giống, đột biến cung cấp nguồn vật liệu di truyền
mang các tính trạng mới để trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra giống mới.
Ý nghĩa của chọn giống bằng phương pháp đột biến ngày một tăng với sự tiến

bộ của chọn giống vì nguồn biến dị di truyền dự trữ của các loài cây trồng dần cạn
kiệt. Bằng phương pháp đột biến có thể thay đổi, cải thiện những tính trạng đơn gen
và đa gen. Phương pháp đột biến đã được áp dụng thành công để tạo ra khả năng
kháng sâu, bệnh, các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, cải tiến hàm lượng các chất
có ích, tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tạo ra tính bất dục đực.
Phương pháp đột biến được áp dụng khi:

10
 Nguồn biến dị tự nhiên không có tính trạng mong muốn
 Tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây trồng nhưng liên kết chặt chẽ
với tính trạng không mong muốn
 Một giống ưu tú đang gieo trồng cần cải tiến một tính trạng đơn giản
 Tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây dại có họ hàng thân thuộc,
nhưng khó lai và liên kết chặt chẻ với tính trạng không mong muốn
 Cần biến dị ở cây sinh sản bằng con đường vô tính
1.5.3 Cơ sở khoa học trong chọn giống bằng đột biến nhân tạo
Những đặc điểm hình dáng bên ngoài, đặc tính sinh lý và sinh hóa của cây
được gọi là tính trạng. Bản thân tính trạng không được truyền lại từ bố mẹ sang con
cháu mà chỉ có vật chất di truyền (DNA) là gen kiểm soát những tính trạng mới
được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gen là một đoạn phân tử DNA gồm
có một số nucleotid quyết định. Gen cũng như mọi vật chất khác, tùy thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh, gen có thể bị biến đổi. Trình tự sắp xếp các nucleotid trong bộ ba
thay đổi sẽ làm thay đổi mã di truyền. Sự biến đổi của gen trong các nhóm gen gọi
là đột biến. Những đột biến xuất hiện do các tác động của điều kiện tự nhiên và môi
trường gọi là đột biến tự nhiên hay đột biến tự phát, nó được phân biệt với các loại
đột biến nhân tạo. Đột biến được mô tả như là sự thay đổi về vật chất di truyền và là
nguồn chất mầm vô tận cho biến dị di truyền. Đột biến cực kỳ quan trọng trong tiến
hóa và cung cấp vật liệu ban đầu cho quá trình chọn giống. Việc sử dụng đột biến tự
phát hoặc nhân tạo trong chọn giống được xem như là quá trình chọn giống
(Nguyễn Hữu Đống và ctv,1997; Nguyễn Hồng Minh, 1999).

Gen là một đoạn của phân tử DNA gồm có một số nucleotid, quyết định sự
tổng hợp protein nhất định. Mã di truyền của sinh vật do các “bộ ba” nucleotid
quyết định. Nếu trình tự sắp xếp các nucleotid trong “bộ ba” thay đổi, sẽ làm thay
đổi mã di truyền gây nên hiện tượng đột biến.
Một số tác nhân hóa học, đặc biệt là các chất có khả năng oxy hóa, enthyl
hoặc methyl hóa cao tác động lên cơ thể sinh vật sẽ có tác dụng oxy hóa, ethyl hóa
các bazơ có đạm chứa trong nucleotid, làm thay đổi cấu tạo hóa học của chúng và
gây nên đột biến gen (Chu Thị Thơm, 2006).
1.5.3.1 Phương hướng chọn giống đột biến hiện nay
Cũng như một số tác nhân gây đột biến khác, hiệu quả gây đột biến hóa học
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tính chất của chất gây đột biến, nồng độ khi
xử lý, đặc điểm của các giống cây trồng, điều kiện ngoại cảnh lúc xử lý.

11
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý có hiệu quả tốt khi tế bào phân chia
mạnh như lúc hạt nẩy mầm, cây phân cành hoặc lúc hình thành tế bào mẹ và phân
chia giảm nhiễm.
Để xác định hiệu quả gây đột biến cao nhất, cần nghiên cứu thí nghiệm với
các chất khác nhau. Cách xử lý đơn giản nhất là ngâm hạt giống vào dung dịch các
chất gây đột biến có nồng độ và thời gian xử lý thích hợp.
Đối tượng xử lý có thể là hạt khô, hạt ướt, hạt nẩy mầm.
 Thời gian xử lý tùy thuộc vào đối tượng xử lý. Thông thường hạt khô, có vỏ
dày đòi hỏi thời gian lâu hơn hạt ướt, hạt nẩy mầm và hạt có vỏ mỏng.
 Nhiệt độ xử lý: nếu tăng nhiệt độ sẽ làm tăng khả năng di chuyển của các
phân tử và nguyên tử trong tế bào, do đó bên trong phân tử dễ phát sinh biến
đổi và thuận lợi cho các phản ứng hóa học. Khi xử lý hóa học người ta
thường đặt trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 30
o
C (Luyện Hữu Chỉ, 1997).
1.5.3.2 Trình tự việc phát hiện và chọn lọc các dạng đột biến

Năm (hoặc vụ) thứ nhất: Chọn vật liệu khởi đầu theo phương hướng của nhà
chọn giống, chiếu phóng xạ hoặc xử lý bằng các chất hóa học gây đột biến theo
những nồng độ hoặc liều lượng và thời gian xác định.
Gieo hạt giống đã xử lý, thu được các cây đời M
1
. Theo dõi sự biến đổi của
cây và so sánh với đối chứng không xử lý về các chỉ tiêu sau:
 Khả năng nảy mầm
 Khả năng sống
 Chiều cao của cây non
 Thời gian hình thành hoa
 Thời gian kéo dài thời kỳ sinh trưởng
 Số lượng cây bất dục
 Mức độ bất dục
 Mức độ hữu dục
 Đánh giá số lượng và trọng lượng hạt
Phương pháp này có thể đánh giá trong điều kiện ngoài đồng kết hợp với
trong phòng. Trong cùng thời gian theo dõi sự biến đổi nhiễm sắc thể cùng với các
biến dị biểu hiện trong cây, sẽ giúp chúng ta có kết quả đầy đủ hơn về sự tác động
của các tác nhân đột biến.

×