Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát sự biến động của cua giống và tình hình khai thác giống cua ở vùng ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.27 KB, 8 trang )


Khảo Sát Sự Biến Động Cua Giống và Tình Hình Khai Thác
Giống Cua ở Vùng Ven Biển Phía Tây-Nam
Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Việt
Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ

(Đã được đăng trong tạp chí thủy sản số tháng 2/2003)

Giới thiệu
Cua biển (Scylla sp.) là một trong
những đối tượng rất quan trọng của
nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản
ở các vùng nước lợ ven biển, đặc biệt
là các nước thuộc ấn Độ - Thái Binh
Dương (Angell, 1992). ở Việt Nam
có Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) với diện tích mặt nước lợ
gần 300.000 ha được đánh giá là nơi
quan trọng cho sự phân bố tự nhiên
và phát triển nghề nuôi và khác thác
của cua biển. Theo số liệu điều tra
năm 1995 thì ĐBSCL có trên 3.000
ha nuôi cua với sản lượng trên 1.600
tấn/năm (Tuấn và Hải, 1997). Nghề
nuôi cua biển hiện nay đang phát
triển rộng rãi với nhiều hình thức
khác nhau và điều này đã và đang
gây ra áp lực rất lớn về cua giống
vốn còn lệ thuộc hoàn toàn vào việc


khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên
cứu về sự biến động của cua giống
cũng như thực trạng về khai thác cua
trong vùng vẫn chưa được tiến hành.
Báo cáo này trình bày những kết quả
về sự biến động tự nhiên của cua
giống và tình hình khai thác cua
giống vùng ven biển phía Tây-Nam
ĐBSCL nằm trong địa bàn tỉnh Cà
Mau.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong
thời gian một năm từ 1998-1999 tại
khu vực Rạch Chèo thuộc tỉnh Cà
Mau. Đây là khu vực gần cửa sông
Bảy Háp, một trong những sông lớn
của Cà Mau đổ ra biển Tây. Khu vực
này có bãi bùn rộng và dài ven bờ
sông và là nơi khai thác cua giống
chủ yếu trong vùng. Trong nghiên
cứu này, cua giống được thu mua từ
các ngư dân hay các điểm buôn bán
địa phương. Trung bình 87 cua con
(50-100 con) được thu mỗi đợt và
mỗi tháng thu 2 đợt vào lúc nước
rong và thu tổng số cua thu được
trong thời gian nghiên cứu là 1.720.
Mẫu cua được làm chết bằng nước
đá trước khi cố định bằng formol với

nồng độ 10%. Sự biến động của các
chỉ tiêu về trọng lượng, chiều dài,
chiều rộng carapace trung bình cũng
như mối tương quan giữa chúng đã
được phân tích. Ngoài ra, tinh hình
khai thác cua giống cũng được ghi
nhận và thảo luận thông qua phỏng
vấn trực tiếp các ngư dân hàng
tháng.




Kết quả và thảo luận
Kích cỡ cua giống và biến động
của kích cỡ cua trong năm
Trong suốt thời gian nghiên cứu với
tổng cộng 1.720 cua con được thu
cho thấy cua xuất hiện ở vùng Rạch
Chèo với kích cỡ trung bình là 2,67
cm về chiều rộng carapace, 2,04 cm
về chiều dài và 8,49 g về trọng
lượng. Tỷ lệ các nhóm kích cỡ cua
con được trình bày ở Đồ thị 1. Mặc
dù cua thu được có sự dao động lớn
về chiều rộng carapace (0,6-9,5 cm),
chiều dài (0,5-6,8 cm) và trọng lượng
(0,05-167 g) nhưng nhóm cua có
kích cỡ nhỏ (1-2 cm chiều dài và
chiều rộng carapace) vẫn chiếm chủ

yếu trong quần thể cua thu. Có thể
cua lớn có thể đã vào sâu trong nội
địa hay đã sống trong hang, không
thể bắt được theo phương pháp đánh
bắt cua con. Nghiên cứu sự xuất hiện
của cua giống vùng bãi bồi ven biển
Tỉnh Bạc Liêu cũng cho thấy cua
giống có kích cỡ trung bình 1-2 cm
chiều rộng carapace và trọng lượng
1-2g/con (Hải và ctv, 2000).

Sự biến động về kích cỡ trung bình
của cua thu theo các tháng trong năm
cũng được trình bày ở Đồ thị 2. Qua
đồ thị cho thấy cua giống hầu như
xuất hiện quanh năm ở vùng Rạch
Chèo. Sự thay đổi về kích cỡ của cua
con qua các tháng thu mẫu thể hiện
có ít nhất 3 đợt cua sinh sản rộ trong
tự nhiên trong năm, đó là các tháng
5-9, tháng 9-10 và tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Đàn cua con mới
xuất hiện với số lượng lớn làm kích
cỡ trung bình quần đàn (về chiều
rộng, chiều dài và cả trọng lượng)
giảm rõ rệt. Cua con xuất hiện ở
vùng Rạch Chèo có kích cỡ nhỏ nhất
là 0,6 cm chiều rộng và 0,5 cm chiều
dài, điều này cho biết ấu trùng cua có
thể đã chuyển thành cua con (C1)

khoảng 15-30 ngày trước khi được
thu tại bãi bồi. Trong thí nghiệm
ương nuôi cua giống với các độ mặn
khác nhau, cua C1 (0.3 cm) đạt thành
cua C4 (1.1 cm) sau khoảng 13-15
ngày và thành cua C7 (1.9 cm) sau
khoảng 33-35 ngày (Hải, 1997). So
sánh với mùa vụ xuất hiện cua con ở
Bạc Liêu, cua con ở đây xuất hiện
phổ biến vào tháng 11 (Hải và ctv,
2000). Điều này cho thấy tùy từng
vùng khác nhau, mùa vụ xuất hiện
cua giống cũng khác nhau. Điều này
có thể liên quan với điều kiện tự
nhiên đặc thù từng vùng.

Sự di cư sinh sản của cua thành thục
ra vùng ven biển để sinh sản đã được
nghiên cứu bởi nhiều tác giả trên thế
giới (Ong, 1966; Brick, 1974; Hill,
1975). Hill (1975) cho rằng, sự di cư
sinh sản của cua mẹ có liên quan đến
chu kỳ trăng và sự thay đổi của độ
mặn. Hill (1982) cho rằng, cua con
sinh sống chủ yếu ở vùng rừng ngập
mặn và ẩn trú ở đó khi triều xuống;
cua lớn di cư vào vùng trung triều
tìm thức ăn khi triều lên và trở xuống
vùng hạ triều khi triều xuống, cua
trưởng thành sống chủ yếu vùng hạ

triều. Sự di cư giữa các vùng sinh
thái và trong cùng vùng sinh thái của
cua cũng đã được nghiên cứu bởi
Hyland và ctv. (1984).

Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự biến
động và di cư của cua nói chung và
cua giống nói riêng ở vùng ven biển
ĐBSCL đến nay còn rất hạn chế.
Tương quan giữa trọng lượng và
kích cỡ của cua
Kết quả phân tích cho thấy rằng,
mối tương quan giữa chiều rộng
(CW) với trọng lượng (BW), chiều
dài (CL) với trọng lượng và giữa
chiều dài với chiều rộng của cua
được biểu hiện mối tương quan rất
chặc chẽ thông qua các phương trình
y=0,3077x2,7001 (r2=0,9578);
y=0,5973x2,9052 (r2=0,9658); và
y=1,4226x
-0,1324 (r2=0,9786) (Đồ thị 3). Kết quả
này cho thấy trong giai đoạn này cua
đang tăng
nhanh về kích cỡ hơn về trọng lượng.
Đặc biệt, cua cũng tăng nhanh về
chiều rộng so với chiều dài và điều
này làm cho cua có hình quạt. Tương
tự, kết quả nghiên cứu ở Bac Liêu
cũng cho thấy mối tương quan giữa

chiều rộng carapace và trọng lượng
cua thông qua phương trình y =
0,25x2.733 (r2 = 0.9737) (Hải và ctv,
2000).

Khai thác cua con
Tình hình khai thác cua giống ở
Rạch Chèo được trình bày qua bảng
1. Kết quả cho thấy rằng, cùng với sự
xuất hiện quanh năm của nguồn cua
giống, việc khai thác cua cũng xảy ra
hầu như quanh năm để cung cấp
giống cho nghề nuôi. Tuy nhiên, mùa
khai thác cao điểm nhất là vào
khoảng tháng 9-10 với số lượng đến
140 lượt người bắt cua mỗi ngày.
Thành phần ngư dân chủ yếu là trẻ
em và phụ nữ. Phương tiện đánh bắt
là dùng lưới kéo vào lúc nước lớn
đầy hay sắp ròng. Số lượng người bắt
cua nhiều nhưng số cua mỗi người
bắt không quá 20 con/ngày. Với giá
500-1.000 đồng/con cua cũng mang
lại nguồn thu cần thiết cho cư dân
trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi
ích nhỏ từ việc khai thác cua, vấn đề
này cũng gây ra nhiều trở ngại
nghiêm trọng, làm cạn kiệt nguồn lợi
cua con và cả cua thịt. Nhìn chung,
sản lượng cua giống khai thác được ở

vùng Rạch Chèo kém hơn so với
vùng bãi bồi Bạc Liêu với số lượng
khai thác có thể đến 140 con
/người/ngày. Số lượng người bắt cua
ở Bạc Liêu cũng nhiều hơn so với ở
Rạch Chèo Điều này cũng có thể do
bãi bồi ven biển Bạc Liêu rộng hơn
nhiều so với bãi bồi ven sông ở
Rạch Chèo (Hải và ctv, 2000).
Không giống như ở Rạch Chèo,
người dân vùng ven biển Bạc Liêu
bắt cua con chủ yếu bằng vợt có lưới
mịn. Khi triều xuống, nhiều hố nước
nhỏ ven rừng ngập mặn sẽ là nơi tìm
bắt cua con. Hiện nay, phong trào
nuôi cua con trong vuông tôm - rừng
rất phát triển, nhất là ở tỉnh Cà Mau.
Mật độ thả cua khoảng 500 con/ha,
không cần phải chăm sóc hay cho ăn
và vuông nuôi cũng không cần phải
rào xung quanh do có rừng làm nơi
sinh sống lý tưởng cho cua. Cua sau
đó được thu tỉa liên tục (Khoa Thuỷ
sản, 2000; Minh và ctv., 2001). Do
lợi ích của việc nuôi cua trong vuông
tôm - rừng mà nhu cầu con giống
ngày càng tăng. Điều này đã gây áp
lực lớn đối với nguồn lợi cua con
trong vùng do khai thác quá mức.
Hiện tại, nhiều nơi đã ngăn cấm khai

thác cua con trong đó có vùng Rạch
Chèo, song, việc khai thác trái phép
vẫn còn tồn tại.




Kết luận
Những kết quả thu được đã cho phép
rút ra những vấn đề quan trọng là (i)
cua giống xuất hiện hầu như quanh
năm ở vùng Rạch Chèo; (ii) sự xuất
hiện của cua con theo từng đợt cho
biết rằng cua đẻ tập trung nhiều đợt
trong năm; (iii) việc khai thác cua
giống bước đầu đã góp phần cung
cấp giống cho nghề nuôi, song, cần
phải được quản lý chặc chẽ; và (iv)
cần nhanh chóng nghiên cứu phát
triển sản xuất giống nhân tạo cua
biển để đáp ứng nhu cầu của nghề
nuôi.

Summary
Study on recruitment and fishing of
mud crab seedlings in the Southern
West Cast of the Mekong delta, Viet
Nam was conducted during 1998 and
1999 at Rach Cheo area of Ca Mau
province. After one year of sampling

with a total number of 1,720 crabs,
the analysis shows that crab seed
appears almost year round in the
region with the peaks on March, May
and September of the year. Small
crabs of 1-2 cm in BW (body weight
) were found dominated in the
population. Regression beetween the
BW, CW (Carapace width) and CL
(Carapace lenght) of crabs were also
analyzed. Throught interviewing the
fishermen and middle men, some
aspects on fishing of the crab were
also presented and discussed.

Tài liệu tham khảo
Agell C.A. (1992). The mud crab. A
report of the mud crab culture and
trade, held at Surat Thani,
Thailand, November 5--8, 1991.
Brich R.W (1974). Effect of water
quality, antibiotic, phytoplankton
and food on survival and
development of larvae of Scylla
serrata. In Mud Crab abtract.
SEAFDEC, 1989. pp 11-12.
Hill, B.J. (1975) Abundance,
breeding and growth of the crab
Scylla serrata in two South
African Estuaries. Marine

Biology. 32: 119--126
Hyland, J.; Hill, B.J.; and Lee, C.P.
(1984). Moverment within and
between diffeerent habitats by the
Portunus Crab Scylla serrata.
Marine Biology. 80:57--61
Phú, T.Q, N.T. Toàn, N.V. Văn aand
N.T. Phương (2002). Hiện trạng
sản xuất lân-ngư kết hợp ở Huyện
Ngọc Hiển và Đầm Dơi – Cà
Mau. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Biển, p: 161-173.
Tuan, N.A. and Tran Ngoc Hai
(1997). The Status of Mud Crab
Culture in the Mekong Delta,
Vietnam. Paper presented at the
First International Conference on
Marine Science, Kuala
Terengganu, Malaysia, August
1997.
Ong K.S. (1966). Observation on
Postlarval life history of Scylla
serrata reared in the laboratory.
The Malaysian Agricultural
Journal. 45 (4): 429-443.
Hai, T.N. (1997). Studies on some
aspects of the reproduction of mud
crabs. Master Thesis. UPM, 1997.
Hải, T.N., N.T. Phương và T.V. Việt
(2000). Nghiên cứu sự biến động

của cua giống và khai thác giống
cua ở ĐBSCL. Báo cáo tạo hội
nghị “Nghiên cứu các chỉ thị môi
trường vùng ven biển ĐBSCL” tổ
chức tại Đại học Cần Thơ, tháng
1-2000.
Minh, T.H. , A. Yakupitiyage and
D.J. Macintosh (2001).
Management of the integrated
mangrove - aquaculture farming
systems in the Mekong Delta.
ITCZM Monograph. AIT.

Bảng 1: Tình hình khai thác cua con ở Rạch Chèo
Số người bắt
cua/ngày
Số cua mỗi người
bắt được / ngày
Tổng số cua bắt
được / ngày
Tháng 9/98 140 12 1680
Tháng 10/98 29 10 290
Tháng 11/98 46 8 368
Tháng 12/98 5 9 45
Tháng 1/99 9 9 81
Tháng 2/99 4 10 40
Tháng 3/99 3 8 24
Tháng 5/99 4 7 28
Tháng 6/99 11 8 88
Tháng 7/99 12 10 120

Tháng 8/99 18 13 234






Vuìng
nghi ãn
cæìu

Baín âäö Âäöng Bàòng Säng Cæíu Long

×