Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt trong giai đoạn sinh trưởng (2060 kg) và vỗ béo (60100 kg)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 68 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


ĐÀO SHANWATT


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PREMIX
VITAMIN, KHOÁNG VI LƯỢNG VÀ AXIT
AMIN VÀO KHẨU PHẦN CỦA HEO THỊT
TRONG GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
(20-60 KG) VÀ VỖ BÉO (60-100 KG)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y






2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG




ĐÀO SHANWATT


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PREMIX
VITAMIN, KHOÁNG VI LƯỢNG VÀ AXIT
AMIN VÀO KHẨU PHẦN CỦA HEO THỊT
TRONG GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
(20-60 KG) VÀ VỖ BÉO (60-100 KG)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN MINH THÔNG





2013


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Luận văn này, với đề tựa là “Ảnh hưởng của việc bổ sung Premix
vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần heo thịt trong giai
đoạn sinh trưởng (20-60 kg) và vỗ béo (60-100 kg)” thực hiện tại Trại thực
nghiệm công ty Vemedim, do sinh viên Đào Shanwatt thực hiện theo sự
hướng dẫn của Ts. Nguyễn Minh Thông. Luận văn đã báo cáo và được Hội
đồng chấm luận văn thông qua ngày ………… ….


Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN


TS. Nguyễn Minh Thông ………………………….


Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


2013


ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở Trường Đại học Cần Thơ, được sự
quan tâm của quý thầy cô đã yêu thương và dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức vô cùng quý báu. Và sau 4 tháng thực tập tại Trại Thực nghiệm thuộc
công ty Vemedim, được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Thầy và

các anh chú ở trại, đã học hỏi được một số kiến thức và kinh nghiệm quý giá
cho bản thân và hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn:
- Cha Mẹ và tất cả anh chị trong gia đình đã tạo mọi điều kiện và luôn động
viên cho tôi hoàn thành tốt việc học.
- Thầy Nguyễn Minh Thông đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt đề tài này và tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ đang giảng
dạy tại trường.
- Thầy Trương Chí Sơn đã làm cố vấn cho tôi và giúp tôi vượt qua những lúc
khó khăn trong học tập.
- Quý công ty Vemedim đã chấp thuận cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
thực hiện đề tài.
- Thầy Huỳnh Hữu Chí tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong quá trình thực tập.
- Xin gửi lời cám ơn đến các chú, các anh và các chị trong trại thực nghiệm
công ty Vemedim đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Xin gửi tình cảm thân thương đến bạn Trần Thanh Vũ, Lê Quốc Huy đã tận
tình giúp đỡ các công việc tại trại. Các bạn lớp CNTY khóa 36, đã luôn đồng
hành, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Một lần nữa xin trân trọng tri ân!


iii

TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực nghiệm thuộc công ty Vemedim, ấp
Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ. Trong 2 giai đoạn:
giai đoạn 20-60 kg: từ ngày 06 tháng 05 đến ngày 23 tháng 6 năm 2013 và
giai đoạn 60-100 kg: từ ngày 07 tháng 09 đến ngày 20 tháng 10 năm 2013.

Thí nghiệm được tiến hành trên tổng cộng 63 heo thịt (20-60 kg: 36 heo, 60-
100 kg: 27 heo) lai hai máu (♂ Yorkshire) x (♀ Landrace) trong đó heo ở giai
đoạn 20-60 kg có khối lượng đầu kỳ trung bình 25±1,24 kg, heo ở giai đoạn
60-100 kg có khối lượng đầu kỳ trung bình 68±0,15 kg.
Mỗi giai đoạn thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 NT (mỗi NT
có 3 lần lặp lại).
Cả 2 giai đoạn thí nghiệm cùng sử dụng chung một công thức phối thức ăn.
Kết quả thí nghiệm.
Giai đoạn 20-60 kg
Về tăng trọng g/ngày:
NT1 (khu phần thức ăn có sử dụng Premix Aminovit ở mức độ 1‰) tăng
trọng cao nhất 829,9, kế đến là NT ĐC (khu phần không bổ sung Premix)
818,02, và ở NT2 (khu phần thức ăn có sử dụng Premix Embavit 7 ở mức độ
2,5‰) có tăng trọng thấp nhất 765,31.
Về HSCHTĂ: NT1 thấp nhất (2,44), kế đến là NT2 (2,49) và cao nhất là NT
ĐC (2,51).
Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng)
Về tăng trọng g/ngày:
NT2 (khu phần thức ăn có sử dụng Premix Embavit 7 ở mức độ 2,5‰) cao
nhất 821,37, kế đến là NT1 (khu phần thức ăn có sử dụng Premix Aminovit ở
mức độ 1‰) 29,33, và ở NT ĐC (khu phần không bổ sung Premix), có tăng
trọng thấp nhất 660,4.


iv

Về HSCHTĂ: NT2 thấp nhất (3,30), kế đến là NT1 (3,76) và cao nhất là NT
ĐC (3,83).
Về so sánh hiệu quả kinh tế:
NT2 bổ sung Premix Embavit 7 2,5‰ có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chênh

lệch thu chi là: 4,904,857 VNĐ. Kế đến là NT ĐC không sử dụng Premix có
chênh lệch thu chi là: 2,580,240 VNĐ. Và NT1 bổ sung Premix Aminovit 1‰
có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Chênh lệch thu chi là: 2,457,071 VNĐ.


v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.



Ngày… tháng… năm 2013
Tác giả luận văn



Đào Shanwatt


vi

MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM LƯỢC iii

LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ NHU CẦU DINH
DƯỠNG CỦA HEO THỊT 2
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của heo 2
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt 3
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
THỊT HEO 12
2.3 MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHÍNH ĐƯỢC DÙNG TRONG CHĂN
NUÔI HEO THỊT 14
2.3.1 Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng 14
2.3.2 Nguồn thức ăn cung cấp đạm 16
2.3.3 Nguồn thức ăn cung cấp khoáng 17
2.3.4 Nguồn thức ăn cung cấp vitamin 18


vii

2.4 CHUỒNG TRẠI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 19
2.4.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi heo 19
2.4.2 Những điều cần biết khi xây dựng chường trại 20
2.5 PREMIX 22
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 23
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 24
3.1.1 Địa điểm và thời gian 24

3.1.2 Đối tượng thí nghiệm 24
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 24
3.1.4 Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm 25
3.1.5 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 25
3.1.6 Premix dùng trong thí nghiệm 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 29
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 29
3.2.2 Qui trình chăm sóc 30
3.2.3 Phương pháp cho ăn và ghi số liệu 30
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 30
3.3.1 Khối lượng heo 30
3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm 31
3.3.3 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn
(HSCHTĂ) 31
3.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm 32
3.4 Phương pháp xử lí số liệu 32


viii

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 33
4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 33
4.2 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 34
4.2.1 Giai đoạn 20-60 kg 34
4.2.2 Giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) 39
4.2.3 So sánh 2 giai đoạn ( 20-60 kg và 60-100 kg) 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
5.1 KẾT LUẬN 45
5.2 ĐỀ NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 48







ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu năng lượng cho heo thịt 4
Bảng 2.2: Các hệ số tương ứng với trọng lượng cơ thể 5
Bảng 2.3: Nhu cầu về protein và axit amin ở heo sinh trưởng 6
Bảng 2.4: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho heo thịt 6
Bảng 2.5: Nhu cầu về vitamin cho heo thịt 7
Bảng 2.6: Nhu cầu chất khoáng của heo thịt (% VCK) 8
Bảng 2.7: Lượng nước cần thiết cho các loại heo 12
Bảng 2.8: Thành phần Premix khoáng vi lượng cho heo (TCVN) 18
Bảng 2.9: Thành phần Premix vitamin cho heo (TCVN) 19
Bảng 2.10: Hàm lượng khí độc tối đa được phép trong chuồng 22
Bảng 3.1: Công thức phối trộn thức ăn thí nghiệm 26
Bảng 3.2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 26
Bảng 3.3: Thành phần Premix Embavit 7 dùng cho heo. 27
Bảng 3.4: Thành phần Premix Aminovit dùng cho heo. 28
Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 20-60 kg 29
Bảng 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn 60-100 kg 30
Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (20-60 kg) 35

Bảng 4.2: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg) 37
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng của heo thí nghiệm theo nghiệm thức (60-100 kg) 39
Bảng 4.4: Kết quả mức ăn của heo thí nghiệm (60-100 kg) 42
Bảng 4.5: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức 43


x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Biểu đồ tích luỹ nạc và mỡ của heo 3
Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thực hiện thí nghiệm 24
Hình 3.2: Premix Embavit 7 và Aminovit 29
Hình 4.1: Heo thí nghiệm giai đoạn 20-60 kg 33
Hình 4.2: Heo thí nghiệm giai đoạn 60-100 kg (xuất chuồng) 34
Hình 4.3: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (20-60 kg) 35
Hình 4.4: Biểu đồ tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (20-60 kg) 36
Hình 4.5: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của heo thí nghiệm (20-60 kg) 38
Hình 4.6: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (20-60 kg) 39
Hình 4.7: Biểu đồ tăng trọng của heo thí nghiệm (60-100 kg) 40
Hình 4.8: Biểu đồ tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm (60-100 kg) 40
Hình 4.9: Biểu đồ tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm (60-100 kg) 41
Hình 4.10: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm (60-100 kg) 43
Hình 4.11: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm (60-100
kg) 44





xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NT Nghiệm thức.
TN Thí nghiệm.
ĐC Đối chứng.
MMA Bệnh viêm tử cung, viêm vú và mất sữa.
NRC Nation Research Council.
TT Tăng trọng.
TL Trọng lượng.
DE Năng lượng tiêu hóa.
CA Canxi
P Photpho
STTĐ Sinh trưởng tuyệt đối.
STTgĐ Sinh trưởng tương đối.
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn.
HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn.
ME Năng lượng trao đổi.
VCK Vật chất khô.
KP Khẩu phần.
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.
BW Khối lượng cơ thể.
IM Tiêm bắp.


1

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả

nước, sản xuất ra khối lượng lớn hàng hóa về lương thực và thực phẩm, là nơi
có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú để phát triển tốt ngành
chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Trong chăn nuôi heo, thì nuôi heo thịt là vấn đề
đáng quan tâm và có ý
nghĩa kinh tế quan trọng đối với người chăn nuôi. Hiện nay hầu hết
trang trại
và hộ chăn nuôi đều có những biện pháp nuôi
dưỡng riêng, song khả năng
phát triển cũng như tăng trọng của bầy heo thịt chưa thật sự đạt hiệu quả tốt,
tỷ lệ hao hụt, hệ số chuyển hóa thức ăn vẫn còn ở mức cao.
Trong thực tế, ngoài yếu tố chất lượng con giống thì thức ăn đóng vai
trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của heo nuôi. Nếu
chất lượng thức ăn không tốt, không cân đối dưỡng chất đáp ứng nhu cầu của
giai đoạn sinh trưởng sẽ gây hậu quả: heo còi cọc, chậm lớn, tiêu chảy hoặc có
thể gây chết. Các loại Premix vitamin và khoáng vi lượng bổ sung vào thức ăn
sẽ là nguồn cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của heo. Đặc biệt
heo thịt trong giai đoạn vỗ béo cũng cần bổ sung Premix để cung cấp khoáng,
vitamin cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu trên và được sự chấp thuận của Công ty thuốc thú y
Vemedim, đề tài được tiến hành để nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung
premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo thịt
trong giai đoạn sinh trưởng (20-60 kg) và vỗ béo (60-100 kg)”.
Mục tiêu của đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung các loại
Premix vitamin, khoáng vi lượng và axit amin vào khẩu phần của heo trong
giai đoạn nuôi thịt, qua đó có những khuyến cáo thích hợp nhất cho người
nuôi heo.









2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ NHU CẦU DINH
DƯỠNG CỦA HEO THỊT
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của heo
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước.
Phát dục là một quá trình thay đổi về chất, tức là sự thay đổi tăng thêm,
hoàn chỉnh tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể heo.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình luôn đi liền với nhau trong suốt
quá trình sống của một cơ thể, có thể nói sinh trưởng là quá trình tăng về
lượng còn phát dục là quá trình biến đổi về chất.
Trong thực tế chăn nuôi heo, sự sinh trưởng được đánh giá như là sự
tăng lên về trọng lượng cơ thể theo thời gian. Sự sinh trưởng phần lớn phụ
thuộc vào số lượng thức ăn heo được ăn vào, hoặc tổng các chất dinh dưỡng
ăn vào. Trong khi đó, phát dục liên quan đến những thay đổi về hình dáng,
ngoại hình và chức năng của con vật trong quá trình sinh trưởng.
Trong suốt quá trình phát triển của vật nuôi thường tuân theo 3 quy luật
sinh trưởng và phát dục cơ bản là:
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn: Sự phát triển của heo
từ lúc phôi thai đến lúc già cỗi phải trải qua những giai đoạn nhất định, giai
đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Nếu không phải trải qua giai đoạn này thì
không thể chuyển sang giai đoạn khác. Sự phát triển của heo nói chung chia

thành 2 giai đoạn lớn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Giai đoạn
trong thai gồm: thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi, thời kỳ thai nhi. Giai đoạn
ngoài thai gồm: thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành, thời
kỳ già cỗi.
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều:
Không đồng đều về tăng trọng:
Lúc còn nhỏ heo tăng trọng ít, sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ
trưởng thành tăng trọng chậm lại rồi dần dần ổn định, cuối cùng hoặc chỉ còn
tích luỹ mỡ hoặc trọng lượng nói chung giảm xuống do mô cơ không phát
triển thêm mà lại còn già cỗi và chết đi.


3

Biểu đồ sau đây cho ta thấy sự tích luỹ nạc đạt trọng lượng cao nhất vào
thời điểm trên dưới 60 kg và sau đó giảm dần, ngược lại, sự tích luỹ mỡ tăng
dần không ngừng, không giảm cho đến trọng lượng trưởng thành. Thực tế, tuy
biết heo ở trọng lượng 60 kg đạt mức tích luỹ nạc cao nhất, nhưng người ta ít
khi giết thịt vào trọng lượng đó mà ở mức cao hơn, vì tổng trọng lượng cơ thể
trong đó có tổng lượng nạc thu được cũng tăng lên (ngoại trừ đối với một số
giống chuyên nạc).







0 20 40 60 80 100 120 140 160 Trọng lượng (kg)
Hình 2.1: Biểu đồ tích luỹ nạc và mỡ của heo

+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ:
Quy luật này thể hiện trong hoạt động sinh lý, sự tăng trọng và trong trao
đổi chất của con vật.
Tóm lại sự phát triển của heo tuân theo các quy luật nhất định, nhờ hiểu
rõ các quy luật này người chăn nuôi đã điều khiển nuôi dưỡng heo theo hướng
có lợi.
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt
2.1.2.1 Nhu cầu năng lượng
E = E
dt
+ E
tt
.
Trong đó:
- E: Nhu cầu năng lượng
- E
dt
: Nhu cầu năng lượng cho duy trì
- E
tt
: Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng
200
400
300
Tích lũy nạc
( g/ngày )

Tích lũy mỡ




4

E tích luỹ nạc =15 MJDE/1kg nạc, tức là để sản xuất 1 kg tổ chức nạc
cần 15 MJDE.
E tích luỹ mỡ =50 MJDE/1kg mỡ.
Bảng 2.1: Nhu cầu năng lượng cho heo thịt
Giai
đoạn
Khối lượng
(kg)
Năng lượng trao
đổi trong kg thức
ăn (Kcal)
Nhu cầu năng
lượng trao đổi
(Kcal)
Ước tính khối
lượng thức ăn
(kg/con/ngày)
1
5-10
3265
1620
0,5
2
10-20
3265
3265
1

3
20-50
3265
6050
1,9
4
50-80
3265
8410
2,6
5
80-100
3265
10030
3,4
( NRC, 1998)
2.1.2.2 Nhu cầu Protein và axit amin
a. Nhu cầu Protein
Protein là chất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của heo. Do
đó việc cung cấp đủ protein cho heo không những có ảnh hưởng tốt đến tăng
trưởng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm chỉ số biến chuyển thức
ăn. Heo càng nhỏ càng chịu ảnh hưởng của mức độ protein cung cấp trong
khẩu phần.
Nếu cho ăn quá thừa protein sẽ không làm tăng tích luỹ protein trong cơ
thể và không làm tăng sức lớn mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng của protein
do việc khử các axit amin để tạo ra năng lượng, đưa đến giảm hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, người chăn nuôi phải biết tính toán nhu cầu protein của heo thịt
trong từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein cho thích hợp.
Nhu cầu protein: Pr = Pr
dt

+ Pr
tt
.
Trong đó: Pr là nhu cầu protein; Pr
dt
là nhu cầu protein cho duy trì;
Pr
tt
là nhu cầu protein cho tăng trọng.


5

+ Nhu cầu protein cho duy trì: Người ta ước tính khoảng 15% khối lượng
cơ thể heo là protein, trong đó 6-13% có thể tham gia vào sự chu chuyển hàng
ngày để duy trì, có khoảng 6% protein trong cơ thể bị mất đi.
Do vậy nhu cầu protein cho duy trì có tương quan với khối lượng cơ thể
theo phương trình:
Pr
dt
= a x W

Trong đó: W là khối lượng cơ thể,
a là hệ số được cho ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Các hệ số tương ứng với trọng lượng cơ thể
Khối lượng heo (kg)
Hệ số a
Khối lượng heo (kg)
Hệ số a
20

0,0012
60
0,0008
30
0,0011
70
0,0007
40
0,001
80-100
0,0006
50
0,0009
100-120
0,0005
(Võ Trọng Hốt, 2000)
+ Protein cho tăng trọng:
Từ sự tăng trọng hằng ngày của heo ta có thể xác định được lượng
protein tích luỹ trong cơ thể vì protein trong tổ chức nạc chiếm 22%.
Do đó, nhu cầu protein cho tăng trọng:
Pr
tt
= P x 0,22 (P: tăng trọng phần nạc (g))
Khi biết được nhu cầu protein của heo người chăn nuôi có thể phối trộn
một khẩu phần hợp lý thoả mãn nhu cầu cần thiết cho chúng, mang lại hiệu
quả kinh tế mà không gây lãng phí.
Nhu cầu protein của con vật ngoài việc phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể
thì nó còn phụ thuộc vào giá trị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá của protein. Khi
giá trị sinh vật học và tỷ lệ tiêu hoá càng thấp thì nhu cầu protein càng cao.
Vì vậy khi bổ sung protein cho heo ta phải chú ý đến chất lượng protein,

đặc biệt phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho heo về các axit amin thiết yếu
như lysine, methionine và tryptophan.


6

b. Nhu cầu axit amin
Giá trị protein được đánh giá dựa vào thành phần và số lượng các axit
amin thiết yếu chứa trong đó.
Axit amin là nguyên liệu tổng hợp protein, do đó việc cung cấp đầy đủ và
cân đối các axit amin trong khẩu phần là rất cần thiết.
Bảng 2.3: Nhu cầu về protein và axit amin ở heo sinh trưởng
Chỉ tiêu
Khối lượng cơ thể (kg)
3-5
5-10
10-20
20-50
50-80
80-120
Protein thô (%)
26
23,7
20,9
18
15,5
13,2
Lysine (%)
1,5
1,35

1,15
0,95
0,75
0,6
Methionine (%)
0,4
0,35
0,3
0,25
0,2
0,16
(NRC, 1998)
Trong tính toán nhu cầu axit amin cần chú ý đến axit amin tiêu hoá hay
còn gọi là axit amin hữu dụng, bởi vì heo cần axit amin là những axit amin
được tiêu hoá hấp thu, mà trong thực tế giữa tiêu hoá thực và tiêu hoá biểu
kiến có sự chênh lệch.
Bảng 2.4: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho heo thịt
Chỉ tiêu
Khối lượng cơ thể (kg)
7
7-15
15-30
30-60
60-100
Protein thô (%)
20
18
16
14
12.5

Lysine (%)
1,35
1,1
0,9
0,75
0,65
Methionine (%)
0,36
0,3
0,24
0,2
0,18
( Lã Văn Kính, tạp chí chăn nuôi số 2/2004)
Qua Bảng 2.4 ta thấy, khi khối lượng cơ thể tăng lên thì nhu cầu protein
và axit amin giảm. Như vậy, thông qua nhu cầu protein và axit amin mà chúng
ta có thể định ra những tiêu chuẩn ăn phù hợp cho từng loại heo và từng giai
đoạn phát triển của nó.
2.1.2.3 Các nhu cầu khác
Ngoài việc cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, axit amin trong khẩu
phần, người chăn nuôi cần chú ý đến việc cung cấp đầy đủ nước uống, các loại


7

vitamin và khoáng chất một cách hợp lý để sinh trưởng và phát triển tốt mang
lại hiệu quả kinh tế.
a. Nhu cầu vitamin
Vitamin tham gia hầu hết quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể
như: Chúng là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp và phân giải các
chất dinh dưỡng. Trong cơ thể có tới 850 loại men, khoảng 120 loại men có sự

tham gia của vitamin trong thành phần hoá học (Võ Trọng Hốt, 2000). Vitamin
có trong các tế bào cơ thể và giúp cho heo sinh trưởng, phát dục bình thường.
Do đó, hàng ngày cần cung cấp vitamin bằng cách cho heo ăn những loại thức
ăn giàu vitamin như rau xanh, các loại thức ăn ủ chua, hoặc sử dụng Premix
vitamin.
Bảng 2.5: Nhu cầu về vitamin cho heo thịt
Vitamin
Khối lượng (kg)
3-5
5-10
10-20
20-50
50-80
80-120
Vitamin A (IU)
2.200
2.200
1.750
1.300
1.300
1.300
Vitamin D
3
(IU)
220
220
200
150
150
150

Vitamin E (IU)
16
16
11
11
11
11
Vitamin K (mg)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Biotin (mg)
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
Cholin (mg)
0,6
0,5
0,4
0,3
0,3
0,3
Folasin (mg)
0,3

0,3
0,3
0,3
0
0,3
Niacin dễ tiêu (mg)
20
15
12,5
10
7
7
Axit panthotenic (mg)
12
10
9
8
7
7
Vitamin B
2
(mg)
4
3,5
3
2,5
2
2
Vitamin B
1

(mg)
1,5
1
1
1
1
1
Vitamin B
6
(mg)
2
1,5
1,5
1
1
1
Vitamin B
12
(mg)
20
17,5
15
10
5
5
(NRC, 1998)





8

b. Nhu cầu khoáng
Tác dụng của các chất khoáng: Cấu tạo tế bào, đồng hoá thức ăn chứa
protein, chất béo; thiếu khoáng heo sẽ còi cọc, chậm lớn.
Trong đó, hai chất khoáng quan trọng đối với cơ thể heo là Ca và P. Đặc
biệt, trong giai đoạn đầu do sự hình thành và phát triển của bộ xương nên nhu
cầu Ca và P cần được chú ý.
Sự thiếu Ca và P trong thời kỳ tăng trưởng có thể làm bộ xương bị biến
dạng. Tỷ lệ cân đối Ca/P đối với heo nhỏ: 1,5-1,2/1; ở heo lớn: 1,2-1/1.
Do đó, hàng ngày cung cấp khoáng bằng cách cho heo ăn những loại thức
ăn giàu khoáng như bột xương, sò…hoặc sử dụng Premix khoáng.
Bảng 2.6: Nhu cầu chất khoáng của heo thịt (% VCK)
Khoáng (%)
Khối lượng heo (kg)
3-5
5-10
10-20
20-50
50-80
80-120
Ca
0,9
0,8
0,7
0,6
0,5
0,45
P tổng số
0,7

0,65
0,6
0,5
0,45
0,4
P hữu dụng
0,55
0,4
0,32
0,23
0,19
0,15
Na
0,25
0,2
0,15
0,1
0,1
0,1
Cl
0,25
0,2
0,15
0,08
0,08
0,08
Mg
0,04
0,04
0,04

0,04
0,04
0,04
K
0,3
0,28
0,26
0,23
0,19
0,17
Cu
6
6
5
4
3,5
3
I
0,14
0,14
0,14
0,14
0,14
0,14
Fe
100
100
80
60
50

40
Mn
4
4
3
2
2
2
Se
0,3
0,3
0,25
0,15
0,15
0,15
Zn
100
100
80
60
50
50
(NRC, 1998)
c. Nhu cầu về chất béo
Lipid bao gồm các loại như dầu, mỡ, axit béo trong đó mỡ là quan trọng
nhất. Một số khác cũng giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, đồng thời có


9


các chức năng sinh lý đặc biệt như cholesterol là tiền chất của vitamin D và
hormone sinh dục. Trong cơ thể lipid là nguồn dự trữ năng lượng, là thành
phần cấu tạo nên các mô cơ thể và tham gia vào các phản ứng trao đổi chất
trung gian khác. Heo thiếu lipid sẽ bị rụng lông, da bị viêm và tróc (cổ, vai),
nước bọt ít, tiêu hóa kém, hệ số chuyển hóa thức ăn tăng, tuyến giáp trạng
sưng to, phát dục chậm. Thừa lipid heo sẽ giảm sức sử dụng carbohydrate,
protein, heo bị tiêu chảy. Hàm lượng lipid trong khẩu phần thích hợp từ 5-8%.
Dựa vào khả năng tổng hợp của cơ thể, người ta chia axit béo ra làm hai loại:
axit béo không thiết yếu là những axit béo mà cơ thể có khả năng tổng hợp
được; axit béo thiết yếu là những axit béo rất cần thiết nhưng cơ thể không có
khả năng tổng hợp được. Đã từ lâu người ta đã phát hiện 3 loại axit béo thiết
yếu (EFA) rất quan trọng là arachidonic (C20:4), axit linolenic (C18:3) và axit
linoleic (C18:2). Nếu thiếu nó trong thức ăn sẽ gây bệnh ezema nơi động vật
có vú. Nói chung ở độ tuổi khác nhau trong thức ăn của heo nên có tối thiểu
0,8-1% axit linoleic. Trong 3 axit trên thì trong cơ thể động vật axit linoleic có
thể chuyển hóa thành axit arachidonic và axit linolenic. Trong 2 dạng α và γ
của axit linoleic thì dạng α có thể chuyển hóa thành axit eicosapentaenoic
(EPA; C20:5; n-3) và axit docosahexaenoic (DHA; C 22:6; n-3) là 2 axit béo
quan trọng thuộc nhóm axit béo Omega-3, đây cũng là 2 axit béo được quan
tâm về dinh dưỡng trong dầu cá. Các axit béo Omega-3 làm giảm chất béo và
cholesterol huyết tương và cũng điều hòa sự chuyển đổi axit arachidonic thành
prostaglandin, prostacyclin, thromboxane, leukotriene. Những hợp chất này có
vai trò hormon trong việc tích lũy tiểu cầu máu và co thắt mạch. EPA và DHA
được tổng hợp bởi rong tảo biển và được tích lũy trong chuỗi thức ăn hải sản,
chúng được tìm thấy trong dầu cá với nồng độ cao, có nhiều ở các loài cá
nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…DHA cũng đợc tìm thấy trong
phospholipid trong mô động vật, ở cơ, gan và não. Biểu hiện của sự thiếu các
axit béo thiết yếu là tăng trưởng kém, bệnh tích ở gan và tim, hội chứng
shock…(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002; Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2005).
Vai trò của chất béo trong dinh dưỡng động vật.

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng: khi oxi hóa chất béo, năng
lượng do chất béo sinh ra nhiều gấp 2,25 lần so với carbohydrate và protein.
Nếu khẩu phần có nhiều đạm thường khó nâng cao được giá trị năng lượng.
Nếu ta thêm chất béo vào sẽ cân đối tốt hơn. Khi thêm chất béo vào có thể
xuất hiện một số axit amin giới hạn, ta chỉ cần thêm axit amin giới hạn thì đạt


10

đến sự tối ưu mà không cần nâng cao chất đạm tương xứng lên nữa. Khi đưa
chất béo vào thức ăn cũng cần lưu ý bổ sung thêm vitamin E để giúp cơ thể
chống lại sự oxyd hóa chất béo sinh ra các peroxyd có hại. Chất béo còn là
chất chuyên chở cho các vitamin tan trong dầu như caroten, vitamin A, D, E,
K; đồng thời cung cấp một số axit béo thiết yếu cần thiết cho cơ thể động vật
như axit linoleic, linolenic, arachdonic. Ngoài hai vai trò quan trọng trên, khi
bổ sung chất béo vào thức ăn thì làm giảm độ bụi và tăng tính ngon miệng của
thức ăn.
Ảnh hưởng của chất béo đối với heo giai đoạn 20-100 kg.
Qua nghiên cứu về chất béo thì người ta cũng nhận thấy rằng chất béo
ảnh hưởng đến sự tiếp thu các dưỡng chất khác trong khẩu phần, vì năng
lượng trao đổi của chất béo cao làm thân nhiệt tăng lên, cơ thể heo tự động
điều chỉnh lượng thức ăn tiếp thu vào từ đó làm giảm lượng carbohydrate và
protein hấp thu vào, do đó heo bị khiếm dưỡng hai loại dưỡng chất này. Chất
béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: nếu thức ăn có
nhiều axit béo chưa no thì làm cho mỡ heo sẽ nhão ngược lại nhiều axit béo no
thì mỡ trở nên cứng chắc. (Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn, 2000; Dương
Thanh Liêm và ctv, 2002).
Xuất phát từ vai trò cũng như ảnh hưởng của chất béo như đã nêu trên thì
trong khẩu phần nuôi dưỡng heo thịt cần bổ sung 4-5% chất béo nhưng không
được vượt quá 10%, vì nó sẽ làm cho mềm nhão cơ đồng thời kéo theo sự

khiếm dưỡng một số chất như protein và carbohydrate.
d. Nhu cầu về chất xơ
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), chất xơ hầu như không có
giá trị dinh dưỡng đối với heo. Tuy nhiên, cần có một lượng xơ trong khẩu
phần để giúp quá trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn và thải phân dễ dàng. Mặt
khác, ở ruột già, xơ cũng được tiêu hóa một phần từ 13-14% để tạo thành
đường và một số axit béo bay hơi khác. Theo Dương Thanh Liêm và ctv
(2002), chất xơ còn tạo nên khuôn phân, chống sự táo bón; chất xơ kích thích
nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để tống
các chất cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực nhất định có tác
dụng lôi cuốn các chất độc ở trong đường ruột thải ra ngoài, làm giảm tác hại
cho cơ thể. Điều này có tác dụng quan trọng đối với heo nái chửa trong việc
phòng chống hội chứng MMA sau khi đẻ. Đối với heo nuôi hậu bị giống thì


11

chất xơ có tác dụng kích thích sự phát triển về dung tích của ống tiêu hóa để
sau này trong giai đoạn sinh sản heo tận dụng thức ăn tốt hơn.
Bổ sung xơ vào trong khẩu phần của heo sẽ làm giảm năng lượng tiêu
hóa (DE) của khẩu phần, để duy trì năng lượng tiêu hóa ăn vào, heo phải ăn
nhiều hơn. Tuy nhiên, khi lượng chất xơ thô vượt quá 10-15% khẩu phần thì
lượng thức ăn ăn vào có thể bị giảm do độ choáng quá nhiều hoặc tính ngon
miệng của thức ăn thấp. Nếu tăng 1% chất xơ thô vào trong khẩu phần sẽ làm
giảm tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô xuống khoảng 3,5%. Các thành phần chất
xơ được tiêu hóa rất kém trong ruột non và tạo cơ chất cho sự lên men trong
ruột già, các sản phẩm cuối cùng của sự lên men vi sinh vật trong ruột già là
axit béo bay hơi (NRC, 1998). Nếu như khẩu phần thức ăn thiếu chất xơ ta
thấy heo ăn cả rơm rạ, đồ lợp nhà, thức ăn thô cứng, thậm chí cả đất. Hàm
lượng xơ trong khẩu phần cho heo thịt đang vỗ béo từ 6- 8% (Trương Lăng và

Nguyễn Văn Hiền, 2000).
Heo từ 15 kg trở lên có thể sử dụng 5% thức ăn có xơ cao trong khẩu
phần. Khi trưởng thành có thể sử dụng nhiều thức ăn nhiều xơ hơn tuy nhiên
không được vượt quá 55% khẩu phần, kể cả ở heo nái (Trương Lăng và
Nguyễn Văn Hiền, 2000).
e. Nhu cầu về nước
Nước là chất lỏng tham gia vào sự cấu tạo của tế bào và là môi trường
trao đổi chất trong cơ thể. Hàng ngày heo tiêu hao một khối lượng nước trong
cơ thể nên cần bù đắp thường xuyên. Lượng nước tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố: thời kỳ sản xuất heo nái nuôi con cần nhiều nước hơn heo thịt,
loại thức ăn và lượng thức ăn tiêu thụ, nhiệt độ chuồng nuôi và chất lượng của
nước.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nước trong cơ thể heo
con chiếm 82% khối lượng thịt xẻ, nhưng lúc trưởng thành giảm còn 53% khối
lượng thịt xẻ ở heo 90 kg. Sự thay đổi này là do mỡ tích lũy tăng lên theo tuổi
và nước trong tế bào mỡ thấp hơn trong tế bào cơ. Việc không đáp ứng nhu
cầu nước hàng ngày của heo dẫn đến làm giảm sự tiếp thu thức ăn, giảm tăng
trọng. Nếu thiếu nước kéo dài, nước trong cơ thể vật nuôi có thể cạn kiệt, làm
đình trệ các quá trình trao đổi chất, hoạt động sinh lý khác và gây chết. Động
vật có thể nhịn ăn tối đa 2 tuần, nhưng không thể nhịn uống trong 48 giờ.
Lượng nước cần cho các loại heo như sau:


12

Bảng 2.7: Lượng nước cần thiết cho các loại heo
Loại heo
Lượng nước tối thiểu (lít/ngày)
Lượng nước tối đa (lít/ngày)
20 kg

1,6
5
40 kg
3,2
9
60 kg
4,4
15
80 kg
5,2
17
100 kg
6,6
20
(Trương Lăng, 2000)
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM
CHẤT THỊT HEO
Quá trình sinh trưởng và phát triển của heo thịt chịu ảnh hưởng nhiều
yếu tố: P =G + E, trong đó:
P: là kiểu hình các tính trạng của heo
G: là các yếu tố di truyền
E: là các yếu tố ngoại cảnh
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau thì có năng suất và chất
lượng thịt khác nhau.
Các giống heo ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, chất lượng
thịt tốt hơn các giống heo nội. Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải
phối hợp nhiều giống để có con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt,
đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, có khả
năng chống đỡ bệnh tật cao.

Giới tính và cá thể
Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước kết luận rằng: giới tính và
các cá thể khác nhau thậm chí trong cùng một giống sẽ có năng suất và chất
lượng thịt khác nhau. Khi được nuôi cùng mức dinh dưỡng thì tăng trọng hàng
ngày của heo thiến cao hơn heo không thiến và heo cái. Heo thiến có mức tiêu
tốn thức ăn cao hơn so với heo không thiến, bởi vì heo thiến có xu hướng tích
luỹ mỡ nhiều hơn nạc (năng lượng dùng cho tích luỹ thịt nạc 15 MJDE/1kg

×