Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá lược vàng (callisia fragrans lindl.) trên chuột bạch (mus musculus domesticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







NGUYỄN KIM DUNG


THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
CỦA LÁ LƯỢC VÀNG (Callisia fragrans
Lindl.) TRÊN CHUỘT BẠCH (Mus musculus
domesticus)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y





Cần Thơ, 2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH
CỦA LÁ LƯỢC VÀNG (Callisia fragrans
Lindl.) TRÊN CHUỘT BẠCH
(Mus musculus domesticus)


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
PGS. TS. HUỲNH KIM DIỆU NGUYỄN KIM DUNG
MSSV: 3096876
Lớp: Thú Y K35


Cần Thơ, 2013
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài : “Thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá Lược vàng
(Callisia fragrans Lindl.) trên chuột bạch (Mus musculus domesticus)” do
sinh viên Nguyễn Kim Dung thực hiện tại bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp

& Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 07 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2013.




Cần Thơ, ngày tháng năm 201… Cần Thơ, ngày tháng năm 201…
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn



Huỳnh Kim Diệu


Cần Thơ, ngày tháng năm 201…
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
iii
LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học tới
nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình
và bạn bè.
Dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã dành biết bao công sức,
tâm huyết để truyền đạt cho thế hệ sau chúng tôi biết bao điều quý giá. Với
những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Con xin dâng lên ông bà, cha mẹ, người đã sinh ra con, nuôi con khôn
lớn với bao khó nhọc, gian lao lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Kim Diệu, người đã hết lòng chỉ dạy,

động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Tâm trong suốt 5 năm qua đã
luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi để tôi có thể đạt được như ngày hôm
nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn
Nuôi đã tận tình truyền đạt kiến thức, kỹ năng vô cùng quý báu cho tôi trong
suốt thời gian dưới mái trường Đại học.
Xin cảm ơn chị Phan Thị Tư lớp cao học Thú y khóa 18 cùng các chị
thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm Dược lý. Các bạn Nguyễn Văn Nhân, Võ
Hữu Vui, Nguyễn Thị Kim Cúc, các em lớp Thú y khóa 36 cùng tất cả các bạn
trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và chia sẽ khó khăn với tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố
gắng, tuy nhiên do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
được những sai sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cô để bài luận
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
iv
MỤC LỤC

TRANG TỰA i
TRANG DUYỆT ii
LỜI CẢM TẠ iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
TÓM LƯỢC x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
2.2 Giới thiệu về cây Lược vàng 3
2.2.1 Thực vật học 3
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố 4
2.2.3 Mô tả cây 4
2.2.4 Một số thành phần hóa học có trong cây Lược vàng 5
2.2.5 Vitamin và khoáng dưỡng 11
2.2.6 Một số chế phẩm từ cây Lược vàng 11
2.2.7 Công dụng chữa bệnh của cây Lược vàng 12
2.3 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 13
2.3.1 Lịch sử phát hiện 13
2.3.2 Hình thái, đặc điểm sinh hóa 14
2.3.3 Điều kiện tăng trưởng và sự phân bố 16
2.3.4 Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus 17
2.3.5 Đặc tính gây bệnh 20
v
2.3.6 Tính kháng thuốc kháng sinh 20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời gian và địa điểm 22
3.1.1 Thời gian 22
3.1.2 Địa điểm 22
3.2 Nội dung nghiên cứu 22
3.3 Phương tiện nghiên cứu 22
3.3.1 Nguyên liệu 22
3.3.2 Dụng cụ, hóa chất chính 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Chọn dòng và lấy mẫu Lược vàng 23

3.4.2 Điều chế cao thô 23
3.4.3 Nuôi chuột 25
3.4.4 Pha vi khuẩn 25
3.4.5 Bố trí thí nghiệm 25
3.4.6 Chỉ tiêu theo dõi 26
3.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Biểu hiện lâm sàng trên chuột khi thử nghiệm điều trị 27
4.2 Kết quả mổ khám chuột sau quá trình điều trị 29
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Đề nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ CHƯƠNG 42


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT


STT
Chữ viết tắt
Giải thích
1
BP
Paird Parker
2
CFU
Colony forming unit
3

DNA
Acid Deoxyribo Nucleic
4
DNase
Deoxyribonuclease
5
DMSO
Dimethyl sulfoxide
6
ĐC
Đối chứng
7
FAME
Fatty acid modifying enzyme
8
KTĐ
Không tác động
9
LD
50
Lethal dose, 50%
10
LV
Lược vàng
11
MIC
Minimum Inhibitory Concentration
12
MRSA
Methicillin ressitant Staphylococcus aureus

13
MSA
Mannitol salt agar
14
NS
Non significant
15
NT
Nghiệm thức
16
OD
Optical density
17

PBS
Phosphate buffered saline
18
PCR
Polymerase chain reaction
19
RAPD
Random Amplified Polymorphic DNA
20
RNA
Ribonucleic acid
21
SE
Staphylococcal enterotoxin
vii
22

S. aureus
Staphylococcus aureus
23
TT
Thể trọng
24
UCLA
University of California, Los Angeles
25
VRSA
Vancomycin Resistant Staphylococcus
aureus
viii
DANH MỤC BẢNG


STT
Tên bảng
Trang
1
Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh nhiễm khuẩn của cao Lược vàng
26
2
Số chuột còn sống sau khi điều trị
29
3
Kết quả bệnh tích trên chuột thí nghiệm sau quá trình điều trị
30

ix

DANH MỤC HÌNH


STT
Tên hình
Trang
1
Cây Lược vàng
5
2
Lược vàng ra hoa
6
3
Cấu trúc quercetin
7
4
Cấu trúc kaempferol
8
5
Cấu trúc ephedrin
12
6
Sản phẩm từ cây Lược vàng ở Nga
13
7
Trà Lược vàng
13
8
Staphylococcus aureus
15

9
Staphylococcus aureus trên môi trường Paird Parker
16
10
Bệnh tích hoại tử vùng tiêm trước và sau khi điều trị
31
11
Lách chuột
31
12
Thận chuột
31
13
Tích mủ xoang bụng chuột
32
14
Xoang bụng chuột bình thường
32
15
Lách chuột tích mủ
32
16
Thận chuột tích mủ
32
17
Gan chuột
32

x
TÓM LƯỢC


Thử nghiệm trên chuột bạch được thực hiện để đánh giá khả năng trị
bệnh của cây Lược vàng do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức: 3 nghiệm thức
điều trị (NT1, NT2, NT3) và nghiệm thức đối chứng (NT4). Mỗi nghiệm thức 5
chuột với 3 lần lặp lại. Tất cả các chuột đều được gây nhiễm với vi khuẩn
Staphylococcus aureus nồng độ 10
9
cfu /ml, liều 1 ml/con bằng đường tiêm
xoang bụng. Chuột ở các nghiệm thức điều trị 10 phút sau khi tiêm vi khuẩn
bắt đầu cho uống cao Lược vàng (0,2 ml/con) nghiệm thức 1 với liều 0,32 g/kg
thể trọng, nghiệm thức 2 liều 0,64 g/kg thể trọng, nghiệm thức 3 liều 0,96 g/kg
thể trọng. Nghiệm thức đối chứng cho chuột uống nước sinh lý với liều 0,2
ml/con. Kết quả thu được: sau khi gây nhiễm tất cả các chuột ở nghiệm thức
điều trị đều còn sống nhưng nghiệm thức đối chứng có 20% chuột bị chết. Sau
10 ngày, tiến hành mổ khám chúng tôi ghi nhận được: 83,3% bệnh tích có mủ
ở gan, thận, lách ruột, dạ dày và xoang bụng, ở các nghiệm thức điều trị
không thể hiện các bệnh tích này. 20% chuột tích mủ dưới da ở các nghiệm
thức điều trị và ở nghiệm thức đối chứng là 16,7%. Bệnh tích hoại tử chiếm
25% ở nghiệm thức đối chứng và không thể hiện ở nghiệm thức điều trị. Ở
nghiệm thức điều trị 60% chuột có gan, thận sưng, nhạt màu, lách sưng trong
khi đó ở nghiệm thức đối chứng là 66,7%. Trong số 3 liều được sử dụng để
điều trị thì liều 0,96 g/kg thể trọng có hiệu quả nhất với 26,7% số chuột tăng
trọng 1-3 g sau điều trị, tất cả các chuột ăn uống và hoạt động nhanh nhẹn
hơn so với liều 0,32 g/kg thể trọng và liều 0,64 g/kg thể trọng.
Từ khóa : cây Lược vàng, điều trị, Staphylococcus aureus.
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên
nhiên nên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thảo mộc. Từ ngàn xưa,
con người đã biết tìm cây cỏ trong tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức
khỏe. Ông cha ta đã biết cách sử dụng nhiều loại thảo mộc khác nhau để chữa
một số bệnh, vừa không tốn nhiều tiền vừa có thể dể dàng tìm thấy ở vườn
nhà.
Qua trải nghiệm cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người ngày
càng phong phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống con người. Vào năm 2007 đến nay dân gian xem cây Lược vàng như một
“thần dược” trị bách bệnh như: viêm răng, lợi, viêm họng, mụn nhọt, dị
ứng,… đến những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch,…
Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những bản dịch về kinh nghiệm chữa trị
của cây Lược vàng từ tiếng Nga sang tiếng Việt thì ở Việt Nam chỉ có một vài
tài liệu công bố về kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của cây Lược vàng.
Song song đó, vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) được biết đến
như một vi khuẩn sinh mủ điển hình, là loại vi khuẩn thường hay gặp, hiện
diện rất phổ biến trong môi trường chăn nuôi, kháng nhiều loại kháng sinh gây
thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi.
Với bối cảnh hiện nay, trong điều trị bệnh kháng sinh tân dược có khả
năng ức chế vi khuẩn mạnh, hiệu quả điều trị cao nhưng khi dùng thuốc một
thời gian dài, không đúng liều lượng, đường cấp, không đúng liệu trình điều
trị… tạo điều kiện cho vi khuẩn lờn và kháng với nhiều loại kháng sinh
(Essawi and Srour, 2000).
Những năm gần đây xu hướng sử dụng thảo dược trong chữa trị bệnh
trên động vật được xem như một giải pháp có biên độ an toàn cao trong bảo
quản, điều trị bệnh gây ra trên động vật.
Với những lý do trên, trong điều kiện cho phép chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá Lược vàng
(Callisia fragrans Lindl.) trên chuột bạch (Mus musculus domesticus)”
Mục tiêu của đề tài :

Xác định hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn S. aureus của cao lá Lược vàng.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trịnh Thị Điệp và ctv. (2008) bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa
học và tác dụng sinh học của cây Lược vàng (Callisia fragrans Lindl.).
Nguyễn Minh Khởi và ctv. (2011a; 2011b; 2011c) đã nghiên cứu tác
dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa của lá và thân bồ của cây Lược
vàng, tác dụng kích thích miễn dịch của lá và thân bồ Lược vàng trên chuột
gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ, nghiên cứu độc tính và tác dụng sinh học
của cây Lược vàng.
Vừa qua, với chức năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng một số nhà khoa học
đầu ngành dược học (TS Nguyễn Minh Khởi, TS Nguyễn Duy Thuần, TS
Trịnh Thị Điệp, TS Trần Công Khánh …) và Viện dược liệu, thuộc Bộ Y tế đã
tiến hành nghiên cứu thành phần các hoạt chất của cây Lược vàng khẳng định
chưa thấy hoạt chất trị ung thư, cũng chưa đủ luận cứ khoa học để khẳng định
cây Lược vàng trị hàng loạt bệnh như nhiều bài báo cáo đăng tải lâu nay. Cuối
cùng, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân nên thận trọng, dè dặt khi dùng
cây Lược vàng, trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, các
nhà khoa học và Bộ Y tế cũng khẳng định lại rằng, chẳng có một loại dược
phẩm hay dược thảo nào có khả năng trị tất cả các bệnh chứng với một liều
chung chung cho mọi dạng cơ thể như thông tin truyền đi lâu nay.
Các công trình khoa học về cây thuốc đáng tin cậy ở trong nước như
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2004). “Từ điển cây
thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997). Dược điển Việt Nam (2009) của Bộ
Y tế cũng chưa từng nhắc tới loài cây này.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một số tài liệu về thực vật học và cây thuốc trên thế giới chỉ công bố rất
khiêm tốn về tác dụng của cây Lược vàng. Một số tài liệu cũng cho rằng nó
chỉ có khả năng chữa trị một vài bệnh liên quan đến rối loạn chức năng hệ
miễn dịch viêm nhiễm ngoài da. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu của
Canada và Mỹ công bố kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của nó. Chẳng
hạn như:
3
- Tạp chí Chemistory of Natural Compounds, xuất bản ở New York, cho
thấy các nhà khoa học Mỹ đã xác định được các lipid trung tính bao gồm cả
glycolipid, phospholipid và thành phần acid béo của chúng. Đồng thời cũng đã
xác định được hàm lượng acid ascorbic, các acid hữu cơ khác, diệp lục tố
(chlorophyll) và sắc tố carotenoid trong các bộ phận khác nhau của cây Lược
vàng.
- Một số công trình khoa học của Mỹ và Canada đã công bố kết quả
nghiên cứu các hoạt chất sinh học trong cây Lược vàng bao gồm nhóm
flavonoid, steroid, các vitamin C, B2 (riboflavin), B3 (acid nicotinic), B5 (acid
pantothenic) và các vi khoáng như đồng, sắt, niken… Trong số đó, nhóm
flavonoid có tác dụng trị bệnh cao hơn cả. Nhóm flavonoid có trong cây Lược
vàng bao gồm hoạt chất quercetin và kaempferol. Đây là hai hoạt chất được
phát hiện ở nhiều loại thực vật khác nhau, đã được nghiên cứu tác dụng dược
học từ lâu. Dựa vào tính chất hóa học và công dụng của chúng, khi chỉ cần
phát hiện nó trong cây Lược vàng, nhiều người cũng khẳng định cây Lược
vàng có khả năng điều trị những bệnh mà quercetin và kaempferol có được,
mặc dù chưa nghiên cứu cụ thể hàm lượng, cũng chưa thực nghiệm y học trên
cơ thể người đối với cây Lược vàng.
- Ngoài ra, cũng theo các tài liệu trên, cây Lược vàng còn chứa beta-
sitosterol có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, làm sạch và săn chắc
thành mạch máu, được dùng điều trị chứng xơ vữa động mạch, bệnh rối loạn
biến dưỡng, hệ nội tiết, viêm tiền liệt tuyến.
2.2 Giới thiệu về cây Lược vàng

2.2.1 Thực vật học
Cây Lược vàng có tên khoa học: Callisia fragrans (Limdl.).
Do nhà khoa học người Mỹ R.E Woodson xác định từ năm 1942.
Giới: Thực vật – Plantae.
Ngành: Ngọc lan-Maggnoliophyta.
Lớp: Hành – Liliopsida.
Bộ: Rau trai – Commelinales.
Họ: Thài Lài - Commelinaceace.
Chi (Giống): Callisia.
Loài: Callisia fragrans (Lindl) Wood.
Tên thường gọi: Lược vàng.
4
Tên khác: Ở Việt Nam, Lược vàng còn được gọi bằng những tên khác
nhau như: Lan vòi, Địa lan vòi, cây Bạch tuột, Giả khóm, … ở Nga, cây cũng
có nhiều tên gọi như: Ka-li-di-a thơm, Sâm nhà, Vệ nữ, Bác sĩ gia đình, … Tại
Nga, cây có tên thông dụng là “Dôlôtôi us” có nghĩa là “Sợi râu vàng”.

Hình 1. Cây Lược vàng
(
Năm 1993, trong công trình “Cây cỏ Việt Nam”, Phạm Hoàng Hộ đã
công bố họ Commelinacea gồm 13 chi với 60 loài. Năm 2005, trong công
trình “Danh mục các loài thực vật Việt Nam”, Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Trung tâm
Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công
bố 15 chi, 58 loài.
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây Lược vàng vốn có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, bắt đầu được
trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Năm 2007, Lược vàng di thực từ
Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây
cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.

2.2.3 Mô tả cây
Cây Lược vàng là cây thảo một lá mầm, sống lâu năm. Thân đứng cao từ
15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân ngắn, tích nhiều nước và chia
đốt, có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm. Lá
đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn
mặt dưới và mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. Do có kiểu tái sinh dinh
dưỡng bằng những cầu sinh dưỡng (stolons), mọc ra từ những nách lá ở đoạn
5
thân gần gốc, trông tựa những vòi của loài mực và bạch tuộc, thân và lá của
cây lại gần giống như một loại địa lan.

Hình 2. Lược vàng ra hoa
(
Hoa mọc thành từng cặp xim trên một trục dài 40-50 cm, mỗi cặp xim
được ôm bởi 3 lá bắc dài 1-1,5 cm; đài trắng trong suốt, khô xác, hình trám,
dài 5-6 mm; tràng trắng trong, bóng nhẵn, mỏng, rũ vào buổi trưa, hình trứng
hẹp, dài 6 mm.
Cây chỉ ra hoa trong điều kiện sinh thái tối ưu, đặc biệt là ở nơi có che
bóng một phần. Trong điều kiện khô hạn, thời gian chiếu sáng trong ngày dài,
cường độ ánh sáng cao, cây không ra hoa.
Trồng trên đất tơi xốp, có đủ ánh sáng, bẻ các chồi của cây hoặc cắt khúc
các thân cây dài 6-7 cm sau đó giâm xuống đất hoặc trong nước, chờ cho các
khúc thân đâm rễ thì có thể đem trồng được, cây sinh trưởng phát triển tốt
trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, đủ ẩm, độ ẩm không khí
thấp từ 45-60%, nhiệt độ tối thích 20-25
0
C.
Lược vàng là loại cây rất dễ trồng và có khả năng thích ứng với điều
kiện khí hậu tốt nên có thể xanh tốt quanh năm khi được chăm sóc cẩn thận.
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng vào các mục đích làm thuốc

như: lá Lược vàng có thể dùng để ăn sống, thân và rễ được dùng để ngâm
rượu, ngọn Lược vàng được sử dụng lại làm giống để trồng.
2.2.4 Một số thành phần hóa học có trong cây Lược vàng
Đây là một loài lạ trong khu hệ thực vật Việt Nam, chưa được các nhà
thực vật học Việt Nam nghiên cứu nhiều. Hầu như danh tính của loài này chưa
6
được công bố trong những công trình nghiên cứu khu hệ thực vật trong nước
từ trước tới nay.
Kết quả nghiên cứu từ những năm 1980 ở Đại học Y khoa Irkyt (Nga)
cho thấy cây Lược vàng có các hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid,
steroid, nhiều vitamin và các khoáng chất chứa sắt, đồng, crom những
nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Điệp và ctv. (2008) lá và thân cây Lược
vàng có chứa flavonoid, carotenoid, phytosterol, acid hữu cơ, acid béo,
polysaccharide và đường tự do.
2.2.4.1 Flavonoid
Hai chất flavonoid được phát hiện là quercetin và kaemferol:
 Quercetin có công thức phân tử là C
15
H
10
O
7
, khối lượng phân tử là
286,23 g/mol, điểm nóng chảy là 276-278
0
C.

Hình 3. Cấu trúc quercetin
(

Có hoạt tính giống như vitamin P, là chất chống oxy hóa, có tác dụng lợi
tiểu và chống co giật. Quercetin được sử dụng để điều trị bệnh viêm, viêm
khớp và thoái hóa, hen phế quản, da dị ứng, xuất huyết nội, vỡ mao mạch,
thấp khớp, bệnh của hệ tuần hoàn máu (Trịnh Thị Điệp, 2008).
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (The American Cancer Society), quercetin
có khả năng chống bệnh phổ rộng (lây nhiễm, viêm khớp, hen phế quản, dị
ứng da và những bệnh màng nhày, tim mạch, đái tháo đường) bao gồm cả ung
thư. Đã có những thí nghiệm trên tế bào ở phòng thí nghiệm về các chuyển
chất khác nhau của quercetin bao gồm chuyển chất chặn đứng ung thư, nhưng
những nghiên cứu này chưa tiến hành trên cơ thể động vật và người.
 Kaempferol có công thức phân tử là C
15
H
10
O
8
(chỉ khác quercetin 1
phân tử oxy), khối lượng phân tử là 286,23 g/mol, điểm nóng chảy là 276-
278
0
C.

7

Hình 4. Cấu trúc kaempferol
(
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, kaempferol có tác dụng tăng cường tính
thấm, lợi tiểu, được dùng điều trị các bệnh đường tiết niệu, dị ứng.
Kaempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống
viêm, lợi tiểu mạnh giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Nó có thể sử

dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài
tiết nước tiểu.
Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hóa, tạo ra
những sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất làm cho tế bào bị hủy hoại. Khi
các chất chống oxy hóa như flavonoid vào cơ thể nhằm bảo vệ tế bào giúp
ngăn ngừa các nguy cơ như xơ vữa động mạch, lão hóa, tổn thương do bức xạ,
thoái hóa gan… Flavonoid cùng với các acid ascorbic tham gia trong quá trình
hoạt động của enzyme hyaronidase làm tăng tính thấm của mao mạch. Khi
thừa hyaronidase gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da mà y học gọi là bệnh
thiếu vitamin P. Hợp lực cùng với các acid ascorbic, flavonoid được dùng
trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn
tĩnh mạch, chảy máu do đặt vòng phụ khoa, các bệnh về mắt như rối loạn tuần
hoàn võng mạc và sung huyết kết mạc. Bên cạnh đó, flavonoid còn làm giảm
tổn thương gan, bảo vệ được chức năng gan bằng tác dụng chống độc tố khi
các chất độc được đưa vào cơ thể động vật thí nghiệm như: benzene, ethanol,
quinine, novarsenol…
2.2.4.2 Hợp chất saponin steroid có trong cây Lược vàng
Saponin còn gọi là saponosid do chữ la-tinh sapo (xà phòng – vì tạo bọt
như xà phòng) là một nhóm glycosid lớn.
Saponin có một số tính chất đặc biệt sau:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng
nhũ hóa và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
8
- Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp
nên làm mất các chất điện giải cần thiết. Ngoài ra, saponin còn có tác dụng
diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên.
- Kích ứng niêm mạc gây hắc hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu,
liều cao gây nôn mửa.
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β-hydroxysteroid

khác.
Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin. Ví dụ:
sarsaparillosid thì không có phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.
- Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo
bắc, abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có
vị ngọt.
- Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do
đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì
acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.
- Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế
saponin trong quá trình chiết suất.
Các steroid trong thực vật có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, có
tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của
các khối u. Chúng có thể được dùng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng
như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.
Saponin steroid gồm có:
- Nhóm spirostan với 3 chất điển hình là sarsasapogenin, smilagenin,
diosgenin.
- Nhóm furostan: nhóm này có cấu trúc tương tự nhóm spirostan chỉ khác
vòng F bị biến đổi.
- Nhóm aminofurostan: ở đây vòng F mở như trường hợp saparillosid nói
ở trên nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH
3
.
- Nhóm spirosolan: Nhóm này chỉ khác nhóm spirotan ở nguyên tử oxy
của vòng F được thay thế bằng nhóm NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có
isomer ở C-22 (khác với nhóm spirotan).
- Nhóm solanidan: solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở
đây 2 vòng E và F cùng chung 1C và 1N.
9

Saponin steroid có tác dụng kiểm soát các quá trình sinh học, kích thích
các tế bào trong cơ thể tổng hợp protein, góp phần vào sự đổi mới của các tế
bào mô cơ. Trong thành phần của cây Lược vàng còn có các chất hoạt động
mạnh như: beta-sitostirola, giúp làm giảm mức cholesterol trong máu, tăng
cường và làm sạch thành của các mạch máu.
Tác dụng và công dụng:
-Saponin steroid có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin steroid là hoạt
chất chính trong các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên
môn, bạch môn.
- Một số dược liệu chứa saponin steroid có tác dụng thông tiểu như rau
má, tỳ giải, thiên môn, bạch môn.
- Saponin steroid có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất
và một số cây thuốc họ sâm khác.
- Saponin steroid làm tăng tính thấm của tế bào, sự có mặt của saponin
steroid sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thụ, ví dụ như trường
hợp digitonin trong lá digital.
- Một số saponin steroid có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng
kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.
- Nhiều saponin steroid có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể).
- Spogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc
steroid.
- Digitonin dùng để định lượng cholesterol.
- Một số nguyên liệu chứa saponin steroid dùng để pha nước gội đầu,
giặt len dạ, tơ lụa.
2.2.4.3 Hợp chất isoorientin chiết từ cây Lược vàng
Các nhà khoa học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hóa học
các Hợp chất Thiên nhiên đã phân lập được hợp chất isoorientin, một flavon
C-glucosid mang nhiều hoạt tính sinh học lý thú.
Hợp chất isoorientin (3’,4’,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C- β-D
glucopyranoside) là một flavon có mặt trong một số loài thực vật bậc cao.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hợp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có
giá trị trong các thí nghiệm in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chống oxy
hóa, kháng viêm, kháng sinh, bảo vệ gan, chống tiểu đường, chống đường
máu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy isoorientin được hấp thụ kém qua
10
đường ruột nhưng lại được chuyển hóa thành các sản phẩm khác nhờ các vi
sinh vật đường ruột đồng thời thời gian lưu trữ trong ruột khá dài (khoảng 12
giờ) đủ để các hợp chất này thể hiện tác dụng sinh học.
Hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi
khuẩn và nấm với giá trị MIC trong khoảng 100-200 g/ml. Trong một số
nghiên cứu mặc dù dịch chiết với các mẫu thực vật có chứa isoorientin ức chế
mạnh sự phát triển các chủng vi sinh vật kiểm định nhưng khi được phân lập
ra, hoạt tính của isoorientin lại có giá trị thấp hơn dịch chiết ban đầu. Ngoài
những hoạt tính sinh học kể trên, isoorientin còn thể hiện nhiều tác dụng khác
như bảo vệ gan, thận, chống tụ máu, ức chế enzyme acetylcholinesterase và
butyrylcholinesterase vốn có liên quan đến các bệnh về thần kinh.
2.2.4.4 Ankaloid
Ankaloid từ tiếng Ả rập là al-qali có nghĩa là kiềm là nhóm chất hữu cơ
có hoạt tính sinh học.
Ankaloid là nhóm hợp chất tự nhiên hiện diện khá nhiều trong các họ
thực vật với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng. Trên thực tế có
rất nhiều loài thực vật có ankaloid nhưng ở mức độ rất ít. Để giới hạn với ý
nghĩa thực tiễn, một cây được xem là có ankaloid phải chứa ít nhất 0,05%
ankaloid so với mẫu không (Phạm Thanh Kỳ, 2002).
Hiện nay, người ta đã tìm được khoảng gần 6000 ankaloid và chủ yếu là
các chất ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ, nhiều chất
có hoạt tính sinh học cao như: quinin, ephedrin, codeine…

Hình 5. Cấu trúc ephedrin
(

Một số ankaloid tiêu biểu:
- Ankaloid loại imidazole có tác dụng chống tăng nhãn áp và làm co hẹp
con ngươi mắt.
11
- Ankaloid loại piperidin: đại diện cho loại này là conoiin và piperin. Rất
độc, gây tê liệt thần kinh và hô hấp. Piperin là ankaloid chính có vị cay mạnh
của hạt hồ tiêu.
- Ankaloid loại piridin: có nicotin là ankaloid chính của lá thuốc lá, là
chất lỏng không màu, trong không khí chuyển nhanh sang màu nâu. Với lượng
ít, nicotin kích thích thần kinh và làm tăng huyết áp. Với lượng cao nicotin
phá hủy niêm mạc của hệ hô hấp gây tử vong.
- Ankaloid loại tropan: có nhiều nhóm như: atropine, nhóm cocain, nhóm
granatapfen,
- Ankaloid loại quinolin: tiêu biểu là quinine, chất rắn nóng chảy ở nhiệt
độ 177
0
C, vị đắng, có tác dụng chống sốt rét.
2.2.5 Vitamin và khoáng dưỡng
Ngoài các chất đã nêu ở trên thì trong cây Lược vàng còn có nhiều loại
vitamin và khoáng chất như vitamin C (acid ascorbic), vitamin B2 (riboflavin),
vitamin B5 (pantothenic acid), vitamin RR (nicotine acid), đồng, sắt, niken,…
2.2.6 Một số chế phẩm từ cây Lược vàng
Ở Nga, cây Lược vàng còn được dùng để tạo ra các chế phẩm dạng viên
nén và dạng thuốc bôi da, dầu gội đầu.
Ở Việt Nam, đã xuất hiện số loại trà có xuất hiện thành phần của cây
Lược vàng là trà túi lọc Tâm Lan, trà Lược vàng Tâm Thảo, trà Lược vàng
Thiên Phúc. Bên cạnh đó còn có sản phẩm rượu Lược vàng.
12
Hình 6. Sản phẩm từ cây Lược
vàng ở Nga

( />olotoi-sabelinikom-p-1775.html)














2.2.7 Công dụng chữa bệnh của cây Lược vàng
Tác dụng kháng khuẩn, nhất là những chủng vi khuẩn đường hô hấp. Tác
dụng tăng cường miễn dịch. Tác dụng chống oxy hóa. Lược vàng có tác dụng
chống viêm mạn và giảm đau ngoại biên.
Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung
ương, không gây hạ huyết áp.
Ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, các khối u ác tính. Theo
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây Lược
vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển
của nhiều loại tế bào ung thư.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, cây Lược vàng cũng là
vị thuốc dễ gây tác dụng phụ như: gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban
đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những
người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị ứng. Chính những nhược
điểm đó đã hạn chế sự mở rộng ứng dụng Lược vàng trên lâm sàng. Và cây

thuốc này không thấy đề cập trong các sách y học dân tộc hay các sách tra cứu
lớn về thảo dược ở Nga, xuất bản trong thời Liên Xô cũ. Mặc dù cây lược
vàng được quan tâm nhiều nhưng rất ít công trình khoa học được đăng trên các
Hình 7. Trà Lược vàng
( />Luoc-Vang-tui-loc-117-5.aspx)

13
tạp chí khoa học. Do vậy các thông tin về cây này (thành phần hóa học, công
dụng chữa bệnh) phần lớn chỉ được tham khảo qua các tài liệu phổ biến khoa
học ( Nguyễn Văn Đậu và ctv., 2011).
2.3 Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Giới: Eubacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Bacillales
Họ: Staphylococcaceae
Giống: Staphylococcus
Loài: Aureus
Tên khoa học: Staphylococcus aureus
2.3.1 Lịch sử phát hiện
Staphylococcus aureus do Robert Koch (1843-1910) phát hiện vào năm
1878, phân lập từ mủ ung nhọt và Louis Pasteur (1880) đều nghiên cứu tụ cầu
khuẩn từ thời kì đầu của lịch sử ngành vi sinh vật học.
Năm 1926, Julius von Daranyi là người đầu tiên phát hiện mối tương
quan giữa sự hiện diện của hoạt động men coagulase huyết tương của vi khuẩn
với khả năng gây bệnh của nó. Tuy nhiên mãi đến năm 1948 phát hiện này
mới được chấp nhận rộng rãi.
14
2.3.2 Hình thái, đặc điểm sinh hóa


Hình 8. Staphylococcus aureus
(
S. aureus thuộc giống Staphylococcus, do đó mang những tính chất
chung của Staphylococcus. S. aureus là những vi khuẩn hình cầu, không di
động, gram dương, đường kính 0,5-1,5 µm, tế bào xếp thành hình chùm nho,
không di động. Thành tế bào kháng với lysozyme và nhạy với lysotaphin, một
chất có thể phá hủy cầu nối pentaglycin của tụ cầu.
S. aureus hiếu khí hay hiếu khí không bắt buộc. Trong điều kiện kị khí
sự phát triển của vi khuẩn cần có thêm uracil và các nguồn carbon. S. aureus
phát triển tốt nhất ở điều kiện hiếu khí, nhiệt độ tối thích cho sự phát triển là
35
0
C, nhưng có thể phát triển được trong khoảng nhiệt độ 10 – 45
0
C, khoảng
pH có thể phát triển 4,5 – 9,3, nhưng pH tối thích khoảng 7,0 – 7,5.
Nước thịt peptone: sau 12 – 24 giờ đục đều, không kết cụm, không có
màng, lắng cặn nhiều, màu trắng rồi từ từ chuyển sang vàng.
Thạch: sau 12 -24 giờ có khuẩn lạc tròn, đường kính 2- 4 mm, màu trắng,
vàng, vàng chanh, hơi ướt.
S. aureus cho phản ứng đông huyết dương tính do chúng tiết ra enzyme
coagulase. Đây được xem là tính chất đặc trưng của S. aureus, là tiêu chuẩn để
phân biệt S. aureus với các tụ cầu khác.
Ngoài ra, chúng còn cho phản ứng DNAse, phosphatase dương tính, có
khả năng lên men và sinh acid từ manitol, trehalose, sucrose. Tất cả các dòng
S. aureus đều nhạy với novobiocin, có khả năng tăng trưởng trong môi trường
chứa đến 15% muối NaCl (Trần Linh Thước, 2002).

×