Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ảnh hưởng của sự thay thế cỏ voi trong khẫu phần cỏ lông tây lên năng xuất sinh sản của thỏ new zealand

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN SƠN




ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ CỎ
VOI TRONG KHẪU PHẦN CỎ LÔNG
TÂY LÊN NĂNG XUẤT SINH SẢN CỦA
THỎ NEW ZEALAND





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y











2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN SƠN




ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ CỎ
VOI TRONG KHẪU PHẦN CƠ BẢN CỎ
LÔNG TÂY LÊN NĂNG XUẤT SINH SẢN
CỦA THỎ NEW ZEALAND




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI -THÚ Y







CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG





2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

o0o



ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY THẾ CỎ
VOI TRONG KHẪU PHẦN CỎ LÔNG
TÂY LÊN NĂNG XUẤT SINH SẢN CỦA
THỎ NEW ZEALAND




Cần Thơ, ngày…tháng…năm
2013
Cần Thơ, ngày… tháng… năm
2013

CÁN BỘ HƯỚNG
DẪN
DUYỆT BỘ
MÔN



Pgs.Ts. Nguyễn Thị Kim Đông


Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG
DỤNG


ii
LỜI CẢM
Ơ
N
Suốt thời gian ở giảng đường Đại học tôi đã gặp không ít những khó
khăn và thách thức nhưng tôi đều vượt qua được đó là nhờ tình thương và sự
giúp đỡ của gia đình, Thầy Cô và bạn bè. Và sau khi hoàn thành lý thuyết thì
mỗi học viên phải cần kiểm nghiệm lại phần cơ bản của mình bằng cách trải
qua thời gian thực tập nhằm hiểu biết sâu rộng hơn về chuyên môn thực tế.
Luận văn tốt nghiệp Đaị học là cả một quá trình dài học tập và nghiên
cứu của bản thân. Bên cạnh những nổ lực của cá nhân tôi còn nhận được sự
ủng hộ, chia sẻ, giúp đở của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, con xin gửi đến Cha Mẹ lời biết ơn chân thành vì Cha Mẹ đã
sinh và nuôi dưỡng con nên người. Cha Mẹ đã cho con niềm tin và tạo mọi
điều kiện từ vật chất đến tinh thần để con có đủ hành trang bước vào trường

Đại học.
Em xin chân thành cảm ơn cô PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông và thầy
GS. Nguyễn Văn Thu đã dạy bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ con hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Bộ môn Chăn Nuôi và Bộ
môn Thú Y đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi
trong suốt thời gian học qua.
Em xin chân thành biết ơn anh ThS.Trương Thanh Trung, chị ThS.
Nguyễn Thị Vĩnh Châu tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 36 đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong những năm qua.
Với tất cả sự tận tình ấy chính là nguồn động viên hết sức quí báu và
cũng là động lực to lớn thúc đẩy tôi phấn đấu hơn nữa để sau này khi bước vào
công việc thực tế sẽ vững vàng hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trong hội đồng chấm
luận văn đã đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!







iii
TÓM LƯỢC
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận
lợi, có nhiều thức ăn xanh cũng như phế phẫm công nghiệp, nông nghiệp rất
thuận lợi cho việc chăn nuôi thỏ. Nguồn cỏ phong phú đặc biệt là giống cỏ voi
được trồng rất dể ỡ khu vực này. Do đó đề tài:”Ảnh hưởng của sự thay thế

cỏ voi trong khẫu phần cỏ lông tây lên năng suất sinh sản của thỏ New
zealand” được tiến hành.
Nhằm xác định mức độ tối ưu của cỏ voi trong khẩu phần nuôi thỏ sinh
sản New zealand
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương
ứng với 5 mức độ thay thế cỏ voi trong khẩu phần là: 0, 25, 50, 75, 100% cỏ
voi thay thế cỏ lông tây, nghiệm thức có tên là CV0, CV25, CV50, CV75,
CV100 thí nghiệm được lập lại 6 lần và trên hai lứa.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:
Kết quả ở lứa 3: lượng cỏ lông tây ăn vào giảm dần trong khi lượng cỏ
voi tăng dần khi tăng mức độ thay thế cỏ voi trong khẩu phần có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Lượng DM, OM, CP, ME ăn vào có khuynh hướng giảm
khi tăng mức độ cỏ voi trong khẩu phần nhưng khác nhau không mang ý nghĩa
thống kê (P> 0,05).
Số con sơ sinh trên ổ, số con sơ sinh sống giảm có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) ở nghiệm thức CV100. Số con sơ sinh trên ổ có khuynh hướng giảm
giữa các nghiệm thức (P>0,05)
Trọng lượng sơ sinh/con và trọng lượng cai sữa/ con khuynh hướng giảm
giữa các nghiệm thức (P>0,05), lượng sữa thỏ mẹ có giảm khi tăng mức độ cỏ
voi trong khẩu phần có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả lứa 4: Lượng OM, CP, NDF, ADF và ME ăn vào thấp hơn có ý
nghĩa thống kê (P>0,05) ỡ nghiệm thức CV100.
Số con sơ sinh/ ổ, số con sơ sinh sống/ ổ, số con cai sữa, lượng sữa thỏ
mẹ thấp hơn ỡ NT100 có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả so sánh một số chỉ tiêu qua so sánh giữa lứa 3 và lứa 4 cho thấy
trọng lượng sơ sinh/ ổ, trọng lượng cai sữa/ con và lượng sữa thỏ mẹ/ ngày
lứa 4 cao hơn lứa 3 (P<0,05)
Qua quá trình làm thí nghiệm có thể kết luận cỏ voi có thể thay thế cỏ
lông tây trong khẩu phần nuôi thỏ sinh sản, tuy nhiên lợi nhuận mang lại có
phần giảm ở NT CV100.



iv
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và
các Thầy Cô trong Bộ
Môn
Chăn
Nuôi.

Tôi tên Nguyễn Sơn, MSSV: 3102896 là sinh viên lớp Chăn Nuôi
Thú Y Khóa
36
. Tôi xin cam đoan đề tài“Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ voi
trong khẩu phần cỏ lông tây lên năng suất sinh sản của thỏ New Zealand”
là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Đồng
thời tất
cả
các số liệu,
kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong
bất kỳ
tạp

chí
khoa học hay luận văn khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ
Môn.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm

2013

Sinh viên thực
hiện




Nguyễn Sơn
























v
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm lược ii
Trang cam kết kết quả iii
Mục lục iv
Danh sách bảng iiv
Danh sách hình iiiv
Danh mục chữ viết tắt ix
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu 2
2.1 Thức ăn nuôi thỏ 2
2.1.1 Cỏ voi 2
2.1.2 Cỏ Lông tây 4
2.1.3 Bìm bìm 4
2.1.4 Lá rau muống 5
2.2 Thỏ 6
2.2.1 Các giống thỏ 6
2.3 Các phương pháp chọn lọc 9
2.4. Sinh lý sinh sản 10
2.4.1 Chọn thỏ giống 10
2.4.2 Tuổi cho thỏ sinh sản 10
2.4.3. Cấu tạo cơ quan sinh dục của thỏ 12
2.4.4. Hoạt động sinh lý sinh dục của thỏ 13
2.4.5. Biểu hiện thỏ lên giống 14
2.4.6. Chu kỳ lên giống của thỏ 14
2.4.7 Kỹ thuật phối giống thỏ 15
2.5 Phương pháp nhân giống thỏ 15

2.5.1 Nhân giống thuần 15
2.5.2 Nhân giống trong dòng 15
2.5.3 Nhân giống khác dòng 16
vi
2.5.4 Lai giống 16
2.5.5 Kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ sinh sản 16
2.5.6 Tỷ lệ ghép thỏ đực và cái trong đàn 16
2.5.7 Thỏ cái có mang 16
2.5.8 Cách khám thai 17
2.5.9 Chăm sóc thỏ cái mang thai 17
2.5.10 Thỏ đẻ 17
2.5.11 Sự tiết sữa của thỏ mẹ 17
2.5.12 Sinh trưởng và phát triển của thỏ con trong thời kỳ bú mẹ 18
2.6 Nhu cầu dinh dưỡng 18
2.6.1 Nhu cầu năng lượng
2.6.2 Nhu cầu về đam
2.6.3 Nhu cầu chất xơ 21
2.6.4 Nhu cầu về tinh bột 21
2.6.5 Nhu cầu vitamin 22
2.6.6 Nhu cầu nước uống 23
2.6.7 Nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ 23
Chương 3: Phương pháp nghiên cúu 25
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 25
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 25
3.1.2 Thời gian thí nghiệm 25
3.2 Phương tiện thí nghiệm 25
3.2.1 Động vật thí nghiệm 25
3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm 25
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm 26
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 26

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 26
3.3.2 Cách tiến hành thí nghiệm 26
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 27
3.3.4 Xử lí số liệu 27
vii
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1 Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm (%dm) 28
4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản được nuôi bằng
khẩu phần thay thế cỏ voi 30
4.2.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào, năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 3 30
4.2.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào, năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 4 34
4.3 Hiệu quả kinh tế 39
Chương 5: Kết luận và đề xuất 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Đề xuất 40
Lược khảo tài liệu 41
Phụ lục 44

















viii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây 4
Bảng 2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bìm bìm 4
Bảng 2.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá rau muống 5
Bảng 2.4 Thành phần dưỡng chất của sữa thỏ 17
Bảng 2.5 Nhu cầu cơ bản của thỏ 19
Bảng 2.6 Nhu cầu duy trì của thỏ 19
Bảng 2.7 Thành phần hóa học của sữa thỏ và các loài ăn cỏ khác 20
Bảng 2.8 Nhu cầu vitamin của thỏ 22
Bảng 2.9 Nhu cầu dinh dưỡng theo thể trọng 23
Bảng 2.10 Nhu cầu của thỏ giống ở các thời kì khác nhau 24
Bảng 2.11 Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho thỏ 24
Bảng 4.1 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn dùng trong thí
nghiệm 27
Bảng 4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ trong giai đoạn
mang thai, nuôi con và trung bình lứa 1 29
Bảng 4.3 Kết quả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ ở lứa 1 31
Bảng 4.4 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ trong giai đoạn
mang thai, nuôi con và trung bình lứa 2 33
Bảng 4.5 Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của thỏ ở lứa 2 35
Bảng 4.6 So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của thỏ ở lứa 1 và lứa 2 37









ix
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Cỏ voi 2
Hình 2.2 Bột đậu nành 5

Hình 2.3 Rau muống 5
Hình 2.4 Bã đậu nành
5
Hình 2.5 Cỏ lông tây 5
Hình 2.6 Thỏ cỏ 6
Hình 2.7 Thỏ Việt Nam đen 6
Hình 2.8 Thỏ Việt Nam xám 7
Hình 2.9 Thỏ New zealand 7
Hình 2.10 Thỏ California 8

Hình 2.11 Thỏ lai 8
Hình 2.12 Thời gian cho con bú của thỏ mẹ (y, phút) sau khi sinh (x, ngày) 12
Hình 2.13 Cấu tạo cơ quan sinh dục đực 12
Hình 2.14 Cấu tạo cơ quan sinh dục cái 13
Hình 2.15 Thỏ con mới đẻ 18

Hình 2.16 Thỏ mẹ cho bú 18
Hình 4.1 So sánh dưỡng chất giữa cỏ voi và cỏ lông tây 28
Hình 4.2 Lượng DM, CP, ME ăn vào trung bình của lứa 1 30
Hình 4.3 Ảnh hưỡng của cỏ voi lên chỉ tiêu số con sơ sinh, số con cai sữa và

lượng sữa thỏ mẹ 32
Hình 4.4 Lượng DM, CP, ME ăn vào trung bình lứa 2 34
Hình 4.5 Mối liên hệ giữa CP và lượng sữa thỏ mẹ giai đoạn lứa hai 37






x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADF Acid detergent fiber (Xơ acid)
BĐN Bã đậu nành
CV Cỏ voi
CF Crude fiber (Xơ thô)
CLT Cỏ lông tây
CP Crude protein (Protein thô)
DM Dry matter (Vật chất khô)
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
EE Ether extract (béo thô)
LRM Lá rau muống
NDF Nitro detergent fiber (Xơ trung tính)
OM Vật chất hữu cơ
RC Răng cửa
RH Răng hàm
RN Răng nanh
ME Năng lượng
CV0 100% cỏ lông tây
CV25 25% cỏ voi + cỏ lông tây tự do

CV50 50% cỏ voi + cỏ lông tây tự do
CV75 75% cỏ voi + cỏ lông tây tự do
CV100 100% cỏ voi
NT Nghiệm thức





xi

1
Chương 1 GIỚI THIỆU

Hòa cùng sự phát triễn của nền kinh tế các nước trên thế giới và trong
khu vực, nền kinh tế nước ta cũng có những bước phát triễn nhảy vọt. Khi nền
kinh tế phát triễn, nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẫm chất lượng
cao ngày càng tăng và nhu cầu về thực phẫm có giá trị dinh dưỡng cao cũng
không nằm ngoài quy luật. Để đáp ứng nhu cầu thực phẫm ngày càng cao của
xã hội, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã áp dụng khoa học kỹ
thuật năng cao số lượng, chất lượng đàn vật nuôi và chăn nuôi thỏ là một trong
những hướng đi mới nhằm giải quyết đòi hỏi đó.
Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt… thỏ có khả năng sử dụng nhiều thức ăn
thô xanh trong khẩu phần, tận dụng các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp như
rau, lá, cỏ tự nhiên. Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng nhanh,
chuồng trại tận dụng vật liệu sẵn có, rẽ tiền, vốn mua con giống ban đầu ít hơn
so với gia súc khác.
Chăn nuôi thỏ không những góp phần vào sự phát triển của ngành chăn
nuôi mà còn đóng góp cho công tác thú y và y học, miễn dịch học rất hiệu quả.
Trong khi ngành chăn nuôi hiện nay luôn phải đối mặt với nguy cơ bùng phát

các dịch bệnh nguy hiễm như dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lỡ mồm long
móng… gây tỗn thất lớn cho ngành chăn nuôi, nên việc khuyến khích và phát
triễn chăn nuôi thỏ ở nông hộ là sự lựa chọn đúng của nhiều địa phương trên
cả nước hiện nay.
Trong các giống cỏ đang được phổ biến rộng ở Việt Nam, cỏ
voi(Miscanthus sinensis) là giống có năng suất cao, dễ trồng với hàm lượng
dưỡng chất không thua kém những giống cỏ khác như DM 18-19%, CP 11-
12%. Các giống cỏ này được sữ dụng nhiều trong đồng cỏ của các nước nhiệt
đới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào được công bố
về khả năng sữ dụng cỏ voi trong việc chăn nuôi thỏ ở nước ta. Xuất phát từ
những nhu cầu trên nên tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của sự thay
thế cỏ voi trong khẫu phần cỏ lông tây lên năng suất sinh sản của thỏ New
Zealand” nhằm tạo một khẫu phần tối ưu trong việc nuôi thỏ sinh sản và
phong phú trong nguồn thức ăn






2
Chương 2: TỖNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thức ăn nuôi thỏ
2.1.1 Cỏ voi
2.1.1.1 Nguồn gốc
Cỏ voi, tên khoa học là Miscanthus sinensis, có nguồn gốc Châu Á,
giống Pennisetum purpureum, có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt
đới.
Có nhiều
giống, cho năng suất cao là giống

lai
giữa P. purpureum và P. glacum có tên

King,
có nơi gọi là King grass, trồng nhiều

Indonesia. Giống cỏ voi lai
cao sản khác nữa

Florida napier trồng nhiều ở
Philippine.

Cỏ voi được trồng rất rộng rãi ở tất cả
các
nước nhiệt đới và á nhiệt
đới.






Hình 2.1: Cỏ voi
2.1.1.2 Đặc điểm
Thân cao từ 2-4m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính
nhỏ hơn( 1-2cm), nhiều lá và giữ được lá xanh khi cây đã cao. Thích hợp cho
việc thu cắt cho ăn tươi hay ủ ướp, cây sinh trưởng nhanh. Nếu đủ phân bón
và nước tưới vào mùa khô thì cắt quanh năm và năng suất rất cao có thể đạt
400–500 tấn/ha/năm. Phát triển rất mạnh ỡ những vùng dất tốt và đủ ẫm.
Không thích hợp với chân ruộng chua, phèn, mặm và đất nghèo dinh

dưỡng, không chịu được đất ngập úng, hạn nặng và mùa khô kéo dài, không
chịu được bóng râm
2.1.1.3 Kỹ thuật trồng

Thời
vụ:
Cỏ voi trồng được ở các tháng trong năm, nhưng tốt nhất là
đầu mùa
mưa.

Chuẩn bị
đất:
Chọn nơi đất cao, không ngập úng; đất không chua, phèn,
đủ ánh sáng, không bị
râm
rợp dưới tán những cây
khác.

Có thể trồng dưới rãnh sâu như trồng mía để mùa khô dễ tưới hay có thể
trồng
trẹn
ruộng phẳng thành hàng
nh
ư trồng khoai
mì.

Cày sâu, bừa kỹ để diệt cỏ dại. Bón nhiều phân chuồng trước khi trồng.
3

Nếu

những
chân ruộng đất chua thì phải bón thêm
vôi.
Bón phân tuỳ theo đất,
trung bình cho 1ha đất như
sau:

Phân chuồng 20–25 tấn (hoặc
hơn).

Super lân: 250–300
kg.

Sulfat kali: 200–250
kg.

Urê: 500
kg.

Vôi: 500
kg.

Phân chuồng, vôi, lân và kali bón lót toàn bộ theo hàng hay rãnh vào lúc
trồng. Phân
urê
chia đều cho bón thúc và sau mỗi lần thu
hoạch.


Giống:

Trồng bằng hom. Hom lấy từ cây giống tốt, độ già vừa phải (60
ngày). Chặt hom dài 25

30 cm. Mỗi hom có 3–4 mắt mầm. Ước tính 8 tấn
hom cho
1ha.

Cách
trồng:
Nếu trồng theo hàng, thì hàng cách hàng
50
–60 cm. Sau khi
bón phân lót đặt dọc
om
theo hàng, hom nọ nối tiếp hom kia. Đầu
gốc
của
hom đặt sâu dưới đất còn đầu ngọn
thì
nhô lên trên mặt đất. Có thể đặt hom
chìm hẳn
xuống đất sâu 10 cm, lấp
kín.

Nếu trồng theo rãnh sâu, thì đào rãnh
sâu
50 cm rộng 80 cm, rãnh nọ
cách rãnh kia
50
cm. Đất đào dưới rãnh đổ lên bờ rãnh

cho
cao hơn mặt
ruộng cũ 20 cm lèn chặt tạo
bờ
giữ nước. Phân bón lót cho xuống lòng r
ã
nh
trộn xáo đều với đất rồi đặt hom cỏ
xuống.

Hom đặt thành 2 hàng dọc 2 bên rãnh, 2 hàng hom cách nhau 50 cm,
hom
n
ọ nối
tiếp
hom kia. Lấp đất để hom nằm chìm dưới đất 10
cm.

Chăm
sóc:
Sau 10–15 ngày, mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng
dặm vào những chỗ
mất,
xới xáo cỏ dại. Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40–50
cm là vừa. Mỗi cây sau này
phát
triển thành một bụi. Chăm sóc tốt thì bụi to
đường kính có thể 40 – 50 cm và các bụi
liền
lại kín mặt

đất.

Khi cỏ cao tới bụng thì bón thúc 100 kg urê/ha, có
th
ể bón thêm phân
NPK khoảng
100
kg/ha nếu thấy cỏ
xấu.

Thu
hoạch:
Lứa đầu thu hoạch khi cỏ được 50–60 ngày tuổi. Các lứa
sau cách nhau khoảng 30–40 ngày.
C
ắt sát
gốc
(cách mặt đất 2–3 cm). Cắt
non quá cỏ nhiều lá, mềm, bò thích ăn nhưng chất khô
của
cỏ rất thấp (có
thể dưới 10%), vì vậy bò ăn no bụng nhưng vẫn thiếu chất khô. Cắt
già
quá
phần thân dưới hoá gỗ cứng, bò ăn không hết trở nên lãng phí. Cỏ voi
không
được
chăm sóc sẽ phát triển chậm, thân già cứng sớm bò cũng không
thích
ăn.


Mỗi làn cắt xong phải làm sạch cỏ dại, cắt sạch lá khô dưới gốc. Xới xáo
đất, bón
thêm
phân Urê
(50kg/ha). ( Lê Thị Nghiêm, 2012)

4
2.1.2 Cỏ Lông tây
Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6-2m, lá to bản, có lông
Đình và ctv., (1993). Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc giống cỏ
đa niên, giàu đạm, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây
được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay
đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miềm Nam Bắc (Nguyễn Thiện,
2003). Sau 1,5-2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30
ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được
nên thu hoạch lúc cỏ cao khoảng 50-60cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách
mặt đất 5-10cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng
suất cỏ thây đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Chúng ta có thể
trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông
suối hay ven chân các đồi thấp. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn cỏ
dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003)
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây
Loại thức ăn
Giá trị dinh dưỡng, %DM
DM

Ash

CP


EE

NDF

ADF

Cỏ lông tây 18,4

12,1

12,7

5,24

56,2

29,7

Danh Mô (2003), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid,
Ash: khoáng tổng số.
2.1.3 Bìm bìm
Bìm bìm là loại cây mọc trong tự nhiên, thân leo. Có tên khoa học
Operculia turpethum.
Bảng 2.2. thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bìm bìm
Loại thức ăn
Giá trị dinh dưỡng, %DM
DM

OM


CP

NDF

ADF

Ash

Bìm bìm 12,0

88,1

16,1

39,6

31,0

11,9

Nguyễn Văn Đồng (2007), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung tính,
ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.




5
2.1.4 Lá rau muống
Lá rau muống là nguồn phụ phẩm được sử dụng sau khi người dân lấy

cộng làm thức ăn cho con người. Lá rau muống có hàm lượng CP cao
(Nguyễn Thị Kim Đông và ctv., 2006).
Bảng 2.3 thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rau muống
Loại thức ăn
Giá trị dinh dưỡng, %DM
DM

OM

CP

EE

NDF

ADF

Ash

Lá rau muống 10,8

90,6

36,3

7,6

40,2

24,2


9,4

Nguyễn Thị Kim Đông (2006), DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung
tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.









Hình 2.2 Bột đậu nành Hình 2.3 Rau muống









Hình 2.4 Bã đậu nành Hình 2.5 Cỏ lông tây






6
2.2 Thỏ
2.2.1 Các giống thỏ
2.2.1.1 Giống thỏ nội
a. Thỏ cỏ
Có nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như trắng pha vàng hoặc đen
pha trắng, xám loang trắng… Hầu hết mắt đen rất ít mắt đỏ, đầu to, mõm dài,
trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5-3kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh
sản, chống đỡ bệnh tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng
giảm (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).





Hình 2.6 Thỏ cỏ
b. Thỏ Việt Nam đen
Màu lông và màu mắt đen tuyền, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ nhỏ, thịt chắc
ngon. Trọng lượng trưởng thành 3,2-3,5 kg/con. Mắn đẻ mỗi năm cho 7 lứa,
mỗi lức 6-7 con, sức chống đỡ bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cả
nước, dễ nuôi (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).







Hình 2.7 Thỏ Việt Nam đen
c. Thỏ Việt Nam xám

Màu lông trắng tro, hoặc xám ghi, phần dưới ngực, bụng và đuôi có màu
trắng mờ, mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, trọng lượng trưởng thành
3,5-3,8 kg/con. Mỗi năm cho 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con.
7
Hai giống thỏ này phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình, sử dụng làm
nái nền lai với giống thỏ ngoại, nâng cao năng suất thịt, lông da và dễ nuôi
Hoàng (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).






Hình 2.8 Thỏ Việt Nam xám
2.2.1.2 Giống thỏ ngoại
a. Thỏ New Zealand White (Tân Tây Lan trắng)
Có nguồn gốc Từ New Zealand, nuôi phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ,
được nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và 2000, thuộc giống thỏ tầm
trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, lông dầy trắng
tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5-5,5kg/con. Tuổi động dục lần
đầu 4-4,5 tháng, tuổi phối giống lần đầu từ 5-6 tháng. Khối lượng phối giống
lần đầu 3-3,2kg/con. Đẻ 5-6 lứa/năm, 6-7 con/lứa. Khối lượng con sơ sinh 50-
60g/con. Khối lượng con cai sữa 650-700g/con. Tỷ lệ xẻ thịt từ 52-55%.
Giống thỏ này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở Việt Nam
(Hoàng Thị xuân Mai, 2005).







Hình 2.9 Thỏ New zealand
b. Thỏ Panon
Nhập vào Việt Nam năm 2000 từ Hungari, là một dòng của giống New
Zealand, được chọn lọc theo tăng trọng và khối lượng trưởng thành. Vì vậy
ngoại hình giống New Zealand nhưng tăng trọng và khối lượng trưởng thành
cao 5,5-6,2 kg/con (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).
8
c. Thỏ California
Nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga và
New Zealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là
giống thỏ cho thịt, khối lượng trung bình 4,5-5 kg, tỷ lệ thịt xẻ 55-60%, thân
ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai mũi, bốn chân và đuôi có
điểm màu đen, vào mùa đông lớp lông đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè.
khả năng sinh sản tương tự thỏ New Zealand, giống này cũng được nuôi nhiều
ở Việt Nam (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).








Hình 2.10 Thỏ California
d. Thỏ Lai
Cho thỏ được ngoại New Zealand, Panon và California lai với thỏ cái
đen, xám cho ra thỏ con lai F1, F2 sức tăng trọng cao hơn thỏ nội 25-30% và
sinh sản cao hơn 15-20%. Con lai thích ứng rất tốt với điều kiện chăn nuôi gia
đình (Hoàng Thị xuân Mai, 2005).










Hình 2.11 Thỏ lai


9
2.3 Các phương pháp chọn lọc
2.3.1 Chọn lọc quần thể
Căn cứ vào giá trị trung bình của các tính trạng: số lứa đẻ/năm, số con sơ
sinh/lứa, trọng lượng sơ sinh toàn ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân/con và
phải chọn lọc theo gia đình. Chúng ta chỉ giữa lại những gia đình từ giá trị
trung bình trở lên của giống hoặc loại thải những gia đình đạt các chỉ tiêu dưới
mức trung bình của giống theo yêu cầu chọn lọc của chúng ta. Ví dụ: đối với
giống thỏ Califonia. Người ta thường chọn những gia đình thỏ đạt kết quả bình
quân khá về các đặc tính sản xuất như: một năm đẻ 5 lứa trở lên, mỗi lứa đẻ 6
con nuôi sống, trọng lượng sơ sinh là 50g, trọng lượng sơ sinh toàn ổ là từ
300g trở lên.
2.3.2 Chọn lọc cá thể
Đây là điều quan trọng để có những cá thể tốt được đưa vào tiến trình
nhân giống, cá thể phải được ghi chép các thành tích đầy đủ để đánh giá và
quyết định nên loại thải hay sử dụng tiếp tục trong tiến trình nhân giống. Cần
chú ý những đặc tính sản xuất và đặc điểm ngoại hình của giống thỏ mà ta
muốn chọn lọc. Ví dụ giống thỏ nuôi hướng thịt nói chung hai mông phải nở

nang, hai thăn thịt bên cột sống cũng phải nở nang. Nên chọn thỏ vào lúc 5-6
tháng tuổi là tốt vì thời gian này ngoại hình thỏ phát triển khá hoàn thiện.
Đầu tiên cần quan tâm đến con cái và con đực không có khuyết điểm ở
phần sinh dục, con đực hai dịch hoàn phải đều, con cái phải có 8 vú trở lên.
Việc lựa cá thể lên bắt đầu khoảng 21 ngày tuổi, khi khảo sát lúc 70 ngày tuổi
nếu thỏ không đạt yêu cầu đặc ra thì phải loại thải. Lúc thỏ đạt 6 tháng tuổi
nếu vẫn không đạt tiêu chuẩn thì vẫn tiếp tục loại thải. Chung nhất chọn lọc
giống thỏ thông thường được tiến hành ở các thời điểm sau: sơ sinh, 21, 30,
70, 90 và 180 ngày tuổi. Thỏ nên được cân ở tất cả các thời điểm, nếu là sơ
sinh và 21 ngày thì cân cả ổ, rồi tính trọng lượng bình quân. Lúc 21 ngày tuổi
đánh số những con đạt trọng lượng bằng cách bấm tai và chọn thỏ dựa vào đặc
điểm ngoại hình ở 6 tháng tuổi. Về thể trọng thỏ phải đạt tiêu chuẩn như sau:
Trọng lượng trung bình sơ sinh là 50g ở thỏ nhập nội và 35g ở thỏ địa
phương, lúc 21 ngày tuổi là 200g ở thỏ nội và 250g ở thỏ nhập nội, và 30 ngày
tuổi là 500g ở thỏ nhập nội và 350g ở thỏ nội. Mức tăng trọng hàng ngày lúc
70 ngày tuổi phải đạt từ 25-30g giai đoạn 21 đến 70 ngày tuổi. Trọng lượng
lúc xuất chuồng lúc 6 tháng tuổi thường đạt khoảng 3kg đối với thỏ nhập nội
và 2-2,5kg đối với thỏ nội.
Phương pháp chọn lọc và nhân giống nêu trên cho kết quả chọn lọc
nhanh chóng, kiểm tra được năng suất cá thể, năng suất của anh em trong một
10
gia đình và họ hàng. Những kết quả tốt đẹp được phát triển nhanh qua sự ghép
đôi giao phối giữa những con có thành tích tốt.
2.4 Sinh lý sinh sản
2.4.1 Chọn thỏ giống
2.4.1.1 Chọn thỏ đực
Chọn thỏ đực tương đối quan trọng, vì nó truyền đặc tính rộng rãi của
mình hơn thỏ cái. Tiêu chuẩn chọn thỏ đực:
- To con, đầu to vừa
- Ngực mông vai to

- Lưng rộng, chân sau vạm vỡ
- Chân sau to
- Mạnh dạn hăng hái
- Phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ.
2.4.1.2 Chọn thỏ cái
- To con nhưng không quá mập
- Dài và rộng ngang, nhất là mông
- Đầu tương đối nhẹ
- Lông mướt mịn.
Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng
bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó là những con thỏ tốt.
Ví dụ: như sai con (>6 con), nuôi con tốt (con mau lớn và ít chết).
Chọn thỏ con làm thỏ giống
Chọn những thỏ con có cha mẹ tốt, trong bầy thỏ này chọn những con
nhanh lẹ làm thỏ giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn
khoảng 6 tuần tuổi thay vì 3-4 tuần (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông,
(2011)).
2.4.2 Tuổi cho thỏ sinh sản
Thỏ thường phát dục vào lúc 14-16 tuần tuổi. Thỏ New Zealand trắng
phát dục vào lúc 12 tuần tuổi. Việc chọn giống theo đặc điểm ngoại hình và
nuôi nhốt cá thể theo tính dục nên bắt đầu từ lúc 15 tuần tuổi. Nếu nhốt chung,
thỏ đực sẽ cắn nhau, ảnh hưởng đến tăng trọng của chúng, thỏ cái có thể sẽ bị
chửa giả. Khi thỏ phát dục chúng có thể phối giống được, nhưng khó thụ thai.
Nếu thỏ cái có chửa thì vẫn đẻ và nuôi con được nhưng sức đề kháng của đàn
con và mẹ sẽ giảm sút hơn. Thành thục về tính dục có nghĩa là cả đực và cái
đều có khả năng phối giống, thụ thai và dưỡng thai tốt, đảm bảo khả năng sinh
sản bình thường, đều đặn trong đời sống của chúng. Thỏ thành thục khi thể
trọng của nó đạt 75-80% thể trọng trưởng thành. Lứa tuổi thành thục của thỏ
từ 5-6 tháng tuổi, lúc này nên cho phối giống lần đầu.
11

Đối với thỏ sinh sản nên phối giống lần đầu lúc đạt trọng lượng 70-75%
trọng lượng trưởng thành và tốt nhất lúc 80% trọng lượng trưởng thành. Tuổi
phối giống cho thỏ tốt nhất vào lúc 4-6 tháng tuổi đối với giống thỏ nhỏ con và
5-8 tháng tuổi đối với giống thỏ lớn con. Sự thành thục của thỏ còn phụ thuộc
vào chế độ nuôi dưỡng, thỏ cho ăn tự do có khả năng thành thục sớm hơn thỏ
cho ăn hạn chế (75%) khoảng 3 tuần (Lebas et al., 1986).
Hiện tượng lên giống của thỏ xuất hiện trước khi có sự rụng trứng. Sự
rụng trứng xảy ra sau khi giao phối. Biểu hiện động dục của thỏ không rõ như
loài gia súc khác, biểu hiện bên trong hoặc biểu hiện bên ngoài. Có khoảng
90% thỏ lên giống biểu hiện âm hộ sưng đỏ, có khoảng 10% âm hộ không
sưng đỏ nhưng vẫn chịu đực. Thỏ cái chịu đực thường cong lưng, nhỗng mông
lên, nhảy lên lưng con khác, nằm thấp xuống chuồng. Thỏ cái không chịu đực
chạy vào gốc chuồng tìm mọi cách né con đực hoặc có thể cắn con đực. Động
dục là tình trạng sinh lý biểu hiện khả năng giao phối, khi trạng thái cơ thể
khác thường và thay đổi bên ngoài của cơ quan sinh dục. Con thỏ cái chỉ chịu
đực khi nó động dục. Thường thường chu kỳ động dục của thỏ cái là 14-16
ngày. Khác với các gia súc khác, ở thỏ nhờ có xung động hưng phấn khi giao
phối thì mới xảy ra sự rụng trứng. Sau khi giao phối 9-10 tiếng, các túi trứng
mới bắt đầu phá vỡ, trứng qua loa kèn vào ống dẫn trứng và đến vị trí thụ tinh.
Số trứng rụng một lần phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, nuôi dưỡng.
Thời gian cần thiết để trứng di chuyển gặp tinh trùng từ khi rụng là 4 tiếng.
Trên cơ sở đó người ta đã áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, phối lại
lần thứ hai sau lần thứ nhất 3- 6 tiếng nhằm tăng thêm số trứng được thụ tinh.
Thời gian chửa của thỏ là 28-32 ngày. Nếu cho đẻ dày thì thời gian chửa
thường dài hơn 1-3 ngày. Khó có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại
hình. Phương pháp khám thai vào ngày thứ 10-14 sau khi phối là chính xác
nhất. Có thể kiểm tra thỏ chửa bằng cách dùng thỏ đực cho phối thử sau 10-14
ngày, nếu thỏ chửa thì không chịu đực nữa. Phương pháp này không chính xác
và dễ làm thỏ chửa bị sảy thai.
Thỏ thường đẻ vào ban đêm. Thỏ có thể đẻ 1-12 con/lứa. Thỏ có bản

năng nhặt cỏ rác vào ổ, cào bới ổ đẻ, tự nhổ lông bụng trộn với đồ lót để làm ổ
ấm rồi mới đẻ con vào đó, phủ lông kín cho đàn con.
Sự tổng hợp sữa ở thỏ phụ thuộc vào hormon Prolactin và Lactogenic.
Trong giai đoạn mang thai Prolactin sẽ bị ức chế bởi Estrogen và
Progesterone. Khi thỏ đẻ Progesterone giảm nhanh. Oxytocin và Prolactin
được tiết ra tự do và kích thích tạo sữa ở tuyến nhũ và thải sữa ra ngoài. Thỏ
mẹ vào ổ cho con bú, các kích thích từ sự cho bú sẽ làm cho tiết ra Oxytocin
kích thích sữa tiết ra cho con bú. Lượng Oxytocin tiết ra tỷ lệ thuận với số lần
cho con bú, tuy nhiên thỏ mẹ sẽ chủ động số lần cho bú trong ngày. Thường
12
thỏ cái chỉ cho con bú 1 lần trong một ngày (Lebas et al., 1986). Matics et al.
(2004) cho rằng số lần thỏ mẹ chủ động cho thỏ con bú còn phụ thuộc vào chế
độ cho bú. Đối với thỏ nhốt chỉ cho bú 1 lần (Hudson & Distel, 1982; Lebas et
al., 1986). Trong điều kiện nuôi thả tự do có trường hợp thỏ mẹ cho bú 2 lần
hoặc 3 lần (Hoy & Selzer, 2002; Matics et al., 2004). Tuy nhiên Matics et al.
(2004) cho rằng thỏ mẹ cho con bú 1 lần chiếm tỉ lệ lớn nhất trên 74,8%, thỏ
mẹ cho con bú 3 lần/ngày chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ khoảng 2,1% và phần
còn lại các thỏ mẹ cho con bú 2 lần. Thời gian cho con bú cho thấy trong biểu
đồ 1. Lượng sữa trong 2 ngày đầu khoảng 30 – 50g sẽ tăng đến 200 – 250g
vào tuần lễ thứ 3 và sẽ giảm nhanh sau đó đặc biệt là trong trường hợp thỏ có
mang (Lebas et al., 1986). Trung bình trong thời kỳ cho sữa, thỏ mẹ cho 83-
101g sữa/ngày (Chat et al., 2005).

Hình 2.12 : Thời gian cho con bú của thỏ mẹ (y, phút) sau khi sinh (x, ngày)
Matics et al. (2004)
2.4.3. Cấu tạo cơ quan sinh dục của thỏ
2.4.3.1Cấu tạo cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục thỏ đực có các phần chính như là các loài gia súc khác
như dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục và dương vật. Tuy nhiên thỏ
có vài đặc điểm sau: có thể co rút dịch hoàn khi sợ hãi hay xung đột với các

con đực khác và dịch hoàn hiện diện rõ khi thỏ đực được khoảng 2 tháng
(Nguồn:Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, (2011)).






Hình 2.13 Cấu tạo cơ quan sinh dục đực

×