Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

biến động thành phần loài động vật đáy trong khu vực tôm – lúa huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

---    ---

TRẦN HUỲNH NHÂN

BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÁY
TRONG KHU VỰC TÔM – LÚA
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Năm 2013
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN HUỲNH NHÂN

BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LỒI ĐỘNG VẬT ĐÁY
TRONG KHU VỰC TƠM - LÚA
HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


PGs. Ts VŨ NGỌC ÚT

Năm 2013

ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô khoa Thủy Sản cùng Bộ môn
Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho tơi hồn
thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGs. TS Vũ
Ngọc Út đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện thn lợi cho tơi hồn thành tốt
luận văn này.
Chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Kim Liên, cơ Dương Thị Hồng
Oanh Bộ mơn Thủy Sinh Học Ứng Dụng và thầy Huỳnh Trường Giang phòng
thực hành Phân tích chất lượng nước đã động viên tinh thần và nhiệt tình giúp đỡ
tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Minh Nhựt Quang và tập thể cán bộ huyện Tân
Phú Đông – Tiền Giang cùng các hộ nuôi tôm đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thu mẫu tại địa bàn.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn cùng lớp Ni
Trồng Thủy Sản khóa 36 đã giúp đỡ, ủng hộ và động viên tinh thần để tơi có được
kết quả như ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2013


Trần Huỳnh Nhân

i


TĨM TẮT
Khảo sát sự biến động thành phần lồi động vật đáy trong khu vực tôm lúa ở
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc
đánh giá tác động của mơ hình tơm lúa lên môi trường xung quanh. Đề tài được
tiến hành qua việc thu mẫu động vật đáy và một số chỉ tiêu thủy lý hóa như: nhiệt
độ, pH, độ mặn, DO. Mẫu được thu hàng tháng qua 8 đợt từ tháng 2 đến tháng 9
tại 3 điểm đầu, giữa, cuối trên hệ thống kênh cấp thoát nước (kênh dẫn) của khu
vực tôm-lúa và điểm tương ứng trên ruộng nuôi.
Kết quả phân tích xác định được tổng cộng 40 lồi động vật đáy thuộc 4 nhóm
chính gồm giun nhiều tơ (Polychaeta) với 17 lồi, nhóm giáp xác (Crustacea) với
8 lồi, nhóm động vật thân mềm (Mollusca) với 10 loài và một số nhóm ngành
khác thuộc các lớp (Palaeonemertea, Nuda, Echinoidea, Ophiuroidea và
Gymnolaemata). Trong hệ thống ruộng ghi nhận được 23 loài và hệ thống kênh
dẫn có 29 lồi. Một số lồi thường xuyên xuất hiện trong thủy vực thu mẫu gồm
Platynereis dumerilii (họ Nereidae), Chone duneri (họ Sabellidae) thuộc nhóm
giun nhiêu tơ, loài Gammarus locusta (họ Gammaridae), Ampelisca diadema (họ
Ampeliscidae) thuộc nhóm giáp xác, lồi Abra nitida (họ Semelidae) thuộc nhóm
động vật thân mềm. Ngoài ra loài Tubulanus annulatus (ngành Nemertea) thuộc
một số nhóm ngành khác (nhóm khác) cũng thường xuyên được tìm thấy.
Mật độ động vật đáy trung bình qua các đợt thu mẫu là 129,375 ct/m2 trong đó ở
hệ thống kênh dẫn mật độ động vật đáy trung bình là 49 ct/m2 và trong ruộng
nuôi là 80,375 ct/m2.
Giun nhiều tơ (Polychaeta) là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần và mật
độ loài ở đa số các đợt thu mẫu, tiếp đến là các nhóm giáp xác (Crustacea), động

vật thân mền (Mollusca) và thấp nhất là các loài thuộc nhóm khác.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ............................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................... vii
CHƢƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................. 2
1.3 Nội Dung ............................................................................................................... 2

CHƢƠNG II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 3
2.1 Tình hình ni tơm nước lợ .................................................................................. 3
2.1.1 Trên thế giới và Việt Nam ................................................................................. 3
2.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển của mơ hình ni tơm lúa ở ĐBSCL ..... 6
2.1.3 Khía cạch về kỹ thuật và kinh tế của mơ hình tơm lúa ln canh ................... 6
2.2 Các yếu tố thủy lý hóa của mơi trường nước cần thiết đối với NTTS ............... 7
2.2.1 Nhiệt độ .............................................................................................................. 7
2.2.2 pH ........................................................................................................................ 8
2.2.3 Độ mặn................................................................................................................ 9
2.2.4 Oxy hòa tan (DO) ............................................................................................... 9
2.3 Tổng quang về động vật không xương sống ....................................................... 9
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật không xương sống ..... 10
2.3.2 Động vật không xương sống và vấn đề ô nhiễm ............................................ 13

2.3.3 Chỉ thi sinh vật và vấn đề quang trắc sinh học ............................................... 15
2.3.4 Sinh vật đáy ...................................................................................................... 17
2.4 Các nghiên cứu gần đây ...................................................................................... 18

CHƢƠNG III - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 21
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 21
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 22
3.2.1 Vật liệu thu mẫu ........................................................................................ 22
3.2.2 Vật liệu phân tích và hóa chất cố định mẫu ................................................... 22
3.3 Phương pháp thu mẫu ......................................................................................... 22
3.3.1 Mẫu động vật đáy ............................................................................................. 22
3.3.2 Mẫu thủy lý hóa ............................................................................................... 23
iii


3.4 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................... 23
3.4.1 Phân tích định tính ........................................................................................... 23
3.4.2 Phân tích định lượng ........................................................................................ 23
3.4.3 Phân tích chỉ tiêu thủy lý hóa .......................................................................... 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 24

CHƢƠNG IV - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................. 25
4.1 Các yếu tố thủy lý hóa tại khu vực thu mẫu ...................................................... 25
4.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................ 25
4.1.2 pH ...................................................................................................................... 26
4.1.3 Độ mặn.............................................................................................................. 27
4.1.4 Oxy hòa tan (DO) ............................................................................................. 28
4.2 Động vật đáy........................................................................................................ 29
4.2.1 Biến động thành phần loài ............................................................................... 29
4.2.2 Biến động mật độ ............................................................................................. 37


CHƢƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................... 43
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 43
5.2 Đề Xuất ................................................................................................................ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 44

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng NTTS tồn quốc giai đoạn 2001-2010…….......5
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng tôm sú năm 2010 ............................ 5
Bảng 2.3 Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng ................................. 16
Bảng 4.1 Một số yếu tố thủy lý hóa môi trường nước tại khu vực thu mẫu ...... 25
Bảng 4.2 Giá trị pH trung bình ở các thủy vực thu mẫu (Kênh dẫn, Ruộng nuôi)
.......................................................................................................................... 26
Bảng 4.3 Một số yếu tố thủy lý hóa của mơi trường nước ghi nhận được ở khu
vực thu mẫu trong các tháng mùa khô và mùa mưa (*) (Kênh dẫn và Ruộng nuôi)
.......................................................................................................................... 27
Bảng 4.4 Tỉ lệ thành phần loài động vật đáy trong thủy vực kênh dẫn và ruộng
tôm-lúa qua từng đợt thu mẫu ............................................................................ 30
Bảng 4.5 Thành phần loài động vật đáy ở kênh dẫn qua từng đợt thu mẫu các
tháng mùa khô và mùa mưa ............................................................................... 31
Bảng 4.6 Thành phần lồi động vật đáy ở ruộng tơm lúa qua từng đợt thu mẫu các
tháng mùa khô và mùa mưa ............................................................................... 33
Bảng 4.7 Số lượng loài động vật đáy xuất hiện theo điểm qua từng đợt thu mẫu
các tháng mùa khô (tháng 2,3,4,5) và mùa mưa (tháng 6,7,8,9) ....................... 35
Bảng 4.8 So sánh số lượng trung bình thành phần lồi giữa mùa khô và mùa mưa
36

Bảng 4.9 Mật độ động vật đáy ở kênh dẫn qua từng đợt thu mẫu các tháng mùa
khô và mùa mưa .............................................................................................. 38
Bảng 4.10 Mật độ động vật đáy ở ruộng tôm lúa qua từng đợt thu mẫu các tháng
mùa khô và mùa mưa ...................................................................................... 39
Bảng 4.11 Biến động mật độ động vật đáy ở kênh dẫn và ruộng tôm lúa giữa mùa
khô và mùa mưa ………………………………………………………….……. 40

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thu mẫu tại xã Phú Tân, Tân Phú Đông, Tiền Giang
(Nguồn: ................................................................................ 21
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ từng đợt khảo sát trên ruộng tơm lúa và kênh dẫn....
.......................................................................................................................... 26
Hình 4.2: Biến động độ mặn từng đợt khảo sát trên ruộng tơm lúa và kênh dẫn
.......................................................................................................................... 27
Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan (DO) từng đợt khảo sát trên ruộng
tơm lúa và kênh dẫn .......................................................................................... 28
Hình 4.4: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy thu được trên địa bàn nghiên cứu
......................................................................................................................... 29
Hình 4.5: Biến động thành phần lồi động vật đáy ở kênh dẫn qua từng đợt thu
mẫu ................................................................................................................... 32
Hình 4.6: Biến động thành phần lồi động vật đáy ở ruộng tôm lúa qua từng đợt
thu mẫu ............................................................................................................. 34
Hình 4.7: Biến động mật độ (ct/m2) của động vật đáy theo thủy vực trong khu vực
tôm lúa giữa mùa khô và mùa mưa .................................................................... 41

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- NTTS
- KTTS
- CBTS
- TL
- ĐBSCL
- ĐVĐ
- VN
- ha
- BNN & PTNT
- DL
- TB
- ct/m2
- ĐVKXS

: Nuôi trồng thủy sản
: Kinh Tế Thủy Sản
: Chế Biến Thủy Sản
: Tôm-lúa
: Đồng bằng sông Cửu Long
: Động vật đáy
: Việt Nam
: Hecta
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
: Dương lịch
: Trung bình
: Cá thể trên mét vuông
: Động vật không xương sống


vii


CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội Việt Nam (VN). Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2
triệu tấn (tăng gấp 5,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 8,49%/năm); sản
lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng gấp 9,7 lần so với năm 1990, bình quân tăng
12,02%/năm); sản lượng khai thác đạt trên 2,2 triệu tấn (tăng gấp 3,1 lần so với
năm 1990, bình quân tăng 5,83%/năm). Hàng thủy sản VN đã có mặt ở trên 164
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên
6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so với năm 1990, bình qn tăng 18,5%/năm).
Đặc biệt tơm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm, năm
2011 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 2,39 tỷ USD và cá tra là 1,8 tỷ USD. Thủy
sản luôn trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vững vị trí top
10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới (, Bộ
NN&PTNT, 2012). Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang góp phần
quang trọng trong q trình chuyển dịch kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, giải
quyết vấn đề việc làm.
Hiện nay, ở các tỉnh ĐBSCL song song với việc mở rộng diện tích thì các
mơ hình ni tơm sú cũng khá đa dạng như: thâm canh, bán thâm canh, quảng
canh, quảng canh cải tiến và mơ hình ni kết hợp (tơm-lúa, tơm-rừng,…).
Những năm gần đây, mơ hình ni tôm thâm canh và bán thâm canh ngày càng
mở rộng thì hiệu quả mơ hình này ngày càng giảm, càng bộc lộ nhiều rủi ro do
nhiều dịch bệnh, ô nhiễm mơi trường nước, chi phí tăng cao,… thì mơ hình nuôi
kết hợp tôm-lúa ngày càng mang lại hiệu quả bởi tính bền vững của nó.
Tại Tiền Giang, diện tích phát triển mơ hình tơm-lúa tập trung ở dự án
ni Thủy sản. Theo báo cáo của Trạm Thủy sản số 3, hiện nay, huyện Tân Phú

Đơng có 554,49 ha ni theo mơ hình tơm-lúa trong gần 3.000 ha ni tơm của
tồn huyện. Những năm gần đây, nhờ được sự chuyển giao khoa học kỹ thuật của
ngành nơng nghiệp, mơ hình tơm-lúa bước đầu đã đem lại hiệu quả khả quan do
hạn chế việc sử dụng hố chất, dịch bệnh trên tơm, giảm chi phí sản xuất lúa (do
sử dụng chất hữu cơ từ vụ ni tơm trước) góp phần ổn định môi trường sinh thái.

1


Thực tế cho thấy mơ hình tơm-lúa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế
đồng thời mang lại sự ổn định cho người dân. Tuy nhiên, mơ hình tơm-lúa luân
canh ở mật độ thấp 5-7 con/m2 , phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt
là động vật đáy (ĐVĐ) đóng vai trị rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi.
Mặt khác, động vật đáy là nhóm sinh vật có vai trị rất quan trọng trong thủy vực
như là mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn, có khả năng lọc sạch nước
và làm sinh vật chỉ thị cho mơi trường (Dương Trí Dũng, 2001; Thái Tần Bái et
al., 2005). Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm
soát và cải thiện chất lượng môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước đang phát triển,
đặc biệt là một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (Lê
Văn Khoa et al., 2007), đã và đang thực hiện vấn đề này. Chính vì vậy đề tài
“Biến động thành phần lồi động vật đáy trong khu vực tôm-lúa ở huyện
Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang” cần được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Khảo sát sự biến động thành phần loài ĐVĐ trong khu vực tơm-lúa nhằm
tìm hiểu tác động của mơ hình ni tôm-lúa đến sự biến động của quần thể ĐVĐ
là cơ sở cho nghiên cứu sinh vật chỉ thị để ứng dụng trong trương trình quan trắc
sinh học; cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho việc quản lý và phát triển ổn
định mơ hình tơm-lúa.
1.3 Nội Dung

i.

Khảo sát một số yếu tố thủy lý-hóa trong khu vực tơm-lúa.

ii.
Xác định thành phần loài và biến động thành phần loài ĐVĐ trong khu vực
tôm-lúa ở huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang.
iii.
Xác định số lượng và biến động số lượng cá thể của nhóm ĐVĐ trong khu
vực tơm-lúa ở huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang.

2


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình ni tơm nƣớc lợ
2.1.1 Trên thế giới và Việt Nam
a. Trên Thế Giới
Nghề ni tơm đã được hình thành hơn 1 thế kỷ qua của các cư dân vùng
ven biển thuộc các quốc gia Châu Á như Indonesia, Philippine, Đài Loan, Thái
Lan và Việt Nam với hình thức đơn giản như ni thử, đối tượng nuôi chủ yếu là
tôm sú kết hợp trong ao nuôi cá măng, các sản phẩm thu được chủ yếu sử dụng để
làm thực phẩm hàng ngày và phần cịn lại tiêu thụ nội địa là chính
( Nghề ni
tơm biển hiện đại trên thế giới thật sự được bắt đầu từ cuối thập niên 1960 và
những năm đầu của thập niên 1970 khi các nhà nghiên cứu của Pháp ở Tahihi
phát triển được kỹ thuật sản xuất và ương giống các lồi tơm thuộc họ Penaeidae
như Penaeus japonicus, P. monodon, tiếp theo là P. vannamei và P. stylirostris.
Cùng thời điểm đó, ở Trung Quốc lồi P. chinensis được phát triển nuôi trong ao

bán thâm canh và ở Đài Loan tôm sú đã được nuôi trong những ao nhỏ theo hình
thức thâm canh (Briggs và ctv.,2004). Trong khi đó ở Thái Lan, việc phát triển
ni tơm sú theo hình thức quảng canh và bán thâm canh được hình thành ở các
thời
điểm
năm
1972

1973
( Nghề ni
tơm của các quốc gia này sau đó cũng phát triển nhanh theo hình thức thâm canh
với quy mô nhỏ và trở thành quốc gia dẫn đầu về sản lượng tơm sú từ năm 1993,
vị trí này được Thái Lan tiếp tục giữ mãi đến năm 2000. Trong những năm đầu
của thập niên 1990, các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh cũng phát
triển đáng kể công nghiệp nuôi tôm sú. Các nước thuộc Mỹ Latin như Honduras,
Mexico và Colombia, nghề ni tơm chủ yếu lồi P. vannamei và P. stylirostris
cũng được phát triển (Briggs và ctv.,2004).
Với nhũng tiến bộ về kỹ thuật nuôi và công nghệ chế biến thức ăn, nghề
nuôi tôm phát triển mạnh ở những thập kỷ tiếp theo và ngày càng theo hướng
công nghiệp hóa. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đã gây nhiều tác động đến
môi trường và phát sinh nhiều rủi ro. Trong thời gian từ năm 1987-1989 sản
lượng tôm sú của Đài Loan bị giảm đột ngột từ 75.500 tấn còn 16.600 tấn (Briggs
3


và ctv.,2004) và sau đó đến giữa những năm 1990, sản lượng tôm nuôi của thế
giới bị mất khoảng 700.000-900.000 tấn do đối mặt với sự ô nhiễm làm cho dịch
bệnh bộc phát và chủ yếu bệnh virus như đầu vàng và đốm trắng (Páez-Osuna,
2001b; Briggs và ctv.,2004). Các quốc gia bị thiệt hại từ dịch bệnh như Trung
Quốc (1993-1994), Indonesia (1994-1995), Ấn Độ (1994-1996), Ecuador (19931996), Honduras (1994-1997) và Mexico (1994-1997) do phát triển nhanh quá

mức và thiếu sự quản lý đối với mơi trường (Rosenberry, 2001, trích dẫn bởi
Páez-Osuna, 2001b). Riêng đối với Việt Nam, bên cạnh lợi ích của việc ni tơm
thì rủi ro cũng khá lớn như đại dịch xảy ra vào cuối năm 1993 dẫn đến sụt giảm
sản lượng tôm xuất khẩu. Năm 1994-1999, chỉ có 20-30% hộ ni tơm thành
cơng (Võ Thị Thanh Lộc, 2003, Trích dẫn bởi Võ Văn Bé, 2007). Năm 2004,
thiệt hại của các hộ nuôi tốm sú vùng Nam sông Hậu chiếm tỉ lệ bình quân 28% (
Nguyễn Văn Trọng và ctv., 2004).
b. Việt Nam
Trong những năm qua sản xuất thủy sản đạt được những thành tựu đáng
kể, tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt
trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 2,1 lần so với năm 2001, bình quân tăng 8,82%/năm).
Sản lượng NTTS đạt 3 triệu tấn (tăng gấp 4 lần so với năm 2001, bình quân tăng
17,37%/năm). Hàng thủy sản VN đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế gới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so
với năm 2001, bình qn tăng 13,16%/năm). Có thể nói giai đoạn 2001-2011
ngành thủy sản VN đạt tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực KTTS,
NTTS, CBTS, xuất khẩu thủy sản.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản-Viện Kinh Tế Quy Hoạch Thủy Sản
(2012) thì năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước NTTS, tăng 45% so với
năm 2001, bình quân giai đoạn 2001-2010 tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng
ĐBSCL chiếm 70,19% so với cả nước. Về sản lượng NTTS, tính đến năm 2010
cả nước đạt 2,74 triệu tấn thủy sản các loại, tăng 286,3% so với năm 2001. Trong
đó, vùng ĐBSCL chiếm 70,94% tổng sản lượng NTTS toàn quốc.
Về tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản: tồn quốc tăng bình qn
16,2%/năm (2001-2010); trong đó vùng ĐBSCL có mức tăng trưởng về sản
lượng cao nhất đạt 17,8%/năm; các vùng còn lại dao động ở mức 9,8-15,9%/năm.

4



Nhìn chung diện tích và sản lượng NTTS của Việt Nam tăng dần qua các
năm. Tuy nhiên, Về tốc độ tăng diện tích của ĐBSCL cịn chậm so với tốc độ
tăng bình quân của cả nước. Ngược lại, thì vùng ĐBSCL có mức tăng trưởng về
sản lượng cao nhất đạt 17,8%/năm và nhanh hơn so với bình quân của cả nước.
Có được kết quả đó là do sự du nhập của cơng nghệ, quy trình ni và kỹ thuật
ni ngày càng được cải tiến .

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng NTTS tồn quốc giai đoạn 2001-2010
Năm

2001

2003

2005

2007

2009

2010

Diện tích (ha)
ĐBSCL
546.800
621.300
679.900
723.800
737.600
769.048

Cả nước
755.30
861.400
952.500 1.018.800 1.044.700 1.095.618
% cả nước
72,4
72,1
71,3
71,0
70,6
70,2
Sản Lƣợng (tấn)
ĐBSCL
444.394 634.798 1.002.805 1.526.557 1.869.484 1.945.930
Cả nước
709.891 1.003.095 1.477.981 2.123.280 2.569.910 2.742.888
% cả nước
62,6
63,3
67,8
71,9
72,7
70,9
(Nguồn: Báo cáo Tổng cục Thủy Sản, Viện Kinh Tế Quy Hoạch Thủy Sản, 2012)

Năm 2010 cả nước có tổng diện tích mặt nước NTTS lợ, mặn khoảng
705,5 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL chiếm 80,09%. Trong đó ni
tơm sú chiếm 87,78% tỷ trọng diện tích. Hiện nay cả nước đạt sản lượng NTTS
vùng nước lợ mặn khoảng 691,5 nghìn tấn, vùng ĐBSCL chiếm 61,11% so với cả
nước; tỷ trọng sản lượng nuôi tôm sú chiếm 48,99%. Tuy vùng ĐBSCL có lợi thế

về diện tích ni nhưng năng suất lại đạt rất thấp, bình quân chỉ đạt 0,7 tấn/ha.

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng tơm sú năm 2010
Năm 2010
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tấn/ha)
ĐBSCL
579.285
308.821
0,5
Cả nước
622.118
339.473
0,5
(Nguồn: Báo cáo Tổng cục Thủy Sản, Viện Kinh Tế Quy Hoạch Thủy Sản, 2012)

5


2.1.2 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển của mơ hình ni tơm lúa ở
ĐBSCL
Một số tỉnh ven biển ĐBSCL có diện tích đất nơng nghiệp bị nhiễm mặn
vào mùa khơ do nước biển xâm nhập và có nước ngọt vào mùa mưa. Theo ước
tính thì diện tích đất nhiễm mặn lên đến 600.000 ha. Với đặc điểm như thế người
dân đã áp dụng mơ hình trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô trong
hơn 30-40 năm qua. Thời gian đầu thì mơ hình này được vận hành theo phương
thức thu tôm giống tự nhiên và thu hoạch hàng tháng. Đến giữa những năm 1990
thì mơ hình này được cải tiến thành mơ hình ni quảng canh cải tiến (mật độ thả
giống dưới 7 con tôm bột/m2) và nó ngày càng được phát triển mạnh mẽ (Trần

Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Ưu điểm của mô hình phù hợp với vùng nhiểm mặn theo mùa; phù hợp với
trình độ và quy mơ của người sản xuất quy mơ nhỏ; góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân. Chính vì những ưu điểm đó mà vào tháng 6/2000 Chính phủ ra
quyết định cho phép chuyển dịch cơ cấu sản xuất thì mơ hình này ngày càng được
phát triển.
Trong năm 2009, ĐBSCL có diện tích ni sú khoảng 120.000 ha tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,… đặc biệt là
tỉnh Kiên Giang có diện tích ni nhiều nhất với khoảng 60.000 ha (Nguyễn
Tuấn, 2010).
2.1.3 Khía cạch về kỹ thuật và kinh tế của mơ hình tơm lúa ln canh
Về khía cạnh ni tơm
Mơ hình ni tơm ln canh với trồng lúa là mơ hình đang được ni phổ
biến ở ĐBSCL. Nó phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật hiện có của
người dân. Đối với mơ hình này thích hợp với vùng gần biển bị nhiểm mặn vào
mùa khơ với độ mặn có thể đến 15‰ vào cuối mùa khô; thời gian nhiễm mặn 5-6
tháng (tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau); đất không bị nhiễm phèn (pH
đất ≥5). Có kênh thủy lợi cấp nước mặn, ruộng ni cần có mương bao quanh và
chiếm 25-30% tổng diện tích, diện tích mương càng lớn thì năng suất tơm càng
cao. Tuy nhiên, diện tích ruộng khơng nên >2 ha để thuận tiện cho công tác quảng
lý. Mật độ tôm thả tùy vào mức độ cho ăn và điều kiện ao nuôi; mật độ nuôi khá
khác nhau nhưng khơng >7 tơm bột/m2 hay 4 tơm giống /m2 (tính theo diện tích
ruộng), tơm giống kích cỡ thường 2-3 cm. Năng suất từ 0,25-0,5 tấn/ha. Mùa vụ

6


thả nuôi từ tháng 2-3 dương lịch (DL); nuôi 3-4 tháng/vụ ( Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2012)
Về khía cạnh trồng lúa

Thời gian thường được gieo mạ vào khoảng tháng 8 và thu hoạch vào
tháng 12 DL. Các giống lúa sử dụng trên ruộng ni tơm phải có khả năng chống
chịu mặn. Trước đây người dân chỉ canh tác theo kinh nghiệm với các giống lúa
địa phương. Tại Tiền Giang thường sử dụng giống lúa mùa Hai Bông, thời gian
canh tác dài khoảng 6 tháng, năng suất đạt thấp. Xuất phát từ tình hình trên,
Phịng NN&PTNT huyện Tân Phú Đơng-Tiền Giang đã thử nghiệm một số giống
lúa chất lượng cao tại địa bàn xã Phú Tân. Kết quả cho thấy hai giống lúa
(OM4900 và OM6796) đạt năng suất mỗi vụ khoảng 6-7 tấn/ha, góp phần mang
lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất theo mơ hình tơm-lúa.
Tại hội nghị bàn về việc phát triển mơ hình tơm - lúa ở ĐBSCL mới đây,
ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, canh tác tơm-lúa là mơ
hình “nơng nghiệp thơng minh”, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu để phát triển.
(, Bộ NN&PTNT, 2013).
Lợi nhuận từ mơ hình ni tơm lúa
Tại Tiền Giang, diện tích phát triển mơ hình lúa tôm tập trung ở dự án nuôi
ở huyện Tân Phú Đơng. Năm 2006, mơ hình ni tơm- lúa được xây dựng với
trên diện tích 8 ha với sản lượng tơm trung bình khoảng 300-500kg/ha. Hiện nay,
diện tích ni kết hợp tôm-lúa phát triển lên khoảng hơn 40ha. Do tận dụng được
diện tích mặt nước và gốc gạ của vụ lúa nên nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm vô
cùng phong phú, chi phí thức ăn cho tơm trong vụ ni từ đó cũng giảm đáng kể,
sản lượng tơm cũng được nâng lên 700-1000kg/ha. Trung bình mỗi ha sản xuất
theo mơ hình kết hợp lúa tơm, người dân nơi đây thu được lợi nhuận trung bình từ
20-25 triệu đồng ().
2.2 Các yếu tố thủy lý hóa của mơi trƣờng nƣớc cần thiết đối với NTTS
2.2.1 Nhiệt độ
Sự thay đổi nhiệt độ thơng thường khơng có lợi cho cân bằng tự nhiên của
hệ sinh thái nước bao gồm cả thủy sinh vật. Nhiệt độ đóng vai trị quan trọng cho
q trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật nói chung và các đối
tượng thủy sản nói riêng. Ngồi ra, nhiệt độ cịn chi phối các q trình phân hủy
các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước từ đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đời

7


sống của các lồi thủy sinh vật. Mỗi lồi có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng.
Trong ni tơm nếu nhiệt độ cao hơn 32-33oC hay thấp hơn 25oC thì khả năng bắt
mồi sẽ giảm 30-50% (Chanratcharool et al., 1999)
Nhiệt độ thay đổi theo vị trí của thủy vực, theo mùa, theo thời tiết và theo ngày
đêm. Và biên độ dao động nhiệt độ theo ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
tính chất của thủy vực: thủy vực nhỏ và nơng thì sự biến động lớn hơn thủy vực
lớn và sâu. Thông thường sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khoảng 3 hay 4 oC thì sẽ
gây sốc hay chết sinh vật. Và sự thích hợp cho sự tăng trưởng của cá, tôm vùng
nhiệt đới là 25-32oC (Boyd, 1998).
2.2.2 pH
pH có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, tỉ
lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng của thủy sinh vật. pH quá cao hay q thấp đều
khơng có lợi cho thủy sinh vật trong nước, pH nằm trong khoảng 6,5-9 là thích
hợp. Trong ao nuôi thủy sản pH giảm mạnh nhỏ hơn 4,5 sẽ gây chết cá và nếu pH
lớn hơn 9 thì cần có biện pháp giảm pH. pH cho tơm nằm trong khoảng 7,5-8,5
(Chanratchakool et al., 1999)
Theo Lê Văn Cát và ctv, (2006). pH của nước mặt thường nằm trong
khoảng 5-9, nước có pH >9 thường là nước ao nằm trong các vùng khơ chứa
nhiều natricarbonat, cịn nước có pH <4 do có tính axit cao thường nằm ở những
vùng nước phèn chua. Vì thế, trong NTTS pH phù hợp là rất cần thiết, điểm gây
chết là: pH< 4 và pH >11.
Phạm vi pH thích ứng của tơm là 7,5-9. Khi mơi trường sống của tơm có
pH = 5 tơm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thấp thì
tơm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi
đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. pH trong bể ương ấu trùng
luôn nằm trong khoảng 7,5-8,5.
2.2.3 Độ mặn

Ở vùng cửa sơng có nồng độ muối tương tự như nước ngọt trong mùa mưa
và nồng độ muối cao hơn trong mùa khô. Nồng độ muối có thể phân tầng ở đáy
sâu của của sơng. Những lồi thủy sản của nước lợ có thể chịu đựng sự biến động
lớn của nồng độ muối (Boyd, 1998). Một số lồi cá nước ngọt có thể sống trong
nước lợ, mặn nhưng sinh trưởng và phát triển kém khi độ mặn vượt quá 20‰ (Lê
Văn Cát và ctv., 2006).
8


Tơm sú thích ứng rộng với độ mặn từ 0,2-40‰, thích hợp là 15-32‰;
nồng độ muối thích ứng nhất cho các mơ hình ni bán thâm canh là ở 10-15‰.
Đối với ấu trùng ương ni trong bể thích hợp nhất từ 28-30‰.
2.2.4 Oxy hịa tan (DO)
Oxy có vai trị rất quang trọng trong việc duy trì sự sống của tơm, cá và
sinh vật hiếu khí trong mơi trường nước. Trong cơ thể tơm, cá thì oxy có các vai
trị quang trọng như: (i) làm nguyên liệu cho quá trình oxy hóa tạo năng lượng để
cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể; (ii) tham gia vào các phản
ứng biến dưỡng và nhiều các phản ứng sinh học khác; (iii) là thành phần của các
nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ tơm, cá như các chất đạm (protein),
chất bột đường (carbohydrate), mỡ (lipid), ... và (iv) có trong các hợp chất vơ cơ
quan trọng cấu tạo nên răng và xương ( Vai trò oxy trong ao nuôi thủy sản, PGs.
Ts. Đỗ Thị Thanh Hương). Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong
nước, phạm vi giới hạn từ 3-11 mg/L.
Khi hàm lượng oxy <0.5 mg/L sẽ làm thủy sinh vật chết ngạt. Theo Boyd,
(1998). Hàm lượng oxy trong nước quá cao hay quá thấp điều khơng có lợi cho
thủy sinh vật. Do đó, oxy là một chỉ số quan trọng để dánh giá sự ô nhiễm nước
của thủy vực. Theo Swingle, (1996). hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng >5 mg/L
(Trương Quốc Phú, 2006). Lượng oxy thích hợp cho ni thủy sản là 5-15 ppm
(Boyd, 1998).
2.3 Tổng quang về động vật không xƣơng sống

Giữa mơi trường và cơ thể sống có mối tương tác chặt chẽ với nhau, môi
trường nước tác động đến thủy sinh vật và ngược lại cơ thể sống có những đặc
tính một cách ngẫu nhiên để phù hợp với điều kiện sống hoặc những biến đổi với
điều kiện môi trường (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Khi điều kiện môi trường
nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật và nhất là nhóm
động vật khơng xương sống (ĐVKXS) vì chúng có cuộc sống gắng liền với nền
đáy. Hơn nữa ĐVKXS là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về thành phần lồi
và thường chịu tác động lớn của sự thay đổi cấu trúc nền đáy của thủy vực (Reice
và Wohlenberg, 1993; Đặng Ngọc Thanh và ctv.,2002; Dương Trí Dũng và ctv.,
2007). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước, kiểu ô nhiễm
hay mức độ ô nhiễm của môi trường nước sẽ tác động đến thủy sinh vật (Reice và
Wohlenberg,1993; Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002) và làm giảm sự đa dạng
thành phần loài, mật độ, sinh khối; thay đổi cấu trúc thủy sinh vật; bùng nổ mật
9


độ sinh khối sinh vật nổi; biến dạng cấu trúc cơ thể và sự tích lũy các chất gây
độc trong cơ thể (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002).
2.3.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phân bố của động vật khơng xƣơng sống
Tốc độ dịng chảy và cấu trúc nền đáy có tác động đến sự phân bố cũng
như cấu trúc thành phần loài của ĐVKXS (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002;
Ysebaert và ctv., 2003). Các thủy vực nước đứng, nông, nền đáy mềm bùn, bùncát thuận lợi cho sinh vật đáy phát triển. Vùng hạ lưu cửa sơng có nước chảy
chậm, nền đáy mềm bùn-cát, cát-bùn là môi trường thích hợp cho nhóm hai mảnh
vỏ phát triển (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Ngoài ra, mật độ, sinh khối và sự
phong phú của ĐVKXS ở nền đáy bùn-cát cao hơn nền đáy chủ yếu là cát
(Bachelet và ctv., 1996). Một số kết quả nghiên cứu của Hoey và ctv. (2004) cho
thấy có 4 nhóm đại diện cho kiểu cho kiểu nền đáy khác nhau (i) đối với nền đáy
bùn-cát thì nhóm Abra alba-Mysella bidentata với mật độ và sự đa dạng cao, (ii)
Nephtys cirrosa xuất hiện trong nền đáy cát mịn nhưng với mật độ thấp, (iii) nền
đáy cát thơ thì quần đàn Ophelia limacine-Glycera lapidum rất thấp và (vi) nhóm

Eurydice pulchra-Scoleleis squamata đặc trưng cho nền đáy cát. Tương tự, khảo
sát của Kanaya và Kikuchi (2008) trong đầm nước lợ Idoura (Nhật Bản) cho thấy
với nền đáy mềm thì nhóm giun nhiều tơ Heteromastus sp., Hediste spp.,
Prionospio japonica và nhóm giáp xác chân đều Cyathura muromiensis chiếm ưu
thế trong quần đàn. Ngồi ra, nhóm giun nhiều tơ Notomastus sp. và hai mảnh vỏ
Macoma contabulata ưa thích mơi trường có nền đáy ít bùn, ngược lại nhóm hai
mảnh vỏ Nuttalli olivacea thì ưa thích nền đáy cát. Đối với nơi có nền đáy có cấu
trúc là cát, cát-bùn và bùn chủ yếu thì nhóm thân mền chiếm đa số (Smiljkov và
ctv., 2005).
Một số nghiên cứu khác cho thấy khi nền đáy có hàm lượng bùn-sét tăng
thì quần thể ĐVKXS tăng nhanh, với 25% bùn-sét nhóm giun nhiều tơ
Ceratonereis erythraeensis, Capitella sp. và nhóm chân bụng như Batillaria
cumingii chiếm ưu thế và khơng thấy xuất hiện nhóm hai mảnh vỏ, với tỉ lệ bùnsét 5% và 10% thì xuất hiện nhóm hai mảnh vỏ Ruditapes philippinarum và
Musculista senhousia, trong khi ở lơ đối trứng với nền đáy có bổ sung các núi thì
có số lượng thấp hơn ( Ishii và ctv., 2008). Tương tự, kết quả khảo sát ở cửa sơng
Natori (Nhật Bản) với cấu trúc nền đáy bùn-sét thì hai loài Heteromastus sp.
(giun nhiều tơ) và Nuttallia olivacea (hai mảnh vỏ) xuất hiện nhiều nhất
(Tomiyama và ctv., 2008). Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Silva và ctv. (2006)
cho thấy nhóm giun đốt rất phong phú và chiếm hơn 85% trong quần đàn khi nền
10


đáy có cấu trúc chủ yếu là bùn, điều này một lần nữa khẳng định rằng cấu trúc
nền đáy làm thay đổi quần thể và sự phong phú của loài.
Sự phân bố và sự đa dạng của sinh vật đáy cũng phụ thuộc vào độ sâu của
vực (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002; Ysebaert và ctv., 2003; Mutlu và ctv.,
2009). Theo chiều thẳng đứng, thủy vực nước tĩnh như hồ tự nhiên thì vùng ven
bờ có nền đáy mềm bùn-cát, nhóm thân mềm và tơm cua phát triển hơn vùng đáy
sâu (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Kết quả nghiên cứu của Cui (2008) ở hồ
Fuxain (Trung Quốc) cho thấy vùng ven bờ hồ có quần đàn cao với mật độ và

sinh khối lần lượt là 824 con/m2 và 3,72g/m2 , ngược lại, vùng sâu hơn có mật độ
và sinh khối thấp hơn với 23 con/m2 và 0,10 g/m2. Tương tự, kết quả khảo sát ở
Hồ Thác Bà cũng cho thấy mật độ và sinh khối ĐVKXS ở khu vực nước nông
cao hơn ở khu vực sâu hơn (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002), sinh khối và sự
phong phú của ĐVKXS trong hồ Verevi (Estonia) ở độ sâu cao thì có giá trị thấp
hơn vùng đáy nơng (Timm và Mols, 2005).
Các yếu tố như thời tiết, điều kiện thủy lý hóa của mơi trường nước và
mùa vụ cũng tác động đến sinh vật đáy. Một số kết quả khảo sát của các tác giả
như Mendes và ctv. (2006) ở vịnh Guanabana (Brazil) cho thấy vào mùa mưa, các
nhóm sinh vật đáy trong đó có thân mềm có mật độ thấp nhất. Theo tác giả, có thể
do trong thời điểm này nền đáy bị thiếu oxy đã làm thay đổi sự phân bố của
chúng. Theo kết quả nghiên cứu của Pamplin và ctv. (2006) ở hồ Americana
(Brazil) cũng cho thấy vào mùa khơ mật độ của tất cả các nhóm ĐVKXS đạt giá
trị cao nhất. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Rosa và Bemvenuti (2006) ở
vịnh Patos (Brazil) thì vào mùa hè các nhóm ĐVKXS xuất hiện với mật độ cao
(62.205 con/m2), trong khi vào những tháng của mùa đơng, trung bình mật độ chỉ
cịn 9.410 con/m2. Điều này được tác giả giải thích rằng là có thể do liên quan đến
q trình sinh sản và có sự tương quan khi nhiệt độ tăng cao vào cuối màu xn.
Ngồi ra, đặc tính nền đáy thay đổi do điều kiện thời tiết cũng có thể làm tăng tỉ
lệ chết của ĐVKXS. Cũng theo kết quả nghiên cứu ở Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch
giữa mùa mưa và mùa khô của Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2002) cho thấy mật độ
và sinh khối ĐVKXS vào mùa khô luôn cao hơn mùa mưa. Ví dụ ở Hồ Tây, vào
mùa khơ có 16 loài với mật độ là 526 ct/m2 và sinh lượng là 83,85 g/m2, trong khi
đó vào mùa mưa chỉ có 11 lồi với mật độ 482 ct/m2; tương tự ở Hồ Trúc Bạch
vào mùa khơ có 2 lồi với 3 ct/m2 và 0,01g/m2 nhưng khơng phát hiện được lồi
nào vào mùa mưa. Bên cạnh đó, Como và Magni (2009) khảo sát ở đầm lầy
Cabras (Italy) cũng cho biết vùng đàn ĐVKXS bị kiệt quệ vào mùa hè và được
11



phục hồi vào mùa đơng-xn. Cụ thể, nhóm Nereidae (Neanthes succinea,
Hediste diversicolor) thay thế Spionidae (Polydora ciliata) và là nhóm chiếm ưu
thế trong các tháng của mùa hè. Các nhóm Tubificidae (Capitella capitata), ấu
trùng muỗi lắc và Hyrobia spp. Không thấy xuất hiện vào mùa đông-xuân.
Sự thay đổi độ mặn cũng có tác động đến quần xã ĐVKXS, ở các vùng
như cửa sông, đầm nuôi thủy sản và đầm phá thì sự thay thế giữa các quần xã
nước ngọt và nước lợ, mặn. Quần xã thủy sinh vật nước lợ, mặn thường phong
phú hơn về thành phần loài và cao hơn về sinh khối so với quần xã nước ngọt
(Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002). Theo khảo sát của Passadore và ctv. (2007) thì
số lồi của các nhóm ĐVKXS ở cửa sông Pando (Uruguay) đạt cao nhất vào mùa
thu, thời điểm có độ mặn tăng cao, đến mùa đơng và mùa xn số lượng lồi giảm
xuống và khi đó độ mặn thấp nhất. Ngoài ra, sự xuất hiện các loài cũng liên quan
đến khả năng ưa chịu độ mặn khác nhau của chúng như loài giun nhiều tơ
Notomastus sp. Và hai mảnh vỏ Macoma contabulata thích mơi trường có độ
mặn thấp (Kanaya và Kikuchi, 2008). Kết quả nghiên cứu ở đầm Curonian của
Bubinas và Vaitonis (2005), tác giả cho biết các nhóm ưa nước mặn như giun
nhiều tơ Nereis diversicolor, giáp xác Balanus improvisus, Corophium volutator
và thân mềm Dreissena polymorpha, rất nhạy cảm với nước ngọt. Như vậy, sự
thay đổi độ mặn có những tác động đáng kể đến cấu trúc thành phần loài, kể cả
đối với loài di nhập (Piscart và ctv., 2005).
Sự hiện diện của cây cỏ thủy sinh, thực vật lớn và nhóm ăn ĐVKXS cũng
có tác động đến sự phân bố, đa dạng sinh học, sinh khối và cấu trúc quần đàn của
ĐVKXS (Gong và ctv., 2000; Solimini và ctv., 2003; Arocena, 2007). Nghiên cứu
của Solimini và ctv. (2003) cho thấy sinh lượng nhóm ĐVKXS có sự thay đổi
theo thời gian và có sự khác nhau giữa các điểm trong hồ, sự phát triển của cây cỏ
thủy sinh không những làm tăng sự đa dạng mà cịn tăng về sinh lượng ĐVKXS.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát về cấu trúc quần đàn nhóm ĐVKXS ở đầm
Aby (Bờ Biển Ngà) của Kouadio và ctv (2008) thì chỉ số phong phú và đa dạng
khác nhau đáng kể giữa các điểm thu mẫu và khi điểm thu mẫu tiến dần về ven
biển nơi có rừng ngập mặn thì 2 chỉ số này cao hơn những điểm thu mẫu còn lại.

Một số dẫn liệu nghiên cứu ĐVKXS ở Hồ Ba Bể trong các năm 1975-1995 của
Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2002), cho thấy mật độ trung bình của ĐVKXS là 114
ct/m2 với sinh khối 0,186 g/m2, trong đó chủ yếu là ấu trùng cơn trùng và giun ít
tơ. Tuy nhiên, ở hạ lưu của hồ nơi có nền đáy với sự phát triển mạnh mẽ của rong
thì sinh khối lại tăng đáng kể. Arocena (2007) khảo sát ở đầm ven biển Nam Đại
12


Tây Dương với sự hiện diện của thực vật thủy sinh (500g chất khơ/m2) cũng cho
thấy nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh thì mật độ ĐVKXS cao (5.000 con/m2), ngược
lại nơi khơng có cây cỏ thủy sinh, mật độ ĐVKXS chỉ có 2.200 con/m2. Sự phong
phú về lồi của nhóm giáp xác bơi nghiêng, chân bụng và ấu trùng muỗi cao hơn
nơi khơng có cay cỏ thủy sinh. Sự phong phú của Tanais stanfordi (giáp xác),
Erodona mactroides ( hai mảnh vỏ) và Laeonereis culveri (giun nhiều tơ) và chỉ
số đa dạng Shannon cũng cao hơn. Tương tự, Smiljkov và ctv. (2005) cũng ghi
nhận rằng những điểm thu mẫu có nhiều thực vật thủy sinh thì sự đa dạng sinh
học của nhóm sinh vật đáy cũng cao hơn. Từ kết quả trên, tác giả cho rằng sự
hiện diện của cây cỏ thủy sinh là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng đa
dạng sinh học của ĐVKXS bởi vì nơi đó có nhiều thức ăn và hạn chế nhóm cá ăn
ĐVKXS.
2.3.2 Động vật không xƣơng sống và vấn đề ô nhiễm
Trong các thủy vực bị ô nhiễm hữu cơ hoặc tiếp nhận nước thải trực tiếp
thì hầu hết các nhóm thủy sinh vật điều khơng phát triển hoặc có số lượng rất
thấp. Chất lượng môi trường, kiểu ô nhiểm hay mức độ ô nhiễm tác động đến cấu
trúc, tỉ lệ giữa các nhóm thủy sinh vật cả về định tính lẫn định lượng. Trong mơi
trường trầm tích đáy giàu dinh dưỡng hữu cơ thì các lồi giun ít tơ và một số loài
ấu trùng muỗi lắc quyết định (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002).
Chất thải cơng nghiệp có ảnh hưởng trong thời gian lâu dài đến cấu trúc
quần thể ĐVKXS. Daan và ctv. (1994) nghiên cứu ảnh huongr của bùn thải từ hệ
thống khoan mỏ dầu lên nhóm ĐVKXS ở vùng Biển Bắc (Hà Lan) cho thấy mật

độ và số lượng loài ĐVKXS tăng dần khi khoảng cách càng xa hệ thống nguồn
thải, chỉ có một lồi giun nhiều tơ (Capitella capitata) luôn xất hiện với số lượng
nhiều gần hệ thống. Nghiên cứu phản ứng của loài giun nhiều tơ Neries
diversicolor với chất thải ở vùng cửa sông Oued (Morocco), Alla và ctv. (2006)
cho biết kết quả khác nhau có sự đáng kể về quần thể giun này trước và sau khi
kết thúc việc thải chất thải. Trong suốt quá trình thải, mật độ ghi nhận được là
1992 con/m2 và sinh khối trung bình là 75,52 g/m2. Sau khi kết thúc đợt thải, mật
độ và sinh khối trung bình giảm xuống lần lược còn lại là 740 con/m2 và 14,16
g/m2. Trong khi đó, nghiên cứu tại cảng Visakhapatnam (Vịnh Bengal, Ấn Độ)
của Raman và Ganapati (1983) cho thấy hiện tượng ơ nhiễm cũng có tác động lên
nhóm giun nhiều tơ. Lồi Capitella capitata và Nereis glandicincta ln xuất
hiện và chiếm ưu thế trong khu vực nội cảng, loài Cossura coast, Tharyx mariony
thương xuất hiện vùng xung quanh cảng và Chloeia-Axiothella-chaetozone13


Nephtys chỉ xuất hiện ở ngoài của biển cách xa cảng. Ahn và ctv. (1995) cũng báo
cáo rằng thành phần loài và mật độ ĐVKXS giảm xuống đáng kể so với dữ liệu
trước khi có khu cơng nghiệp, khu vực gần hệ thống xử lý nước thải của khu công
nghiệp chỉ hiện diện nhóm giun nhiều tơ Heteromastus filiformis. Nghiên cứu
mối liên hệ giữa nhóm giun nhiều tơ với đáy trần tích ở Rayong (Thái Lan),
Meksumpun và Meksumpun (1999) ghi nhận có 2 lồi giun nhiều tơ như
Notomastus sp. (Capitellidae) và Perinereis sp. (Nereidae) luôn chiếm ưu thế,
đồng thời sự phong phú của lồi Notomastus sp. có tương quan thuận với đáy có
hàm lượng chất hữu cơ cao, theo tác giả đây có thể là lồi tiềm năng được sử
dụng để quản lý chất thải thông qua con đường sinh học.

Hoạt động thủy sản gây ô nhiễm cũng làm thay đổi đáng kể thành phần và
sự phong phú quần thể ĐVKXS (Tsutsumi và ctv., 1991). Kết quả khảo sát của
Klaoudatos và ctv. (2006) cho thấy nhóm giun nhiều tơ Nereis diversicolor,
Scolelepis fuliginosa và Capitella capitata luôn chiếm ưu thế trong vực nuôi thủy

sản thâm canh với 35% về sự phong phú, trong khi ở khu vực đối chứng loài
Hyalinoecia brementi và Aspidosiphon muelleri chiếm ưu thế với 23%. Sự phong
phú về lồi, tính đa dạng và sự đồng đều tại những điểm đối chứng luôn cao hơn
khu vực bề nuôi, điều này cho thấy hoạt động nuôi thủy sản thâm canh có sự tác
động lên sự thay đổi của quần thể ĐVKXS. Hisashi và ctv. (2002) đã khảo sát tại
khu vực trang trại nuôi ca ở vùng ven biển Kumano-nada (Nhật Bản) kết quả cho
thấy các thông số môi trường có kết quả cao nhất vào các tháng mùa hè như tổng
hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) là 9 mg/L, hàm lượng TN 1,2 mg/L, TP 2,0
mg/L, và COD 23 mg/L. Tuy nhiên, sinh vật đáy rất thưa thớt do hàm lượng H 2S
trong nền đáy rất cao (>1,7 mg/L). Tương tự, kết quả nghiên cứu sự tác động của
hoạt động nuôi cá hồi đến môi trường của Johannessen và ctv. (2008) cho thấy
trước khi ni cá thành phần lồi sinh vật đáy điều rất phong phú ở tất cả các
điểm thu mẫu, trong q trình ni số lượng lồi giảm xuống từ 65 xuống còn 11
và một năm sau khi dời khu nuôi đến nơi khác số lượng tăng lên thành 29. Sau
khi phân tích so sánh giữa các điểm thu mẫu, tác giả cho biết phạm vi bị ảnh
hưởng đến nhóm sinh vật đáy cách xa khu vực nuôi khoảng 250 m. Mặc dù điều
kiện môi trường được cải thiện sau 2 năm, nhưng nhóm sinh vật đáy chưa thể
phục hồi như thời gian trước khi có trang trại nuôi cá.

14


2.3.3 Chỉ thi sinh vật và vấn đề quang trắc sinh học
Theo Lê Trình (1997) sự phát triển về chủng loại và số lượng cá thể động
vật trong nước phụ thuộc rõ rệt vào chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nước. Do
vậy nhiều loài thủy sinh vật chỉ thị cho đặc điểm chất lượng nước. Ví dụ như
nguồn nước ô nhiễm chất hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan sẽ được
chỉ thị bằng sự suy giảm trước hết các loài động vật sống ở tần nước trên, sau đó
đến nhóm động vật sống ở tần đáy. Cho đến nay, có hàng chục các phương pháp
và chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, tùy theo

mục tiêu mà lựa chọn chỉ số sinh học phù hợp (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002)
Vấn đề quan trắc sinh học có lịch sử hình thành khá lâu, nó đã được sử
dụng ở Đức vào những năm đầu của thế kỷ 20, sau đó được ứng dụng rộng rãi ở
các nước phát triển như Úc, Nhật Bản và các quốc gia khu vực Bắc Mỹ
(Rosenberg và Resh, 1993). Hiện nay, quan trắc sinh học đã được ứng dụng rộng
rãi ở các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng sử dụng phương pháp
này để đánh giá chất lượng môi trường do chi phí thấp và phù hợp với khả năng
của mỗi quốc gia (Resh, 2007).
Trước đây, ở Đức viện giám sát chất lượng nước ngọt chủ yếu tập trung
vào nhóm vi khuẩn bởi vì người ta quan ngại đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên,
sau đó các nhóm thủy sinh vật nói chung đã được sử dụng trong chương trình
quan trắc mơi trường. Hiện nay, có 3 nhóm sinh vật được quan tâm nhiều nhất là
nhóm ĐVKXS, tảo và cá (De Pauw và ctv., 2006). Resh (2007) cho biết trong 50
nghiên cứu về quan trắc sinh học đối với các nước đang phát triển thì có 34
trường hợp sử dụng ĐVKXS, 9 trường hợp sử dụng tổ hợp cá, 3 trường hợp đối
với tảo và thực vật thủy sinh có 2 trường hợp. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng
chương trình quan trắc sinh học, các thông số về thủy lý hóa cũng là nguồn thơng
tin rất quan trọng hỗ trợ để phát hiện nguyên nhân gây ra sự thay đổi đối với thủy
sinh vật. Với lý do đó, một số yếu tố thủy lý hóa cần được đo đạt đồng thời với
việc thu mẫu trong chương trình quan trắc sinh học (MRC, 2008).
Khái niệm về loài chỉ thị cũng được phát triển ở Mỹ thông qua nghiên cứu
của Forbes trên sông Illinois bắt đầu vào những năm 1870 bằng việc dực vào chỉ
thị của quần thể ĐVKXS. Tuy nhiên, kỷ nguyên thâm dò, giám sát về sinh vật chỉ
thị thuộc về Ruth Patrick và cộng sự được thực hiện rộng rãi trong các dịng sơng
phía Đơng nước Mỹ vào năm 1948 (Rosenberg và Resh, 1993). Theo Đặng Ngọc
Thanh và ctv. (2002) cho đến nay, có hàng chục các phương pháp và chỉ số sinh
học để đánh giá chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu và lựa
15



chọn chỉ số sinh học phù hợp. Các phương pháp sử dụng yếu tố sinh học chỉ thị
môi trường thường thông qua một số chỉ số sinh học bao gồm (i) cấu trúc quần xã
và mật độ/số lượng; (ii) chỉ số ưu thế; (iii) chỉ số đa dạng (Bảng 2.4) và (iv) chỉ số
sinh học tổ hợp.
Bảng 2.3 Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng
<1
1-2
>2-3
>3-4,5
>4,5
(Nguồn: Stau và ctv., 1972; trích dẫn bởi Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002)

Chất lƣợng nƣớc
Rất ơ nhiễm
Ơ nhiễm
Hơi ơ nhiễm
Sạch
Rất sạch

Nhóm ĐVKXS cỡ lớn từ lâu đã được nghiên cứu sử dụng trong quan trắc
sinh học để giám sát mơi trường nước bởi đây là một nhóm đa dạng có chu kỳ
sống khá lâu. Các lồi ĐVKXS sống tĩnh, lại phản ứng mạnh và thường có thể dự
báo các ảnh hưởng đến mơi trường. Nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở sông, suối và hồ đã
sớm được sử dụng trong sinh vật giám sát ô nhiễm hữu cơ (Đặng Ngọc Thanh và
ctv., 2002). Nhóm ĐVKXS ở đáy thủy vực như ốc, hến, nghêu, sò,... đươc sử
dụng làm chỉ thị sinh vật trong quan trắc mơi trường nước vì (i) tương đối phổ
biến trong sơng, hồ và đa dạng về lồi. Sự phát triển của chúng đặc trưng cho
điều kiện thủy văn, cầu trúc nền đáy và chất lượng nước; (ii) tương đối cố định ở
đáy sông, hồ và chịu ảnh hưởng liên tục của chất lượng nước và chế độ thủy văn

trong ngày; (iii) thời gian phát triển khá lâu (từ vài tuần đến vài tháng) và (iv) dễ
thu mẫu và phân loại (Lê Trình, 1997; MRC, 2006).

16


×