Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

xác định độ tiêu hóa của cá thát lát cõm (chitala chitala, hamilton 1882) khi sử dụng các loại thức ăn có các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.74 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







LÊ TRẦN UYÊN CHI







XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CÁ THÁT LÁT CÕM
(Chitala chitala, Hamilton 1882) KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI
THỨC ĂN CÓ CÁC MỨC THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ
BẰNG PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH KHÁC NHAU








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CÁ THÁT LÁT CÕM
(Chitala chitala, Hamilton 1882) KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI
THỨC ĂN CÓ CÁC MỨC THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ
BẰNG PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH KHÁC NHAU










CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN





2013
i

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô bộ môn Dinh Dƣỡng và Chế Biến Thủy Sản - khoa Thủy Sản - Trƣờng Đại
học Cần Thơ đã truyền đạt nhiều kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành thí nghiệm này. Đặc biệt là sự giúp đỡ và tận tâm của Cô Trần Thị
Thanh Hiền và Cô Trần Lê Cẩm Tú.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Trí Dững, chị Nguyễn
Thị Linh Đan và bạn Lê Ngọc Thùy cùng tất cả các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy
Sản K36 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với gia đình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quảng thời giang trên

giảng đƣờng Đại học.
Chân thành cảm ơn!
ii

TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm xác định độ tiêu hóa thức ăn của cá
thát lát còm (Chitala chitala) khi thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu
nành ở các mức khác nhau. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên cá thát lát còm
giống có khối lƣợng trung bình 6,4 g/con đƣợc bố trí với mật độ 50 con/bể
(0,5 con/L). Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm nghiệm thức
đối chứng và 5 nghiệm thức thí nghiệm có cùng mức protein 42,5% và năng
lƣợng 18,5 KJ/g. Nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn protein bột cá
(0% bột đậu nành - BĐN), các nghiệm thức còn lại sử dụng protein BĐN thay
thế protein bột cá với các mức thay thế lần lƣợt là 15%, 30%, 45%, 60% và
75%. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, sử dụng 1% Cr
2
O
3
làm chất đánh dấu.
Sau 8 tuần thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá giảm khi tăng tỷ lệ thay thế BĐN và
dao động khoảng 64,7 – 84,0%. Khả năng tiêu hóa vật chất khô cao nhất ở
nghiệm thức BĐN 30% (70,8%) khác biệt không có ý nghĩa với ngiệm thức
đối chứng (p>0,05). Độ tiêu hóa protein cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và
BĐN 15% (88,3% và 88,3%) khác biệt không ý nghĩa với nghiệm thức BĐN
30% (86,0%) nhƣng có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Độ tiêu
hóa lipid cao nhất ở BĐN 15% (94,7%) và thấp nhất ở BĐN 75% (83,2%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Độ tiêu hóa phospho giảm dần khi gia
tăng tỷ lệ thay thế BĐN, độ tiêu hóa phospho đạt cao nhất ở nghiệm thức đối
chứng (65,7%) và thấp nhất ở BĐN 75% (38,5%), khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Độ tiêu hóa khoáng trong thí nghiệm dao động trong khoảng 58,4

– 80,0%. Cao nhất ở nghiệm thức BĐN 15% (80,0%) khác biệt không có ý
nghĩa với nghiệm thức đối chứng (78,9%) nhƣng khác biệt có ý nghĩa với các
nghiệm thức còn lại. Cá thát lát còm có khả năng sử dụng thức ăn khi thay thế
30% protein bột cá bằng protein BĐN mà không ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống và
độ tiêu hóa thức ăn của cá.
iii

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
CHƢƠNG 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học và phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng 3
2.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng 4
2.2 Nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá thát lát còm 4
2.3 Nghiên cứu sử dụng các nguồn protein thực vật và bột đậu nành thay thế
bột cá trong thức ăn thủy sản 6
CHƢƠNG 3 11
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu 11
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Nguồn cá thí nghiệm 11
3.3.2 Hệ thống thí nghiệm 12
3.3.3 Bố trí thí nghiệm 12

3.3.4 Thức ăn thí nghiệm 12
3.3.5 Chăm sóc và quản lý 13
3.4 Phƣơng pháp thu phân 13
3.5 Các chỉ tiêu tính toán 14
3.6 Các chỉ tiêu phân tích 14
3.7 Phƣơng pháp phân tích 14
3.8 Xử lý số liệu 15
CHƢƠNG 4 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Môi trƣờng thí nghiệm 16
iv

4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 16
4.3 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 17
4.4 Đánh giá độ tiêu hóa thức ăn và dƣỡng chất thức ăn của cá thát lát còm
18
4.4.1 Độ tiêu hóa vật chất khô 19
4.4.2 Độ tiêu hóa protein 19
4.4.3 Độ tiêu hóa lipid 21
4.4.4 Độ tiêu hóa phospho 22
4.4.5 Độ tiêu hóa khoáng 23
CHƢƠNG 5 25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Đề xuất 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
















v

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần thức ăn thí nghiệm…………… 12
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm………………………….16
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (tính trên khối lƣợng
khô %)……………………………………………………………………… 16
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống (SR) của cá sau thí nghiệm……………………………17
Bảng 4.4: Độ tiêu hóa thức ăn ở các nghiệm thức (%)………………………18




vi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá thát lát còm………………………… … 3
Hình 3.1 Nguồn cá thí nghiệm…………………………………….……… 11
Hình 3.2 Hệ thống thí nghiệm…………………………………………… 12

Hình 4.1: Độ tiêu hóa vật chất khô (%)………………………………………19
Hình 4.2: Độ tiêu hóa protein (%)……………………………………………20
Hình 4.3: Độ tiêu hóa lipid (%)………………………………………………21
Hình 4.4: Độ tiêu hóa phospho (%)………………………………………….22
Hình 4.5: Độ tiêu hóa khoáng (%)………………………………………… 23


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐN: Bột đậu nành
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn
NFE: Hàm lƣợng chất bột đƣờng
NT: Nghiệm thức
SR: Tỷ lệ sống
TĂCB: Thức ăn chế biến
1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong khi ngành công nghiệp cá Tra còn đang tháo gỡ bài toán khó cho
nuôi trồng và xuất khẩu. Để ổn định diện tích nuôi thủy sản, đa dạng hóa các
đối tƣợng nuôi trồng và giúp phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững
hơn cần nhân rộng những đối tƣợng bản địa có giá trị kinh tế, dể nuôi và dể
tiêu thụ nhƣ: cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá thát lát còm…Trong đó cá thát lát
còm là đối tƣợng có tiềm năng to lớn trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy
sản ở khu Đồng bằng sông Cửu Long (Bộ Thủy Sản, 1996).
Cá thát lát còm đƣợc nuôi phổ biến ở Hậu Giang, Cần Thơ và Đồng

Tháp nguồn thức ăn chủ yếu dựa vào cá tạp. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải
nghiên cứu quy trình nuôi thƣơng phẩm cá thát lát còm theo hƣớng phát triển
bền vững thông qua việc nghiên cứu thay đổi thức ăn cho cá thát lát còm từ cá
tạp sang thức ăn chế biến. Đến nay, vấn đề trên đã đƣợc thực hiện ở giai đoạn
bột lên giống (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hƣơng Thùy, 2008). Bên cạnh
đó nhu cầu protein và lipid của cá giống (2,42 g/con) (Trần Thị Thanh Hiền và
ctv, 2013) và cá nuôi thƣơng phẩm (50 – 100 g/con và 200 – 300 g/con) cũng
đã đƣợc xác định (Huỳnh Tấn Đạt, 2012).
Trong thức ăn thủy sản, protein động vật chiếm tỷ lệ rất cao thƣờng
trên 50% lƣợng thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2008). Nhu cầu sử dụng nguồn
protein động vật (chủ yếu là bột cá) trong sản xuất thức ăn ngày càng cao
trong khi nguồn cung ngày một giảm. Để giảm áp lực phụ thuộc vào bột cá
trong sản xuất thức ăn thủy sản, việc tìm kiếm các nguồn protein thay thế bột
cá đã và đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi. Đa dạng hóa tính sẵn có và tận dụng
phụ phẩm của ngành công – nông nghiệp thì cám sấy, cám ly trích, cám mì,
bột cọ, bột ngũ cốc… có khả năng thay thế một phần hay toàn bộ lƣợng bột cá
trong công thức thức ăn. Góp phần giảm sự phụ thuộc của thức ăn vào bột cá,
tăng hiệu quả sử dụng các nguyên liệu thực vật và giảm giá thành thức ăn thúc
đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững. Có nhiều nghiên cứu về
xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu làm thức ăn cho cá nhƣ Mohanta và ctv
(2006) trích bởi Hải Đăng Phƣơng (2006) thực hiện nghiên cứu trên cá mè
vinh giai đoạn giống (Puntius gonionotus) với các nguồn nguyên liệu khác
nhau gồm bột cá, bột đậu nành, khô dầu đậu phộng, khô dầu hƣớng dƣơng,
khô dầu mè, cám gạo, bột bắp, đậu xanh đãi vỏ và đậu đen đãi vỏ. Tƣơng tự,
Ribeiro F et al., 2011 cũng nghiên cứu khả năng tiêu hóa protein và lipid trên
cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) đối với các nguồn nguyên liệu bột bắp,
2

cám mì, bột đậu nành, gluten bột bắp và bột cá. Các nghiên cứu đều cho kết
quả khả quan về độ tiêu hóa của động vật thủy sản đối với các nguồn potein

thực vật.
Trong đó, protein từ bột đậu nành đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá có
triển vọng nhất bởi nó có hàm lƣợng protein khá cao, chứa tƣơng đối đầy đủ
các acid amin thiết yếu đặc biệt giá thành tƣơng đối rẻ và ổn định. Nhiều
nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu
nành đã đƣợc thực hiện, đối với cá lóc bông (Channa micropeltes) có thể thay
thế đến 40% protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong khẩu phần ăn
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2010). Theo Phạm Đức Hùng và Nguyễn Đình
Mão (2009), có thể thay thế tới 40% protein bột cá bằng protein bã đậu nành
trong thức ăn cho cá giò giống (Rachycentron canadum) (9,48 g/con). Đối với
cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) (6,73 g/con) có thể thay thế đến
60% đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu (Trần Thị Thanh Hiền và
Lê Quốc Phong, 2011)…Nhƣng hiện nay, vẫn chƣa có nghiên cứu nào thực
hiện trên cá thát lát còm (Chitala chitala).
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài: “Xác định độ tiêu hóa thức ăn có
các mức protein bột đậu nành khác nhau của cá thát lát còm (Chitala
chitala, Hamilton 1882)” đã đƣợc thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định độ tiêu hóa và độ tiêu hóa dƣỡng chất thức ăn của cá thát lát
còm nhằm xác định các mức thay thế bột đậu nành thích hợp làm cơ sở cho
việc xây dựng công thức thức ăn hợp lý và kinh tế.
1.3 Nội dung đề tài
Xác định độ tiêu hóa thức ăn và độ tiêu hóa dƣỡng chất của cá thát lát
còm khi thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành ở các mức khác
nhau.
3

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học và phân loại

Cá thát lát còm (Chitala chitala) hay còn gọi là cá còm, cá đao, cá
nàng hai…là loài cá mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân ĐBSCL. Cá sống
trong đồng ruộng, ao, hồ, kênh, gạch…do có thể chịu đƣợc điều kiện môi
trƣờng khắc nghiệt, hàm lƣợng oxy thấp nhờ hoạt động của cơ quan hô hấp
khí trời.
Theo Nelson (2006), cá thát lát còm thuộc hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridae
Giống: Chitala
Loài: Chitala chitala

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá thát lát còm
2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng
Cá thát lát còm có nhiều ƣu điểm hơn so với các loài các thát lát khác
nhƣ có thể nuôi làm cảnh, nuôi lấy thịt, kích thƣớc lớn, tăng trƣởng nhanh có
thể đạt 1kg sau 1 năm nuôi, trong khi đó các loài cá thát lát khác chỉ đạt
khoảng 300 g là ngừng tăng trƣởng.
Trong tự nhiên, cá thát lát còm có thể sống đến 10 năm, nặng đến 10
kg, dài hơn 80 cm. Sau 3 tháng tuổi (đạt chiều dài khoảng 15 cm), cá tăng
trọng nhanh và tiêu thụ thức ăn giảm, mỗi năm tăng trọng từ 1-1,2 kg. Trong
môi trƣờng nuôi nhốt, sau 35-40 ngày nở, cá đạt chiều dài 3 - 4 cm, để đạt cá
4

giống cỡ 12-15 cm, phải nuôi thêm 30-40 ngày nữa, sau 6 tháng cá đạt trọng
lƣợng 400-500 g/con, sau 12 tháng nuôi cá đạt khoảng 1 kg/con. Cá thát lát
còm nuôi càng lâu thì hiệu quả kinh tế càng cao, lƣợng thức ăn sử dụng ngày
càng giảm, thịt càng thơm ngon.
2.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng

Cá nhỏ thích ăn các loài sinh vật phù du, sau đó chuyển sang ăn động
vật phù du là chính, cá lớn ƣa thích ăn động vật. Trong hoạt động bắt mồi thì
cá có thể chuyển đổi loại thức ăn, ăn tạp gồm cả thực vật và động vật, côn
trùng, giáp xác, rễ thực vật thủy sinh, phù du động vật, động vật đáy, nhuyễn
thể, mùn bã hữu cơ và ăn cả cá con. Hệ tiêu hoá có dạ dày khá lớn, hình cong
có vách hơi dày, thực quản ngắn, rộng, ruột ngắn, chiều dài ruột bằng 25-30%
chiều dài thân, răng hàm dƣới phát triển và sắc nhọn.
2.2 Nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá thát lát còm
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) tất cả các loài cá
con mới nở sau khi tiêu thụ hết noãn hoàng đều có tính ăn rất hẹp và thƣờng
có chung một loại thức ăn đó là phiêu sinh vật có kích thƣớc nhỏ. Cá sau khi
nở khoảng 2 – 3 tuần tuổi mới có sự chuyển sang ăn thức ăn của loài. Sự
chuyển tính ăn từ động vật phiêu sinh ở giai đoạn cá bột sang thức ăn của loài
ở cá hƣơng là cơ sở quyết định loại thức ăn nhân tạo thích hợp cho từng loài
cá.
Thời gian cá bắt đầu sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến chịu ảnh hƣởng
lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu hóa cũng nhƣ sự phát triển chức năng sinh
lý của ống tiêu hóa ở giai đoạn cá bột, thời gian này khác nhau tùy loài.
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hƣơng Thùy (2008)
đánh giá khả năng sử dụng thức ăn chế biến (TĂCB) của cá thát lát còm
(Chitala chitala) đƣợc thực hiện ở hai giai đoạn phát triển cá bột 5 ngày tuổi
và cá hƣơng 20 ngày tuổi. Ở giai đoạn cá bột, thí nghiệm đƣợc bố trí với 5
nghiệm thức khác nhau về thời gian bắt đầu cho ăn TĂCB (5, 10, 15, 20, và 25
ngày tuổi) và một nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy TĂCB có thể sử dụng ƣơng cá từ ngày tuổi thứ
20 với tỷ lệ sống đạt 74%. Ở giai đoạn cá hƣơng, thí nghiệm đƣợc tiến hành
với 5 nghiệm thức thức ăn: trùn chỉ, cá xay, TĂCB, cá xay kết hợp TĂCB và
trùn chỉ kết hợp TĂCB. Sau 25 ngày ƣơng, việc kết hợp giữa TĂCB với trùn
chỉ cho tỉ lệ sống và sinh trƣởng của cá hƣơng đạt (89,3% và 0,13 cm/ngày)
tốt hơn so với sử dụng đơn thuần cá xay hoặc TĂCB.

5

Lê Ngọc Diện và ctv (2006) nghiên cứu các mật độ ƣơng và loại thức
ăn khác nhau đã đƣợc tiến hành trên cá thát lát (Notopterus notopterus,
Pallas). Cá đƣợc ƣơng với các mật độ 100, 150, 200 con/m
2
và cho ăn bằng cá
biển xay và thức ăn viên có hàm lƣợng protein lần lƣợt là 25%, 35% và 45%.
Trong giai đoạn nuôi thịt, cá đƣợc nuôi ở các mật độ 10 và 20 con/m
2
với các
thức ăn là cá biển xay, thức ăn viên có hàm lƣợng protein 20%, 25%, 30% và
thức ăn chế biến (50% cá biển xay + 50% thức ăn viên có hàm lƣợng protein
20%). Kết quả cho thấy mật độ ƣơng cá thát lát tốt nhất là 100 con/m
2
cá đạt
kích thƣớc và tăng trọng cao nhất với thức ăn cá biển xay (5-7cm dài, 1,6
g/con). Cá nuôi đạt mức tăng trọng cao nhất ở mật độ 10 con/m
2
sử dụng thức
ăn chế biến (89,36 g/con), kế đến là cá biển xay (81,91 g/con). Mật độ nuôi
thịt tốt nhất là 10 con/m
2
. Bên cạnh đó, ngoài thức ăn động vật thích hợp là cá
biển xay, cá thát lát sử dụng thức ăn viên có hàm lƣợng protein 25 - 30% trong
giai đoạn ƣơng giống, 20-25% trong giai đoạn nuôi thƣơng phẩm cho mức
tăng trọng và tỷ lệ sống cao; nhƣng nuôi ở công thức thức ăn kết hợp 50% cá
biển xay + 50% thức ăn viên 20% protein cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống
cao nhất.
Mô hình nuôi cá thát lát còm đang đƣợc phát triển rộng rãi, tuy nhiên

nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là cá tạp. Để nhân rộng mô hình nuôi và hƣớng đến
sự phát triển bền vững cần tìm kiếm loại thức ăn thay thế cá tạp là điều cần
thiết.
Cá thát lát còm (Notopterus chitala, Hamilton) đƣợc nuôi trong bè bằng
các loại thức ăn khác nhau gồm cá tạp trộn với cám (60% protein); xƣơng gà
xay trộn với cám (39% protein) và thức ăn chế biến (32% protein). Cá đƣợc bố
trí có khối lƣợng trung bình 30 g/con đƣợc cho ăn 8% khối lƣợng thân, cho ăn
2 lần/ngày. Sau 90 ngày thí nghiệm khối lƣợng cá ở cả ba nghiệm thức khác
biệt có ý nghĩa thống kê, cao nhất ở nghiệm thức cá tạp trộn với cám
(178,0±3,0g), xƣơng gà trộn cám (130,3±6,6g), thấp nhất ở nghiệm thức thức
ăn chế biến (95,8±2,3g). FCR thấp nhất ở cám trộn cá tạp là 3,09±0,08; FCR ở
nghiệm thức xƣơng gà trộn cám và thức ăn chế biến lần lƣợt là 3,86±0,24 và
4,12±0,34. Tỷ lệ sống của cá thát lát còm ở ba nghiệm thức khác biệt không có
ý nghĩa (p>0,05). Chi phí thức ăn cá tạp, xƣơng gà và thức ăn chế biến lần lƣợt
là 26,98; 42,45 và 122,47 Baht/kg (Decha Rodragang and Wallop Plungdi,
2000).
Lã Ánh Nguyệt (2008) nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp trong
nuôi cá nàng hai thƣơng phẩm. Cá có khối lƣợng trung bình 4,33g đƣợc cho
ăn với 4 nghiệm thức thức ăn (cá tạp xay; 50% cá tạp xay + 50% thức ăn công
nghiệp; 25% cá tạp xay + 75% thức ăn công nghiệp; 100% thức ăn công
6

nghiệp). Sau 8 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức 50% cá tạp
xay + 50% thức ăn công nghiệp cá đạt mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất
(305g và 77%).
2.3 Nghiên cứu sử dụng các nguồn protein thực vật và bột đậu nành thay
thế bột cá trong thức ăn thủy sản
Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phƣơng sẵn có làm thức ăn cho cá
là một nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.
Hiện nay cám gạo đƣợc sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi thủy

sản. Trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống cỡ 4 – 5 g/con Võ Minh Quế
Châu (2010) nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng cám gạo làm thức ăn cho
cá lóc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức trong đó hàm lƣợng cám gạo sử dụng
là 0%, 10%, 20% và 30%, mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Tăng trƣởng
của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức chứa 10% cám gạo, tốc độ tăng trƣởng
tƣơng đối đạt 0,29 g/ngày, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức chứa 20 và
30% cám gạo. Không có sự khác biệt về hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng
protein và thành phần sinh hóa của cá giữa các nghiệm thức, chi phí thức ăn
giảm từ 4,49 – 7,90% cho 1kg tăng trọng so với nghiệm thức đối chứng.
Nghiên cứu của Mayra L. González-Félix et al., (2010) trên cá nục
(Trachinotus carolinus ) kích cở trung bình 111,6 g đƣợc bố trí với mật độ 18
con/bể. Nghiệm thức đối chứng chứa 54% protein, 11% lipid và 1% Cr
2
O
3

7 nghiệm thức thí nghiệm (gồm 70% nghiệm thức đối chứng và 30% nguyên
liệu thí nghiệm gồm ngũ cốc bột bắp, ngũ cốc bo-bo, bột mì tinh, cám mì, cám
lẫn tấm mì, cám nguyên béo, cám ly trích. Kết quả thí nghiệm cho thấy cám
mì và ngũ cốc bột bắp có độ tiêu hóa năng lƣợng tƣơng đƣơng nhau (44,9% và
44,8%), bột mì tinh có độ tiêu hóa cao nhất 55,4% và thấp nhất là cám lẫn tấm
mì và cám ly trích 8,2% và 12,6%.
Nghiên cứu xác định khả năng tiêu hóa của cám sấy và cám ly trích
trong thức ăn cá Tra đƣợc Hải Đăng Phƣơng (2006) thực hiện. Thí nghiệm
đƣợc tiến hành với hệ thống thu phân lắng, phân đƣợc thu sau 12 giờ cho ăn.
Cá Tra có khả năng tiêu hóa tƣơng đối tốt đối với 2 loại cám này. Độ tiêu hóa
cám ly trích (49,2%) cao hơn cám sấy (42,6) nhƣng không có ý nghĩa, độ tiêu
hóa protein là 67,2% và 66,7%, độ tiêu hóa năng lƣợng là 63,4% và 64,5%.
Bột đậu nành đƣợc biết đến nhƣ nguồn protein thực vật tốt nhất để thay
thế nguồn protein bột cá. Bột đậu nành đƣợc sử dụng làm thức ăn cho động

vật hiện nay chủ yếu là bột đậu nành ly trích dầu có hàm lƣợng protein khá
cao khoảng 47-50%, lipid không quá 2% và chứa tƣơng đối đầy đủ các acid
7

amine thiết yếu (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Tuy nhiên, có sự mất cân đối
giữa các acid amine, arginine và phenylalanine rất dồi dào trong bã đậu nành,
ngƣợc lại hàm lƣợng methionine và cystine (chứa S) thấp so với nhu cầu của
cá. Tỷ lệ sử dụng bã đậu nành và bánh dầu đậu nành trong thức ăn, gia tăng
liên tục trong 20 năm qua, do giá cá hợp lý, nguồn cung cấp ổn định và gia
tăng liên tục theo thời gian. Hằng năm, thế giới sản xuất 85 – 100 triệu tấn bã
đậu nành, chiếm trên 50% nguồn cung cấp protein trong thức ăn chăn nuôi và
thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2008). Với những ƣu điểm trên bột đậu nành đƣợc
xem là một nguồn protein thực vật có nhiều triển vọng nhất khi thay thế một
phần hoặc hoàn toàn bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá.
Sử dụng protein bột đậu nành thay thế protein bột cá đang là khuynh
hƣớng phổ biến trong sản xuất thức ăn thủy sản hiện nay nhằm mục đích bảo
vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, chủ động nguồn nguyên liệu và đặc biệt là hạ
giá thành trong sản xuất. Hiện nay rất nhiều công trình nghiên cứu về khả
năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành cho các loài cá đã đƣợc
thực hiện và đạt đƣợc những kết quả khác nhau nhƣ cá hồng đỏ (Lutjanus
campechanus) (D. Allen Davis et al., 2005), cá hồi Đại Tây Dƣơng (Salmo
salar L) (J. Pratoomyot et al., 2010), cá tráp (Sparidae) (Nenad Antolović,
2012)…Theo Phạm Đức Hùng và Nguyễn Đình Mão (2009) mỗi loài cá khác
nhau có các phản ứng khác nhau đối với sự thay thế protein bột cá bằng
protein bã đậu nành (trích bởi Refstie và ctv., 2000). Các loài cá nƣớc ngọt có
phản ứng tốt với bã đậu nành hơn so với cá biển. Theo Delbert M. Gatlin III
(2006), độ tiêu hóa protein của bột đậu nành hơn 90% đối với các loài nhƣ cá
chép, cá da trơn, cá rô phi và cá rô bạc, hay có thể cao hơn 95% đối với một số
loài khác. Độ tiêu hóa lipid cũng đạt 74-90% đối với cá da trơn và cá chép.
Cá rô phi có khả năng sử dụng tốt bột đậu nành. Một nghiên cứu xác

định độ tiêu hóa của cá rô phi (Oreochromis niloticus) của Kenan Ko¨pru¨cu
và YaYar O¨ zdemir (2005) để tìm ra nguồn nguyên liệu thích hợp trong phối
chế thức ăn cho cá. Kết quả cho thấy ở nghiệm thức bột đậu nành có độ tiêu
hóa vật chất khô, protein, lipid và năng lƣợng lần lƣợt là 90,9%, 87,4%, 92,1%
và 83,7% và khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Tƣơng
tự, nghiên cứu trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) để đánh giá
khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành ly trích dầu đƣợc
thực hiện. Với các mức thay thế lần lƣợt là 0% (đối chứng), 20%, 40%, 60%,
80% và 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá tra giống cỡ trung bình 6,73
g/con có khả năng sử dụng hiệu quả thức ăn thay thế đến 60% protein bột cá
bằng protein bột đậu nành ly trích, tăng trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá không bị ảnh hƣởng (Trần Thị Thanh Hiền và Lê Quốc Phong, 2011).
8

Đánh giá khả năng tiêu hóa thức ăn có bổ sung bột đậu nành (30%) ở
các mức protein khác nhau trên cá chép (Labeo Rohita) đƣợc nghiên cứu bởi
Bushra Rubbani et al., (2011). Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức đối chứng (gạo
đánh bóng, bột mì, bột bắp 60%, dầu cá, và khoáng) và 3 nghiệm thức thí
nghiệm ở mức protein 28%, 30% và 32% sử dụng crom oxid 1% làm chất
đánh dấu. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa vật chất khô cao nhất ở nghiệm thức
đối chứng 30% protein (30,45±0,86%) khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức
thí nghiệm khác và thấp nhất ở nghiệm thức thí nghiệm 30% protein
(27,69±0,15%). Độ tiêu hóa protein tăng dần khi tăng mức protein trong thức
ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm 28, 30 và 32% protein lần lƣợt là
74,80±0,3%; 78,90±0,05%; 80,80±0,15% và sự khác biệt này có ý nghĩa
(p<0,05). Ở cùng mức protein có sự khác biệt về độ tiêu hóa protein nhƣng
không có ý nghĩa giữa nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm.
Bột đậu nành không những đƣợc sử dụng nhiều trong thức ăn cho cá ăn
thực vật, cá ăn tạp mà còn đƣợc dùng rộng rãi trong thức ăn nuôi cá ăn động
vật. Nghiên cứu của Phạm Đức Hùng và Nguyễn Đình Mão (2009) trên cá giò

giống (Rachycentron canadum) cỡ trung bình 9,48 g/con. Với 7 nghiệm thức
thức ăn protein bột cá đƣợc thay thế bằng protein bã đậu nành lần lƣợt là 0%
(B0), 10% (B10), 20% (B20), 30% (B30), 40% (B40), 50% (B50), 60% (B60).
Sau 8 tuần thí nghiệm, cá giò giống có thể sử dụng thức ăn thay thế 40%
protein bột cá bằng protein bã đậu nành mà không làm ảnh hƣởng đến tốc độ
tăng trƣởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng protein.
Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2010) nghiên cứu thay thế
protein bột cá bằng protein bột đậu nành trên cá lóc (Channa striata). Thức ăn
thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng và 8 nghiệm thức thí nghiệm với mức
thay thế protein bột đậu nành lần lƣợt là 20, 30, 40 và 50% có và không có bổ
sung phytase. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Protein bột đậu nành có thể
thay thế protein bột cá ở mức 30% không có bổ sung phytase và 40% có bổ
sung phytase trong thức ăn cho cá lóc mà không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
cũng nhƣ hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần hóa học của cá. Mặt khác,
trên cá lóc bông (Channa micropeltes) khối lƣợng từ 4-5 g/con có khả năng sử
dụng thức ăn với mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành lên
đến 40% mà không có sự khác biệt về tăng trƣởng, hệ số thức ăn và hiệu quả
sử dụng protein so với nghiệm thức đối chứng (nguồn cung cấp protein chính
từ bột cá). Với mức thay thế 40% bột đậu nành cho bột cá làm thức ăn cho cá
lóc bông thì giảm chi phí thức ăn/1kg cá tăng trƣởng là 4,83% (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv, 2010).
9

Michael E. Barnes et al., (2012) nghiên cứu sử dụng bột đậu nành lên
men làm thức ăn cho cá hồi vân giống (Rainbow trout) cỡ 6,1g ±0,5. Thức ăn
thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức thay thế bột cá bằng bột đậu nành lên men ở
các mức 0%, 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Sau 70 ngày thí nghiệm khối
lƣợng và FCR không có sự khác biệt khi thay thế bột cá bằng bột đậu nành lên
men đến 30% so với nghiệm thức đối chứng (0%). Tuy nhiên, khi tăng mức độ

thay thế lên 40 và 50% khác biệt có ý nghĩa (p>0,05). Kết quả cho thấy cá hồi
vân cá khả năng sử dụng thức ăn thay thế bột cá bằng bột đậu nành lên men
đến 30% mà không ảnh hƣởng đến sức khỏe và tăng trƣởng.
Trên cá chim trắng (Piaractus brachypomus) cỡ 370,21±17,56g
Rebecca Lochma et al., (2004) đã nghiên cứu sử dụng bột đậu nành. Thức ăn
đối chứng (gồm bột cá, bột đậu nành, bột bắp, cám mì, vitamin, khoáng và dầu
đậu nành) chứa 24,5% protein và 1% crom oxid, phân đƣợc thu theo phƣơng
pháp si phon. Kết quả cho thấy cá chim trắng có khả năng sử dụng bột đậu
nành tốt, cụ thể độ tiêu hóa vật chất khô độ tiêu hóa protein và độ tiêu hóa
năng lƣợng lần lƣợt là 83,72±6,86%; 75,88±7,95% và 2382 kcal/kg.
Sergio N. Bolasina et al., (2005) nghiên cứu xác định độ tiêu hóa
protein và lipid của cá tuyết (Urophycis brasiliensis). Thức ăn thí nghiệm chứa
43% protein gồm nghiệm thức đối chứng và 2 nghiệm thức thí nghiệm (30%
bột đậu nành ly trích và 30% bột thịt), sử dụng chất đánh dấu là crom oxid 1%
trong thức ăn. Thí nghiệm tiến hành trong 14 ngày, phân đƣợc thu theo
phƣơng pháp vuốt. Kết quả cho thấy độ tiêu hóa protein ở nghiệm thức đối
chứng cao nhất (85,65±1,25%) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 30%
bột đậu nành (84,16±1,25%) và nghiệm thức 30% bột thịt. Tuy nhiên, độ tiêu
hóa lipid ở nghiệm thức 30% bột đậu nành (844,59±1,40%) cao hơn có ý
nghĩa so với nghiệm thức 30% bột thịt (59,82±1,04%) nhƣng không có ý
nghĩa với nghiệm thức đối chứng (78,28±1,11%). Từ kết quả thí nghiệm cá
tuyết có khả năng sử dụng thức ăn thay thế 30% bột cá bằng bột đậu nành ly
trích.
Qi-Cun Zhou et al., 2004 nghiên cứu khả năng tiêu hóa của cá giò
(Rachycentron canadum) đối với các nguồn nguyên liệu nhƣ bột cá Peru, bột
đậu nành rang và ly trích, bột đậu nành ly trích, bột gia cầm, bột thịt xƣơng,
bột đậu phộng, bột hạt cải dầu và gluten bột bắp. Thí nghiệm gồm nghiệm
thức đối chứng và nghiệm thức nguyên liệu thí nghiệm (70% nghiệm thức đối
chứng và 30% nguyên liệu thí nghiệm) chứa 0,5% Cr
2

O
3
. Kích cở cá 10g/con
với mật độ 20 con/bể (300L/bể). Kết quả thí nghiệm cho thấy độ tiêu hóa vật
chất khô từ 58,52–70,51% cho bột đậu nành, bột đậu phộng và bột cải dầu và
10

độ tiêu hóa protein thô và lipid là 88,97–94,42% và 92,38–96,93 cho nguyên
liệu có nguồn gốc từ thực vật.
Tóm lại, bột đậu nành có thể đƣợc xem là nguồn nguyên liệu tốt nhất
thay thế bột cá trong công thức thức ăn của một số loài cá có giá trị kinh tế
hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng protein bột đậu nành thay thế protein bột cá
đối với cá thát lát còm thì vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu.

11

CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013 tại Khoa
Thủy Sản, trƣờng Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
 18 bể composite 100L/bể
 Hệ thống bơm nƣớc và sục khí
 Máy đo oxy, pH, nhiệt độ
 Thƣớc đo, cân điện tử
 Các dụng cụ, thiết bị phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dƣỡng – Khoa Thủy
Sản
 Máy chế biến thức ăn
 Các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Nguồn cá thí nghiệm
Cá đƣợc mua từ trại sản xuất giống nhân tạo, kích cỡ 6 – 7 g/con, chọn
cá khỏe mạnh không nhiễm bệnh, không dị tật và không xay sát.

Hình 3.1 Nguồn cá thí nghiệm

12

3.3.2 Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí trong hệ thống chảy tràn gồm 18 bể composite
(100 L/bể) có sục khí. Nguồn nƣớc cung cấp cho hệ thống đƣợc trữ trong bể
5m
3
và đƣợc chảy qua hệ thống bằng máy bơm.

Hình 3.2 Hệ thống bể thí nghiệm
3.3.3 Bố trí thí nghiệm
 Thí nhiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn. Mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần và sử dụng Cr
2
O
3
(1%) làm chất đánh dấu.
 Mật độ cá thí nhiệm: 50 con/bể (0,5 con/L)
 Thời gian thí nghiệm: 8 tuần
3.3.4 Thức ăn thí nghiệm
 Nghiệm thức đối chứng (BĐN 0%): 100% protein bột cá, 0% protein BĐN.
 Nghiệm thức BĐN 15%: thay thế 15% protein bột cá bằng protein BĐN.
 Nghiệm thức BĐN 30%: thay thế 30% protein bột cá bằng protein BĐN.

 Nghiệm thức BĐN 45%: thay thế 45% protein bột cá bằng protein BĐN.
 Nghiệm thức BĐN 60%: thay thế 60% protein bột cá bằng protein BĐN.
 Nghiệm thức BĐN 75%: thay thế 75% protein bột cá bằng protein BĐN.






13

Bảng 3.1 Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu (%)
BĐN
0%
BĐN
15%
BĐN
30%
BĐN
45%
BĐN
60%
BĐN
75%
Bột cá KG
63,00
53,57
44,14
34,70

25,27
15,84
Bột ĐN Soya
0,00
13,21
26,42
39,63
52,84
66,05
Mì tinh
29,76
24,98
20,21
15,44
10,66
5,89
Dầu nành
2,56
3,31
4,06
4,81
5,56
6,32
Vitamine
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00

Kết dính
2,68
2,93
3,17
3,42
3,66
3,91
Thành phần hóa học của thức ăn
Protein
42,50
42,50
42,50
42,50
42,50
42,50
Lipid
9,00
9,00
9,00
9,00
9,00
9,00
NFE
30,70
30,70
30,70
30,70
30,70
30,70
Tro

14,85
13,87
12,88
11,90
10,92
9,94

2,95
3,94
4,92
5,90
6,88
7,87
NL (KJ/g)
19,00
19,00
19,00
19,00
19,00
19,00
3.3.5 Chăm sóc và quản lý
Cá bố trí vào hệ thống thí nghiệm 5 ngày cho ổn định rồi tiến hành cho
ăn thức ăn thí nghiệm. Cá đƣợc cho ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày lúc 8h và 16h.
Sau 30 phút vớt thức ăn thừa và ghi nhận.
Các yếu tố môi trƣờng đƣợc theo dõi trong quá trình thí nghiệm là nhiệt
độ, oxy và pH đƣợc đo 2 lần/ngày.
3.4 Phƣơng pháp thu phân
Cá đã quen với thức ăn thí nghiệm 1 tuần thì tiến hành thu mẫu phân.
Sau khi cho ăn lúc 8h tiến hành siphon thức ăn thừa và siphon mẫu phân lúc
15h cùng ngày (thu liên tục cho đến khi đủ lƣợng để phân tích). Mẫu phân sau

khi thu đƣợc rửa lại bằng nƣớc cất, trữ lạnh ở 4
0
C.
14

3.5 Các chỉ tiêu tính toán
 Tỷ lệ sống của cá (Survival rate, SG%)
Số cá thu
SR (%) = x 100
Số cá bố trí
 Độ tiêu hóa thức ăn (Apparent Digestibility Coefficient, ADC)
ADC =







B
A
%
%
100100

 Độ tiêu hóa dƣỡng chất thức ăn (Apparent Digestibility Coefficient Nutrient,
ADC
Nu-Diet
)
ADC

Nu-Diet
=







'%
'%
%
%
100100
A
B
B
A

Trong đó:
%A = chất đánh dấu có trong thức ăn (tính theo trọng lƣợng khô)
%B = chất đánh dấu có trong phân (tính theo trọng lƣợng khô)
% = chất dinh dƣỡng có trong thức ăn (tính theo trọng lƣợng khô)
% = chất dinh dƣỡng có trong phân (tính theo trọng lƣợng khô)
3.6 Các chỉ tiêu phân tích
 Mẫu thức ăn: ẩm độ, protein, lipid, tro, năng lƣợng, phospho, xơ và Cr
2
O
3
.

 Mẫu phân: ẩm độ, protein, lipid, tro, phospho và Cr
2
O
3
.
3.7 Phƣơng pháp phân tích
Hàm lƣợng protein, lipid, carbohydrate, năng lƣợng, ẩm độ và tro trong
mẫu thức ăn và mẫu phân đƣợc phân tích theo phƣơng pháp từ Hiệp hội phân
tích hoá học - Association of Official Analytical Chemists (AOAC, 2000).
 Ẩm độ: đƣợc xác định bằng phƣơng pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ
105
0
C khoảng 4 - 5 giờ (đối với mẫu khô) và 24 giờ (đối với mẫu ƣớt) cho
đến khi khối lƣợng mẫu không đổi.
 Protein: đƣợc xác định theo phƣơng pháp Kjeldahl qua 3 giai đoạn: công phá,
chƣng cất và chuẩn độ. Mẫu đƣợc công phá đạm trong 3 giờ ở nhiều mức
nhiệt độ 110 – 370
0
C nhờ xúc tác H
2
O
2
và H
2
SO
4
đậm đặc. Sau khi công phá
mẫu đƣợc chƣng cất giải phóng N
2
trong dung dịch kiềm (NaOH) và hấp thu

trong dung dịch axit Boric (H
3
BO
4
) có sự hiện diện của chất chỉ thị Metyl red.
Sau đó chuẩn độ để xác định hàm lƣợng nitơ trong mẫu bằng H
2
SO
4
0,1N.
Trong đó, hàm lƣợng đạm = N x 6,25.
15

 Lipid: đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Soxhlet với dung môi là Petrolium
ether. Chất béo trong mẫu đƣợc chiết suất ra nhờ quá trình rửa hoàn toàn của
Petrolium ether nóng.
 Tro: đƣợc xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở
nhiệt độ 550
0
C – 560
0
C trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng.
 Carbohydrate: NFE = 100 – (ẩm độ + protein thô + lipid thô + xơ thô + tro).
 Năng lƣợng: xác định bằng máy đo năng lƣợng (Calorimeter).
 Xơ: đƣợc xác định bằng phƣơng pháp thủy phân trong dung dịch acid H
2
SO
4

1,25% và bazơ KOH 1,25%.

 Cr
2
O
3
: đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Furukawa và Tsukahara (1996)
 Mẫu đƣợc công phá trong dung dịch HNO
3
(5ml) đậm đặc ở các mức
nhiệt độ khác nhau 200
0
C, 270
0
C đến khi mất khói cam.
 Để nguội, sau đó thêm 3ml HClO
4
tiếp tục công phá ở các mức nhiệt độ
200
0
C trong 20 phút đến khi có khói trắng xuất hiện (mẫu chuyển sang
màu vàng cam) thì dừng lại.
 Định mức với nƣớc cất 100ml, lọc qua giấy lọc và tiến hành so màu
bằng máy quang phổ để xác định hệ số hấp thu Y
 Xác định nồng độ Cr
2
O
3
theo phƣơng trình sau: y = 0,2089x + 0,0032
Trong đó: y là hệ số hấp thu
x là hàm lƣợng Cr
2

O
3

10%
32

m
W
X
OCr

3.8 Xử lý số liệu
Số liệu đƣợc xử lý theo chƣơng trình Excel 5,0 và phần mềm SPSS
16,0 So sánh trung bình giữa cá nghiệm thức dựa vào ANOVA một nhân tố
với phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p<0,05.
16

CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Môi trƣờng thí nghiệm
Theo Trƣơng Quốc Phú (2006) nhiệt độ 25 - 30
o
C, pH 6,5 - 9 và oxy
hòa tan lớn hơn 5 mg/L thì thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản.
Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển
của cá. Cụ thể nhƣ sau: nhiệt độ sáng 27,4±0,28
o
C, nhiệt độ chiều
30,8±0,41
o

C; pH sáng nằm trong khoảng 7,57±0,11, chiều khoảng 7,82±0,10;
oxy sáng dao động 6,21±0,02 (mg/L) và chiều khoảng 6,52±0,09 (mg/L).
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (
0
C)
pH
Oxy (mg/L)
Sáng
27,4±0,28
7,57±0,11
6,21±0,02
Chiều
30,8±0,41
7,82±0,10
6,52±0,09
4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm
Xác định thành phần dinh dƣỡng trong thức ăn có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc đánh giá mức độ tiêu tốn thức ăn, qua đó để có thể chọn ra
loại thức ăn có hiệu quả nhất.
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (tính trên khối lƣợng
khô %)
Ngiệm thức
Ẩm độ
%
Protein
%
Lipid
%

NFE
%
Khoáng
%

%
Cr
2
O
3
%
Năng lƣợng
thô (KJ/g)
BĐN 0%
8,3
42,6
6,85
32,3
15,3
3,05
0,71
18,4
BĐN 15%
8,7
42,6
7,14
32,0
14,2
4,04
0,66

18,4
BĐN 30%
11,4
42,2
6,89
32,4
13,5
5,02
0,69
18,3
BĐN 45%
8,65
42,4
7,20
32,2
12,2
6,00
0,71
18,4
BĐN 60%
10
42,8
7,16
31,4
11,7
6,98
0,70
18,4
BĐN 75%
10,1

42,8
7,35
31,7
10,1
7,97
0,68
18,5
Ẩm độ thức ăn thí nghiệm chênh lệch không đáng kể giữa các nghiệm
thức dao động khoảng 8,3 – 11,4%, theo tiêu chuẩn của thức ăn viên của Việt
Nam có ẩm độ dƣới 11% là loại thức ăn có thể bảo quản tốt. Hàm lƣợng
protein gần nhƣ ổn định ở mức 42% ở các nghiệm thức. Lipid dao động
khoảng 6,85 – 7,35%. Hàm lƣợng chất bột đƣờng (NFE) ổn định trong khoảng

×