Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tiểu luận đầu tư danh mục chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 68 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM:
1. Lê Tuấn Anh TC04 31101023305
2. Nguyễn Thị Bích Chi TC05 31101022512
3. Nguyễn Thị Thu Vi TC04 31101023807
4. Nguyễn Thị Xuyến TC04 31101021965
5. Nguyễn Thị Kim Hoàng TC06 31101023595
6. Nguyện Thị Thu Trang TC05 31101023611
7. Nguyễn Thị Thảo Nguyên TC04 31101022114
8. Hoàng Nguyên Công Lộc TC05 31101021582
9. Tô Quốc Phú TC04 31101023600
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
BỘ MÔN: CHỨNG KHOÁN
TIỂU LUẬN: ĐẦU TƯ DANH MỤC CHỨNG KHOÁN
MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
GVHD: TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP.HCM, ngày 15 tháng 05 năm 2013
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
NGÀNH NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC MÃ PPC, BTP 5
NGÀNH CAO SU VÀ MÃ CSM 12
NGÀNH DẦU KHÍ VÀ MÃ GAS 18
NGÀNH BÁNH KẸO VÀ MÃ KDC 27
NGÀNH TIÊU DÙNG VÀ MÃ MSN 35
II.Công ty cổ phần tập đoàn Masan_MSN 36
NGÀNH SỮA VÀ MÃ VNM 42
NGÀNH THÉP VÀ MÃ HSG 50
1.Các yếu tố tác động 50


2.Tình hình ngành thép 2012 và sắp tới 50
2.Phân tích chỉ số tài chính 53
6.Phân tích kỹ thuật 58
NGÀNH BAO BÌ VÀ MÃ VPK 59
1.Tổng quan 60
5.Phân tích kỹ thuật 66
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH 67
Tài liệu tham khảo 68
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay với những thực trạng như hàng tồn kho quá
lớn, bất động sản (BĐS) đóng băng, tín dụng tăng trưởng thấp, quá trình tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại đang diễn ra quyết liệt và chưa có dấu
hiệu khi nào sẽ kết thúc…, tâm lý người dân và đặc biệt là tâm lý nhà đầu tư đang rất
hoang mang. Điều này tác động rất lớn đến việc quyết định giữ tiền hay đầu tư và đầu tư
vào đâu. Với những làn gió đến từ khối ngoại, có lẽ thị trường chứng khoán (TTCK) là
kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay. Nhưng như đã nói, tình hình kinh tế khó khăn, việc
đầu tư vào TTCK là vô cùng mạo hiểm. Thực tế đã cho thấy, xu hướng tăng điểm của chỉ
số VNINDEX, HNXINDEX từ tháng 12 năm ngoái có sự trợ giúp rất nhiều từ khối ngoại
và các thế lực đầu cơ khác. Nhiều người cho rằng xu hướng con gấu này là do những
thông tin tích cực như hạ lãi suất, gói cứu trợ BĐS hay gần đây là việc nhà nước đấu thầu
vàng nhằm bình ổn thị trường vàng… Nhưng liệu chúng có thật sự tích cực như vậy khi
mà tác động của những thông tin kinh tế trên cần phải có thời gian để kiểm chứng tính
hiệu quả và tại sao khi thị trường xuất hiện những thông tin xấu (điển hình là tin đồn chủ
tịch BIDV bị bắt ngày 21-2 và sau đó là ngày 26-2 cũng là ngày cổ phiếu mua hôm 21-2
về tài khoản). Mặt khác, những phiên tăng điểm của TTCK trong tháng 3 chủ yếu là do
các cổ phiếu Bigcap tăng điểm, liệu đó có phải là đầu cơ? Như vậy, lướt sóng trong giai
đoạn hiện nay là cực kỳ nguy hiểm.
Tuy kinh tế đang khó khăn nhưng không phải không có những công ty làm ăn hiệu quả.
Do đó, nhóm chúng em thực hiện chiến lược đầu tư vào TTCK là phân tích cơ bản để

chọn ra các công ty tốt và sau đó dùng phân tích kỹ thuật để quyết định thời điểm nhảy
vào thị trường. Danh mục của chúng em chọn ra bao gồm các mã: PPC, BTP, CSM,
GAS, KDC, MSN, VNM. Về lý do chọn, chúng em xin trình bày chi tiết trong các phần
tiếp theo.
4
NGÀNH NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC MÃ PPC, BTP
I. Triển vọng của ngành
Ngành Điện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu
điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày
càng tăng. Giai đoạn 2001-2011, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình
đạt 14%/năm gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhưng vẫn thường xuyên trong
tình trạng không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là vào mùa khô.
Dự báo của Tổng công ty điện lực Việt Nam cho biết tỷ lệ thiếu hụt điện năng có
thể lên tới 20% mỗi năm nếu tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức 7.1%. Theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN), EVN có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ
tăng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 13% mỗi năm. Còn
theo BMI tăng trưởng tiêu thụ điện bình quân giai đoạn 2012-2020 là 8.9%.
Một số thông tin khác vô cùng có lợi ngành nhiệt điện:
- Xu hướng tăng giá điện về giá thị trường sẽ còn tiếp diễn trong năm 2013:
Một là để bù đắp khoản lỗ lũy kế của EVN. Hai là đưa giá thành về mức
không có trợ giá của Nhà nước.
- Thị trường phát điện cạnh tranh có hiệu lực đầy đủ thì các doanh nghiệp lớn
với nguồn cung điện ổn định (thủy điện phụ thuộc vào thời tiết dẫn đến rủi ro
về nguồn cung điện) như PPC và BTP sẽ có lợi thế trong việc chào giá, đặc
biệt với tỷ lệ khấu hao TSCĐ ở mức khá cao. Đây có thể là một trong những lý
do REE tham gia mua 22.5% cổ phần của PPC gần đây trong chiến lược hợp
nhất dọc (Than-Điện-Nước) nhằm phát triển sâu ngành nghề lõi về Cơ Điện.
- Tình trạng khô hạn đã bắt đầu có dấu hiệu từ cuối năm 2012 sang đến đầu
năm 2013, sản lượng của nhiệt điện (chạy bằng than) vì vậy có thể tăng trong

năm nay, ngược với tình trạng của năm ngoái khi thủy điện được sử dụng
nhiều do thuận lợi về nguồn nước.
5
II. Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại_PPC
1. Thông tin về Cty
Một vài điểm nhấn:
• PPC lợi nhuận đột biến trong năm 2012 và quý I/2013 do sự mất giá của
JPY
• Tỷ lệ khấu hao TSCĐ và dòng tiền vào ổn định ở mức cao.
• Có thể được điều chỉnh vào danh mục VN30 và quĩ ETF.
2. Đánh giá các vấn đề của Cty
- Tỉ giá JPY/VND :
Hoạt động sản xuất kinh doanh của PPC chịu tác động rất lớn của khoản vay ODA chính
phủ Nhật, chiếm tới hơn một nửa tổng nguồn vốn của PPC 28,7 tỷ JPY (khoảng.6300 tỷ
đồng đến hết quý I/2013). Riêng năm 2012, khi tỷ giá JPY/VND giảm mạnh, PPC đã ghi
nhận hoàn nhập dự phòng tỷ giá lớn và đạt lợi nhuận 780 tỷ trước thuế. Tỷ giá JPY/VND
vẫn sẽ là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới triển vọng lợi nhuận của PPC.
Ngắn hạn – PPC sẽ có lợi nhuận đột biến quý I/2013 từ tỷ giá - căn cứ trên mức giá
JPY/VND bình quân của NHNN công bố vào 29/03/2013 là 221 so với mức giá 242 vào
thời điểm cuối năm 2012, PPC sẽ được hưởng chênh lệch tỷ giá khoảng 600 tỷ đồng (trên
số dư nợ 28.7 tỷ yên Nhật). Đồng thời lợi nhuận từ bán điện cho EVN được dự báo sẽ đạt
khoảng 189 tỷ đồng. Như vậy PPC có thể sẽ đạt mức lợi nhuận 789 tỷ đồng trong quý
I/2013.
6
Dài hạn - Xu hướng giảm giá đồng Yên Nhật vẫn tiếp tục được kỳ vọng trong năm 2013
cho đến khi Nhật Bản đạt được mức lạm phát +2% từ mức âm trong 3 năm gần đây. Mục
tiêu trước mắt của đợt phá giá là mốc tỷ giá 100 USD/JPY (tương đương JPY/VND=
206) từ mức hiện tại 92. Chính phủ của Nhật đang tìm mọi cách để đạt được mức lạm
phát này, Tính từ đầu năm đồng Yên đã giảm rất mạnh: 20% so với USD, 4 tháng gần
nhất theo tỷ giá VCB, Yên mất giá 14% so với Việt Nam . Do đó PPC sẽ tiếp tục hưởng

lợi dài hạn từ khoản chênh lệch tỉ giá rất lớn.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ và dòng tiền vào ổn định ở mức cao.
PPC hiện đang có mức khâu hao tài sản cố định thuộc hạng cao nhất trong các DN sản
xuất điện, hiện đang ở mức 85% giá trị tài sản cố định. Đây là lợi thế lớn trong dài hạn
cho việc nắm giữ. Với tốc độ khấu hao như hiện tại, trong vòng 2-3 năm tới, PPC có thể
sẽ khấu hao hết giá trị TSCĐ (giả định không mua sắm thêm TSCĐ). Bên cạnh đó dòng
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chính hàng năm rất lớn dao động từ 700-1100 tỷ
đồng.
Đầu tư tài chính dài hạn hơn 2,000 tỷ tập trung vào các DN trong ngành nên rủi ro đánh
giá là thấp. Đầu tư tài chính ngắn hạn chủ yếu vào trái phiếu ngắn hạn với hơn 3400 tỷ
(tăng 600 tỷ so với cuối 2011) và các khoản tương đương tiền cuối năm 2012 là 1,000 tỷ.
Trong số tiền đầu tư tài chính ngắn hạn, có 2000 tỷ cho EVN vay với lãi suất 14%.
- Có thể được điều chỉnh vào danh mục VN30 và quĩ ETF.
Với mức vốn hóa hiện tại lên đến hơn 6000 tỷ và thanh khoản tăng khá mạnh gân đây,
bình quân ngày đạt khoảng 1.000.000cp , PPC có khả năng rất lớn trở thành ứng cử viên
trong danh mục VN30 và quỹ ETF (FTSE) khi nhà đầu tư nước ngoài vẫn liên tục mua
ròng thời gian gấn đây. Hiên PPC đang thuộc danh mục dự phòng cho VN30.
3. Phân tích kỹ thuật
Ngày 23-4 (được đánh dấu bằng đưởng thẳng đứng trong hình), giá chạm đường hỗ trợ
và đi lên trong một xu hướng tăng trước đó. Vì vậy, nhóm quyết định mua vào trong thời
7
điểm này với khối lượng là 10 lô, mức giá 19.500đ/cổ phiếu. Thực tế cho thấy giá sau đó
đã tăng mạnh.
III. Công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa_BTP
1. Sơ lược
Mã chứng khoán: BTP
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 59.29 triệu cp
Giá trị vốn hóa thị trường: 764.78 tỷ đồng
Vị thế công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa:
- Sản lượng điện của Công ty chiếm khoảng 3,4% sản lượng điện sản

xuất của cả nước. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhu cầu
điện trong 20 năm tới (đến 2025) sẽ tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Vì thế các
nhà máy của Công ty vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống
điện Quốc gia.
- Là một thành viên của EVN, Công ty sẽ có nhiều thuận lợi và điều
kiện phát triển trong kinh doanh điện năng và các dịch vụ khác liên quan.
- Điện lực là ngành thiết yếu của nền kinh tế, sự phát triển của ngành
điện có ý nghĩa nền tảng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Công ty luôn
thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển
ngành điện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Công ty đang tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư để
nâng cao vị thế trong ngành.
Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: triệu đồng
Năm 2009 2010 2011 2012
Doanh thu 1,472,398 2,038,711 2,400,804 1,430,207
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
29,835 83,453 182,692
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
52,039 22,351 62,706 135,340
Chiến lược phát triển và đầu tư:
- Lĩnh vực sản xuất chính của Công ty hiện nay cũng như những năm
tiếp theo vẫn là sản xuất điện và sản phẩm là điện năng. Với lợi thế là lực
lượng lao động có trình độ tay nghề cao nên Công ty đang tích cực phát
8
triển các dịch vụ kỹ thuật cao như sửa chữa, bảo dưỡng (trung đại tu các tổ
máy phát điện, máy biến áp và các thiết bị điện tự động, thiết bị cơ khí).
- Đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp trong cùng ngành để tối ưu

hóa nguồn vốn, nâng cao tỷ suất lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
2. Rủi ro kinh doanh chính
Rủi ro về pháp luật đối với ngành điện không cao do đây là ngành được Nhà nước
khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên là nhà máy nhiệt điện, Công ty phải chịu ảnh hưởng của
các chính sách và luật ban hành về môi trường có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của
nhà máy.
Trong 10 tổ máy của Công ty có 2 tổ máy GT1 và GT2 thời gian đưa vào hoạt động trênn
15 năm nên chi phí để hoạt động khá cao so với các tổ máy khác. Chi phí hàng năm phải
đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng lớn do đó ảnh hưởng đến sản lượng điện phát ra và chi phí
giá thành.
Giá thành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nguyên liệu đầu vào như khí, dầu DO.
Sản lượng điện từ khí chiếm trên 60% tổng sản lượng điện. Do vậy khi giá nguyên liệu
biến động tăng sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty về giá điện khi tham gia thị
trường điện, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
3. Một vài điểm nhấn
Chỉ tiêu và thực tế gây tranh cãi
Ngày 01/11/2012, Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa thông báo tổng sản lượng điện sản
xuất năm 2012 dự tính chỉ đạt 571 triệu KWh, còn doanh thu và LNST lần lượt đạt 979 tỷ
và 53 tỷ đồng nhưng đáng chú ý là trong ba quý đầu năm, LNST của BTP đã là 77 tỷ
đồng???
Ngày 03/01/2012, trước thông tin sản lượng điện của BTP năm 2012 thực tế cao gấp đôi
kế hoạch, công ty này còn gửi UBCK và Sở GDCK TP.HCM công văn khẳng định dù
đúng là thế thật nhưng “ít ảnh hưởng đến lợi nhuận”.
Ngày 18/01/2012, BTP công bố BCTC Quý IV/2012, theo đó LNST năm 2012 là 124 tỷ
đồng, tức gấp hai lần rưỡi so với “kế hoạch” thông qua cách đó hai tháng rưỡi.
 đây có phải là cách làm giá cổ phiếu để kiếm lời?
Khoản vay bằng đồng won
Hiện BTP có khoản vay đồng Won với tổng mức dư nợ vay là gần 50 tỷ won từ Quỹ hợp
tác phát triển kinh tế Hàn Quốc.
Năm 2011, công ty này đã phải ghi lỗ chênh lệch tỷ giá cả đã thực hiện và chưa thực hiện

tới hơn 100 tỷ đồng.
Trong ba năm từ 2009 đến 2011, BTP luôn sử dụng tỷ giá tính thuế XNK do NHNN công
bố cho giai đoạn từ 21-31/12 để quy đổi số dư ngoại tệ của khoản vay bằng KRW ra
VNĐ. Nếu năm nay cũng thế, Nhiệt điện Bà Rịa sẽ phải ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá
chưa thực hiện theo tỷ giá tính thuế XNK do NHNN công bố cho giai đoạn 21-
9
31/12/2012 (19,41 đ/krw). Nếu điều chỉnh số dư khoản vay bằng đồng won tới cuối năm
2012 (37,5 triệu won) về tỷ giá 19,41 đ/krw, BTP sẽ “bớt lãi” đi 63 tỷ đồng, tức hơn 1/3
LNTT trước kiểm toán. Theo cách tính này, LNTT của cả năm sẽ chỉ còn có 113 tỷ đồng
và LNST còn khoảng 80 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năm 2012 công ty lại lãi to vì khoản vay này, bởi Bộ Tài chính đăng công báo
chính thức ban hành Thông tư 179/2012/TT-BTC về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản
chênh lệch tỷ giá hối đoái vào ngày 19/11/2012. Dù tới năm cùng tháng tận mới ban
hành, nhưng TT 179 có hiệu lực ngay cho “năm tài chính 2012”.
TT 179 thực tế lại là cái phao cứu sinh cho BTP và một số DN khác, đặc biệt là DN với
các khoản vay nhiều bằng ngoại tệ. Ai cũng biết, tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng
luôn có chênh lệch lớn. Đặc biệt là với những đồng tiền ít có thanh toán như Won Hàn
Quốc, chênh lệch này lại càng lớn.
Chỉ chờ có thể, EVN ngay lập tức gửi công văn hỏa tốc tới toàn bộ công ty con (trong đó
có BTP) yêu cầu tính toán chênh lệch tỷ giá “theo hướng dẫn mới của Bộ Tài chính”.
BTP lãi to! Thay vì tỷ giá 19,41 đ/krw theo NHNN (và đi kèm với nó là lỗ tỷ giá 63 tỷ
đồng), nay họ được dùng tỷ giá mua vào của Vietcombank vào ngày 31/12/2012 chỉ
17,74 đ/krw và đường hoàng ghi lãi tỷ giá hơn 2 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý 1 tăng đột biến nhờ giá điện và chênh lệch tỷ giá
BTP là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ thông tư 179 của BTC quy định
về cách ghi nhận các giao dịch liên quan đến ngoại tệ. Khoản lãi chênh lệch tỷ giá theo
thông tư này, được BTP ghi nhận trong quý 1 lên tới 23,2 tỷ đồng, nâng doanh thu tài
chính lên 27,7 tỷ đồng. Cùng kỳ 2012, doanh thu tài chính của BTP chỉ trên 800 triệu
đồng, trong đó lãi chênh lệch tỷ giá bằng 0.
Một thuận lợi khác nữa của BTP trong quý 1/2013 so với cùng kỳ, đó là phương án giá

điện tạm tính giữa công ty với Công ty Mua bán điện. EVN đã thống nhất tạm tính giá
điện quý 1/2013 bằng giá điện năm 2012 và các thông số tính giá giống như năm 2012.
Trong khi đó, riêng quý 1/2012, giá điện được tạm tính theo 80% chi phí cố định và
100% chi phí biến đổi của giá điện năm 2011.
Doanh thu thuần quý 1/2013 tăng không quá nhiều so với cùng kỳ 2012 (378 tỷ đồng so
với 321 tỷ đồng) nhưng lãi gộp đã cải thiện đáng kể, đạt 40 tỷ đồng. Trong khi đó, quý
1/2012 BTP lỗ gộp gần 4 tỷ đồng.
Những nguyên nhân nói trên giúp BTP có một kỳ kinh doanh khởi sắc, lãi ròng 47 tỷ
đồng, so với khoản lỗ 12,3 tỷ đồng quý 1/2012. Các khoản chi phí trong kỳ biến động
không đáng kể.
10
4. Phân tích kỹ thuật
Dùng công cụ Fiboncci Projection với 3 điểm xác định vào các ngày 20-12-2012, 21-2-
2013 và 5-3-2013. Ngày 23-4 (được đánh dấu bằng đưởng thẳng đứng trong hình), giá
chạm đường Fibonacci 61,8% và đi lên trong một xu hướng tăng trước đó. Vì vậy, nhóm
quyết định mua vào trong thời điểm này với khối lượng là 10 lô, mức giá 12.500đ. Thực
tế cho thấy giá sau đó đã tăng mạnh.
11
NGÀNH CAO SU VÀ MÃ CSM
I. Triển vọng ngành
1. Tình hình thế giới
Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su thế giới (IRSG), nhu cầu cao su thiên nhiên và cao su
tổng hợp trên thế giới năm 2013 được dự đoán sẽ tăng 4% so với năm 2012, đạt mức 27,7
triệu tấn. Dự báo của IRSG dựa trên các con số dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Thế
giới (IMF) về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,9% trong năm 2013.
2. Tình hình trong nước
Sản xuất: Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây ca su cả nước đạt 910.500 ha, năng
suất ước đạt 863.600 tấn, tăng 9,4%, diện tích thu hoạch cao su tăng 10% và đạt 505.800
ha, còn năng suất ước đạt 1.707 kg/ha. Năng suất cao su năm 2012 giảm 0,5% so với năm
2011 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800

ha (9%).
Xuất khẩu: Tổng khối lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt 1,02 triệu tấn, thu về 2,86 tỷ
USD, tăng 25,3% về lượng, một phần nhờ nguồn tạm nhập tái xuất, nhưng giảm 11,6%
về kim ngạch do giá giảm mạnh 29,4% so với năm 2011.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong
tháng 2/2013 chỉ đạt 30.985 tấn, trị giá 86 triệu USD. Tháng 2/2013 trùng với kỳ nghỉ tết
nguyên đán dài ngày làm rút ngắn thời gian kinh doanh, đồng thời nhu cầu cao su giảm
và tình hình kinh tế toàn cầu chưa ổn định, nên so với tháng 1/2013, cao su xuất khẩu
giảm mạnh 71,5% về lượng và giảm 70,9% về giá trị. So với cùng kỳ năm trước (tháng
2/2012), lượng cao su xuất khẩu giảm 65,2% và giảm 65,9% về giá trị. Giá cao su xuất
khẩu trong tháng 2/2013 bình quân đạt 2.778 USD/tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm
trước và tăng nhẹ 2% so với tháng trước.
Tính trong 2 tháng đầu năm 2013, lượng cao su xuất khẩu đạt 139.498 tấn, trị giá 381,5
triệu USD, giảm 12,2% về lượng và 14% về giá trị. Trong đó, cao su hỗn hợp đạt 9.668
tấn, trị giá 28,67 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và 1,9% về giá trị.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, nhìn chung tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên đến hầu
hết các thị trường phần lớn đều giảm. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su
thiên nhiên của Việt Nam nhiều nhất, đạt 70.279 tấn, trị giá đạt 184,1 triệu USD, chiếm
48,3% thị phần, giảm 21,2% về lượng và giảm 16% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Malaysia là thị trương lớn thứ hai với lượng đạt 23.792 tấn (17,8% thị phần) và 68,11
triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, lượng cao su thiên nhiên
xuất sang một số thị trường như Đức, Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển đều tăng so với cùng kỳ
năm trước. Cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Đức tăng 33% về lượng và
12
13,2% về giá trị; Hoa Kỳ tăng 50,1% về lượng và 26,7% về giá trị; Anh tăng 85,5% về
lượng và 55,6% về giá trị; Thụy Điển tăng 75,5% về lượng và 51% về giá trị.
Trung bình 11 tháng đầu năm đạt 2.816 USD/tấn, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Từ đầu năm 2012 đến nay giá cao su biến động mạnh, tăng lên trong mùa khô khi cây cao
su được ngưng cạo mủ và giảm dần khi nguồn cung dồi dào do cây cao su được khai thác
trở lại trong mùa mưa.

3. Nhận định dự báo
Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi khối lượng và giá trị theo các tháng qua các năm
gần đây Trung tâm Tin học và Thống kê áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính dự báo khối
lượng cao su xuất khẩu năm 2013 có thể đạt 931 ngàn tấn, tăng 8,75% so với năm 2012.
II. Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam_CSM
1. Tổng quan về doanh nghiệp
- CTCP Cao su Miền Nam (CSM) là doanh nghiệp đầu ngành chiếm thị
phần săm lốp lớn nhất cả nước từ khi thành lập năm 1976 cho đến nay. Sản
phẩm chủ lực của công ty là săm lốp ôtô (16% thị phần), săm lốp xe máy
(35% thị phần) và săm lốp xe đạp (25% thị phần).
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su
công nghiệp, cao su tiêu dung; Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị
công nghiệp ngành cao su; Kinh doanh động sản
- Thông tin cổ phần
• Sàn giao dịch: HOSE
• Số lượng cp lưu hành: 58,516,542 cp
• KLGD bq 10 phiên: 1,253,450 cp
• Book value: 16,521 đồng/cp
• EPS 2012: 4,339 đồng/cp
• Vốn điều lệ: 585 tỷ đồng
• Vốn hóa thị trường: 1,873 tỷ đồng
• Thị giá ngày 11/4: 34.000 đồng/cp
• P/E: 7.83
13
• Ngành nghề: Săm lốp
14
2. Thông tin nổi bật
- CSM là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất ngành săm lốp cả nước từ
sau năm 1975 đến nay. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức bình
quân 9.5%/năm. Lợi nhuận sau thuế 2012 đạt 254 tỷ đồng, hoàn thành 225%

kế hoạch năm, EPS 2012 đạt 4,339 đ/cp.
- Công nghệ sản xuất hàng đầu Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế với các
thiết bị dây chuyền nhập khẩu từ Đức, Nhật, Nga… đảm bảo yêu cầu của
những thị trường khắt khe nhất.
- Biên lợi nhuận của CSM phụ thuộc nhiều vào biến động giá nguyên liệu
đầu vào trên thị trường thế giới, ngoài ra chi phí tài chính của CSM cũng
phụ thuộc nhiều vào biến động của tỷ giá USD/VND. Bên cạnh đó, chi phí
đầu tư vào dự án sản xuất lốp radian tương đối lớn, ảnh hưởng đến tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, CSM đã cân nhắc đặt kế hoạch thận
trọng cho năm 2013.
- Giá cổ phiếu CSM, sau giai đoạn tăng mạnh từ tháng 12/2011 và tích lũy
cho đến tháng 12/2012, lại bắt đầu xu hướng tăng giá từ đầu năm 2013 đến
nay với thanh khoản ngày càng tích cực.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng gấp 6.5 lần so với năm 2011. Theo
BCTC hợp nhất (chưa kiểm toán) năm 2012, doanh thu thuần cả năm 2012 của
CSM đạt gần 3,044 tỷ đồng, tăng nhẹ 4.1% so với năm 2011, trong khi lợi
nhuận sau thuế tăng mạnh mẽ gần 6.5 lần lên 254 tỷ đồng.
- So với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đặt ra cho năm 2012 (150 tỷ đồng) thì
CSM đã thực hiện vượt mức hơn 2.2 lần.
- Kết quả lợi nhuận tích cực của CSM trong năm 2012 chủ yếu nhờ tỷ lệ lãi
gộp được cải thiện vượt bậc. Theo đó, tỷ lệ lãi gộp của CSM trong năm 2012
đạt mức 23.2%, trong khi năm 2011 chỉ là 8.9%, đến từ việc giá cao su thiên
nhiên đầu vào sụt giảm mạnh trong năm qua.
- Khả năng sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi gộp cao trong năm 2013. Điều này
đến từ: (1) giá cao su thiên nhiên trong năm 2012 dự đoán sẽ tiếp tục đứng ở
mức thấp, (2) cuối năm 2012, CSM đã tiến hành dự trữ nguồn cao su tự nhiên
đủ cho hoạt động sản xuất trong 6 tháng đầu năm.
- Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý thêm tình hình tiêu thụ sản phẩm săm lốp, đặc biệt
là lốp ôtô vẫn đang khó khăn, nên không loại trừ khả năng CSM sẽ giảm giá
bán để cạnh tranh.

- Tiềm năng tăng trưởng 2013 đến từ Dự án Nhà máy lốp xe tải radian
toàn thép: Tính đến hết quý 4/2012, CSM đã đầu tư tổng cộng 109 tỷ đồng
vào dự án này. Dự kiến quý 1/2013 sẽ là thời điểm CSM phải giải ngân mạnh
để nhập thiết bị máy móc. Dự án có kế hoạch bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối
quý 4/2013. Theo kế hoạch, công suất của nhà máy trong giai đoạn 1 là
15
350,000 lốp/năm. Tổng chi phí đầu tư cho giai đoạn 1 là 1,810 tỷ đồng, trong
đó dự kiến nguồn vốn vay là 1,212 tỷ đồng.
- Chi phí lãi vay sẽ gia tăng trong năm 2013? Với việc phải giải ngân
mạnh trong năm 2013 để nhập máy móc thiết bị, nhiều khả năng khoản mục nợ
vay của CSM sẽ gia tăng mạnh trong năm nay và có thể ảnh hưởng đến kết quả
lợi nhuận trong năm 2013.
- Các dự án bất động sản không ảnh hưởng mạnh đến nguồn vốn hoạt
động của CSM. Lý do là các dự án này được CSM góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Hiện có 2 dự án đang được CSM thực hiện là Dự án Số 9 Nguyễn
Khoái, Quận 4, TPHCM và Dự án 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,
TPHCM. Tuy vậy, với việc thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng thì
khó có thể kỳ vọng về khả năng đóng góp doanh thu của những dự án bất động
sản này trong năm nay.
3. Các chỉ số tài chính
- Các chỉ số thanh toán đảm bảo khả năng thanh toán tất cả các nghĩa vụ
nợ phát sinh. Dư tiền mặt và tương đương tiền cuối năm 2012 đạt hơn 30 tỷ
đồng.
- CSM duy trì cấu trúc Nợ phải trả bình quân ở mức 54% Tổng nguồn vốn
ổn định qua các năm. Các chỉ số hiệu quả sinh lời đều hồi phục mạnh trong
năm 2012 sau một năm 2011 biến động mạnh về giá nguyên vật liệu đầu
vào.
16
4. Phân tích kỹ thuật
Gía đang trong xu hướng tăng nhưng sau đợt suy giảm mạnh từ ngày 9-4 đến ngày 15-4

thì giá đang tạo mẫu hình tam giác ngược. Đây là mẫu hình đảo chiều nên nhóm quyết
định chờ đợi thêm diễn biến giá và không mạo hiểm nhảy vào lúc này. Tuy nhiên, như
các thông tin kinh tế đã phân tích ở trên, nhóm dự báo trong xu hướng dài hạn, giá vẫn sẽ
tiếp tục tăng.
17
NGÀNH DẦU KHÍ VÀ MÃ GAS
I. Triển vọng ngành
Là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong những năm qua, ngành Dầu khí đã có
nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cũng
phải đối mặt với một số khó khăn, nhưng ngành Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng
vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai…
1. Đặc trưng ngành dầu khí
Dầu khí không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia mà còn là nguồn năng
lượng quan trọng nhất hiện nay cho sự phát triển kinh tế.
Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất đang đóng góp 64% tổng năng
lượng đang sử dụng toàn cầu, 36% năng lượng còn lại là gỗ, sức nước, sức gió, địa
nhiệt, ánh sáng mặt trời, than đá, và nhiên liệu hạt nhân.
Dầu khí tập trung chủ yếu ở Trung Đông, chiếm 2/3 trữ lượng dầu khí thế giới, nhưng
phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăn trong việc thăm dò, khai
thác.
Bên cạnh đó, dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏi công nghệ lọc
dầu cao. Mặc dù trữ lượng dầu còn rất lớn nhưng đây là nguồn năng lượng có giới hạn
và không thể tái tạo. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải có kế hoạch khai thác, kinh
doanh và sử dụng hợp lý.
2. Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam
Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ
nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn
vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m
3
khí

khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung
cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.
Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim
ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%.
Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ USD, tăng
9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng thời đóng
góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm 16,9%.
Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách nhà
nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt Nam
vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu
18
năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2
nghìn tỷ đồng.
3. Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam
- Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên
năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu
thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi
vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng
mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử
dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong
dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự
tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu
cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.
Sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5
tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó,
trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên
thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó

R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P
khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy
tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.
Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu
Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng
dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu
trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những
mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam
còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran,
Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria
và Malaysia.
19
II. Tổng công ty Khí Việt Nam_GAS
1. Sơ lược về GAS
- Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), hoạt động trên các lĩnh vực thu gom,
vận chuyển, chế biến, lưu trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí.
- Hai mảng hoạt động kinh doanh chính của GAS bao gồm: sản xuất các sản
phẩm khí và cung cấp các dịch vụ vận chuyển.
- Vị thế lớn trong ngành, khi (i) GAS là thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí
Quốc gia Việt Nam; (ii) GAS đang cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất
40% sản lượng điện cả nước, 70% sản lượng phân đạm và chiếm trên 70% thị
phần LPG cả nước. Điều này giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định lâu dài của GAS
trong tương lai.
- Các sản phẩm chính của GAS bao gồm Khí khô; Khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG), Khí ngưng tụ (Condensate), Khí thiên nhiên nén (CNG), Khí thiên nhiên
hóa lỏng (LNG). Trong đó, mảng kinh doanh khí khô và khí dầu mỏ hóa lỏng
đóng góp vai trò quan trọng trong doanh thu của GAS.
- Nguồn cung khí của GAS được lấy từ Bể Cửu Long (thông qua đường ống
Bạch Hổ); Bể Nam Côn Sơn (Đường ống Nam Côn Sơn 1, sắp tới có thêm đường

ống Nam Côn Sơn 2 - đang đầu tư), Bể Malay - Thổ Chu (Đường ống PM3 – Cà
Mau, sắp tới có thêm Đường ống Lô B - Ô Môn đang đầu tư).
- Khách hàng chính của các sản phẩm khí khô và khí hóa lỏng LPG:
(1) Khí khô: Khách hàng đang sử dụng khí thiên nhiên chủ yếu là các hộ công
nghiệp, gồm các nhà máy điện ở khu vực Đông và Tây Nam bộ - chiếm khoảng
83.7% tổng sản lượng khí, nhà máy đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau - 9.3%, phần
còn lại 7% được tiêu thụ bởi các hộ công nghiệp sản xuất khác.
(2) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG): GAS là nhà cung cấp LPG lớn nhất tại Việt Nam
với quy mô thị phần 77% trong năm 2011. Khách hàng chính của GAS ở lĩnh vực
này là các công ty mua bán và phân phối LPG như Petrolimex, SaigonPetro, Elf
Gas, Shell Gas, Gia Định Gas, Petredec, BW, Petronas, PTT Oil, GAS North,
GAS South.
- Cung cấp m3 khí thứ 70 tỷ cho các nhà máy điện, đạm và khách hàng tiêu
thụ khí thấp áp vào ngày 25/9/2012; đáp ứng nguồn nguyên, nhiên liệu để sản xuất
40% sản lượng điện, 70% sản lượng phân đạm cả nước.
- Sản xuất và kinh doanh tấn LPG thứ 6,8 triệu tại thị trường trong và ngoài
nước; chiếm trên 70% thị phần LPG cả nước, giữ vững vị trí là nhà sản xuất và
kinh doanh LPG hàng đầu tại Việt Nam.
- Đạt trên 6 triệu giờ làm việc an toàn trên tất cả các công trình khí.
- Hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa trong đợt dừng khí toàn bộ hệ thống khí
Cửu Long trước tiến độ 129 giờ và trong đợt dừng khí toàn bộ hệ thống khí PM3 –
Cà Mau trước tiến độ 3 ngày. (Các con số này thực sự ấn tượng khi xét trong điều
20
kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của GAS là 24/24 giờ, diễn ra trong tất cả các
ngày trong năm).
- Thực hiện thành công niêm yết và giao dịch ngày đầu tiên cổ phiếu của
GAS trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM ngày 24/4/2012; khối lượng giao
dịch cổ phiếu GAS luôn ở mức cao với giá giao dịch cao hơn giá niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Tp. HCM (trên 54.500 đồng/cổ phần so với 36.000
đồng/cổ phần khi niêm yết).

- Áp dụng thành công sáng kiến khoa học trong vận hành Nhà máy xử lý khí
Dinh Cố, làm tăng sản lượng LPG sản xuất.
- Triển khai tích cực công tác đầu tư xây dựng, thường xuyên rà soát, cập
nhật, đánh giá lại dự án, kịp thời điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp với tình
hình thực tế để duy trì và nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án. Các công trình kho
chứa LPG lạnh, kho chứa LNG, đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn, Nam Côn Sơn
2, Hàm Rồng – Thái Bình, Thăng Long – Đông Đô, Rồng,… đang dần hình thành
lên mỗi ngày trên các bản vẽ thiết kế, ngoài công trường. Hoàn thành và đưa vào
hoạt động nhà máy sản xuất ống thép Dầu khí đầu tiên ở Việt Nam (thuộc PV
Pipe).
- Bọc ống cho các dự án Biển Đông, Sư Tử Trắng, Hải Sư Trắng, Hải Sư
Đen, Dừa…
2. Tình hình kinh doanh hiện tại
- Lợi nhuận tăng trưởng đột biến trong năm 2012. Theo BCTC hợp nhất
kiểm toán năm 2012, doanh thu năm 2012 của GAS đạt 68,419 tỷ đồng, tăng hơn
21
6.3% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt gần 12,350 tỷ đồng,
tăng hơn 60% so với năm 2011; và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt
9,807 tỷ đồng, tăng mạnh 65.9%. GAS giữ vững vị trí là một trong số những đơn
vị dẫn đầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và trên sàn giao dịch chứng
khoán về lợi nhuận; đứng thứ 12 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
VNR500; đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia, góp phần cùng PVN ổn định
kinh tế vĩ mô của đất nước. Lợi nhuận năm 2012 của GAS tăng trưởng mạnh chủ
yếu đến từ:
(1) Tỷ lệ lãi gộp cải thiện mạnh từ 16% lên gần 22%. Theo đó, tỷ lệ lãi gộp trong
năm 2012 tăng lên 21.8% từ mức chỉ 16.4% trong khi năm 2011. Tỷ lệ lãi gộp của
GAS được cải thiện chủ yếu đến từ việc tỷ lệ lãi gộp của mảng kinh doanh khí khô
tăng từ 20.4% năm 2011 lên 31.5% trong năm 2012, nhờ việc điều chỉnh giá bán
khí cho các hộ kinh doanh điện, đạm và các hộ công nghiệp.
(2) Lợi nhuận tài chính lên đến 587 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

trong năm 2012 đạt 587 tỷ đồng, trong khi năm 2011 âm đến 371 tỷ đồng. Lợi
nhuận tài chính tăng trưởng mạnh mẽ khi chi phí tài chính của GAS giảm mạnh
trong năm qua, nhờ: (i) GAS đã giảm nợ gốc khá mạnh trong năm qua giúp giảm
bớt chi phí lãi vay và (ii) Diễn biến tỷ giá ổn định giúp giảm thiểu chi phí phát
sinh từ tỷ giá.
- Lợi nhuận trước thuế quý 1/2013 ước đạt 5,100 tỷ đồng. HĐQT cho biết
lợi nhuận trước thuế của GAS ước đạt 5,100 tỷ đồng trong quý 1/2013, bao gồm
cả khoản hoàn nhập từ quỹ nghiên cứu khoa học 1,100 tỷ đồng. Với kết quả này,
LNTT quý 1 của GAS đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm 2012, và đạt 53.9%
kế hoạch của cả năm 2013.
- Kế hoạch kinh doanh năm 2013. GAS đặt kế hoạch kinh doanh năm 2013
với mức doanh thu 55,751 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9,453 tỷ đồng, lợi nhuận
sau thuế 7,693 tỷ đồng và cổ tức 20%. Kế hoạch kinh doanh đặt ra cho năm 2013
giảm so với năm 2012 được giải thích là do GAS lập kế hoạch với giá dầu ở mức
90 USD/thùng.
- Kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng nhờ vào: (i) Nhu cầu sử dụng
khí được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới; (ii) Việc điều
chỉnh giá bán cho các hộ tiêu thụ sẽ được tiếp tục thực hiên theo lộ trình từ đây
đến năm 2015.
3. Phân tích tình hình tài chính của GAS trong quá khứ
3.1.Các chỉ số tài chính:
- Các chỉ tiêu tài chính đều thể hiện một sự gia tăng so với năm trước trong
giai đoạn từ 2010 đến 2012 (trừ tổng tài sản giảm nhẹ năm 2012).
22
2010 2011 2012
Lợi nhuận trước thuế/tổng doanh thu 12% 12% 18%
Lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu 10% 10% 15%
ROA 16% 15% 22%
ROE 33% 28% 40%
EPS (đồng) 5.167

P/E 7,47
- Các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đều tăng và khá mạnh trong năm 2012. So
với 12% (ROA) , 23% (ROE) của ngành và các doanh nghiệp khác cùng ngành
với các chỉ tiêu ROA, ROE lần lượt là:
23
Mã PGD 12% và 24%
Mã PPC 5%, 18%
Mã VSH 7%, 10%
- EPS của GAS khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành như P/E lại
nằm ở mức thấp hơn trung bình ngành.
chỉ tiêu ngành EPS = 3.123 P/E = 8.1
Mã PGD 5.313 5.7
Mã PPC 1.948 10.3
Mã VSH 1.160 10.8
2010 2011 2012
Hệ số thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
1,66 1,86 2,53
Hệ số thanh toán nhanh
(Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn
1,57 1,76 2,33
- So với năm 2011 hệ số thanh toán hiện hành 1,96 và hệ số thanh toán nhanh
1,86 của ngành thì GAS vượt trội một cách đáng nể so với các doanh nghiệp cùng
ngành. Và khả năng mất khả năng chi trả là rất thấp nhưng cũng đặt ra một câu hỏi
cho công ty: liệu họ đã sử dụng hợp lý số tiền mặt dư thừa hay chưa? Việc đầu tư
có vẻ không phải là trọng tâm?
- Các chỉ tiêu thanh toán đều tăng (chủ yếu là do sự sụt giảm trong nợ ngắn
hạn). Hệ số thanh khoản (ngày 25/4/2013) là 0,93% đứng thứ 14 trong 20 doanh
nghiệp cùng ngành.
2010 2011 2012

Vòng quay các khoản phải thu 8,55 8,94 11,08
vòng quay hàng tồn kho 40,27 6,55 9,13
- Vòng quay các khoản phải thu tăng và vòng quay hàng tồn kho giảm có
nghĩa là: doanh nghiệp đang thu được các khoản phải thu nhanh hơn trước mặt dù
hàng hóa bán được lại mất khoản thời gian dài hơn để quay vòng.
24
Đơn vị tính 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số Tỷ đồng 254 295
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ Tỷ đồng 4.334 9.807
Lãi cơ bản trên cổ phiếu Đồng 2.285 5.167
Cổ tức % 12 30
- Lợi nhuận cổ đông và cổ tức tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Cổ phiếu GAS thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài
nước. Trong số các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước.
3.2.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền tệ trong công ty: dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đến từ
lợi nhuận trước thuế (12.350 tỷ) và khấu hao (3.088 tỷ), công ty đã thanh toán bớt một
khoản nợ phải trả khá lớn của năm trước (2.553 tỷ) . Từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong nợ
phải trả làm tăng các chỉ tiêu về hệ số thanh toán.
Đồng thời giảm đáng kể một lượng đầu tư để mua sắm, xây dựng tài sản cố định so với
năm trước ( 2.414 tỷ so với 5.154 tỷ), đồng thời sử dụng ít nguồn tài trợ nợ hơn ( 2.337 tỷ
so với 7.574 tỷ)
Dòng tiền thuần sinh ra từ hoạt động sản suất kinh doanh ( 11.538 tỷ tăng khoảng 1.742
tỷ) ít sử dụng để đầu tư hơn ( giảm 2.740 tỷ) , nguồn tài trợ nợ cũng ít hơn ( giảm 5.237
tỷ) và tăng mạnh việc chi trả cổ tức , lợi nhuận cho chủ sở hữu ( tăng 1.602 tỷ) từ đó,
lượng tiền mặt dư ra khoản 2.708 tỷ so với 2011.
Từ đó, ta có thể suy đoán về một sự chững lại trong đầu tư hướng đến một kỳ kinh doanh
ổn định hơn trong 2013 chăng? Cơ hội đầu tư không còn nhiều nữa hay công ty đang
muốn an toàn hơn với một tỷ lệ nợ thấp? Lượng tiền mặt dư thừa còn khá lớn nên khả
năng vay nợ thêm của công ty trong 2013 là không cao, trong tình hình nhiều doanh

nghiệp đang thua lỗ kéo dài, thì việc tăng cổ tức của công ty có thể sẽ là một điểm đến
cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn hơn trong 2013.
25

×