Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 34 trang )

Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
A.DẪN NHẬP: 2
B.NỘI DUNG : 2
I.Sơ lược về tỉnh Quảng Ngãi : 2
II.Các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi : 3
1.Chùa Ông ( Thu Xà )_ Di tích kiến trúc nghệ thuât : 3
2.Đình làng An Định_ Di tích kiến trúc nghệ thuật : 13
3.Đình làng An Hải _ Di tích kiến trúc nghệ thuật : 18
4.Trường Lũy Quảng Ngãi _ Di tích kiến trúc : 26
C.KẾT LUẬN : 33
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO : 34
1
PHỤ LỤC
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
A. DẪN NHẬP:
Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo ở Nam Trung bộ, người ta biết đến Quảng Ngãi với
những trận đánh hào hùng của Ba Tơ hay vụ thảm sát Sơn Mỹ. Biết đến khu kinh tế
mở Dung Quất đang phát triển, hay Sa Huỳnh, Lý Sơn với biển trời xinh đẹp. Nhưng
hiện hữu giữa vùng đất này là cả những di chỉ kiến trúc cổ còn sót lại, những công
trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian, những công trình kiến trúc cổ mang văn
hóa của cả một thời đại, một nền văn hóa cổ xưa vẫn còn hiện hữu. Quảng Ngãi mang
những nét kiến trúc đặc trưng của văn hóa Việt Nam mà cụ thể là văn hóa Quảng
Ngãi, là những nét truyền thống gắn liền với một thời kì văn hóa.
Để hiểu hơn về những kiến trúc cổ còn tồn tại ở Quảng Ngãi, để hiểu hơn về những
nền văn hóa mang dấu ấn thời gian, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu bốn công trình kiến
trúc cổ, 4 trong số những di tích kiến trúc nghệ thuật còn lại tại Quảng Ngãi : Chùa
Ông_Thu Xà, Đình làng An Định_Nghĩa Hành , Đình làng An Hải_Lý Sơn và Trường
Lũy Quảng Ngãi.
B. NỘI DUNG :
I. Sơ lược về tỉnh Quảng Ngãi :
- Vị trí địa lý:


Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa
vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144 Km, phía bắc
giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 Km, phía nam giáp tỉnh Bình
Định với chiều dài đường địa giới 83 Km, phía tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài
đường địa giới 79 Km, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước,
Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km
về phía Nam.
2
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt
Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng
lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp.
Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu
vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng
Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh
Quảng Ngãi và Bình Định.
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm
Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là
"núi Ấn sông Trà". Quảng Ngãi là quê hương của Lê Văn Duyệt, Trương Định,
Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình, nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà
thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi.
II. Các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi :
1. Chùa Ông ( Thu Xà )_ Di tích kiến trúc nghệ thuât :
a. Lịch sử hình thành :
Chùa Ông Thu Xà (tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh)
tọa lạc ở thị trấn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cách tỉnh
lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông.
( Chùa Ông từ vệ tinh )
Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh
Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.

3
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1991 với sự đóng góp
tiền của quan lại triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở Quảng Ngãi. Mặc dù
nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
Chùa Ông thờ Quan Vũ (關 羽) ở gian chính điện, thờ Quán Thế Âm Bồ Tát
(người vùng biển Trung Hoa và Việt Nam gọi là Phật Quan Âm Nam Hải) ở gian hậu
cung theo mô hình “Tiền thánh hậu phật”. Ngoài ra ở hậu cung còn thờ Thiên Hậu,
Kim Đẩu và 12 bà mụ.
( Mặt trước tiền đường của Chùa )
Cộng đồng người gốc Hoa Nam, sống phiêu bạt ở nhiều nơi trên thế giới đặc
biệt tôn thờ và ngưỡng vọng Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, hiệu Vân Trường, vị
tướng phò Lưu Huyền Đức nhà Thục Hán, thời Tam Quốc, bên Tàu), vì ông là người
trung tín, trượng nghĩa - những đức tính cần thiết giúp họ giữ mối kết đoàn, tương trợ
để tồn tại và vươn lên trong cuộc sống nhiều bất trắc, gian nan.
Rời quê hương ra đi, hầu hết người Hoa Nam theo đường biển. Trong các cuộc
hải hành nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ luôn cầu khẩn Quán Thế Âm Bồ tát (Phật
Quan Âm Nam Hải) và Thiên Hậu thánh mẫu (bà Thiên Hậu) phù hộ, độ trì để vượt
qua sóng to, gió cả, tìm được chốn an lành để dung thân.
Sự tôn sùng của các bang hội Hoa Nam đối với Quan Vân Trường, Phật Quan
Âm Nam Hải và bà Thiên Hậu lại phù hợp với tín ngưỡng và niềm tin của người Việt,
đặc biệt là cư dân vùng ven biển. Chính vì vậy, chùa Ông, tuy ban đầu do tứ bang
Minh hương tạo lập, nhưng dần đã trở thành nơi thờ phụng chung cho người Việt lẫn
người Hoa.
4
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
b. Kiến trúc công trình :
Về quy mô, tuy chùa Ông có vẻ khiêm nhường so với các ngôi chùa thờ Quan
Công ở Hội An (Quảng Nam), nhưng ở đây có sự kết hợp hài hòa các yếu tố kiến trúc
Hoa – Việt trong một tổng thể giàu tính thẩm mỹ. Theo hồ sơ của Bảo tàng Tổng hợp

tỉnh Quảng Ngãi, chùa có tổng diện tích 2.730m2, bao gồm vườn chùa, tam quan, sân
chùa và chùa. Tất cả được bao bọc bởi vòng 1, thành cao 1,2m, dày 0,5m theo kiểu
chấn song con tiện.
( Cổng vào chủa )
Chùa quay mặt về hướng đông. Từ ngoài vào, các công trình kiến trúc được bố
trí trên một trục đạo, bố cục chặt chẽ, đăng đối theo tuần tự gồm: cổng tam quan, bình
phong - trụ biểu, lầu trống - lầu chuông và chùa. Hai bên mặt tiền có hai cổng phụ
thấp, phía sau chùa là miếu thờ Tiêu Diện Đại Sỹ.

(Chuông đồng chùa Ông. ) ( Linh tháp bên trong chùa Ông )
5
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Cổng tam quan cấu trúc một gian, bốn cột, hai bộ vì chống rường trái bí, theo
lối tam hoành. Hoành thứ 3 uốn cong hình thuyền trang trí đầu rồng đuôi phượng. Các
hoành liên kết với nhau qua các vì chồng và gác qua đầu cột. Mái tam quan lợp ngói
âm dương, đỉnh mái uốn cong dáng thuyền, trang trí hình rồng, đuôi phủ dây leo thực
vật. Bờ mái trang trí dạng ô hộc với năm ô trang trí. Hai bên tả hữu cổng tam quan là
miếu thờ bà Thiên Hậu.

( Cổng tam quan ) ( Tượng Bà Thiên Hậu )
Bình phong cao 2m, bằng tam hợp chất, mặt trước đắp nổi hình mãnh hổ nhe
răng vểnh đuôi trông rất sống động, mặt sau đắp nổi hình con ly trên cụm mái. Hai
bên bình phong là hai trụ biểu. Lầu chuông, lầu trống xây dựng đăng đối qua trục đạo.

( Bình phong )
Kiến trúc tổng thể ngôi chùa có hình chữ tam (三 ) với ba ngôi nhà liên kết
nhau: tiền đường, chánh điện và hậu cung. Trên đỉnh bờ mái nhà tiền đường đắp nổi 3
chữ Hán “Quan Thánh Tự”. Mặt trước mở 3 cửa lớn và 2 cửa vòm nhỏ. Trong nhà
6
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi

tiền đường có 18 cột chia làm ba gian, hai chái. Hàng cột hiên gồm 6 cột thấp, nâng
lên bởi các bệ đá hình cẩm đôn.
Đây là kết quả trùng tu thời Khải Định (1920) nhằm đưa mặt tiền của kiều dáng
nhà rường lên cao hơn. Khung nhà gồm 4 bộ vì kèo vỏ cua kiểu chồng rường - giả
thủ, chạm nổi đầu rồng với các đám mây lửa, các đường viền dây leo thực vật. Mặt
trính (hoành) chạm nổi hình hoa cúc tám cánh sắc nét và sinh động. Các vì kèo thả
xuôi từ vì vỏ cua gác qua đầu cột giữa và chốt mộng ở hàng cột hiên.
Vách tiền đường và mặt trước chánh điện là hai hệ thống cửa bàn khoa, một
kiểu cửa gỗ chấn song thấp thường gặp ở Quảng Ngãi trước đây. Trên đỉnh khung cửa
đính sáu mắt cửa hình tròn, giữa khoét lòng chảo chấm đỏ, xung quanh màu vàng.
Phía trên của hệ thống mắt cửa là tam xà, đỡ hệ thống liên ba đố bảng. Các liên
ba đố bảng trang trí theo 3 nhóm: bát bửu, tứ linh và dây leo thực vật, đăng đối ở 2
bên cửa vào. Các chủ đề trang trí được thể hiện bằng kỹ thuật chạm thủng và chạm
nổi ở từng ô bảng lồng. Phần giữa của hai dãy liên ba đố bảng chạm nổi họa tiết trang
trí lưỡng long tranh châu, bên dưới gắn bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng với
dòng chữ Hán “Hạo nhiên chánh khí – Trung tâm quán nhựt”.
( Hệ thống đỡ )
Nối liền nhà tiền đường và chánh điện là 4 vì trính cầu. Các vì trính cầu gác
qua đầu cột vách của nhà tiền đường và hàng cột trước của nhà chánh điện nhằm đỡ
máng xối thoát nước. Vì kèo mỗi bên thả xuôi theo đầu cột, chốt mộng và gác lên trụ
đỡ trên mặt trính.
Nhà chánh điện có 12 cột và chia làm 3 gian: Gian thờ Quan Công ở giữa, tạo
sự riêng biệt bằng 4 cột to, cao. Đầu cột nâng bộ vì kèo chồng rường chày cối (đâm
7
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
trính), gắn “cánh dơi” (một bảng gỗ choãi hình cánh dơi) ở đầu trụ chồng gánh đỡ
thượng lương, đòn tay, tránh không cho đầu trụ chồng đụng vào thượng lương, vì đây
là điều kiêng kỵ.
( Chánh điện nhìn trực diện )
Đế trụ chồng hình khối, chạm nổi dây leo thực vật. Bộ vì kèo chồng rường

chày cối nâng mái lên cao đồng thời mở mái phía trước theo dạng chấn song con tiện
để đưa ánh sáng và không khí vào chánh điện.
Vách gỗ sau chánh điện trang trí ô hộc. Hai đầu vách là hai cánh cửa hông nhỏ
thông qua hậu cung, giữa vách là khám thờ Quan Công. Khám thờ cao hơn 2m, bằng
gỗ, sơn son thiếp vàng, khắc chạm mô típ lưỡng long tranh châu ở đỉnh, hai bên chạm
lộng mô típ cành mai - hoa cúc, đầu rồng - đuôi dây leo.
( Bệ thờ Quang Công )
Đây là một tác phẩm điêu khắc gỗ công phu, độc đáo, giàu tính thẩm mỹ. Hình
tượng thờ trên bệ, bên cạnh Quan Công có Chu Thương (đứng hầu bên phải), Quan
8
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Bình (đứng hầu bên trái). Chu Thương là tướng của Quan Vũ, có sức khỏe, giỏi bơi
lội, tự vẫn khi Quan Vũ bị Đông Ngô sát hại. Quan Bình là con nuôi và là tướng của
Quan Vũ, cùng cha nuôi bị quân Đông Ngô chém chết ở Lâm Thư. Cả 3 vị nầy được
xem là “tam vị thánh thần” trong tín ngưỡng của người Hoa.
Bên tả và bên hữu thờ của gian thờ Quan Công là các gian thờ Thần tài, Thổ
trạch, ngựa xích thố, tả ban và hữu ban tùng tự.
(Tượng ngựa Xích thố thờ trong nội điện )
Tiếp sau chánh điện là hậu cung, thông nhau bằng 2 cửa phụ. Nhà hậu cung có
3 gian, bộ khung có 8 cột vuông, chống đỡ 4 vì trính chuyền xuyên suốt lòng nhà.
Trính chuyền gác lên đầu cột và vách, đỡ bộ vì kèo cánh ác nhờ hai cột trốn. Đỉnh vì
kèo cánh ác có hoành ngang giằng giữa hai bộ vì kèo và đỡ bộ vì chồng rường trái bí.
Bộ vì chồng rường trái bí có 3 vì chống ngắn đỡ thượng lương và đòn tay hai bên.
Vách sau hậu cung là cửa chấn song thấp. Vách hông có một cửa vòm nhỏ để ra vào.
( Hậu cung )
9
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Gian giữa của hậu cung thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát và Chuẩn
Đề Bồ Tát, giữa có bức họa Đạt Ma tổ sư qua sông. Hai gian phụ hai bên thờ cụm
tượng Thiên Hậu và Kim Đẩu. Cụm tượng Thiên Hậu có 5 tượng: Thiên hậu, Cửu

Thiên Huyền Nữ, Phán Quan, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ. Cụm tượng Kim Đẩu
gồm: Kim Đẩu, Phán Quan và 12 bà mụ. Tượng thờ ở hậu cung làm bằng đồng, gỗ
hoặc đất nung, chế tác công phu, sinh động, nhiều kích cỡ khác nhau, bài trí quay mặt
ngược hướng tượng thờ ở gian chánh điện.
( Bệ thờ ở Hậu cung )
Như vậy, mặc dù liên kết với nhà chánh điện trong một chỉnh thể kiến trúc,
song hậu cung lại là ngôi chùa thờ Phật, mặt tiền hướng về phía tây, có gắn ba chữ
Quang Minh tự (光 明 寺). Đối diện Quang Minh tự là am thờ Tiêu Diện Đại Sỹ- một
hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, chuyên hàng phục quỷ yêu, hóa độ chúng sanh.
Chùa Ông hiện còn giữ 6 bia đá, văn bia chữ Hán, tạo dựng vào các năm 1895
(Thành Thái thứ 7 ), 1920 (Khải Định thứ 5), là các năm chùa trùng tu. Bia đá trang trí
chạm nổi lưỡng long tranh châu ở trán bia, diềm bia trang trí đầu rồng mình quấn dây
leo thực vật. Văn bia ghi lại danh sách những người cúng tiền trùng tu gồm tên người,
nơi ở, số tiền cúng.
Nhìn chung, nghệ thuật trang trí ở chùa Ông đạt đến trình độ khá tinh xảo, đặc
biệt là kỹ thuật đắp nổi, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng trên các bình phong, vách
gỗ, khám thờ, vì kèo, bẫy hiên, trụ chồng, tượng, diềm bia
10
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi

( Họa tiết chạm khắc ở Chùa )
Chùa Ông có sự giao thoa, kết hợp hài hòa các yếu tố kiến trúc của người Việt
và người Hoa. Bên cạnh cấu kiện và vật liệu chủ yếu của nhà rường truyền thống ở
miền Trung (các vì kèo chồng rường chày cối, vì kèo chồng rường giả thủ) còn có sự
xuất hiện vì kèo trốn trính chuyền của đồng bằng Bắc Bộ và bộ vì kèo chồng rường
trái bí phong cách Hoa Bắc.
Hình thuyền rồng với các khoang thuyền mô tả rất cụ thể trên đỉnh mái tam
quan, sáu mắt cửa trên đỉnh hệ thống cửa chánh điện cho thấy các yếu tố tâm linh - tín
ngưỡng của cư dân vùng ven biển Hoa Nam.
c. Giá trị văn hóa , lịch sử :

Ở chùa Ông nhiều thế kỷ trước năm nào cũng tổ chức lễ hội và không chỉ thu
hút người dân ở Thu Xà mà còn khắp nơi gần xa đổ về. Người dân thắp hương tế Đức
Quan Thánh ở trong chùa, thắp hương dưới tượng Phật Bà Quan Âm, bà Thiên Hậu
và ngay cả dưới tượng ngựa Xích Thố của đức Quan Thánh.
Cũng trong khuôn viên chùa, người dân tổ chức lễ đăng đàn chẩn tế. Tượng của
đức Tiêu Diện được với ra ngoài sân. Ở phía dưới có nhiều lễ vật nhưng toàn là vật
chay tịnh như cháo trắng, trái cây để cúng những âm hồn. Rồi họ xem múa lân, múa
sư rồng. Một lễ phóng sinh chim trời và cá được tiến hành bên sông Vực Hồng đổ ra
cửa biển Cổ Lũy.
Đêm xuống cũng trên sông này người dân thả hoa đăng để nhớ những người
từng ngược xuôi trên dòng sông đưa những thương thuyền ra khơi xa, tỏa đi muôn nơi
chở theo quế, sa nhân, đường phổi, đường phèn và khi trở về đầy ắp tơ lụa bán cho
dân trong vùng; những ngư dân đã bỏ mình nơi biển cả
11
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Lễ hội chùa Ông vì vậy không chỉ mang nét văn hóa tín ngưỡng của người
Hoa, người Việt mà còn cả tín ngưỡng của cộng đồng cư dân vùng ven biển miền
Trung.
Hiện nay chùa Ông là một trong những cơ sở thờ phụng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi thu hút nhiều người tín tâm đến chiêm bái, tham quan, nhất là trong dịp
tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, lễ Phật đản, lễ Vu lan báo hiếu, các ngày sóc vọng
( Bằng di tích Lịch Sử - Văn hóa ở chùa Ông )
Chùa Ông được Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) công nhận Di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ ngày
7/1/1993.
d. Tiểu kết :
Chùa Ông là một trong những di tích kiến trúc cổ nhất còn tồn tại tại Quảng
Ngãi, nó không chỉ để lại cho Quảng Ngãi một công trình kiến trúc cổ, mà còn để lại
những nét văn hóa lâu đời, cũng như một nền văn hóa tâm linh hài hòa với con người
nơi đây. Có thể nói, chùa Ông là hiện diện của một nền văn hóa kiến trúc nghệ thuật

hoàn mỹ, nó đáng giá và phải được giữ gìn toàn vẹn nhất để phát triển. Là mỗi con
người của mảnh đất nơi đây, mỗi con người chúng ta phải biết giữ gìn, bảo tồn cũng
như phát huy di tích quý giá này.
12
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
2. Đình làng An Định_ Di tích kiến trúc nghệ thuật :
a. Lịch sử hình thành :
Đình làng An Định nằm ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, cách thị xã
Quảng Ngãi 12 km về hướng tây nam và cách thị trấn Chợ Chùa Nghĩa Hành 2 km về
hướng tây bắc.
Đình tọa lạc trên khu đồi bằng phẳng, mặt quay về hướng tây nam, chếch phía
đông là dòng sông An Định, trước mặt là kênh chính Thạch Nham và đồng ruộng, sau
lưng là xóm làng bao bọc.
Dấu ấn văn hóa độc đáo Đình làng An Định (thôn An Định, xã Hành Dũng,
huyện Nghĩa Hành) được xây dựng vào năm 1820, do bảy tộc họ tiền hiền: Trần,
Nguyễn, Phạm, Huỳnh, Võ, Phan, Lê và dân làng cùng đóng góp để tạo dựng nên.
Đình làng An Định không chỉ có bề dày lịch sử, mang đậm bản sắc văn hóa của dân
tộc, mà còn là công trình nghệ thuật độc đáo.
Thời gian khởi dựng đình An Định được ghi trong bản lưu chiếu bằng chữ Hán
của làng cho biết: đình được xây dựng rất sớm, cùng thời gian với việc lập làng vào
khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trải qua nhiều lần xây dựng lại và trùng tu
vào các năm 1839, 1874, 1972 tạo nên diện mạo ngôi đình như ngày nay. Đình làng
An Định thờ Thành hoàng – vị thần bảo hộ của làng và các vị tiền hiền, hậu hiền có
công khẩn hoang mở đất lập làng.
13
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
( Phía trước Đình )
Đình làng An Định là một trong những kiến trúc tiêu biểu trong các kiến trúc
làng, xã của người dân Quảng Ngãi thời xưa. Đình đảm nhận vai trò vừa là trung tâm
văn hóa, đồng thời là nơi thờ chung của cộng đồng, là trụ sở hành chính của chính

quyền, làng xã và là nơi giải quyết mọi việc liên quan đến thành viên trong làng.
Ngoài ra, đình còn phản ánh khả năng chinh phục, gầy dựng quê hương với đôi bàn
tay và khối óc đầy sáng tạo của cha ông, tiếp thu kiến thức xây đình từ đồng bằng
sông Hồng với kết cấu vì kèo suốt giá chiêng, chồng giường giá chiêng, phát triển
thành những yếu tố kết cấu mới mang yếu tố địa phương, phù hợp với điều kiện khí
hậu để nó vừa trang nghiêm vừa khang trang và độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc
văn hóa truyền thống của vùng đất Quảng Ngãi. Đình làng An Định có vị trí quan
trọng trong đời sống tâm linh, là nơi thờ cúng tổ tiên của bảy dòng tộc họ tiền hiền đã
góp phần tạo nên vùng đất này.
b. Kiến trúc công trình :
Trải qua thời gian cùng sự biến thiên của lịch sử, đình làng An Định trở thành
biểu tượng văn hóa truyền thống của làng quê Việt. Ngôi đình tọa lạc ở khu đất cao và
đẹp nhất làng, có hàng cây cổ thụ bao quanh, với tổng diện tích 5.372m2. Trong đó
diện tích xây dựng của đình là 204m2.
Ngôi đình mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn, được phản ánh qua kỹ
thuật chạm khắc trên gỗ rất độc đáo. Từ ngoài vào, các công trình kiến trúc được bố
trí theo trục đạo chữ T ngược. Mặt chính của đình quay về hướng nam. Kỹ thuật đắp
nổi nghệ thuật tạo hình được các nghệ nhân thể hiện hết sức tinh xảo, sống động.
14
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Đình làng An Định là một tổng thể kiến trúc bao gồm các công trình: cổng, trụ
đình, sân đình, đình ngoài, hậu cung, nghĩa từ, miếu thờ thổ thần và sơn thần. Tất cả
các công trình này nằm trọn về phía tây trên đồi An Định, với tổng diện tích 5.372m2
Trước đây, khu vực này là một khu vườn rừng với nhiều cây cổ thụ lâu năm, đến nay
là khu vườn trồng đào và rau màu. Hai bên bờ thành cổng ngoài, ở phía tây hiện vẫn
còn một số cây cổ thụ khiến cho cổng đình trở nên thâm nghiêm, u tịch, lưu ảnh cổ
xưa và có nhiều bóng mát.
( Đình ngoài )
Cổng ra vào đình làng An Định gồm có cổng ngoài (ngoại) và cổng trong (nội).
Cổng ngoài nầm ở phía tây, được xây dựng lại trong lần trùng tu vào năm 1839. Kiến

trúc này là một khối được xây theo kiểu vòm cuốn bằng đá ong và vôi vữa tam hợp,
mái lợp ngói âm dương.
Cổng trong (cổng nội) được xây dựng cách cổng ngoài 20 m ở vị trí mặt bằng
cao hơn cổng ngoài 2 m, tạo lối đi tam cấp cao dần từ ngoài vào sân đình. Mặt chính
cũng được xây dựng bằng đá ong to bản nhưng về quy mô thì to cao, hoành tráng hơn
cổng ngoại. Phần mái được xây theo kiểu chồng diêm – 2 tầng 8 mái, khoảng trống
15
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
giữa 2 tầng mái là dải cổ diêm. Bốn mặt của cổ diêm được phân chia thành những ô
để trang trí đắp nổi: sách, quạt, mai, cúc, ngư điểu, rùa đội binh thư…
Đi từ ngoài vào qua cổng chính đến sân đình là bình phong và hai trụ biểu.
Bình phong được xây dựng bằng gạch và vôi vữa theo mô-típ hình cuốn thư cách
điệu. Mặt trước đắp nổi, ốp sành hình cong hổ, diện sau tạo hình mã hóa long. Còn hai
bên hông bình phong đắp nồi hai hộ vệ gác cổng đình. Hai trụ biểu có dáng hình trụ
tròn, đường kính tới 0,50 m. Thân trụ biểu được ốp sành màu xanh trắng tạo thành
một con rồng cuốn mà đỉnh trụ là đầu rồng, còn chân trụ là đuôi rồng.
( Sân đình )
Toà đại đình gồm hai nhà tiền tế (đình ngoài) và hậu cung, kết cấu theo kiểu
chữ nhị (=) trên một nền cao hơn mặt sân 0,5m, có diện tích 135m2. Bốn mặt nền đều
được bó bằng đá ong trát xi-măng và có hiên xung quanh.
Đình ngoài và hậu cung đều được tạo dựng trên cơ sở bộ khung bằng gỗ mít
với hai vì kèo chồng, chia lòng đình thành 1 gian 2 chái, có 5 hàng chân cột đối với
đình ngoài có 4 hàng chân cột đối với hậu cung, mái lợp ngói ta, tường bao quanh
được xây bằng đá ong với vữa tam hợp.
Đình chính và hậu cung mặc dù nằm trên một mặt nền nhưng nối lại với nhau
không phải bằng vì kèo – trần vỏ cua mà bằng hệ thống ba cửa cuốn bên trên làm
máng xối được xây nối liền nhau. Cửa cuốn và máng xối này nằm giữa hàng cột cuối
đình ngoài và hàng cột đầu của hậu cung và như một giới hạn ngăn cách phần ngoài
và phần trong tạo vẻ thâm nghiêm cho hậu cung – nơi thờ Thành hoàng.
Nếu ở đình ngoài, sự liên kết cột cái với cột quân và cột hiên bằng vì kèo chồng

kẻ chuyền được nối với nhau từng đôi một ở các đầu cột thì ở hậu cung liên kết mới
giữa cột cái với cột quân theo kiểu hạ kèo. Kiểu liên kết này được thực hiện bởi các
16
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
cột cái to cao với các thành phần kiến trúc trính xuyên cùng được thu ngắn tạo nên bộ
khung gỗ vững chắc. Độ vững chắc này không cần đến sự liên kết vì kèo kẻ chuyền
trong một vì nữa mà thay vào đó là sử dụng một chiếc kèo lòng nhì theo kiểu hạ kèo
để liên kết giữa cột cái với cột quân. Nhờ giải pháp xử lý khôn khéo này, các hiệp thợ
dựng đình ở địa phương không những tạo được sự thông thoáng cho không gian bên
trong của hậu cung mà còn đưa tòa hậu cung vốn thâm nghiêm vươn cao lên trên núi-
đồi-làng mạc, giữa màu xanh thẳm mênh mông.
Điêu khắc trang trí đình làng An Định đã để lại cho người thăm những ấn
tượng không thể phai mờ. Có thể nói, trong số tất cả các đình làng còn lại ở Quảng
Ngãi đã được biết đến thì không có một ngôi đình nào có điêu khắc trang trí tập trung
nhiều về số lượng, phong phú về nội dung hơn đình An Định, các mảng điêu khắc
trang trí tập trung nhiều nhất ở kẻ hiên, các bức cửa võng, kẻ lòng nhì, các xuyên,
trính, cột trốn…
Bốn kẻ hiên trước trong khoảng diện tích nhỏ bé dọc theo thân kẻ khoảng 1m,
các nghệ sĩ dân gian địa phương đã khéo léo chạm nổi phụng kẹp cuốn thư, đầu phụng
ngước lên, cánh xòe ra như muốn bay lên nóc mái, thân phụng lại cách điệu thành hoa
dây và bông cúc cuộn lại bồng bềnh, rồi phụng kẹp bút ngậm đàn, ngậm búp hoa sen,
dơi ngậm quả.đào, cá chép ngậm hoa sen.
Các cửa võng vách tường khung cột phía trước thể hiện các đề tài chúc phúc:
dơi ngậm thùy, ngậm hoa dây, hoa cúc. Trên các xuyên tiền và xuyên hậu chạm nổi
đầu rồng ngang, phượng múa, mã hóa long, cá chép ngậm hoa sen, cơn rùa đội bát
quái trên nền hồ văn chữ vạn. Đặc biệt là 2 trính nối liền 4 cột cái được chạm tỉ mỉ và
tinh xảo, gợi ra toàn thân một con rồng cách điệu. Những chiếc kẻ lòng nhì và cột trốn
được chạm trỗ hoa sen, hoa cúc, cành trúc, hoa mai, hoa dây, lá sen, quả lựu, quả đào.
Những phiến gỗ ở đây như đã được “nảy nụ đâm chồi đơm hoa kết trái” trong cả bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông, biểu hiện sự cầu mong mưa thuận gió hòa, hạnh phúc cho cư

dân nông nghiệp.
c. Giá trị văn hóa – lịch sử :
Đình An Định thật sự là một hợp thể nghệ thuật trang trí điêu khắc sống động,
phản ánh tình cảm và tài năng của các nghệ sĩ dân gian ở làng quê Quảng Ngãi lúc
bấy giờ.
17
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Với tất cả những giá trị về lịch sử, về kiến trúc, về mỹ thuật trang trí đã được trình bày
trên, đình làng An Định phải được xem là những di sản văn hóa vô giá của cha ông
hiện còn lại đến ngày nay ở Quảng Ngãi.
Đình làng An Định chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Ngôi đình in đậm ý
chí và sức mạnh của cộng đồng người Việt trong xây dựng làng xã, là nơi hội tụ nét
đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Đình làng An Định đã đi sâu vào trong
tâm khảm của biết bao thế hệ, trở thành hoài niệm của những người con xa xứ, một
lòng hướng đến tình yêu đối với làng quê đất Việt.
Đình làng An Định cũng là Trung tâm sinh hoạt tâm linh của nhân dân nơi đây,
hàng năm nhân dân thôn An Định tổ chức Lễ hội cúng giỗ Đình làng theo phong tục
cổ xưa được truyền từ đời này sang đời khác (vào ngày 16/3/ÂL). Với tất cả những
giá trị về lịch sử, về kiến trúc, Đình làng An Định không chỉ là di sản văn hóa, một
tổng thể kiến trúc độc đáo còn sót lại mà còn ghi đậm nhưng dấu mốc lịch sử của cha
ông.Mặc dù được nhiều lần trùng tu, xây dựng nhưng hiện nay một số hạng mục đã
xuống cấp, cần phải được đầu tư tôn tạo, bảo vệ, đồng thời lập hồ sơ để trình cấp thẩm
quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia.
d. Tiểu kết :
Đình làng An Định là đại diện tiêu biểu cho kiến trúc đình làng còn tồn tại ở
Quảng Ngãi. Đây là nơi lưu dấu của văn hóa làng, cũng như một góc của nền văn hóa
sinh hoạt con người nơi đây. Đình làng An Định khiến người khác phải trầm trồ bởi
nét cũ xưa còn lưu lại. Thời gian đã qua khá lâu nhưng đình làng An Định vẫn sừng
sững như khẳng định một nền văn hóa rực rỡ trong quá khứ. Nó làm người ta càng
nâng nui những giá trị văn hóa đang hiện hữu và càng giữ gìn nét văn hóa làng tồn tại

lâu đời. Đình làng An Định là một trong số ít đình làng còn tồn tại ở Quảng Ngãi, vì
thế nó cần được giữ gìn và bảo vệ một cách tốt nhất.
3. Đình làng An Hải _ Di tích kiến trúc nghệ thuật :
a. Lịch sử hình thành :
Đình làng An Hải nằm giữa xóm Trung Yên và Trung Hoà, xã An Hải, được
xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820. Đây là công trình kiến trúc cổ
18
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
không những có giá trị về mỹ thuật, giá trị về kiến trúc mà còn là nơi thoả mãn nhu
cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của các thành viên trong cộng đồng làng
An Hải . Đình làng An Hải là một trong rất ít những công trình kiến trúc cổ, có niên
đại xây dựng sớm còn sót lại của tỉnh Quảng Ngãi. Trong nội thất của Đình làng thờ
Tam hoàng ngũ đế, Ngũ vị tiên nương (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Tiền hiền, hậu
hiền và thờ thập loại cô hồn.
( Toàn cảnh đình làng An Hải )
Đình làng An Hải (Hải Yến, Bình Yến, Lý Hải) tọa lạc tại thôn Đông, xã An
Hải huyện Lý Sơn, cách trung tâm huyện đảo chừng 3 cây số.
Theo lời kể của các bậc cao niên, đình làng được xây dựng lần đầu vào năm
Gia Long thứ 14 (Ất Hợi - 1815) bằng nguyên liệu tre, tranh, gỗ tại địa phương và
được dân làng gọi là “Sở Tam phủ”. Sở Tam phủ thờ Thiên Địa, Thánh Thần, Tam
Hoàng, Ngũ Đế, 7 vị Tiền hiền, và 24 vị Hậu hiền làng An Hải.
( Đình làng An Hải )
19
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
b. Kiến trúc của đình :
Năm Minh mạng nguyên niên (Canh Thìn – 1820), đình An Hải được xây dựng
quy mô, bề thế, gồm cả tiền đường và chính điện theo kiểu kiến trúc hình chữ nhị (二)
khá quen thuộc của các đình làng miền Trung lúc bấy giờ. Một thời gian sau đó, dọc
theo bờ biển, bên tả và bên hữu đình làng, nhiều công trình thờ tự khác dần dần được
dựng lên: Chùa Bà, chùa Ông, Nghĩa tự (Âm Linh tự), miếu Thành Hoàng, đền thờ

Tiên công, miếu Quỷ, lăng thờ Cá Ông
( Sân trước )
Từ năm 1820 đến nay, đình làng An Hải trải qua nhiều đợt tu bổ và xây thêm
công trình, vào các năm 1926 (tu bổ), 1938 (xây mới hậu tẩm), 1943 (xây mới chính
điện và tiền đường), 1999 (đại tu chính điện và tiền đường), 2007 (đại tu hậu tẩm). Về
cơ bản, kiến trúc hiện nay của đình An Hải định hình trong lần trùng tu năm Bảo Đại
thứ 18 (Nhâm Thân – 1943), song trong những lần sửa chữa, trùng tu về sau, một số
chi tiết kiến trúc đã có sự thay đổi, hoặc mất hẳn.
20
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
( Nhà thờ tiền hiền làng An Hải )
Đình làng quay mặt ra biển, theo hướng đông nam, sau lưng là ngọn núi Thới
Lới, kết cấu hình chữ tam (三 ) gồm tiền đường, chính điện và hậu tẩm (đình hạ, đình
trung và đình thượng) bố trí trên trục đông nam – tây bắc. Phía trước đình có 2 trụ
biểu, cao quá đầu người, trên đỉnh mỗi trụ đặt 1 con nghê, ánh mắt nhìn ra khơi xa.
Bình phong đắp nổi hình con nghê (mặt ngoài) và long mã (mặt trong), họa tiết đơn
giản nhưng đường nét tạo hình mạnh mẽ, sinh động.
( Đình làng nhìn ra biển )
Từ trụ biểu, bình phong đi qua khoảng sân rộng thì đến tiền đường. Đây là ngôi
nhà có diện tích chừng hơn 100m2, chia làm 3 gian 2 chái, mái sau liền kề với mái
nhà chính điện ở phía trong. Tiền đường có lối kiến trúc kiểu xuyên trính, đài lương
(còn gọi là nhà đâm trính , nhà chày cối, nhà rường ). Nền nhà có chiều rộng 23
thước ta, chiều dài 32 thước, cao 1 thước so với mặt đất.
21
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
Bộ phận chịu lực chủ yếu gồm 18 cột (8 cột cái và 10 cột con) cùng các liên kết
xuyên trính. Tám cột cái (bát trụ) làm điểm tựa chủ lực ghép nối với hệ thống kèo
thành 4 bộ vì. Các cột hàng nhất, hàng nhì và cột hàng ba trong cùng một vì nối với
nhau ở đầu cột bằng thanh kèo cái đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái.
Kèo cái gồm nhiều thanh liên kết nhau từ cột cái ra cột nhì, cột ba, theo kiểu

kèo chồng, để đuôi kèo dưới đặt lên đầu kèo trên, gọi là kèo đoạn (kèo vỏ đậu). Hai
bên mặt kèo có kẽ rãnh chỉ theo các cạnh, đầu kèo đưa ra ngoài chạm hình hoa lá. Ở
cột cái đầu hồi, giữa lưng chừng là chỗ liên kết kèo nóc và kèo quyết (kèo xó) dùng để
đỡ hai mái thấp xoè ra hai bên của chái nhà. Kỹ thuật xẻ rãnh cho phép xuyên thanh
kèo qua đầu cột, cố định bằng các ngàm (miệng cột), lèn chặt bằng các xà gồ phía
trên.
Trính và xuyên tạo thành hệ thống liên kết khung nhà theo hai chiều ngang dọc,
sử dụng kỹ thuật đâm mộng qua đầu cột có khóa chốt. Phía trên thanh trính, tại trung
điểm có một khuôn gỗ làm đòn kê gọi là “cối” (đầu kê). Dựng trên miệng cối là
“trổng” (trụ) có hình dáng chày giã gạo. Đầu trên trổng kết nối với đỉnh bằng thanh gỗ
dang ngang gọi là “ấp quả”. Tất cả bộ phận cối, trổng và ấp quả như một người ngồi
xếp bằng trên bệ (cối) đưa hai tay đỡ hai chiếc kèo trên cùng (kèo mái).
Vách trước nhà tiền đường là 3 gian cửa bàn khoa “thượng song, hạ bản” gồm
một gian chính và 2 gian phụ, ngạch cửa tương đối cao, khiến người ra vào phải dừng
lại trước khi nhấc chân bước qua. Trước đây, mỗi gian cửa có một đôi “mắt cửa” trang
trí hình hoa cúc. Hiện nay, các gian cửa bàn khoa đã bị hư hỏng và được thay bằng 3
gian cửa ghép đai bản cổ điển và không có mắt cửa.
Hiên nhà tiền đường có 6 hàng cột đối xứng xây bằng gạch. Bốn cột trong hình
trụ tròn, hai cột chái hiên hình trụ vuông. Hai cột giữa đắp rồng cuốn; hai cột đối xứng
tiếp theo đắp nổi hai câu đối chữ Hán. Dưới chân hai cột đầu chái có đôi con nghê đắp
22
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
bằng tam hợp chất, lỏi gạch, ngoài ghép mảnh sứ , quay đầu vào nhau, tai vểnh, mắt
lồi, lông bờm dựng đứng.
( Nhà tiền đường )
Nhà tiền đường lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí “lưỡng long hồi đầu”,
trung điểm là mặt trời - cầu lửa, đầu hồi đắp nổi long phù. Bờ quyết trang trí “hạ long,
thượng phụng”, đầu bờ quyết trang trí “lý ngư hóa long”.
Bên trong tiền đường đặt bàn thờ cô hồn, kiệu rước thần chủ, chiêng, trống,
hương án. Trong những dịp tế lễ, tiền đường là nơi những người hành lễ chỉnh đốn y

phục, chuẩn bị lễ vật trước khi dâng cúng ở chính điện.
Chính điện tiếp sau tiền đường, nối với tiền đường bằng hệ thống máng đưa
nước mưa từ mái sau tiền đường và mái trước chánh điện đổ sang 2 bên. Tiền đường
là ngôi nhà lợp ngói âm dương, một gian hai chái, tường gạch trát tam hợp chất. Hai
đầu vách chừa hai cửa vòm vừa để ra vào vừa có chức năng đưa ánh sáng từ bên ngoài
vào nội thất và thông khí.
Bộ khung ngôi nhà chánh điện có 16 cột, chia thành 4 hàng, mỗi hàng 4 cột; 2
hàng giữa là khung đỡ kèo, 2 hàng bên là cột hiên. Các bộ vì chịu lực chia không gian
ngôi nhà thành một gian, hai chái. Trính vừa liên kết các hàng cột theo chiều ngang,
vừa đỡ hệ thống kè thông qua các trụ “chày cối”, đầu choãi cánh dơi. Trang trí đỉnh
bờ mái chánh điện không khác mấy so với tiền đường với các mô típ: song long hồi
đầu, phụng vũ, long giáng, lý ngư
23
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
( Miếu Thành hoàng )
Nội thất chính điện thiết đặt bàn thờ Tam hoàng Ngũ đế, Ngũ vị tiên nương,
Chúa Ngung man nương, tiền hiền, hậu hiền.
Hậu tẩm nằm ở phía trong cùng của ngôi đình. Đây là gian nhà được xây bằng
tam hợp chất, hai bên vách hông có trổ cửa nhỏ để ra vào. Mái hậu tẩm cắt chồng cổ
diêm, tạo không gian thông thoáng, nuôi dưỡng luồng sinh khí chạy dọc nội thất ngôi
đình, từ tiền đường vào chính điện đến hậm tẩm. Bốn mặt cổ diêm đắp nổi trang trí
hoa lá, chim muông. Nóc hậu tẩm trang trí lưỡng long cuộn hồ lô, bốn góc mái trang
trí đắp nổi “thượng phụng, hạ long”.
Hậu tẩm thiết đặt bàn thờ Thiên Y A Na.
( Nghĩa Tự )
Đình làng An Hải là trung tâm của hệ thống dinh, đình, miếu, tự chạy dọc bờ
biển vùng cực đông đảo Lý Sơn. Phía nam đình làng là Nghĩa tự (Âm linh tự), nơi thờ
24
Tìm hiểu, phân tích và bình luận các công trình kiến trúc cổ ở Quảng Ngãi
phụng các vong linh oan hồn, cô hồn. Đã thành tập tục, trước mỗi chuyến đi biển, ngư

dân làng An Hải sắm sanh đèn hương, hoa quả đến đây để xin thánh thần, người khuất
mặt phù trợ cho chuyến ra khơi an toàn. Đến khi trở về lại mang phẩm vật đến làm lễ
tạ (hoàn nguyện) kính cẩn, chân thành. Tiếp giáp đình làng về phía bắc lần lượt là nhà
thờ Tiền hiền, miếu Thành hoàng, đền thờ Tiên công
c. Giá trị văn hóa – tâm linh :
Đình làng An Hải là di tích kiến trúc tín ngưỡng tiêu biểu nhất trong hệ thống
kiến trúc tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn. Nghệ thuật trang trí của đình làng An Hải thể
hiện quan niệm về sự quân bình âm dương, mong muốn về sự trường tồn vĩnh cửu.
Chúng ta sẽ bắt gặp khá phổ biển các mô típ trang trí “lưỡng long triều nhật”, “long
phụng triều qui”, ngũ phúc … tại đình làng An Hải và tại các lăng miếu trên đảo Lý
Sơn, qua đó cho thấy giá trị và ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc và trang trí của
đình làng An Hải đối với các di tích tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn. Trong quần thể cụm
di tích đình làng An Hải còn có các di tích: Nghĩa từ, nhà thờ tiền hiền, miếu thành
hoàng thờ Trấn quận công Bùi Tá Hán và miếu thờ thần Thượng thiên. Đây là quần
thể di tích tín ngưỡng hết sức quan trọng đối với đời sống sinh họat văn hóa tâm linh
của cộng đồng cư dân xã An Hải và có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu các giá
trị văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng dân gian và phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển
du lịch trên đảo Lý Sơn.
Đình làng An Hải là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân làng
An Hải ngày trước, xã An Hải ngày nay. Theo định lệ cổ truyền, hàng năm tại đình
làng diễn ra nhiều sinh hoạt lễ hội như: Lễ trồng đu, lên phướn (24 tháng chạp âm
lịch), lễ rước thần đầu năm (mùng 1 tết), lễ rằm Thượng Nguyên (14/1), lễ Động thổ
(mùng 3 tết), lễ Cầu an (tế xuân - tháng 2), giỗ Tiền hiền (20/2), lễ tết Đoan dương
(2/5), lễ rằm Trung nguyên (14/7), lễ tạ Kỳ yên (tế Thu; tháng 8), lễ rằm Hạ nguyên
(14/10), lễ tế Thanh minh và tế lính Hoàng Sa (rằm tháng 3)
Cùng với tế lễ là sinh hoạt hội hè, thu hút đông đảo dân làng và khách thập
phương: Hội đua thuyền chơi xuân (Cạnh độ du xuân, mùng 4 đến mùng 7 âm lịch),
hội đô vật (mùng 3, mùng 5 và mùng 7), hội chơi đu (mùng 1 đến rằm tháng giêng),
hội cướp bòng (mùng 7 tết)
25

×