MỞ ĐẦU
Quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể luôn được pháp luật bảo vệ. Khi
một chủ thể có hành vi gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác được pháp luật bảo vệ thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp
lý bất lợi do mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm hại tới sức khỏe của chủ thể khác thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Sức khỏe của con
người là vô cùng quý giá, việc xác định tổn hại về sức khỏe rất phức tạp, tuy nhiên cần
phải tính toán mức thiệt hại thực tế để đưa ra mức phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Bởi lẽ đó, bộ luật dân sự Việt Nam 1995 đã quy định một cách chi tiết về vấn đề này và
được hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
bộ luật dân sự năm 2005.
Để hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, cụ thể là vấn đề bồi thường do sức khỏe bị xâm hại, thấy được ưu điểm và
những tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành đồng thời đưa ra nhưng quan điểm
riêng của nhóm, chúng em xin chọn tình huống số 8 là vụ án dân sự về bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm hại của ông Nguyễn Xuân Ngà do gia đình bà Nguyễn Thị Kim
gây ra.
NỘI DUNG
1 | P a g e
1. Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Nêu rõ căn cứ pháp lý đối với từng nhận xét.
Ta thấy đây là vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng điển hình do
thiệt hại về sức khỏe, giữa nguyên đơn Nguyễn Xuân Ngà và bị đơn Nguyễn Đức Dũng.
Trên cơ sở quy định pháp luật cũng như những hiểu biết của các thành viên, nhóm xin
trình bày những nhận định của mình về các quyết định của Tòa án:
Tuy trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do xô sát giữa nguyên đơn và bị
đơn từ năm 2002, nhưng đến 10/07/2004 ông Nguyễn Xuân Ngà mới lập đơn khởi kiện
và đến năm 2005 mới được thụ lý giải quyết sơ thẩm, năm 2006 lại được sơ thẩm lại do
sai thủ tục tố tụng và đến tận năm 2007 lại được phúc thẩm lần hai; nhưng căn cứ vào
thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khoản 1 Điều 15 BLDS 1995 và
Điều 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 số
45/2005/QH11 về việc áp dụng hiệu lực hồi tố trong một số trường hợp, cho thấy: vụ án
bồi thường thiệt hại này phải xử lý trên cơ sở BLDS 1995 cũng như các văn bản hướng
dẫn thi hành về bồi thường thiệt hại của bộ luật này. Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại
điểm a, Khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 và hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần “Những quy định chung” của BLTTDS 2004 xác định: trường hợp ngày quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại trước ngày 01/01/2005
thì thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày 01/01/2005; nên vụ án này được thụ lý trên
cơ sở tuân thủ thủ tục tố tụng về thời hiệu khởi kiện.
Xét thấy quyết định của Tòa án tại bản án phúc thẩm số 92/2006/DSPT ngày
26/04/2006 về việc bác bỏ bản án sơ thẩm số 14/2005/DSST ngày 27/12/2005 với lý do
phiên Tòa này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là đúng đắn và có sơ sở pháp lý.
Bởi, căn cứ vào Điều 47 BLTTDS 2004 về các trường hợp phải thay đổi Thẩm phám, Hội
thẩm nhân dân thì “ông Trần Sáu (Hội thẩm nhân dân) trước đây đã tham gia xét xử tại
phiên tòa hình sự đối với vụ án cố ý gây thương tích nay lại tham gia tại phiên tòa dân
sự” – tương ứng với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Và vì lý do này nên Tòa
phúc thẩm ngày 26/04/2006 đã căn cứ vào khoản 2 Điều 277 BLTTDS 2004 để hủy bản
án sơ thẩm.
2 | P a g e
Mặc dù bản án sơ thẩm số 14/2005/DSST đã bị hủy bỏ do sai phạm về thủ tục tố
tụng và được thay thế bằng bản án sơ thẩm số 12/2006/DSST nhưng ta vẫn nên xét đến
nội dung quyết định bản án này.
Xét nội dung quyết định của các bản án sơ thẩm số 14/2005/DSST, bản án sơ thẩm
số 12/2006/DSST và bản án phúc thẩm số 34/2007/DSPT ta thấy:
Thứ nhất là quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường của Tòa án: Cả ba phiên
tòa đều quyết định “Chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe của ông
Nguyễn Xuân Ngà đối với anh Nguyễn Đức Dũng”, tuy nhiên để xét tính đúng sai của
quyết định ta cần xét đến yêu câu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn là ông Nguyễn
Xuân Ngà trên cơ sở quy định của pháp luật tại Điều 613 BLDS 1995 về thiệt hại do sức
khỏe bị xâm hại và mục 1 phần II Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân
tối cao số 01/2004/NQ – HĐTP:
“Các chi phí được bồi thường phải là các chi phí hợp lý cho việc khám chữa bệnh,
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
thu nhập thực tế bị giảm xút của người bị thiệt hại (nếu trước thời điểm bị xâm phạm về
sức khỏe người này có làm việc); chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và tùy từng trường hợp mà
Tòa án quyết định có phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại hay
không”.
Xét yêu cầu của nguyên đơn, tại đơn khởi kiện ngày 10/07/2004 nguyên đơn –
ông Nguyễn Xuân Ngà có đưa đề nghị yêu cầu bồi thường các chi phí:
• Chi phí khám chữa bệnh:11.472.400 đồng.
• Bồi thường thiệt hại do thu nhập giảm sút 2 tháng là 5.000.000 đồng.
• Tiền bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe 23 hộp sữa Ensure là 2.645.000 đồng.
• Tiền mua thức ăn, hoa quả bồi dưỡng hai tháng điều trị nằm viện là 1.800.000 đồng. Hai
tháng sau sau khi ra viện 900.000 đồng.
• Bồi thường chi phí đi lại cho người nhà chăm sóc là 1.760.000 đồng (44 ngày đi xem ôm
mỗi ngày 40.000 đồng).
• Bồi thường do thiệt hại về tinh thần và danh dự nhân phẩm là 1.740.000 đồng (290.000
đồng x 6 tháng). Tổng số là 25.717.400 đồng”.
3 | P a g e
Ta thấy yêu cầu những khoản chi phí này là không hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ yêu
cầu bồi thường của ông Ngà về chi phí khám chữa bệnh chưa rõ ràng cụ thể và không có
căn cứ thực tế.
• Về chi phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe: tiền sữa bồi dưỡng không thể hiện sự hợp lý
trong thời gian 2 tháng điều trị, cũng như không cụ thể loại sữa, dung tích, giá tiền để có
thể xem xét tính hợp lý, tiền thức ăn và hoa quả mà bị đơn yêu cầu trong vòng hai tháng
điều trị không thể hiện sự cần thiết phù hợp, ngoài ra ông Ngà còn đòi bồi thường cả tiền
bồi dưỡng hai tháng sau điều trị là yêu cầu thiếu căn cứ và không thỏa đáng bởi người
gây thiệt hại chỉ có trách nhiệm bồi thường cho ông đến khi trạng thái sức khỏe bình
phục như ban đầu.
• Về chi phí về bồi thường do thiệt hại về tinh thần và danh dự nhân phẩm là không có căn
cứ pháp luật. Bởi theo Điều 613 BLDS 1995 thì ông chỉ được bồi thường về tinh thần khi
có quyết định của Tòa án và không được vượt quá 30 tháng lương tối thiểu tại thời điểm
giải quyết bồi thường do Nhà nước quy định (đoạn c tiểu mục 1.5 mục 1 phần 1 Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2004/NQ – HĐTP).
• Về chi phí bồi thường do thu nhập bị giảm sút ông đề nghị cũng không hề có yếu tố
chứng minh cho yêu cầu này. Nên quyết định của các phiên Tòa, chỉ chấp nhận một phần
yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông Ngà là hợp lý.
Nhưng không vì vậy mà các bản án này không có hạn chế: Tại bản án sơ thẩm
số 14/2005/DSST và bản án xử sơ thẩm lại số 12/2006/DSST đều không xác định cụ thể
những chi phí mà ông Ngà được bồi thường trong quyết định; tại bản phúc thẩm số
34/2007/DSPT tuy có xác định cụ thể các chi phí được bồi thương nhưng cả ba bản án
này đều không xác định cụ thể các chi phí ông Ngà đề nghị bị bác bỏ cũng như nguyên
nhân bác bỏ. Điều này cho thấy các quyết định này của Tòa án còn chưa hoàn toàn tuân
thủ quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 237 và khoản 5 Điều 279 BLTTDS 2004 về
bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.
Vì lý do trên nên không thể đánh giá mức chi phí mà Tòa chấp nhận tại hai bản sơ
thẩm có thỏa đáng không nên nhóm xin chỉ nhận xét về các chi phí bồi thường được Tòa
án chấp thuận tại bản án phúc thẩm. Các chi phí bồi thường được bản án phúc thẩm số
34/2007/DSPT xác định chưa thực sự thỏa đáng bởi Tòa phúc thẩm chỉ xác định các chi
phí bồi thương bao gồm chi phí khám chữa bệnh, tiền gường bệnh, tiền bồi dưỡng, tiền đi
lại khám chữa bệnh, chi phí trông nom mà không hề đề cập đến phần thu nhập bị giảm
4 | P a g e
sút của ông Ngà có hay không và có cần được bồi thường không. Thêm vào đó Tòa phúc
thẩm cũng không hề thể hiện quyết định xem ông Ngà có được hưởng bồi thường thiệt
hại về tinh thần hay không (không đảm bao quyền lợi của nguyên đơn được quy định tại
Điều 613 BLDS 1995). Trong trường hợp này, Tòa án khi xét xử cần phải yêu cầu nguyên
đơn thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình (theo Điều 79 BLTTDS 2004) để đảm bảo
quyền và lợi ích cho nguyên đơn – ông Nguyễn Xuân Ngà.
Thứ hai về vấn đề lỗi của hai bên đương sự ông Nguyễn Xuân Ngà và anh
Nguyễn Đức Dũng, là căn cứ quan trọng để xác định chi phí thực tế mà người gây thiệt
hại cần phải bồi thường căn cứ Điều 621 BLDS 1995: Theo trình bày phía bị đơn thì
“ông Ngà cũng có lỗi một phần” nhưng cả hai bản án sơ thẩm đều không đề cập đến lỗi
của ông Ngà trong quyết định của bản án, cho thấy sự thiếu trách nhiệm của Tòa án trong
việc đảm bảo tính công minh cho các đương sự.
Vấn đề lỗi của hai bên đương sự đã được Tòa án phúc thẩm số 34/2007/DSPT tiếp
nhận giải quyết, đây là điều đáng được ghi nhận. Theo quyết định của bản án này “Xác
định anh Nguyễn Đức Dũng có 80% lỗi gây thiệt hại. Ông Nguyễn Xuân Ngà có 20% lỗi
gây thiệt hại” hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp lý. Bởi lẽ ông Ngà đã đẩy cửa nhà bà Kim
khép lại trong trạng thái bức xúc vì trước đó ông đã đề nghị gia đinh nhà bà Kim bịt cửa
sổ này lại nhưng họ không chịu khiến nảy sinh mâu thuẫn và xô xát xảy ra. Trong trường
hợp này đáng lẽ ông Ngà nên lựa chọn cách thức yêu cầu chính quyền địa phương can
thiệp giải quyết vụ việc mở cửa sổ của gia đình bà Kim căn cứ vào quy đinh tại Điều 276
BLDS về hạn chế trổ cửa sổ và Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng thì sẽ không
xảy ra sự việc đáng tiếc này.
Tương tự như vậy thì gia đình bà Kim bao gồm cả anh Nguyễn Đức Dũng thấy
hành vi gây gổ của ông Ngà phải kiềm chế và báo cáo với chính quyền hoặc tìm cách
thỏa thuận, dàn xếp giữa hai bên nhưng anh Dũng với bà Kim cùng gia đình lại dùng
gạch đánh ông Ngà gây thương tích 21%. Trên cơ sở đó Tòa phúc thẩm ra quyết định
Buộc anh Nguyễn Đức Dũng do bà Nguyễn Thị Kim đại diện phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho ông Nguyễn Xuân Ngà 5.748.400 đồng tương ứng với 80% lỗi là
hoàn toàn đúng đắn trên cơ sở quy định tại Điều 621 BLDS 1995.
5 | P a g e
Thứ ba là về vấn đề án phí các phiên tòa – vấn đề quan trọng của các phiên
tòa dân sự: Theo khoản 2 điều 127 BLTTDS 2004: “Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và
án phí phúc thẩm”. Về vụ việc của ông Nguyễn Xuân Ngà đối với anh Nguyễn Đức
Dũng do bà Nguyễn Thị Kim đại diện, tại bản án sơ thẩm số 14/2005/DSST ngày
27/12/2005 Tòa án sơ thẩm quyết định về vấn đề án phí. Sau đó tại Bản án dân sự phúc
thẩm số 92/2006/DSPT ngày 26/04/2006, Tòa án đã hủy bản án dân sự số 14/2005/DSST
ngày 27/12/2005, như vậy vấn đề án phí cũng được hủy bỏ. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số
12/2006/DSST ngày 23/11/2006, Tòa án sơ thẩm tiếp tục đưa ra quyết định về án phí. Tại
bản án dân sự phúc thẩm số 34/2007/DSPT ngày 05/02/2007, Tòa án phúc thẩm đã quyết
định: Sửa án sơ thẩm: “Án phí: Anh Nguyễn Đức Dũng do bà Kim đại diện phải chịu
280.000 đ tiền án phí dân sự sơ thẩm được trừ vào 50.000 đ tiền dự phí kháng cáo đã
nộp tại biên lai thu tiền số 02308 ngày 06-12-2006 của Thi hành án quận nay còn phải
nộp 230.000 đ.Anh Dũng do bà Kim đại diện không phải chịu án phí phúc thẩm.Ông
Nguyễn Xuân Ngà phải chịu 70.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm”. Như vậy, căn cứ
theo các điều 131, 132 BLTTDS 2004 và chương 3 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997
về vấn đề án phí, thì quyết định của toàn án phúc thẩm số 34/2007/DSPT ngày
05/02/2007 là đúng đắn.
Ngoài ra, về việc “đã nộp bồi thường 5.000.000 đồng” mà bị đơn đã trình bày,
tại hai bản án sơ thẩm trước đó đều không được nhắc đến cũng như không giải quyết
trong quyết định của bản án, điều này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
bên bị đơn mà pháp luật luôn bảo vệ. Tuy nhiên Tòa án phúc thẩm số 34/2007/DSPT đã
xác định và ghi nhận điều này trong quyết định, xác nhận anh Nguyễn Đức Dũng do bà
Nguyễn Thị Kim đại diện đã nộp bồi thường 5.000.000 đ nay còn phải bồi thường
748.400 đ (bảy trăm bốn mươi tám ngàn bốn trăm đồng) nữa – đảm bảo tính công bằng
của pháp luật.
2. Nêu cách giải quyết của nhóm đối với tình huống nêu trên. Nêu rõ các căn cứ
pháp lý đối với cách giải quyết của nhóm.
Như đã phân tích ở phần đầu, căn cứ vào thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cũng như khoản 1 Điều 15 BLDS 1995 và Điều 2 Nghị quyết của Quốc
hội về việc thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 số 45/2005/QH11 về việc áp dụng hiệu lực
hồi tố trong một số trường hợp, cho thấy vụ án bồi thường thiệt hại này phải xử lý trên cơ
sở BLDS 1995 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường thiệt hại của bộ
6 | P a g e
luật này. Vì lẽ đó, căn cứ pháp lý chủ yếu để nhóm giải quyết vụ việc của đề bài đưa ra là
BLDS 1995 và Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004.
Điều 613 BLDS năm 1995 quy định:
"Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức
thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có
người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu có.
4. Tùy từng trường hợp, Tòa án quyết định buộc người xâm phạm đến sức khỏe
của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần mà người đó phải
gánh chịu.”
Xét trong vụ việc cụ thể của đề bài đưa ra, ông Ngà có thể được bồi thường chi phí
những khoản sau:
Thứ nhất: về chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Theo phần II mục 1 điểm 1.1 nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 thì
chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:
• Tiền thuê phương tiện đưa người thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua
các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ,
truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ.
• Tiền viện phí
7 | P a g e
• Tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại
theo chỉ định của bác sĩ
• Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có).
• Các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và
khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc
bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Theo đó, ông Ngà sẽ được bồi thường chi phí về tiền thuốc, tiền viện phí, tiền
giường bệnh, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ, chi phí đi lại
khám chữa bệnh. Nhóm em đồng ý với cách giải quyết của tòa phúc thẩm tại bản án dân
sự phúc thẩm số 34/2007/DSPT về các khoản chi phí trên. Cụ thể:
• Tiền viện phí, tiền thuốc có hóa đơn theo chỉ định của bác sĩ là 3.855.000 đồng.
• Tiền giường bệnh tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba là 500.000 đồng.
• Chi phí đi lại khám chữa bệnh là 760.000 đồng.
• Chi phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe là 1.350.000 đồng.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Ngà có đơn khiểu nại cho rằng ngoài số tiền được
Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận thì còn khoản tiền ông phải điều trị tại bệnh xá và tiền
thu nhập thêm, nhưng lại không được Tòa án xem xét giải quyết. Nhóm em cho rằng việc
ông Ngà yêu cầu được bồi thường tiền điều trị tại bệnh xá là hợp lý và được pháp luật ghi
nhận. Rõ ràng trong nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP quy định chi phí cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe có bao gồm “tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi
phí chiếu chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu… theo chỉ định của bác sĩ”, nên chi phí điều trị của ông Ngà tại bệnh xá cũng thuộc
phạm vi trên. Do đó, việc tòa án không xem xét giải quyết chi phí điều trị tại bệnh xá cho
ông Ngà là một sự thiếu xót.
Thứ hai: về thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Trong phần II mục 1 điểm 1.2, nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP đã quy định:
“Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi
sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm
phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút,
thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.”
8 | P a g e
Trong vụ việc trên, ta thấy có chi tiết nói ông Ngà đi làm và có tiền thu nhập tuy
nhiên đây chỉ là lời khai từ một phía của ông Ngà. Để xác định anh Nguyễn Đức Dũng có
phải bồi thường tiền thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất của ông Ngà hay không cần phải
làm rõ thực tế vụ việc. Với tình huống này chúng em xin được chia làm 2 trường hợp như
sau:
• Ông Nguyễn Xuân Ngà có thu nhập thực tế.
Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do thu nhập bị giảm sút trong thời gian điều trị
phải được chấp nhận. Trong lời yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình tại đơn khởi kiện
đề ngày 10/7/2004, “Bồi thường thiệt hại do thu nhập giảm sút 2 tháng là 5.000.000
đồng”. Yêu cầu của ông hoàn toàn phù hợp với quy định cua pháp luật, tuy nhiên không
thể chấp nhận ngay mức tiền bồi thường này khi chưa có sự xem xét.
Cụ thể: trước hết, ta cần làm rõ thu nhập của ông Ngà là thu nhập ổn định hay có
sự thay đổi mỗi tháng, nếu có sự thay đổi thu nhập giữa các tháng thì cần phải xem xét có
xác định được hay không. Đồng thời, cần làm sáng tỏ trong thời gian điều trị, thu nhập
thực tế của ông Ngà bị mất hay chỉ bị giảm sút. Sau khi xác định được các điều trên, ta có
thể áp dụng điểm b tiểu mục 1.2 phần II của nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP để tính toán
chi phí bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của ông Ngà như
sau:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời
gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại
điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì
khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.
• Ông Nguyễn Xuân Ngà không có thu nhập thực tế.
Nếu thực tế ông Ngà không hề có thu nhập như lời khai của ông tại đơn khởi kiện
thì yêu cầu bồi thường thiệt hại ở đây sẽ không được chấp nhận. Mục đích của bồi thường
9 | P a g e
thiệt hại là bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên điều đó cũng đồng thời
gây tổn thất cho người gây thiệt hại. Vì vậy cần xác định một cách tương đối chính xác
giá trị cần bồi thường tương ứng để công bằng cho cả đôi bên. Do đó, pháp luật đã quy
định chỉ bồi thường khi có thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Nếu ông Ngà hoàn toàn không có thu nhập thực tế thì cũng không thể có thu nhập bị mất
hay giảm sút trong quá trình điều trị. Khoản tiền này không thể bắt anh Dũng bồi thường,
vì đây là chi phí mà kể cả khi không có thiệt hại về sức khỏe và mất thời gian chữa trị,
ông Ngà cũng không có được.
Thứ ba: về chi phí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Trong đơn khởi kiện ông Ngà có yêu cầu khoản chi phí này là “Bồi thường chi phí
đi lại cho người nhà chăm sóc là 1.760.000 đồng (44 ngày đi xem ôm mỗi ngày 40.000
đồng)”. Tuy nhiên không thể chấp nhận ngay ý kiến chủ quan từ phía ông Ngà, khi xét
xử cần phải có sự xem xét cân nhắc kĩ càng để đưa ra một con số hợp lý. Theo quy định
tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao
gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện
việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Ở tình huống trên, bị đơn là anh Nguyễn Đức Dũng cần phải bồi thường chi phí
hợp lí cho người chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm các khoản như đã nêu tại Nghị
quyết 01/2004 cụ thể là tiền đi lại và tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình tại địa phương
nơi thực hiện việc chi phí. Tuy nhiên nếu ông Ngà được chữa trị ngay tại địa phương,
người chăm sóc cho ông không cần phải thuê trọ thì sẽ không có khoản bồi thường này.
Ngoài ra, cần phải bồi thường thêm nếu thu nhập thực tế của người chăm sóc cho
ông Nguyễn Xuân Ngà trong thời gian điều trị bị mất (thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại
điểm b tiểu mục 1.3 phần II nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP). Nếu trong thời gian chăm
sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả
10 | P a g e
lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì
họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.
Thứ tư: về chi phí bồi thường do tổn thất tinh thần
Trong BLDS 2005 thì mọi trường hợp gây tổn hại về sức khỏe cho người khác đều
phải bồi thường tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên vụ việc lại xảy ra trước khi bộ luật mới
có hiệu lực nên trong trường hợp này phải xử theo quy định của BLDS1995. Không phải
trong mọi trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi
thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà
người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và cần phải
được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Xét thấy trong trường hợp này tổn hại về sức khỏe của ông Ngà chưa đến mức gây
nên tổn thất lớn về tinh thần như đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm
sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm nên phần chi phí này có thể đã bị
tòa án bác bỏ. Trường hợp này anh Dũng không cần phải bồi thường thiệt hại do tổn thất
về tinh cho ông Ngà thần tuy nhiên đây có thể coi là một điểm hạn chế của bộ luật dân sự
cũ vì các trường hợp tổn hại về sức khỏe đều sẽ gây ra tổn hại tinh thần ở một mức độ
nhất định và cần có một khoản bồi thường hợp lí.
3. Đưa ra nhận xét, đánh giá về quy định của pháp luật hiện hành được áp dụng
đối với tình huống nêu trên
Các quy định của pháp luật được áp dụng đối với tình huống nêu trên là quy định
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong bộ luật dân sự 1995 và nghị quyết số
01/2004/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 1995 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nay được quy định lại với một số sửa đổi bổ sung trong
BLDS 2005 và nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Đây là căn cứ pháp lí quan trọng trong
những năm qua để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc có liên quan. Trong đó, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại
11 | P a g e
điều 609 BLDS năm 2005 và mục 1 phần II xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
tại nghị quyết số 03/2006.
3.1. Những ưu điểm của pháp luật hiện nay trong vấn đề bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng
Các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã thực sự đi vào đời sống và
nhận được nhiều sự quan tâm của các tầng lớp xã hội. Với hệ thống quy phạm cơ bản, rõ
ràng, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề, pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hơp
đồng đã phù hợp với thực tế, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp
với cơ chế mới – cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
hiện nay.
Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về
sức khỏe đã được các nhà làm luật quy định khá chi tiết trong BLDS cùng với nghị quyết
03/2006. Tại khoản 1 điều 609 BLDS 2005 quy định về chi phí bồi thường và được nghị
quyết số 03/2006 cụ thể tại phần II mục 1 điểm 1.1 khá chi tiết và hợp lí. Bộ luật đã đưa
ra những khoản bồi thường đầy đủ và cần thiết. Khi sức khỏe bị xâm hại thì việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của ngươi bị thiệt
hại là quan trọng và cấp thiết hơn cả. Bên cạnh đó luật cũng đưa ra những khoản chi phí
khác cần được bồi thường khác như thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại, và cụ thể chi tiết rõ cách xác định tại nghị quyết 03/2006 để tòa án nhân dân các
cấp thuận tiện trong việc xét xử.
Ngoài ra còn có những chi phí khác như chi phí hợp lý cho người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá
trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) và phần thu nhập bị mất của
người chăm sóc. Để tránh trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường quá cao so
với mức cần thiết, nghị định 03/2006 đã chỉ rõ chi phí này được bồi thường cho một
trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết
hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Bồi thường tổn thất về tinh thần tật khoản 2 của điều này (được chi tiết hóa tại
nghị quyết số 03/2006) đã có ưu điểm vượt trội hơn so với BLDS 1995 và nghị quyết số
01/2004 trước đó. Trong đó mọi trường hợp khi thiệt hại về sức khỏe thì người gây thiệt
12 | P a g e
hại đều phải bồi thường tổn thất tinh thần. Đây là ưu điểm của pháp luật hiện hành vì khi
sức khỏe đã bị thiệt hại thì chắc chắn sẽ có thiệt hại về tinh thần ở mức độ nào đó. Chính
vì thế, BLDS 2005 đã quy định phù hợp với thực tế về bồi thường tổn thất về tinh thần
cho người bị thiệt hại.
3.2 Một vài bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về vấn đề bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe
a, Trong việc xác định thu nhập của người bị thiệt hại.
Tại điểm b khoản 1 điều 609 BLDS thì “ nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt
hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của
lao động cùng loại”. Đồng thời, tại điểm a, tiểu mục 1.2 mục 1 phần II về xác định thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại tại nghị quyết số 03/2006 NQ-HĐTP quy định trong
trường hợp “nếu như trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực
tế nhưng không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế”.
Nghị quyết 03/2006 xác định thu nhập thực tế trong trường hợp này chưa hẳn đã hợp lí
và không thể áp dụng trong mọi trường hợp.Trên thực tế, đối với một số ngành nghề thì
khá khó để có thể xác định được mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Câu
hỏi được đặt ra là, trong số những người có lao động cùng loại với người bị thiệt hại, thì
phải tính trung bình thu nhập của những ai, và của bao nhiêu người ? ( Điển hình trong
ngành nghề kinh doanh buôn bán đơn lẻ, thu nhập của một người có thể phụ thuộc vào
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tại từng thời điểm khác nhau). Ngoài ra , nếu trong
trường hợp người bị thiệt hại lại thực hiện các lao động đặc thù mà không có lao động
cùng loại (như thầy lang làm nghề bốc thuốc) hoặc những người lao động mà chỉ có được
thu nhập sau một khoảng thời gian dài lao động (ví dụ trồng rừng, cây lâu năm) thì rất
khó xác định thu nhập thực tế theo hướng dẫn này. Đây là câu hỏi mà đặt ra khi vấn đề
này xuất hiện và pháp luật chưa điều chỉnh.
Chúng em đồng ý với quan điểm cho rằng nếu như không thể xác định được thu
nhập trung bình của lao động cùng loại thì xác định theo mức tiền lương tối thiểu do nhà
nước quy định. Đây cũng là hướng dẫn giải quyết mà luật trách nhiệm bồi thường của
nhà nước 2009 đã đưa ra tại khoản 3 điều 46.
b. Xác định tổn thất về tinh thần trong những trường hợp bị thiệt hại về sức khỏe
13 | P a g e
Hiện nay việc xác định tổn thất về tinh thần thường không có cơ sở. Các tòa án
thường dựa vào thực tế để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết
khác nhau khiến cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Tổn thất về tinh thần là
khái niệm trừu tượng vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong
từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại khoản 2 điều 609 BLDS, quy định về mức tối
đa về mức bồi thường tổn thất về tinh thần khi các bên không thỏa thuận thì mức tối đa
được không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định là chưa hợp lí vì :
Thứ nhất, theo kinh nghiệm của một số nước thì pháp luật không ấn định mức bồi
thường tối đa trong trường hợp thiệt hại do xâm phạm về tính mạng, sức khỏe
Thứ hai, sức khỏe, tính mạng của con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm
Thứ ba, Thực tiễn xét xử một số vụ việc liên quan tới sức khỏe khi pháp luật quy
định mức tối đa không phù hợp với thiệt hại thực tế xảy ra nhất là trong trường hợp ảnh
hưởng tới cuộc đời của họ như vô sinh, hiếp dâm. Mặc dù sức khỏe được hồi phục nhưng
tổn thất về tinh thần ảnh hưởng tới cuộc sống của họ kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt
đời . Hay trong thực tế có những trường hợp bị một người tạt a xít phỏng mặt, mũi, tai tỉ
lệ thương tật 80% theo suốt đời nhưng người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường 31 triệu
đồng. Việc pháp luật quy định như vậy, trong một số trường hợp còn gây ra “ hiệu ứng”
xã hội xấu khi mà một số đối tượng coi sức khỏe của người khác dưới góc độ trách nhiệm
dân sự chỉ mất một khoản tiền như 30 triệu.
Theo đánh giá của các thẩm phán thì các vụ việc khác nhau thì khả năng kinh tế
của các chủ thể khác nhau. Việc quy định mức tối đa hiện nay cũng không phù hợp với
tình hình, điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, BLDS nên sửa đổi theo hướng
chỉ quy định mức tối thiểu, không quy định mức tối đa. Thẩm phán xét xử sẽ căn cứ vào
tình tiết vụ án sẽ ra phán quyết và ấn định mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể.
Sẽ có quan điểm cho rằng, nếu không khống chế mức tối đa thì sẽ dẫn đến “tùy tiện”
trong việc đưa ra mức bồi thường. Tuy nhiên, với quy định hiện hành về cấp xét xử, đạo
đức nghề nghiệp thì thẩm phán khó có thể tùy tiện trong việc đưa ra mức bồi thường.
c. Vấn đề xác định chi phí phục hồi sức khỏe
Nếu giả sử trong trường hợp trên, ông Ngà mất khả năng quan sát, đi đứng nên
phải thay thế bằng chân giả, tay giả, mắt giả… thì chi phí để lắp chân giả, mắt giả… xác
14 | P a g e
định cụ thể theo giá trị của Việt Nam sản xuất hay nước ngoài sản xuất hay tự người bị
thiệt hại đi đặt chân, tay giả cho phù hợp. Theo quy định của pháp luật hiện hành về vấn
đề này chỉ dừng lại ở việc liệt kê đơn thuần mà chưa dự liệu hết được những tình huống
có thể phát sinh trong xã hội, theo tiến độ phát triển của xã hội và công nghệ thẩm mỹ,
nhận thức về giá trị cuộx sống của mỗi cá nhân sẽ thay đổi theo. Trong khi đó, những
thiết bị thay thế bộ phận cơ thể người thì có giá thành trên thị trường khá cao, chưa kể
đến sự chênh lệch về chi phí nếu người bị thiệt hại có nhu cầu sử dụng những thiết bị có
chất lượng tốt hơn và giá thành cao hơn thông thường. Điều này sẽ dẫn đến tranh chấp về
số tiền mà bên gây thiệt hại phải bồi thường.
Thực trạng của pháp luật quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm vẫn mang tính chất định khung mà chưa định tính trách nhiệm của người gây
ra thiệt hại phải bồi thường như thế nào. Nếu chỉ quy định của pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì vô hình chung các nhà làm luật chỉ quan tâm đến
người bị gây thiệt hại về sức khỏe, đảm bảo tối thiểu cho sự tồn tại mà chưa đúng nghĩa
để người đó tiếp tục được sống, được mưu cầu hạnh phúc và theo đó các quyền dân sự
được bảo đảm thực hiện như trước khi người đó bị gây thiệt hại về sức khỏe.
d. Xác định thu nhập thực tế của người chăm sóc
Điểm c khoản 1 điều 609 BLDS 2005 quy định : "nếu người bị thiệt hại mất khả
năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí
hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại". Tại nghị quyết 03/2006 của về hướng dẫn
áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã nêu
cách xác định thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị. Tuy nhiên, nghị quyết 03 chưa xác định trong trường hợp nếu như người
chăm sóc người bị thiệt hại trước đó chưa lao động nhưng vào hôm người đó lao động thì
người đó phải bỏ lại công việc để chăm sóc cho người bị thiệt hại. Nếu như vậy thì có xác
định thu nhập thực tế của người chăm sóc hay không? Nếu xác định thì phải xác định như
thế nào? Đây là một vấn đề mà pháp luật hiện nay chưa có điều luật để điều chỉnh trong
trường hợp này.
KẾT LUẬN
15 | P a g e
Trên đây là nội dung tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể là bồi
thường khi sức khỏe bị xâm hại của nhóm em thông qua giải quyết một vụ việc thực tế có
lien quan. Bài làm của chúng em còn nhiều sai sót, kính mong được thầy cô và các bạn
góp ý để nhóm hoàn thiện bài tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật dân sự 1995.
2. Bộ luật dân sự 2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
4. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2004/HĐTP
về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Dân sự về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
5. Nghị quyết của Quốc hội số 45/2005/QH11.
6. Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí án.
7. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-
CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng.
8. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe, tính mạng – TS. Phùng
trung tập
9. Phạm Văn Bằng, “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề cần
đặt ra khi sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
4/2013
10. Nguyễn Văn Hợi, “Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi sức
khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”, Tạp
chí toà án, số tháng 7/2011.
11. Một số vấn đề lí luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và hướng hoàn thiện
/>luan-ve-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-va-huong-hoan-thien
12. Trách nhiệm dân sự bồi thường ngoài hợp đồng những bất cập và giải pháp hoàn
thiện />THUONG-NGOAI-HOP-DONG-NHUNG-BAT-CAP-GIAI-PHAP-HOAN-
THIEN.htm.htm
16 | P a g e
17 | P a g e