Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

thành phần động vật đáy (zoobenthos) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 54 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




NGUYỄN VĂN ĐUA




THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT ĐÁY (Zoobenthos)
TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC TỈNH HẬU GIANG
VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






Cần Thơ, 2013







TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




NGUYỄN VĂN ĐUA


THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT ĐÁY (Zoobenthos)
TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC TỈNH HẬU GIANG
VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN






Cần Thơ, 2013
i

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
Thủy Sản trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi học tập, rèn luyện
và trao dồi kiến thức trình độ chuyên ngành một cách tốt nhất trong thời gian
tôi học ở trƣờng.
Xin cảm ơn cha mẹ và gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
đƣợc tiếp tục học tập.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đang công tác tại Bộ môn Thủy sinh học
ứng dụng, khoa Thủy Sản, trƣờng Đại học Cần Thơ đã động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Kim Liên đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu và thực hiện đề tài này.
Gửi lời cảm ơn đến anh Lâm Quang Huy đã cùng tôi đi suốt chặng đƣờng thực
hiện đề tài này. Cảm ơn bạn Thảo My, Cẩm Giang, Ngọc Quang, Trúc Linh,
Kiều Phƣơng lớp Nuôi trồng thủy sản khóa 36 đã động viên và hỗ trợ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn anh Nam, bạn Nghi cùng với tập thể sinh viên ngành Nuôi trồng
thủy sản liên thông khóa 38 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Sự thành công của ngày hôm nay của tôi, ngoài sự cố gắng của bản thân mình.
Tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trƣờng, thầy cô và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi vƣợt qua khó khăn để thực hiện thành công đề tài
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Văn Đua



ii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các kết quả và số liệu trong
đề tài tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ,
chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu cùng cấp nào. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trƣớc trƣờng về sự cam kết này.

Tp. Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Văn Đua
iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành với mục tiêu là nhằm xác định tính đa dạng
thành phần loài động vật đáy, trên cơ sở đó đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên ở
khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng chƣơng trình quan trắc sinh
học trên tuyến sông Hậu. Nghiên cứu đƣợc thực hiện gồm 2 đợt thu mẫu vào
mùa mƣa với đợt 1 vào tháng 6/2013 và đợt 2 là tháng 9/2013 tại tỉnh Hậu
Giang và Thành phố Cần Thơ. Tổng số điểm thu mẫu gồm có 21 điểm với 8
điểm trên tuyến sông chính và 13 điểm trên các nhánh sông. Mẫu định tính và
định lƣợng đƣợc thu bằng gàu Petersen.
Kết quả đã tìm thấy tổng cộng 47 loài động vật đáy thuộc 6 lớp: Oligochaeta,
Polychaeta, Gastropoda, Bivalvia, Crustacea và Insecta. Trong đó, thành phần
loài thuộc ngành động vật thân mềm (Gastropoda và Bivalvia) phong phú hơn
so với các giống loài động vật đáy thuộc các lớp khác với lần lƣợt là 20 loài
chiếm 42% và 15 loài chiếm 32%. Thành phần loài động vật đáy không có sự

khác biệt lớn qua 2 đợt khảo sát (36 loài ở đợt 1và 37 loài ở đợt 2). Tại tuyến
sông chính phát hiện đƣợc 39 loài động vật đáy và các nhánh sông cũng tìm
thấy 40 loài đều thuộc 6 lớp. Thành phần loài động vật đáy trên các nhánh
sông cao hơn tuyến sông chính với 12±4 loài (1.042 ct/m
2
) trên các nhánh
sông và 10±4 loài (376 ct/m
2
) trên tuyến sông chính. Trên tuyến sông chính, ở
đợt 1 thành phần loài cao nhất là sông Thốt Nốt với 23 loài (1.390 ct/m
2
) và
thấp nhất tại điểm sông Trà Nóc với 1 loài (10 ct/m
2
), ở đợt 2 số lƣợng loài
cao nhất tại sông Bình Thủy với 15 loài (260 ct/m
2
) và thấp nhất tại sông Trà
Nóc với 7 loài (1.020 ct/m
2
). Trên các nhánh sông, ở đợt 1 sông Bò Ót có
thành phần loài cao nhất với 18 loài (657 ct/m
2
) và thấp nhất tại nhánh sông
Cái Dầu với 7 loài (67 ct/m
2
), đợt 2 tại kênh Thắng Lợi 1 có thành phần loài
cao nhất với 18 loài (13.186 ct/m
2
) và thấp nhất tại nhánh sông Trà Nóc với 5

loài (57 ct/m
2
).
Chỉ số đa dạng H’ tƣơng đối thấp và dao động trong khoảng từ 0,00–2,61. Chỉ
số đa dạng H’ trên tuyến sông chính dao động từ 0,32-2,13 (trung bình
1,69±0,58) thấp hơn các nhánh sông là 1,19-2,29 (trung bình 1,67±0,38). Đợt
1, trên tuyến sông chính có chỉ số đa dạng H’ là 0,00–2,61 dao động từ mức
rất ô nhiễm đến ô nhiễm nhẹ, các nhánh sông từ 1-2,3 trong khoảng ô nhiễm
đến ô nhiễm nhẹ. Đợt 2, chỉ số đa dạng H’ tại tuyến sông chính và các nhánh
sông đều dao động thuộc mức rất ô nhiễm đến ô nhiễm nhẹ với lần lƣợt là
0,65-2,29 và 0,7-2,3.
iv

MỤC LỤC
Chƣơng I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Nội dung đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
Chƣơng II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang 3
2.2 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Cần Thơ 5
2.3 Thành phần động vật đáy trong thủy vực nƣớc ngọt 6
2.4 Vai trò của động vật đáy 8
2.5 Các yếu tố môi trƣờng trong hệ sinh thái sông 8
2.5.1 Nhiệt độ 8
2.5.2 pH 9
2.5.3 Độ trong 9
2.5.4 Lƣu tốc dòng chảy và tính chất nền đáy 9
2.5.5 Ứng dụng chỉ số đa dạng dựa vào quần thể động vật đáy 10

Chƣơng III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Vật liệu nghiên cứu 11
3.1.1 Vật liệu thu mẫu 11
3.1.2 Hóa chất cố định mẫu 11
3.2 Địa điểm thu mẫu 11
3.3 Chu kỳ thu mẫu 13
3.4 Phƣơng pháp thu mẫu 13
3.4.1 Phƣơng pháp thu mẫu động vật đáy 13
3.4.2 Phƣơng pháp thu và phân tích một số yếu tố môi trƣờng 14
3.5 Phƣơng pháp phân tích mẫu động vật đáy 14
3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu 15
Chƣơng IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
v

4.1 Thành phần động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và
Thành Phố Cần Thơ 16
4.2 Thành phần loài động vật đáy qua các đợt thu mẫu 17
4.3 Tuyến sông chính 19
4.3.1 Thành phần động vật đáy trên tuyến sông chính 19
4.3.2 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu . 20
4.3.3 Biến động thành phần và mật độ động vật đáy trên tuyến sông chính tại
các điểm thu mẫu 21
4.4 Các nhánh sông 25
4.4.1 Thành phần động vật đáy trên các nhánh sông 25
4.4.2 Thành phần loài động vật đáy trên các nhánh sông qua các đợt thu mẫu 26
4.4.3 Biến động thành phần và mật độ động vật đáy trên các nhánh sông tại
các điểm thu mẫu 28
4.5 So sánh thành phần loài và mật độ động vật đáy qua các đợt thu mẫu 33
4.5.1 So sánh thành phần loài và mật độ động vật đáy tại tuyến sông chính và
nhánh sông 33

4.5.2 So sánh thành phần loài động vật đáy tại các điểm thu mẫu 34
4.6 Chỉ số đa dạng động vật đáy 35
Chƣơng V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40


vi

PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1. Xếp hạng chất lƣợng nƣớc theo chỉ số đa dạng 10
Bảng 2. Các điểm thu mẫu của khu vực khảo sát 12
Bảng 3. Phƣơng pháp thu và phân tích các yếu tố môi trƣờng 14


vii

PHỤ LỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 3
Hình 2.2 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ 5
Hình 3.1 Các điểm thu mẫu đƣợc định vị trên bản đồ 13
Hình 4.1 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu
Giang và Thành Phố Cần Thơ 16
Hình 4.2 Thành phần loài động vật đáy qua các đợt thu mẫu 18
Hình 4.3 Thành phần động vật đáy trên tuyến sông chính 19
Hình 4.4 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính qua các đợt thu
mẫu 21
Hình 4.5 Thành phần loài động vật đáy trên tuyến sông chính tại các điểm thu
mẫu. 22

Hình 4.6 Mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính qua
các đợt khảo sát 25
Hình 4.7 Thành phần động vật đáy trên các nhánh sông 26
Hình 4.8 Thành phần loài động vật đáy tại các nhánh sông qua các đợt thu
mẫu 27
Hình 4.9 Thành phần loài động vật đáy trên các nhánh sông tại các điểm thu
mẫu 28
Hình 4.10 Mật độ động vật đáy trên các nhánh sông tại các điểm thu mẫu 32
Hình 4.11 Thành phần loài động vật đáy trung bình trên tuyến sông chính và
các nhánh sông 33
Hình 4.12 Thành phần loài trung bình trên tuyến sông chính tại các điểm thu
mẫu 34
Hình 4.13 Biến động trung bình thành phần loài tại các nhánh sông 35
Hình 4.14 Chỉ số đa dạng động vật đáy trên tuyến sông chính qua 2 đợt thu
mẫu 36
Hình 4.15 Chỉ số đa dạng thành phần loài tại các nhánh sông 37

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
H’: chỉ số đa dạng sinh học.
K. NT Sông Hậu (giữa): giữa kênh Nông trƣờng sông Hậu.
K. NT Sông Hậu (đầu): đầu kênh Nông trƣờng sông Hậu.
K.Thắng Lợi 1: giữa kênh Thắng Lợi.
K. Thắng Lợi 2 (đầu kênh): đầu kênh thắng lợi.
Ns.Cái Côn: nhánh sông Cái Côn.
Ns. Cái Dầu: nhánh sông Cái Dầu gần công ty Minh Phú.
Ns.Cái Dầu (Ngã 6): nhánh sông Cái Dầu gần Thị trấn Ngã 6.
Ns. Mái Dầm: nhánh sông Mái Dầm.
Ns. Ô Môn: nhánh sông Ô Môn.

Ns.Thốt Nốt: nhánh sông Thốt Nốt.
Ns. Trà Nóc: nhánh sông Trà Nóc.
S. Bến Phà Đông Phú: Bến Phà Đông Phú gần khu công nghiệp Nam Sông
Hậu.
S. Bình Thủy: tuyến sông Hậu chảy qua Quận Bình Thủy.
S. Bò Ót: sông Bò Ót.
S. Cái Côn: tuyến sông Hậu chảy qua gần cửa sông Cái Côn.
S. Cái Răng: sông Cái Răng.
S. Ninh Kiều: sông Ninh Kiều tại công viên sông Hậu.
S. Ô Môn (Vàm Thới An): Vàm Thới An tại gần đầu sông Ô Môn.
S.Thốt Nốt: sông Thốt Nốt.
S. Trà Nóc: sông Trà Nóc gần công ty Bình An, khu công nghiệp Trà Nóc.
TT.Mái Dầm: tuyến sông Hậu chảy qua Thị trấn Mái Dầm.
TOM: hàm lƣợng vật chất hữu cơ trên nền đáy.
1

Chƣơng I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Sông Hậu là một trong hai phân lƣu của sông Mê Kông. Phân lƣu còn lại là
sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ
Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu đƣợc gọi là sông Bassac (Tonlé Bassac
theo tiếng Khmer). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Sông Hậu đổ
ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ
khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu
chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và
Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc
Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và
huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km
(
Sông Hậu là nguồn cung cấp nƣớc quan trọng cho các hoạt động sinh hoạt,

nông nghiệp, công nghiệp tại tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần thơ. Tình
trạng nguồn nƣớc đang bị ô nhiễm nhƣ hiện nay đã khiến cho hệ sinh thái
đang dần dần mất cân bằng. Bên cạnh đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản
đang có những ảnh hƣởng sâu sắc đến môi trƣờng nƣớc. Một số hoạt động gây
ô nhiễm môi trƣờng nhƣ là : Công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông
nội thủy, đánh bắt khai thác thủy sản, du lịch,… Trong nguồn nƣớc tự nhiên,
luôn có sự tồn tại của các sinh vật sống từ tầng mặt tới tầng đáy. Sự xuất hiện
của các sinh vật này còn góp phần đánh giá chất lƣợng nƣớc hiện tại của thủy
vực.
Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng các sinh vật để đánh giá, kiểm soát và
cải thiện chất lƣợng môi trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa
học thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nƣớc đang phát triển, đặc
biệt là một số nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (Lê Văn
Khoa và ctv, 2007). Một trong những phƣơng pháp đánh giá nhanh là quan
trắc môi trƣờng thông qua nhóm sinh vật chỉ thị, nhóm sinh vật này phản ứng
với toàn bộ tác động của môi trƣờng (Nguyễn Dƣơng Thạo và ctv, 2007). Ở
miền Bắc và miền Trung đã có nhiều nghiên cứu, nhƣng ở Miền Nam thì chƣa
có nhiều nghiên cứu. Do đó đề tài: “Thành phần động vật đáy (Zoobenthos)
trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ” đƣợc thực
hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát thành phần động vật đáy trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang
và Thành phố Cần Thơ để xác định tính đa dạng thành phần loài động vật đáy.
2

Trên cơ sở đó nhằm đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
làm cơ sở cho việc xây dựng chƣơng trình quan trắc sinh học trên tuyến sông
Hậu.
1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát thành phần loài và mật độ của động vật đáy trên tuyến sông Hậu

thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ.
Ứng dụng chỉ số đa dạng sinh học để đánh giá chất lƣợng nƣớc tại các điểm
thu.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 06/2013 đến tháng 12/2013.












3

Chƣơng II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Vị trí địa lý
Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu
Long thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km
2
, dân số 822.818
ngƣời (năm 2009). Tỉnh nằm trong giới hạn 105
0

19’39” – 105
0
53’49” kinh độ
Đông và 9
0
34’59” – 9
0
59’39” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với thành phố Cần
Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh
Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Nằm trung
gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu
nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây
Nam).
Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trƣng chung của đồng bằng sông Cửu Long.
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A,
quốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng
Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Có thể chia làm 3 vùng nhƣ sau:
Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hƣớng Tây Bắc. Diện tích 19.200
ha, phát triển mạnh về kinh tế vƣờn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
4

Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát
triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa có gió Tây

Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng
4 hằng năm. Nhiệt độ trung bình là 27
o
C không có sự chênh lệch quá lớn qua
các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35
o
C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng
12 (20,3
o
C). Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97%
lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng
1800 mm/năm, lƣợng mƣa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Độ ẩm
trung bình trong năm là 82%.
Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven
sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. Do điều kiện địa lý của
vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hƣởng của chế độ
nguồn nƣớc sông Hậu, vừa chịu ảnh hƣởng chế độ triều biển Đông, biển Tây
và chế độ mƣa nội tỉnh.






5

2.2 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Cần Thơ


Hình 2.2 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ
Vị trí địa lý
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ƣơng, nằm bên hữu ngạn của sông
Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 24 tháng 6 năm 2009,
thành phố Cần Thơ chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định công
nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng
đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt Nam.
Thành Phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105
0
13’38” – 105
0
50’35” kinh độ Đông
và 9
0
55’08” – 10
0
19’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu.
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km
2
và dân số hơn
1,2 triệu ngƣời (năm 2011). Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất
của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông.
Địa hình
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông
bồi đắp và đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng
sông Hậu. Địa hình nhìn chung tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất
nông, ngƣ nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng
6

ven sông Hậu và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông

bắc sang phía tây nam. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng
lƣới sông, kênh, rạch khá chằng chịt.
Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng
ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, lƣợng
mƣa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% -
87%. Do chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ,
chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.
Thủy văn
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong
đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lƣợng phù sa của
sông Hậu là 35 triệu m
3
/năm. Tại Cần Thơ, lƣu lƣợng cực đại đạt mức 40.000
m
3
/s. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các
quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra
sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có
tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và
có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ còn có hệ
thống kênh rạch dày đặc với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông
lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua Thành phố nối thành mạng đƣờng
thủy.
2.3 Thành phần động vật đáy trong thủy vực nƣớc ngọt
Theo báo cáo Tổng cục môi trƣờng (2010) động vật đáy vùng đồng bẳng Nam
Bộ có sự hiện diện của lớp côn trùng (Insecta) và ngành phụ giáp xác
(Crustacea) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), lớp chân bụng (Gastropoda)
và lớp (Bivalvia) thuộc ngành thân mềm (Mollusca), lớp phụ giun ít tơ

(Oligocheata) và lớp giun nhiều tơ (Polycheata) thuộc ngành (Annelida).
Trong đó, lớp Polycheata và Oligocheata có thành phần loài chiếm ƣu thế và
phân bố rộng khắp các điểm quan trắc. Về tính chất của động vật đáy cho thấy
động vật đáy sống trong một thủy vực không những chịu tác động của các yếu
tố lý hóa học của nƣớc mà chúng còn chịu tác động trực tiếp với chất đáy
(Dƣơng Trí Dũng, 2001). Ngoài ra, vùng hạ lƣu sông có nƣớc chảy chậm, nền
đáy mềm bùn cát, cát bùn là môi trƣờng thích hợp cho nhóm hai mảnh vỏ phát
triển. Thủy vực nƣớc tĩnh nhƣ hồ tự nhiên thì vùng ven bờ có nền đáy mềm
bùn cát, nhóm thân mềm và tôm cua phát triển hơn vùng đáy sâu. Quần xã
thủy sinh vật nƣớc lợ, mặn thƣờng phong phú hơn về thành phần loài và cao
7

hơn về sinh khối so với quần xã nƣớc ngọt (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002).
Qua nghiên cứu của Dƣơng Trí Dũng và ctv (2008) đƣợc thực hiện trên kinh
Cái Mây, Phú Tân, An Giang vào mùa lũ với 10 điểm khảo sát. Kết quả cho
thấy thành phần loài động vật đáy nghèo nàn với 21 loài trong đó nhóm hai
mảnh vỏ chiếm ƣu thế với giống hến nƣớc ngọt (Corbicula spp) là nhóm sinh
vật chỉ thị cho môi trƣờng chịu tác động trực tiếp của nguồn nƣớc sông. Số
lƣợng động vật đáy biến động rất lớn từ 20,9 – 3.569g/m
2
trên các điểm khảo
sát vì có sự khác biệt lớn về kích thƣớc và số lƣợng của các loài hến. Với
phƣơng pháp phân tích PCR có độ tƣơng đồng từ 25 – 30% đã phân đoạn kinh
Cái Mây thành 3 khu vực trong đó đoạn giữa của con kinh là nơi thích hợp cho
sự lƣu trữ, bảo vệ các loài thủy sản.
Lê Công Quyền và ctv (2011) nghiên cứu sự phân bố động vật đáy ở rạch Cái
Sao, tỉnh An Giang đƣợc thực hiện từ tháng 02/2009 đến 8/2009 tại 8 vị trí
khảo sát khác nhau dọc theo tuyến rạch Cái Sao qua 7 đợt thu mẫu. Kết quả là
đã phát hiện đƣợc 12 loài động vật đáy thuộc 5 lớp bao gồm Oligochaeta,
Polychaeta, Crustacae, Gastropoda và Bivalvia. Số lƣợng động vật đáy qua các

đợt khảo sát biến động từ 110 – 7,340 cá thể/m
2
. Biến động khối lƣợng qua
các đợt khảo sát từ 21,03 – 5.087,87g/m
2
. Chỉ số đa dạng Shannon biến động
từ 0,528 đến 2,019. Với mức tƣơng đồng 50% sinh khối của động vật đáy, khu
vực nghiên cứu đƣợc phân thành 2 vùng khác nhau vào mùa khô và 3 vùng
vào mùa mƣa. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Dƣơng Trí Dũng và ctv
(2011) về việc sử dụng động vật đáy để đánh giá sự ô nhiễm nƣớc thải sinh
hoạt tại rạch Tầm Bót, Long Xuyên đƣợc thực hiện vào mùa mƣa và mùa khô
trong năm 2007 – 2008. Kết quả cho thấy trong khu vực này thành phần loài
sinh vật đáy kém phong phú, với 11 loài thuộc 5 nhóm: Oligochaeta,
Polychaeta, Insecta, Gastropoda, và Bivalvia. Số lƣợng động vật đáy biến
động rất lớn, từ 450 đến 26.220 ct/m
2
do sự đóng góp của loài Limnodrilus
hoffmeisteri. Sinh khối động vật đáy do lớp hai mảnh vỏ quyết định. Nguyễn
Thị Mai Thuy, 2013 khảo sát thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên tuyến
sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Thành phố Cần Thơ. Ghi nhận kết quả tổng
cộng có 38 loài thuộc 6 lớp là: Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Insecta,
Oligochaeta và Polychaeta. Trong đó, Gastropoda là loài có số lƣợng chiếm
nhiều nhất với 13 loài chiếm 33%, ít nhất là lớp Polychaeta chỉ với 3 loài
chiếm 8%, các lớp còn lại dao động từ 4 – 8 loài chiếm 11 – 12%. Chỉ số đa
dạng Shannon – Weaver trung bình ở 2 thủy vực sông chính và sông nhánh
đều khá thấp, lần lƣợt là
31,083,1 ;08,069,1 
, điều này cho thấy môi trƣờng
nƣớc tại các điểm thu trên tuyến sông Hậu đều bị ô nhiễm. Về thủy vực nƣớc
lợ, mặn thì thành phần loài động vật đáy quanh khu vực ven biển Kiên Giang

8

cũng phong phú với 56 loài. Trong đó, nhóm có số loài chiếm ƣu thế là
Arthropoda (24 loài) (Nguyễn Văn Thƣờng và ctv, 1994). Theo nghiên cứu
của Lê Văn Đọ, 2012 khảo sát thành phần động vật đáy (Zoobenthos) ở khu
vực rừng tràm Mỹ Phƣớc và Cù Lao Dung Thành phố Sóc Trăng. Kết quả
khảo sát thu đƣợc là khu vực rừng ngập mặn Cù Lao Dung qua hai mùa khá đa
dạng, tổng cộng có 66 loài thuộc 43 họ, 4 lớp và 18 bộ. Trong 4 lớp đó, đa
dạng nhất là lớp chân dụng (Gastropoda thuộc 15 họ, 7 bộ), lớp giáp xác
(Crustacea thuộc 15 họ, 5 bộ), giun nhiều tơ (Polycheata thuộc 9 họ, 4 bộ), lớp
hai mãnh vỏ (Bivalvia thuộc 4 họ, 2 bộ). Trong đó, Gastropoda có thành phần
loài cao nhất (27 loài, chiếm 41%), kế đến là Crustacea (20 loài, chiếm 30%)
và thấp nhất là lớp Bivalvia (5 loài, chiếm 8%).
2.4 Vai trò của động vật đáy
Động vật đáy là nhóm sinh vật có vai trò rất quan trọng trong thủy vực nhƣ là
mắc xích rất quan trọng trong mạng lƣới thức ăn, có khả năng lọc sạch nƣớc
và làm sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng (Thái Trần Bái, 2005). Trong môi
trƣờng trầm tích đáy giàu dinh dƣỡng hữu cơ thì các loài giun ít tơ và một số
ấu trùng muỗi lắc quyết định (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002). Trong đó, giun
ít tơ thuộc họ Tubificidae luôn xuất hiện trên các điểm khảo sát đã chứng tỏ sự
ô nhiễm của môi trƣờng nƣớc. Nhóm động vật hai mảnh vỏ (nhóm hến) chỉ
xuất hiện trên hệ thống kênh rạch lƣu thông với sông và nhóm động vật chân
bụng (nhóm ốc) thƣờng phân bố trên đồng ruộng (Dƣơng Trí Dũng và ctv,
2008). Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2007) thành phần thức ăn động vật đáy
quan trọng gồm có: giun ít tơ, trai ốc, ấu trùng, côn trùng và giáp xác (tôm,
cua). Quá trình lọc nƣớc của thủy sinh vật đã chuyển từ chất hữu cơ lơ lững
thành chất lắng tụ ở nền đáy, quá trình này chủ yếu do hoạt động của nhóm
Bivalvia, khiến cho chất độc chất hữu cơ đƣợc loại khỏi tầng nƣớc (Dƣơng Trí
Dũng, 2001).
2.5 Các yếu tố môi trƣờng trong hệ sinh thái sông

2.5.1 Nhiệt độ
Theo Boyd (1990) các loài nƣớc ấm sinh trƣởng tốt nhất ở nhiệt độ 25–32
0
C.
Ở vùng nhiệt đới vĩ độ thấp, nhiệt độ thƣờng biến động trong khoảng đó quanh
năm, nhƣng nhiệt độ rất thấp vào mùa đông làm chậm sinh trƣởng của các loài
sinh vật nuôi nƣớc ấm và sinh vật làm thức ăn của chúng. Ngoài ra, nhiệt độ
ảnh hƣởng lên các quá trình hóa học và sinh học. Nhìn chung, tốc độ phản ứng
hóa học và sinh học tăng gấp đôi khi tăng nhiệt độ 10
0
C. Có nghĩa rằng thủy
sinh vật tiêu thụ O
2
gấp đôi ở 30
0
C so với 20
0
C và phản ứng hóa học sẽ gấp 2
lần nhanh hơn ở 30
0
C so với 20
0
C. Giá trị nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian,
9

thời tiết trong ngày và các mùa trong năm mà giá trị nhiệt độ có sự khác biệt
tƣơng đối giữa các điểm quan trắc và dao động từ 29,8–31,6 (Tổng cục môi
trƣờng, 2010). Nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và ctv (2007) ở các thủy
vực nội địa, quy luật biến đổi nhiệt độ nƣớc theo mùa phức tạp hơn so với đại
dƣơng. Các thủy vực ôn đới có chế độ nhiệt độ nƣớc bề mặt dao động trong

khoảng 0–25
0
C. Ở các thủy vực nhiệt đới, nƣớc bề mặt có nhiệt độ dao động
trong khoảng 20–35
0
C. Ở ruộng cấy lúa vùng nhiệt đới, nhiệt độ nƣớc có thể
lên tới 40
0
C.
2.5.2 pH
Theo Boyd (1990) độ pH của hầu hết ao nƣớc ngọt thì khoảng 6–9 và trong
một ao xác định thƣờng có sự biến động pH ngày–đêm 1–2 độ. Ao nƣớc lợ
thƣờng có giá trị pH khoảng 8–9 và sự biến động pH ngày–đêm nhỏ hơn trên
ao nƣớc ngọt. Giá trị pH trên hầu hết các nhánh sông đều có giá trị vào mùa
khô cao hơn mùa mƣa đặc biệt là trên sông Tiền và sông Hậu (Tổng cục môi
trƣờng, 2010).
2.5.3 Độ trong
Theo Boyd (1990) độ trong trong khoảng từ 30–45 cm, nếu nƣớc đục do thực
vật phù du thì ao có điều kiện tốt. Trong nhiều thủy vực có mối liên quan lớn
giữa độ trong và mật độ sinh vật phù du. Bởi vì mật độ sinh vật phù du tăng,
độ trong giảm. Tuy nhiên nếu nƣớc chứa nhiều chất gây đục từ hạt sét hay xác
hữu cơ thì độ trong không liên quan đến mật độ thực vật phù du.
2.5.4 Lƣu tốc dòng chảy và tính chất nền đáy
Tốc độ dòng chảy và cấu trúc nền đáy có sự tác động đến sự phân bố cũng nhƣ
cấu trúc thành phần động vật đáy, vùng lƣu vực sông có nƣớc chảy chậm, nền
đáy mềm bùn–cát, cát–bùn là môi trƣờng thích hợp cho nhóm hai mảnh vỏ
phát triển (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2002).
10

2.5.5 Ứng dụng chỉ số đa dạng dựa vào quần thể động vật đáy

Bảng 1. Xếp hạng chất lƣợng nƣớc theo chỉ số đa dạng

Chỉ số đa dạng
Chất lƣợng nƣớc
<1
Rất ô nhiễm
1-2
Ô nhiễm
> 2-3
Hơi ô nhiễm
> 3-4,5
Sạch
> 4,5
Rất sạch
(Nguồn: Stau và ctv., 1972; trích dẫn bởi Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002)
Ở các thủy vực đã bị nhiễm bẩn nặng, trong thành phần động vật đáy ấu trùng
Chironimidae chiếm ƣu thế so với Oligochaeta thủy vực ít bẩn. Ở thủy vực
bẩn vừa Oligochaeta và Chironimidae thay phiên nhau giữ vai trò ƣu thế.
Nhƣng ở những thủy vực bẩn vừa loại α, Oligochaeta luôn chếm ƣu thế, còn
thủy vực rất bẩn đã không gặp ấu trùng Chironimidae và Mosllusca. (Nguồn
Nguyễn Xuân Quýnh và ctv., 2004; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mai Thuy.,
2013).
Các phƣơng pháp sử dụng yếu tố sinh học chỉ thị môi trƣờng thƣờng thông
qua một số chỉ số sinh học bao gồm (i) cấu trúc quần xã và mật độ/số lƣợng;
(ii) chỉ số ƣu thế; (iii) chỉ số đa dạng và (iv) chỉ số sinh học tổ hợp. (Nguyễn
Thị Mai Thuy., 2013).

11

Chƣơng III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu thu mẫu
 Gàu đáy Petersen.
 Ca nhựa.
 Kính hiển vi.
 Kính lúp nổi.
 Kính lúp cầm tay.
 Sàng đáy.
 Bọc nilong.
 Máy đo pH.
 Đĩa secchi.
 Máy định vị (GPS).
 Phiếu điều tra.
 Một số dụng cụ khác.
3.1.2 Hóa chất cố định mẫu
Formol thƣơng mại 38 – 40%, cồn 70%.
3.2 Địa điểm thu mẫu
Nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành tại các sông, nhánh sông dọc theo sông Hậu
thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ. Các điểm thu mẫu sẽ phải đặc
trƣng cho vùng thủy vực tại nơi thu mẫu. Các điểm thu mẫu đƣợc trình bày cụ
thể ở bảng 2.







12


Bảng 2. Các điểm thu mẫu của khu vực khảo sát
Sinh Thái sông
Tỉnh
STT
Điểm thu mẫu
Tuyến sông chính




TP Cần Thơ



1.
S.Thốt Nốt
2.
S. Ô Môn (Vàm Thới An)
3.
S. Trà Nóc
4.
S. Bình Thủy
5.
S. Ninh Kiều
Hậu Giang


6.
S. Bến Phà Đông Phú
7.

TT.Mái Dầm
8.
S. Cái Côn
Các nhánh sông







TP Cần Thơ



9.
S. Bò Ót
10.
K.Thắng Lợi 1
11.
K. Thắng Lợi 2 (đầu kênh)
12.
Ns.Thốt Nốt
13.
K. NT Sông Hậu (giữa)
14.
K. NT Sông Hậu (đầu)
15.
Ns. Ô Môn
16.

Ns. Trà Nóc
17.
S. Cái Răng
Hậu Giang



18.
Ns.Cái Dầu (Ngã 6)
19.
Ns. Cái Dầu
20.
Ns. Mái Dầm
21.
Ns.Cái Côn

13

3.3 Chu kỳ thu mẫu
Tổng số mẫu thu dự kiến là 21 mẫu với hai đợt thu.
Đợt 1: tháng 6/2013.
Đợt 2: tháng 9/2013.

Hình 3.1 Các điểm thu mẫu đƣợc định vị trên bản đồ
3.4 Phƣơng pháp thu mẫu
3.4.1 Phƣơng pháp thu mẫu động vật đáy
Dùng gàu đáy Petersen diện tích miệng gàu 0,028 m
2
, trọng lƣợng 14 kg. Khi
thu mẫu, gàu đƣợc điều khiển bằng dây, độ ngập của gàu vào trong nền đáy

khoảng 15–17 cm. Mỗi vị trí khảo sát thu 10 gàu theo mặt cắt ngang của sông.
Thu mẫu tại các thủy vực theo chiều dài tối đa của gàu khoảng 3–4m. Mẫu sau
khi thu đƣợc cho vào khay sàng để loại bỏ rác và bùn sét bằng cách sử dụng
sàng đáy kích thƣớc mắt lƣới 0,5 mm. Mẫu đƣợc trữ trong túi nilong và đƣợc
cố định bằng formol với nồng độ 8–10%.
14
3.4.2 Phƣơng pháp thu và phân tích một số yếu tố môi trƣờng
Bảng 3. Phƣơng pháp thu và phân tích các yếu tố môi trƣờng

STT

Chỉ tiêu

Phƣơng pháp
thu mẫu
Phƣơng pháp
phân tích
1
Nhiệt độ
Đo trực tiếp
Máy đo đa chỉ tiêu Hanna
2
pH
Đo trực tiếp
Máy đo đa chỉ tiêu Hanna
3
Độ trong (cm)
Đo trực tiếp
Đo bằng đĩa Secchi
4

Lƣu tốc nƣớc (m/s)
Đo trực tiếp
Đo bằng lƣu tốc kế
3.5 Phƣơng pháp phân tích mẫu động vật đáy
Phân tích định tính: mẫu đƣợc rữa sạch formalin và các vật chất hữu cơ, nhặt
động vật đáy, sau đó ngâm trong formol 4%. Mẫu đƣợc quan sát dƣới kính
hiển vi và kính lúp ở độ phóng đại thích hợp nhằm xác định đặc điểm hình thái
cấu tạo và đặc điểm phân loại theo các tài liệu đã đƣợc nghiên cứu để định
danh.
Phân tích định lƣợng: Động vật đáy đƣợc đếm và cân đo theo từng nhóm
ngành. Mật độ và khối lƣợng đƣợc tính theo công thức:

Trong đó:
 D: mật độ cá thể động vật đáy (cá thể/m
2
) hoặc sinh lƣợng (g/m
2
).
 X: số lƣợng cá thể hoặc trọng lƣợng động vật đáy.
 S: diện tích thu mẫu.
 S = n * d (n: số lƣợng gàu, d: diện tích gàu).
Chỉ số đa dạng sinh học của động vật đáy tại từng điểm khảo sát đƣợc xác
định theo công thức của Shannon – Weaver (1949).

với p
i
= N
i
/N



H’ = -∑ p
i
. lnp
i

D = X/S

15
Trong đó:
 N
i
: số lƣợng cá thể của loài thứ i.
 N: tổng số lƣợng động vật đáy trong mẫu thu.
3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu phân tích sẽ đƣợc tổng kết, xử lý và vẽ hình bằng phầm mềm
Microsoft Excel.















×