TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÊ MINH TÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ Lê Minh Tâm
Ths. Trần Thị Bích Vân MSSV: 3103480
Lớp: Nông học K36
Cần Thơ, 2013
i
O
s ngành Nông h
XÃ
: Lê Minh Tâm.
Gs.Ts
Ths
ii
O
6976
XÃ TÂN NINH,
LONG AN
Do sinh viên Lê Minh Tâm .
Cg n3
Thành viên
iii
LỜI CAM ĐOAN
công trình
Tác giả luận văn
Lê Minh Tâm
iv
Kính dâng
.
,
Xin
và cho
l
Cô
Cô c quan tâm và
.
hoa Nông N h
d
.
Xin
Anh T
, Khoa
tô
C
công
sinh viên Long An dãy C11,
Lê Minh Tâm
v
Lê Minh Tâm sinh: 05/04/1991
, xã Tân NinhLong An.
E- mail:
7 2002
Tân Ninh.
Tân Ninh, t.
2.
2 2006
Tân Ninh.
Tân Ninh, t.
P
6 2009
.
, t.
2014
.
.
Lê Minh Tâm
vi
Lê Minh Tâm, 2012 lúa
OM6976 h
An. , Khoa Nông NH
Ds.Ts.
Ths
do bà con nông dân ta còn mang tính
, nên
sâu,
và .
6976 Tân Ninh
Long An
giúp bà con nông dân .
Thí Tân Ninh,
200 kg/ha (NT1),
150 kg/ha (NT2) và 100 kg/ha (NT3).
,
. S00
0 kg/ha và 00 kg/ha và
kg/ha là 2.926.500
.
vii
i
iii
iv
v
vi
vii
x
xi
xii
1
2
2
2
2
3
3
2
4
5
5
6
6
7
1.3.1.1 Sạ ướt 7
1.3.1.2 Sạ khô 7
1.3.1.3 Sạ chay 7
1.3.1.4 Sạ ngầm 7
1.3.1.5 Sạ gửi 8
viii
8
8
1.5. 10
10
1.5.2. Ánh sáng 11
11
11
1.5.5. Gió 11
12
12
13
13
13
14
14
2.2.1. 14
15
16
16
á 17
17
2 18
C 19
19
19
19
19
CÂY LÚA. 20
ix
20
2
21
22
3.3.
. 23
2
23
25
3.3.3 /bông 25
3.3.4. . 25
3.3.5 26
3.3.6 26
3.3.7 27
27
29
29
29
30
x
Trang
2.1
15
3.1
19
3.2
6976
ã Tân NinhTân
25
3.3
OM6976
Tân Ninh
27
3.4
29
xi
Hình
Trang
2.1
13
3.1
OM6976
An
20
3.2
2
OM6976
An
22
3.3
OM6976
An
24
xii
BVTV
NXB
NSS
NSTT
NSLT
N
C : carbon
Rep : r
ha : hecta
ctv.
g : gram
1
MỞ ĐẦU
Trong hơn nửa thế kỷ qua, sản xuất nông nghiệp thế giới đã có những biến đổi
mạnh mẽ. Nền nông nghiệp cổ truyền với mục tiêu tự cấp một cách khiêm tốn đã
được thay thế bằng nền nông nghiệp hiện đại lấy sản xuất hàng hóa làm mục tiêu
chủ yếu và đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng (Nguyễn Công Thuật, 1996). Ở
Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm
gần đây cùng những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất
lúa, đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước, góp phần quan
trọng đưa nước ta thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo nhất nhì trên thế giới. Tuy
nhiên, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp, trong đó có Việt Nam khoảng 86 triệu người với tốc độ tăng khoảng 1 triệu
người mỗi năm, diện tích đất canh tác lúa giảm 40 - 50 nghìn ha/năm (Bùi Chí Bửu,
2010). Để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần
vào an ninh lương thực thế giới, đòi hỏi các nhà khoa học phải tìm ra những biện
pháp nhằm tăng sản lượng lúa, tăng lợi nhuận cùng với chất lượng lúa gạo.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học việc áp dụng chương trình “3 giảm - 3
tăng” trong sản xuất lúa, trong đó giảm mật độ sạ là cần thiết. Nhưng hiện nay, bà
con nông dân còn sản xuất theo tập quán truyền thống là sạ với mật độ khá cao
khoảng 200 đến 250kg/ha. Theo nhiều nông dân thì việc sạ dày là để trừ hao do hao
hụt lúc sạ như lúa chết do phèn, chết nắng, ốc bươu vàng, chim, chuột cắn phá làm
lúa chết mất khoảng, nên năng suất lúa không được cao.
Trong khi đó, mật độ cây trồng chẳng những có ảnh hưởng đến năng suất mà
còn ảnh hưởng đến phẩm chất của hạt giống thông qua độ lớn, độ đồng đều, kích
thước, thành phần hóa học của hạt (Nguyễn Phước Đằng, 2010). Tóm lại, trồng dày
hay trồng thưa, với mật độ bao nhiêu là hợp lý, phải được cân nhắc, lựa chọn tùy
theo từng điều kiện cụ thể về đất đai, phân bón, cây trồng, mùa vụ và tình hình sâu
bệnh, cỏ dại ở địa phương mà xác định (Nguyễn Công Thuật, 1996). Như vậy việc
xác định mật độ gieo sạ hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng góp phần tăng năng
suất, tăng lợi nhuận.
Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM6976
vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Tân Ninh, Huyện Tân Thạnh, Tỉnh Long An” được
thực hiện nhằm xác định mật độ gieo sạ thích hợp góp phần giúp cho bà con nông
tăng năng suất và tăng lợi nhuận kinh tế.
2
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Thời kỳ sinh trưởng của cây lúa có thể chia thành ba giai đoạn chính: giai
đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín.
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi
mới. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước ngày càng lớn giúp cây lúa nhận được
nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở
bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ chất dinh dưỡng, ánh
sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 - 6 (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Nhờ sự phát triển của rễ và lá diễn ra cùng lúc nên thúc đẩy sự phát triển
mạnh của thân chính và quá trình đẻ nhánh diễn ra đều đặn làm tăng dần số nhánh
trên một bụi lúa. Quá trình đẻ nhánh của cây lúa chỉ diễn ra trong một thời kỳ nhất
định được gọi là thời gian đẻ nhánh và thời gian này kết thúc khi cây lúa đạt được
số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích. Mật độ gieo sạ thưa thì thời gian đẻ nhánh
dài hơn so với gieo sạ dày (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Như vậy, ở giai đoạn
này sự khác biệt về giống, thời vụ hay kỹ thuật canh tác sẽ làm ảnh hưởng đến thời
gian đẻ nhánh của cây lúa.
Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá cho số nhánh
sinh ra đều có khả năng ra được đủ số lá (thường phải trên 4 lá) có khả năng sống
độc lập phát triển để có tổng số lá gần với tổng số lá vốn có của giống. Các nhánh
đó là nhánh hữu hiệu, tức sẽ cho bông để thu hoạch. Còn các nhánh ra muộn số lá sẽ
ít, không có khả năng chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực (giai đoạn sinh
sản) và trở thành nhánh vô hiệu, không có khả năng cho bông (Đinh Thế Lộc, 2006)
Thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do
giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn (Nguyễn Thành Hối, 2010). Vì vậy, ta phải
có kỹ thuật canh tác, giống và thời vụ thích hợp nhằm đảm bảo cho giai đoạn tăng
trưởng cây lúa hoàn thiện.
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông, giai đoạn này
kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình là 30 ngày, giống lúa dài ngày hay ngắn
ngày thường không khác nhau nhiều, lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao
bắt đầu tăng rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát
triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
3
Trong đời sống của cây lúa, giai đoạn này được đặc trưng bởi hiện tượng
thân chính của lúa vươn cao nhanh làm tăng chiều cao cây, giảm nhanh chóng số
nhánh vô hiệu, xuất hiện lá đòng, kéo dài tốt và cuối cùng là trổ bông (Nguyễn
Thành Hối, 2003). Như vậy, trong giai đoạn này đặc trưng bởi sự phân hóa và hình
thành đòng của cây lúa, quá trình này sẽ quyết định đến số hoa được phân hóa trên
bông lúa nên ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ
hạt chắc của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010).
1.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn này được tính từ khi cây lúa trổ bông đến khi thu hoạch. Thời gian
dành cho giai đoạn này khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa. Tuy nhiên,
nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong giai
đoạn này thì sẽ làm cho thời gian chín kéo dài hơn và ngược lại (Lê Văn Hòa và
ctv. 2001). Theo Đinh Thế Lộc (2006) cũng cho rằng trong giai đoạn này gặp điều
kiện thuận lợi (ngoại cảnh, dinh dưỡng, ) thì sẽ giảm tỷ lệ hạt lép, tăng tỷ lệ hạt
chắc (tăng số hạt trên bông) và nhất là tăng khối lượng hạt. Như vậy, trong giai
đoạn này nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi cùng với kỹ thuật canh tác không hợp lý
sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất lúa sau này.
1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì: số bông trên mét vuông, số hạt trên bông,
tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt là bốn thành phần năng suất. Năng suất lúa
được tính theo công thức:
Y = N x n x
1000
w
x
10
1
6
x F x 10
4
(tấn/ha)
Y = N x n x w x F x 10
-5
(tấn/ha).
Trong đó:
Y: năng suất (tấn/ha)
N: số bông trên mét vuông
n: số hạt trên bông
10
1
6
: hệ số đổi từ gram sang tấn
1000
w
: khối lượng của 1 hạt
w: trọng lượng 1000 hạt (g)
F: tỷ lệ hạt chắc (%)
10
4
: hệ số quy đổi từ mét vuông sang hecta.
4
Các yếu tố năng suất có liên quan với nhau. Số bông trên mét vuông phụ
thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh, phụ thuộc vào mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số
bông trên mét vuông sẽ tăng. Khi số bông trên mét vuông tăng quá cao thì bông lúa
sẽ bé đi, số hạt trên bông giảm, tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng giảm. Tỷ lệ hạt chắc
và khối lượng hạt phụ thuộc vào số hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn
Hoan, 1999).
Muốn nâng cao năng suất lúa cần hiểu được quá trình hình thành các yếu tố
năng suất, trước hết là thời gian, các điều kiện ảnh hưởng lên yếu tố đó. Trên cơ sở
đó mới có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng lúc, đúng cách (Nguyễn Đình
Giao và ctv. 1997). Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cũng cho rằng,
năng suất lúa trên đơn vị diện tích là kết quả tương tác giữa nhiều yếu tố. Do đó,
căn cứ vào điều kiện khí hậu đất đai, phân bón, giống lúa mà quyết định mật độ cấy,
tỉ lệ đẻ nhánh vì hai yếu tố này ảnh hưởng đến số bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng
hạt và cuối cùng là năng suất hạt.
1.2.1 Số bông/m
2
Một trong 4 yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông/m
2
là yếu tố đóng góp
nhiều nhất vào năng suất lúa. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó
số hạt và trọng lượng của hạt đóng góp 26% (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Như
vậy, số bông trên mét vuông là yếu tố quan trọng chủ yếu quyết định đến năng suất
lúa, mật độ gieo sạ khác nhau thì số bông trên đơn vị diện tích sẽ khác nhau.
Số bông/m
2
tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ
sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời
tiết, lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước. Số bông trên đơn vị diện tích
có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đối với các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng nên
gieo cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Ngược lại, trên đất giàu hữu cơ,
thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là đạm) và giữ nước thích hợp thì lúa nở
bụi khỏe có thể sạ cấy thưa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m
2
trung bình phải đạt 500 - 600 bông đối với lúa sạ hoặc 350 - 450 bông đối với lúa
cấy mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Tuy nhiên, trong điều kiện mật độ sạ cao làm tăng số bông/m
2
ở mức vừa
phải, nếu tăng mật độ lên quá cao sẽ gây hiện tượng lốp, đổ, sâu bệnh dễ bộc phát
và số hạt trên bông sẽ ít đi rõ rệt (Yosida, 1981). Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn
Văn Hoan (1999), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định bởi hai yếu tố: mật
độ cấy và tỷ lệ đẻ nhánh. Trong phạm vi nhất định, cấy dày lúa đẻ nhánh ít, cấy
thưa lúa đẻ nhánh nhiều cuối cùng cũng đạt được số bông trên đơn vị diện tích như
nhau.
5
1.2.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số gié,
hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dục từ lúc làm đòng
đến trổ bông (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997). Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan
(1999) thì cho rằng số hạt trên bông là số lượng hoa phân hóa và hình thành trên bông, số
hạt trên bông do tổng số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa quyết định, số hoa phân hóa
càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông sẽ nhiều.
Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ,
nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này,
số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được
phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh
hưởng âm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Số hạt/bông chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Yếu tố trồng trọt: trong điều kiện
canh tác ngoài đồng cây lúa tăng trưởng kém, số hạt/bông có thể được làm tăng bằng cách
gia tăng mật độ gieo sạ ở mức vừa phải và gia tăng lượng phân đạm bón cho cây. Yếu tố
đặc tính sinh trưởng: nếu như cây lúa có đặc tính đẻ nhánh kém thì đòi hỏi mật độ gieo sạ
phải cao, các giống có thời gian sinh trưởng ngắn và trong điều kiện bón ít phân đạm thì
đòi hỏi mật độ sạ phải cao hơn để đạt số hạt trên đơn vị diện tích không thay đổi (Lê Hữu
Toàn, 2009). Nhìn chung, tùy vào từng giống lúa, giống đẻ nhánh nhiều hay giống đẻ
nhánh ít mà ta điều chỉnh mật độ gieo sạ cho phù hợp.
Như vậy, số hạt/bông phụ thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa,
hai yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối
với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức,
thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa sẽ nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối
cùng trên bông cao. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt từ 80 - 100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100
- 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hưởng đến năng suất lúa rõ rệt. Số hạt chắc ít, số hạt lép nhiều
thì năng suất lúa sẽ giảm (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999).
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc
nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn,
thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của
cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá
nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và
chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ
6
và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược
lại. Muốn có năng suất cao, thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa
gặp lạnh hoặc nóng quá, ẩm độ không khí quá thấp hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất
khả năng nảy mầm hoặc trước đó nhị và nhụy phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt
phấn bị hại, (Nguyễn Đình Giao và ctv. 1997).
Nguyễn Thành Hối (2003) cho rằng, lúa Hè Thu xuống giống muộn sẽ gặp bất lợi
nhiều về điều kiện thời tiết lúc lúa trổ, do lúc này mưa dầm nên vũ lượng cao, mưa kéo dài
và đặc biệt là trời hay mưa vào buổi sáng nên bông lúa khó thụ phấn, thụ tinh và hạt bị lép
nhiều. Như vậy, tỷ lệ hạt chắc trên bông là kết quả của quá trình thụ phấn và thụ tinh trong
môi trường, thành phần này không chỉ phụ thuộc vào đặc tính sinh lý của cây lúa mà còn
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh.
1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín,
nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt
tùy thuộc vào cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Đối với lúa, người ta thường biểu thị
trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị là gram. Ở phần lớn các giống
lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 - 30 g (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) ngoài ánh sáng, yếu tố nhiệt độ, nhất là
biên độ chênh lệch ngày - đêm, có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình quang hợp, tích lũy, vận
chuyển vật chất về hạt. Vì vậy, giữ cho lá lúa xanh lâu, quang hợp vận chuyển tốt là yếu tố
quan trọng tác động đến trọng lượng hạt.
Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác
thì trọng lượng 1000 hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống. Trọng
lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành, trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo.
Trọng lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lượng
toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt gạo cao phải tác động vào cả hai yếu tố này (Nguyễn
Đình Giao và ctv. 1997). Như vậy, để có năng suất lúa cao thì trọng lượng 1000 hạt là
thành phần cuối cùng quyết định, nó phụ thuộc vào giống lúa là chủ yếu, ngoài ra còn phụ
thuộc vào các yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác.
1.3 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ
Trồng lúa ra ruộng chủ yếu bằng 2 phương pháp sạ thẳng và cấy. Trong phương
pháp sạ thẳng lúa cũng có nhiều cách như sạ ướt (sạ lan), sạ khô, sạ ngầm, sạ chay và sạ
gởi. Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là lúa cao sản ngắn
ngày và phương pháp sạ ướt được ứng dụng nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối, 2010). Đối
7
với phương pháp sạ ướt cũng có hai phương pháp được áp dụng là sạ lan theo tập
quán và sạ hàng đang được khuyến cáo áp dụng.
1.3.1 Phương pháp sạ lan
1.3.1.1 Sạ ướt.
Đây là phương pháp sạ phổ biến, vì phần lớn diện tích lúa đã trồng bằng các giống
lúa cao sản ngắn ngày, cần cho lúa mọc tốt ngay từ giai đoạn mạ, để có cơ sở ban đầu cho
sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao và cây lúa không có thời gian để phục hồi như đối
với lúa mùa dài ngày (Nguyễn Văn Luật, 2001). Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt,
xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn.
Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có đủ nước để làm đất và chủ động nước. Sạ ướt
có thể áp dụng cho tất cả các vụ Hè Thu, Thu Đông hay Đông Xuân (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.3.1.2 Sạ khô.
Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương.
Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ khô nhằm tăng thêm một vụ lúa ngắn
ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng
lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ
sau. Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ
được thực hiện trong vụ Hè Thu sớm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Gieo thẳng khô thường
phải gieo với lượng hạt giống rất cao để phòng hờ và cạnh tranh với cỏ dại, lượng giống sạ
từ 250 - 300 kg/ha. Phương pháp sạ này thường tốn công, tốn thuốc trừ cỏ và công dặm
(Nguyễn Văn Luật, 2001).
1.3.1.3 Sạ chay.
Là biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống không hoặc đã ngâm 24 giờ,
sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào ruộng rồi mới sạ. Nước
được giữ lại trong ruộng một ngày để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó, rút
nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Hiện nay, biện pháp sạ chay này rất ít nông dân thực hiện, do không còn phù hợp
với kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa.
1.3.1.4 Sạ ngầm.
Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này thường được áp
dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và
không có điều kiện thoát nước hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được
công bơm tưới về sau. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Biện pháp sạ này có nhược điểm là dễ bị ốc bươu vàng cắn phá
lúc lúa mọc mầm, mầm lúa dễ bị chết lúc mưa bão kéo dài không rút nước ra kịp.
8
1.3.1.5 Sạ gửi.
Hạt giống của cây lúa ngắn ngày được trộn lẫn với hạt lúa mùa dài ngày theo một
tỷ lệ nhất định tùy yếu tố đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một lúc hai loại bằng phương
pháp sạ ướt hay sạ khô tùy điều kiện từng nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày người
ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi
nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô. Phương pháp này thường được áp dụng ở những
vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng được rất ngắn (5- 6
tháng) trong mùa mưa; hoặc ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để
có thể trồng hai vụ lúa thuận lợi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3.2 Phương pháp sạ hàng
Theo Nguyễn Văn Luật (2001) quy trình kỹ thuật sạ lúa theo hàng bằng máy,
trước tiên hạt lúa ngâm ủ cho vừa nứt nanh nhú mầm, hong cho ráo nước, đổ vào
trống, tối đa 2 phần 3 trống. Khi kéo trên mặt ruộng, bánh xe lăn làm cho trống
chứa hạt lúa lăn theo, hạt lúa trong trống xáo trộn và rơi xuống ruộng thành hàng.
Có thể thấy rằng phương pháp sạ hàng tỏ ra hiệu quả so với sạ lan truyền thống.
Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật này cũng gặp một số trở ngại như ốc bươu vàng,
diện tích nhỏ khó áp dụng và đất thiếu bằng phẳng (Lê Trường Giang, 2005).
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng giống gieo sạ thích hợp cho
kỹ thuật này ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng từ 70 - 100 kg giống/ha (Bùi
Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2008). Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật
độ sạ 100 kg giống/ha được khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt,
cũng như đáp ứng đủ số bông/m
2
cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa
sạ ướt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv. 1999).
Hiện nay, sạ hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ưu điểm so
với sạ lan truyền thống như tiết kiệm vật tư mà chủ yếu là giống và phân bón, tạo
điều kiện thuận lợi để thâm canh, giảm thiệt hại do sâu bệnh, tăng năng suất so với
sạ lan và kết hợp nuôi cá hay nuôi vịt chóng lớn (Nguyễn Văn Luật, 2001).
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ GIEO SẠ
Mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình phát triển của cả quần thể, với
khả năng đẻ nhánh giúp cho quần thể ruộng lúa có khả năng điều tiết rất nhanh. Khả
năng này còn tùy thuộc vào khả năng đâm chồi của giống và mật độ ban đầu (Bùi
Huy Đáp, 1980). Trong thực tế, lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần
thể, nếu sạ với mật độ quá cao cây lúa sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ nhánh, tỷ lệ
chồi vô hiệu cao, thậm chí cây bị chết do cạnh tranh sinh tồn, cùng với đó là việc
bón nhiều phân đạm dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh và làm giảm năng suất
(Nguyễn Trường Giang, 2010).
9
Mật độ, khoảng cách cấy là một yếu tố kỹ thuật có liên quan đến các yếu tố
tạo thành năng suất lúa, tức ảnh hưởng đến năng suất. Mật độ cấy càng cao thì số
bông càng nhiều song số hạt trên bông càng ít (bông bé). Tốc độ giảm của số hạt
trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dày sẽ làm cho năng suất
giảm nghiêm trọng (Đinh Thế Lộc, 2006).
Trồng thưa quá dễ bị cỏ dại lấn át, phải mất nhiều công làm cỏ. Trồng thưa
cũng dễ bị mất khoảng, khi sâu bệnh phá hoại trong giai đoạn cây con chưa định
hình. Ngược lại, trồng dày quá đôi khi tạo nên môi trường thuận lợi cho sâu bệnh
phát triển. Các ruộng lúa gieo cấy dày thường khép hàng sớm gây nên ẩm độ cao,
tạo đều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh và phá hoại mạnh lúc cuối vụ
(Nguyễn Công Thuật, 1996). Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), thì tùy từng giống lúa
để chọn mật độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa
thông thoáng, các bụi lúa không chen nhau. Cách bố trí bụi lúa theo hình chữ nhật là
phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo nhưng lại tạo ra được sự thông
thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng
rìa sẽ cho năng suất cao hơn.
Bùi Huy Đáp (1977) cho rằng, trong quần thể quá dày sự liên quan giữa hai
chất quan trọng trong đời sống của cây lúa là đạm (N) và carbon (C) có hiện tượng
mất cân đối. N - amon chiếm ưu thế do thiếu ánh sáng, quang hợp kém, sự đồng hóa
C sẽ kém, N sẽ trở nên quá thừa, do đó dễ dẫn đến sự đổ non làm giảm năng suất.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả và đều có chung nhận xét rằng gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trường thích
hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá
bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều (Bùi Huy Đáp, 1980). Có thể nói mật độ
là một kỹ thuật làm tăng quang hợp của cá thể và quần thể trong ruộng lúa. Khả
năng tiếp nhận ánh sáng quang hợp, tạo số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp cho cá
thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu
hiệu/bụi, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã, Do đó, mật độ có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Cho nên muốn đạt năng suất lúa cao, ta cần phải
đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp.
Dựa trên sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, theo
Bùi Huy Đáp (1999) đã đưa ra lập luận các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan
chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không
ảnh hưởng lẫn nhau. Số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/bông và tỷ lệ hạt
chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng số bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ
hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố chính cấu thành năng suất số
bông/m
2
, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan
trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể còn khối lượng 1000 hạt của mỗi giống ít
10
biến động. Vì vậy, năng suất sẽ tăng khi mật độ cấy trong phạm vi nhất định. Phạm
vi này phụ thuộc vào nhiều đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết. Để
tăng số bông/đơn vị diện tích gieo cấy có thể tăng mật độ cấy hay tăng số bụi.
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), để có cùng số bông trên đơn vị diện tích nên
cấy ít tép nhiều bụi tốt hơn cấy ít bụi nhiều tép. Không nên cấy quá nhiều tép vì khi
đó cây lúa đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, số hạt/bông ít
dẫn đến năng suất không đạt yêu cầu.
Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của
lúa. Việc xác định mật độ sạ cho từng giống, từng vùng, từng mùa khác nhau sẽ có
ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa. Mật độ tốt nhất sẽ cho năng suất
cao nhất, tăng hay giảm mật độ đều làm cho năng suất giảm theo (Moonni, 1885.
Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987). Từ những năm đầu của thập niên 1980,
các nước trồng lúa Châu Á sau khi nhập nội, lai tạo và canh tác các giống lúa cao
sản đã thay đổi phương thức cấy bằng phương thức sạ, áp dụng mật độ sạ thưa chỉ
từ 60 - 80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996).
Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ, phương pháp sạ và đã khuyến
cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật
độ 200 kg giống/ha, sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày, nhưng bông dài và số hạt chắc
trên bông nhiều. Nếu sạ hàng thì mật độ sạ 50, 75, 125 kg giống/ha cho năng suất
lúa không khác biệt nhau (Trịnh Quang Khương, 2010).
Theo Trịnh Quang Khương (2010) thì Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã thực
hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa
bằng phẳng, quản lý nước tốt, khi gieo sạ với mật độ 75 - 125 kg giống/ha cho năng
suất tương đương hoặc cao hơn sạ với mật độ 200 - 250 kg giống/ha.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
1.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 - 30
o
C), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40
o
C hoặc dưới 17
o
C cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Dưới 13
o
C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài quá một tuần cây lúa sẽ
chết (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nhiệt độ cao tăng vận tốc ra lá và sinh nhiều mầm chồi hơn. Nhiệt độ cao sẽ
rút ngắn giai đoạn vào chắc, thời tiết có mây thường xuyên gây hại cho sự chắc hạt.
Nhiệt độ cao hơn 35
o
C khi trổ, gié hoa có thể làm phần trăm bất thụ cao (Đinh Thế
Lộc, 2006).
11
1.5.2 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của
cây lúa trên phương diện cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang
hợp của cây lúa thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng
lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bức xạ mặt trời có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất
hạt ở giai đoạn sinh dục, ảnh hưởng kế tiếp giai đoạn chín và ảnh hưởng cực nhỏ
giai đoạn dinh dưỡng (Yoshida, 1981).
1.5.3 Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh thì lượng mưa là một trong những
yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các
vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình
khoảng 6 - 7 mm/ngày và 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước
khác bổ sung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.5.4 Nước
Cây lúa thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng gây giảm năng suất. Do đó,
để có thể gieo trồng một năm hai, ba vụ lúa người ta đã xây dựng các công trình
thủy lợi để chủ động nước tưới hiệu quả cho cây lúa (Yoshida, 1981).
Trong thời kỳ phát triển bông, hạt nhất là khi làm đòng cho đến khi phơi màu
cây lúa thoát hơi nước mạnh nhất cho nên giai đoạn này cây lúa cần nhiều nước.
Trong thời kỳ đẻ nhánh nếu thiếu nước thì số bông giảm bớt nhưng sau đó nếu nước
đầy đủ thì hạt chắc sẽ tăng lên nên tác hại cũng ít. Sau khi phân hóa đòng nếu thiếu
nước trong thời kỳ phân chia giảm nhiễm và khi trổ sẽ có tác hại rất lớn, sau đó đến
thời kỳ chín sữa. Khi lúa chín thiếu nước tác hại cũng giảm nhẹ, sau khi lúa chín
không cần giữ nước lâu trong ruộng, nhưng nếu tháo nước quá sớm, cây bị hạn sẽ
chín sớm, không thuận lợi cho việc tích lũy tinh bột và protein, hạt lép nhiều và có
thể bị bệnh đạo ôn, nhưng nếu tháo nước muộn thì thời gian chín sẽ kéo dài, hạt
xanh nhiều tỷ lệ chất khô kém (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.5.5 Gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình
thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất
khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng. Gió nhẹ giúp quá trình trao
đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình quang
hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).