Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

nghiên cứu điều kiện lên men ethanol từ vỏ trái ca cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 72 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC



NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÊN MEN ETHANOL
TỪ VỎ TRÁI CA CAO


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
ThS. Huỳnh Xuân Phong PHẠM THIẾU QUÂN
MSSV: 3092434
LỚP: CNSH TT K35




Cần Thơ, 11/2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÊN MEN ETHANOL
TỪ VỎ TRÁI CA CAO




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
ThS. Huỳnh Xuân Phong PHẠM THIẾU QUÂN
MSSV: 3092434
LỚP: CNSH TT K35




Cần Thơ, 11/2013
PHẦN KÝ DUYỆT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN





Phạm Thiếu Quân


DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học i Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
LỜI CẢM TẠ

Luận văn tốt nghiệp đại học là cột mốc đánh dấu sự phát triển về mặt kiến thức
và kỹ năng của sinh viên. Để hoàn thành tốt, sinh viên cần phải vận dụng tất cả các
kiến thức và hiểu biết mình tích lũy được trong suốt những năm tháng cắp sách đến
trường. Chính vì vậy, tôi vô cùng trân trọng những kiến thức đã tiếp thu được trong 4
năm học tại Viện NC và PT Công nghệ Sinh học-Trường Đại học Cần Thơ. Tôi cũng
vô cùng biết ơn và xin gửi những tình cảm chân thành nhất đến với:
Cha mẹ, những người đã dìu dắt và định hướng tôi đến với con đường nghiên
cứu khoa học vô cùng bổ ích này.
Thầy, Cô đã giảng dạy và tạo lập nền tảng kiến thức vững chắc cho tôi trong
suốt 4 năm đại học.
Thầy Huỳnh Xuân Phong, cán bộ hướng dẫn thực hiện luận văn và cũng là Cố

vấn học tập của lớp tôi. Thầy không chỉ giảng dạy về lý thuyết mà còn truyền vốn kinh
nghiệm vô cùng quý báu của mình cho tôi để tôi vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại.
Anh Nguyễn Ngọc Thạnh và anh Phạm Hồng Quang đã không tiếc thời gian
theo sát quá trình làm việc.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn và các em cùng làm việc trong phòng thí
nghiệm Thực Phẩm cũng như các bạn làm việc trong phòng thí nghiệm Sinh hóa,
phòng thí nghiệm enzyme và phòng thí nghiệm Vi sinh vật đất, những người đã không
ngại khó khăn và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Thiếu Quân
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học ii Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
TÓM LƯỢC
Vỏ trái ca cao là nguồn phụ phẩm lớn trong ngành ca cao ở Việt Nam và cần
được khai thác một cách hiệu quả. Với thành phần chứa hơn 40% là cellulose, vỏ trái
ca cao là nguồn nguyên liệu thích hợp cho quá trình thủy phân để thu được dung dịch
có chứa glucose, một nguồn carbon thích hợp cho quá trình lên men ethanol. Vì lý do
đó, nghiên cứu này được đề xuất nhằm đánh giá khả năng lên men ethanol từ nguồn
dịch thủy phân này. Kết quả cho thấy quá trình lên men bằng chủng nấm men
Saccharomyces cerevisiae VVĐ3 đạt kết quả tốt trong điều kiện: mật số giống chủng
đạt 10
6
tế bào/mL, nhiệt độ 30
o
C, 7% glucose ban đầu, pH 5,5; thời gian lên men 7
ngày, nồng độ ethanol thu được là 5,14% v/v và hiệu suất tiêu thụ glucose đạt 97,6%.
Điều này cho thấy tiềm năng trong việc sản xuất ethanol sinh học từ một nguồn phế
phẩm nông nghiệp là vỏ trái ca cao.


Từ khóa: cellulose, ethanol, lên men, thủy phân, vỏ trái ca cao

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iii Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
MỤC LỤC

Trang
KÝ TÊN HỘI ĐỒNG
LỜI CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu về lịch sử của cây ca cao 3
2.2. Giới thiệu chung về bioethanol và các nghiên cứu liên quan 5
2.3. Tổng quan về quá trình thủy phân vật liệu cellulose bằng acid loãng 7
2.4. Giới thiệu về nấm men Saccharomyces cerevisiae 8
2.5. Cơ chế của quá trình lên men ethanol 9
2.6. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình lên men 12
2.7. Một số nghiên cứu liên quan 12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Phương tiện nghiên cứu 16
3.1.1. Địa điểm và thời gian thực hiện 16
3.1.2. Nguyên vật liệu 16
3.1.3. Hóa chất 16

3.1.4. Dụng cụ và thiết bị 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu 16
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iv Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
3.2.1. Quy trình thực hiện 16
3.2.2. Chuẩn bị nguyên liệu 17
3.2.3. Chuẩn bị hóa chất 18
3.2.4. Chuẩn bị chủng nấm men 18
3.2.5. Chuẩn bị giá thể lên men 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của loại nấm men và mật số giống chủng đến quá
trình lên men ethanol 19
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ glucose ban đầu và pH ban đầu đến
quá trình lên men ethanol 20
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến quá trình lên men
ethanol 21
3.3.4. Thử nghiệm sản xuất 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Ảnh hưởng của loại nấm men và mật số giống chủng đến quá trình lên
men ethanol 23
4.2. Ảnh hưởng của nồng độ glucose ban đầu và pH ban đầu đến quá trình lên
men ethanol 25
4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến quá trình lên men ethanol 28
4.4. Thử nghiệm sản xuất 30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
5.1. Kết luận 32
5.2. Đề nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC PL-1
Phụ lục 1: Các hình ảnh thí nghiệm PL-1

Phụ lục 2: Các phương pháp phân tích PL-3
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học v Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
Phụ lục 3: Kết quả PL-8
Phụ lục 4: Kết quả thống kê PL-11
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vi Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Thành phần các chất trong vỏ ca cao tính trên phần trăm khối lượng khô 5
Bảng 2. Các thành phần bổ sung cho dịch lên men 19
Bảng 3. Ảnh hưởng của loại nấm men đến quá trình lên men ethanol 23
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật số giống chủng đến quá trình lên men ethanol 23
Bảng 5. Ảnh hưởng của loại nấm men và mật số giống chủng đến quá trình lên men
ethanol 24
Bảng 6. Ảnh hưởng của nồng độ glucose ban đầu đến hàm lượng ethanol sinh ra 26
Bảng 4. Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hàm lượng ethanol sinh ra 27
Bảng 5. Ảnh hưởng tương tác giữa nồng độ glucose và pH ban đầu đến quá trình lên
men ethanol 27
Bảng 9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình lên men ethanol 28
Bảng 10. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình lên men ethanol 28
Bảng 11. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến quá trình lên men ethanol 29
Bảng 12. Lượng ethanol sinh ra và hiệu suất tiêu thụ glucose khi lên men với thể tích
200, 500 và 1000 mL 30
Bảng PL1. Các bước lập đường chuẩn DNS PL-3
Bảng PL2. Các bước lập đường chuẩn dichromate PL-4
Bảng PL3. Ảnh hưởng của loại nấm men và mật số giống chủng đến quá trình lên men
ethanol PL-8
Bảng PL4. Ảnh hưởng của nồng độ glucose và pH ban đầu đến quá trình lên men
ethanol PL-8

Bảng PL5. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến quá trình lên men ethanol PL-9
Bảng PL6. Lượng ethanol sinh ra khi lên men với thể tích 200, 500 và 1000 mL . PL-10






Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vii Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Cây và trái ca cao thuộc giống Forastero 4
Hình 2. Tế bào nấm men quan sát dưới kính hiển vi 9
Hình 3. Cơ chế phân hủy đường trong tế bào nấm men 11
Hình 4. Biểu đồ đáp ứng bề mặt của glucose sinh ra trong các điều kiện nồng độ
acid và thời gian khác nhau 15
Hình 5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 17

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 1 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Bioethanol hay nhiên liệu sinh học là một loại nhiên liệu khá mới ngay cả với
những nước tiên tiến đi đầu trong công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học mà tiêu biểu
là Brazil và Hoa Kỳ vì sản xuất bioethanol đòi hỏi khắt khe về yêu cầu kỹ thuật cũng
như nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, Petrolimex đã
chính thức đưa vào sử dụng loại xăng sinh học E5 (xăng không chì được pha với 5%
ethanol tinh khiết). Do sử dụng ethanol sinh học nên giá xăng E5 rẻ hơn so với xăng
truyền thống. Tuy nhiên, để đảm bảo được giá thành sản xuất ổn định và có tính cạnh

tranh, các nhà sản xuất xăng sinh học ở Việt Nam đang tìm kiếm và khuyến khích việc
sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn và phong phú, đa dạng hơn so với nguồn
nguyên liệu đang được sử dụng là khoai mì và các loại nông sản khác chứa nhiều
carbohydrate. Sử dụng nguyên liệu giàu cellulose hoặc nguyên liệu rẻ tiền chứa nhiều
carbohydrate là một giải pháp đang được hướng đến để tránh việc cạnh tranh với
nguồn lương thực của con người. Các nỗ lực đã được đặt ra theo hướng đó, tiêu biểu là
nghiên cứu “Sản xuất ethanol nhiên liệu từ rơm rạ” (Trần Diệu Lý, 2008), nghiên cứu
dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học để xử lý nguyên liệu thô
giàu cellulose.
Tuy nhiên, việc định hướng nguyên liệu là cellulose gặp khó khăn về vấn đề
kinh tế và kỹ thuật. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu rơm rạ hay bã mía hiện đang được
tận dụng khá triệt để trong nông nghiệp và trong các nhà máy sản xuất điện nên việc
sản xuất ethanol từ các loại nguyên liệu kể trên có vẻ như chưa khả thi lắm. Vấn đề
tìm nguồn nguyên liệu thay thế khác lại được đặt ra và vỏ trái ca cao (chứa đến 45%
carbohydrate) (Samah et al., 2011) là một giải pháp khả thi hơn so với các loại nguyên
liệu nói trên. Ngoài ra, với khuynh hướng phát triển cây ca cao như hiện nay ở Việt
Nam thì lượng vỏ trái thải ra là rất lớn, đây cùng là một vấn đề cần giải quyết để giảm
lượng thải ra môi trường cũng như tận dụng triệt để hơn loại phế phẩm này. Theo khảo
sát của nhóm nghiên cứu, hiện nước ta vẫn chưa có đề tài nào hướng đến việc xử lý vỏ
trái ca cao thành ethanol. Do những vấn đề nêu trên, nên đây là một loại nguyên liệu
có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất ethanol ở Việt Nam. Nghiên cứu này được đặt
ra nhằm mục đích tận dụng lượng carbohydrate dồi dào đó với mong muốn sản xuất
thành công ethanol từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền là vỏ trái ca cao.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 2 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
1.2. Mục tiêu đề tài
Khảo sát các điều kiện lên men ethanol từ dịch thủy phân vỏ trái ca cao.
Nội dung nghiên cứu
Tuyển chọn chủng vi sinh vật lên men và mật số giống chủng thích hợp.
Xác định nồng độ glucose và pH ban đầu.

Xác định nhiệt độ và thời gian lên men.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 3 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về lịch sử của cây ca cao
Hơn 2000 năm trước, cây ca cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống của những người dân vùng Châu Mỹ Latinh. Người Mayan và Aztec đã
trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm Châu Âu tìm tới lục địa
này. Theo như nhiều nhà nghiên cứu thì cây ca cao có thể bắt nguồn từ những cánh
rừng mưa Amazon thung lũng Orinoco ở Venezuela hay vùng Chiapa của Mexico.
Người Mayan tin rằng cây ca cao là của Thượng Đế và hạt ca cao là ân sủng của
chúa cho con người. Người Mayan là những người đầu tiên trên trái đất này sử dụng
ca cao làm thực phẩm, họ đã làm đồ uống với những hạt ca cao được nướng lên,
nghiền nhuyễn và pha với bột ngô nhằm tạo độ sánh khi uống, tuy nhiên khi ấy cách
thức chế biến rất đơn giản. Colombus có thể là người Châu Âu đầu tiên biết đến ca cao
nhưng khi ông ta mang những hạt ca cao về cho vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella
thì họ đã chưa hiểu rằng thứ “vàng nâu” này tuyệt vời đến dường nào và chỉ đến khi
người Tây Ban Nha tới Mexico, nhà thám hiểm Cortes được hoàng đế Montezuma mời
dùng thử loại đồ uống đặc biệt này, thì ca cao mới bắt đầu một hành trình mới, chinh
phục Châu Âu. Cotes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha vào năm 1528, tuy
nhiên hương vị của món này quá đắng so với khẩu vị của người Tây Ban Nha, do vậy
họ đã cho thêm đường và dùng nóng. Đôi khi, những người Tây Ban Nha còn cho
thêm quế, hồi, vỏ chanh, bột hoa hồng khô,… để tạo nên những hương vị mới vô cùng
độc đáo và ca cao đã trở thành thứ đồ uống thông dụng của giới nghệ sĩ và hoàng gia
Tây Ban Nha. Trong gần 1 thế kỷ, ca cao được coi là thức uống đặc trưng và là điều bí
mật của những người Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do giá cả quá đắt đỏ nên những người
Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây ca cao trên các thuộc
địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi
nhuận khổng lồ. Ca cao đã lan truyền khắp Châu Âu, việc uống bột ca cao thành một

trào lưu ở Pháp, dưới thời vua Louis 14 và 15 thức uống ca cao rất được ưa chuộng tại
Versailles. Và rồi ca cao đã tới Anh, cũng giống như ở Pháp, nó nhanh chóng chinh
phục nước Anh. Kể từ khi quán bán thức uống ca cao đầu tiên được khai trương năm
1657, tới đầu thế kỷ 18 những nhà máy sản xuất thức uống ca cao và chocalate đầu
tiên đã được thành lập. Đến năm 1730, ca cao sụt giá mạnh cùng với những máy móc
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 4 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
chế tạo thức uống ca cao và chocolate được phát minh trong cuộc cách mạng công
nghiệp đã tạo tiền đề cho 1 nền công nghiệp sản xuất ca cao với số lượng lớn và giá
thành rẻ. Phát minh ra cách ép hạt ca cao mới làm giảm giá nhưng lại tăng chất lượng
thành phẩm lên rất nhiều, cùng lúc đó giá đường giảm mạnh và đời sống người dân
trên khắp Châu Âu đều được tăng lên đáng kể nên đến đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao
đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn Châu Âu.
Với sự phát triển mạnh mẽ liên tục, ca cao đã trở thành một thực phẩm thông
dụng và phổ biến trên khắp Châu Âu và thế giới.
2.1.1. Giới thiệu về giống ca cao Forastero
Giống ca cao Forastero mọc phổ biến ở các khu rừng rậm Amazon. Bên cạnh
đó chúng còn phát triển mạnh mẽ ở một vài đất nước thuộc Nam Mỹ, bao gồm Peru,
Ecuador, Colombia, Brazil, Guyana, và Venezuela cũng như sinh sôi nảy nở ở châu
Phi và phía Nam của châu Á (trong đó có Việt Nam) (www.indexmundi.com).

Hình 1. Cây và trái ca cao thuộc giống Forastero

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 5 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
2.1.2. Vỏ trái ca cao
Tây Nguyên là khu vực dồi dào về nguồn phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có
vỏ trái ca cao. Sau khi thu hoạch lấy hạt, từ trái ca cao loại ra một khối lượng vỏ rất
lớn (khoảng 75% khối lượng trái). Đây là một nguồn nguyên liệu cần được khai thác
triệt để nhằm tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường đối với ngành công

nghiệp trồng ca cao.
Vỏ ca cao là thành phần bao bọc hạt ca cao trong toàn bộ trái ca cao sau thu
hoạch, và đó được coi là thành phần bỏ đi của toàn bộ quá trình thu hoạch và chế biến
hạt ca cao (Owusu, 1972). Để đánh giá được tiềm năng xử lý vỏ ca cao, thành phần
hóa học của vỏ đã được phân tích, trong đó hàm lượng chất xơ và carbohydrate chiếm
đa số (Bảng 1) (Oyenuga, 1959).
Bảng 1. Thành phần các chất trong vỏ ca cao
tính trên phần trăm khối lượng khô
Thành phần
% khối lượng khô
Vật chất khô
11,41
Protein tổng
6,51
Protein thật
5,60
Ether extract
1,10
Đường bột
48,71
Xơ tổng
30,25
Tro tổng
13,43
Năng lượng (kcal/g)
3,1
(Nguồn: Bateman và Fresnille, 1967)
2.2. Giới thiệu chung về bioethanol và các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến sản xuất bioethanol
Trên thế giới hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu sản xuất ethanol từ vỏ ca

cao. Nguồn nguyên liệu được hướng đến nhiều hơn vẫn là bã mía và các loại nông sản
(Brazil đã sản xuất thành công bioethanol từ bã mía, do đó tận dụng được nguồn phế
phẩm khổng lồ từ ngành công nghiệp sản xuất mía đường của nước này) (Classen,
1999). Nghiên cứu “Sản xuất ethanol từ lõi bắp và các loại vỏ đậu” (Akpan và Kovo,
2009) dựa vào quá trình thủy phân cellulose bằng H
2
SO
4
4,5M, dịch thủy phân được
lên men và ethanol thu được đạt 8% trong vòng 3 giờ.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 6 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
H
+
2.2.2. Sản xuất ethanol từ nguyên liệu chứa cellulose
Việc sản xuất ethanol từ các nguồn nguyên liệu chứa cellulose không còn là vấn
đề mới của nhiều nước trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề khá
mới. Hiện nay, nước ta chưa có một nhà máy nào sản xuất ethanol từ các nguồn
nguyên liệu chứa cellolose như: rơm rạ, cây cỏ, mùn cưa, bã mía,… Ethanol được sản
xuất ở Việt Nam chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu chứa tinh bột (gạo, ngô, sắn) và từ
rỉ đường. Việc nguyên cứu sản xuất ethanol từ nguồn nguyên liệu chứa cellulose là
một việc làm rất cần thiết nhằm tận dụng được các phế phẩm từ ngành nông nghiệp,
tăng thu nhập cho nông dân (Tu, 2010).
Nguyên liệu khác nhau có thành phần cấu tạo chất không giống nhau nhưng về
cơ bản chúng được cấu tạo từ 3 hợp chất (cellulose, hemicellulose, lignin) và chỉ khác
nhau về tỷ lệ giữa chúng (Hoseinpour et al., 2010).
Cellulose
- Công thức phân tử: (C
6
H

10
O
5
)
n
.
- Hàm lượng dao động trong một khoảng rất lớn (chiếm 40 - 60% khối lượng
thực vật) và tùy thuộc vào từng loại thực vật. Ở gỗ lá rộng, hàm lượng cellulose chiếm
40 - 53%, ở rơm lúa gạo là 34 - 38%, rơm lúa mì là 36 - 42%.
- Là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào thực vật và là hợp chất chính
của nguyên liệu chứa cellulose để sản xuất ethanol. Nguyên liệu càng giàu cellulose thì
sản xuất ethanol càng đạt hiệu quả cao.
- Là hợp chất cao phân tử, đơn vị mắt xích là anhydro-β-D-Glucopyranose (gọi
ngắn gọn là D-Glucose). Điều này được xác nhận nhờ sự thủy phân cellulose ta thu
được D-Glucose với hàm lượng 96 - 98% so với lý thuyết.
- Khả năng tham gia phản ứng: Cellulose có thể tham gia nhiều phản ứng như
phản ứng phân hủy mạch (thủy phân, nhiệt phân, oxy hóa) phản ứng tạo nhánh trên
phân tử cellulose. Ở đây, chỉ xem xét khả năng tham gia phản ứng thủy phân của
cellulose tạo glucose. Cellulose có thể bị thủy phân với tốc độ chậm trong môi trường
nước ở nhiệt độ cao. Dưới tác dụng của xúc tác acid, quá trình thủy phân xảy ra với tốc
độ lớn hơn.
- Phản ứng thủy phân được biểu diễn theo phương trình tổng quát:
(C
6
H
10
O
5
)
n

+ nH
2
O nC
6
H
12
O
6
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 7 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
Hemicellulose
- Hemicellulose thuộc nhóm polysaccharide phi cellulose. Trong gỗ cũng như
trong nhiều loại thực vật khác, hàm lượng hemicellulose có thể đạt tới 20 - 30% so với
gỗ khô tuyệt đối.
- Hemicellulose dễ bị thủy phân hơn so với cellulose. Khi thủy phân đến cùng,
hemicellulose tạo ra các monosaccaride chủ yếu là hexose (D-glucose, D-mannose, D-
galactose), pentose (L-arabinose). Trong đó, hexose có khả năng lên men tạo ethanol
còn pentose không có khả năng này.
Lignin
- Là hợp chất thơm cao phân tử.
- Hàm lượng dao động tùy từng loại thực vật cụ thể. Ở rơm rạ: hàm lượng lignin
chiếm 17 - 19% khối lượng rơm lúa mì và 12% ở rơm lúa gạo.
- Trong quá trình sản xuất ethanol từ cellulose thì nó hoàn toàn không bị thủy
phân để tạo các hợp chất có khả năng lên men tạo ethanol. Vì vậy, lignin là thành phần
không mong muốn trong quá trình sản xuất ethanol từ cellulose.
2.3. Tổng quan về quá trình thủy phân bằng acid loãng
Mục đích chủ yếu của các phương pháp tiền xử lý bằng acid loãng là để hòa tan
phần hemicellulose của sinh khối và làm cho phần cellulose có nhiều khả năng tiếp
xúc với enzyme hơn. Nhiều loại reactor khác nhau như reactor chiết ngâm, dòng chảy
theo vòi, shrinking-bed, mẻ và đối lưu đã được áp dụng để tiền xử lý các nguyên liệu

lignocellulose (Taherzadeh và Karimi, 2008). Phương pháp này có thể được tiến hành
ở nhiệt độ cao (lên đến 180°C) trong khoảng thời gian ngắn, hay ở nhiệt độ thấp hơn
(khoảng 120°C) trong khoảng thời gian dài hơn (30-90 phút). Phương pháp này cho
thấy ưu thế về khả năng hòa tan hemicellulose, chủ yếu là xylan và còn chuyển đổi
hemicellulose thành các đường có khả năng lên men. Tuy nhiên, tùy vào nhiệt độ của
quy trình mà một số hợp chất thoái biến đường như furfural và các hợp chất vòng
thơm thoái biến lignin có thể được phát hiện và ảnh hưởng đến chuyển hóa của vi sinh
vật trong bước lên men (Saha et al., 2005). Phương pháp tiền xử lý này phát sinh ít các
sản phẩm thoái biến hơn so với các phương pháp tiền xử lý bằng acid đặc (Alvira et
al., 2010). Trong số các loại acid dùng để thủy phân thì H
2
SO
4
loãng tỏ ra hiệu quả
hơn cả và nó cũng đã được đầu tư nghiên cứu ở quy mô lớn. Acid HCl, acid H
3
PO
4

acid HNO
3
cũng đã được thử nghiệm nhưng hiệu quả thủy phân không đạt được như
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 8 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
acid H
2
SO
4
(Mosier et al., 2005). Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng quá trình thủy
phân rơm cây lúa mạch bằng H

2
SO
4
0,75% ở nhiệt độ 121
o
C trong thời gian 1 giờ cho
hiệu suất thủy phân đạt đến 74% (Saha et al., 2005). Tương tự, sinh khối của cây oliu
được tiền xử lý bằng H
2
SO
4
1,4% ở 210°C thu được sản phẩm thủy phân đạt 76,5%
(Cara et al., 2008). Thành tựu khả quan nhất hiện nay được ghi nhận đối với quá trình
thủy phân và lên men bã của trái điều lộn hột. Sản lượng ethanol đạt đến 0,47 g/g
glucose nhờ quá trình thủy phân bằng H
2
SO
4
loãng ở 121°C trong thời gian 15 phút
(Rocha et al., 2009).
Nghiên cứu sản xuất ethanol từ nguyên liệu lõi ngô và các loại vỏ đậu cũng được
tiến hành và đã đạt được kết quả tốt về nồng độ ethanol tạo thành cũng như quy trình
công nghệ tối ưu. Acid H
2
SO
4
với các mức nồng độ khác nhau đã được sử dụng để xác
định nồng độ acid tối ưu sinh glucose. Kết quả nghiên cứu cho thấy H
2
SO

4
4,5M tạo ra
năng suất sinh ethanol cao nhất. Nồng độ này sau đó đã được sử dụng tiếp cho các thí
nghiệm về nhiệt độ và thời gian thủy phân, lượng glucose sinh ra tăng theo nhiệt độ
trong các thí nghiệm. Lõi ngô và vỏ đậu đã được trộn vào với những tỷ lệ khác nhau
và tiền xử lý để loại bỏ tất cả các chất chiết được. Tỷ lệ 3/1 của lõi ngô với vỏ đậu ở
nồng độ acid H
2
SO
4
4,5M đã cho ra lượng đường cao hơn so với việc thủy phân sinh
khối một cách riêng lẻ. Ethanol 8% đã thu được trong vòng ba giờ (Akpan et al.,
2005).
2.4. Giới thiệu về nấm men Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae là một loài nấm men được biết đến nhiều nhất có trong
bánh mì nên thường gọi là men bánh mì. Đây là một loại vi sinh vật thuộc chi
Saccharomyces, lớp nấm nang (Ascomycetes), ngành nấm. Loài này có thể xem là loài
nấm hữu dụng nhất trong đời sống con người từ hàng ngàn năm trước đến nay. Nó
được dùng rộng rãi trong quá trình lên men làm bánh mì, rượu và bia (Kamarudin et
al., 2011).
Tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae có dạng hình cầu hay hình trứng, có
kích thuớc từ 5-6 đến 10-14 µm, sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo bào tử. Nguồn
dinh dưỡng carbon chủ yếu của chúng là đường glucose, galactose, saccharose,
maltose. Chúng sử dụng acid amin và muối amon như nguồn nitơ chính.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 9 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học

Hình 2. Tế bào nấm men quan sát dưới kính hiển vi
(Nguồn: )
2.4.1. Lịch sử

Con người hiểu biết về nấm men Saccharomyces cerevisiae và những tính chất
của nó mới được hơn 150 năm. Đến đầu thế kỉ XIX, nấm men bia, nấm men thải từ
nhà máy rượu bia đã được con người tái sử dụng để làm men sản xuất bánh mì. Cuối
thế kỉ XIX, nhiều cải tiến kỹ thuật như hệ thống thông khí (ở nước Anh), kỹ thuật ly
tâm để tách nấm men ra khỏi môi trường tăng trưởng (nước Mỹ) đã được dùng để sản
xuất men bánh mì (Andreesen et al., 1973).
2.4.2. Sản xuất công nghiệp
Nấm men Saccharomyces cerevisiae dùng trong công nghiệp sản xuất thường có
tế bào lớn, có dạng hình cầu hay hình trứng. Hoạt tính chủ yếu là maltase, có hoạt lực
làm dậy bột. Thường 100% bền vững với rỉ đường. Điều kiện môi trường ảnh hưởng
khá lớn tới tốc độ tăng sinh khối của nấm men. Chúng phát triển tốt ở nhiệt độ 28-
30°C. Độ pH tối ưu của môi trường là 4,5-5,5. Ngoài ra, ảnh hưởng của các hợp chất
hóa học như rỉ đường, amonium sulphate, DAP, MgSO
4
, acid sulphuric là rất lớn.
Nồng độ mật rỉ đường tác động đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (Casey et al.,
1984). Ảnh hưởng của cường độ không khí và khuấy trộn cũng tác động lớn lên tốc độ
tăng trưởng của nấm men.
2.5. Cơ chế của quá trình lên men ethanol
Lên men là một quá trình trao đổi chất dưới tác dụng của các enzyme tương ứng
gọi là chất xúc tác sinh học. Tùy theo sản phẩm tích tụ sau quá trình lên men mà người
ta chia làm nhiều kiểu lên men khác nhau. Tuy nhiên có hai hình thức lên men chính là
lên men yếm khí và lên men hiếu khí. Lên men rượu là quá trình lên men yếm khí với
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 10 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
sự có mặt của nấm men, chúng chuyển hóa đường lên men thành ethanol và CO
2
. Quá
trình lên men rượu được chia làm hai thời kỳ chính:
- Thời kỳ phát triển sinh khối: giai đoạn này với sự có mặt của oxy, tế bào nấm

men phát triển sinh khối.
- Thời kỳ lên men chuyển đường thành rượu và CO
2
: giai đoạn này nấm men hấp
thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các enzyme sẵn có của mình thực hiện xúc tác
sinh học trong quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống, tạo thành rượu và CO
2
.
Hình 3 trình bày cơ chế phân huỷ đường tạo ra các sản phẩm phụ trong quá trình
lên men của tế bào nấm men.
Để lên men, người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nấm men nhất định.
Thông thường, khi lên men, lượng nấm men phải lớn hơn 10 triệu tế bào/1 mL dung
dịch lên men. Đường lên men và các chất dinh dưỡng khác được hấp thụ trên bề mặt
nấm men, sau đó khuếch tán qua màng vào bên trong, tạo ra rượu và CO
2
.
Rượu etylic tạo thành khuyếch tán ra bên ngoài qua màng tế bào nấm men. Rượu
hòa tan vô hạn trong nước nên tốc độ khuyếch tán rất nhanh. CO
2
cũng hòa tan trong
môi trường nhưng tốc độ hòa tan không lớn và nhanh chóng đạt trạng thái bão hòa.
Khi đó, CO
2
bám xung quanh tế bào nấm men hình thành những bọt khí. Tế bào nấm
men thường dính liền nhau, bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và lớn dần lên thành túi
lớn, đến lúc nào đó có sự chênh lệch về khối lượng riêng giữa môi trường và tế bào
nấm men sẽ nổi lên. Khi nổi lên, do có sự thay đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng
bị vỡ ra làm cho CO
2
phóng thích ra bên ngoài. Lúc này, khối lượng riêng của nấm

men đủ lớn trở lại nên chúng chìm xuống. Quá trình tế bào nấm men nổi lên rồi chìm
xuống diễn ra liên tục làm cho nấm men từ trạng thái tĩnh chuyển sang thái động, gia
tăng khả năng tiếp xúc của tế bào với môi trường, gia tăng tốc độ lên men (Bùi Thị
Quỳnh Hoa và Nguyễn Bảo Lộc, 2004).

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 11 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
Glucose
Hexokinase
Glucose – 6 – phosphate
Phosphoglucose isomerase
Fructose – 6 – phosphate
PhosphoFructokinase
Fructose – 1,6 – diphosphate
Aldolase
Triophosphat izomerase
Glyceraldehyde – 3 – phosphate Dihydroacetone phosphate
Glyceraldehyde phosphatdehydrogenase
Acid – 1,3 – diphosphoglyceric
Phosphoglyceratkinase
Acid – 3 – phosphoglyceric
Phosphoglycerate-mutase
Acid – 2 – phosphoglyceric
Enoiase
Acid phosphoenolpyruvic
Pyruvate kinase
Acid – enol – pyruvic

Acid pyruvic
Pyruvate – decarboxylase

Ethanal
Aldodeshydrogenase
Ethanol
Hình 3. Cơ chế phân hủy đường trong tế bào nấm men
(Nguồn: Charnomordic, 2010)
Trong giai đoạn lên men phụ, sự đường hóa cũng xảy ra nhưng rất chậm và
không hoàn toàn, đặc biệt khó khăn đối với tinh bột không hòa tan. Do đó, tốc độ lên
men trong thời kỳ này không phụ thuộc vào số lượng tế bào nấm men mà chủ yếu phụ
thuộc vào khả năng thủy phân hàm lượng dextrin (không lên men) còn lại. Như vậy,
chu kỳ lên men dịch đường phụ thuộc vào thời gian lên men cuối hay phụ thuộc vào
khả năng đường hóa của phức hệ enzyme amylase. Rất nhiều thí nghiệm cho thấy rằng
càng kéo dài thời gian lên men cuối thì hiệu suất quá trình lên men càng tăng
(Kulkarni et al., 1998).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 12 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
2.6. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình lên men
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố cần thiết ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của nấm
men. Thông thường nhiệt độ phù hợp cho lên men là 28-30°C. Nhiệt độ khoảng hơn
50
o
C và dưới 0
o
C thì sự lên men hầu như bị đình chỉ (Verduyn et al., 1992).
- pH: pH ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của nấm men, có khả năng làm thay đổi
điện tích các chất của vỏ tế bào, làm tăng hoặc giảm mức độ thẩm thấu các chất dinh
dưỡng và chiều hướng lên men, tạo sản phẩm chính và phụ khác nhau. Nếu pH trong
khoảng 4-5, quá trình lên men rượu bình thường tạo sản phẩm chính là ethanol, đây là
điều kiện cần thiết trong quá trình lên men rượu. Ở các nhà máy hiện nay, để acid hóa
môi trường thường dùng H
2

SO
4
hoặc acid lactic. Nếu pH môi trường kiềm, sản phẩm
chính là glycerin.
- Khí O
2
và CO
2
: Trong điều kiện yếm khí, chúng lên men đường tạo thành
rượu và CO
2
. Còn trong điều kiện đầy đủ oxy, chúng có khả năng oxy hóa đường
thành CO
2
và H
2
O, đồng thời sinh sản và phát triển mạnh. Hàm lượng CO
2
hình thành
trong quá trình lên men thường hạn chế mạnh sự sinh sản của nấm men.
- Nồng độ rượu: Nồng độ ethanol cũng quan trọng trong quá trình lên men, ở
nồng độ này đạt đến 5% có thể ức chế khả năng sinh sản tế bào và khả năng sống sót
của nấm men. Khi độ rượu đạt 7-8% thể tích, sự trao đổi trong nấm men hầu như bị
ngừng trệ.
- Nồng độ dịch lên men: Nồng độ dịch đường quá cao làm tăng áp suất và làm
mất cân bằng trạng thái sinh lý của nấm men. Kết quả là rượu nhiều ức chế không
những các tạp khuẩn mà cả nấm men. Mặt khác, đường nhiều dẫn đến tổn thất hoặc
phải kéo dài thời gian lên men. Ngược lại, nếu nồng độ dịch đường thấp sẽ không kinh
tế vì làm giảm năng suất thiết bị lên men và tốn hơi khi chưng cất, tăng tổn thất rượu
trong bã rượu và nước thải (Turk, 2007).

2.7. Một số nghiên cứu liên quan
Rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài mang giá trị khoa học cao đã được tiến hành
trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau và các vấn đề phát sinh trong quá trình thủy
phân đã được đánh giá, phân tích kỹ lưỡng:
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 13 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
a) Nghiên cứu về sự phân giải của cấu trúc nano của thành tế bào thực vật
dưới tác động của acid loãng (Pingali et al., 2010)
Nghiên cứu này chỉ ra rằng ethanol sinh học thế hệ mới có nguồn gốc từ những
vật liệu cellulose mở ra triển vọng cho việc sản xuất năng lượng sạch và thân thiện với
môi trường. Vấn đề về giá thành sản xuất và hiệu quả năng lượng của phương thức này
được giải quyết nếu người nghiên cứu có cái nhìn tường tận về cơ chế phức tạp của
quá trình phân giải vật liệu có chứa lignocellulose. Để làm sáng tỏ vấn đề đó, phương
pháp small-angle neutron scattering (SANS) được sử dụng để xác định sự thay đổi
hình thái học của lignocellulose từ mức độ phân tử đến mức độ dưới micrometer sau
quá trình tiền xử lý bằng một số loại acid loãng ở quy mô công nghiệp. Kết quả đạt
được chứng minh rằng việc thủy phân bằng acid loãng làm tăng diện tích bề mặt của
vật liệu bằng cách cắt nhỏ các sợi tinh thể cellulose. Sự thay đổi này dễ dàng nhận thấy
được dựa vào sự mất đi của hemicellulose. Nghiên cứu này làm sáng tỏ sự tác động
qua lại của các thành phần sinh học phân tử khác nhau trong suốt quá trình thủy phân
bởi acid loãng. Kết quả của nghiên cứu có thể dùng để áp dụng cho quá trình thủy
phân các loại nguyên liệu khác nhau, trong đó có vỏ trái ca cao.
b) Nghiên cứu về sự thay đổi cấu trúc đa phân tử và siêu cấu trúc của
giống Populus và switchgrass sau quá trình thủy phân bằng acid loãng (Foston et
al., 2010)
Nghiên cứu này chỉ ra rằng quá trình tiền xử lý bằng acid loãng được sử dụng
rộng rãi hơn so với thủy phân bằng các loại enzyme phân giải cellulose do hàm lượng
đường khử cũng như lượng ethanol sinh ra đều đạt ở mức cao. Thông thường, hiệu
suất của quá trình tiền xử lý được theo dõi và đánh giá bằng chỉ số phân giải
hemicellulose và lượng polysacchride sinh ra. Một loạt các thí nghiệm thủy phân

Populus được thực hiện trong đó sử dụng H
2
SO
4
0,1-0,2 mol/m
3
thủy phân ở 160-
180
o
C trong các khoảng thời gian xác định. Các thông số về lượng carbohydrate và
lignin dùng để so sánh giữa việc có và không có tiền xử lý được xác định bằng phương
pháp GPC (gel permeation chromatography-Sắc ký thấm gel) và quang phổ NMR.
Phương pháp GPC cho thấy khối lượng phân tử cellulose giảm rõ rệt, chỉ số PDI thay
đổi cho thấy quá trình tiền xử lý thủy phân đã thật sự diễn ra.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 14 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học
c) Nghiên cứu tiền xử lý thân tre bằng acid loãng để thu dịch đường
(Leenakul và Tippayawong, 2010)
Nghiên cứu này đưa ra quy trình công nghệ tối ưu cho việc sản xuất đường thông
qua quá trình tiền xử lý vỏ tre (Bamboo-Dendrocalamus asper)-một loại vật liệu giàu
cellulose và phổ biến ở hầu hết các nước châu Á. Tre bao gồm 40% cellulose và 27%
hemicelluloses. Các thí nghiệm sử dụng acid sulfuric loãng thay vì sử dụng enzyme.
Tre với tỷ lệ nguyên liệu khô/thể tích acid là 10% (w/v) được xử lý autoclave ở các
mức nhiệt độ (120, 140°C) và thời gian khác nhau (30, 60, 90 phút) với các mức nồng
độ acid khác nhau (0,6; 0,9; 1,2% w/w). Lượng glucose và xylose sinh ra đạt cao nhất
ở 140°C, 1,2% acid sulfuric và 90 phút thủy phân. Ở cùng một điều kiện phản ứng như
trên nhưng tác giả sử dụng enzyme cellulase và β-glucosidase, lượng đường khử sinh
ra đạt thấp hơn (56 mg/g). Trong khi đó, lượng đường khử sinh ra cao nhất đạt 85
mg/g nếu thủy phân bằng acid loãng ở 120°C, 1,2% acid sulfuric trong 60 phút.
d) Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý nguyên liệu bằng acid loãng bằng

phương pháp đáp ứng bề mặt để sản xuất bioethanol (Anwar et al., 2012)
Nghiên cứu này hướng đến việc tận dụng vỏ trấu, vừa là một nguồn sinh khối rẻ
tiền, vừa là sản phẩm thải của nông nghiệp. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng quá trình
thủy phân bằng acid loãng sản sinh nhiều chất ức chế hoạt động của vi sinh vật do đó
làm giảm khả năng lên men. Vì vậy tác giả đã đề xuất một phương pháp đi kèm với
việc thủy phân bằng acid, đó là phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface
methodology-RSM). Phương pháp RSM giúp làm giảm ảnh hưởng của các chất ức chế
trong quá trình thủy phân bằng H
2
SO
4
loãng nên hiệu suất lên men được cải thiện đáng
kể. Tiền xử lý bằng H
2
SO
4
1,5% ở 100°C trong 30 phút cho kết quả tối ưu. Kết quả đạt
được: Glucose được chuyển hóa thành ethanol nồng độ lần lượt là 5,21 g/L và 3,69 g/L
trong quá trình lên men sử dụng chủng Sacchromyces cervesiae và Fusarium
oxysporum.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35TT - 2013 Trường ĐHCT
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 15 Viện NC và PT Công nghệ Sinh học

Hình 4. Biểu đồ đáp ứng bề mặt của glucose sinh ra trong các điều kiện nồng
độ acid và thời gian khác nhau





×