Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 60 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




PHAN HUỲNH THU NGÂN


KHẢO SÁT QUY TRÌNH GIẾT MỔ VÀ
NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG
SINH DỤC HEO CÁI TẠI PHÂN XƯỞNG
SƠ CHẾ GIA SÚC TẬP TRUNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ












Luận văn tốt nghiệp

Ngành: THÚ Y





Cần Thơ, 2013




Luận văn tốt nghiệp

Ngành: THÚ Y




Tên đề tài
:

KHẢO SÁT QUY TRÌNH GIẾT MỔ VÀ
NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG
SINH DỤC HEO CÁI TẠI PHÂN XƯỞNG
SƠ CHẾ GIA SÚC TẬP TRUNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Phúc Khánh Phan Huỳnh Thu Ngân

MSSV: 3092627
Lớp: TY K35





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2013
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước.
Tác giả luận văn




Phan Huỳnh Thu Ngân




















ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y



Đề tài: Khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh
dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố Cần Thơ; do
sinh viên: Phan Huỳnh Thu Ngân thực hiện tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm I,
Phân xưởng 1 sơ chế gia súc tập trung, khu vực 2, phường An Khánh, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.



Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013


Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn







Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

Duyệt Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng








iii


LỜI CẢM ƠN

Xin gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
 Quý Thầy Cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi thú y Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian theo
học tại trường.
 Thầy Nguyễn Phúc Khánh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong

suốt thời gian thực hiện đề tài.
 Các bạn lớp Thú y khóa 35 đã động viên và chia sẻ những kinh nghiệm
học tập trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn:
 Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ.
 Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường Đại
học Cần Thơ.
 Ban Giám đốc và chú Võ Văn Mãi - Cán bộ quản lý phân xưởng sơ chế
gia súc tập trung thành phố Cần Thơ.
 Các chú, các anh nhân viên giết mổ.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!















iv



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ii
LỜI CẢM ƠN
iii
MỤC LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
vi
DANH MỤC HÌNH
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
viii
TÓM LƯỢC
ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
2.1 Sinh lý sinh sản heo cái 3
2.1.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục heo cái
3
2.1.2. Noãn
7
2.2 Sự thành thục về tính và chu kỳ động dục 10
2.2.1 Sự thành thục về tính
10
2.2.2 Các giai đoạn của chu kỳ động dục

11
2.2.3 Các pha của chu kỳ động dục
12
2.2.4 Sự điều hòa hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết
13
2.3 Những bất thường trên đường sinh dục của heo cái 17
2.3.1 Âm đạo, âm hộ
17
2.3.2 Tử cung
18
2.3.3 Lưỡng tính
19
2.3.4 Buồng trứng
19
2.3.5 Tồn thể vàng
21
2.3.6 U nang buồng trứng
21
2.4 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng và điều kiện vệ sinh lò mổ 23
2.4.1 Địa điểm
23
2.4.2 Thiết kế và bố trí
23
2.4.3 Chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ
24
2.4.4 Yêu cầu đối với khu giết mổ heo
24
2.4.5 Yêu cầu đối với nước sử dụng và hệ thống thoát nước thải
25
2.4.6 Thu gom và xử lý chất thải rắn

25
2.4.7 Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân và khách tham quan
25
v

2.4.8 Yêu cầu về phương tiện vận chuyển
25
2.4.9 Yêu cầu đối với heo được đưa vào giết mổ
25
2.4.10 Yêu cầu về quy trình giết mổ
26
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
26
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
27
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
3.1 Phương tiện 28
3.1.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
28
3.1.2 Dụng cụ và hóa chất
28
3.1.3 Đối tượng khảo sát
28
3.1.4 Chỉ tiêu khảo sát
28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1 Điều tra hồi cứu nguồn gốc, giống, trọng lượng của heo
28

3.2.2 Phương pháp khảo sát quy trình giết mổ
28
3.2.3 Phương pháp khảo sát đánh giá những bất thường trên đường sinh
dục heo cái
28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Kết quả khảo sát quy trình giết mổ 30
4.1.1 Địa điểm và bố trí
30
4.1.2 Nước sử dụng trong cơ sở và hệ thống thoát nước thải
33
4.1.3 Chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ
33
4.1.4 Khu giết mổ
34
4.1.5 Nguyên liệu đốt
34
4.1.6 Công nhân và quy trình giết mổ
34
4.1.7 Phương tiện vận chuyển
35
4.2 Những bất thường trên đường sinh dục heo cái 36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47
PHỤ LỤC
49




vi


DANH MỤC BẢNG






























Bảng

Tựa bảng Trang

4.1
4.2
4.3
Tỷ lệ bất thường trên cơ quan sinh dục heo cái
Tỷ lệ bất thường ở một hoặc hai bên buồng trứng heo

Tỷ lệ u nang buồng trứng
37
39
42
vii

DANH MỤC HÌNH





Hình Tựa hình Trang


2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
Cơ quan sinh dục heo cái
Cơ quan sinh dục heo cái
Sự phát triển nang noãn trong buồng trứng

Trứng ở giai đoạn cuối của kỳ phân chia
Nang noãn ở các giai đoạn
Buồng trứng ở pha noãn hoàng
Buồng trứng ở pha hoàng thể
Buồng trứng ở giai đoạn không hoạt động
Sơ đồ hệ thần kinh – nội tiết điều khiển sinh sản
Biến đổi hàm lượng hormone trong chu kỳ động dục của
gia súc cái
Sơ đồ tổng quan lò mổ Cần Thơ
Sơ đồ bố trí một ô giết mổ
Khu vực giết mổ gia súc
Khu vực pha lóc thịt
Phân xưởng chế biến thực phẩm
Chuồng nhốt heo chờ giết mổ
Công nhân thu gom chất thải rắn
Phương tiện vận chuyển gia súc
Phương tiện vận chuyển thịt
Tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng kém phát triển
Buồng trứng không phát triển
Buồng trứng kém phát triển 1 bên
U nang noãn
U nang hoàng thể
U nang buồng trứng đơn
U nang buồng trứng đa

3
4
9
9
10

13
13
13
15

17
31
32
33
33
33
34
34
36
36
39
41
41
44
44
45
45
viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FSH Folliculo Stimulating Hormone
LH Luteinising Hormone

GnRH Gonadotropin Releasing Hormone
PG Prostaglandin


ix


TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh
dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố Cần Thơ” được
thực hiện tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm I, Phân xưởng 1 sơ chế gia súc tập
trung, khu vực 2, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ
tháng 08 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Nhằm khảo sát quy trình giết mổ
và những bất thường xuất hiện trên cơ quan sinh sản của heo cái. Phương pháp
nghiên cứu là quan sát, ghi nhận và thu thập thông tin. Trong 328 heo cái được
khảo sát, có 40 trường hợp bất thường trên cơ quan sinh dục, chiếm tỷ lệ
12,19%.
Các trường hợp bất thường như sau:
 Buồng trứng kém phát triển chiếm tỷ lệ 6,10%.
 Ống dẫn trứng kém triển chiếm tỷ lệ 1,83%.
 Tử cung kém triển chiếm tỷ lệ 1,83%.
 Buồng trứng không phát triển chiếm tỷ lệ 0,91%.
 U nang buồng trứng chiếm tỷ lệ 1,52%. Trong đó u nang hoàng thể
chiếm tỷ lệ là 0,61% và u nang noãn chiếm tỷ lệ 0,91%.
1


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, ngành nông nghiệp cũng có

những bước phát triển. Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay phát triển cả về
số lượng và chất lượng như con giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, công
tác thú y…. Bên cạnh đó, tình hình bệnh lý cũng đã và đang tác động lớn đến
năng suất gia súc, đặc biệt là các vấn đề sinh sản. Người chăn nuôi chỉ thường
chú ý đến những bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh xảy ra trên heo, bệnh sản
khoa thì ít được quan tâm. Rất ít nghiên cứu về bệnh sinh sản ảnh hưởng đến
năng suất chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thực tế hiện nay,
ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh thì
trường hợp heo nái phối nhiều lần không đậu thai, số lượng heo con sinh
ra/lứa thấp hay vô sinh,… xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các đàn heo (nông hộ
hay công nghiệp). Chính những yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi
và gây thiệt hại đến kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng
trên như yếu tố di truyền, quản lý, dinh dưỡng, stress, độc tố, rối loạn kích
thích tố… Đàn heo không đạt tỷ lệ đậu thai cao do có sự bất thường của bộ
phận sinh dục, u nang buồng trứng, cơ quan sinh dục gia súc cái bị tổn
thương… Các vấn đề trên đã được nghiên cứu ở một số nước trên thế giới.
Đặc biệt là ở những nước nuôi heo với số lượng nhiều, nuôi công nghiệp. Ở
Phần Lan, nghiên cứu của Heinonen và ctv năm 1998 tại một lò mổ. Trong
1708 heo cái và heo hậu bị, tỷ lệ u nang buồng trứng là 6,2% và bất thường
trên tử cung là 1,4%. Chúng bị loại thải do suy yếu khả năng sinh sản, không
mang thai, không động dục hoặc đẻ ít con. Nghiên cứu ở Thái Lan của
Tummaruk và Kesdangsakonwut năm 2010 cho thấy trong 336 heo hậu bị bị
loại thải thì u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ là 13,1%. Mặc dù các vấn đề sinh
sản nói trên đã được nghiên cứu phổ biến ở những trại lớn của một số nước
trên thế giới. Ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng thì ngược lại,
nghiên cứu về bệnh sinh sản, các bất thường trên đường sinh dục heo cái ảnh
hưởng đến năng suất chăn nuôi thì rất ít. Vấn đề được đặt ra là trong điều kiện
chăn nuôi của vùng ĐBSCL hiện nay thì tỷ lệ những bất thường trên cơ quan
sinh sản heo cái có cao hơn so với điều kiện chăn nuôi quy mô lớn của các
nước trên thế giới không. Và những bất thường đó có ảnh hưởng như thế nào

đến vấn đề sinh sản và năng suất của đàn heo. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường
trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung
thành phố Cần Thơ”.

2

Mục tiêu của đề tài:
 Khảo sát quy trình giết mổ heo tại cơ sở.
 Khảo sát những bất thường trên đường sinh dục của heo cái.




































3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Sinh lý sinh sản heo cái
2.1.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục heo cái



Hình 2.1. Cơ quan sinh dục heo cái (www.triplestinkfarms.com, 2013)
2.1.1.1 Âm hộ
Nằm phía dưới hậu môn, tách ra làm hai mép trái và phải bởi một đường
chẻ dọc ở giữa. Bờ trên hai môi của âm hộ có sắc tố đen, nhiều tuyến tiết chất
nhờn và tuyến tiết mồ hôi (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008 ).
2.1.1.2 Âm vật

Cấu tạo giống như dương vật thú đực được thu nhỏ lại. Bên trong có các
thể hổng. Trên âm vật có nếp da tạo ra mu âm vật, giữa âm vật bẻ gập xuống
dưới (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).
2.1.1.3 Tiền đình
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2008), tiền đình là giới hạn giữa âm hộ và âm
đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm hộ, phía sau
màng trinh là âm đạo. Màng trinh có các sợi đàn hồi ở giữa và do hai lá niêm
mạc gấp thành một nếp. Sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số
tuyến, tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật.
2.1.1.4 Âm đạo
Phần đầu âm đạo dính vào cổ tử cung gọi là vòm âm đạo, phần sau thông
ra tiền đình nối với âm hộ tại một bờ liên kết, có lỗ của ống thoát tiểu từ bàng
quang đổ vào được bọc lót bởi một màng dai gấp nếp theo chiều dọc gọi là
Cổ tử cung
Sừng tử
cung
Ống
dẫn
trứng
Buồng trứng
Động mạch chủ
Bàng
quang
Niệu đạo
Khung
xương
chậu
Trực tràng
Âm đạo
Âm hộ

4

nếp xếp ly. Âm đạo là đường sinh dục lớn, lòng ống âm đạo có nhiều nếp nhăn
dọc, là phần để tiếp nhận cơ quan giao hợp của thú đực khi giao phối. Đồng
thời nó là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ. Trong khi động
dục, âm đạo được bôi trơn bởi dịch nhầy tiết ra, khi thú gần đẻ thì nếp xếp ly
dãn ra (Nguyễn Văn Thành, 2010). Âm đạo ở heo có kích thước từ 10-24 cm
(Trần Nguyên Hùng, 2000).
2.1.1.5 Tử cung



Hình 2.2. Cơ quan sinh dục heo cái (en.wikibooks.org, 2013)

Vị trí của tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên là trực tràng, phía dưới
là bàng quang. Cấu tạo phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng bào
thai. Tử cung là nơi nối giữa ống dẫn trứng và âm đạo, nơi tiếp nhận trứng thụ
tinh, nơi nuôi dưỡng che chở bào thai trong giai đoạn gia súc có thai và gây ra
những cơn co thắt để tống thai trong quá trình sinh đẻ. Tử cung là một ống
rỗng cấu tạo bằng mô cơ và mô liên kết gồm cổ, thân và hai sừng tử cung. Tử
cung dính vào vùng thắt lưng và thành của xoang chậu bằng hai nếp gấp của
phúc mạc là dây chằng rộng, hình tam giác, có khả năng co giãn đàn hồi lớn.
Kích thước và khối lượng tử cung thay đổi tùy thuộc vào kích thước và khối
lượng của thú, số lần mang thai, theo chu kỳ động dục, tình trạng bệnh lý sinh
sản và tình trạng có thai của thú (Nguyễn Văn Thành, 2010).
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2008), tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp:
 Ngoài cùng là lớp tổ chức liên kết.
Sừng tử cung
Ống dẫn trứng
Buồng

trứng
Thân tử cung
Cổ tử cung
Âm đạo
Lỗ thoát tiểu
Âm hộ
Loa kèn
5

 Lớp cơ trơn của tử cung là lớp cơ trơn khỏe nhất trong cơ thể, giữ vai trò
quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài. Nó có cấu tạo khá phức tạp. Bên trong
các cơ trơn có những sợi liên kết đàn hồi và tĩnh mạch lớn. Các lớp đó đan vào
nhau làm cho tử cung chắc, có tính đàn hồi cao.
 Lớp niêm mạc tử cung màu hồng, được phủ những tế bào biểu mô kéo dài
thành lông nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu mô là các tuyến tiết chất nhầy.
Chất nhầy được gạt về cổ tử cung khi các lông rung động.
Tử cung heo thuộc nhóm tử cung phân nhánh, có cấu tạo gồm 3 phần:
sừng tử cung, thân tử cung, cổ tử cung.
 Sừng tử cung của heo rất phát triển, thông với ống dẫn trứng, gồm hai sừng
bẻ quặt về hai bên gần như đối xứng nhau, rất dài, uốn lượn và được treo vào
thành bụng bởi dây chằng rộng tử cung. Hai sừng tử cung được nối liền nhau
bởi dây chằng liên sừng. Sừng tử cung dài 50-100 cm (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007). Khi có thai thì sừng tử cung dài tới 1-1,2 m (Nguyễn Đình Nhung và
Nguyễn Minh Tâm, 2005) và có hiện tượng di trú tạo số con 2 sừng tử cung
tương đương nhau (Nguyễn Văn Thành, 2010).
 Thân tử cung có hình ống, phía trước thông với sừng tử cung, phía sau
thông với một eo hẹp gọi là cổ tử cung. Thân tử cung ở heo dài 4-5 cm (Lăng
Ngọc Huỳnh, 2007).
 Cổ tử cung ở heo dài khoảng 10 cm, là nơi tiếp giáp giữa thân tử cung và âm
đạo. Nó có tính chất cứng rắn hơn các phần khác. Cổ tử cung có chức năng

bảo vệ ngăn chặn đối với sự tác động từ bên ngoài xâm nhiễm vào. Bình
thường cổ tử cung đóng nút, chỉ mở khi heo động dục và đẻ (Nguyễn Văn
Thành, 2010).
Bình thường toàn bộ tử cung nằm ở khoang chậu, khi chửa thường gặp ở
đáy khoang chậu. Ở khoang tử cung có chứa một dịch chất có tính phụ thuộc
vào sinh lý hay bệnh lý của thú. Chức năng của tử cung cũng thay đổi theo chu
kỳ động dục, có chửa và đẻ (Nguyễn Văn Thành, 2010).
2.1.1.6 Buồng trứng
Buồng trứng gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm trong
xoang chậu. Buồng trứng là cơ quan hoạt động theo chu kỳ và có 2 phần
chính: vùng trung tâm gọi là vùng tủy, vùng ngoại biên gọi là vùng vỏ. Vùng
vỏ là nơi sinh ra các loại nang trứng ở 5 giai đoạn phát triển khác nhau: nang
nguyên thủy, nang sơ cấp, nang thứ cấp, nang chín (nang graff) và nang thoái
triển. Vùng tủy chứa các mạch máu vào nuôi dưỡng các nang trứng, mạch
bạch huyết, thần kinh, tổ chức sợi xếp và ít sợi cơ trơn (Nguyễn Đình Nhung
và Nguyễn Minh Tâm, 2005).
6

Bên ngoài buồng trứng là một lớp màng liên kết sợi chắc như màng bao
dịch hoàn gọi là túi bao noãn (màng và dây treo noãn sào). Khi trứng rụng thì
màng bọc buồng trứng và nang trứng tách ra làm cho trứng, dịch nang cùng
một số tế bào hạt rơi vào khoang màng lót rồi qua vòi fallope vào tử cung.
Chỗ màng tách ra sau đó khép lại, các tế bào thượng bì trong nang còn lại phát
triển rất mạnh biến thành thể vàng (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh,
2001). Kích thước buồng trứng thay đổi tùy theo trọng lượng và hoạt động
sinh dục của cơ thể. Trọng lượng buồng trứng tăng từ ngày thứ 3 đến ngày 12
sau động dục vì thể vàng phát triển (Nguyễn Bạch Thảo Vy, 2005). Buồng
trứng có nhiệm vụ sinh ra nang trứng, nuôi dưỡng trứng chín và tiết ra
hormone sinh dục. Lớp tế bào hạt của nang trứng tiết ra oestrogen. Sau khi
trứng rụng, tại nơi này sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra hoormon

progesteron, tác động đến chức năng của tử cung và gây nên đặc tính sinh dục
thứ cấp của con cái (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).
Buồng trứng heo nặng 3,5-10 g, hình dạng trái dâu khi có nhiều noãn chín.
Ở vật trưởng thành, bề mặt buồng trứng hơi lồi lõm. Đó là các nang trứng
đang phát triển hoặc là các sẹo của thể vàng thoái hóa (Nguyễn Đình Nhung
và Nguyễn Minh Tâm, 2005). Quá trình hình thành trứng từ lúc heo cái còn ở
giai đoạn bào thai và phát triển trưởng thành khi heo cái thành thục. Trong một
chu kỳ ở heo, số lượng noãn chín khoảng 30-40 noãn và kích thước nang noãn
chín từ 8-15 mm (Nguyễn Văn Thành, 2010).
2.1.1.7 Ống dẫn trứng
Xuất phát từ hai phía của đầu tử cung, hướng sang hai bên hố chậu. Ống
dẫn trứng của heo cái gồm hai ống dẫn mỏng và mềm, ngoằn ngoèo, mỗi ống
thông với tử cung bằng một lỗ hẹp có đường kính khoảng 2 mm. Đầu còn lại
được xòe thành hình phễu với chức năng là nhận trứng rụng từ buồng trứng
gọi là vòi trứng (Fallope). Vòi Fallope có mép nứt ra thành tua và một số tua
dính vào hố noãn. Ống dẫn trứng được bao phủ bởi một lớp liên kết dài tới tua
vòi Fallope, hợp với niêm mạc tạo thành tua, lớp giữa là lớp cơ trơn, trong
cùng là lớp niêm mạc có tế bào thượng bì tạo thành nhung mao.
Phần thân là nơi diễn ra quá trình thụ tinh ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng.
Phần eo có đường kính rất nhỏ với chức năng vận chuyển trứng đã được thụ
tinh trong ống dẫn trứng. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng
từ 3-10 ngày. Trên đường di hành trong ống dẫn trứng, tế bào trứng có thể bị
dừng lại ở các đoạn khác nhau do những chổ hẹp của ống dẫn trứng. Đường
kính ống dẫn trứng 0,2-0,4 mm (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008). Kích thước ống
dẫn trứng dài 15-30 cm (Nguyễn Văn Thành, 2010).

7

2.1.2. Noãn
Noãn là một tế bào lớn trong cơ thể, có khả năng kết hợp với tinh trùng và

thông qua quá trình đồng hóa, dị hóa giữa hai loại tế bào để hình thành một
sinh thể mới (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2008), noãn có cấu tạo gồm: màng, nguyên sinh
chất và nhân.
Tế bào trứng gồm 3 lớp màng: lớp màng ngoài, lớp màng giữa và lớp
màng trong.
 Màng ngoài gồm nhiều tế bào hình nang hay hình chóp được gắn với nhau
bằng axit hyaluronilic. Các tế bào này phân bố xung quanh tế bào trứng nên
được gọi là lớp màng phóng xạ hay vòng tia.
 Màng giữa là lớp nuôi dưỡng trứng, gồm nhiều tế bào được sinh ra từ tế bào
hình nang. Màng giữa còn được gọi là màng trong suốt.
 Màng trong còn gọi là màng noãn hoàng hay màng nguyên sinh chất, là lớp
màng bao bọc phần nguyên sinh chất. Màng trong có tác dụng nuôi dưỡng
trứng đã thụ tinh.
Nguyên sinh chất: Có thành phần chủ yếu là nước, các vật chất hữu cơ,
muối khoáng và các thành phần khác.
Nhân: chứa n nhiễm sắc thể và nhiều hạt nhân.
Khi nang noãn chín, các dịch nang chứa đầy trong xoang nang sẽ làm giảm lớp
tế bào hạt, lớp bao trong, lớp bao ngoài, lớp màng trắng và những lớp tế bào
biểu mô trên bề mặt buồng trứng. Do đó, làm cho nang noãn lồi lên ở mặt
buồng trứng. Khi noãn chín, thành bao nang thoái triển, thì hiện tượng xuất
noãn bắt đầu xảy ra. Khi rụng trứng lớp vỏ nang và vỏ tế bào hạt còn lại trên
buồng trứng tạo thành thể vàng chỉ có trứng chín được thoát ra ngoài. Các bao
nang vào cuối kỳ tăng trưởng trở nên mềm.
2.1.2.1 Quá trình hình thành noãn
Theo Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm (2005), quá trình hình
thành noãn của heo bắt đầu ở giai đoạn bào thai và hoàn thành trước khi thành
thục. Trong thời kỳ tăng trưởng, một tổ chức tế bào khung của buồng trứng tạo
thành một lớp tế bào biểu mô, hình thoi bao quanh tế bào hạt và cùng với tế
bào hạt sản xuất ra oestrogen, các tế bào này tạo thành lớp bao trong.

Bên dưới lớp màng của buồng trứng là tế bào trứng nguyên thủy hay còn
gọi là tế bào trứng non ở trong các noãn bao nguyên thủy. Tế bào trứng
nguyên thủy chứa 2n nhiễm sắc thể, từ noãn nguyên bào phát triển thành trứng
có khả năng thụ tinh trải qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn sinh sản: noãn nguyên bào phân chia nguyên số liên tục tạo thành
nhiều noãn bào I mới vẫn giữ nguyên số nhiễm sắc thể 2n. Bên ngoài nó được
8

bao bởi một tầng tế bào tạo thành các nang trứng sơ cấp (trong bào thai và sau
khi đẻ ra).
Khi thành thục về tính các noãn bào I tiếp tục phát triển tuần tự thành
trứng chín theo 2 giai đoạn:
 Giai đoạn sinh trưởng noãn bào I tích lũy chất dinh dưỡng, tăng lên về kích
thước, khối lượng, bên ngoài nó được bao bọc bởi lớp vỏ gồm nhiều tầng tế
bào tạo thành nang trứng thứ cấp.
 Giai đoạn hình thành trứng chín: noãn bào I trải qua 2 lần phân chia để
thành trứng chín:
Lần phân bào I: noãn bào I phân chia giảm số từ 2n nhiễm sắc thể thành
noãn bào II chứa n nhiễm sắc thể và cầu cực 1 kích thước bé hơn noãn bào II,
nhưng không có tác dụng sinh dục, cũng chứa n nhiễm sắc thể.
Lần phân chia 2: noãn bào II vừa mới được hình thành phân chia ngay lập
tức thành noãn chín chứa n nhiễm sắc thể có khả năng thụ tinh và cầu cực 2
cũng chứa n nhiễm sắc thể nhưng không thụ tinh được.
Như vậy, kết thúc thời kỳ phân chia giảm nhiễm từ noãn bào I chỉ phát triển
thành một trứng chín có khả năng thụ tinh.
2.1.2.2 Hoàng thể, bạch thể
Lúc noãn bao đã thành thục thì màng bọc nang, màng bao liên kết buồng
trứng tách ra, tế bào trứng được giải phóng khỏi buồng trứng cùng với dịch
nang, tế bào hạt đi vào loa kèn.
Mỗi nang noãn sau khi vỡ ra sẽ hình thành một hoàng thể. Khi rụng trứng,

bao nang vỡ, thành bao nang xếp gấp lại có hiện tượng xuất noãn trong nang
noãn, dẫn đến xoang nang chứa đầy máu gọi là thể xuất huyết. Thời gian tồn
tại của thể xuất huyết ngắn khoảng 2-3 ngày, máu ở thể xuất huyết này cung
cấp dưỡng chất cho tế bào hạt để tạo thành thể vàng. Đồng thời tế bào hạt
cũng sinh sản, phát triển để tăng số lượng và lấp đầy xoang nang. Trong các tế
bào hạt có chứa sắc tố màu vàng. Trong thời gian vài ngày, thể vàng sẽ lấp đầy
xoang của tế bào trứng. Từ ngày thứ tư đến ngày thứ mười hai, thể vàng hoàn
toàn màu vàng và tiết progesteron (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Sự tồn tại của thể vàng tùy thuộc vào trứng có được thụ tinh hay không.
Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng chỉ tồn tại 2 tuần, sau đó teo biến đi
để lại một vết sẹo màu trắng trên bề mặt buồng trứng gọi là thể bạch. Nếu
trứng được thụ tinh thể vàng sẽ tồn tại trong suốt thời gian mang thai.
Heo cái có chu kỳ động dục trung bình 21 ngày, thì hoàng thể phát triển
vào ngày thứ 7 của chu kỳ và tiết nhiều progesteron, đến ngày thứ 9 của chu
kỳ. Hoàng thể tiếp tục hoạt động đến ngày thứ 15 hoặc ngày thứ 17 (Nguyễn
Văn Thành, 2010). Có nhiều trường hợp hoàng thể không thoái hóa gây thú
9

cái không biểu hiện động dục, gây hiểu lầm thú cái mang thai. Đây là trường
hợp hoàng thể lưu.






























Vùng vỏ
Nang sơ cấp
Nang trứng đang phát triển
Trứng
Nang trưởng
thành
Dịch xoang
nang
Trứng
Nang vỡ
Sự

rụng
trứng
Thể vàng
Thể vàng
thoái hóa
Hình 2.3. Sự phát triển nang noãn trong buồng trứng
(en.wikibooks.org, 2013)

Trứng ở giai đoạn cuối của phân
bào giảm nhiễm
Nang bào
Màng trong suốt
Hình 2.4. Trứng ở giai đoạn cuối của kỳ phân chia
(en.wikibooks.org, 2013)
10














2.2 Sự thành thục về tính và chu kỳ động dục

2.2.1 Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục ở thú cái là tuổi mà lúc đó buồng trứng có thể phóng
thích giao tử. Tuổi thành thục đi kèm với biểu hiện động dục và xuất noãn lần
đầu tiên. Tuổi thành thục về tính của heo cái là 6-8 tháng tuổi. Khi gia súc đến
thời kỳ thành thục về tính nhưng sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn
còn tiếp tục. Tuổi thành thục về thể vóc của heo cái là 6-8 tháng tuổi. Sau khi
thành thục về tính, đặc biệt là cơ quan sinh dục thay đổi có tính chất chu kỳ
gọi là chu kỳ tính (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Trong chu kỳ này hiện tượng động dục được biểu hiện rõ rệt nhất nên còn
gọi là chu kỳ động dục. Chu kỳ động dục được điều hòa bởi hormone sinh dục
tuyến yên gồm Folliculo Stimulating Hormone (FSH) và Luteinising Hormone
(LH) điều khiển. Trong đó biểu hiện chịu đực và sự rụng trứng là quan trọng
nhất. Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần rụng trứng này đến lần rụng
trứng sau. Thời gian một chu kỳ động dục ở heo là 19-23 ngày, trung bình 21
ngày (Nguyễn Văn Thành, 2010).
Những đặc điểm của tính thành thục bao gồm:
 Hiện tượng rụng trứng: Thời gian rụng trứng ở heo là từ giờ thứ 24 kể từ khi
biểu hiện chịu đực đầu tiên. Thời gian trứng có khả năng thụ thai từ khi rụng
trứng ở heo là 8-12 giờ (Nguyễn Văn Thành, 2010).
 Sự hình thành thể vàng: xoang của tế bào trứng lúc đầu trong suốt và có
đường kính 6-10 mm. Thể vàng đạt đường kính tối đa (10-11 mm) vào 7-8
ngày sau (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Hình 2.5. Nang noãn ở các giai đoạn
a. Thể vàng; b. Thể trắng; c. Nang noãn đang phát triển; d. Thể xuất huyết
d
c
a
b
11


 Niêm dịch: trong đường sinh dục có niêm dịch chảy ra là kết quả của quá
trình rụng trứng.
 Tính dục: do kết quả của quá trình rụng trứng, hàm lượng oestrogen trong
máu tăng, con vật có một loạt biến đổi bên ngoài khác với bình thường: đứng
nằm không yên, kém ăn, kêu rống, thích gần con đực, phá chuồng. Khi tế bào
trứng rụng, những biểu hiện này dần dần giảm đi.
 Tính hưng phấn: Cao độ nhất lúc tế bào trứng rụng.
2.2.2 Các giai đoạn của chu kỳ động dục
Theo Văn Lệ Hằng và ctv (2008), các giai đoạn của chu kỳ động dục gồm:
 Giai đoạn trước động dục:
Biểu hiện bên ngoài không rõ rệt, biểu hiện bên trong cơ quan sinh dục là
chủ yếu. Ở buồng trứng, nang trứng phát triển mạnh thành nang trứng chín.
Buồng trứng to hơn bình thường, các tế bào của vách ống dẫn trứng tăng sinh,
số lượng lông nhung tăng lên. Oestrogen do tế bào hạt của nang trứng tiết ra
nhiều, kích thích tuyến vú phát triển. Niêm mạc âm đạo, tử cung tăng tiết dịch
nhầy, tăng sinh do lượng máu cấp đến tăng. Con vật bắt đầu xuất hiện tính dục.
 Giai đoạn động dục:
Giai đoạn này xảy ra ngắn, ở heo 2-3 ngày. Thời kỳ này được xác định
bởi hàm lượng oestrogen trong máu cao. Ngay trước khi xuất noãn, trên buồng
trứng xuất hiện nhiều nang noãn đang phát triển. Trong đó có một số noãn
nang đã trưởng thành. Thời kỳ lên giống chấm dứt vào lúc nang buồng trứng
bị vỡ (lúc xuất noãn). Biểu hiện bên ngoài rất rõ rệt, diễn biến thành 3 thời kỳ:
hưng phấn, chịu đực, hết chịu đực.
o Kỳ hưng phấn: âm hộ xung huyết sưng lên từ hồng nhạt sang màu hồng,
niêm dịch tiết ra từ âm đạo, âm hộ loãng trong. Con vật bỏ ăn, kêu la, bồn
chồn, nhảy lên lưng con khác nhưng chưa cho con đực hoặc con cái khác
nhảy lên hay không chịu phối hoặc không đứng yên khi gieo tinh nhân tạo.
o Kỳ chịu đực: âm hộ dần chuyển sang màu thẫm tối. Cổ tử cung hé mở, sau
mở rộng. Niêm dịch chảy ra đặc dần, có khi thành sợi, đứt đoạn ở âm hộ.
Sau khi động dục 24-30 giờ thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài 10-15

giờ.
o Sau giai đoạn động dục con vật thụ thai thì chu kỳ dừng lại chuyển sang
giai đoạn mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh con vật sẽ chuyển sang
chu kỳ động dục mới.
 Giai đoạn sau động dục:
Là thời kỳ sau khi xuất noãn, thời kỳ hoạt động của hoàng thể. Trong thời
kỳ này, sau khi lên giống những nang noãn vỡ ra bắt đầu sắp xếp lại, những
lớp tế bào phía trong nang bắt đầu phát triển, những mạch máu phát triển
12

nhiều hơn. Progesteron được tiết ra bởi hoàng thể, sẽ ức chế sự phát triển của
những nang mới. Sự lên giống sẽ không xuất hiện khi hoàng thể còn hoạt động.
Con cái trở nên yên tĩnh, không muốn gần con đực. Bên trong niêm mạc tử
cung, âm đạo ngừng tăng sinh, các tuyến ở tử cung cũng không tiết niêm dịch,
các tế bào biểu mô dần dần bị sừng hóa, gia súc trở lại bình thường.
 Giai đoạn yên tĩnh:
Hoàng thể thoái hóa, noãn bao trong buồng trứng bắt đầu phát dục và lớn
dần lên nhưng chưa nổi rõ lên trên bề mặt buồng trứng và bắt đầu cho một giai
đoạn lên giống khác.
2.2.3 Các pha của chu kỳ động dục
Theo Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2001) chia chu kỳ sinh dục ra làm
hai pha:
Pha noãn hoàng và pha hoàng thể. Pha noãn hoàng bao gồm 2 giai đoạn
trước động dục và động dục. Những biến đổi chu kỳ do noãn bao thành thục
quyết định. Pha hoàng thể gồm 2 giai đoạn cuối: giai đoạn sau động dục và
giai đoạn yên tĩnh. Đặc trưng của pha hoàng thể là sự hoạt động của thể vàng.
 Pha noãn hoàng có các hiện tượng:
Bao noãn tăng tiết oestrogen đi vào trong máu đồng thời vào cơ thể và bộ
máy sinh dục làm tăng thể tích các mao mạch trong niêm mạc đường sinh dục,
kích thích quá trình phân chia tế bào trong niêm mạc tử cung.

Tuyến yên tăng tiết FSH và LH.
Hàm lượng 3 hormone này tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở 1-2 ngày
trước rụng trứng, đồng thời niêm mạc tử cung cũng tăng sinh, dày lên và xung
huyết để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.
 Pha hoàng thể có các hiện tượng:
Bao noãn tiếp tục tiết hormone oestrogen và tuyến yên tiếp tục tiết
hormone FSH, LH, nhưng hàm lượng giảm dần. Đến cuối chu kỳ thì giá trị trở
lại bình thường như ban đầu. Bao noãn vỡ, vị trí trứng rụng phát triển thành
thể vàng. Thể vàng tăng cường hoạt động và tiết progesteron. Niêm mạc tử
cung và các tuyến tử cung chứa nhiều chất tiết, những chất này sẽ được hợp tử
hấp thu. Hàm lượng progesteron tăng dần và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng
2/3 nửa sau chu kỳ rồi giảm dần đến cuối chu kỳ. Nếu trứng không được thụ
tinh thì thể vàng teo biến và ngưng tiết progesteron. Progesteron tăng cao có
tác dụng ức chế tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH. Nếu thể vàng tiêu biến,
hàm lượng progesteron giảm, tuyến yên không bị ức chế thì buồng trứng sẽ trở
lại hoạt động bình thường cho chu kỳ mới.


13




















2.2.4 Sự điều hòa hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết
2.2.4.1 Các loại hormone sinh dục
 Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) được tiết ra từ vùng dưới đồi, có
tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết FSH và LH để kích hoạt và tăng
cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và hình thành thể vàng.
Ngoài cơ chế tác dụng thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong
việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của oestrogen để tăng cường
tiết LH và kiểm soát mối ngược âm tính của progesteron để đảm bảo sự tồn tại
của thể vàng.
FSH có tác dụng thúc đẩy nang trứng phát triển, làm cho lớp tế bào hạt
phát triển thành nhiều lớp, kích thước nang trứng tăng lên, trứng trưởng thành
và chín.
LH có tác dụng thúc đẩy quá trình rụng trứng và hình thành thể vàng.
Hình 2.6. Buồng trứng ở pha noãn hoàng Hình 2.7. Buồng trứng ở pha
hoàng thể

Hình 2.8. Buồng trứng ở giai đoạn không hoạt động
14

 Prolactin do thùy trước tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích tuyến vú
phát triển hoàn toàn và tiết sữa.
 Oxytoxin do thùy sau tuyến yên tiết ra, có tác dụng đặc biệt là kích thích sự

co bóp của cơ tử cung, có thể tăng cường sự co bóp cơ tuyến sữa, cơ trơn bàng
quang và cơ trơn ruột.
 Kích tố của buồng trứng: buồng trứng tiết ra các hormone chủ yếu như:
oestrogen, progesteron và relacxin.
Oestrogen là hormone chủ yếu của gia súc cái. Nó có tác dụng duy trì đặc
điểm sinh dục thứ cấp ở con cái, gây ra hành vi động dục. Gây tác động ngược
lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây ra rụng
trứng. Oestrogen kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển, làm cho tử cung
tăng sinh, niêm mạc tử cung dày lên hình thành nhiều mạch máu, các tuyến tử
cung, âm đạo phát triển và tăng tiết dịch. Ngoài ra nó còn kích thích các tế bào
tuyến vú, các ống dẫn sữa phát triển.
Progesteron do thể vàng của buồng trứng tiết ra. Progesteron có tác dụng
kích thích tăng cường quá trình tăng sinh niêm mạc tử cung và tăng tiết dịch
các tuyến tử cung, làm xuất hiện hàng loạt biến đổi trong cơ quan sinh dục, tạo
điều kiện thuận lợi cho hợp tử làm tổ và nuôi dưỡng thai. Mặc khác,
progesteron còn có tác dụng ngăn chặn tử cung co bóp, ức chế noãn nang phát
triển và ức chế tuyến yên tiết FSH, LH.
Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương chậu, làm dãn và mềm cổ
tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh (Trần Tiến Dũng và ctv,
2002).
 Prostaglandin (PG) được tiết ra từ tuyến tiền liệt của con đực hay nội mạc
của ống sinh dục (tử cung, nhau thai). Prostaglandin có nhiều loại, nhưng có
hoạt tính mạnh nhất là PGF2α. Tác dụng chủ yếu là phá vỡ màng noãn bao để
gây rụng trứng. Phá hủy thể vàng, gây động dục. Vì vậy ở gia súc có thể coi
PGF2α là chìa khóa để mở chu kỳ động dục mới. Prostaglandin còn gây hưng
phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung
(Đỗ Trung Giã, 2011).
2.2.4.2 Hormone điều hòa quá trình sinh sản của gia súc cái
Vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng cũng như hệ thống thần kinh đóng
vai trò quan trọng và quyết định trong việc điều tiết chức năng sinh sản của gia

súc cái.
Dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng dưới đồi
giải phóng hormone sinh dục GnRH. Hormone này kích thích thùy trước tuyến
yên sản sinh ra hormone FSH, LH và Prolactin. FSH cùng với LH kích thích
sự tiết oestrogen buồng trứng, gây động dục, làm cho sừng tử cung xung huyết

×