Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa mtl480 vụ đông xuân 20122013 tại huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.08 KB, 41 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………









DANH DIỆP


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG
SUẤT LÚA MTL480 VỤ ĐÔNG XUÂN
2012-2013 TẠI HUYỆN HỒNG DÂN,
TỈNH BẠC LIÊU



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH
KHÓA 36







Cần Thơ - 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………








Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL480 VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 TẠI
HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU






Cần Thơ - 2013
Giáo viên hướng dẫn:

Ths. Trần Thị Bích Vân
Sinh viên thực hiện:
Danh Diệp
MSSV: 3103391
Lớp: Nông Nghiệp Sạch K36


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL480 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013
TẠI HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU



Do sinh viên Danh Diệp thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn




Ths. Trần Thị Bích Vân

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT – NÔNG NGHIỆP SẠCH
………  ………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA MTL480 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013
TẠI HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU
Do sinh viên Danh Diệp thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng khoa học:…





Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Thành viên hội đồng







DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn



DANH DIỆP

4

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Con xin thành kính biết ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng tựa trời
biển của cha mẹ đã giúp con khôn lớn nên người và tận tâm lo lắng, tạo mọi
điều kiện cho con được học tập đến ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn!
ThS.Trần Thị Bích Vân đã đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn.
Cô Nguyễn Đỗ Châu Giang cố vấn học tập lớp Nông nghiệp sạch Khóa

36 đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ và động viên truyền đạt cho chúng em rất nhiều
kinh nghiệm quý báu.
Toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ đã dìu dắt truyền đạt
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian theo học ở trường.
Chân thành cám ơn!
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nông nghiệp sạch K36 đã cùng giúp đỡ nhau
trong suốt bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ.
Cảm ơn tất cả các bạn tôi quen biết đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời
gian học tập và rèn luyện.
Xin kính chúc quý Thầy, Cô, anh, chị, tất cả các bạn trong Bô môn Khoa
học đất-Khoa nông nghiệp & SHƯD-Trường Đại Học Cần Thơ nhiều sức
khỏe và công tác tốt.
Trân trọng kính chào!
Danh Diệp

5

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: DANH DIỆP Giới tính: Nam
Ngày sinh: 05/10/1987 Dân tộc: Khmer
Nơi sinh: Hồng Dân-Bạc Liêu
Nơi ở hiện này: Ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc
Liêu
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.Tiểu học
Thời gian học: từ năm 1997 đến năm 2002
Trường tiểu “A” Thị trấn Ngan Dừa
Địa chỉ: Thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
2.Trung học cơ sở

Thời gian học: từ năm 2002 đến năm 2006
Trường trung học cơ cở thị trấn Ngan Dừa.
Địa chỉ: Thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
3.Trung học phổ thông
Thời gian học: từ năm 2006 đến năm 2009
Trường Dân Tộc Nội Trú Bạc Liêu.
Địa chỉ: huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
4. Đại học
Thời gian học: từ năm 2010 đến năm 2014
Người khai ký tên



Danh Diệp


6

MỤC LỤC
Xét duyệt luận văn i
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Tiểu sử cá nhân v
Mục lục vi
Danh sách bảng viii
Tóm lược ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA 2
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa 2

1.1.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật 2
1.2 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA 2
1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng) 3
1.2.2 Giai đoạn sinh sản 3
1.2.3 Giai đoạn chín 4
1.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 4
1.3.1 Số bông/m
2
5
1.3.2 Số hạt/bông 6
1.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%) 7
1.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) 7
1.3.5 Những trở ngại chính làm giảm năng suất lúa trên đồng ruộng . 8
1.4 PHƯƠNG PHÁP SẠ LAN 8
1.4.1 Sạ ướt 8
1.4.2 Sạ khô 9
1.4.3 Sạ ngầm 9
1.4.4 Sạ chay 9
1.4.5 Sạ gởi 9
1.5 MẬT ĐỘ SẠ CHO LÚA CAO SẢN 10
1.5.1 Những nghiên cứu về mật độ gieo sạ 10
1.5.2 Mật độ sạ cho lúa cao sản 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 12
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 12
2.1.1 Thời gian 12
2.1.2 Địa điểm 12
2.2 PHƯƠNG TIỆN 12
2.3 PHƯƠNG PHÁP 12

7


2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 12
2.3.2 Thu thập số liệu 13
2.3.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học 13
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất 13
2.3.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất 14
2.3.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính 14
2.3.7 Phương pháp phân tích số liệu 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 16
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA LÚA MTL480 17
3.2.1 Chiều cao cây (cm) 17
3.2.2 Số chồi/m
2
17
3.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) 18
3.2.4 Chiều dài bông (cm) 18
3.3 ẢNH HƯỞNG CÁC MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN
NĂNG SUẤT 19
3.3.1 Số bông/m
2
19
3.3.2 Số hạt chắc/bông 20
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%) 20
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) 20
3.4 NĂNG SUẤT 21
3.4.1 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 21
3.4.2 Năng suất thực tế (tấn/ha) 21
3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế 22

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24
4.1 KẾT LUẬN 24
4.2 ĐỀ NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm 11

3.1 Ghi nhận tình hình chung về sâu bệnh của giống lúa
MTL480 thí nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013. 16

3.2 Một số đặc tính nông học của giống lúa MTL480 thí
nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân
2012-2013 17

3.3 Thành phần năng suất của giống lúa MTL480, thí nghiệm
tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân năm
2012-2013
19

3.4 Năng suất của giống lúa MTL480 thí nghiệm mật độ sạ tại
huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân năm 2012-
2013
21


3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống
MTL480 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Hồng
Dân, tỉnh Bạc Liêu 23



9

DANH DIỆP, 2013 “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa MTL480 vụ
Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”. Luận văn tốt
nghiệp Đại học, Khoa Nông Nghiệp và sinh học Ứng Dụng Trường Đại Học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa MTL480 trong vụ
Đông Xuân 2012-2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được tiến hành
nhằm xác định mật độ gieo sạ thích hợp làm giảm chi phí sản xuất tại vùng
nghiên cứu. Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại
huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, gồm các nghiệm thức: sạ mật độ 100
kg/ha; sạ mật độ 150 kg/ha; sạ mật độ 200 kg/ha (theo nông dân).
Kết quả cho thấy: Giống lúa MTL480 khi sạ với mật độ 100 kg/ha và
150 kg/ha hạn chế thiệt hại về rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn. Và sạ ở mật độ
100 kg/ha có số chồi tối đa, số bông/m
2
thấp nhất, nhưng số hạt chắt/bông và
tỷ lệ hạt chắc cao hơn nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Do đó mật độ sạ cũng ảnh
hưởng đến năng suất lúa MTL480 trong vụ Đông Xuân 2012-2013. Mật độ sạ
có năng suất tốt nhất là sạ ở mật độ 150 kg/ha so với 2 mật độ 100 kg/ha va

200 kg/ha.


10

MỞ ĐẦU
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân
bón, cách bón phân, phương pháp canh tác, đặc tính của giống cũng như các
yếu tố tự nhiên thì mật độ gieo trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
của cây trồng. Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây
lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công, dịch bệnh phát triển mạnh và dễ bị đổ
ngã (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005). Tập quán sạ lan truyền
thống của nông dân với mật độ cao khoảng 200-250 kg/ha, bón nhiều phân
đạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và làm giảm năng
suất từ 38,2-64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1-11,3% và giảm trọng lượng
1000 hạt từ 3,7-5,1% (Lê Hữu Hải và ctv., 2006). Cho nên nếu chúng ta gieo
sạ với mật độ vừa phải sẽ rất có ý nghĩa trong việc làm giảm sự phát triển của
dịch hại, và tăng năng suất cũng như tăng lợi nhuận cho người dân. Thời gian
qua để giảm thiệt hại về sâu bệnh, dịch hại, giảm lượng phân bón và thuốc bảo
vệ thực các nhà khoa học khuyến cáo sạ với mật độ thích hợp khoảng 120-150
kg/ha. Với mật độ này này giúp nông dân tiết kiệm được lượng giống sử dụng
từ 50-100 kg/ha và làm tăng năng suất từ 0,5-1,5 tấn/ha so với sạ với mật độ
dày như trước đây (Nguyễn Văn Luật, 2001). Ngoài ra, với mật dộ sạ này còn
làm tăng hiệu quả kinh tế so với mật độ sạ dày truyền thống của nông dân đến
20% (Lê Trường Giang, 2005). Tuy nhiên, việc áp dụng mật độ sạ vừa phải
cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác của nông dân trong vùng Đồng
bằng sông Cửu Long còn khá ít, đặc biệt là huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ nông dân áp dụng mật độ sạ vừa phải
(từ 120-150 kg/ha) còn rất thấp chỉ đạt 19% (Trương Thị Ngọc Chi, 2008).

Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất MTL480 vụ
Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực
hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp cho giống lúa MTL480 để
làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong sản xuất lúa ở vùng nghiên cứu.

11
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá
phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và
sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo
không gian và thời gian. Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới
nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một
điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân
dân các nước Châu Á. Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn
cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa
trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều
người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ
đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng
lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam
Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của lúa trồng (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
1.1.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật
Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại
thực vật, cây lúa thuôc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza.
Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi,
Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một
phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có 2 loài là

lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan trọng
nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza
sativa L. Loài này hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ
vùng xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù xa nước ngọt đến vùng
đất cát sỏi ven biển nhiễm mặn phèn,… Một loài lúa trồng nữa là Oryza
glaberrima Steud., chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và
hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L. (Datta, 1981).
1.2 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), sự phát triển của cây lúa bắt đầu từ lúc
hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tăng
trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn
chín.

12

1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng)
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt
đầu phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng
dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá
ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp
thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau.
Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có
thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong ruộng mạ gọi là chồi
ngạnh trê (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ
yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn. Thường các giống lúa rất
ngắn ngày và ngắn ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa
đòng có thể xảy ra trước hoặc ngay khi cây lúa đạt được chồi tối đa. Ngược
lại, các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt được chồi tối đa trước khi
phân hóa đòng. Đặc biệt, các giống lúa mùa quang cảm mạnh, nếu gieo cấy

sớm, thì sau khi đạt chồi tối đa, cây lúa tăng trưởng chậm lại và chờ đến khi có
quang kỳ thích hợp mới bắt đầu phân hóa đòng để trổ bông. Thời gian này cây
lúa sống chậm, không sản sinh gì thêm gọi là thời kỳ ngưng tăng trưởng, có
khi rất dài. Do đó, đối với các giống lúa quang cảm mạnh, cần bố trí thời vụ
gieo cấy căn cứ vào ngày trổ hàng năm của giống, làm thế nào để thời kỳ
ngưng tăng trưởng này càng ngắn càng tốt, nhưng phải bảo đảm thời gian từ
cấy đến phân hóa đòng ít nhất là 2 tháng, để cây lúa có đủ thời gian nở bụi,
bảo đảm đủ số bông trên đơn vị diện tích sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là
chồi có ích) thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước
khi đạt được chồi tối đa. Các chồi ra sau đó, thường sẽ tự rụi đi không cho
bông được do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh
sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu. Trong canh tác, người ta hạn chế
đến mức thấp nhất việc sản sinh ra số chồi vô hiệu này bằng cách tạo điều kiện
cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc thêm chồi từ khoảng 7
ngày trước khi phân hóa đòng trở đi, để tập trung dinh dưỡng cho những chồi
hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.2.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài
ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Giai đoạn này biểu hiện
với sự giảm nhanh số chồi vô hiệu, xuất hiện lá đòng (lá cờ), ngậm đòng trổ

13
gié và trổ bông. Giai đoạn này sự vươn lóng (đốt) thường bắt đầu khoảng
tượng khối sơ khởi của bông và tiếp tục đến trổ gié, chiều cao tăng lên rõ rệt
do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra
khỏi bẹ của lá cờ: Lúa trổ bông. Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh
dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận

lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn
nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2009).
1.2.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân,
thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo
dài hơn và ngược lại. Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là
do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình
trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi
hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và
trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên
gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa,
nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
- Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu
vẫn còn xanh.
- Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót
bông lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi
dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20%
hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của
giống.
1.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố,
gọi là 4 thành phần năng suất lúa.


14

Năng suất lúa = số bông/đơn vị diện tích x số hạt/bông x Tỷ lệ hạt
chắc(%) x Trọng lượng hạt (g).
Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi
giới hạn, 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến
lúc 4 thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa.
Vượt trên mức cân bằng này, nếu một trong 4 thành phần năng suất tăng lên
nữa, sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất. Lúc
bấy giờ, sẽ có sự mâu thuẫn lớn giữa số hạt trên bông với tỷ lệ hạt chắc và
trọng lượng hạt, giữa số bông trên đơn vị diện tích với số hạt trên bông,…
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao
thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác.
Hơn nữa, ảnh hưởng của mỗi thành phần năng suất đến năng suất lúa không
chỉ khác nhau về thời gian nó được xác định mà còn do sự góp phần của nó
trong năng suất hạt. Để biết tầm quan trọng tương đối của mỗi thành phần
năng suất đối với năng suất hạt, Yoshida và Parao (1976), đã phân tích tương
quan hồi qui nhiều chiều, sử dụng phương trình log Y = log N + log W + log F
+ R. Phương trình này được rút ra từ phương trình năng suất rút gọn như sau:
Y= N * W * F * 10
-5
.
Trong đó:
+ Y là năng suất hạt (tấn/ha)
+ N là tổng số hạt trên mét vuông
+ W là trọng lượng 1000 hạt (g)
+ F là phần trăm hạt chắc và R là hằng số.
1.3.1 Số bông/m

2

Số bông trên mét vuông được quyết định vào giai đọan sinh trưởng ban
đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy
đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông trên mét vuông tùy
thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả
năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết,
lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước. Số bông trên đơn vị diện
tích có ảnh hưởng thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Nói chung, đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu,
nhiều nắng nên sạ dày để tăng số bông trên mét vuông. Ngược lại, trên đất
giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là N) và giữ nước thích

15
hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể sạ thưa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có
số bông/m
2
trung bình phải đạt 500-600 bông trên mét vuông

đối với lúa sạ
mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng số bông trên đơn vị diện tích:
Chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ tại chổ.
- Làm mạ tốt để có cây mạ to khỏe, có chồi ngạnh trê, xanh tốt và không
sâu bệnh.
- Chuẩn bị đất chu đáo, mềm, sạch cỏ và giữ nước thích hợp.
- Cấy đúng tuổi mạ, đúng khoảng cách thích hợp cho từng giống cấy cạn
để lúa nở bụi khỏe. Đối với lúa sạ thì ngâm ủ đúng kỹ thuật và sạ với mật độ
thích hợp.
- Bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa chóng hồi phục và nở bụi

sớm mau đạt chồi tối đa và chồi khỏe cho nhiều bông và bông to sau này.
- Làm cỏ, sục bùn đúng lúc, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa
nhiệt độ và khống chế cỏ dại.
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
1.3.2 Số hạt/bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số hạt trên bông được quyết định từ lúc
tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân
hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh
hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa.
Sau giai đọan này, số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa.
Như vậy, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa
bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và
điều kiện thời tiết. Nói chung, đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh
tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa
phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông
cao.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng số hạt trên bông:
- Chọn giống tốt, loại hình bông to, nhiều hạt, nở bụi sớm (chồi ra càng
sớm càng có khả năng cho bông to).
- Ức chế sự gia tăng của số chồi vô hiệu vào thời kỳ bắt đầu phân hóa
đòng để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu.

16

- Bón phân đón đòng (khi bắt đầu phân hóa đòng) để tăng số hoa phân
hóa và bón phân nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) để giảm số hoa bị thoái
hóa.
- Bảo vệ lúa khỏi bị sâu bệnh tấn công .
- Chọn thời vụ thích hợp để cây lúa phân hóa đòng lúc thời tiết thuận lợi,
không mưa bão.

Người ta có thể ức chế chồi vô hiệu bằng nhiều biện pháp kỹ thuật khác
nhau tùy điều kiện cụ thể. Kỹ thuật bón phân hình chữ V, rút nước giữa mùa
hoặc xịt thuốc cỏ với liều thấp nhằm ức chế sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh
và diệt chồi vô hiệu ngay trước khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng là các biện
pháp có thể áp dụng nhằm tối ưu hoá các thành phần năng suất lúa (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
1.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hoá đòng đến khi lúa
vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông,
phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tuỳ thuộc số hoa trên
bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại
cảnh. Thường số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các
giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng
với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong
điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại.
Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để gia tăng tỉ lệ hạt chắc:
- Chọn giống tốt, trổ gọn, khả năng thụ phấn cao và số hạt trên bông vừa
phải.
- Sạ cấy đúng thời vụ để lúa trổ và chín trong lúc thời tiết tốt, với mật độ
sạ cấy vừa phải, tránh lúa bị lốp đổ.
- Bón phân nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) và nuôi hạt (khi lúa trổ
đều) đầy đủ và cân đối để lúa trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và tạo hạt đầy đủ.
- Chăm sóc chu đáo, tránh cho lúa bị khô hạn hoặc bị sâu bệnh trong thời
gian này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g)
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hoá hoa đến khi
lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào
chắc rộ. Trọng lượng hạt tùy thuộc cỡ hạt và độ no đầy của hạt lúa. Đối với


17
lúa, người ta thường biểu thị trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt
với đơn vị là gram. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường
biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g (khối lượng ở độ ẩm 14%). Trọng
lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi
trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ)
trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ (15-25 ngày sau khi trổ) trên độ no đầy
của hạt.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng trọng lượng hạt:
- Chọn giống có cỡ hạt lớn, trổ tập trung.
- Bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt đến đúng kích thước di truyền của
giống và bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ nước không bị ngã đổ
hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều
kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
1.3.5 Những trở ngại chính làm giảm năng suất lúa trên đồng ruộng
Trong thực tế, khi môi trường canh tác càng ít được kiểm soát như mong
muốn theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, năng suất lúa thường
đạt được thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng của nó. Gomez (1977) đã tổng
kết nhiều nghiên cứu và đưa ra sơ đồ so sánh năng suất trong điều kiện thí
nghiệm, năng suất tiềm năng và năng suất thực tế có thể đạt được trên đồng
ruộng của nông dân. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này bao
gồm cả các lý do sinh học, thời tiết và kinh tế xã hội.
Trong điều kiện thí nghiệm có kiểm soát, tất cả các yếu tố bất lợi đều
được khống chế, năng suất lúa sẽ phát huy tối đa. Khi đưa ra sản xuất, tiềm
năng năng suất lúa có thể đạt được, sẽ thấp hơn năng suất lúa trong điều kiện
thí nghiệm do sự khác biệt về môi trường (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.4 PHƯƠNG PHÁP SẠ LAN
Có 5 kiểu sạ thẳng hiện đang được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu
Long, dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị

hạt giống. Đó là sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay và sạ gởi.
1.4.1 Sạ ướt
Sạ ướt (còn gọi là sạ gát): Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong
rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm trên đất đã đánh bùn
nhuyễn. Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và

18

chủ động nước. Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ hè thu, thu đông hay
đông xuân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

19
1.4.2 Sạ khô
Sạ khô: Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các
giống lúa địa phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ
khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn
hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để
cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau. Đất được
chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ
được thực hiện trong vụ Hè Thu sớm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.4.3 Sạ ngầm
Sạ ngầm: Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này
thường được áp dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân
ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh
thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được công bơm tưới về sau. Sạ ngầm
có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
1.4.4 Sạ chay
Sạ chay: Là một biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô
hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm

nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ. Nước được giữ lại trên ruộng
1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước
ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt. Sạ chay đầu
tiên được áp dụng ở các khu vực ven Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Tiền Giang,
nơi mà nước phèn từ Đồng Tháp Mười bị rửa ra vào đầu mùa mưa thường làm
chết lúa non mới sạ. Nông dân trong vùng phải tranh thủ sạ sớm vào mùa khô,
sử dụng nguồn nước ngọt hạn chế từ kinh rạch để sạ và giúp cây lúa phát triển
trong giai đoạn đầu. Khi mùa mưa đến, nước phèn tràn về, cây lúa đã lớn có
khả năng chịu đựng tốt hơn. Bằng kỹ thuật này nông dân trong vùng ven Đồng
Tháp Mười có thể sản xuất thêm một vụ lúa mùa khô ăn chắc và sử dụng nước
đầu vụ hết sức tiết kiệm. Gần đây, sạ chay được nhân ra rộng rải ở những vùng
lúa 3 vụ, nhằm giải quyết vấn đề khó khăn về lao động và sức kéo vào thời
gian giáp vụ. Sạ chay chỉ có thể được áp dụng 1 lần trong năm, trong vụ Xuân
Hè hoặc Hè Thu sớm, sau khi vừa thu hoạch lúa Đông Xuân vào giữa mùa
khô, có điều kiện phơi đất, đốt đồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.4.5 Sạ gởi
Sạ gởi: Sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày với lúa mùa) thường được áp dụng ở
các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt

20

được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa; hoặc ở những vùng trũng, nước
ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng 2 vụ lúa thuận lợi. Đây là những
vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Tăng thêm 1 vụ lúa
ngắn ngày tại đây không phải và một vấn đề đơn giản. Vụ lúa thứ hai thường
rất bấp bênh do thiếu nước cuối vụ. Lúa bị thiệt hại do khô hạn và phèn mặn
khi mùa mưa chấm dứt; hoặc phải cấy sạ trong điều kiện nước ruộng quá sâu
không bảo đảm sinh trưởng và phát triển của cây lúa, có khi mất trắng. Bằng
kỹ thuật sạ gởi, nông dân trong các vùng này có thể tăng vụ ăn chắc hơn. Hạt
giống của cây lúa ngắn ngày (thường dưới 100 ngày) được trộn lẫn với hạt lúa

mùa dài theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tốt đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng
một lúc 2 loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng
nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày (khoảng 100 ngày sau khi sạ), người
ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa
mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô. Như thế, bằng cách sạ gởi
người ta có thể thu hoạch 2 vụ lúa trong một năm ở những vùng đất khó khăn
này, với chỉ chuẩn bị đất và gieo sạ có một lần vào đầu mùa mưa (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
1.5 MẬT ĐỘ SẠ CHO LÚA CAO SẢN
1.5.1 Những nghiên cứu về mật độ gieo sạ
Mật độ gieo sạ là một những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chi
phối chặt chẽ quá trình phát trển của cá thể lúa. Mật thích hợp là tạo điều kiện
cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và
ánh sáng. Mật độ thích hợp còn tạo sự tướng tác hài hòa giữa các cá thể cây
lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao
(Hiraoka, 1996).
Cây lúa có khả năng điều chỉnh mật độ, khả năng này nằm trong phạm vi
nhất định phụ vào bản chất di truyền của giống, khả năng để nhánh, chiều cao
và góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện trong ruộng lúa và những điều sinh
thái khí hậu khác, nhất là nhiệt độ và phân bón (Trinh Quang Khương, 2010).
Theo Đinh Văn Lữ (1967; Trích dẫn Nguyễn Thị Chuộng, 1987) tăng
mật độ sẽ kéo theo sự gia tăng số chồi trên mét vuông, hiệu suất sử dụng ánh
sáng mặt trời, chất dinh dưỡng trong đất gia tăng. Không những thế, khi mật
độ sạ cao thì sử cạnh tranh quẩn thể cũng cao hơn, sự sắp xếp các cây trong
quân thể cũng sẽ khác nhau. Trong điều kiện mật độ càng thưa, đất tốt, nhiều
phân, đủ nước thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quẩn thể tăng càng lớn, đến thời kì đẻ
rộ số chồi đạt cao nhất, Trong một phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh
hưởng nhiều.

21

1.5.2 Mật độ sạ cho lúa cao sản
Từ những năm đầu của thập niên 1980, các nước trồng lúa Châu Á sau
khi nhập nội, lai tạo và canh tác các giống lúa cao sản đã thay đổi phương thức
cấy bằng phương pháp sạ, áp dụng mật độ sạ thưa chi từ 60-80 kg/ha như ở
Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996). Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật
độ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg/ha cho năng suất
tương đương hoặc cao hơn sạ dày 200 kg/ha, sạ thưa có số bông it hơn sạ dày,
nhưng bông dài và nhiều hạt chắc/bông (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999; Huan
và ctv., 1999; Cremnet, 2001). Nếu sạ hàng thì các mật độ sạ là 50,75 và 125
kg/ha cho năng suất lúa không khác biệt nhau (Lê Văn Bành và ctv., 2000).
Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng
có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ cấy thích hợp còn
tạo nên sự tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để
đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao (Hirao, 1996); Cây lúa có khả
năng điều chỉnh mật độ, khả năng nảy nầm trong một phạm vi nhất định phụ
thuộc vào bản chất di truyền của giống, về khả năng đẻ nhánh, chiều cao và
góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện nước trong ruộng lúa và điều kiện
sinh thái khí hậu, nhất là nhiệt độ và phân bón (Yamada, 1963). Trong trường
hợp mật độ quá thưa, tuy có thể nhận được bông to, hạt nhiều, nhưng không
bù lại được số bông quá ít trên một đơn vị diện tích, nên không phát huy được
tiềm năng năng suất, mặc dù các biện pháp thâm canh được thực hiện tốt
(Nguyễn Văn Luật, 2001).
Mật độ sạ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đồng ruộng và quản lý đầu
vụ, nếu đất bằng phẳng và quản lý tốt mật độ sạ 63,4 kg/ha, thấp nhất là 36,8
kg/ha và cao nhất là 100 kg/ha (Marrdi, 1983). Trường đại học Nông nghiệp
Kyuchu ở Thái Lan đã kết luận mật sạ thích hợp cho năng suất cao nhất là 500
hạt/m
2
, tương đương với 120 kg/ha (Wasano, 1987). Đối với khí hậu ôn đới
như, Ý, Bắc Mỹ thì mât độ sạ từ 120-840 hạt/m

2
đều cho năng suất 9,8-10,6
tấn/ha (HiII và ctv., 1990). Ở Nhật Bản thí nghiệm về mật sạ từ năm 1984-
1987 đã cho biết chỉ cần sạ 23-37 kg/ha cho năng suất 4,64 - 5,35 tấn/ha (Asai
và ctv., 1998). Kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy trong mùa mưa với
chuẩn bị đất tốt, chỉ cần sạ 30-60 kg/ha, trong mùa khô mật độ sạ 40-50 kg/ha
(Moorty và ctv., 1990). Philippines khuyến cáo sạ 100 kg/ha. Tuy nhiên, hầu
hết nông dân vẫn sạ ở mật độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột và tăng khả
năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Fajando và Moody, 1990; Singh, 1990).

22

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
2.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013 (từ
ngày 22/12/2013 đến ngày 25/3/2013.
2.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc
Liêu trên giống lúa cao sản MTL480 có thời gian sinh trưởng 94-98 ngày.
2.2 PHƯƠNG TIỆN
Giống lúa MTL480:
+ Có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 94-98 ngày.
+ Chiều cao cây thấp từ 85-95 cm.
+ Cứng cây, nhảy chồi khá, trổ lá nhanh, bông khỏe và dài trung bình.
+ Năng suât 6-8 tấn/ha.
+ Kháng bệnh cháy lá và hơi kháng rầy nâu,…
Dụng cụ: Thước đo, khung chỉ tiêu 0,5 m
2

(0,5m x 1m) được làm bằng
cây, cân đồng hồ, bao ni-long chứa mẫu,…
Phân bón: N-P-K theo công thức 90 N-60 P
2
O
5
-30 K
2
O
Thuốc bảo vệ thực vật: CRUISER PLUS 312.5FS, COMCAT 150WP,
AMISTARTOP 325EC, PHILIA 525SE, BOOM-N LEVE, FUJIONE 40EC,
TILT SUPER 300EC, MAP-PERMETHRIN 50EC, SUFARON 250EC,
MAPJUDO 225WP,CHESS 50WG.
2.3 PHƯƠNG PHÁP
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần
lại, 3 nghiệm thức. Diện tích của mỗi lô được bố trí là 50 m
2
và công thức
phân bón được sử dụng là 90 N-60 P
2
O
5
-30 K
2
O.

23
Bảng 2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm


Nghiệm Thức Mật độ và phương pháp sạ

1
2
3
Sạ lan với mật độ 100 kg/ha
Sạ lan với mật độ 150 kg/ha
Sạ lan với mật độ 200 kg/ha (theo nông dân)
2.3.2 Thu thập số liệu
- Khả năng phản ứng với sâu bệnh: Rầy nâu, đạo ôn.
- Đặc điểm sinh trưởng: Số chồi/m
2
, chiều cao cây (cm), chiều dài bông
(cm) và tỷ lệ chồi hữu hiệu (%).
- Thành phần năng suất: Số bông/m
2
, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc (%)
và trọng lượng 1000 hạt (g).
- Năng suất: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế (tấn/ha).
2.3.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học
 Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây đối với cây lúa chưa có bông là khoảng cách từ mặt đất đến
chóp lá cao nhất, đối với cây lúa đã có bông thì chiều cao được xác định từ
mặt đất đến chóp bông cao nhất. Đo chiều cao của 3 cây lúa trong mỗi khung
có diện tích 0,5m
2
vào thời điểm 90 ngày sau khi gieo sạ.
 Số chồi trên đơn vị diện tích (Số chồi/m
2
)

Được xác định bằng cách đếm tất cả các chồi và thân chính trong khung có
diện tích 0,5m
2
vào thời điểm tượng đòng (40 ngày sau sạ).
 Chiều dài bông (cm)
Chiều dài bông là khoảng cách từ cổ bông đến chóp hạt cuối cùng của bông,
đo chiều dài của 3 cây lúa trong khung có diện tích 0,5m
2
và tính chiều dài
trung bình.
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
Đến giai đoạn thu hoạch, gặt hết tất cả lúa trong khung có diện tích 0,5
m
2
sau đó:
Đếm tổng số bông, ký hiệu là B (bông)
Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là C (chắc)
Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.

×