Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân lập và khảo sát đặc tính vi khuẩn nội sinh cây lúa trồng trên đất của huyện phú hòa, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 67 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC






PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
VI KHUẨN NỘI SINH CÂY LÚA
TRỒNG TRÊN ĐẤT CỦA HUYỆN PHÚ HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN









CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
GS.TS. CAO NGỌC ĐIỆP NGUYỄN THỊ NGỌC THIÊN
MSSV: 3092441
LỚP: CNSH TT K35




Cần Thơ, Tháng 11/2013



PHẦN KÝ DUYỆT



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
(ký tên) (ký tên)



GS.TS. Cao Ngọc Điệp Nguyễn Thị Ngọc Thiên



XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………….

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký tên)






LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn “Phân lập và khảo sát đặc tính vi khuẩn nội sinh cây lúa
trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên”, bên cạnh sự nổ lực của bản thân, em luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô cùng sự chia sẻ từ phía gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô thuộc viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập;
Thầy Giáo sư-Tiến sĩ Cao Ngọc Điệp đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong thời gian em thực hiện luận văn;
Cán bộ phòng thí nghiệm Vi sinh vật, thuộc viện Nghiên cứu và Phát triển Công
nghệ Sinh học đã hỗ trợ em hoàn thành đề tài;
Gia đình và bạn bè đã động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tuy em đã cố gắng hoàn thiện luận văn, với thời gian và khả năng còn hạn chế, luận
văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy
cô và các bạn.
Sau cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến gia đình, quý thầy cô và
tất cả các bạn.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ



Chuyên ngành Công nghệ Sinh học i Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

TÓM LƯỢC
Lúa (Oryza sativa) giữ một vị trí không thể thay thế trong các loại cây trồng được
thuần hóa vì nó là cây lương thực quan trọng và là cây trồng đầu tiên được giải trình tự
đầy đủ. Từ mẫu rễ và thân cây lúa trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, hai mươi lăm
dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều thuộc nhóm
Gram âm, tế bào có hình que và có khả năng chuyển động. Chín mươi hai phần trăm
khuẩn lạc do hai mươi lăm dòng vi khuẩn này tạo thành có dạng tròn, mô và bìa nguyên.
Các dòng vi khuẩn này đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan và sinh tổng
hợp Indole-3-acetic acid (IAA); dòng PH4 là dòng vi khuẩn tốt nhất với khả năng tổng
hợp lượng NH
4
+
cao nhất (7,70 μg/ml ở ngày thứ tư sau chủng), lượng lân hòa tan cao
nhất (181,54 μg/ml sau mười ngày chủng) và dòng PH13 sinh tổng hợp lượng IAA cao
nhất (31,64 μg/ml) sau sáu ngày chủng.
Từ khóa: cố định đạm, cây lúa, hòa tan lân, huyện Phú Hòa, sinh tổng hợp IAA, vi khuẩn
nội sinh
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học ii Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

MỤC LỤC
Trang
TÓM LƯỢC i
MỤC LỤC ii

DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên 3
2.2. Sơ lược về cây lúa (Oryza sativa) 4
2.2.1. Nguồn gốc 4
2.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái 5
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng 6
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng và vị trí kinh tế 7
2.3. Vi khuẩn nội sinh 9
2.3.1. Các nhóm vi khuẩn nội sinh 9
2.3.2. Một số đặc tính của vi khuẩn nội sinh 11
2.3.2.1. Khả năng cố định đạm 11
2.3.2.2. Khả năng hòa tan lân khó tan 12
2.3.2.3. Khả năng tổng hợp Indole-3-acetic aicd (IAA) 13
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện 15
3.2. Phương tiện nghiên cứu 15
3.2.1. Vật liệu thí nghiệm 15
3.2.2. Hóa chất 15
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iii Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


3.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1. Thu thập và xử lý mẫu 17
3.3.2. Phân lập 18
3.3.3. Quan sát hình thái, đo kích thước khuẩn lạc 18
3.3.4. Quan sát hình dạng và khả năng chuyển động của vi khuẩn 19
3.3.5. Khảo sát khả năng tổng hợp NH
4
+
bằng phương pháp Indolephenol Blue 21
3.3.6. Khảo sát khả năng hòa tan lân khó tan 22
3.3.7. Định lượng IAA bằng phương pháp Salkowski 23
3.3.8. Xử lý số liệu 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn 25
4.1.1. Phân lập vi khuẩn 25
4.1.2. Đặc điểm khuẩn lạc và đặc tính sinh học của các dòng vi khuẩn phân lập 26
4.2. Khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn 28
4.3. Khả năng hòa tan lân 31
4.4. Khả năng tổng hợp IAA 33
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
5.1. Kết luận 35
5.2. Đề nghị 35
PHỤ LỤC
Phụ lục: Phân tích ANOVA
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học iv Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g gạo 8
Bảng 2: Thành phần môi trường NFb (Kireg và Dobereiner, 1984) 15
Bảng 3: Công thức môi trường Burk (Park et al, 2005) 16
Bảng 4: Công thức môi trường NBRIP lỏng (Nautiyal, 1999) 16
Bảng 5: Đường chuẩn NH
4
+
22
Bảng 6: Đường chuẩn P
2
O
5
23
Bảng 7: Đường chuẩn IAA 24
Bảng 8: Nguồn gốc các dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường NFb 25
Bảng 9: Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn phân lập được 28
Bảng 10: Khả năng tổng hợp NH
4
+
của các dòng vi khuẩn nội sinh 30
Bảng 11: Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được 32
Bảng 12: Khả năng tổng hợp IAA của các dòng vi khuẩn phân lập được 34

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học v Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Lúa (Oryza sativa) 4
Hình 2. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus và Burkholderia ambifaria 10
Hình 3. Sơ đồ lộ trình tổng hợp IAA ở Enterobacter cloacae 14
Hình 4. Cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương 19
Hình 5. Vòng pellicle xuất hiện sau 2-3 ngày chủng 26
Hình 6. Khuẩn lạc tròn, mô, bìa nguyên màu trắng đục (trái) và màu vàng nhạt (phải) 27





Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học vi Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

TỪ VIẾT TẮT

Bp Base pair
FAO Food and Agriculture Organization
ATP Adenosin triphosphate
NADP Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate
IAA Indole-3-acetic acid
EDTA Ethylenediamine tetraacetic acid
OD Optical density

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ



Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 1 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Lúa là cây lương thực quan trọng, giữ một vị trí không thể thay thế trong các loại
cây trồng được thuần hóa. Hiện nay, diện tích trồng lúa bao phủ hơn 110 vùng lãnh thổ,
thích nghi rất rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ vĩ độ 350 Nam – 530 Bắc.
Theo thống kê năm 2004: Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa và ngô
là hai loại cây lương thực chính, song so với tổng sản lượng của hai loại cây này thì sản
lượng ngô chỉ vào khoảng trên dưới 10%, vì vậy, lúa là cây lương thực chính trong mục
tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia và xuất khẩu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất
trung bình 46 ha, sản lượng dao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu từ 2,5
triệu đến 4 triệu tấn/năm. Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km, sông núi nhiều, địa hình
phức tạp nên đã hình thành nhiều vùng trồng lúa khác nhau, trong đó có vùng đồng bằng
ven biển miền Trung. Tại đây, những cánh đồng lúa thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
được xem là có diện tích lớn.
Cây lúa thích hợp với đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH 5,5-
7,5). Trong thực tế, lúa cũng có thể thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc
nghiệt như phèn, mặn, khô hạn, ngập úng. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lúa tùy
thuộc vào phân bón hóa học mà nông dân sử dụng. Để tạo được 1 tạ thóc, cây lúa cần 2
kg N, 0,7- 0,9 kg P, 3,2 kg K và 2 kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ha vụ, cây
lúa cần 8-10 tấn phân chuồng, 100-120 kg N, 100-120 kg P và 30-60 kg K. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, nhiều người lo ngại về ảnh hưởng của phân bón đến môi
trường và sức khỏe con người. Đối tượng độc hại đầu tiên là nguồn nước và đất, mà tác
nhân chính là dư lượng nitrat, dẫn đến ngộ độc nitrat, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, dư lượng phân bón trong lương thực gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng
và gia súc, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Có một lợi thế không thể phủ nhận hiện nay là những tiến bộ vượt bậc của khoa học,
đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 2 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

cứu hệ vi sinh vật sống nội sinh trong cây lúa, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý để cải thiện
tình trạng phụ thuộc phân hóa học với nhiều rủi ro nêu trên. Vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn
sống nội bào hoặc liên bào bên trong các mô khỏe mạnh của cây chủ toàn bộ hoặc một
phần vòng đời của nó, thường không gây triệu chứng bệnh (Wilson, 1995). Vi khuẩn nội
sinh có thể có lợi cho thực vật bằng cách sản xuất một loạt các sản phẩm tự nhiên có tiềm
năng trong y học, nông nghiệp hay công nghiệp. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng
minh rằng vi khuẩn nội sinh có tiềm năng để loại bỏ chất gây ô nhiễm đất bằng cách tăng
cường phytoremediation (các hợp chất phân hủy thực vật) (Rayan, 2008). Bên cạnh đó,
cùng với khả năng hòa tan lân, vi khuẩn nội sinh cũng có thể cố định đạm sinh học, góp
phần đáng kể vào sự tăng trưởng thực vật (Hurek et al., 2002) cũng như tăng độ phì nhiêu
cho đất. Cùng với những đặc tính khác, vi khuẩn nội sinh góp phần tạo nên một nền nông
nghiệp bền vững. Chính vì vậy, sự hiểu biết về những đặc điểm và cơ chế tương tác với
thực vật cũng như những đặc tính của vi khuẩn nội sinh rất cần thiết để đạt được hiệu quả
tối ưu trong sự áp dụng tương tác giữa thực vật và vi khuẩn vào việc giải quyết trình trạng
phụ thuộc phân bón hóa học của nền nông nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn nội sinh có đặc tính tốt trong cây lúa ở
huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập một số dòng vi khuẩn nội sinh trong cây lúa trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh
Phú Yên;
- Khảo sát khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp Indole-3-acetic acid
(IAA) của những dòng vi khuẩn này.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 3 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương
thức gieo trồng, nghề trồng lúa được hình thành và phân chia thành 3 vùng trồng lúa lớn:
Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Đồng
bằng ven biển miền Trung kéo dài từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, cực Nam Trung Bộ,
được chia thành 2 vùng chính: Vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ và Vùng đồng bằng ven
biển Trung bộ và nam Trung Bộ. Trong đó, vùng đồng bằng ven biển Trung và Nam
Trung bộ kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km
2
( 05/07/2013), trong
đó Phú Yên là một trong những đồng bằng có diện tích trồng lúa lớn.
Huyện Phú Hòa thuộc tỉnh Phú Yên nằm về phía tả ngạn sông Đà Rằng, phía Bắc
giáp huyện Tuy An, Nam giáp huyện Tây Hòa và Đông Hòa, phía Đông giáp thành phố
Tuy Hòa, Tây giáp huyện Sơn Hòa. Với tổng diện tích đất là 26390,96 ha, huyện Phú Hòa
có 8654,30 ha đất nông nghiệp và 10976,40 ha đất lâm nghiệp
(, 04/09/2013).
Về đặc điểm khí hậu, huyện Phú Hòa mang những đặc điểm chung của khí hậu thuỷ
văn nhiệt đới gió mùa khu vực Nam Trung bộ, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo
dài từ tháng 9, 10 đến tháng 12, mùa khô mát từ tháng 12 đến tháng 5, mùa nóng ẩm từ
tháng 5 đến tháng 9.
Tiềm năng kinh tế - xã hội: Phú Hòa là một huyện nằm trên vùng châu thổ đồng
bằng sông Đà Rằng, nên người dân nơi đây đã sớm phát triển kinh tế nông nghiệp, khai
thác những lợi thế về đất đai để biến khu vực nay thành một trong những vựa lúa của tỉnh
có năng xuất cao. Lúa được nhân dân canh tác 2 vụ/năm, được sử dụng hệ thống đập

Đồng Cam. Các xã như Hoà Thắng, Hòa An, Hòa Trị là những vùng trồng lúa có năng
xuất cao của tỉnh (trên 70 tạ/ha). Được thiên nhiên ưu đãi ngoài đồng bằng màu mỡ thuận
lợi cho cây lúa phát triển còn có tiềm năng khá lớn về trữ lượng vật liệu dùng trong ngành
xây dựng cơ bản (cát, đất, đá).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 4 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Bên cạnh nghề nông với hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo, cư
dân Phú Hòa trong quá trình sinh sống đã tạo ra những ngành nghề truyền thống phù hợp
với điều kiện thiên nhiên và nhu cầu cần thiết hàng ngày, như các ngành nghề: gốm, dệt
vải, lụa, đan đát, tráng bánh, làm bún cũng khá phát triển, đã làm đa dạng hoá nền kinh tế
ở vùng đất Phú Hòa.
2.2. Sơ lược về cây lúa (Oryza sativa)
2.2.1. Nguồn gốc
Chi Oryza thuộc họ Poaceae (.
nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwtax.cgi, 26/07/2013), có khoảng 22 loài, trong đó, 20
loài hoang dại và 2 loài được thuần chủng là O. sativa và O. glaberrima (Vaughan, 1994),
và O. sativa được trồng phổ biến hơn cả. O. sativa được trồng khắp nơi trên thế giới, bao
gồm châu Á, Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và những nước châu Phi.

Hình 1. Lúa (Oryza sativa)
(*Nguồn: 29/07/2013,
10/002_gdptcaylua.htm, 29/07/2013)
Loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) được xem là tổ tiên của lúa châu Á O.
sativa có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á hơn 10.000 năm trước.
Nơi đây có đủ mọi điều kiện để phát triển giống lúa này, và đó cũng là nơi đã xuất hiện
nền văn minh lúa nước, vì vậy Đông Nam Á còn có thể xem là 1 trong những trung tâm
nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 5 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

O. sativa có bộ gen lưỡng bội (2n = 24) nhỏ (430.10
6
bp). Đây là bộ gen nhỏ nhất
trong các loại cây trồng (Chang, 2002).
2.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái
Lúa là cây thân cỏ hàng năm. Đặc điểm chung của lúa là cây mọc thành cụm, thân
thẳng đứng, phiến là dài và phẳng. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa, phân
nhánh cong hay rủ xuống, hạt lúa được bao bọc trong một vỏ trấu dài 5–12 mm.
Rễ lúa có cấu tạo sơ cấp, gồm: biểu bì, nhu mô vỏ rễ và phần trung trụ; giữ nhiệm
vụ giúp cây đứng vững, hút nước và muối khoáng. Rễ phát triển nông hay sâu tùy thuộc
vào tính chất đất. Đất tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn thuận lợi cho bộ rễ phát triển.
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng, được bao bọc bởi bẹ lá trước thời kỳ lúa trổ. Chiều
cao thân phụ thuộc vào đặc tính từng giống. Nhiệm vụ của thân lúa là giữ cho cây đứng
vững và vận chuyển chất dinh dưỡng; ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng thân còn tích lũy
đường bột cung cấp cho bông và hạt.
Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về
phía đối diện với lá trước đó. Lá trên cùng được gọi lá lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm
phiến lá (bộ phận quang hợp), cổ lá và bẹ lá.
Bông lúa gồm các phần chính: cổ bông, trục bông, gié chính, gié phụ và trên gié
đính nhiều hoa. Hạt lúa thuộc loại quả dĩnh, màu sắc hạt thay đổi tùy theo giống. Đa số
các hạt lúa đều có màu vàng. Bên trong hạt lúa là hạt gạo do bầu nhụy phát triển thành.
Hạt gạo gồm có vỏ cám, nội nhũ và phôi, trong đó nội nhũ chứa tinh bột. Hàm lượng
amylosepectin trong thành phần tinh bột hạt gạo càng cao tức hàm lượng amylose càng
thấp thì gạo càng dẻo.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến

khi lúa chín, có thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh
dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.
Cây lúa thích nghi rất rộng với điều kiện sinh thái khác nhau từ vĩ độ 35
o
Nam – 53
o

Bắc. Điều kiện sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây lúa, nó quyết định loại
hình cây lúa, cơ cấu giống lúa, thời vụ gieo cấy, biện pháp canh tác và hình thành các
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 6 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

vùng trồng lúa khác nhau. Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp,
thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt
vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua
hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt
năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước. Trong thực tế, có những
giống lúa có thể thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt (như: phèn,
mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt. Lúa phát triển ở độ cao 3000 m so với mực nước biển
trong khí hậu nhiệt đới.
Bên cạnh đó, các điều kiện nhiệt độ, thủy văn, lượng mưa, gió và ánh áng cũng có
ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Về phương diện dinh dưỡng, trong đất ngập nước ammonium là dạng đạm chính
cung cấp cho cây lúa; đồng thời cây lúa chịu đựng và sử dụng được có hiệu quả nồng độ
đạm ammonium tương đối cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Cây lúa cần nhiều loại dưỡng
chất để phát triển, bao gồm chất đa lượng như N, P, K, Si, Ca, Mg,… và vi lượng như Fe,
Zn, Cu, lưu huỳnh,… Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố

dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho
những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần
với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất (
10/039_vaitrophanbon.htm, 26/07/2013).
Đạm (nitrogen) là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất
diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân
( 26/07/13).
Khác với các cây trồng cạn, cây lúa nước chỉ hấp thu và sử dụng chủ yếu là đạm
ammonium, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Dù
cây lúa hút đạm ammonium nhanh hơn nitrat nhưng lại không tích lũy ammonium trong
tế bào lá, lượng ammonium dư thừa sẽ được kết hợp thành asparagin ở trong lá. Nhưng
cây lúa sẽ tích lũy nhiều nitrat trong tế bào khi nồng độ nitrat trong môi trường cao. Về
mặt năng lượng sinh học, để đồng hóa đạm, trước hết đạm nitrat trước hết phải được khử
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 7 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

thành ammonium, nên việc đồng hóa đạm nitrat cần nhiều năng lượng hơn đạm
ammonium.
Lân (phosphate) là chất tạo năng lượng, là thành phần của những hợp chất quan
trọng cần trong quá trình chuyển hóa của cây lúa như ATP, NADP, Bên cạnh đó, lân
cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích cây ra
rễ mạnh, hình thành nhiều nốt sần, hạt chắc ( />cau-dinh-duong-cua-cay-lua.html, 26/07/2013). Lân còn là thành phần cấu tạo acid nhân
(acid nucleic), thường tập trung nhiều trong hạt. Độ pH là yếu tố quyết định hàm lượng
lân di động trong dung dịch đất. Ở pH = 4-8, các ion chủ yếu có mặt trong dung dịch đất
là H
2
PO
4

-
và HPO
4
2-
. Nhu cầu tổng số về lân của cây lúa ít hơn đạm.
Kali (potassium) có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt,
chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hoà tan, phân huỷ nhanh. Kali tập trung chủ yếu
trong rơm rạ, chỉ khoảng 6-20% ở trên bông. Nếu thiếu kali, cây lúa có chiều cao và số
chồi gần như bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rủ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh
nhất là bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae), lá già rụi sớm.
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng và vị trí kinh tế
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein
hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Trong hạt
gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm. Phần
bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột. Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo
chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều
protein, chất béo, khoáng chất và vitamin đặt biệt là các vitamin nhóm B.
Cũng theo FAO, gạo cung cấp 27% năng lượng và 20% protein cho dân số toàn cầu
( 25/07/2013).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 8 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g gạo
Thành phần
Hàm lượng
Thành phần
Hàm lượng
Năng lượng

1,527 kJ (365 kcal)
Pantothenic acid (B5)
1,014 mg (20%)
Đường bột
80 g
Vitamin B6
0,164 mg (13%)
- Đường
0,12 g
Calcium
28 mg (3%)
- Chất xơ
1,3 g
Sắt
0,80 mg (6%)
Chất béo
0,66 g
Magnesium
25 mg (7%)
Protein
7,13 g
Manganese
1,088 mg (52%)
Nước
11,61 g
Phosphorus
115 mg (16%)
Thiamine (vit. B1)
0,0701 mg (6%)
Potassium

115 mg (2%)
Riboflavin (vit. B2)
0,0149 mg (1%)
Kẽm
1,09 mg (11%)
Niacin (vit. B3)
1,62 mg (11%)


(*Nguồn: 26/07/2013)
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng một số thành phần được phân lập và có nguồn gốc từ gạo
có hoạt tính dược lý và sinh học khác nhau (Liao et al., 2006).
Chính vì vậy, Oryza sativa L. giữ một vị trí không thể thay thế trong các loại cây
trồng được thuần hóa vì nó là cây lương thực quan trọng và là cây trồng đầu tiên được
giải trình tự đầy đủ (Garris et al., 2005). Hiện nay, diện tích trồng O. sativa bao phủ hơn
110 vùng lãnh thổ, thích nghi rất rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ vĩ độ
350 Nam – 530 Bắc. Chín mươi phần trăm tổng số gạo được trồng và tiêu thụ tại châu Á.
Cho đến 2002, tổng diện tích trồng lúa được ước tính là 1,5 triệu km
2
, đến 2003, tổng sản
lượng lúa gạo được sản xuất trên toàn thế giới là 589 triệu tấn, trong đó, châu Á chiếm đa
số ( 25/07/2013). Theo tổ chức lúa gạo châu Á
(The Asia Rice Foundation), từ nay đến năm 2020, sẽ có thêm 1,2 tỉ người tiêu thụ lúa
gạo ở châu Á, đòi hỏi sản lượng lúa gạo phải tăng một phần ba từ 320 triệu tấn lên 420
triệu tấn ( 25/07/2013).
Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indoniesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á. Như
vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ



Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 9 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

2.3. Vi khuẩn nội sinh
Vi khuẩn nội sinh được định nghĩa là vi khuẩn được phát hiện bên trong thực vật mà
bề mặt đã được khử trùng hoặc dịch trích thực vật và không có những tác động gây hại
trên thực vật (Mano và Morisaki, 2008). Vi khuẩn nội sinh được biết đến từ hơn một trăm
năm về trước, sự hiện diện của những vi khuẩn này trong mô của thực vật khỏe mạnh lần
đầu tiên được báo cáo vào năm 1926. Thuật ngữ vi sinh vật nội sinh được dùng để chỉ sự
phát triển của vi khuẩn hoặc vi nấm bên trong cây. Vi khuẩn nội sinh được định nghĩa
theo nhiều cách và những định nghĩa này được sửa đổi ngày một hoàn thiện hơn.
Vi khuẩn nội sinh có thể sống bắt buộc trong mô thực vật suốt dòng đời của nó hoặc
không. Những vi khuẩn sống bắt buộc trong thực vật phải phụ thuộc vào cây chủ để sinh
trưởng và phát triển; và chúng có thể truyền qua cây chủ khác theo chiều dọc hoặc thông
qua vector. Ngược lại, những vi khuẩn không sống bắt buộc trong mô thực vật có giai
đoạn trong chu kỳ sống trải qua bên ngoài cây chủ, mà chủ yếu là môi trường đất.
Sự thích nghi của vi khuẩn bên trong thực vật được cho là kết quả của của quá trình
chọn lọc tự nhiên. Vi khuẩn nội sinh có thể thúc đẩy tăng trưởng và năng suất cho cây chủ
và được xem như tác nhân kiểm soát sinh học (Ryan, 2008) vì chúng có khả năng chống
lại mầm bệnh như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,… gây bênh cho cây trồng (Cao Ngọc Điệp,
2010).
2.3.1. Các nhóm vi khuẩn nội sinh
Vi khuẩn nội sinh tồn tại trong cây chủ không bị giới hạn bởi một loài duy nhất mà
bao gồm nhiều chi và loài (Ryan et al., 2008). Mundt và Hinkle (1976) báo cáo rằng có
khoảng 46 loài vi khuẩn nội sinh khác nhau từ 27 loài thực vật.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 10 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học



Hình 2. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus (trái) và Burkholderia
ambifaria (phải)
(*Nguồn: 29/07/2013,
29/07/2013)
Azospirilum đại diện cho nhóm vi khuẩn rễ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực
vật tốt nhất (Steenhoudt và Vanderleyden, 2000). Chúng có khả năng cố định đạm, tương
tác với cây và sản xuất phytohorrmone (Michiels, 1989).
Vi khuẩn thuộc chi Bacillus được báo cáo là vi khuẩn nội sinh trong hạt bắp ngô
(Rijavec et al., 2007) và không chỉ được phân lập từ cây bắp ngô (Chelius et al., 2001) mà
còn từ nhiều cây khác như đậu, khoai tây, cây tùng bách,… (Elvira-Recuenco và Van
Vuurde, 2000; Garbeva et al., 2001; Izumi et al., 2008). Mavingui et al. (1992) thấy rằng
có những quần thể khác nhau của Bacillus polymyxa trong đất, rễ và vùng đất rễ. Vi
khuẩn thuộc chi Bacillus và Pseudomonas dễ dàng được nuôi cấy (Seghers et al., 2004).
Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus có khả năng cố định đạm được mô tả
bởi Cavalcante và Do¨bereiner khi kết hợp với cây mía (1988). Vi khuẩn này cũng được
tìm thấy trong tự nhiên ở những cây chủ khác. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng
chúng có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA (Muthukumarasamy et al., 2002; Lee et
al., 2004).
Rhizobium etli được tìm thấy như là vi khuẩn nội sinh tự nhiên của cây bắp ngô
trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống (Gutierrez-Zamora và Martınez-Romero, 2001).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 11 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Vi khuẩn nội sinh ở cây lúa thuộc các nhóm sau: Azospirilum sp. (Kaneko, 2010),
Azoarcus sp. (Hurek et al., 1999) Rhizobium leguminosarum (Yanni et al., 1997),
Herbaspirillium seropedicae (Olivares et al., 1996), Burkholderia sp. và Rhizobium sp.
(Singh et al., 2009).

2.3.2. Một số đặc tính của vi khuẩn nội sinh
2.3.2.1. Khả năng cố định đạm
Cố định đạm sinh học là một quá trình được thực hiện bởi vi khuẩn, trong đó,
nitrogen phân tử được biến đổi thành nitrogen nguyên tử, sau đó thành dạng đạm vô cơ
phân tử ammonia, tiếp đó, vi khuẩn sẽ chuyển hóa tiếp một phần thành dạng hữu cơ
amino acid để sử dụng cho bản thân vi khuẩn (Cao Ngọc Điệp, 2011). Trong không khí,
nitrogen rất bền, chiếm 78,6% theo thể tích và 75,5% theo khối lượng. Thông thường,
thực vật không thể trực tiếp sử dụng nitrogen trong không khí. Tuy nhiên, nhờ những vi
khuẩn có khả năng cố định đạm mà cây trồng có thể sử dụng nguồn niitrogen dồi dào này.
Đạm là dưỡng chất chính giới hạn sự phát triển của lúa, lúa cần 1 kg đạm để sản
xuất ra 15-20 kg lúa hạt (Ladha và Reddy, 2003). Để đảm bảo an toàn thực phẩm thông
qua nền nông nghiệp bền vững, nhu cầu cố định đạm sinh học ngày càng được quan tâm
hơn là sử dụng đạm được cố định bằng con đường công nghiệp.
Sự chuyển N
2
thành ammonia được xúc tác bởi nitrogenase. Enzyme này là một
phức hệ metalloenzyme, chứa 2 thành phần protein: protein-Fe và protein Fe-Mo
(Jacobson et al., 1989). Các thành phần cũng hoạt động của nitrogenase được mã hóa và
điều khiển bởi gen nif – được tìm thấy trên bộ nhiễm sắc thể của của vi khuẩn cố định
đạm và vi khuẩn lam, tuy nhiên, chúng thường được tìm thấy trên plasmid của vi khhuẩn
cùng với những gen khác liên quan đến sự cố định đạm (wikipedia.org, 2013).
Theo Cao Ngọc Điệp (2011), phản ứng khử N
2
dưới sự xúc tác của enzyme
nitrogenase được tóm tắt như sau:
N
2
+ 6e
-
+ 12ATP +12H

2
O => 3NH
4
+
+ 12ADP + 12P
i
+ 4H
+

Quá trình khử này bao gồm nhiều phản ứng khử kế tiếp nhau:
N
2
+ 2H
+
=> [NH=NH] + 2H
+
=> [NH
2
-NH
2
] + 2H
+
=> 2NH
3
.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 12 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


2.3.2.2. Khả năng hòa tan lân khó tan
Lân hiện diện trong đất được phân loại thành lân tan, lân vô cơ không tan và lân hữu
cơ không tan (Kucey et al., 1989). Cây trồng chỉ có thể sử dụng được lân từ đất dưới dạng
hòa tan trong dung dịch đất. Tỷ lệ lân hòa tan trong dung dịch đất chiếm rất nhỏ do khả
năng phản ứng cao. Lân vô cơ tan trong dung dịch đất tồn tại chủ yếu ở dạng
orthophosphate bậc một hoặc bậc hai tùy thuộc vào pH môi trường và đây cũng là loại lân
mà tế bào hấp thụ nhiều nhất. Tuy nhiên, dạng lân tồn tại phổ biến trong đất lại là lân vô
cơ khó tan như apatite, hydroxyapatite và oxyapatite (Cao Ngọc Điệp, 2011). Tuy nhiên,
những dạng lân không tan này lại là nguồn dự trữ lân cho cây, trong điều kiện thích hợp
chúng có thể chuyển thành dạng hòa tan và trở nên sẵn sàng cung cấp cho thực vật. (Cao
Ngọc Điệp et al., 2012). Phosphate vô cơ có thể được tìm thấy ở dạng kết hợp với sắt,
nhôm, manganese mà chúng cũng khó tan và đồng hóa.
Hầu hết đất nông nghiệp chứa lượng lớn lân, một phần đáng kể trong đó được tích tụ
là kết quả của việc bón phân thường xuyên. Tuy nhiên, một lượng lớn phosphate vô cơ
hòa tan cung cấp cho đất dưới dạng phân bón hóa học thì nhanh chóng bị cố định và trở
thành dạng khó sử dụng với cây. Hiện tượng cố định và kết tủa lân trong đất thường phụ
thuộc lớn vào pH và dạng đất. Về dạng phosphate hữu cơ, do chiếm tỉ lệ thấp trong đất
khoáng nông nghiệp nên vai trò của dạng phosphate này trong đất thường được bỏ qua
(Dalal, 1977). Phosphate hữu cơ trong đất chủ yếu ở dạng inositol phosphate (phytate đất)
(Cao Ngọc Điệp, 2011).
Theo Cao Ngọc Điệp (2011), nhiều loài vi khuẩn có khả năng chuyển hóa dạng lân
khó tan trong đất như calcium monohydrogen phosphate (CaHPO
4
), calcium
monohydrogen dihydrat phosphate (CaHPO
4
.2H
2
O), calcium orthophosphate (Ca
3

(PO
4
)
2
)
thành dạng lân dễ tan để cây trồng sử dụng. Kucey et al. (1989) giải thích sự hòa tan trên
là do sự bài tiết các acid hữu cơ và xác định tác nhân này làm giảm pH đất, điều quan
trọng trong cơ chế hòa tan lân khó tan trong đất. Trong sự khoáng hóa của những hợp chất
này, các enzyme phosphatase đóng vai trò quan trọng. Enzyme này có khả năng cắt bỏ
nhóm phosphate của một cơ chất bằng cách thủy phân gốc acid phosphoric thành ion
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 13 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

phosphate và một phân tử có nhóm hydroxy tự do (
Phosphatase, 28/07/2013).
2.3.2.3. Khả năng tổng hợp Indole-3-acetic aicd (IAA)
Indole-3-acetic acid (IAA) là chất điều hòa sinh trưởng chủ yếu kiểm soát nhiều
khía cạnh trong sự tăng trưởng và phát triển của thực vật, đây cũng là một dạng auxin.
Auxin có tác dụng tốt đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng phát
sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng
của quả và tạo ra quả không hạt,
Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào. Nhưng nếu kích thích với hàm
lượng quá cao, tác dụng quá mạnh sẽ xảy ra hiện tượng ức chế ngược trở lại, lúc này
auxin sẽ trở thành chất ức chế.
Có nhiều lộ trình tổng hợp IAA trong thực vật, trong đó sử dụng tryptophan làm tiền
chất để tổng hợp IAA được đề cập nhiều nhất. Theo Koga et al. (1991), những lộ trình
sinh tổng hợp IAA gồm có:
- Lộ trình indole-3-pyruvic acid

Tryptophan => indole-3-pyruvic acid =>indole-3-acetaldehyde => IAA
- Lộ trình tryptamine
Tryptophan => tryptamine => indole-3-acetaldehyde => IAA
- Lộ trình indole-3-acetamine
tryptophan => indole-3-acetamine => IAA
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 14 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


Hình 3. Sơ đồ lộ trình tổng hợp IAA ở Enterobacter cloacae
(*Nguồn: Koga et al., 1991)
IAA được hình thành theo ba con đường: khử amin (deamination), khử carbon
(decarboxylation) và thủy giải (hydrolysis) (Cao Ngọc Điệp, 2011). Những vi khuẩn nội
sinh có khả năng tổng hợp IAA là do chúng chứa những enzyme đặc hiệu thuộc nhóm
dehydrogenase.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 15 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng Vi sinh vật đất và phòng Vi sinh vật môi
trường thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (Viện NC&PT CNSH),
trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013.
3.2. Phương tiện nghiên cứu
3.2.1. Vật liệu thí nghiệm

Mẫu lúa được trồng ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
3.2.2. Hóa chất
Môi trường NFb
Bảng 2: Thành phần môi trường NFb (Kireg và Dobereiner, 1984)
Hóa chất
Nồng độ
Malic acid
5 g/l
K
2
HPO
4

5 g/l
MgSO
4
.7H
2
O
0,2 g/l
CaCl
2

0,02 g/l
NaCl
0,1 g/l
KOH
4,5 g/l
FeEDTA (1,64%)
4 ml/l

Dung dịch nguyên tố vi lượng
(a)

2 ml/l
Dung dịch vitamin
(b)

1 ml/l
Bromothymol blue 0,5% trong KOH 0,2N
2 ml/l
Agar
Môi trường đặc: 18 g/l
Môi trường bán đặc: 1,8 g/l
pH
5,5
(a)
Dung dịch nguyên tố vi lượng gồm: 0,4 g/l CuSO
4
; 0,12 g/l ZnSO
4
.7H
2
O; 1,4 g/l H
3
BO
3
; 1,5 g/l MnSO
4
.H
2

O và 1 g/l
Na
2
MoO
4
.2H
2
O
(b)
Dung dịch vitamin gồm: 1 mg/l biotin (vitamin H) và 2 mg/l pyridoxine-HCl
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013 Trường Đại học Cần Thơ


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 16 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

Môi trường Burk không đạm
Bảng 3: Công thức môi trường Burk (Park et al, 2005)
Hóa chất
Nồng độ (g/l)
Sucrose
10
KH
2
PO
4

0,41
K
2
HPO

4

0,52
Na
2
SO
4

0,05
CaCl
2

0,2
MgSO
4
.7H
2
O
0,1
FeSO
4
.7H
2
O
0,005
Na
2
MoO
4
.2H

2
O
0,0025
Agar
18 cho môi trường đặc
1,8 cho môi trường bán đặc
pH
7,0

Môi trường NBRIP
Bảng 4: Công thức môi trường NBRIP lỏng (Nautiyal, 1999)
Hóa chất
Nồng độ (g/l)
Sucrose
10
Apatit
5
MgCl
2
.6H
2
O
5
MgSO
4
.7H
2
O
0,25
KCl

0,2
(NH
4
)
2
SO
4

0,1
pH
7,0

Hóa chất khác:
 EDTA (C
10
H
16
N
2
O
8
), phenol (C
2
H
5
OH), sodium nitroprusside (Na
2
[Fe(CN)
5
NO]),

ammonium molybdate ((NH4)
6
Mo
7
O
24
), potassium antimonyl tartrate
(KSbOC
4
H
4
O
6
), ascorbic acid (C
6
H
8
O
6
)

×