Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tìm hiểu về kim tự tháp của ai cập cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
KHOA LỊCH SỬ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC


TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI



GVHD: NGUYỄN VĂN SƠN
SVTH: PHẠM THỊ HỒNG VÂN MSSV: K40-608125
LỚP: QUỐC TẾ HỌC 1B (Nhóm 2)


TP HCM, tháng 12 năm 2014

TRƯ

NG Đ

I H

C SƯ PH

M TP HCM

KHOA LỊCH SỬ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC




TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI




GVHD: NGUYỄN VĂN SƠN
SVTH: PHẠM THỊ HỒNG VÂN MSSV: K40-608125
LỚP: QUỐC TẾ HỌC 1B (Nhóm 2)

TP HCM, tháng 12 năm 2014
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 2



LỜI MỞ ĐẦU
Ai cập là quê hương của một trong những nền văn
minh xuất hiện sớm nhất lịch xử xã hội loài người.Vì thế Ai
cập ngày nay vẫn còn bảo tồn nhiều di tích của nền văn
minh rực rỡ đó là một trong những nền văn minh cổ nhất và
phát triển rực rỡ của thế giới cổ đại với những câu chuyện
kỳ bí luôn là “thỏi nam châm”có sức hút mãnh liệt với con
người,có thể nói Kim tự tháp của các Pharaon xây dựng cực
kì kiên cố và đồ sộ với ước vọng lưu lại đời đời tiếng tăm
lừng lẫy và quyền uy bất duyệt của mình.
Ngày nay ở vùng Memphit, hàng chục ngọn Kim tự
tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững, uy nghiêm, vươn đỉnh cao
chót vót lên bầu trời cao xanh của vùng sa mạc, chúng là

một trong những công trình vĩ đại mà đến nay khoa học hiện
đại vẫn chưa lý giải hết được quá trình xây dựng nó cũng
như những câu chuyện huyền bí nằm trong nó.
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 3

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Ai Cập xứ sở của những Kim Tự Tháp huyền bí 4
I.1 Vài nét về Ai Cập 4
I.1.1 Vi trí địa lí của Ai Cập 4
I.1.2 Lịch sử qua các thời kì của đất nước Ai Cập 4
I.1.3 Một số thành tựu về đất nước Ai Cập 4
I.2 Tại sao người Ai Cập lại xây dựng Kim Tự Tháp 6
I.2.1 Quan niệm tôn giáo 6
I.2.2 Tục ướp xác và những bí ẩn 7
II Kim Tự Tháp 8
II.1 Huyền thoại về Kim Tự Tháp 8
II.2 Qúa trình xây dựng Kim Tự Tháp 9
II.2.1 Những người đã xây dựng Kim Tự Tháp. 9
II.2.2 Khai thác vận chuyển đá phục vụ xây dựng Kim Tự Tháp 10
II.2.3 Người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim Tự Tháp 11
III Kiến trúc Kim Tự Tháp_Thành tựu nổi bậc của đất nước Ai Cập 12
III.1 Quần thể Kim Tự Tháp Giza 12
III.2 Kiến trúc và những nét đặc sắc của Kim Tự Tháp 15
III.2.1 Kiến trúc bên ngoài 15
III.2.2 Những chính xác đáng kinh ngạc 15
III.3 Kim Tự Tháp với những lời nguyền 15
III.3.1 Những điều lạ trong Kim Tự Tháp 15
III.3.2 Lời nguyền của Pharaon 16

III.3.3 Khoa học và những bí ẩn xung quanh 17
IV Tài liệu tham khảo 17

PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 4

TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
I Ai Cập xứ sở của những Kim Tự Tháp huyền bí
I.1 Vài nét về Ai Cập
I.1.1 Vi trí địa lí của Ai Cập
Ai cập là một quốc gia ở Trung Đông. Đây là điểm hội tụ của 3 lục địa Châu
Phi Cũ, Châu Á và Châu Âu. Nó cũng nhìn ra Địa Trung Hải và Biển Đỏ, cùng với hai
vịnh Suez và Aqaba. Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân
sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy
nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm
nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai
bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán
ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc.
I.1.2 Lịch sử qua các thời kì của đất nước Ai Cập
Đất nước Ai Cập đã trải qua các thời kì lịch sử:
 Thời kỳ Tiền triều đại (12.000 TCN - 3.200 TCN)
 Thời kỳ Sơ triều đại (3.100 TCN - 3.000 TCN)
 Thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN)
 Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)
 Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)
 Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)
 Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN)
 Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)
 Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)
 Triều đại Ptolemaios

 Thời kì thuộc La Mã
I.1.3 Một số thành tựu về đất nước Ai Cập
Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Các di sản kiến trúc đồ
sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp,
các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,…
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 5

Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận
thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần
linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc
Ai Cập.
Chữ viết Ai Cập cổ
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ
tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra
những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ
15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo
cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li
Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả
Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình.
Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ
dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập!
Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổ
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy
papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác
phẩm cổ đại Ai cập còn có:

Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ
trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 6

bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư
dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung
đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.
Kiến trúc Ai Cập cổ

Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn
minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công
trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng
góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và
tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo
tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Ki-tô và đạo
Hồi.
I.2 Tại sao người Ai Cập lại xây dựng Kim Tự Tháp
I.2.1 Quan niệm tôn giáo
Theo quan niệm của người Ai cập cổ đại,khi con sống con người được tạo bởi
hai thành phần,là phần than xác nhìn thấy được và phần linh hồn không nhìn thấy.Sau
khi con người qua đời,linh hồn có thể tự do tách ra khỏi cơ thể,nhưng cơ thể vẫn là
nơi giúp linh hồn tồn tại.Vì thế,cần phải cử hành hang loạt các nghi lễ phức tạp đối

với người chết ,giúp cho các giác quan của họ phát huy tác dụng,giúp họ tiếp tục sinh
sống ở thế giới bên kia.Sống ở thế giới bên kia người chết cần có một nơi ở kiên cố.
Chuẩn bị tốt những cơ sở về mặt vật chất cho người chết-đặc biệt là những vị vua
–là một đặc trưng chủ yếu của tín ngưỡng tôn giáo Ai cập cổ đại.Nhà vua chết không
đồng nghĩa với mọi chuyện kết thúc,nên sau khi nhà vua qua đời,cần phải bôi dầu
thơm lên xác chết để khỏi bị thối rửa,từ đó hình thành nên xác ướp.Sau đó đặt thi thể
cùng với thức ăn và những vật dụng thiết yếu khác vào trong một lăng mộ lớn,tức là
kim tự tháp
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 7

I.2.2 Tục ướp xác và những bí ẩn
Theo tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại, người chết nhưng linh hồn bất tử
(ka). Vì tin như vậy, nên người Ai Cập cổ đại đã có tục ướp xác chết (mômi) để giữ
xác ấy mãi mãi không thối rửa. Thuật ướp xác đã ra đời ở Ai Cập từ thời Cổ vương
quốc khoảng 2700 T.C.N và tồn tại mãi mãi đến thế kỷ V sau CN.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể
người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy
não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về
phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn
hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh
trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và
quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được
lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4
chiếc bình.
Sau khi ướp xác xong, người ta đặt xác chết vào trong một quan tài bằng gỗ
hay bằng đá. Để cho ka dễ nhận ra mômi của mình người tạc tạc hình người chết trên
quan tài. Việc ướp xác lúc đầu là độc quyền của vua và hoàng hậu. Từ 1500 T.C.N,
xác của nhà quí tộc cũng được ướp. Sau đó, tục ướp xác lan đến những người giàu có

trong xã hội. Những xác ướp này có thể tồn tại nguyên vẹn hàng mấy nghìn năm.
Một bí ẩn nữa được xem là mang tính quyết định đến sự tồn tại lâu dài của
những xác ướp Ai Cập, đó là loại dầu tuyết tùng. Người Ai Cập cổ đại sử dụng để ướp
xác, đó là một chất chiết xuất từ cây tuyết tùng có tên gọi là guaicol. Đây là kết quả
nghiên cứu đáng tin cậy của một nhóm nghiên cứu người Đức, làm thay đổi nhận định
trước đây về loại dầu hương người Ai Cập sử dụng để ướp xác được chiết xuất từ cây
bách xù. Dâu hương của cây tuyết tùng có khả năng chống vi khuẩn cực cao mà
không làm hại cơ thể con người.
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 8

II Kim Tự Tháp
II.1 Huyền thoại về Kim Tự Tháp
Ai Cập thời cổ đại từng lưu truyền một câu chuyện thần thoại xúc động lòng
người.
Trước đây rất lâu rồi, có một vị Pharaôn tài giỏi hơn người tên là Ôsirit. Ông
dạy dân trồng trọt làm bánh, nấu rượu, khai mỏ, nên mọi người đều rất kính trọng ông.
Nhưng em trai ông là Setơ lòng đã bất lương âm mưu giết anh trai để cướp ngôi vua.
Một hôm Setơ mời anh đến ăn cơm tối, lại còn mời nhiều người cùng dự. Ăn xong,
Setơ cho mang ra một chiếc rương lớn rất đẹp rồi nói với mọi người:
-Ai có thể nằm gọn trong chiếc rương này thì tặng rương cho người đó!
Ôsirit được mọi người cổ vũ thúc giục làm thử xem sao. Ông liền nằm vào
trong rương, Setơ lập tức đậy nắp rương khóa lại rồi đem ném ông xuống dòng sông
Nin.
Sau khi Ôsirit bị hại, vợ ông đi khắp nơi tìm kiếm, cuối cùng đã tìm được thi
thể. Việc này bị Setơ biết được, y liền lúc nửa đêm đến lấy cắp thi thể, chặt ra thành
mười bốn khúc đem vất đi các nơi. Vợ Ôsirit lại đi các nơi tìm được các mảnh thi thể
chồng, đem chôn dưới đất.
Con trai của Ôsirit từ nhỏ đã rất dũng cảm. Lớn lên, chàng đánh bại Setơ trả
thù cho cha. Chàng cho đào các mảnh thi thể của cha chôn ở khắp nơi đem về chắp lại

thành xác khô ''mômi'' (còn gọi là xác ướp). Sau này được thần linh giúp đỡ, cha
chàng sống lại. Nhưng không phải sống lại chốn nhân gian mà sống lại nơi âm phủ,
làm Pharaôn ở cõi âm, chuyên xét xử người chết, bảo vệ Pharaôn ở dương gian.
Thần thoại này đã sớm lưu truyền trong dân gian. Sau này các Pharaôn Ai Cập
nghe kể liền lợi dụng câu chuyện để lừa dối nhân dân, nói rằng pharaôn có thần giúp
đỡ, vì thế sống là người thống trị, chết vẫn là người thống trị. Ai chống lại Pharaôn,
người đó chẳng những lúc sống bị trừng phạt mà khi chết rồi cũng phải chịu khổ ải.
Từ đó mỗi một Pharaôn Ai Cập sau khi chết đều muốn diễn lại lần nữa câu
chuyện thần thoại về Ôsirit. Đầu tiên là cử hành lễ tìm thi thể. Bước thứ hai là làm lễ
rửa thân tức giải phẫu thi thể, lấy phần nội tạng và óc bỏ ra ngoài, biến thi thể thành
xác ướp ''mômi''. Cách làm là ướp thi thể trong một dung dịch chống thối rửa, rút hết
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 9

mỡ, bóc hết da. 70 ngày sau đem thi thể phơi khô, nhét hương liệu vào khoang bụng,
quét một lớp dầu ở ngoài để tránh cho thi thể tiếp xúc với không khí, rồi dùng vải bó
chặt lấy thi thể. Như vậy là xác ướp ''mômi'' bất hủ đã làm xong. Bước thứ ba là tụng
niệm cầu đảo, mở mắt, thông tai, thông mũi, mở mồm cho ‘‘mômi’’, đưa thức ăn vào
trong mồm ‘‘mômi’’. Truyền rằng làm như vậy thì sẽ hít thở, nói chuyện, ăn uống như
người đang sống. Cuối cùng là nghi lễ an táng, đặt ‘‘mômi’’ vào trong quan tài đá,
đưa đến phần mộ - ''nơi ở vĩnh cửu'' của Pharaôn.
II.2 Qúa trình xây dựng Kim Tự Tháp
II.2.1 Những người đã xây dựng Kim Tự Tháp.
Trái ngược với một số mô tả thong thường,những người xây dựng kim tự tháp
không phải là nô lệ hoặc người nước ngoài.Các bộ xương khai quật cho thấy họ là
người Ai Cập sống tại những ngôi làng của Pharaon lập nên và quản lý.Các ngôi làng
đó có nơi làm bánh mì,xưởng lãm bia,hang thịt,kho thóc,nhà cửa,nghĩa địa và có lẽ là
một số nhà kiểu bệnh viện.Có bằng chứng về việc người lao động còn sống sót sau khi
chân tay bị cưa cụt.Những lo bánh mì được khai quật gần các kim tự tháp lớn có lẽ đã
sản suất hang nghìn ổ bánh mỗi tuần.


Một số người xây dựng kim tự tháp là nhân công lâu đời của Pharaon.Những
người khác từ các ngôi làng của địa phương phải đi phụ trong một thời gian nhất
định.Một số nhân công có lẽ là phụ nữ.Mặc dù giới khảo cổ chưa tìm thấy những mô
tả về nhân công nữ giống một bộ xương cho thấy phụ nữ đã phải làm việc trong thời
gian dài.Các bức họa cho thấy ít nhất một vài công nhân cũng tự hào về công việc của
họ. và như vậy có nghĩa là công việc ấy không phải là lao động cưỡng bức,mà là lao
động tự nguyện bởi vì:mỗi người tham gia công trình đều được có chỗ ở,có quần
áo,được ăn và có tiền tiêu vặt.Sau bốn tháng sau khi nước song nin rút khỏi đồng
ruộng,những người nông dân lại trở về làng quê của mình.Ngoài ra,mỗi người Ai Cập
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 10

đều coi mình có nghĩa vụ tự nhiên và lấy làm vinh dự được tham gia xây dựng kim tự
tháp cho vua.Bởi vì,mỗi người đóng góp phần hoàn thành nhiệm vụ vĩ đại này đều hy
vọng rằng vận mệnh bất diệt của Đức vua cao cả có liên quan đến bản thân mình.Vậy
nên cuối tháng 6,những người nong dân lũ lượt kéo đến vùng Ghida.Tại đây họ được
bố trí ở trong các căn lều tạm và phiên chế thành từng tổ 8 người. Họ gọi lao động của
mính là “Những người bạn của Khufu”…các tên gọi như vậy thể hiện long trung
thành của họ với các Pharaon.
Ước tính có 20.000-30.000 nhân công xây dựng các kim tự tháp tại Giza trong
thời gian 80 năm.Đã phân công việc có lẽ được tiến hành khi song Nin ở vào mùa
lũ.Các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường song.Sau đó chúng được
đánh bóng bằng tay,tuy nhiên ,việc xây dựng kim tự tháp không chỉ đơn thuần là lao
động chân tay.Để đạt dược hình dáng chính xác của kim tự tháp,các kiến trúc sư phải
canh dây từ gốc ngoài tới đỉnh đã định nhắm chắc chắn các tầng đã đặt đúng.
Các nhà thiên văn tự chọn địa diểm xây dựng và hướng của các kim tự tháp.Vì
vậy chúng sẽ nằm trên trục phù hợp với những chòm sao linh thiêng,tất cả các công
nhân đều đã nhận ra vai trò của mình trong việc tiếp nối chu kỳ sống-chết của các
Pharaon, được xây dựng vào năm 2650 T.C

II.2.2 Khai thác vận chuyển đá phục vụ xây dựng Kim Tự Tháp
Các nhà Ai Cập học luôn mang nặng một ấn tượng về sức mạnh và sự khéo
léo của những người đã xây dựng nên các Kim tự tháp vĩ đại của đất nước Ai Cập cổ.
Kim tự tháp Giza khổng lồ đã hình thành với chất liệu chủ yếu là 2.3 triệu khối đá,
mỗi khối nặng 2.5 tấn. Việc đưa số lượng đá đó từ những nơi xa xôi trong và ngoài Ai
Cập đến hiên trường để chất thành hình Kim tự tháp là một nổ lực phi thường mà có
người quá giàu có tưởng tượng còn cho rằng đó chỉ có thể là công trình của người
ngoài trái đất. Trên bình diện khoa học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết
về kỹ thuật dùng xe trượt, dây thừng, đòn bẫy, ròng rọc, đường dốc, giá đỡ… Chứng
cứ về những phương tiện này vẫn còn, cả về hiện vật lẫn hình vẽ tại các địa điểm khai
quật.
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 11


II.2.3 Người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim Tự Tháp
Kim tự tháp là một công trình kiến trúc xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng.
Trong số 67 Kim tự tháp ở Ai Cập, thì Kim tự tháp Khêốp là Kim tự tháp lớn nhất.
Công việc đầu tiên của những người xây dựng là phải đến những dãy núi ơ giáp Hồng
Hải, thậm chí phải sang bán đảo Arập để khai thác đá. Một số đoàn người vận chuyển
những tảng đá lớn đó tới sông Nin.Tại đây họ họ dung các loại đục,cưa,khoan để
đẽo,chuốt từng tảng đá có kích thước cần thiết-mỗi cạnh từ 80cm đến 1,45m. Mỗi
nhóm thợ ấy dùng dây chão và đòn bẫy để đưa khối đá của mình lên các con lăn bằng
gỗ,rồi lót ván làm đường để kéo các khối đá ra bờ song Nin.Tại đây,một chiếc thuyền
buồm sẽ đưa đoán thợ và khối đá nặng tới 7,5 tấn về bên này sông.
Đá được lăn tới công trường xây dựng theo những đường lót ván.Tại đây đến
công việc nặng nhọc nhất,bởi vì thời ấy cần cẩu và các thiết bị nâng khác chưa được
sang chế.Khối đá được đặt tre7n giàn con lăn và đưa đến một con đường dốc chiều
ngang 20cm.Những người thợ kéo khối đá lên công trường xây dựng kim tự tháp ở
trên cao,kim tự tháp càng lên cao thì đường vận chuyển càng dài và dốc,và mặt bằng

thi công ở trên cao thị bị thu hẹp lại bởi vậy công việc ngày càng nặng nhọc.Để hoàn
tất các công việc,bốn mặt ngoài kim tự tháp được ốp bằng những phiến đá vôi trắng
bóng,cạnh các phiến đá lát khít không thể tách khỏi một lưỡi dao cạo.Thậm chí đứng
cạnh kim tự tháp vài mét ta cũng có ấn tượng đây là một khối đá nguyên khổng
lồ.Những phiến đá lát ngoài đươc mài bóng như gương bằng những loại đá mài cứng
nhất
Tuy nhiên,kim tự tháp không phải là một khối đá liền.trong long nó là một hệ
thống đường vào dẫn qua một lối đi lớn dài 47mét gọi là hành lang lớn ,đưa đến
phòng Pharaon yên nghĩ có chiều dài 10.5m,chiều ngang 5.3m và chiều cao
5.8m.Toàn bộ căn phòng đều ốp đá hoa cương,nhưng không trang trí hoa văn gì
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 12

cả.Nơi đây đặt một quan tài lớn bằng đá hoa cương nhưng không có nắp.Quan tài lớn
này được đưa vào đây khi còn xây dựng,vì nó không đưa lọt bất kỳ cửa nào của kim
tự tháp.Những phòng của Pharaon như vậy đều thấy có các kim tự tháp Ai Cập,đó là
nơi cư ngụ cuối cùng của Pharaon.
III Kiến trúc Kim Tự Tháp_Thành tựu nổi bậc của đất nước Ai Cập
III.1 Quần thể Kim Tự Tháp Giza
Khu Giza ngày nay đã trở thành một khu ngoại ô của Cairo. Nhưng khu mộ cổ
Giza vẫn thuộc quần thể Memphis cách thị trấn Giza khoảng 8km. Ở đây có 3 Kim tự
tháp xây thành hàng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Kim tự tháp lớn nhất là
Khêốp, thứ hai là Kim tự tháp Khephren, và Kim tự tháp Mykerinos.

Kim tự tháp Khêốp là Pharaon Ai cập thứ hai (khoảng 2650 T.C.N) thuộc triều
đại thứ IV. Kim tự tháp Khêốp có đáy hình vuông, mỗi cạnh đáy dài 232m bốn mặt
hình tam giác cân, đỉnh chóp nhọn cao tới 146.6m,nghĩa là gần bằng một ngôi nhà
chọc trời 50 tầng . Thể tích của Kim tự tháp là hơn 2.5 triệu mét khối đá và có trọng
lượng khoảng 6.5 triệu tấn. Người Ai Cập cổ đại đã phải đục đẻo khoảng 2 triệu tảng
đá, trung bình mỗi tảng nặng khoảng 2.5 triệu tấn, đặc biệt những tản ở dưới chân tháp

rất to, có thể tích 26m
3
, nặng tới 5.5 tấn, còn những tảng ở bên trên nhỏ dần đi.
Cửa vào Kim tự tháp khêốp hướng về phương Bắc,không sát liền mặt đất mà ở
cách mặt đất 17.42m.Cửa mở thì chui vào một hành lang tối hẹp,rộng bằng 1m và cao
khoảng 1.5m.Càng đi vào trong ,đường càng nhằng nhịt,đi lên,đi xuống có đoạn
đường dẫn tới một cái giếng sâu,có đoạn bị tắt vì trước là bức tượng đá.Phòng chứa
quan tài của Pharaon khêốp ở trên độ cao 42,28m so với mặt nền.Phòng ngày càng
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 13

cao ráo,rộng rãi,chiều dài 10.47m,chiều ngang 5.23m.Trên tường treo những bức
tranh sinh hoạt của Pharaon khi còn sống.Trong phòng bày những đồ dung của
Pharaon như bàn ghế,giường tủ,của cải,châu báu,đồ ăn và thức uống…Giưã phòng
còn một cái quan tài bằng đá hoa rất đẹp,nhưng mất nắp,chiều dài 2.29m, chiều ngang
0.99m,chiều cao không kể nắp 1.05m.Xác ướp của Pharaon Khêốp không còn trong
quan tài,không biết đã bị mất từ lúc nào.

Kim tự tháp của Khephren. Ông này là Pharaon Ai Cập kế vị của Khêốp (trị vì
khoảng 2620 T.C.N) cũng thuộc triều đại thứ IV. Kim tự tháp này ở phía Tây Nam
của Kim tự tháp Khêôp và cũng to bằng Khêôp, cao 136m,mỗi cạnh đế dài khoảng
215m.Kim tự tháp này còn giữ được phần đá bọc ngoài,gồm những phiến đá vôi mài
nhẵn,phiến nọ liền với phiến kia. Kết cấu bên ngoài cũng tương tự như của Khêôp.
Pho tượng phật thân sư tử (Sphinx),vẫn là một tượng trưng mang tính chất thần bí,pho
tượng này do Khafra Pharaon xây dựng.Nếu so sánh với ngôi kim tự tháp phía sau thì
pho tượng này chỉ bé nhỏ như con mèo.nhưng pho tượng này thực tế là một khối đá to
lớn,nó cao đến 20m,dài 73m.Đó là một con sư tử nằm nhưng lại có đầu người,phần
mặt của nó có chỗ rộng đến 4,2m.Nó được tạc ra bởi một tảng đá khổng lồ còn để lại
nơi lấy đá,để xây kim tự tháp.
Theo sự phân đoán pho tượng mặt người than sư này chính là thần bảo vệ cho

ngôi mộ.trên dầu pho tượng có trang trí,trước trán có một con rắn,biểu tượng của
hoàng gia.Nhưng phần mũi cua pho tượng phật không còn cả phần râu cũng không
thấy.Trước kia những chỗ đó chắc dược nặng bằng đất rồi dùng sơn đỏ,đen,sơn ở bên
ngoài,phía trước pho tượng là một trụ đá có thể nói là một tấm bia đá cẩm thạch đứng
sừng sững,bên trên ghi chép những việc kỳ lạ của vị Pha-raoh Thutmose IV,thế kỷ 15
T.C.N

PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 14


Kim tự tháp Mykerinos là Pharaon Ai Cập kế vị của Khephren, ( trị vì khoảng
2609 T.C.N) cũng thuộc triều đại thứ IV.kim tự tháp này được xây dựng phía Tây
Nam kim tự tháp Khephen,với kích thước nhỏ hơn,cao 66m,mỗi cạnh đế dài khoảng
105m.Kết cấu bên ngoài cũng gần như hai kim tự tháp trên.
Ngoài ba kim tự tháp lớn kể trên,mhững Kim tự tháp còn lại chỉ cao khoảng
trên dưới 20m,.Tất cả các Kim tự tháp đều được xây dựng dưới thời Cổ vương quốc
(khoảng 2700-2400 T.C.N)
Tên gọi “Kim tự tháp”(Pyramid) là do người đời sau đặt ra,gọi theo hình dạng
của chiếc tháp hình chop.Còn người Ai Cập cổ đại gọi nó bằng tên khác.Pharaon
Khêốp khi làm xong “Ngôi nhà vĩnh cửu bằng đá” của mình gọi nó là “khut”,nghĩa là
“rực rỡ”(“mặt trời rực rỡ”)
Cái “rực rỡ” này đã sống mãi với thời gian,như người Ai Cập xưa đã nói: “Bất
cứ cái gì cũng sợ thời gian,nhưng bản than thời gian lại sợ Kim Tự Tháp”.Kim tự tháp
Khêốp được dánh giá là bảy kỳ quan của thế giới Cổ Đại.Nó đánh dấu một nền văn
minh rực rỡ đã ra đời cách đây trên 5000 năm trên vùng đất thuộc vùng Đông Bắc
Châu phi-nền văn minh Ai Cập cổ đại
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 15


III.2 Kiến trúc và những nét đặc sắc của Kim Tự Tháp
III.2.1 Kiến trúc bên ngoài
Nhìn từ bên ngoài Kim tự tháp trong rất hung vĩ,mà phần cấu trúc bên trong
cũng rất phức tạp,trang trí nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc,hội họa,thật chẳng
khác gì một cung điện vĩnh cửu vĩ đại.Sự thiết kế để xây dựng ngôi kim tự tháp này
rất chặt chẽ,công trình rất kiên cố,khiến các nhà kiến trúc cận đại cảm thấy vô cùng
kinh ngạc.Toàn bộ những khối đá xây dựng Kim tự tháp không hề được dung vữa
hoặc một chất lien kết nào để cho chúng dính lại,mà hoàn toàn dựa vào sức nặng của
bản than chúng để xây lên.Bên cạnh ngôi kim tự tháp Xhafra có một bức tượng mặt
người than sư tử,được tạc trên một khối đá khổng lồ tự nhiên,cao 22 mét,dài 57
mét.Nghe đâu mặt con sư tử này được tạc giống nét mặt Xhafra,nhằm tượng trưng cho
sự “uy nghiêm” của vị Pharaon này.Chung quanh ba kim tự tháp lớn là
kêốp,Xhafra,Mykerions thì còn rất nhiều kim tự tháp nhỏ của giới quyền quý thời bấy
giời,nhìn chúng chẳng khác gì những ngôi sao nhỏ đang chầu mặt trăng,bao quanh
dưới chân ba ngôi kim tự tháp lớn của ba vị Pharaon.
III.2.2 Những chính xác đáng kinh ngạc
Ngay từ hình dáng bên ngoài, người ta đã phải ngạc nhiên là người Ai Cập
không có những dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay, nhưng họ đã đặt Kim tự tháp
trên một cái nền rất bằng phẳng, đáy hình vuông rất chính xác và bốn mặt là bốn tam
giác cân hoàn chỉnh, đỉnh của Kim tự tháp nằm đúng tâm của đáy vuông, bốn mặt
hướng đúng bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc của La bàn mà họ chưa có La bàn.
Một số nhà Ai Cập học lấy chiều dài các cạnh Kim tự tháp Khê ốp chia cho số ngày
một năm thu được một đơn vị đo chiều dài bằng 0.635m, mà họ đặt tên là “Thước đo
Kim tự tháp”. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là đơn vị đo độ dài đó đúng bằng một
phần mười triệu (1/10.000.000). bán kính trái đất. Chiều cao của Kim tự tháp Khê ốp
đúng bằng một phần tỉ khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
III.3 Kim Tự Tháp với những lời nguyền
III.3.1 Những điều lạ trong Kim Tự Tháp
Người ta đã phát hiện ra nhiều hiện tượng kỳ lạ. Đem để những đồng tiền bằng
kim loại bị hoen rỉ vào trong tháp; sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại trở nên

sáng loáng. Hai cốc sữa tươi, một cốc để ở ngoài, một cốc đem vào để trong tháp; sau
một thời gian, cốc sữa bên ngoài bị biến chất, còn cốc sữa bên trong tháp không thay
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 16

đổi mùi vị và màu sắc. Những hoa quả và rau tươi đem vào trong tháp để độ nửa
tháng vẫn còn tươi, không bị mất nước và khô héo. Có hai cây cà chua, một cây trồng
ngoài trời, chưa ra hoa kết quả thì cây ở trong tháp đã ra hoa kết quả trước.
III.3.2 Lời nguyền của Pharaon
Lời nguyền của các pharaong nói tới niềm tin rằng bất kỳ ai xâm phạm lăng mộ
của người Ai cập cổ đại, nhất là lăng mộ của các vụ vua Ai cập, các Pharaon, thì sẽ
chịu một lời nguyền. Lời nguyền này, không loại trừ ai, sẽ đem đến bất hạnh cho
người xâm phạm, có thể là rủi ro, ốm hoặc chết.

Từ giữa thế kỷ 20, nhiều học giả và tài liệu cho rằng lời nguyền là có thật trên
khía cạnh là ai xâm phạm lăng mộ sẽ bị các loại vi khuẩn, hóa chất độc hại tấn công.
Lời nguyền Tutankhamun hay lời nguyền xác ướp bắt đầu lan truyền sau khi
một loạt sự kiện khủng khiếp xảy ra sau khi hầm mộ của vua Tutankhamun được
khám phá. Truyền thuyết nói rằng bất kỳ ai dám mở hầm mộ sẽ phải hứng chịu sự tức
giận tột bực của xác ướp.
Một vài tháng sau khi hầm mộ được mở, thảm kịch bắt đầu giáng xuống. Huân
tước Carnarvon, 57 tuổi, người tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ đã ốm nặng và mau
chóng phải tới Cairo. Ông đã qua đời vài ngày sau đó. Nguyên nhân chính xác của cái
chết vẫn chưa rõ nhưng dường như bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Truyền thuyết
cho biết, khi huân tước chết, toàn Cairo mất điện. Sau này, con trai huân tước - lúc đó
đang ở Anh nói, con chó yêu của huân tước đã tru lên và cũng chết đột ngột.
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 17

Lạ lùng hơn nữa, khi xác ướp của Tutankhamun được mở ra năm 1925, người

ta tìm thấy một vết thương trên má trái của xác ướp, đúng vị trí mà côn trùng cắn lên
má Carnarvon, vết cắn khiến vị huân tước này thiệt mạng.
Năm 1929, 11 người liên quan tới việc khai phá hầm mộ chết sớm vì những
nguyên nhân quái dị. Trong thập kỷ đầu tiên sau khi lăng mộ được khai quật, 26 người
trong đoàn đã chết vì những nguyên nhân bí mật.
III.3.3 Khoa học và những bí ẩn xung quanh
Các nhà khoa học cho rằng các cửa và lổ thông hơi của Kim tự tháp đã hấp thụ
được các loại “sóng vũ trụ” nào đó, do đó đã ảnh hưởng đến các đồ vật, cây cỏ, cơ thể
và tinh thần con người khi vào trong Kim tự tháp. Một số người lại cho Kim tự tháp
không phải do người Ai Cập cổ đại xây dựng nên, mà do người ngoài vũ trụ hoặc
người từ xứ sở huyền thoại Atlantic đã bị chìm xuống đại dương xây dựng. Nhưng giả
thuyết đã bị đánh đổ, khi người ta phát hiện ra những ngôi mộ của những người lao
động xây dựng Kim tự tháp. Họ có hai loại: thợ thường trực chuyên nghiệp làm việc
liên tục trong các mỏ đá và họ không chuyên nghiệp là những người công nhân công
xã đi làm theo chế độ lực dịch ba tháng một phiên và những người nô lệ. Trong mộ
của họ có một số công cụ lao động còn bỏ lại và trên tường có những hình vẽ cảnh lao
động của họ và tên gọi lao động như “đội Nam”, “đội Bắc”, “đội Bền Bỉ”, “đội Cường
Tráng”…
IV Tài liệu tham khảo
[1] “Di sản thế giới Châu Phi- tập 5”, Bùi Đẹp biên soạn, nhà xuất bản Trẻ.
[2] “Những mẫu chuyện lịch sử thế giới – tập 1”, Đặng Đức An chủ biên, nhà xuất
bản Giáo dục năm 1999.
[3] “Nền văn minh thế giới cổ đại”, Norman F Cantor, nhà xuất bản Lao động xã
hội, năm 2008.
[4] “Ai Cập cổ đại – những khám phá lớn”, Nicholas Reeves , nhà xuất bản Mỹ
thuật.
[5] “Lịch sử thế giới thời cổ đại – tập 1”, Thôi Liên Trọng, nhà xuất bản TP HCM.
[6] “7 kỳ quan thế giới”, Gans Raikhart, nhà xuất bản Trẻ, năm 2004.
PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÌM HIỂU VỀ KIM TỰ THÁP CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
TRANG 18


[7] “100 kỳ quan thế giới”, Hoài Anh biên dịch, nhà xuất bản Trẻ.
[8] “Các thánh địa trên thế giới”, Colin Wilson, nhà xuất bản Mỹ thuật.
[9] “Lịch sử thế giới cổ đại”, Lương Minh chủ biên, nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
[10]
[11]
[12] />20140516232601650.html
[13] />20140516232601650.html
[14] />dai/55119995/256/

×