Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiều về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực trạng và những giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.13 KB, 24 trang )

Đề án kinh tế chính trị
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi Đảng ta thực hiện đổi mới tới nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được
thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đay luôn ổn
định mức cao. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ những chình sách, đường
lối kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước. Trong đó, Chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã thực sự đem lại hiệu quả cao.
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình
thức đầu tư dài hạn của cỏ nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài sẽ được
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đem lại cho nước ta nhiều thuận lợi lớn
cho phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế yếu tố quan trọng là đồng vốn,nhân
lực, khoa học kỹ thuật.
Hiện nay nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng
đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta trong những
năm qua. FDI không ngừng tăng lên với sự đa dạng về nhà đầu tư cũng như số
lượng đầu tư vào Việt Nam. Tuy trong những năm gần đây, nước ta đã có một
cơ cấu vốn FDI tương đối lớn so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng tốc độ
tăng nguồn vốn FDI của nước ta vẫn còn thấp, nhất là khối lượng vốn đầu tư
chưa thật sự cao. Khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ta so với các nước trên
thế giới vẫn còn thấp, đặc biệt là so với các nước châu á, Đông Nam á.
Việc tăng khả năng thu hút đầu tư nói chung và thu hút vồn FDI nói riêng
cần được nhà nước chú trọng, phát triển. Nâng cao nguồn vốn FDI trong tương
lai lên, đặc biệt là trong các dự án về các vùng cao, vùng khó khăn. Cùng với đó
là một chiến lược sử dụng vốn FDI một cách hợp lí, đúng đắn với sự phát triển
và cơ cấu của nền kinh tế quốc dân
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
1
ỏn kinh t chớnh tr
NI DUNG


I. QUAN NIM V FDI V VAI TRề CA Nể
1. Quan nim v u t nc ngoi
u t nc ngoi l phng thc u t vn, ti sn nc ngoi
tin hnh sn xut, kinh doanh hay dch v vớ mc ớch tỡm kim li nhun
hoc vỡ nhng mc tiờu chớnh tr, xó hi nht nh.
S : Cỏc kờnh chớnh ca ngun vn u t nc:
V bn cht u t nc ngoi l hỡnh thc xut khu t bn , mt hỡnh
thc cao hn ca xut khu hng hoỏ.
Vn u t trc tip nc ngoi ( FDI)
Vn u t FDI l mt trong nhng kờnh chớnh ca vn u t nc ngoi
Ngun vn FDI l ngun vn u t ca t nhõn nc ngoi u t cho
sn xut , kinh doanh v dch v nhm mc ớch thu li nhun. õy l mt
SV: Phm Th Tuyt Lp: K hoch 49A
2

Vốn đầu tư nước
ngoài
Vốn trợ giúp phát triển
chính thức của chính
phủ và các tổ chức quốc
tế


Vốn đầu tư của tư
nhân
Vốn đầu
tư trực
tiếp
Vốn đầu
tư gián

tiếp
Tín dụng
thương
mại
Vốn hỗ
trợ phi
dự án
Vốn hỗ
trợ dự án
Tín dụng
thương
mại
Đề án kinh tế chính trị
nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển như nước ta.
2. Vai trò của nguồn vốn FDI.
Trước hết, nói đến vai trò của FDI đối với các nước đi đầu tư được thể
hiện ở một số lợi ích sau :
Thông qua đầu tư FDI,các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về
chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đàu tư ( giá nhân công rẻ,chi phí khai
thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm,giảm chi phi vận
chuyển đối với việc sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận
đầu tư.Nhờ đó,mà nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kì
sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước.Thông
qua FDI,các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản
phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kì sống sản phẩm sang nươc nhận
đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này tạo
thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên vật

liệu dồi dào,ổn định với giá rẻ.
Cho phép chủ đầu tư bành trướng về sức mạnh kinh tế,tăng cường khả năng
ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thi trường tiêu
thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư,
giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạh tranh với các hàng hoá nhập từ các nước
khác.Đối với nước tiếp nhận đầu tư( chủ yếu là các nước đang phát triển), nguồn
vốn FDI có những tác dụng sau;
FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội do tích luỹ
nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kĩ thuật trong điều kiện khoa học, kĩ thuật
thế giới phát triển mạnh. Các nước đang phát triên trong gần 30 năm qua đã
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
3
Đề án kinh tế chính trị
nhận dược trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cùng với chính sách kinh tế năng
động, hiệu quả đã trở thành những con rồng Châu á.
Cùng với việc cung cấp vốn,thông qua FDI các công ty nước ngoài đã
chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận
đầu tư,do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được công nghệ,kĩ thuật tiên
tiến hiện đại(thực tế,có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ
thương mại đơn thuần),những kinh nghiệm quản lý,năng lực marketing,đội ngũ
lao động được đào tạo,rèn luyện về mọi mặt(trình độ kỹ thuật,phương pháp làm
việc,kỷ luật lao động...).
Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển,thúc đẩy
tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước,tạo điều kiện khai thác có
hiệu quả các tiềm năng của đất nước.Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển
dịch cơ cấu theo hướng tích cực.
Với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cảnh nợ nần,không chịu
những ràng buộc về chính trị xã hội. FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà
nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài.Thông qua hợp tác
với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trưòng thế

giới. Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho
dự án phát triển.
Tuy nhiên,theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư,bên cạnh những
ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định.Đó là,nếu đầu tư vào nơi có
môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị,thì nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất
vốn.Còn đối với nước sở tại,nếu không có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa
học thì sẽ dẫn đến chỗ đàu tư tràn lan,kém hiệu quả,tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
4
Đề án kinh tế chính trị
II. TÌNH HÌNH FDI TỪ 1988 ĐẾN NAY
1. Tình hình chung nguồn vốn FDI
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày
28/02/2006, Việt Nam đó thu hỳt được trên 6.090 dự án (cũn hiệu lực) với mức
vốn đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ USD. Các
doanh nghiệp FDI đó gúp phần quan trọng trong việc thực hiện cỏc mục tiờu
phỏt triển kinh tế - xó hội của đất nước, trở thành một thành phần kinh tế trong
hệ thống kinh tế quốc dân.
Khu vực đầu tư nước ngoài đó trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền
kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh
tế. Đầu tư nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu
khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xó hội và hơn 14% GDP
của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục
vạn lao động gián tiếp khác.
Khu vực FDI đó làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường,
giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường, nâng
cao đời sống xó hội. Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào thu ngân
sách ngày càng gia tăng về giá trị tuyệt đối và tương đối, tạo khả năng chủ động
trong cân đối ngân sách, giảm bội chi. Trong thời gian vừa qua, dũng ngoại tệ

vào Việt Nam thông qua FDI vẫn lớn hơn rất nhiều so với dũng ngoại tệ từ Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài; cộng thêm việc mở rộng nguồn thu gián tiếp từ FDI
(qua khách tham quan, tỡm hiểu cơ hội đầu tư, tiền cho thuê đất, tiền lương cho
lao động thuộc khu vực đầu tư nước ngoài, tiền cung cấp nguyên vật liệu địa
phương và các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ khác) đó gúp phần cải thiện cỏn cõn
thanh toỏn của đất nước.
Mặc dù phần lớn doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đói về
thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nguồn thu ngân sách từ khu vực FDI liên tục
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
5
Đề án kinh tế chính trị
tăng, tính bỡnh quõn chiếm từ 7 - 8% nguồn thu ngõn sỏch (nếu tớnh cả nguồn
thu từ dầu khớ, tỷ lệ này đạt gần 30% thu ngân sách).
2. Các giai đoạn đâù tư nguồn vốn FDI vào Việt Nam
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ.
Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy
nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với
tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do
nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một
nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa
được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi
hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân
công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp
vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường
mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này,
Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á
thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn
nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà
họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các

nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu
xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á,
Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1].
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong
việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có
những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của
nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999,
một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
6
Đề án kinh tế chính trị
Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự
tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các
nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước
ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu
mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của
các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn
đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước
ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng.
Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2005: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với
mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với
năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường
ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án
XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002,
FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của
mức năm 2001. Các dự án ĐTNN đã đạt doanh thu khoảng 74,061 tỷ USD.
Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng bình quân trên
20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất

khẩu cả nước tăng liên tục trong các năm qua. So sánh giá trị xuất khẩu và đóng
góp cho GDP như trên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới thấy
hết hiệu quả của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Chính vì vậy, cần phải khuyến
khích các dự án ĐTNN hoàn thành và đưa vào sử dụng, vì những dự án này sẽ
mang lại lợi ích lớn về kinh tế cho đất nước, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ,
rút ngắn được tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay, các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động có hiệu quả và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Chỉ riêng trong năm
2005 đã đạt tổng doanh thu khoảng 18 tỷ USD (không kể dầu khí), ngang bằng
với năm 2004. Hơn nữa, cả vốn và lao động đều được bồi bổ thêm đáng kể. Cụ
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
7
Đề án kinh tế chính trị
thể là trong năm 2005, khu vực kinh tế ĐTNN đã thực hiện được 6,338 tỷ USD
vốn đầu tư, tăng trên 50% so với năm 2004.
Nhờ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng cao hơn mà
trong năm 2005, chủ đầu tư của 607 dự án trong khu vực ĐTNN đã đề nghị và
được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tăng thêm vốn đầu tư để mở
rộng quy mô hoạt động, với tổng vốn đầu tư tăng thêm 2,070 tỷ USD, tăng 3,5%
so với năm trước. Điều đó cho thấy, nhiều nhà ĐTNN muốn làm ăn lâu dài tại
Việt Nam.
Theo một báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong 5 tháng đầu năm nay, cả nước đã
thu hút thêm hơn 2,412 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bao gồm cả vốn bổ
sung của những dự án cũ. Trong đó, riêng phần mới cấp phép có 281 dự án, với
tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tăng 8,5% về số dự án và tăng 19,5% về vốn so
với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,3% số dự
án và 66,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm tương ứng là
21,1% và 33,4%; phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Đáng chú ý là,
trong số dự án mới cấp phép không chỉ có một số dự án có quy mô vốn đầu tư
lớn, mà còn gắn liền với việc sẽ chuyển giao công nghệ cao, như Tập đoàn Intel

605 triệu USD, Công ty Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Winvest Investment 300
triệu USD, Công ty Panasonic Communication 76,36 triệu USD, Công ty Kho
xăng dầu Vân Phong 60 triệu USD…
Cũng theo báo cáo trên, doanh thu (không kể dầu khí) của các doanh
nghiệp FDI trong tháng 5/2006 ước đạt 2,55 tỷ USD, đưa tổng doanh thu của
khu vực FDI trong năm tháng đầu năm 2006 lên 9,8 tỷ USD, tăng 14% so với
cùng kỳ năm 2005. Trong 5 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp
của khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt 18% so với cùng kỳ
năm trước, vượt trội so với mức tăng trưởng chung 15,9% của toàn ngành công
nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp FDI trong 5 tháng
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
8
Đề án kinh tế chính trị
đầu năm 2006 tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, cũng vượt trội so với mức
tăng chung của cả nước là 24,3%.
Sau một năm, kể từ tháng 5 năm 2005 đến nay, không kể dầu khí, tỷ trọng
của doanh nghiệp FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (theo
giá so sánh năm 1994) đã tăng từ 28,9% lên gần 30,3%; đồng thời tỷ trọng trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng tăng từ 32,76% lên 35,77%. Mặt
khác, tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI đã gia tăng từ 819.000 người
ở thời điểm cuối tháng 5 năm 2005 lên 1.057.000 người hiện nay.
Năm 2006: Đã khép lại với nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam.Cả nước đã có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư
đăng ký hơn 7,6 tỷ USD,tăng 60,8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm
trước.Qui mô vốn đầu tư trung bình cho môt dự án đạt 9,4 triệu USD / dự án
,cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD / năm). Đó là nét mới
của thu hút đầu tư năm 2006. Đã xuất hiện hàng loạt các dự án đầu tư có qui mô
lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, trong đó Công ty thép Posco là dự án
đầu tư có qui mô lớn nhất 1,126 tỷ USD , tiếp theo là Công ty TNHH Intel
Products Việt Nam vốn đầu tư trên 1 tỷ USD....Trong năm 2006, có 439 lượt dự

án tăng vốn hơn 2,1 tỷ USD tăng 18,9% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Vốn
FDI thực hiện đạt khoảng 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005, trong đó có
nhiều dự án có qui mô đầu tư lớn được cấp phép đã tích cựu khai triển thực hiên
như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, Canon, Matsushita...; dự án
Bệnh viện đa khoa Kwang Myung tại Hà Nội, dự án điện thoại CDMA, dư án
Intel...
Đáng chú ý là số lượng các tỉnh có số vốn FDI đạt trên 100 triệu USD
đã tăng lên gấp đôi so với năm 2005. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được
27 dư án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 2,2 tỷ USD, nhiều nhất từ trước đến
nay và vươn lên dẵn đầu trong thu hut đầu tư FDI. Tp Hồ Chí Minh vẫn giữ
vững vị trí tốp đầu trong thu hút FDI với 327 dự án và tổng vốn đầu tư khỏang 2
SV: Phạm Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 49A
9

×