Website: Email : Tel : 0918.775.368
Câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
ĐỀ CƯƠNG.
I. Cơ sở hình thành của luận điểm.
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
1.1.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX).
- Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một tất yếu khách quan.
- Tác động của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1.2. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Tính thống nhất các thành phần kinh tế.
- Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
- Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
- Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam.
II. Kinh nghiệm của Liên Xô.
2.1. Hoàn cảnh của Liên Xô khi Lenin đề xướng chính sách kinh tế mới (NEP).
- Sau cách mạng Tháng Mười 1917, Liên Xô xảy ra nội chiến.
- Kết thúc nội chiến, Liên Xô lâm vào khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc.
2.2. Nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới của Lênin.
2.3. Bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lenin.
III. Thực tiễn Việt Nam tại thời điểm Hồ Chí Minh chủ trương chính sách.
3.1. Thực tiễn Việt Nam.
- Hòa bình được lập lại ở miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, miền Nam
tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ - Ngụy.
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, thủ công, thương nghiệp phân
tán…
3.2. Thực tiễn thế giới.
- CNXH đã trở thành hệ thống trên thế giới, đưa CNTB vào giai đoạn tổng khủng
hoảng.
IV. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
4.1. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.
- Hồ Chí Minh chỉ ra được 6 thành phần kinh tế của nước ta (vùng tự do).
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần Hồ Chí Minh đưa ra
chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt.
- Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại năm thành phần kinh tế mà Hồ Chí
Minh đã chỉ ra từ năm 1953. Hồ Chí Minh vẫn nhất quán với quan điểm xây dựng,
phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội của cách mạng nước ta.
4.2. Xuất phát từ thực tiễn thế giới.
- Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại
với Liên Xô và các nước XHCN.
- Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ cộng hòa nhân dân
Trung Hoa.
- Năm 1953, Chính phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch.
V. Giá trị của luận điểm.
5.1. Giai đoạn trước năm 1986.
- Hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, tổ chức lại theo hướng tập trung,
chuyên môn hóa, cơ giới hóa.
- Sau ngày giải phóng miền Nam 1975 thì phong trào HTX đã lan rộng khắp cả nước.
- Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng nghiêm trọng, trước hết đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế tập thể trong nông
nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Những lệch lạc, sai lầm chủ quan đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì
trệ, khủng hoảng.
5.2. Giai đoạn đổi mới từ năm 1986 tới nay.
- Đảng ta đã chủ trương chuyển từ một nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa sang
nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả : về tăng trưởng kinh tế, về cơ
cấu kinh tế theo ngành nghề, về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
BÀI VIẾT.
I. Cơ sở hình thành của luận điểm.
1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
1.1.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX).
Quan hệ giữa LLSX và QHSX là một tất yếu khách quan, vốn có của mọi quá
trình sản xuất vật chất. Thiếu một trong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất
không được thực hiện.
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng
sản xuất giữ vai trò quyết định. Khuynh hướng của sản xuất xã hội không ngừng biến
đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó, xét đến cùng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến
đổi và phát triển của LLSX, trước hết là công cụ lao động. Do đó, trong một phương
thức sản xuất, LLSX bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Hay nói cách khác, quan hệ
sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là một trong trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” tất yếu
của LLSX, là trạng thái mà trong đó QHSX, các yếu tố cấu thành nó “ tạo địa bàn đầy
đủ” cho LLSX phát triển. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở trình độ phát
triển của LLSX và do lực lượng sản xuất quyết định. Nhưng sau khi được xác lập nó
có sự tác động trở lại sự phát triển của LLSX.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, quy định tổ chức, quản lý
sản xuất và tác động trực tiếp vào lợi ích của các bên tham gia sản xuất, lợi ích của
người lao động, của chủ đầu tư, của xã hội, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ tạo
địa bàn cho sự phát triển LLSX, trở thành một trong những động lực thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại cả
lực lượng sản xuất.
Tác động theo chiều hướng tiêu cực của QHSX đối với sự phát triển lực lượng
sản xuất chỉ có ý nghĩa tương đối. QHSX không phù hợp với LLSX sớm muộn gì cuối
cùng cũng được chỉnh sửa, điều chỉnh hoặc thay thế bằng một quan hệ sản xuất phù
hợp. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát triển kinh tế, mà không
một giai cấp nào, một chủ thể nào có thể cưỡng lại được.
1.1.2. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại trong nó những kiểu sản xuất
hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Tính thống nhất các thành phần kinh tế thể hiện:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các thành phần kinh tế trong quá trình vận động không biệt lập nhau mà gắn bó, đan
xen xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối liên hệ kinh tế vì chúng đều là các bộ phận
của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất. Sự thống nhất các thành phần
kinh tế còn vì có yếu tố điều tiết thống nhất đó là hệ thống các quy luật kinh tế đang
tác động trong thời kỳ quá độ và thị trường thống nhất.
Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện :
Mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu, giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước giữa xu
hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Mâu thuẫn là cội nguồn của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống nhất
của nền kinh tế quá độ chứa đựng những sự đối lập, những khuynh hướng đối lập,
một mặt bài trừ, phủ định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, mặt khác chúng thống nhất
với nhau, thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại phát triển thông qua hợp tác và
cạnh tranh, liên kết, liên doanh.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh
tế. Chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp
tác vừa cạnh tranh với nhau.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên
CNXH là tất yếu khách quan. Bới vì: Một số thành phần kinh tế của phương thức sản
xuất cũ như: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân... để lại chúng đang còn có
tác dụng đối với sự phát triển LLSX.
Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng
quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước.
Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khác quan, có quan
hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Sự tồn tại nền nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng khách quan cho nên
chúng đều có tác dụng tích cực đói với sự phát triển của LLSX. Những thành phần
kinh tế đặc trưng cho PTSX cũ chỉ mất đi khi không còn tác dụng đối với sự phát triển
LLSX.
Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá lên CNXH, suy cho dến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của LLSX quy định. Thời kỳ quá độ do trình độ LLSX còn thấp, lại
phân bố không đều giữa các ngành, vùng, nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan, mà còn là
động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội. Bởi vì:
Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vì vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng
cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể
kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, toạ tiền đề để đẩy mạnh cạnh
tranh, khắc phục tình trnạg độc quyền. Điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân
Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong
đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những "cầu nối", "trạm trung gian" cần
thiết để đưa các nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế dộ TBCN.
Bốn là: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình
thức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
Năm là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được nhiều lợi ích kinh tế
của các giai cấp tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực, các tiềm năng của đất nước: như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh
nghiệm quản lý…Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm tổ chức quản lý và khoa
học, công nghệ mới trên thế giới.
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam.
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lenin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của
thời kỳ quá độ lên CNXH và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá
trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan
điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin, có hai con đường quá độ lên
CNXH. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực tiếp lên CNXH từ những nước
tư bản phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên CNXH ở
những nước CNTB phát triển còn thấp, hoặc như V.I.Lenin cho rằng, những nước có
nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của CNTB cũng có thế đi lên
CNXH được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của
giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mac-Lenin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành
giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên
CNXH. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là
quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa
nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên
CNXH.
5